Thuở xưa, tại Ấn Độ có một vị quốc vương bị bệnh lạ, rất thích ăn thịt người, nhưng sợ căn bệnh quái ác của mình bị tiết lộ ra ngoài sẽ khó bảo tồn được vương vị, nên ra lệnh cho nhà bếp:
– Các ngươi nhân lúc nửa đêm, lén ra ngoài bắt người về làm thịt nấu cho ta ăn. Nhưng, cần phải chú ý, không được để lộ hành tung.
Nhưng ngày qua tháng lại, giấy không thể gói được lửa, cây kim trong bọc lâu ngày cũng lộ ra, các vị đại thần đều biết quốc vương vì sự ưa thíchcủa riêng mình mà giết hại dân lành, quả thậthết sức tàn nhẫn! Sau khi các đại thần họp nhau thương lượng, liền quyết định đuổi quốc vươngăn thịt người vào rừng sâu, đưa một vị vương tử hiền minh, nhân từ lên làm vua, gọi là Tín Đạt Vương.
Vị vua ăn thịt người bị đuổi vào rừng sâu, chẳng những không biết ăn năn hối cải, mà ngược lại còn sinh lòng căm phẫn, nghĩ ra một phương cách tà ác rất đáng sợ. Ông cầu nguyện với thần cây:
– Thọ thần vĩ đại ơi! Trẫm xin dâng cho người 500 vị quốc vương tôn quý nhất làm vật tế lễ, xin người hãy ban cho trẫm sức mạnh, giúp trẫm lấy lại vương vị!
Lúc đó, trên thân quốc vươngăn thịt người liền mọc ra một đôi cánh và các cơ bắp cũng biến thành lực lưỡng. Ông ta lấy đá bít kín hang núi, sau đó bay đi khắp nơi bắt vua của các nước nhốt vào. Chỉ trong một thời gian ngắn, trong hang đã có 499 vị quốc vương, chỉ thiếu một vị nữa là đủ số 500 người để tế lễ.
Một hôm, vua ăn thịt người đang bay lượn trên bầu trời tìm mục tiêu, đúng lúc nhìn thấy vua Tín Đạt đang tắm trong ao, lập tức hạ xuống bắt đem về sơn cốc.
Tuy bị bắt, song vua Tín Đạt thần sắc lại hết sứcan nhiên, không lo âusợ hãi như bao vị quốc vương khác. Vua ăn thịt người không nén được sự tò mò liền hỏi:
– Ta bắt được ngươi nữa là vừa đúng số 500 người. Cả ngươi và bọn chúng đều sẽ bị giết để tế thần, không một ai thoát chết, chẳng lẽ ngươi không sợ hay sao?
Vua Tín Đạt thản nhiên đáp:
– Vạn vật trên thế gian này vốn dĩ đều vô thường, tất yếu phải có lúc hủy hoại, con người cũng không ra ngoài quy luật này. Ngay sau khi vừa sinh ra đã biết chắc rằng nhất định sẽ có một ngày phải đối diện với cái chết. Đây là chuyện hết sức đương nhiên, dù sợ hãi cũng không thay đổi được sự thật này. Chỉ có điều là trước khi đến đây tôi có hứa cúng dường cho một vị tu sĩ, xin ông cho tôi trở vềthực hiệnlời hứa của mình. Làm xong tâm nguyện, chắc chắn mấy ngày sau tôi sẽ quay trở lại.
Vua ăn thịt người thầm nghĩ: “Ta bắt hắn dễ như trở bàn tay, thôi hãy để cho hắn được hoàn thànhtâm nguyện cũng không sao!”
Thế là vua Tín Đạt trở về cung, không chỉ cúng dường cho vị tu sĩ như đã hứa, mà còn xuất kho bố thí rộng khắp cho bá tính nhân dân. và tuyên bốthái tử sẽ thừa kế vương vị. Sau khi an bài công việc đâu vào đấy, đúng thời gian đã giao ước, vua Tín Đạt trở lại sơn cốc của vua ăn thịt người.
Vua ăn thịt người nhìn thấy vua Tín Đạt trở lại, thật khó mà tin được, liền hỏi:
– Sinh mạng là cái thế gian yêu tiếc và khó bỏ nhất, nhưng ngươi chỉ vì giữ lời hứa mà chấp nhậntrở lại chịu chết. Tại sao vậy?
Vua Tín Đạt trả lời:
– Tất cả những điều này, đều do tôi nương theo giáo phápgiải thoát của Phật-đà chỉ dạy.
Vua ăn thịt người tò mò gạn hỏi:
– Như vậy, rốt cuộcĐức Phật đã dạy ngươi những giáo phápgiải thoát gì?
Thế là, vua Tín Đạt liền mang những giáo lý về Năm giới, Mười điều lành, Bốn thánh đế, Mười hai nhân duyên, Sáu ba-la-mật... giảng giảicặn kẽ cho vua ăn thịt người nghe. Căn lành và tánh Phật của vua ăn thịt người nhờ đó liền được phát khởi. Tâm tính khai mở, ông ta quyết tâm dứt trừ điều ác, phát nguyệnthọ trìNăm giới, lập tức phóng thích 499 vị quốc vương đang bị cầm tù.
Các vị quốc vương này được thoát khỏi bờ vực của sinh tử, liền cảm nhận được dù có ngồi trên ngôi vua cao quý, cũng không thể tránh khỏi sự vô thường của mạng sống. Tất cả đều cảm động trước sự giáo hóa của vua Tín Đạt. Để báo đáp ơn cứu mạng, tất cả đều nguyện đi theo ông.
Vua Tín Đạt phát lòng từ bi rộng lớn, xây dựng cho mỗi vị quốc vương một cung điện, đồng thờicung cấp người hầu hạ, thức ăn ngon cùng hết thảy những thứ cần dùng khác.
Bá tính vùng lân cận đều được cảm hóa, lại rộng truyền sự giáo hóa của vua Tín Đạt ra khắp nơi. Một truyền ra mười, mười truyền đến trăm, truyền sang tận các quốc gia khác. Cuối cùng, tất cả mọi người trong thiên hạ đều cung kính gọi nơi này là thành Vương Xá.
“Nói Thiền tôngViệt Nam là nói Phật giáo Việt Nam. Và những bậc cao Tăng làm sáng cho Phật giáo, làm lợi ích cho dân tộc từ thế kỷ thứ 6 mãi đến nay đều là các Thiền sư.”
Tôi đặt bút bắt đầu viết "Lời Vào Sách" nầy đúng vào lúc 7 giờ sáng ngày 21 tháng 6 năm 1995 sau khi tụng một thời kinh Lăng Nghiêm và tọa thiền tại Chánh điện.
Có lẽ đây cũng là một trong những viễn ảnh của tâm thức và mong rằng những trang sách tiếp theo sẽ phơi bày hết mọi khía cạnh của vấn đề, để độc giả có một cái nhìn tổng quát hơn.
Ai trói buộc mình? Không biết có bao giờ chúng ta tự đặt câu hỏi đó với chúng ta chưa? Đến chùa học pháp hay đi tu chỉ để cầu giải thoát. Mục đíchtu hoặcxuất gia là cầu giải thoátsinh tử. Giải thoát có nghĩa là mở, mở trói ra. Cầu giải thoát là đang bị trói. Nhưng ai trói mình, cái gì trói mình? Khi biết mối manh mới mở được.
Sống Trong Từng Sát Na là phương phápthực tập sống tỉnh thức, sống và ý thức về sự sống trong từng mỗi phút giây. Đây là phương thức tu tậpdựa trêntinh thần Kinh Bốn Lãnh VựcQuán Niệm.
Nhẫn nhục là thù diệu nhất vì người con Phật thực hành hạnh nhẫn nhụcthành thục, thì có thể trừ được sân tâm và hại tâm, là nhân tố quan trọng để hành giảthành tựutừ tâmgiải thoát và bi tâmgiải thoát.
Một bản dịch về Thiền Nhật Bản vừa ấn hành tuần này. Sách nhan đề “Thiền Lâm Tế Nhật Bản” của tác giả Matsubara Taidoo. Bản Việt dịch do Hòa Thượng Thích Như Điển thực hiện.
Tuyển tập “Bát Cơm Hương Tích” của Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng là một phần lớn của đời tác giả, ghi lại những gì Thầy mắt thấy tai nghe một thời và rồi nhớ lại...
Quyển sách "Hãy làm một cuộc cách mạng" trên đây của Đức Đạt-lai Lạt-ma khởi sự được thành hình từ một cuộc phỏng vấn mà Ngài đã dành riêng cho một đệ tửthân tín là bà Sofia Stril-Rever vào ngày 3 tháng giêng năm 2017.
Người đứng mãi giữa lòng sông nhuộm nắng, Kể chuyện gì nơi ngày cũ xa xưa, Con bướm nhỏ đi về trong cánh mỏng, Nhưng về đâu một chiếc lá xa mùa (Tuệ Sỹ)
Một năm lại sắp trôi qua với những vết tích điêu tàn, khổ nạn để lại trên khắp trái đất. Nhìn lại, chúng ta không khỏi giật mình, và chạnh lòng thương tưởng
Một năm lại sắp trôi qua với những vết tích điêu tàn, khổ nạn để lại trên khắp trái đất. Nhìn lại, chúng ta không khỏi giật mình, và chạnh lòng thương tưởng
Trong tập sách nhỏ này tôi đã bàn đến hầu hết những gì mọi người đều công nhận là giáo lý tinh yếu và căn bản của Đức Phật... Con Đường Thoát Khổ - Đại đức W. Rahula; Thích NữTrí Hải dịch
Tôi cảm động, vì sống trong đạo giải thoát tôi đã tiếp nhận được một thứ tình thiêng liêng, trong sáng; một thứ tình êm nhẹ thanh thoát đượm ngát hương vị lý tưởng...
Đọc “Dấu Thời Gian” không phải là đọc sự tư duysáng tạo mà là đọc những chứng tíchlịch sửthời đại, chứng nhân cùng những tâm tình được khơi dậy trong lòng tác giảxuyên qua những chặng đường thời gian...
We use cookies to help us understand ease of use and relevance of content. This ensures that we can give you the best experience on our website. If you continue, we'll assume that you are happy to receive cookies for this purpose.