Một
buổi sáng tháng 3 năm 1993 tại Dharamsala, trước kia là trụ sở của Anh trên một ngọn đồi ở Himachal Pradesh, Bắc Ấn, nay là chỗ cư ngụ của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 và chính phủ lưu vong của Ngài, Tenzin Palmo được mời tham dự buổi hội thảo Phật giáoTây Phương đầu tiên với chủ đề "Những vấn đềliên quan đến sự truyền báĐạo Phật sang phương Tây." Cùng
tham dự với Tenzin có 21 vị đại diện các tông pháiPhật giáochính thống ở Âu Châu và Mỹ Châu, cũng như các vị Lạt Manổi tiếng của các dòng truyền thừaPhật giáo Tây Tạng. Buổi thảo luận xoay chung quanh những chủ đề như: "Vai trò của vị lãnh đạo tinh thần", "Những khác biệt tâm lý giữa Đông Phương và Tây Phương", "Những tiêu đề đạo đức", v.v... bỗng một nữ cư sĩ người Đức, Sylvia Wetzel, phát biểuý kiến về "Vai trò
của phụ nữ trong Phật giáo." Khi
Sylvia Wetzel tung ra ngón đòn độc đáo này, cả hội trường chợt nín lặng. Sylvia đứng lên mời Đức Đạt Lai Lạt Ma và tất cả quan khách hãy cùng cô ta thử tưởng tượng như thế này: - "Xin qúy vị hãy tưởng tượng mình là một người đàn ông duy nhấtđi vào một trung tâmPhật giáo. Qúy vị thấy bức tranh của Nữ Bồ Tát Tara và 16 vị Nữ La Hán. Qúy vị cũng thấy Nữ Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, hóa thân của 13
vị Nữ Đạt Lai Lạt Ma trong quá khứ cũng đã lần lượthóa thân từ hình tướng một người nữ. Qúy vị bị vây bọc xung quanh toàn là các vị "Nữ Lạt Ma Cao Cấp" xinh đẹp, khỏe mạnh, và trí tuệ. Qúy vị lại thấy hàng lô các
ni côhoạt bát, mẫn tiệp, đầy tự tin, và nổi bật. Và qúi vị lại thấy những nam tu sĩrụt rè, khép nép,e sợ, đi vào đằng sau các ni cô. Qúi vị
đã nghe, đã biết sự kế tục tuyền thừa các vị Lạt Ma Nữ từ đời nữ Bồ Tát
Tara truyền xuống cho đến nay." - "Tại sao các biểu tượngBồ Tát toàn là người nữ không vậy?" Sylva giả bộ làm vị Nữ Lạt Matrả lời: - "Ồ, đừng lo. Nam và Nữ đều bình đẳng; ồ, gần như vậy. Chúng ta cũng có vài bộ kinh sách nói là "Sanh ra làm người Nam thì vị tríthấp kém hơn và phải gặp nhiều khó khăn hơn vì tất cả các vị lãnh đạotinh thần, thể chất, và chính trị đều là người nữ cả - nhưng không sao, trên giấy trắng
mực đen, chúng ta đều bình đẳng." "Rồi lại có một nam cư sĩ rất ngây thơ, đến hỏi một vi tu sĩ thuộc tông pháiĐại Thừa Phật giáo: - "Tôi là một người đàn ông, làm sao tôi có thể nhận diện được tôi như thế nào khi xung quanh toàn là biểu tượng Nữ thế này?" Sylvia lại giả bộtrả lời: - "Con cứ quan niệm về Chân Không. Trong Chân Không, không có nam, không có nữ, không có hình tướng - không có gì cả thì đâu có vấn đề gì phải lo, phải không? "Rồi
qúi vị lại đi đến một vị tu sĩMật Tông và hỏi:" "Họ là phụ nữ, còn tôi
là đàn ông. Tôi không biết phải làm sao để giao tiếp cư xử với họ?" và Sylvia lại trả lời: "Ồ, các người nam xinh đẹp kia ơi, thật tốt làm sao khi các vị sanh ra làm người nam để giúp người nữ chúng tôi mau đắc thành Chánh Giác." v.v... và v.v... Sylvia
nêu ra một loạt các lời biện luận đối xử phân biệt giữa Nam và Nữ với một thái độduyên dáng, buồn cười đến nỗi tất cả mọi người ngay cả Đức Đạt Lai Lạt Ma phải bật cười ha hả. Sylvia
đã nói lên tiếng nói của hàng triệu con tim phụ nữ từ ngàn xưa tới nay.
Họ đã kiên nhẫnchịu đựng, chấp nhận một cách câm lặng từ hơn 2500 năm qua và nay, họ phải lật đổ sự chèn ép phi lý của phái nam trên bản thân người nữ. Những
người khác hưởng ứng theo Sylvia. Một vị giảng sư và tác giảPhật học, Ni Sư người Mỹ Thubten Chodron, nói: "Chính bản thân tôi cũng đã bị
đối xử thiên lệch như vậy trong những khóa tu hay ở thiền viện, mặc dù người ta khéo che giấu nhưng tôi vẫn nhận ra sự thiên kiến trọng nam khinh nữ đó." Một vị thiền sưphát biểu: - "Đây quả đúng là một sự thách đố gay cấnthú vị cho phái nam phải thấy rõ tiềm năng người nữ và chấp nhậnsự thật." Một
vị tăng sĩ Phật giáo Tây Tạng người Mỹ, Thubten Pende cũng bày tỏ ý kiến của ông: "Khi tôi dịch những kinh sách có nói về luật xuất gia, tôi
rất ngạc nhiên và sửng sốt là giới ni bị áp đặt quá mức như: một vị Ni Trưởng nhiều tuổi hạ vẫn phái đi sau một vị tăng sa di, mặc dù tuổi đời,
tuổi đạo của vị ni trưởng đó cao hơn, lớn hơn; nhưng tại vì là nữ nên phải chấp nhận như vậy. Tôi có nghe nói về điều này nhưng tôi chưa hề tìm rachứng cớ về điều luật đó. Trong một giới đàn, tôi phải đọc lên điều luật đó và tôi cảm thấybối rối lẫn xấu hổ về sự phân chiacách biệt đó. Tôi đã tự hỏi: "Nếu bị xếp đặt như vậy, tại sao vị ni sư đó không đứng lên và rời khỏi? Nếu là trường hợp tôi, tôi sẽ không tham dự nếu đối xử kỳ thị với tôi như vậy." Một vị tăng sĩ phái Nguyên Thủy người Anh, Thượng Tọa Ajah Amaso cũng nói: -
"Khi thấy giới ni không được nhận sự cung kínhtôn trọng như tăng sĩ, tôi cảm thấyđau lòngvô cùng; cũng giống như ai đó cầm cái giáo, cái mác đâm vào ngực tôi vậy." Và giờ đến lượt Tenzin Palmo phát biểu: - "Khi tôi mới đến Ấn, tôi sống trong một tu viện có đến cả trăm vị tăng.
Tôi là vị ni côduy nhất ở đó. Sự đối xử kỳ thị của các tăng sĩ đã khiến tôi quyết định rời bỏ tu viện để lên động tuyết ở. Các vị tăng rất
tử tế, tôi cũng chẳng hề bị gây rối tình dục hay bất cứ một vấn đề nào khác, nhưng phải nói là tôi bị cư xử khác biệt vì tôi là phái nữ. Họ thường nói với tôi là họ luôn cầu nguyện cho tôi chuyển được thân nam vào kiếp sau để tôi có thể gia nhập vào Tăng đòan và được tu học như họ.
Họ cũng không chống đối tôi quá mức vì tôi là nữ, nhưng dù sao đi nữa, tôi vẫn phải chấp nhận sự coi thườngrẻ rúng đó trong tu viện cũng như của các tín đồ." "Các
vị Lạt Ma đã cạo đầu, làm lễ xuất gia cho giới ni, nhưng họ đã phủi sạch tay và quăng bỏ các ni cô ra ngoài, không dạy bảo, không chuẩn bị cho họ gì cả, không khuyến khích, không nâng đỡ hay hướng dẫn - hơn nữa,
các ni cô phải tinh nghiêm giữ giới, nỗ lựctu hành và điều khiển các tu viện. Thật là khó khăn và tôi rất ngạc nhiên là có nhiều thiền việnPhật giáoTây Phương được xây cất nhưng nhiều ni cô đã hoàn tục. Họ đã vào tu với tấm lòng khao khát tìm đạo, hăng say hướng thượng, niềm tin chân chánh và sẵn sàng xả thânhy sinh vì đạo pháp, nhưng không có một ai giúp đỡ họ cả. "Kính bạch Đức Đạt Lai Lạt Ma, đó là một sự thật chưa từng xảy ra trong lịch sửPhật giáongày xưa." "Trong
quá khứ, Tăng đòan được tổ chức rất chặt chẽ, được Phật tửcúng dường và bảo vệ. Nhưng ở phương Tây thì không được như vậy. Tôi thực sự không hiểu tại sao. Có rất ít tu việnPhật giáo ở phương Tây, và hầu hết là theo truyền thốngNguyên ThủyPhật giáo. Như qúi vị đã biết, các ni cô tu theo Phật giáo Nguyên Thủy thì kể như không có tiếng nói hay vị trí gì cả. Sự phân biệt kỳ thị rõ ràng đó là một sự thật không thể chối cãi được." "Tận
cùng thâm tâm, tôi luôn cầu nguyện rằng sự trong sáng thanh cao của đời
sốngxuất gia và chánh pháp sẽ không bao giờ bị chôn vùi trong đống bùn
lãnh đạm và khinh miệt phi lý giữa người và người, giữa nam và nữ như vậy." Tenzin
Palmo đã thống thiếtchân thành nói lên tất cả cảm nghĩ của mình khiến cử tọa đều xúc động; ngay Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng đỏ hoe đôi mắt. Ngài chậm rãi lau kính, nói nhẹ nhàng: "Cô thật can đảm." Bài
diễn văn ngắn gọn của Tenzin đã đánh dấubước đầuthực hiệnước mơthành lập nữ tu viện của cô. Cô đã dám can đảmphê bìnhhệ thống cũ rích
của Tăng đoàn, nhưng nói là một lẽ, còn cần phải hành động nữa; và ai sẽ là người đứng lên đảm nhiệm trọng trách cải tổ hệ thống Tăng đòan? Những
kinh nghiệm rút tỉa được trong sự cô độc và đối xử kỳ thị phân biệt ở Dalhousie nay lại giúp Tenzin làm tròn vai tròlãnh đạo của mình. Cô đã chờ đợi gần 30 năm mới có cơ hội để bày tỏ ý kiến cá nhân, phản đối lại hệ thống cũ mòn của Giáo hội, nhưng chậm vẫn còn hơn không. "Thời điểm giải phóngphụ nữ đã đến rồi !". Tenzin biết rất rõ con đườngtrí tuệ mà
giới nữ đang bước tới sẽ gặp nhiều gập ghềnh khó khăn. Cô đã đau khổ, đã chịu đựng, nhưng chắc chắn cô phải vượt qua và giúp giới Nữ tu khắc phục khó khăn. Tenzin bắt đầu giúp các ni côTây Phương ở Bồ Đề Đạo Tràng tổ chức một cuộc hội thảo để trao đổiquan niệm và giải quyết một số vấn đề về tài chánh và cộng đồng. Sau đó, cô lại ủng hộ một nhóm phụ nữ khác đòi hỏi quyền lợi được thọ giới Tỳ Khưu Ni. Tenzin cũng định sẽ nhập thấttrở lại nhưng một công tác Phật sự tối cần thiết hơn chờ đợi Tenzin - đó là thành lập một nữ tu viện theo tông phái Drukpa Kargyu của
cô. Ý định này đã được Tenzin ấp ủ từ lâu theo kế hoạch của Sư Phụ là ngài Khamtrul Rinpoche. Khamtrul Rinpoche đã chỉ một mảnh đất vùng thung
lũng Kangra, nơi ngài đã xây lại tu viện Tashi Jong, và nói : "Sau này,
con có thể xây dựng một nữ tu viện tại đây." Lúc đó, Tenzin chưa nghĩ tới việc thành lập một nữ tu viện, vì có vẻ xa vời quá. Nhưng nay, cô đã
già hơn, chững chạc hơn, và đã xong thời hạn 12 năm ẩn cư ở động tuyết,
và nhập thếtrở lại. Cô nghĩ bây giờ là phải lúc để thực hiệnPhật sự quan trọng này vì các ni cô người Tây Tạng đang cần sự giúp đỡ của Tenzin hơn ni chúngTây Phương. Cũng như tình trạng bên ni giớiTây Phương, giới nữ tu Tây Tạng không có nơi chốn nhất định để ở hay để đi, bởi vì họ đã bị người ta bỏ quên qua một bên để gấp rút xây tu viện cho Tăng chúng tị nạn khỏi Tây Tạng. Ni chúng còn bị giảm bớt đi trong số
các người nấu cơm cho Tăng chúng hay là bắt buộc phải về gia đình lại để tiết kiệm ngân khoản của chùa. Điều đó khiến Tenzin đau buồn vô cùng.
“Nói Thiền tôngViệt Nam là nói Phật giáo Việt Nam. Và những bậc cao Tăng làm sáng cho Phật giáo, làm lợi ích cho dân tộc từ thế kỷ thứ 6 mãi đến nay đều là các Thiền sư.”
Tôi đặt bút bắt đầu viết "Lời Vào Sách" nầy đúng vào lúc 7 giờ sáng ngày 21 tháng 6 năm 1995 sau khi tụng một thời kinh Lăng Nghiêm và tọa thiền tại Chánh điện.
Có lẽ đây cũng là một trong những viễn ảnh của tâm thức và mong rằng những trang sách tiếp theo sẽ phơi bày hết mọi khía cạnh của vấn đề, để độc giả có một cái nhìn tổng quát hơn.
Ai trói buộc mình? Không biết có bao giờ chúng ta tự đặt câu hỏi đó với chúng ta chưa? Đến chùa học pháp hay đi tu chỉ để cầu giải thoát. Mục đíchtu hoặcxuất gia là cầu giải thoátsinh tử. Giải thoát có nghĩa là mở, mở trói ra. Cầu giải thoát là đang bị trói. Nhưng ai trói mình, cái gì trói mình? Khi biết mối manh mới mở được.
Sống Trong Từng Sát Na là phương phápthực tập sống tỉnh thức, sống và ý thức về sự sống trong từng mỗi phút giây. Đây là phương thức tu tậpdựa trêntinh thần Kinh Bốn Lãnh VựcQuán Niệm.
Nhẫn nhục là thù diệu nhất vì người con Phật thực hành hạnh nhẫn nhụcthành thục, thì có thể trừ được sân tâm và hại tâm, là nhân tố quan trọng để hành giảthành tựutừ tâmgiải thoát và bi tâmgiải thoát.
Một bản dịch về Thiền Nhật Bản vừa ấn hành tuần này. Sách nhan đề “Thiền Lâm Tế Nhật Bản” của tác giả Matsubara Taidoo. Bản Việt dịch do Hòa Thượng Thích Như Điển thực hiện.
Tuyển tập “Bát Cơm Hương Tích” của Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng là một phần lớn của đời tác giả, ghi lại những gì Thầy mắt thấy tai nghe một thời và rồi nhớ lại...
Quyển sách "Hãy làm một cuộc cách mạng" trên đây của Đức Đạt-lai Lạt-ma khởi sự được thành hình từ một cuộc phỏng vấn mà Ngài đã dành riêng cho một đệ tửthân tín là bà Sofia Stril-Rever vào ngày 3 tháng giêng năm 2017.
Người đứng mãi giữa lòng sông nhuộm nắng, Kể chuyện gì nơi ngày cũ xa xưa, Con bướm nhỏ đi về trong cánh mỏng, Nhưng về đâu một chiếc lá xa mùa (Tuệ Sỹ)
Một năm lại sắp trôi qua với những vết tích điêu tàn, khổ nạn để lại trên khắp trái đất. Nhìn lại, chúng ta không khỏi giật mình, và chạnh lòng thương tưởng
Một năm lại sắp trôi qua với những vết tích điêu tàn, khổ nạn để lại trên khắp trái đất. Nhìn lại, chúng ta không khỏi giật mình, và chạnh lòng thương tưởng
Trong tập sách nhỏ này tôi đã bàn đến hầu hết những gì mọi người đều công nhận là giáo lý tinh yếu và căn bản của Đức Phật... Con Đường Thoát Khổ - Đại đức W. Rahula; Thích NữTrí Hải dịch
Tôi cảm động, vì sống trong đạo giải thoát tôi đã tiếp nhận được một thứ tình thiêng liêng, trong sáng; một thứ tình êm nhẹ thanh thoát đượm ngát hương vị lý tưởng...
Đọc “Dấu Thời Gian” không phải là đọc sự tư duysáng tạo mà là đọc những chứng tíchlịch sửthời đại, chứng nhân cùng những tâm tình được khơi dậy trong lòng tác giảxuyên qua những chặng đường thời gian...
We use cookies to help us understand ease of use and relevance of content. This ensures that we can give you the best experience on our website. If you continue, we'll assume that you are happy to receive cookies for this purpose.