Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Bài Mới Nhất trang Văn Học
Điền Email để nhận bài mới

Tâm Hoang Vu

Monday, July 2, 201808:42(View: 8130)
Tâm Hoang Vu
TÂM HOANG VU 

Nguyên Kim


tan hoang vu


Trong kinh Tâm hoang vu thuộc Trung Bộ Kinh,Đức Thế Tôn nhắc nhở các Tỷ-kheo:


“Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào chưa diệt trừnăm tâm hoang vu, chưa đoạn tận năm tâmtriền phược, vị ấy có thể lớn mạnh, trưởng thành, hưng thịnh trong pháp luật này, sự kiệnnày không xảy ra”.

Lời của bậc Giác ngộ xác nhận rất rõ rằng điều kiện tiên quyết cho việc tu học có kết quả của người xuất gia là phải diệt trừ năm tâm hoang vu và đoạn tận năm tâm triền phược. Nói khác đi, người xuất gia muốn có được sự tiến bộlợi íchvà an lạc trong sự nghiệp tu học giáo pháp giác ngộ của Phật thì cần phải xem xét tâm tư của mình có rơi vào cảm giác hoang mang trống trải và có bị dục vọng chi phối trói buộc hay không để mà khắc phục và vượt qua. Bài viết này chỉ nói về năm tâm hoang vu và giải pháp khắc phục.
 
Thế nào là tâm hoang vu? Trước hết, hoang vu (khila) tức là một khoảng không bao la mà ở đó con người hoàn toàn không tìm thấy phương hướng nào để đi, rơi vào tình trạng hoang mang, tiến thoái lưỡng nan, giống như đoàn lữ hành hoàn toàn đánh mất phương hướng khi đi lạc vào vùng sa mạc hoang vu vậy.

Thế nên, tâm hoang vu (cetokhila) là một tâm thức hoàn toàn trống trải và hoang mang, không tìm thấy phương hướng, rơi vào nghi ngờ và phân vân, do dự, không quyết đoán, không tự tin, không có đủ tỉnh táo và sáng suốt trong việc định hướng mọi hành vi của mình, không biết điều gì nên làm hay không nên làm, phó mặc cho cuộc thế xoay vần thế nào cũng được.

Đây là trạng thái bất ổn của tâm thức đưa đến lối sống thụ động tiêu cực, mất hết niềm tin và nghị lực, không còn nhiệt tâm, kiên trì và tinh tấnđời sống trở nên nhàm chán, không thú vịmệt mỏi, không hân hoan, chán chường, không thoải mái, không an ổn. Sau đây là lời nhắc nhở của bậcGiác ngộ:

“Thế nào là năm tâm hoang vu chưa được đoạn trừ? Chư Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo nghi ngờ bậcĐạo sưdo dự, không quyết đoán, không có tịnh tín. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào nghi ngờ bậc Đạo sưdo dự, không quyết đoán, không có tịnh tín, thời tâm vị này không hướng về nỗ lựcchuyên cầnkiên trìtinh tấn. Nếu tâm của ai không hướng về nỗ lựcchuyên cầnkiên trìtinh tấn, như vậy là tâm hoang vu thứ nhất chưa được diệt trừ.
 
Và lại nữa, chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nghi ngờ Pháp, do dự, không quyết đoán, không có tịnh tín. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào nghi ngờ Pháp, do dự, không quyết đoán, không có tịnh tín, thời tâm vị này không hướng về nỗ lựcchuyên cầnkiên trìtinh tấn. Nếu tâm của ai không hướng về nỗ lực,chuyên cầnkiên trìtinh tấn, như vậy là tâm hoang vu thứ hai chưa được diệt trừ.

Và lại nữa, chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nghi ngờ Tăng, do dự, không quyết đoán, không có tịnh tín. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào nghi ngờ Tăng, do dự, không quyết đoán, không có tịnh tín, thời tâm vị này không hướng về nỗ lựcchuyên cầnkiên trìtinh tấn. Nếu tâm của ai không hướng về nỗ lực,chuyên cầnkiên trìtinh tấn, như vậy là tâm hoang vu thứ ba chưa được diệt trừ.

Và lại nữa, chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nghi ngờ các học pháp, do dự, không quyết đoán, không có tịnh tín. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào nghi ngờ các học pháp, do dự, không quyết đoán, không có tịnh tín, thời tâm của vị này không hướng về nỗ lựcchuyên cầnkiên trìtinh tấn. Nếu tâm của ai không hướng về nỗ lựcchuyên cầnkiên trìtinh tấn, như vậy là tâm hoang vu thứ tư chưa được diệt trừ.
 
Và lại nữa, chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo phẫn nộ đối với các đồng phạm hạnh, không có hoan hỷ, tâm tư chống đối, cứng rắn. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào phẫn nộ đối với các vị đồng phạm hạnh, không cóhoan hỷ, tâm tư chống đối, cứng rắn, thời tâm của vị này không hướng về nỗ lựcchuyên cầnkiên trìtinh tấn. Nếu tâm của ai không hướng về nỗ lựcchuyên cầnkiên trìtinh tấn, như vậy là tâmhoang vu thứ năm chưa được diệt trừ. Như vậy là năm tâm hoang vu chưa được diệt trừ”. (1)

Như vậy, Đức Phật đã chỉ rõ có năm lý do khiến cho người xuất gia rơi vào tâm trạng trống trải, hoang mang, không hướng về nỗ lựcchuyên cầnkiên trìtinh tấn, không đạt được sự lớn mạnh,trưởng thành, hưng thịnh trong sự nghiệp xuất gia tu học của mình. Đó là nghi ngờ, không có lòngtịnh tín đối với Phật, đối với Pháp của Phật, đối với chư Tăng, đối với các học giới và biểu lộ sựphẫn nộ, chống đối, không có hoan hỷ với các vị đồng tu Phạm hạnh.

Xét năm lý do trên thì rõ là người xuất gia không thể có được bất kỳ sự tiến bộ và trưởng thành nào về phương diện tu học một khi tự để cho mình rơi vào tình trạng nghi ngờ đối với Phật, Pháp, Tăng,nghi ngờ học giới và có thái độ xử sự không hòa nhã đối với các bạn đồng tu Phạm hạnh. Ngườixuất gia quyết tâm đi theo con đường giác ngộ của Phật mà tỏ ra nghi ngờ đối với Phật, nghi ngờgiáo pháp giác ngộ của Phật, nghi ngờ Tăng thể thanh tịnh tức là nghi ngờ về khả năng giác ngộcủa mình, nghi ngờ các học giới tức nghi ngờ về thiện pháp và tỏ ra bực tức đối với chư vị đồngPhạm hạnh thì hoàn toàn mất phương hướnghoàn toàn không có lý tưởng để theo, không có đường hướng để thực hành, không có mục đích để theo đuổi. Do đâu mà người xuất gia rơi vàotình trạng tâm tư trống trải, hoang mang, nghi ngờ, phân vân như vậy và đâu là biện pháp khắc phục?
 
Ai cũng biết rằng đối với Phật tử nói chung thì Phật-Pháp-Tăng là biểu tượng cao quý nhất tiêu biểucho lý tưởng giải thoát mà mọi người con Phật, xuất gia cũng như tại gia, đều nhất tâm hướng tới. Lẽ tất nhiên, đó không phải là biểu tượng mang tính thần thánh hóa mà là biểu tượng của hiện thực lịch sử, đáng cho mọi người quan tâm tìm hiểu nghiên cứu để xác chứng về giá trị chân thực.

Phật giáo không khuyến khích một đức tin mù quáng, thiếu cơ sở xem xét và khảo chứng thực tếkhách quan. Đức Phật chủ trương giáo pháp của Ngài dành cho người thấy (passato) và người biết (jànato) với câu nói nỗi tiếng Ehi passiko, tức là mời bạn đến để thấy. Theo lời Phật thì người ta chỉ nên tin tưởng và đi theo người nào đó hay đường lối của người nào đó sau khi đã tìm hiểu đầy đủ về người ấy, đường lối của người ấy và xét thấy rằng người ấy không có tham-sân-si và đường lối do người ấy giảng dạy không chất chứa tham-sân-si (2).

Hết thảy Phật tử đều thông suốt chủ trương trong sáng này của bậc Đạo sư và vì vậy họ không ngừng tìm hiểu học hỏi về đức năng giác ngộ của Phật, về giáo pháp giác ngộ của Ngài và về nhân cách giác ngộ của chư Tỷ-kheo Tăng, những người nguyện trọn đời đi theo con đường giác ngộ của Phật.

Có một điều hầu như bất ngờ khá lý thú thường xảy đến cho những người chuyên nghiên cứu vềđạo Phật, đó là càng tìm hiểu tường tận về Phật-Pháp- Tăng, thì lòng tin Tam bảo của các vị này càng được củng cố cùng lúc họ càng mong muốn thực thi lẽ sống giác ngộ hiền thiện của Phật.Học giả Fausboll xác nhận: “Càng hiểu biết về Đức Phật, tôi càng yêu kính Ngài” (3). Cựu Chủ tịch Hội Pàli Text Society, Rhys Davids, thì tâm sự: “Dầu là Phật tử hay không, tôi nghiên cứu từng hệ thống tôn giáo lớn trên thế gian, và trong tất cả, tôi không tìm thấy trong tôn giáo nào có cái gì cao đẹp và toàn vẹn hơn Bát Chánh đạo của Đức Phật. Tôi chỉ còn có một việc làm là thu xếp nếp sốngsao cho phù hợp với con đường ấy”. (4)
 
Từ những nhận thức trên ta có thể đi đến nhận xét rằng việc thiếu hiểu biết đầy đủ và sâu sắc vềTam bảo, Phật-Pháp-Tăng, chính là lý do khiến cho người con Phật nói chung và người xuất gia nói riêng dễ đánh mất lòng tin trong sự nghiệp tu học của mình. Một khi không có lòng tin Tam bảo thì không tha thiết học hỏi lời Phật dạy, không có nỗ lựcchuyên cầnkiên trìtinh tấn thực hành giáo pháp giác ngộ của Phật; kết quả là vị Tỷ-kheo không có được sự lớn mạnh, trưởng thành, hưng thịnh trong Phật pháp, nghĩa là không đạt được sự tiến bộ về giới đức, tâm đức, tuệ đức. Như vậy, do thiếu hiểu biết về Tam bảo, không tha thiết học hỏi lời Phật, không nỗ lựcchuyên cầnkiên trì,tinh tấn thực hành pháp giác ngộ của Phật, không đạt được sự lớn mạnh, trưởng thành, hưng thịnh trong Phật pháp, người xuất gia rơi vào tâm lý hoang mang, dơ dự, nghi ngờ đối với Phật-Pháp-Tăng, nghi ngờ các học giớixử sự không hòa nhã với bạn đồng tu của mình. Đây là năm lý do đưa đến tâm hoang vu hay khiến cho tâm tư trở nên trống trải, hoang mang, luôn luôn dao độngnghi ngờ, mất niềm tin, mất phương hướng, không thích thúhân hoan, không tha thiết học hỏi hay làm bất cứ việc gì lợi ích tốt đẹp. Người xuất gia mà tự để cho mình rơi vào tình trạng đáng tiếc như thế thì thật là uổng phí chí nguyện xuất gia của mình.
 
Để ngăn tránh và khắc phục tâm lý trống trải đáng sợ trên, Đức Phật khuyên các Tỷ-kheo cần phảithường xuyên tìm hiểu sâu về Tam bảonỗ lực học tập gương sáng giác ngộ của Phật-Pháp- Tăng, nhận rõ tính chất cao đẹp và lợi lạc của các học giớithể hiện nếp sống hòa ái với các vị đồngPhạm hạnh. Một trong số các phương pháp giúp cho người xuất gia nuôi dưỡng lòng tịnh tín đối với Tam bảo là quán niệm về tính chất cao quý của Phật-Pháp-Tăng, tức là nghĩ nhớ về phẩm hạnhgiác ngộ của Đức Phậtchiêm nghiệm về tính chất hướng thượng lợi lạc của Chánh pháp, suy niệm về gương sáng đức hạnh của chư Tăng. Bậc Giác ngộ khuyên mọi người thực tập các pháp suy niệm như vầy:

“Ở đây, này Visàkhà, Thánh đệ tử niệm Phật: “Đây là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác,Minh Hạnh TúcThiện ThệThế Gian GiảiVô Thượng SĩĐiều Ngự Trượng PhuThiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.” Do vị ấy niệm Như Lai, tâm được tịnh tínhân hoan sanh khởi, các phiền não của tâm được đoạn tận.
 
Ở đây, này Visàkhà, Thánh đệ tử niệm Pháp: “Pháp được Thế Tôn khéo thuyết giảngthiết thựchiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu”. Do vị ấy niệm Pháp, tâm được tịnh tínhân hoan sanh khởi, các phiền não của tâm được đoạn tận.

Ở đây, này Visàkhà, Thánh đệ tử niệm Tăng: “Diệu hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn; trực hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn; ứng lý là hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn; chơn chánh hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn, tức là bốn đôi tám vị. Chúng đệ tử của Thế Tôn là đáng cung kính, đáng tôn trọng, đáng cúng dường, đáng được chắp tay, là phước điền vô thượng ở đời.” Do vị ấy niệm Tăng, tâm được tịnh tín,hân hoan sanh khởi, các phiền não của tâm được đoạn tận”. (5)

Bên cạnh việc nghĩ nhớ về công đức Tam bảo có khả năng tạo niềm tin hân hoan cho người xuất gia, giúp cho vị ấy diệt trừ các tâm thái trống trải và phiền nãoĐức Phật cũng lưu ý các Tỷ-kheo nên chuyên tâm học tập và hành sâu giáo pháp giác ngộ của Ngài, tức hành sâu về con đườnggiới-định- tuệ, để tâm tư hoàn toàn không còn rơi vào hoang vu, trống trải, do dự, không quyết đoán, để có được lòng tịnh tínhân hoan, để phát khởi tâm tinh cầnkiên trìtinh tấn, để đạt đượcsự thăng tiến về giới đức, tâm đức, tuệ đức. Có như vậy thì người xuất gia mới thoát khỏi tâmhoang vu, trống trải, mới thực sự lớn mạnh, trưởng thành, hưng thịnh trong Pháp và Luật của Đức Phật, mới tìm thấy lợi ích an lạc trong sự nghiệp tu học của mình. Nói khác đi, chỉ có chuyên tâmhọc hỏi gương sáng giác ngộ của Tam bảo, hành sâu về giáo pháp giác ngộ của Phật thì ngườixuất gia mới không rơi vào khoảng trống hoang vu, mới tạo dựng được lòng tịnh tín đối với Phật-Pháp-Tăng, mới tìm thấy lẽ sống giải thoát an lạc thực sự trong đời sống tu học của mình.
 
Bậc Giác ngộ từng tuyên bố rất rõ rằng giáo pháp khéo thuyết giảng của Ngài là thiết thực hiện tại, vượt ngoài thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người có trị tự mình giác hiểu. Chính vì vậy mà bất cứ người nào chuyên tâm học hỏi và hành trì pháp của Phật thì đều nhận được lợi ích an lạcsinh khởi lòng tịnh tín bất động đối với Phật, Pháp, Tăng. Hẳn nhiên, hơn ai hết, người xuất gia sẽ dễ dàng vượt qua tâm trạng hoang vu trống trải, thiết lập được lòng tin bất động đối với Phật, Pháp, Tăng, thể hiện nếp sống đức hạnh hiền thiện và biểu lộ tâm thương quý đối với các bạn đồng tu của mình, nếu vị ấy có sự học hiểu đầy đủ về Tam bảo và có sự dốc tâm hành trì giáo pháp giác ngộ hiền thiện của Phật. Vì sao vậy? Bậc đạo sư xác nhận:
 
“Này các Tỷ-kheo, một đệ tử cần phải đến gần bậc Đạo sư thanh tịnh để được nghe phápVị Đạosư thuyết pháp cho vị ấy từ vấn đề này đến vấn đề khác, từ vi diệu này đến vi diệu khác, các pháphắc bạch cùng với các pháp tương đương. Này các Tỷ-kheo, tùy theo vị Đạo sư thuyết pháp cho vị Tỷ-kheo, từ vấn đề này đến vấn đề khác, từ vi diệu này đến vi diệu khác, các pháp hắc bạch cùng với các pháp tương đương; vị Tỷ-kheo, tùy theo như vậy, sau khi chứng tri trong pháp ấy, đạt đếnsự cứu cánh của từng pháp một. Vị ấy khởi lòng tịnh tín đối với bậc Đạo sư: “Thế Tôn là bậc Chánh Đẳng Giác, Pháp được Thế Tôn khéo thuyết giảngchúng Tăng thật khéo hành trì”. Này các Tỷ-kheo, nếu có người khác hỏi Tỷ-kheo ấy như sau: “Tôn giả có những dữ kiện gì, có những bằng chứng gì để Tôn giả nói rằng: “Thế Tôn là bậc Chánh Đẳng Giác, Pháp được Thế Tôn khéo thuyết giảngchúng Tăng thật khéo hành trì?” Này các Tỷ-kheo, muốn trả lời một cách chân chánh, vị Tỷ-kheo phải trả lời như sau: “Ở đây, này Hiền giả, tôi đến yết kiến Thế Tôn để nghe thuyết phápThế Tôn thuyết pháp cho tôi, từ vấn đề này đến vấn đề khác, từ vi diệu này đến vi diệu khác, các pháphắc bạch với các pháp tương đương của chúng. Này Hiền giảtùy theo Thế Tôn thuyết pháp cho tôi như thế nào, từ vấn đề này đến vấn đề khác, từ vi diệu này đến vi diệu khác, các pháp hắc bạch với các pháp tương đương của chúng; tùy theo như vậy, sau khi chứng tri trong pháp ấy, tôiđạt đến sự cứu cánh của từng pháp một. Tôi khởi lòng tịnh tín đối với bậc Đạo sư: “Thế Tôn là bậcChánh Đẳng Giác, Pháp được Thế Tôn khéo thuyết giảngchúng Tăng thật khéo hành trì”. (6)
 
“Này các Tỷ-kheo, trong một pháp luật khéo thuyết giảng như vậy, nếu có tịnh tín đối với bậc Đạo sưtịnh tín ấy được xem là hoàn toàn; nếu có tịnh tín đối với Pháp, tịnh tín ấy được xem là hoàn toàn; nếu có thành tựu viên mãn các giới luật, sự thành tựu ấy được xem là hoàn toàn; nếu có sựthương mến đối với các pháp hữu, sự thương mến ấy được xem là hoàn toàn. Vì sao vậy? Này các Tỷ-kheo, sự tình là như vậy, trong một pháp luật khéo thuyết giảng, khéo hiển thịhướng thượng, dẫn đến tịch tịnh, được bậc Chánh Đẳng Giác hiển thị” (7).

_________________
1. Kinh Tâm hoang vu, Trung Bộ.
2. Kinh CankiTrung Bộ.
3. Thích Phước Sơn, Tính chất Trí tuệ và Nhân bản của đạo Phật, tr. 274, NXB Văn hóa-Văn nghe, 2013.
4. Bhikkhu Narada, Đức Phật và Phật pháp, Phạm Kim Khánh dịch, tr. 281, NXB Hồng Đức, 2014.
5. Kinh Những ngày trai giớiTăng Chi Bộ.
6. Kinh Tư sátTrung Bộ.
7.Tiểu kinh Sư tử hốngTrung Bộ.
Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 155)
Phật giáo cũng như vận mệnh của người dân, luôn thăng trầm theo thời cuộc.
(View: 192)
Hãy buông xả và cuộc sống của bạn sẽ tốt hơn. Một kỹ năng sống không thể thiếu.
(View: 244)
Từ thời học tiểu học, trong mỗi cuốn vở đều thấy có in dòng chữ “Ngày nay học tập, ngày mai giúp đời”.
(View: 396)
Tôi không dám so sánh vì ai cũng có cuộc du hành cuối đời, tôi đã khá xúc động mạnh khi đọc kinh Đại Bát Niết Bàn hồi còn trẻ, nhưng hiện tại tôi đang tưởng niệm và cảm xúc đến Thầy tôi nên xin viết ra đây để kỷ niệm.
(View: 332)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rừng.
(View: 485)
Năm ấy Bồ Đề Đạt Ma đến Trung Nguyên hoằng pháp. Ngài gặp Lương Võ Đế, một ông vua có tiếng sùng đạo, mến mộ Phật pháp.
(View: 815)
Có khi nào bạn hỏi: “Tại sao khi càng lớn tuổi, người ta càng thích sống một mình và bớt đi nhiều mối quan hệ?”
(View: 879)
Sâu thẳm bên trong tất cả chúng sinh là một loại tia lửa thắp sáng và sưởi ấm cuộc sống của chúng ta. Nó được gọi bằng nhiều tên trong nhiều truyền thống khác nhau.
(View: 772)
Chúng con trân trọng kính mời quý vị tham gia một Ngày Quán Niệm với chủ đề “Tháng Tư Nuôi Dưỡng và Trị Liệu” dành cho các tăng thân người Việt do quý thầy và sư cô của Tu Viện Lộc Uyểnhướng dẫn tại Quận Cam.
(View: 1088)
Có khi nào bạn hỏi: “Tại sao khi càng lớn tuổi, người ta càng thích sống một mình và bớt đi nhiều mối quan hệ?”
(View: 1015)
Sâu thẳm bên trong tất cả chúng sinh là một loại tia lửa thắp sáng và sưởi ấm cuộc sống của chúng ta.
(View: 727)
Bản kinh dưới đây là “Bahiya Sutta,” trong Tiểu Bộ Kinh (Khuddhaka Nikaya) trong Tam Tạng Pali,
(View: 1201)
Tứ Như Ý Túc, là pháp hành thứ ba, đứng sau Tứ Niệm Xứ và Tứ Chánh Cần. Sau Tứ Như Ý Túc là Ngũ Căn, Ngũ Lực,
(View: 1029)
Sự kiện Đức Phật nhập Niết-bàn thường được các giới Phật giáo tổ chức thành một lễ hội thiêng liêng.
(View: 772)
Chúng ta hành thiền để tìm hạnh phúc, nhưng trước hết chúng ta phải mang chút hạnh phúc đến với thiền nếu ta muốn có kết quả.
(View: 1067)
Hộ niệm hay giáo hóa cho người bệnh sắp chết là pháp hành quan trọng và phổ biến trong thời đại Thế Tôn. Pháp tu này
(View: 791)
Chúng ta hành thiền để tìm hạnh phúc, nhưng trước hết chúng ta phải mang chút hạnh phúc đến với thiền nếu ta muốn có kết quả.
(View: 1152)
Tứ Như Ý Túc, là pháp hành thứ ba, đứng sau Tứ Niệm Xứ và Tứ Chánh Cần.
(View: 1106)
Bộ Cao Tăng truyện của nhà sử học Phật giáo cao tăng Huệ Kiểu (497-554) là bộ sử liệu quan trọng
(View: 754)
Trong Kinh Từ Bi (Metta Sutta). Đức Phật liệt kê mười lăm điều kiện thiện lành, tạo nên sự bình an bên trong, và đưa chúng ta đến lòng từ bi.
(View: 764)
Khi đa số người trong một xã hội không có niềm tin về chính mình, không biết “tôi là ai”,
(View: 1545)
Trong cuộc sống chúng ta thường lẫn lộn giữa thực tếước mơ, thế nhưng ước mơ cũng có thể giúp chúng ta nhìn vào thực tế một cách thực tế hơn
(View: 1333)
Sau thực phẩm, ngôn ngữ là nguồn nước của dòng chảy văn hóa trong đó văn là vẻ đẹp (văn vẻ), hóa là sự thay đổi.
(View: 1180)
Trong cuộc sống chúng ta thường lẫn lộn giữa thực tếước mơ, thế nhưng ước mơ cũng có thể giúp chúng ta nhìn vào thực tế
(View: 1594)
Đức Phật đã từng xác định pháp tu Tứ Niệm Xứ là “Con đường độc nhất đưa đến: Thanh tịnh chúng sanh; Vượt khỏi sầu não;
(View: 1559)
Khi nào bạn thấy tâm và cảnh vốn là không, bạn sẽ thấy bất kỳ nơi nào cũng là Niết Bản.
(View: 1505)
“Tâm linh” vốn là cụm từ mà đối với nhiều người vẫn xem đó là những gì thuộc về thế giới siêu linh, huyền bí, thuộc về cõi âm.
(View: 1622)
Phát xuất từ lời Phật dạy trên đây mà ngài Châu Hoằng nhắc nhở các Sa di không được nghe lén Tỷ kheo tụng giới.
(View: 1287)
Ngay cả khi con trẻ không hiểu ý nghĩa, việc quy y vẫn có thể giúp chúng phát triển nghiệp duyên với Pháp.
(View: 941)
Trong thực tế đời sống, có những vấn đề lặp lại thường gắn với sự đơn diệu tẻ nhạt,
(View: 1752)
Duy thức tam thập tụng là một bộ trước tác rất trọng yếu trong pháp tướng duy thức, còn là cương lĩnhyếu chỉ của duy thức học.
(View: 1779)
Phi-bạo-lực là một giải pháp thực tế trước các sự xung đột trong thời đại của chúng ta.
(View: 1437)
Phật tử chúng ta thường đặt hoa trên bàn thờ. Chúng ta biết hoa rất đẹp, nhưng đó không phải là mục đích chúng ta đặt chúng ở đấy.
(View: 1789)
Bài này sẽ viết trong tinh thần đối chiếu Kinh Pháp Cú với Thiền Tông.
(View: 1163)
Bên ngoài trời đã lạnh. Ra ngoài phải khoác thêm áo ấm; trong nhà phải vặn lò sưởi.
(View: 1232)
Trái tim không phải để suy nghĩ. Trái tim là để yêu thương.
(View: 1147)
Từ nguyên thủy, tất cả chúng sinh đều muốn được hạnh phúc, và không muốn đau khổ.
(View: 1897)
Trong khi một số vị pháp sư cố gắng hết sức để quảng bá giáo lý của họ - bằng cách...
(View: 2035)
Đợi cha mẹ già qua đời rồi mới báo hiếu làm đàn tràng cầu siêu thiệt to, mua đất nghĩa trang thiệt rộng, xây mồ xây mả thiệt đẹ
(View: 2095)
Phật giáo đề cao giá trị của hạnh buông xả – một trong những đức hạnh căn bản giúp con người thoát khỏi khổ đau, đạt được sự an lạctự do nội tâm.
(View: 2426)
Không chỉ riêng với Phật giáo dân gian, hầu hết (và có thể là tất cả) các tôn giáo khác, đều tin rằng có một kiếp sau, hay một đời sau.
(View: 2073)
Phật tánhchủ đề của Kinh Đại Bát Niết Bàn và được luận giảng trong Phật tánh luận.
(View: 2101)
Phàm làm việc gì muốn được thành công, trước tiên đòi hỏi người ta phải siêng năng.
(View: 1368)
Chữ Tánh, Bản tánh, Tự tánh được nói đến trong rất nhiều kinh, luận Đại thừa. Đó cũng chính là mục đích rốt ráo cần tu chứng.
(View: 2049)
Trong khi một số vị Pháp sư cố gắng hết sức để quảng bá giáo lý của họ – bằng cách viếng thăm các chùa và tu viện khác nhau trên khắp thế giới
(View: 1845)
Hãy quán niệm thật sâu. Một khi có sinh, phải có khổ. Tất cả chúng ta đều phải chịu đựng theo cách đó.
(View: 2333)
Khát khao là một cảm xúc tự nhiên của con người, biểu hiện qua mong muốn đạt được điều mà mình cho là quan trọng hoặc cần thiết.
(View: 1682)
Từ nguyên thủy, tất cả chúng sanh đều muốn được hạnh phúc, và không muốn đau khổ.
(View: 2684)
Vipassana và sathama là hai phương phápthiền nổi bật mang đến những trải nghiệm tâm hồn độc đáo.
Quảng Cáo Bảo Trợ
free website cloud based tv menu online azimenu
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant