Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Bài Mới Nhất trang Văn Học
Điền Email để nhận bài mới

Sinh, Lão, Bệnh & Tử

Tuesday, May 17, 202216:03(View: 5234)
Sinh, Lão, Bệnh & Tử

SINH, LÃO, BỆNH & TỬ

Ajahn Lee Dhammadaro 
Diệu Liên Lý Thu Linh 

Sinh, Lão, Bệnh & Tử

Ajahn Lee Dhammadaro  (1907–1961), là thiền sư theo truyền thống tu trong rừng của Phật giáo Thái Lan Nguyên thủy (Thai Forest Tradition).

§ Bất cứ thứ gì có hình sắc đều đem đến phiền não

§ Nếu chúng ta coi những thứ không bền vững là của ta, thì cuộc sống của ta cũng không vững bền.

§ Khi đau phát sinh, hãy ở ngay với cái đau.  Khi khoái lạc phát sinh, hãy ở ngay với khoái lạc.  Hãy biết rõ chúng.  Hãy biết điều gì vừa phát sinh, khi nào.  Khi ta trụ nơi chúng, thực sự quán sát, để nhìn chúng thấu suốt.  Cuối cùng, chúng sẽ tan đi, giống như khi ta đặt một khối đá lên luống cỏ, thì cỏ ở phía bên dưới sẽ tự chết dần.

§ Khi cái đau phát khởichúng ta có thể đặt chú tâm vào thứ gì hay người nào đó để quên cái đau, cũng được, nhưng đó là sự chánh niệm, không phải tỉnh giác.  Sự tỉnh giác của bạn phải ở ngay nơi điều gì đang xảy ra bên trong bạn, nếu như bạn muốn có cả hai thứ chánh niệm và tỉnh giác.

 § Lão, bệnh và tử là của báu đối với những ai hiểu chúng.  Chúng là những Sự Thật Cao Quý, là những Kho Báu Cao Quý.  Nếu chúng là con người, sư sẽ lạy dưới chân mỗi ngày.  Nhờ có bệnh mà sư có thể làm người xuất gia lâu như thế.

§ Ăn ít rất tốt trong việc thực hành.  Khi sư muốn quán sát kỹ hơi thở của mình, sư ăn ít đến mức có thể.  Khi thân đói, sư có thể cảm nhận mọi hơi thở khó nhọc phát sinh ở nơi đâu.  Nếu thân no quá, nó khó quán sát được những điều này, vì không có gì bất thường xảy ra nơi thân khi nó ở trạng thái bình thường.  Vì thế theo quan điểm của sư, khi bị đói hay bệnh, ta tu tốt hơn.  Khi sư thực sự bị đau, càng nhiều sư càng thực hành tốt hơn.  Sư có thể đóng cửa lại và không phải liên hệ với ai khác.

§ Thân là “sự chết”.  Tâm là “sinh”.  Nếu ta có thể tách biệt chúng ra, ta sẽ được giải thoát khỏi sinh, tử.

§ Nếu tâm bị uế nhiễm, phiền não, nó sẽ trải nghiệm sinh, già, bệnh và tử, như một điều tất nhiên.  Nó giống như các hạt giống, được bao phủ bên ngoài, và giữ trong chỗ tối.  Khi có đủ các điều kiện như đất, nước, mặt trời và không khí, các hạt giống sẽ nẩy mầm, lớn lên thành những cây lúa, đem đến nhiều hạt giống hơn nữa, cứ thế không dừng dứt.  Nhưng nếu ta tách vỏ hạt giống và rang chúng lên, thì chúng không thể nẩy mầm.  Tương tự, nếu chúng ta nỗ lực thực hành để thiêu hủy các uế nhiễm trong tâm -bằng cách tu tập thiền định và luôn quán tưởng đến các đặc tính của tâm đúng theo bốn trú xứ (thân, thọ, tâm và pháp) – các uế nhiễm có khởi lên trong tâm thì cũng giống như các hạt gạo rang, sẽ nhảy ra khỏi chảo.  Khi chúng ta đạt đến điểm này, đạt đến tâm bất tử, ta được giải thoát khỏi cái chết.  Khi ta thấy được khía cạnh của thân và tâm bất tử, đó là khi ta đạt đến chân lý.

§ Người trí xem cái chết giống như lột bỏ bộ quần áo rách rưới cũ nát và vứt chúng đi. Tâm giống như thân; thân giống như bộ đồ rách. Giẻ rách không là gì cả, nhưng chúng khiến ta sợ. Ngay khi thấy áo quần có tì vết gì, dầu nhỏ nhặt, ta cũng vội vã tìm thứ gì đó để vá chúng. Ta càng chấp vá, quần áo càng dày hơn.  Càng dày thì chúng càng ấm áp. Chúng càng ấm áp, chúng ta càng gắn bó với chúng hơn.  Càng gắn bó với chúng, ta càng trở nên hoang tưởng.  Kết quả là, chúng ta sẽ không bao giờ được giải thoátTuy nhiên, người trí thấy rằng vấn đề sống hay chết không quan trọng bằng vấn đề liệu chúng ta sống có mục đích hay không. Nếu sống tiếp sẽ phục vụ một mục đích cho bản thân hoặc cho người khác, thì ngay cả khi quần áo của ta không còn gì ngoài giẻ rách, ta vẫn mặc chúng. Nhưng nếu ta thấy tiếp tục cuộc sống trên sẽ không phục vụ mục đích gì cả, thì khi đã đến lúc cởi bỏ lớp áo đó, ta lập tức làm ngay. 

§ Thực hành thiền giống như thu thập hạt giống rau củ và ấp ủ cho đến khi chúng trưởng thành. Ngay khi có độ ẩm, chúng sẽ nảy mầm thành cây với cành, lá và hoa. Tương tự, sự hành thiền của chúng ta sẽ nảy mầm thành trí tuệ, cho ta cái nhìn sâu sắc toàn diện về các vấn đề của thế giới và các vấn đề của Pháp. Chúng ta sẽ biết các yếu tố, các uẩn và phương tiện cảm giác (sense media) trong thân là gì - đến mức chúng ta thấy rằng không có lý do gì để sợ già, bệnh và chết. Nó giống như khi chúng ta trưởng thành, thì tính trẻ con biến mất.

§ Đừng đặt nặng vấn đề sống, chết. Đừng nghĩ đến điều đó. Chỉ cần thanh lọc tâm trí của bạn, thì điều đó sẽ an bày tất cả mọi thứ.

Diệu Liên Lý Thu Linh-2022

Chuyển ngữ từ Birth, Aging, Illness, & Death trong sách SKILL OF RELEASE, do Tỳ kheo Ṭhānissaro Bhikkhu (Geoffrey DeGraff) biên tập và chuyển dịch sang tiếng Anh)-1995.

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 379)
Năm ấy Bồ Đề Đạt Ma đến Trung Nguyên hoằng pháp. Ngài gặp Lương Võ Đế, một ông vua có tiếng sùng đạo, mến mộ Phật pháp.
(View: 745)
Có khi nào bạn hỏi: “Tại sao khi càng lớn tuổi, người ta càng thích sống một mình và bớt đi nhiều mối quan hệ?”
(View: 811)
Sâu thẳm bên trong tất cả chúng sinh là một loại tia lửa thắp sáng và sưởi ấm cuộc sống của chúng ta. Nó được gọi bằng nhiều tên trong nhiều truyền thống khác nhau.
(View: 712)
Chúng con trân trọng kính mời quý vị tham gia một Ngày Quán Niệm với chủ đề “Tháng Tư Nuôi Dưỡng và Trị Liệu” dành cho các tăng thân người Việt do quý thầy và sư cô của Tu Viện Lộc Uyểnhướng dẫn tại Quận Cam.
(View: 1003)
Có khi nào bạn hỏi: “Tại sao khi càng lớn tuổi, người ta càng thích sống một mình và bớt đi nhiều mối quan hệ?”
(View: 922)
Sâu thẳm bên trong tất cả chúng sinh là một loại tia lửa thắp sáng và sưởi ấm cuộc sống của chúng ta.
(View: 697)
Bản kinh dưới đây là “Bahiya Sutta,” trong Tiểu Bộ Kinh (Khuddhaka Nikaya) trong Tam Tạng Pali,
(View: 1145)
Tứ Như Ý Túc, là pháp hành thứ ba, đứng sau Tứ Niệm Xứ và Tứ Chánh Cần. Sau Tứ Như Ý Túc là Ngũ Căn, Ngũ Lực,
(View: 975)
Sự kiện Đức Phật nhập Niết-bàn thường được các giới Phật giáo tổ chức thành một lễ hội thiêng liêng.
(View: 750)
Chúng ta hành thiền để tìm hạnh phúc, nhưng trước hết chúng ta phải mang chút hạnh phúc đến với thiền nếu ta muốn có kết quả.
(View: 1008)
Hộ niệm hay giáo hóa cho người bệnh sắp chết là pháp hành quan trọng và phổ biến trong thời đại Thế Tôn. Pháp tu này
(View: 770)
Chúng ta hành thiền để tìm hạnh phúc, nhưng trước hết chúng ta phải mang chút hạnh phúc đến với thiền nếu ta muốn có kết quả.
(View: 1094)
Tứ Như Ý Túc, là pháp hành thứ ba, đứng sau Tứ Niệm Xứ và Tứ Chánh Cần.
(View: 1054)
Bộ Cao Tăng truyện của nhà sử học Phật giáo cao tăng Huệ Kiểu (497-554) là bộ sử liệu quan trọng
(View: 732)
Trong Kinh Từ Bi (Metta Sutta). Đức Phật liệt kê mười lăm điều kiện thiện lành, tạo nên sự bình an bên trong, và đưa chúng ta đến lòng từ bi.
(View: 735)
Khi đa số người trong một xã hội không có niềm tin về chính mình, không biết “tôi là ai”,
(View: 1480)
Trong cuộc sống chúng ta thường lẫn lộn giữa thực tế và ước mơ, thế nhưng ước mơ cũng có thể giúp chúng ta nhìn vào thực tế một cách thực tế hơn
(View: 1264)
Sau thực phẩm, ngôn ngữ là nguồn nước của dòng chảy văn hóa trong đó văn là vẻ đẹp (văn vẻ), hóa là sự thay đổi.
(View: 1137)
Trong cuộc sống chúng ta thường lẫn lộn giữa thực tế và ước mơ, thế nhưng ước mơ cũng có thể giúp chúng ta nhìn vào thực tế
(View: 1529)
Đức Phật đã từng xác định pháp tu Tứ Niệm Xứ là “Con đường độc nhất đưa đến: Thanh tịnh chúng sanh; Vượt khỏi sầu não;
(View: 1500)
Khi nào bạn thấy tâm và cảnh vốn là không, bạn sẽ thấy bất kỳ nơi nào cũng là Niết Bản.
(View: 1439)
“Tâm linh” vốn là cụm từ mà đối với nhiều người vẫn xem đó là những gì thuộc về thế giới siêu linh, huyền bí, thuộc về cõi âm.
(View: 1548)
Phát xuất từ lời Phật dạy trên đây mà ngài Châu Hoằng nhắc nhở các Sa di không được nghe lén Tỷ kheo tụng giới.
(View: 1232)
Ngay cả khi con trẻ không hiểu ý nghĩa, việc quy y vẫn có thể giúp chúng phát triển nghiệp duyên với Pháp.
(View: 923)
Trong thực tế đời sống, có những vấn đề lặp lại thường gắn với sự đơn diệu tẻ nhạt,
(View: 1703)
Duy thức tam thập tụng là một bộ trước tác rất trọng yếu trong pháp tướng duy thức, còn là cương lĩnhyếu chỉ của duy thức học.
(View: 1733)
Phi-bạo-lực là một giải pháp thực tế trước các sự xung đột trong thời đại của chúng ta.
(View: 1409)
Phật tử chúng ta thường đặt hoa trên bàn thờ. Chúng ta biết hoa rất đẹp, nhưng đó không phải là mục đích chúng ta đặt chúng ở đấy.
(View: 1749)
Bài này sẽ viết trong tinh thần đối chiếu Kinh Pháp Cú với Thiền Tông.
(View: 1142)
Bên ngoài trời đã lạnh. Ra ngoài phải khoác thêm áo ấm; trong nhà phải vặn lò sưởi.
(View: 1210)
Trái tim không phải để suy nghĩ. Trái tim là để yêu thương.
(View: 1130)
Từ nguyên thủy, tất cả chúng sinh đều muốn được hạnh phúc, và không muốn đau khổ.
(View: 1849)
Trong khi một số vị pháp sư cố gắng hết sức để quảng bá giáo lý của họ - bằng cách...
(View: 1992)
Đợi cha mẹ già qua đời rồi mới báo hiếu làm đàn tràng cầu siêu thiệt to, mua đất nghĩa trang thiệt rộng, xây mồ xây mả thiệt đẹ
(View: 2032)
Phật giáo đề cao giá trị của hạnh buông xả – một trong những đức hạnh căn bản giúp con người thoát khỏi khổ đau, đạt được sự an lạctự do nội tâm.
(View: 2348)
Không chỉ riêng với Phật giáo dân gian, hầu hết (và có thể là tất cả) các tôn giáo khác, đều tin rằng có một kiếp sau, hay một đời sau.
(View: 2024)
Phật tánhchủ đề của Kinh Đại Bát Niết Bàn và được luận giảng trong Phật tánh luận.
(View: 2035)
Phàm làm việc gì muốn được thành công, trước tiên đòi hỏi người ta phải siêng năng.
(View: 1337)
Chữ Tánh, Bản tánh, Tự tánh được nói đến trong rất nhiều kinh, luận Đại thừa. Đó cũng chính là mục đích rốt ráo cần tu chứng.
(View: 1996)
Trong khi một số vị Pháp sư cố gắng hết sức để quảng bá giáo lý của họ – bằng cách viếng thăm các chùa và tu viện khác nhau trên khắp thế giới
(View: 1799)
Hãy quán niệm thật sâu. Một khi có sinh, phải có khổ. Tất cả chúng ta đều phải chịu đựng theo cách đó.
(View: 2262)
Khát khao là một cảm xúc tự nhiên của con người, biểu hiện qua mong muốn đạt được điều mà mình cho là quan trọng hoặc cần thiết.
(View: 1657)
Từ nguyên thủy, tất cả chúng sanh đều muốn được hạnh phúc, và không muốn đau khổ.
(View: 2623)
Vipassana và sathama là hai phương phápthiền nổi bật mang đến những trải nghiệm tâm hồn độc đáo.
(View: 1978)
Nguyện là lý tưởng, là mục đích, là định hướng cho cuộc hành trình.
(View: 3077)
Một trong những đóng góp to lớn của Hoà thượng Thích Minh Châu là sự nghiệpphiên dịch kinh điển.
(View: 1935)
Trong kinh Hoa nghiêm Đức Phật có dạy: “Nhất niệm sân tâm khởi, bách vạn chướng môn khai”
(View: 1700)
Chúng ta có cuộc sống khác nhau trên những giai tầng xã hội, cung bậc tình cảm, cảnh giới tâm linh.
(View: 2497)
Khi đức Phật thành đạo dưới cội Bồ Đề, ngài đứng trước một lựa chọn trọng đại:
Quảng Cáo Bảo Trợ
free website cloud based tv menu online azimenu
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant