Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Tác Giả Authors
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Sự Nguy Hại Của Tâm Phẫn Nộ

10 Tháng Sáu 201409:14(Xem: 13227)
Sự Nguy Hại Của Tâm Phẫn Nộ

SỰ NGUY HẠI CỦA TÂM PHẪN NỘ

Thanh Tinh Chậu


su_nguy_hai_cua_tam_phan_noPhẫn nộ (kodha) là hình thái bùng vỡ của tâm giận dữ bất mãn hay lòng sân hận bực phiền. Nó là sự phản ứng thô thiển của tâm thức bị dồn nén trong trạng thái giận dữ bực bội bởi tác động của các hành vi không thích ý hay cảnh ngộ không thân thiện. Chẳng hạn, điều gì mình không ưa thích mà cứ phải “chạm trán”liên tục thì tâm bất mãn bùng phát biến thành phẫn nộ, hoặc trong trường hợp thường xuyên bị kẻ khác chỉ trích tấn công với lời lẽ gay gắt thì sự bực phiền dồn nén trong lòng trào dâng chuyển thành cơn phẫn nộ. Phẫn nộ, do đó, là hệ quả của tâm giận dữ bất mãn bị kích động. Nó là hiện tượng duyên sinh, bộc phát chủ yếu do sự tác động của các yếu tố không thân thiện và môi trường không lành mạnh. Nó là sự phản ứng u tối và bạo loạn của tâm sân hận biểu lộ ra bên ngoài bằng lời nói và hành động thô bạo gắn liền với các hậu quả khó lường . Kinh Phật kể câu chuyện như vầy:

“Thuở xưa, tại thành Savatthi, có nữ gia chủ tên là Vedehika. Tiếng đồn tốt đẹp sau đây được khởi lên về nữ gia chủ Vedehika: “Nữ gia chủ Vedehika là hiền thục, nữ gia chủ Vedehika là nhu thuận, nữ gia chủ Vedehika là ôn hòa”. Nữ gia chủ Vedehika có người nữ tỳ tên là Kali, người này khéo tay, siêng năng và làm việc cẩn thận chu toàn. Rồi nữ tỳ Kali khởi lên ý nghĩ: “Chủ của ta được tiếng đồn tốt đẹphiền thục, nhu thuận, ôn hòa”. Không biết nữ chủ của ta có nội sân mà không tỏ lộ hay không có nội sân, hay vì công việc ta làm cẩn thận chu toàn nên nữ chủ ta có nội sân nhưng không tỏ lộ, không phải không có. Vậy ta hãy thử nữ chủ của ta!” Rồi nữ tỳ Kali sáng ngày sau dậy thật trễ. Nữ gia chủ Vedehika nói với nữ tỳ Kali:

- Này Kali

- Thưa nữ chủ, có việc gì?

- Sao hôm nay ngươi dậy trễ vậy?

- Thưa nữ chủ, có việc gì đâu?

- Thật sự không có việc gì à? Ác nữ tỳ kia, hôm nay ngươi dậy trễ!

Và nữ chủ nhân phẫn nộ, bất mãn, trừng mắt

Rồi nữ tỳ Kali suy nghĩ: “Nữ chủ của ta thật sự có nội sân nhưng không tỏ lộ, không phải không có. Vì những công việc ta làm cẩn thận chu toàn, nên nữ chủ của ta tuy có nội sân nhưng không tỏ lộ, không phải không có. Vậy ta hãy thử thêm nữa nữ chủ của ta!”. Rồi nữ tỳ Kali ngày sau lại dậy trễ hơn nữ. Nữ chủ Vedehika nói với nữ tỳ Kali:

- Này Kali

- Thưa Nữ chủ, có việc gì?

- Sao hôm nay, ngươi dậy trễ vậy?

- Thưa Nữ chủ, có việc gì đâu?

- Thật sự không có việc gì à? Ác nữ tỳ kia, hôm nay ngươi dậy trễ!

Và nữ chủ nhân phẫn nộ, bất mãn, thốt lên những lời bất mãn.

Rồi nữ tỳ Kali suy nghĩ: “Nữ chủ của ta thật sự có nội sân nhưng không tỏ lộ, không phải không có. Vì những công việc ta làm cẩn thận chu toàn nên nữ chủ của ta tuy có nội sân nhưng không tỏ lộ, không phải không có. Vậy ta hãy thử thêm nữ nữ chủ của ta”. Rồi nữ tỳ Kali sáng hôm sau lại dậy trễ hơn nữa. Nữ chủ Vedehika nói với nữ tỳ Kali:

- Này Kali

- Thưa Nữ chủ, có việc gì?

- Sao hôm nay ngươi dậy trễ vậy?

- Thưa Nữ chủ, có việc gì đâu?

- Thật sự không có việc gì à? Ác nữ tỳ kia, hôm nay ngươi dậy trễ!

Rồi phẫn nộ, không hoan hỷ, nàng cầm cái then gài cửa, đánh một cú trên đầu nữ tỳ khiến nữ tỳ bể đầu.

Nữ tỳ Kali, với đầu bể máu chảy, liền đi kể lể với các nhà láng giềng: “Hãy xem việc làm của nữ chủ hiền thục! Hãy xem việc làm của nữ chủ nhu thuận! Hãy xem việc làm của nữ chủ ôn hòa! Sao nữ chủ nói với nữ tỳ độc nhất: “Hôm nay ngươi dậy trễ”, rồi phẫn nộ, bất mãn, nàng cầm then gài cửa đánh tôi một cú trên đầu khiến tôi bể đầu”.

Một thời gian sau, tiếng đồn xấu sau đây được khởi lên về nữ chủ Vedehika: “Nữ chủ Vedehika là độc ác! Nữ chủ Vedehika là không nhu thuận! Nữ chủ Vedehika là không ôn hòa!” (1)

Câu chuyện lưu ý với chúng ta về hậu quả tai hại của tâm phẫn nộ bất mãn bùng phát do thái độ “chọc giận” quá đáng của cô người hầu Kali. Nữ gia chủ Vedehika không phải là bậc Thánh mà chỉ do duyên may được sống trong môi trường khá thoải mái và thuận ý nên tâm sân hận bực phiền không có điều kiện dấy khởi và tăng trưởng. Cô được tiếng nhu hòa và hiền thục vì ít hoặc không tỏ lộ thái độ phẫn nộ nhưng sự sân hận vẫn hiện hữu tàng ẩn ở trong tâm thức. Cô bị người hầu “chọc giận”quá đà nên tâm sân hận bùng phát biến thành phẫn nộ lấy mất tiếng thơm của cô. Cô mất tiếng thơm và người hầu thì chịu tai họa vỡ đầu chảy máu chỉ vì không kìm nén được lòng giận dữ bực phiền, một kết quả đầy phiền toái khổ đau cho cả hai mà kinh Phật bảo là “do bị sân chinh phục, tâm mất tự chủ, trở thành mù lòa, (người ấy) nghĩ đến hại mình, hại người, hại cả hai; không như thật rõ biết lợi mình, lợi người, lợi cả hai” (2). Câu chuyện cũng gián tiếp gợi ý với chúng ta rằng trừ những bậc giác ngộ, không ai có thể biết được tâm tư của người khác vận hành thế nào và ẩn chứa những gì. Vì vậy mà không nên khích động tâm sân hận của người khác vì bất cứ lý do gì. Kinh Pháp Cú nhắc nhở mọi người:

Chớ nói lời ác độc,

Nói ác, bị nói lại,

Khổ thay lời phẫn nộ,

Đao trượng phải chạm người”(3)

Bởi phẫn nộ đem lại và để lại hậu quả tai hại khổ đau cho mình và cho người như vậy nên Đức Phật khuyên nhắc mọi người chớ sinh tâm phẫn nộ, mặt khác chớ làm cho người khác sinh tâm phẫn nộ. Chớ sinh tâm phẫn nộ nghĩa là đừng vì bực phiền giận dữ trong lòng mà nói hay làm những điều độc ác, phải biết chế ngựđiều phục tâm sân hận, không để cho nó tự do hoạt động hay bị kích động mà biến thành lời nói hay việc làm xấu ác. Điều này đồng nghĩa với việc tập nhận ra tâm sân hậnhậu quả nguy hại của sân hận để nỗ lực khắc phục và loại bỏ. Cố nhiên, không phải cùng lúc mà làm được điều này, nhưng với một sự nỗ lực kiên trì trong việc nhận diện tâm sân hậnhậu quả xấu ác của nó thì có thể giúp khắc phục và loại bỏ dần tâm sân hận. Cũng không ai khác chính mỗi người phải nhận ra mồi lửa giận dữ nguy hại ở ngay trong tâm mình để nỗ lực chế ngựdiệt trừ. Phải dùng tình thươngtâm từ bi để khắc chế và loại trừ sân hận. Một khi tâm sân hận được chế ngự đi đến tiêu trừ thì phẫn nộ không còn cơ hội dấy khởi. Chớ làm cho người khác sinh tâm phẫn nộ tức là tránh những lời nói hay việc làm ác độc, không thân thiện khiến gây kích động đến lòng sân hận của người khác hay khiến tâm giận dữ bực phiền của người ấy có cơ hội tăng trưởngbộc phát. Phẫn nộ là hệ quả phát tán của tâm sân hận bao lâu tâm ấy bị kích động đạt đến cực độ. Dĩ nhiên, không ai có thể dập tắt mồi lửa sân hận cháy ngầm trong lòng người khác, nhưng người ta có thể hạn chế hậu quả của tâm sân hận giận dữ bằng cách tránh kích động đến nó. Vậy nên người nào biết điều phục tâm mình thoát khỏi sân hận, không còn phẫn nộ, tức là hạn chế được sự phẫn nộ phát sinh từ người khác, bởi vì người ấy không nói hay làm điều gì khiến người khác giận dữ đi đến phẫn nộ. Người ấy được xem là có đức kham nhẫn lớn, vì “không nhiếc mắng lại kẻ đã nhiếc mắng mình, không sân hận lại kẻ đã sân hận, không gây lộn lại kẻ đã gây lộn với mình” (4). Đức Phật gọi một người như vậy là “tìm lợi ích cho mình và cho người”, nghĩa là:

Những ai bị phỉ báng

Không phỉ báng chống lại

Người ấy đủ thắng trận,

Thắng cho mình,cho người.

Vị ấy tìm lợi ích,

Cho cả mình và người,

Và kẻ đã phỉ báng,

Tự hiểu, lắng nguôi dần (5).

Tóm lại, phẫn nộ phát sinh do tâm sân hận bực phiền bị kích động và hậu quả của nó xấu ác khó lường. Nó là hiện tượng do duyên (sự tác động) phát sinh nên hạn chế phẫn nộ là điều khả dĩ. Thực tế là không ai biết rõ tâm người khác vận hành thế nào và sự sân hận là có hay không, mạnh hay yếu để lúc nào đó sẽ bùng phát biến thành cơn phẫn nộ. Đức Phật nói cho chúng ta biết do tập khí nên chúng sinhcăn tính bất đồng. Có hạng người dễ phẫn nộ, não hại nhiều, tuy bị nói ít, liền nổi nóng, nổi giận, nổi sân, sừng sộ, gây hấn, biểu lộ phẫn nộ, sân hận, bất mãn. Nhưng cũng có hạng người không phẫn nộ, não hại không nhiều, tuy bị nói nhiều, nhưng không có nổi giận, nổi nóng, nổi sân, sừng sộ, gây hấn, không biểu lộ phẫn nộ, không sân hận, không bất mãn (6). Vì thế, trong mọi trường hợp, cách hay nhất để hạn chế hậu quả của tâm sân hận phẫn nộmọi người hãy dùng lời lẽ ôn hòa từ ái và hành động thân thiện để đối xử với nhau, tuyệt đối tránh tình trạng “thêm dầu vào lửa”, thậm chí đừng cố thử đo lòng người khác theo cách “chọc giận quá đà” như trường hợp cô người hầu dại dột Kali.


Chú thích:

  1. Kinh Ví dụ cái cưa, Trung Bộ
  2. Kinh Channa, Tăng Chi Bộ
  3. Kinh Pháp Cú, kệ số 133
  4. Kinh Kham nhẫn, Tăng Chi Bộ
  5. Kinh Phỉ báng, Tương Ưng Bộ
  6. Kinh Màllika, Tăng Chi Bộ.
Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo số 104
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 7461)
nếp vo sạch, cho dầu ăn, nước lá dứa và nước dừa (dừa non sợi để dành riêng để làm nhân) trộn đều ngâm một đêm, vài tiếng sau xới gạo nếp...
(Xem: 11479)
Trộn đều hai loại “ham” chay. Sau đó, trộn đều các vật liệu còn lại (gồm gà chay, đậu Hòa Lan, cà-rốt, nấm mèo, củ hành). Nêm muối, tiêu cho vừa ăn.
(Xem: 7445)
Cho vào chảo 1 tí dầu (1 teaspoon), chờ nóng cho cua vào đảo cho chín, trút ra bát cho nguội, xong cho mayonaise, tiêu, bột muối tỏi, hành lá vào trộn đều...
(Xem: 8318)
Bắc chảo lên bếp lửa trung bình, chảo khô, cho chút dầu ăn vào, cho hành tây vào xào cho thơm, cho "ham" chay, thịt chay và đậu xanh tán nhuyễn...
(Xem: 10132)
Trong cuộc sống hiện tại, là một con người, ai không phải suy nghĩ. Người có cuộc sống đơn giản cũng suy nghĩ về ăn uống, sinh hoạt, nghĩ về gia đình...
(Xem: 8654)
Bắt khuôn bánh khọt lên bếp lửa trung bình. Khi khuôn nóng, thao dầu đều, hay dùng chai PAM sịt vào khuôn. Múc một muỗng bột đổ vào khuôn khoảng 2/3 khuôn...
(Xem: 7748)
Nấm đông cô, nấm mèo ngâm nước cho nở, rửa sạch, vắt ráo, thái sợi. Nếu dùng hành lá: rửa sạch, thái nhỏ. "Ham" chay (hoặc đậu hủ) chiên vàng, thái sợi.
(Xem: 7176)
Dùng chảo non-stick để tráng, đổ dầu ăn vào chảo để nóng. Phải chờ chảo nóng rồi để một muỗng bột vào quấy đều để bột phủ khắp mặt chảo...
(Xem: 8785)
Nếp vo sạch, ngâm 6 tiếng đồng hồ cho mềm. Khi nếp nở, vớt ra cho ráo nước. Trộn 2 muỗng cà-phê muối, xốc cho thật đều.
(Xem: 11291)
Đậu đen được trồng phổ biến ở nước ta chủ yếu dùng làm thực phẩm (nấu xôi, chè, chế biến thành bột làm bánh…). Trong y học cổ truyền, đậu đen là một vị thuốc để chế thành đạm đậu xị...
(Xem: 12475)
Thay vì ăn các loại đồ ngọt, thực phẩm nhiều đường, cứ mỗi 2 tiếng, bạn ăn 1 quả chuối, vừa giúp giảm căng thẳng, vừa giúp giữ cân.
(Xem: 7635)
Uống nước là một trong những cách đơn giản nhất mà bạn có thể làm cho bản thân. Bằng cách chọn nước tinh khiết, sức khỏe sẽ được cải thiện nhờ tránh xa được những hợp chất gây hại.
(Xem: 8779)
Có những điều tưởng chừng rất đơn giản, hàng ngày thường dễ bị bỏ qua nhưng lại có tác dụng rất tốt cho sức khỏe & sắc đẹp. Đó là:
(Xem: 9341)
Ăn đậu rất tốt cho sức khỏe song không phải ai cũng biết chế biến sao cho ngon…
(Xem: 7762)
Gà tây… chay, một khái niệm vừa làm chúng tôi nặng lòng, cũng như có cái gì đó hơi hài hước, buồn cười.
(Xem: 7375)
Trong cuộc sống hàng ngày, một số người có thói quen, sau khi ăn cơm là ăn hoa quả ngay, vì họ cho rằng như vậy vừa có thể tăng thêm dinh dưỡng, lại giúp tiêu hóa.
(Xem: 10276)
Qua quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã tìm ra một số phương pháp đơn giản giúp ngăn ngừa các “vấn đề” ở cổ họng mà không phải dùng đến thuốc kháng sinh.
(Xem: 8355)
Đi thăm người ốm, quan niệm chung là biếu túi cam sành. Nhưng không phải người bệnh nào cũng có thể dùng loại quả bổ dưỡng hàng đầu này.
(Xem: 7841)
Có rất nhiều những thói quen xấu trong sinh hoạt và ăn uống dẫn tới bệnh dạ dày như đau, viêm loét, ung thư… Vậy hãy tránh xa những thói quen sau nhé.
(Xem: 8611)
Bàn về chế độ dinh dưỡng của người da vàng mà không nhắc đến hạt gạo ắt hẳn là thiếu sót lớn. Bằng chứng là nhiều người dù dự tiệc ê hề vẫn thấy đói nếu không dằn bụng với chén cơm.
(Xem: 8818)
Trà không chỉ là đồ uống khởi đầu một ngày mới. Nó còn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư, đái tháo đường, bệnh nướu và giảm stress...
(Xem: 8009)
Các nhà khoa học Mỹ và Canada hôm qua cho biết chế độ ăn chay ít béo và không dùng sản phẩm bơ sữa có tác dụng hạ đường huyết và giảm cân ở bệnh nhân tiểu đường.
(Xem: 8335)
Một chế độ dinh dưỡng cao bao gồm protein, cacbohyđrát phức tạp, chất xơ, chất béo cao cấp và phytonutrients là đòi hỏi cần thiết cho hoạt động tại trường hay tại công sở.
(Xem: 8972)
Lời Phật dạy: “Tất cả chỉ là phương tiện.” Cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay xuất phát từ việc con người đã quên đi sự thật này.
(Xem: 26777)
Cách đây 26 thế kỷ, trưởng giả Cấp Cô Độc - nhà tỷ phú Ấn Độ, biết trọng đức mà khinh tài nên danh thơm của ông còn mãi với sử xanh.
(Xem: 9548)
Anh có một tính cách bộc trực hiếm thấy trong các ngôi sao Hollywood. Anh luôn đứng về phía những người bất hạnh, luôn đấu tranh vì sự sống của họ.
(Xem: 8980)
Các nhà khoa học đã có bằng chứng cho thấy tín đồ Phật giáo hạnh phúc và điềm tĩnh hơn những người khác.
(Xem: 19470)
Gấc mọc hoang và được trồng khắp nước ta. Nhưng tác dụng của gấc tới sức khoẻ con người ra sao thì ít ai nắm được. Không phải ngẫu nhiên mà người Tây phương gọi gấc là “một loại quả đến từ thiên đường”.
(Xem: 10114)
Loại rau này giúp làm giảm đường huyết, ngăn chuyển hóa chất bột thành mỡ nên rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường, béo phì.
(Xem: 8716)
Quả me không chỉ là gia vị chế biến các món ăn mát bổ trong mùa hè như canh cá, nước rau muống luộc dầm me, làm ô mai... mà còn là vị thuốc.
(Xem: 9581)
Theo Đông y tử uyển có vị đắng, cay, tính ôn, không độc có tác dụng nhuận phế, hóa đờm, chỉ phái, hạ khí, chữa ho có đờm, hen suyễn...
(Xem: 11024)
Ngày nay tên khoa học của tam thất là Panax Notoginseng (Bark.) F.H. Chen, họ nhân sâm Araliaceae (ngũ gia bì).
(Xem: 11149)
Ðó chính là cây Phyllanthus ninuri, một cây thuốc cùng họ với cây Phyllanthus amarus mà dân ta gọi là diệp hạ châu đắng...
(Xem: 16174)
Các nhà khoa học Canada vừa phát hiện ra rằng, trong quả đậu Hà Lan có chứa các chất có ảnh hưởng rất tốt tới hoạt động của hệ tim mạch cũng như chức năng làm việc của thận.
(Xem: 25527)
Đậu bắp rất dồi dào chất xơ, cả chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan.
(Xem: 8676)
Những người đau đầu kinh niên sẽ cảm thấy dễ chịu hơn nếu đắp lá cải cúc hơ nóng và uống nước cải cúc.
(Xem: 15047)
"Người ta không bao giờ tắm hai lần trên một con sông" triết gia Hy Lạp cổ đại Hêraclitôxơ đã nói như vậy cách đây 2.500 năm.
(Xem: 8554)
Hãy cẩn trọng về các tư tưởng của bạn vì những gì được xuất phát từ tâm của bạn sẽ bị hoàn trở về mình. Mỗi một niệm mà bạn khởi lên đều được phản hồi.
(Xem: 6750)
Đông y cho rằng mỗi bộ phận của quả bưởi đều có tác dụng riêng. Cơm bưởi vị ngọt, chua, tính mát, không độc, có tác dụng kiện tỳ, trị ho, giải rượu.
(Xem: 7410)
Hạnh phúc là điều con người luôn tìm kiếm. Có nó chắc chắn đời bạn sẽ dài hơn.
(Xem: 8757)
Bạn đang cảm thấy mệt mỏi, buồn chán? Hãy thực hiện theo lời khuyên sau của chuyên gia dinh dưỡng Deepshikha Agarwal...
(Xem: 9445)
Nếu thích đi bộ và coi đó là một phần hoạt động rèn luyện thân thể thường xuyên, có một số lưu ý giúp cho việc đi bộ của bạn trở nên hiệu quả hơn.
(Xem: 13028)
Đậu hủ là thức ăn làm từ đậu nành giàu protein. Đậu hủ còn có thể hấp thu hương vị của các thành phần khác trong món xào, súp, canh…
(Xem: 12856)
So với gạo trắng, gạo lứt chứa nhiều dinh dưỡng nhưng lại khó ăn hơn. Gần đây, phong trào ăn gạo lứt trị bệnh cũng dần trở nên phổ biến.
(Xem: 8170)
Ăn tối muộn có thể dẫn đến hàng loạt các bệnh như béo phì, tiểu đường, ung thư ruột kết, sỏi tiết niệu…
(Xem: 8902)
Tự Điển Y Khoa - Hoavouu sưu tầm
(Xem: 8444)
Hay còn được gọi là âm nhạc liệu pháp, giúp điều trị các chứng bệnh thần kinh và tâm lý như bệnh tự kỷ, alzheimer, thiểu năng trí tuệ.
(Xem: 8548)
Mộc nhĩ tươi có độc tố porphyrin làm cho da bị ngứa và niêm mạc miệng bị phồng rộp. Trong quá trình phơi nắng độc tố porphyrin bị phân giải.
(Xem: 8687)
Bí đao còn gọi là bí xanh, bí phấn, đông qua, bạch qua, chẩm qua… là một loại quả làm rau và chế biến mứt rất thông dụng.
(Xem: 7528)
Các loại hạt nổi tiếng là giàu chất dinh dưỡng và hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh.
(Xem: 8110)
Những món ăn dưới đây rất dễ chế biến, bạn có thể thực hiện để thực đơn mùa ăn chay thêm phong phú
(Xem: 9413)
Trà hoa được người Việt coi trọng và yêu thích có lẽ bởi hương thơm dịu nhẹ, tự nhiên. Thưởng thức xong chén trà, vị thơm ngọt vẫn còn vương vấn...
(Xem: 7539)
Thông thường, hạt và vỏ trái cây và rau được vất vào thùng rác nhưng hóa ra chúng có rất nhiều vitamin và khoáng chất ...
(Xem: 9390)
Theo một nghiên cứu mới của các nhà thực phẩm học từ ĐH Bang Florida (Mỹ), dưa hấu có thể là một vũ khí tự nhiên hữu hiệu chống lại hiện tượng tiền cao huyết áp...
(Xem: 8842)
Một nghiên cứu đã phát hiện rằng những người ở tuổi trung niên và tuổi già uống hai cốc nước trước khi ăn thì lượng calo tiêu thụ sẽ ít đi...
(Xem: 8212)
Tia UVA và UVB từ mặt trời không chỉ là "kẻ thù" của làn da mà còn là "sát thủ" của đôi mắt. Bởi khi mắt phải chịu tác động trực tiếp từ ánh nắng mặt trời...
(Xem: 8225)
Dầu ô liu là một chất bôi trơn rất tốt vì những phân tử của nó dễ dàng trượt qua vật thể khác, bằng cách đó mà loại dầu này chống lại được sự ma sát.
(Xem: 8482)
Chanh có nhiều công dụng tuyệt vời ngoài tác dụng là một axit thực phẩm mạnh, giúp chúng ta chống lại nhiều loại vi khuẩn có hại cho sức khỏe.
(Xem: 7205)
Ăn nhiều trái cây trong mùa đông là giải pháp được nhiều người lựa chọn để giảm thiểu việc khử nước do thời tiết hanh khô, ngoài ra nó còn có tác dụng tránh rét...
(Xem: 9417)
Cafein là chất có tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương, làm cho tỉnh táo, kích thích khả năng làm việc, đặc biệt làm việc bằng trí óc, tăng cường hoạt động cơ.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant