Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Tác Giả Authors
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Thiền Định Và Khoa Học Thần Kinh. Khía Cạnh Khoa Học Và Y Học.

05 Tháng Bảy 201705:22(Xem: 8820)
Thiền Định Và Khoa Học Thần Kinh. Khía Cạnh Khoa Học Và Y Học.
THIỀN ĐỊNH VÀ KHOA HỌC THẦN KINH.  
KHÍA CẠNH KHOA HỌC VÀ Y HỌC.

BS Dominique Prapotnich 
(Người dịch: Trần Tuấn Mẫn)

Thiền Định Và Khoa Học Thần Kinh.   Khía Cạnh Khoa Học Và Y Học.


A/ Thiền định

Từ tiếng Pháp "méditation" lấy gốc từ tiếng La tinh "meditatio", bao hàm hành động suy nghĩ, tư duy sâu xa về một đề tài, trầm tư trong một suy nghĩ thâm sâu.

Từ này bắt nguồn từ thuật ngữ gốc "bhāvanā" (tiếng Pali và tiếng Phạn), có thể được dịch là "sự vun trồng hay nuôi dưỡng", mang ý nghĩa của một sự chuẩn bị hay một sự phát triển tâm thức, nhờ một số bài tập hằng ngày của tâm thức. Sự thực hành này là một quá trình rèn luyện không ngừng của tâm thức.

Như vậy, có một sự khác biệt căn bản giữa từ dịch sang tiếng Pháp "méditation", gợi lên một hiện tượng tĩnh, nhất thời, giới hạn trong thời gian, và ý nghĩa lịch sử rộng rãi, sinh động hơn nhiều, của một sự thực hành phải được tiếp tục trong suốt cuộc đời.

Đó chính là một hành động cố ýliên tục của tâm thức nhằm nuôi dưỡng (làm tiến hóa, chuyển hóa) nhận thức về sự vật bằng cách quay vào bên trong, nhờ những bài tập tập trung thuần túychú tâm tột độ.

Các kỹ thuật rèn luyện tâm thức đó (ai cũng có thể áp dụng được) nhằm phát triển sự kiểm soát chú tâm và làm tan dần những u mê của tâm thức, gây ra bởi những đắm say và ràng buộc vào ảo tưởng, ngõ hầu giải thoát khỏi khổ đau và đạt được sự an tĩnh và bình thản. Trong Phật giáo, từ bình thảnđược dịch từ upeksa tiếng Phạn, upekkha tiếng Pali. Trong ngữ cảnh này, người ta thường hiểu nó là "không thiên vị", với tình thương bình đẳng, đối với người thân cũng như người lạ, và ngay cả người có ác ý với mình. Nó cho phép chúng ta sống trọn vẹn với những gì đang có mặt, mà không cảm thấy lạc loài hay tuyệt vọng, không nhìn sự vật một cách cá nhân; đó là sự chấp nhận hoàn toàn những gì đang có mặt.

Chúng ta phải phân biệt hai ý nghĩa của từ tiếng Pháp "esprit", tâm thức. Một ý nghĩa nghiêng về khoa học (tiếng Anh là "mind"), liên quan tới hoạt động có thể đo được của não, bao gồm tất cả những gì xảy ra trong não (cảm xúc, tình cảm, tư tưởng, suy nghĩ, v.v…), và một ý nghĩa nghiêng về tôn giáo, phỏng định trước có một sự nối kết với một kích thước cao hơn (tiếng Anh là "spirit"). Bài viết này, do tính chất của nó, sẽ được dành cho ý nghĩa thứ nhất.

Có nhiều hình thứcbiến thể về "thiền định" theo nghĩa rộng, trong đó có một số không phải làriêng của Phật giáo (Thiên chúa giáo, Hồi giáo Soufi, Kỳ-na giáo, Ấn Độ giáo). Tuy nhiên, chính Phật giáo đã dung nạp mật thiết nhất điều này vào trung tâm điểm của sự thực hành. Các trường phái và dòng khác nhau của đạo Phật mà chúng ta sẽ không mô tả trong bài này, đều có những đặc điểm riêng, và nhấn mạnh ít nhiều vào một hay nhiều khía cạnh của sự thực hành, nhưng tất cả đều dựa vào giáo lý của Đức Phật Thích ca lịch sử.

Sự thực hành này đã được giảng dạy từ hơn 25 thế kỷ nay, và nhiều thế hệ thầy kế tiếp nhau đã dần dần và qua sự thực nghiệm, làm cho quá trình tâm thức tinh tế hơn.

Về mặt kỹ thuật, việc đầu tiên là làm cho tâm an (samatha - chỉ) và "làm cho con khỉ lặng yên" (những tư tưởng không ngừng dao động trong đầu chúng ta), bằng một sự luyện tập đều đặn và hàng ngày, bằng cách tập trung tâm thức "vào một điểm duy nhất". Người ta thường dùng hơi thở với sự ra vào của hơi thở và sự tiếp diễn hít vào - thở ra làm điểm quy chiếu. Phải để cho luồng tư tưởng từ từ lắng xuống, nhằm đạt được sự an tĩnh tâm thứctrạng thái ý thức trọn vẹn để không còn vận hành "một cách tự động."

Khi tới giai đoạn này, thì là thời điểm của sự thấy thấu suốt (vipassanā – quán), theo sát nghĩa là nhìn thấy các sự vật như thực sự chúng là. Phải để các tư tưởng và những tạo dựng tâm thức tự chúng xuất hiện và biến đi, không tìm cách can thiệp vào bằng tâm thức hay trí thức, chỉ nhận biết chúng và nhận định là chúng không có bản chất. Tâm thức an tĩnh như vậy thì có thể nhận biết bản chất thực sự của các hiện tượng, và đạt được trí huệ bằng cách xem xét những khía cạnh khác nhau của "thực tại" để nhận thấy tánh không và sự vô thường của chúng.

Thật ra samatha và vipassana thay phiên nhau xen kẽ không ngừng, càng ngày càng nhanh theo kinh nghiệm của hành giả. Thiền định về từ bi hay vị tha kết hợp cả hai khía cạnh thiền này. Những hành giả rất nhiều kinh nghiệmthể đạt được sự hiểu biết tối thượng về thực chất của các hiện tượng vàvề sự giác ngộ.

Khía cạnh chủ quan của những gì mà ta tưởng là cảm nhận được (thấy, nghe, ngửi, sờ chạm, nếm, nghĩ) phải chịu nhiều rối loạn, biến đổi bởi não bộ, dưới hình thức cảm xúc, thành kiến, thù hận, đóng khuôn tâm thức, hay sơ đồ trí thức đã được lập sẵn.

Mục đích của thiền định là hài hòa với tự nhiên (hiểu sự vô thường của sự vật và chấp nhận nó không tiếc nuối) và có một cái nhìn bất nhị về sự vật (không phân loại).

Khổ đau (dukkha) là một sự kiến tạo bởi tâm thức trước sự đè nén hay sự thiếu thốn (hay không đạt được điều mình ham muốn). Nói cách khác, chúng ta luôn luôn tự làm hại mình khi ước muốn không ngừng những gì chúng ta không có, và tìm cách bằng mọi giá tránh né những gì chúng ta không ưa thích. Chấp nhận sự vật như nó là, buông xảdập tắt sự "khát khao sở hữu" cũng như sự hài hòa tâm thức với môi trường sẽ cho phép chúng ta tránh được những cảm xúc tiêu cực đó.

Một số kỹ thuật thế tục rèn luyện tâm thức gọi là MBSR (mindfulness-based stress reduction) và MBCT (mindfulness-based cognitive therapy) được phát triển "gần đây" (Jon Kabat Zin, 1980 – 1990) tại Tây phương, là một sự thích hợp hóa "cô đọng", lược bớt đi phần tôn giáođạo đức của đạo Phật ban đầu. Những giảng dạy về chánh niệm (hay sự "tỉnh thức"), với sự chuyển hướng vào chính mình bằng cách phát triển và kiểm soát sự chú tâm, đáp ứng một nhu cầu căn bản của tâm thức con ngườiTây phương đã từ quá lâu không biết đến. Con người, làm bằng thân và tâm, cần phải gìn giữ cả hai nếu muốn được hạnh phúc và tránh khổ đau về thể xác lẫn tinh thần.

B/ Khía cạnh khoa học và thần kinh học

Số báo cáo khoa học về tác độngảnh hưởng của thiền định trên sức khỏe không ngừng gia tăng từ năm 1990, từ 50 mỗi năm lên đến 600 mỗi năm trong những năm 2010, và hơn 1000 hiện nay.

Thiền định thực hành hàng ngày đưa tới những biến đổi chức năng cũng như cấu trúc (Hötzel và cộng sự, Scan 2010), trong tổ chức nơ rôn não, đặc biệt tại hạnh nhân.

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng tính mềm dẻo của thần kinh và sự tái tổ chức các xi nắp (khớp giữa các nơ rôn) xảy ra một cách liên tục, đặc biệt dưới ảnh hưởng của thiền định. Theo Joseph Ledoux, chuyên gia sinh học thần kinh về cảm xúc, "Chúng ta là những xi nắp của chúng ta".

Bộ não con người chắc hẳn là một vật thể phức tạp nhất của vũ trụ (100 tỷ nơ rôn và hơn 10000 xi nắp cho mỗi nơ rôn, liên kết các nơ rôn với nhau thành những mạng lưới khổng lồ). Thế giới được não bộ tái tạo, trong rạp chiếu bóng bên trong chúng ta, nhờ các giác quan. Các giác quan đã dần dần xuất hiện trong sự tiến hóa theo Darwin để diễn giải môi trường của chúng ta, trong khung cảnh của một quá trình liên tụcthích hợp hóa (thấy, nghe, sờ chạm, nếm, ngửi).

Phật giáo thêm vào đó một "nguồn" giác quan khác: sự "kiến tạo tâm thức" vì sự tạo ra ý tưởng không có kích thích bên ngoài có thể làm rối loạn sự suy nghĩ của chúng ta. Não không phân biệt được sự thực và giấc mơ. Ví dụ, chúng ta có thể bừng tỉnh dậy toát mồ hôi, tim đập mạnh và hoảng hốt, sau một cơn ác mộng. Tất cả là vấn đề diễn giải, luồng thần kinh chạy tới một số vùng não, kích hoạt hay không một số trung tâm thần kinh. Các loài vật không "thấy" thế giới như chúng ta, vì các cơ quan giác quan của chúng khác với chúng ta (dơi, ruồi, v.v…).

Não tạo ra một sự "diễn giải của thực tại" và sự diễn giải này có thể bị rối loạn theo nhiều cách (ảo giác quen thuộc trên máy bay do ảnh hưởng của tăng tốc độ, nhà ảo thuật, v.v…). Như vậy ta thấy rõ tính chất chủ quan của "cái đang là". Người ta có thể tác động bằng cách thiền định trên chính mình, và chuyển hóa dần tâm thức, nếu thực sự muốn, qua nhiều giai đoạn sáng tạo tâm thức này, để làm giảm đi hay gia tăng một số cảm xúc hay cảm giác.

Có hai mạng lưới hoạt động thần kinh chính, tiếng Anh gọi là DMN và TPN.

Mạng lưới DMN (default mode network) hay "mạng chế độ mặc định", gồm một số vùng não chủ về ký ức và nhận thức về cái ta. Mạng DMN là chủ về quá trình tư duy bên trong, chẳng hạn như khi ta "nghĩ đến chuyện khác".

Hoạt động của mạng lưới này có thể được chứng minh khác xa với thụ động, bởi vì thật ra nó dùng rất nhiều năng lượng. Có thể nói rằng mạng DMN tranh chấp với các vùng não khác để sử dụng các nguyên liệu. Mỗi khi bạn làm điều gì cần đến sự chú tâm, não của bạn phải ức chế mạng DMN. "Mạng chế độ mặc định" này điều khiển sự thiếu chú ý, sự đãng trí, sự lang thang tư tưởng, sự mơ màng trong đó người ta nhai đi nhai lại dĩ vãng, và tưởng tượng về tương lai. Nó hoạt động trong khoảng một nửa thời gian thức tỉnh của chúng ta. Phần tích cực của nó là sự tưởng tượng, sự sáng tạo, sự quy hoạch, sự ôn lại quá khứ để cải thiện tương lai. Ngược lại, khi hoạt động của nó trở thành thái quá hoặc bị rối loạn, phần tiêu cực của nó mạnh hơn, với sự xuất hiện của đủ loại cảm xúc tiêu cực, như sự lo lắng, sự trầm cảm, sự ám ảnh. (bài của BS Trịnh Đình Hỷ, 2015).

Mạng DMN hoạt động ngược lại với một mạng lưới khác, "mạng tác vụ tích cực" TPN (Task-positive network). Hai mạng lưới này đối kháng hay loại trừ lẫn nhau.

Mạng TPN được kích hoạt trong thiền định chánh niệm (hay "tỉnh thức"). Chính nó điều khiển sự chú tâm vào hiện tại, sự tri giác về cơ thể hay sự quan sát tâm thức. Sự kích hoạt của nó sẽ làm ngưng kích hoạt Mạng DMN, và qua đó làm ngưng lại sự nhai lại, sự tiếc nuối quá khứ, sự phỏng đoán tương lai, là nguồn gốc của stress, của lo lắng, thậm chí của sự trầm cảm. Điều này được chứng minh rõ ràng khi so sánh sự hoạt động của hai mạng lưới ở nhóm người hành thiền và nhóm người kiểm tra (BS Trịnh Đình Hỷ, 2015).

Hoạt động của não bộ cực kỳ phức tạp, cho nên rất khó hiểu, và những thử nghiệm từ nhiều năm nay, của "Dự án Não bộ Con người" nhằm tái tạo hoạt động của não bộ con người trên máy vi tính, đến nay vẫn chưa mang lại giải đáp.

Các làn sóng gamma trên điện não đồ (tần số khoảng 40 Hz), biểu hiện một sự hoạt động mạnh mẽ của não, là những thay đổi có thể nhận thấy khi hoạt động thiền định đạt mức độ cao và đều đặn, thựchành mỗi ngày và lâu năm. Chúng thể hiện một sự đồng bộ hóa rất quan trọng của các trung tâm não (thí nghiệm của Matthieu Ricard).

Ngoài ra, một số nghiên cứu gần đây (Jacobs và cộng sự, 2011, giải Nobel) đã đo đoan lạp môi (télomérase) trong máu (là một enzyme kiểm soát chiều dài của đoan lạp, télomère - thành phần của nhiễm sắc thể liên quan tới sự lão hóa tế bào -) ở những người hành thiền có nhiều kinh nghiệm và những người mới tập thiền. Kết quả cho thấy một sự gia tăng đáng kể mức độ đoan lạp môi ở những người hành thiền (gợi lên khả năng chống sự lão hóa tế bào của thiền định).

Một số nghiên cứu khác (Antoine Lutz, 2008) chứng minh một tác động tổng quát trên hội chứng viêm, do một phản ứng tốt hơn gây nên bởi thiền định, rất có thể qua sự giảm tiết cortisol trong khi hành thiền. Cũng như vậy, một số nghiên cứu cho thấy thiền định có thể ảnh hưởng lên di truyền. (Herbert Benson ở Boston, gien liên quan đến sự bài tiết insuline và với cơ chế viêm).

Sự sắp xếp lại cấu trúc của các xi nắp ở người lớn được quan sát bởi IRM (cộng hưởng từ) hoặc PET-scan (cắt lớp phát xạ), trong nhiều sinh hoạt thể thao hay trong lãnh vực chuyên môn khác (như làm trò xiếc hay nhạc sĩ). Gần đây người ta đã cho thấy rõ trên IRM chức năng, một sự thay đổi tương tự với sự gia tăng xi nắp trong một số cấu trúc não (hồi đảo, insula), trong một buổi thiền quán sâu về từ bi (Antoine Lutz, Matthieu Ricard tại NCAM, Boston). Một số nghiên cứu (Sagi và cộng sự) còn gợi ý rằng chỉ cần một vài giờ thiền định cũng đủ để nhận thấy một sự thay đổi trong cấu trúc của chất xám. Não vẫn là một bộ phận đầy bí ẩn, luôn chuyển động, và tiến hóa không ngừng mỗi khi được kích hoạt.

C/ Khía cạnh y học

Việc khai trương một Chứng chỉ đại học về thiền chánh niệm, vào tháng hai 2013 tại Strasbourg bởi BS Bloch, chứng tỏ sự quan tâm mỗi ngày một gia tăng của y giới đối với môn học này, cũng như lợi ích của nó trong việc điều trị (nhiều bệnh như nghiện ngập, trầm cảm, stress, chán ăn, đau mạn tính…, đã được điều trị theo phương pháp thay thế này).

Một nghiên cứu ngẫu nhiên do BS Segal tại Toronto thực hiện năm 2010 đã chứng tỏ sự lợi ích của 8 tuần thiền định, so với việc dùng một giả dược (placebo) hay tiếp tục dùng thuốc chống trầm cảm để tránh tái phát. Thuốc chống trầm cảm và thiền định đều có hiệu quả trên sự tái phát trầm cảm, trong khi giả dược kém hơn một cách rõ rệt, với ý nghĩa thống kê.

Các nhà nghiên cứu của Đại học McGill ở Montréal đã chứng minh rằng các thuốc opioïde (loại thuốc phiện) can thiệp trực tiếp vào thú vui âm nhạc của các nhạc sĩ, theo một nghiên cứu công bố trong "báo cáo khoa học."

Ê kíp của GS Levitin đã ngăn chặn một cách chọn lọc và tạm thời các opioïde trong não bằng thuốc naltrexone, một loại thuốc dùng để cai nghiện. Sau đó họ đo cảm ứng với âm nhạc ở những người tham gia nghiên cứu. Khi nghe các bài nhạc họ thường ưa thích nhất, dù là thể loại âm nhạc nào, họ cũng không còn một cảm giác thích thú nào nữa. Như vậy các loại opioïde nội sinh (endorphine) là chính yếu để cảm thấy những cảm xúc tích cựctiêu cực với âm nhạc, chúng đi theo các con đường ban thưởng về thức ăn, nghiện thuốc và tính dục. Ở đây cũng vậy, người ta nhận thấy một hiện tượng tương tự nơi những hành giả kỳ cựu, và thiền định có thể đóng góp bằng cách hoạt hóa hay ức chế sự bài tiết endorphine (kiểm soát các cơn đau mạn tính, chẳng hạn).

Như đã nói, tác động điều trị không xâm lấn của thiền định có thể có hiệu quả trong đa số trường hợp trầm cảm, stress, đau mạn tính và lo âu, mà không gây ra tác dụng phụ có hại.

Điểm chính yếu để hiểu khía cạnh y học của thiền định là "phản ứng chiến đấu – chạy trốn" đã được tuyển lựa bởi luật tiến hóa để bảo đảm sự sống còn của các cá nhân với những hậu quả sinh lý của nó. Đó là một vòng phản xạ phản ứng theo bản năng, qua sự bài tiết hormones và các hóa chất trung gian, trước một đe dọa mà không có sự trí thức can thiệp nào, để sửa soạn cho cơ thể phản ứng thật nhanh. Có thể điều đó đã rất hữu ích đối với tổ tiên chúng ta để tránh các thú vật săn mồi, nhưng đó lại trở thành rất có hại nếu hệ thống này bị kích hoạt một cách kinh niên. Trong xã hội hiện đại chúng ta đang sống, mỗi cá nhân phải chịu áp lực thường xuyên, cho nên người ta bị trở thành căng thẳng (stress).

Các hậu quả sinh lý (bài tiết quá nhiều các catécholamine thượng thận, gia tăng cortisol trong máu, gia tăng glucose, v.v.), các phản ứng loại "chiến đấu/ chạy trốn" trong stress mạn tính, sinh ra nhiều hậu quả y học như tăng huyết áp, tăng tiết acide và loét dạ dày, lo âu và trầm cảm, rối loạn tiêu hóa dạng co thắt ruột, rối loạn giấc ngủ, stress và suy giảm miễn dịch (do tăng tiết cortisol).

Hệ thống thần kinh – nội tiết (giao cảm và đối giao cảm) là tác nhân chính của những biểu hiện sinh lý đó.

Hệ thống giao cảm tác động lên sự bài tiết quen thuộc adrénaline hoặc épinéphrine, và đưa tới hiệu ứng sảng khoái trong những cảm xúc mạnh. Sự bài tiết này gia tăng lưu lượng tim bằng cách tăng sức mạnh cơ tim, tăng huyết áp bằng cách gia tăng sức cản động mạch và làm tim đập nhanh hơn. Nó cũng tác động trực tiếp lên não bằng cách làm giảm cảm giác đau đớn, và đưa tới "một trạng thái thứ hai" sung mãn, làm tăng trội lên trong một lát các khả năng về vật lýtâm lý. Nó còn có các hiệu ứng khác, đặc biệt về tiêu hóa, với sự giảm vận động ruột và tăng tiết acide dạ dày. Hệ thống đối giao cảm có tác động ngược hẳn lại, và chính sự quân bình giữa hai tác nhân lớn này làm cho con người sống khỏe mạnh. Thực hành thiền định đều đặn cho phép làm giảm tầm quan trọng của sự hoạt hóa kinh niên của vòng phản xạ này, và có khi còn hủy bỏ được nó nơi những người hành thiền có nhiều kinh nghiệm.

D. Kết luận:

Thiền định không chỉ là một tập hợp các kỹ thuật giúp phân tích, điều hòa và thay đổi tâm thức, nó cũng liên kết với một nền đạo đức với những nguyên tắc, và là một lối sống, một phần không tách rời của cuộc sống. Người ta luôn luôn thực hành thiền ít nhiều thời gian trong ngày.

Thiền định làm giảm đi tác động sinh lý của các sự kiện trong đời sống hàng ngày, và làm cho chúng ta có một cái nhìn tích cực hơn về sự vật. Cuối cùng, thiền định cho phép chúng ta sống trong sự thanh thảntrung hòa cảm xúc.

Trí tuệ, từ bi, không phản ứng khó chịu là những bằng chứng của một cuộc sống an bình hơn, hạnh phúc hơn, ít gặp phải những rủi ro của vô thường, là đặc tính của cuộc đời. Thực hành này có thể cho phép chúng ta trở thành một con người tốt hơntìm thấy hạnh phúc bằng cách tránh khổ đau.

BS Dominique Prapotnich


Hội Thảo về Thiền ĐịnhThiền Tông
tại Trúc Lâm Thiền Viện, ngày 4/6/2017
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15323)
Nếu tạo màu theo lớp như hình trên bên phải thì cho xôi theo từng lớp một vào khuôn... Hoavouu sưu tầm
(Xem: 18262)
khổ qua thường dùng chữa các chứng do bệnh nhiệt gây thử nhiệt phiền khát, trúng thử , ung sưng, mắt đỏ đau nhức, kiết lỵ, viêm quầng, nhọt độc, tiểu ít…
(Xem: 18058)
Bài nói chuyện của bác sĩ William Li về một phương thức tiếp cận mang tính đột phá trong y học để chữa trị nhiều bệnh hiểm nghèo, nhất là các loại ung thư và béo phì... William Li
(Xem: 14415)
Một chế độ ăn nhiều thịt có thể làm cho người ta mắc một số bệnh... Bùi Thị Thu Hương
(Xem: 13781)
Trong thực tế, cơ thể con người được hình thành bằng vật chất mà nó được cung cấp bởi những yếu tố bên ngoài chẳng hạn như prô-tê-in, li-pít, chất khoáng .v.v... Nghiệp Đức dịch
(Xem: 15836)
Vitamin B-12 thường không có ở những thực phẩm chay, chỉ có ở các sản phẩm chế biến từ thịt động vật và một số ít có trong trứng và bơ sữa.
(Xem: 18290)
Quyển sách này cho thấy những nét đẹp và khả năng phục hồi của não bộ con người, do khả năng nội tại của nó không ngừng thay đổi và luôn thích ứng để tồn tại.
(Xem: 19055)
Một trong những lãnh vực nghiên cứu thú vị nhất về tác động của việc thăm dò khả năng biến đổi thật sự của cấu trúc não bộ nhờ thực hành thiền định.
(Xem: 11932)
Nhân loại và thế giới thực sự đang đứng trước nguy cơ tự diệt vong do sự tàn phá môi trường khủng khiếp, dân số quá tải...
(Xem: 13617)
Các khoa học gia đã chọn chế độ dinh dưỡng chay áp dụng cho các phi hành gia và họ đã nghiên cứu cách trồng rau...
(Xem: 24722)
Những gì Đức Phật dạy chúng ta, bằng hai con đường: tâm linh và khoa học con người sẽ đạt được cứu cánh giải thoát khỏi tất cả mọi ràng buộc...
(Xem: 13765)
Khi bạn câu được con cá hay đánh bắt được một mẻ lưới cá, có bao giờ bạn tự hỏi “liệu cá có biết đau đớn như cảm giác biết đau trong nhận thức của con người hay không?”
(Xem: 14500)
Bức thư là cách thể hiện phản ứng của Einstein đối với một cuốn sách mang tựa đề “Choose Life: The Biblical Call to Revolt”.
(Xem: 31597)
Hiện có hai nguồn tin đối nghịch về Bột Nêm. Một bên cho rằng Bột Nêm KHÔNG AN TOÀN vì có chứa hai chất "sodium 5 va guanylate" (I&G).
(Xem: 21661)
Đối với những người ăn chay, hai loại hạt Chia và Flaxseed, đặc biệt là hạt Chia có thể nói là thực phẩm chay lý tưởng vì là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời...
(Xem: 38057)
Hàm lượng vitamin K trong một bát cải tím được nấu chín có thể được cơ thể bạn hấp thu cao gấp 10 lần so với những bữa ăn hàng ngày thông thường.
(Xem: 17833)
Ăn chay, theo các nhà dinh dưỡng học định nghĩa là một chế độ dinh dưỡng mà thực phẩm được lấy từ các nguồn thực vật bao gồm rau đậu quả củ và ngũ cốc...
(Xem: 15212)
Trong bối cảnh cao điểm cơn sốt hóa chất tăng trọng, tạo nạc, kích thích heo nuôi, thì nếu Phật tử chúng ta khéo sách tấn việc ăn chay, thì chắc chắn hiệu quả rất lớn.
(Xem: 15294)
Hiện nay, nhiều bằng chứng cụ thể cho thấy đậu nành có khả năng làm giảm lượng cholesterol của những người bị bệnh cao mỡ.
(Xem: 16348)
Những ngày qua, thời tiết nóng bức làm cơ thể bị nhiệt, khiến nhiều người bị viêm họng, lở miệng...
(Xem: 15439)
Ăn các loại quả mọng như mâm xôi, dâu tây... có tác dụng cải thiện trí não và giúp ngừa chứng mất trí nhớ liên quan tới tuổi già.
(Xem: 13082)
Các chất chống ô xy hóa trong vỏ táo có thể giúp mở ra các liệu pháp cũng như hướng điều trị mới cho những ai bị các rối loạn do viêm ruột kết...
(Xem: 15486)
Để đáp ứng đủ lượng kali cho cơ thể, 4.700 mg/ngày, khoai tây là thực phẩm không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng của bạn...
(Xem: 15667)
Cà phê chứa hàng trăm hợp chất, bao gồm các chất chống ô xy hóa và chất kháng viêm - vốn có thể hạn chế những dấu hiệu sinh học của tình trạng viêm...
(Xem: 31617)
Bậc giác ngộ, đức Phật Gotama, sử dụng từ bhavana để diễn tả những thực tập về sự phát triển của tinh thần. Từ này được dịch đại khái là thiền định.
(Xem: 15005)
Những người ăn chay và loài động vật ăn rau quả ra mồ hôi làm mát cơ thể, không giống như loài động vật ăn thịt phải thở mạnh (thở hổn hển) để làm mát cơ thể.
(Xem: 60480)
Ớt ngọt có tên khoa học: Capsicum annum L. Nó được gọi là ớt ngọt vì nó không có vị cay gắt như ớt cay; vì được trồng nhiều ở Đà Lạt nên còn được gọi là ớt Đà Lạt.
(Xem: 14375)
Nếu bạn dự định đăng tải gì đó, bạn phải luôn tự hỏi: Nó có đúng không? Nó có cần thiết không? Nó có phù hợp không?
(Xem: 16742)
Món ăn ngày Tết - Mứt dứa ngọt mềm
(Xem: 13744)
Thêm một sự lựa chọn thú vị cho những người thích ăn chay trong dịp năm mới - món bánh muffin làm từ bí xanh và các nguyên liệu tự nhiên.
(Xem: 28889)
Cho các vị lớn tuổi, các bịnh nan y, cũng như các chứng bịnh thông thường, cách chữa bịnh uống nước lọc đã được tìm ra bởi ủy hội y học Nhật Bản...
(Xem: 16418)
Gần Tết rồi bạn hãy trổ tài làm mứt cho gia đình cùng thưởng thức nhé, mứt khoai lang dẻo, bùi, không quá ngọt như ở ngoài hàng bán.
(Xem: 16074)
Khoai lang bí, khoai môn, khoai mì luộc chín riêng mỗi thứ, lưu ý khoai lang và khoai môn nên luộc chín dòn đừng luộc chín mềm.
(Xem: 14946)
Cho vỏ cam vào bát nhỏ, thêm chút nước sôi, để khoảng 3- 4 phút, vớt ra để ráo. Hòa tan đường, cho vào chảo đun sôi.
(Xem: 13953)
Vắt nước cam rồi bỏ vào máy sinh tố với dâu xay lên. Sau đó, bỏ chút đường quậy đều và cho chút đá vào.
(Xem: 13400)
Xoài mua về để cho chín mùi rồi ta mới gọt vỏ lấy cơm của nó xay cho nhuyễn để vào tủ đá cho gần đông đặc lại, sau đó để xoài vào thố lớn dầm xoài ra...
(Xem: 12094)
Nấm mối thường mọc khắp nơi nhưng nhiều nhất là ở miền quê, nơi có vùng đất thịt bazan. Ở những vùng đất này, nấm có khi mọc lên trong bờ rào...
(Xem: 13527)
Chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe nên ổi được xem là thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn uống hằng ngày.
(Xem: 15883)
Nâng chén chè có sắc màu tím đậm in trong lòng chén trắng phau, người ăn cảm thấy tâm hồn bâng khuâng xao xuyến, dịu đi những mệt mỏi ngày thường.
(Xem: 17665)
Theo dân gian, nhai lá ổi hoặc ăn ổi sống có thể làm nướu răng chắc khỏe hơn và răng sáng hơn. Ngoài ra ổi còn có khả năng khử trùng, chống vi khuẩn...
(Xem: 15540)
Những lát sen ngào được bảo quản trong lọ thủy tinh trong veo, đậy kín. Sen ngào được đặt lên bàn thờ cúng ông bà để tỏ lòng hiếu thảo.
(Xem: 16180)
Bánh lá dứa không phải là món ăn chơi của người Kinh, người Hoa địa phương, mà là món ăn dân dã của đồng bào dân tộc Khmer “sáng chế”.
(Xem: 13440)
Nhóm nghiên cứu của ông Castro nhận thấy vỏ chuối băm nhỏ có thể nhanh chóng tách lọc chì và đồng khỏi nước sông cũng tốt như những loại vật liệu khác.
(Xem: 11707)
Việc nghiên cứu xương đầu của chim gõ kiến có thể giúp giới khoa học chế tạo mũ bảo hiểm bảo vệ não khỏi chấn thương nghiêm trọng.
(Xem: 11407)
Dưa gang có vị ngọt nhạt, tính hàn, có lợi cho tràng vị, giải rượu và ngộ độc. Muốn giảm cân, lấy dưa gang luộc rồi bóc vỏ, đánh tơi...
(Xem: 12237)
Không mất nhiều thời gian, lại tận dụng được nhiều nguyên liệu có sẵn trong gian bếp, bạn có thể tự chăm sóc da của mình theo phương châm “rẻ mà đẹp”.
(Xem: 13280)
Sâm sương là một loại dây leo, rất quen thuộc với người dân Việt Nam, có người gọi là sương sâm, là món dùng giải khát phù hợp cho tất cả mọi người...
(Xem: 10764)
Đau mắt đỏ là bệnh thường gặp và dễ lây lan. Có một số cách chữa đau mắt đỏ mà người dân ở vùng sâu vùng xa có thể áp dụng từ cây, lá...
(Xem: 9845)
Các nhà khoa học Úc cho biết bổ sung sữa chua hằng ngày có thể giúp ngừa tình trạng thành mạch máu dày lên, vốn có thể dẫn tới các cơn trụy tim và đột quỵ.
(Xem: 10246)
Bổ sung gừng có thể giúp giảm nguy cơ bị viêm sưng ở ruột, một trong những tác nhân dẫn đến ung thư ruột kết.
(Xem: 18576)
Ngâm nấm mèo cho nở, rửa sạch, bỏ gốc. Cà rốt, đậu hủ, nấm mèo xắt lát mỏng, dài cỡ 5cm. Bắc chảo dầu nóng, phi boarô cho thơm...
(Xem: 11477)
Bệnh nổi gân trên da hay còn gọi là bệnh giãn tĩnh mạch là hiện tượng mao mạch nhỏ hoặc tĩnh mạch ở da bị giãn nở. Phần lớn là do di truyền, tuổi tác...
(Xem: 12188)
Người Tây Tạng đã khám phá ra nhiều bài thuốc cơ bản, như dùng bơ nấu chảy đắp lên vết thương để cầm máu, hay dùng nước nóng để trị chứng không tiêu.
(Xem: 21815)
Cải xoăn là một loại rau màu xanh mà lá nhăn nheo. Không chỉ là một món ăn ngon, cải xoăn còn có rất nhiều chất dinh dưỡng.
(Xem: 9904)
Những lúc ngồi ngẫm nghĩ, tôi lại càng thấm thía câu nói mà ông cha ta đã dạy: “Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm” hay “Nghèo cho sạch, rách cho thơm”.
(Xem: 12718)
Trộn đường vào cream quấy đều cho tan ra, dùng một nửa số sầu riêng vào hỗn hợp xay nát chung với vanilla ice cream...
(Xem: 11791)
Ðể đường và nước vào xoong nhỏ nấu lên cho tan đường ra và hơi đặc lại, để thử độ đặc, ta có thể thấy đường dính vào muỗng gỗ là được.
(Xem: 14757)
Trộn tất cả, cho lên bếp khuấy cho bột đặc thành 1 miếng to, bột không cần chín hoàn toàn. Bỏ ra cắt thành miếng nhỏ, nhận nhân vào giữa và túm lại...
(Xem: 11507)
Bánh nướng, dẻo là món quà quen thuộc trong dịp trung thu, nhưng bạn đã bao giờ thử bánh trung thu từ rau câu chưa. Vỏ bánh giòn mát...
(Xem: 12602)
Từ thời văn minh cổ, con người đã biết dùng lô hội làm thuốc và thức ăn uống. Do loại cây này nhiều tính năng chữa trị nên cả thế giới đều biết đến.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant