Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Trang 3

11 Tháng Ba 201100:00(Xem: 21653)
Trang 3

KINH HOA NGHIÊM 
Hán Dịch: Ðại-Sư Thật-Xoa-Nan-Ðà - Việt Dịch: HT Thích Trí Tịnh
Phật Học Viện quốc Tế Xuất Bản PL 2527 - 1983

PHẨM HOA TẠNG THẾ GIỚI 
THỨ NĂM

Lúc đó, Phổ-Hiền Bồ-Tát muốn tuyên lại nghĩa này, thừa oai-lực của Phật, mà nói kệ rằng :

Hoa-Tạng thế-giới-hải

Pháp-giới đồng không khác

Trang-nghiêm rất thanh-tịnh

An-trụ nơi hư-không.

Trong thế-giới-hải này

Sát-chủng khó nghĩ bàn

Mỗi mỗi đều tự-tại

Ðều riêng không tạp loạn.

Biển Hoa-Tạng-Thế-Giới

Sát-chủng khéo an bày

Hình khác, trang-nghiêm khác

Các loại tướng không đồng.

Chư Phật biến-hóa-âm

Nhiều loại làm thể đó

Tùy nghiệp-lực mà thấy

Sát-chủng nghiêm-sức đẹp.

Hình Tu-Di, thành, lưới,

Nước xoáy, hình tròn, vuông

Hoa sen nở rộng lớn

Cõi cõi bao quanh nhau.

Hình sơn-tràng, lâu-các

Hình kim-cang xây vòng

Những sát-chủng quảng-đại

Bất-tư-nghì như vậy.

Ðại-hải, lửa chơn-châu

Quang-võng bất-tư-nghì

Những sát-chủng như vậy

Ðều trụ nơi liên-hoa.

mỗi mỗi những sát-chủng

Quang-võng bất-khả-thuyết

Trong quang hiện các cõi

Khắp cả mười phương biển.

Tất cả những sát-chủng

Bao nhiêu đồ trang-nghiêm

Quốc-độ hiện trong đó

Thấy khắp vô-cùng tận.

Sát-chủng bất-tư-nghì

Thế-giới-vô-biên-tế

Nhiều thứ trang-nghiêm đẹp

Ðều do oai-lực Phật.

Trong tất cả sát-chủng

Thế-giới bất-tư-nghì

Hoặc thành, hoặc hư hoại

Hoặc cõi đã hư hoại

Ví như lá trong rừng

Có mọc cũng có rụng

Trong sát-chủng như vậy

Thế-giới có thành hoại.

Ví như trong rừng cây

Các thứ quả sai khác

Như vậy y sát-chủng

Các loài chúng-sanh trụ.

Ví như chủng-tử khác

Sanh quả đều sai khác

Vì nghiệp-lực sai khác

Cõi chúng-sanh không đồng.

Ví như tâm-vương bửu

Tùy tâm thấy màu sắc

Vì tâm chúng-sanh tịnh

Ðược thấy cõi thanh-tịnh.

Ví như đại long-vương

Nổi mây khắp hư-không

Như vậy Phật nguyện-lực

Xuất sanh các quốc-độ.

Như thuật-sĩ ảo-thuật

Hiển được các đồ vật

Vì nghiệp-lực chúng-sanh

Quốc-độ bất-tư-nghì.

Ví như những tượng màu

Của họa-sĩ sáng tác

Như vậy tất cả cõi

Tâm họa-sĩ làm thành.

Thân chúng-sanh khác nhau

Tùy tâm phân-biệt khởi

Như vậy các cõi nước

Không gì chẳng do nghiệp.

Ví như thấy chư Phật

Nhiều hình sắc sai khác

Tùy tâm hành chúng-sanh

Thấy các cõi cũng khác.

Ngàn đắy của các cõi

Bủa giăng lưới liên-hoa

Những tướng trạng không đồng

Trang-nghiêm rất thanh-tịnh.

Những lưới liên-hoa kia

Nơi sát-võng an-trụ

Bao nhiêu sự trang-nghiêm

Các loài chúng-sanh ở.

Hoặc có trong cõi nước

Hiểm trở không bình-thản

Do chúng-sanh phiền não

Thấy trong đó như vậy.

Tạp-nhiễm và thanh-tịnh

Vô-lượng thế-giới-chủng

Tùy tâm chúng-sanh khởi

Bồ-Tát-lực gia-trì

Hoặc có trong cõi nước

Tạp nhiễm và thanh-tịnh

Hoặc do nghiệp-lực khởi

Bồ-Tát chỗ hóa-độ.

Có cõi phóng quang-minh

Ly-cấu-bửu làm thành

Các thứ nghiêm-sức đẹp

Chư Phật khiến thanh-tịnh.

Trong mỗi thế-giới-chủng

Kiếp thiêu bất-tư-nghì

Hiện bày đầy hư ác

Nơi đó thường kiên cố.

Do nghiệp-lực chúng-sanh

Xuất sanh nhiều quốc-độ

Nương trụ nơi phong luân

Và nương thủy-luân trụ.

Thế-giới tự như vậy

Thấy nhiều loại không đồng

Như thiệt không có sanh

Cũng lại không diệt hoại.

Trong mỗi mỗi tâm niệm

Xuất-sanh vô-lượng cõi

Do oai-thần của Phật

Ðều thấy tịnh không nhơ.

Có cõi bùn đất thành

Thể-chất rất cứng rắn

Ðen tối không ánh sáng

Kẻ ác-nghiệp ở đó.

Có cõi kim-cang thành

Tạp nhiễm nhiều lo sợ

Khổ nhiều mà vui ít

Kẻ phước mỏng ở đó.

Có cõi toàn bằng sắt

Hoặc cõi xích-đồng thành

Núi đá hiểm đáng sợ

Kẻ tội ác đầy dẫy.

Trong cõi có địa ngục

Chúng-sanh khổ khó cứu

Luôn ở trong đen tối

Biển lửa thường thiêu đốt.

Hoặc lại có súc-sanh

Biết bao hình xấu-xí

Do nơi tự ác-nghiệp

Thường thọ các khổ-não

Hoặc có cõi Diêm-La

Luôn khổ nỗi đói khát

Trèo lên núi lửa to

Chịu những khổ rất nặng.

Hoặc có các quốc-độ

Bảy báu hiệp lại thành

Bao nhiêu là cung-điện

Do tịnh-nghiệp tạo nên.

Các Ngài xem thế-gian

Trong đó Trời và Người

Quả tịnh-nghiệp thành-tựu

Tùy thời hưởng khoái lạc.

Trong mỗi mỗi chơn lông

Ức cõi bất-tư-nghì

Các thứ tướng trang-nghiêm

Chư từng có chật hẹp.

Chúng-sanh nghiệp sai khác

Thế-giới nhiều vô-lượng

Trong đó sanh thủ-trước

Thọ khổ vui chẳng đồng.

Có cõi thuần châu báu

Thường phóng vô-biên-quang

Kim-cang diệu liên-hoa

Trang-nghiêm tịnh vô-cấu

Có cõi bằng ánh-sáng

Y quang-luân an-trụ

Kim-sắc hương chiên-đàn

Diệm-vân khắp sáng soi.

Có cõi bằng nguyệt-luân

Hương-y trải khắp nơi

Nơi trong một liên-hoa

Bồ-Tát ngồi đầy khắp.

Có cõi bằng châu báu

Hình sắc không bợn nhơ

Ví như lưới Thiên-đế

Quang-minh thường chiếu sáng.

Có cõi bằng chất hương

Hoặc là hoa Kim-cang

Ma-ni quang hiện bóng

Nhìn xem rất thanh-tịnh.

Hoặc có nan-tư-cõi

Hoa xoay kết hợp thành

Trong đó đầy Hóa-Phật

Bồ-Tát khắp sáng rực.

Hoặc có cõi thanh-tịnh

Toàn là những cây hoa

Nhánh đẹp che đạo-tràng

Mây ma-ni giăng khắp.

Có cõi tịnh-quang chiếu

Hoa Kim-Cang làm thành

Có âm-thinh Hóa-Phật

Vô-biên giăng thành lưới.

Có cõi như Bồ-Tát

Mão tốt đẹp ma-ni

Hoặc cõi hình bửu-tòa

Từ quang-minh biến hóa.

Hoặc là mạt chiên-đàn

Hoặc là bạch-hào-quang

Hoặc tiếng trong Phật-quang

Mà thành cõi đẹp đó.

Hoặc thấy cõi thanh-tịnh

Dùng một quang trang-nghiêm

Hoặc thấy nhiều trang-nghiêm

Các cõi đều kỳ-diệu.

Hoặc dùng mười quốc-độ

Vật đẹp để trang-sức

Hoặc dùng ngàn quốc-độ

Tất cả để trang-nghiêm.

Hoặc dùng ức quốc-độ

Trang-nghiêm nơi một cõi

Những hình tướng chẳng đồng

Ðều như bóng tượng hiện.

Bất-khả-thuyết quốc-độ

Trang-nghiêm mơi một cõi

Mỗi vật phóng quang-minh

Do nguyện-lực của Phật.

Hoặc có những quốc-độ

Do nguyện-lực thanh-tịnh

Trong các vật trang-nghiêm

Khắp thấy những sát-hải.

Người tu nguyện Phổ-Hiền

Cảm thành cõi thanh-tịnh

Tam-thế cõi trang-nghiêm

Trong đây hiện đủ cả.

Phật-tử nên quán-sát

Sát-chủng oai-thần-lực

Những quốc-độ vị-lai

Như mộng đều khiến thấy.

Những thế-giới mười phương

Những quốc-độ quá-khứ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15005)
Đại chánh tân tu số 0070, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13444)
Đại chánh tân tu số 0068, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15123)
Đại chánh tân tu số 0069, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16491)
Luận Du Già Sư Địa (Phạn: Yogacàrabhùmi – sàtra), tác giảBồ tát Di Lặc (Maitreya) thuyết giảng, Đại sĩ Vô Trước (Asànga) ghi chép, Hán dịch là Pháp sư Huyền Tráng (602 -664)... Nguyên Hiền
(Xem: 13215)
Đại chánh tân tu số 0067, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12583)
Đại chánh tân tu số 0066, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13461)
Đại chánh tân tu số 0065, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13411)
Đại chánh tân tu số 0064, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12759)
Đại chánh tân tu số 0063, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 12074)
Đại chánh tân tu số 0063, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11973)
Đại chánh tân tu số 0062, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12646)
Đại chánh tân tu số 0061, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11474)
Đại chánh tân tu số 0060, Hán dịch: Huệ Giản; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11781)
Đại chánh tân tu số 0059, Hán dịch: Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11149)
Đại chánh tân tu số 0058, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13279)
Đại chánh tân tu số 0057, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13161)
Đại chánh tân tu số 0056, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11587)
Đại chánh tân tu số 0055, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12167)
Đại chánh tân tu số 0054, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12355)
Đại chánh tân tu số 0052, Hán dịch: Thí Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11950)
Đại chánh tân tu số 0051, Hán dịch: Khuyết Danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12744)
Đại chánh tân tu số 0050, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12366)
Đại chánh tân tu số 0048, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12191)
Đại chánh tân tu số 0047, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12259)
Đại chánh tân tu số 0046, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12009)
Đại chánh tân tu số 0045, Hán dịch: Pháp Hiền, Thí Quang Lộc Khanh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11954)
Đại chánh tân tu số 0044, Hán dịch: Khuyết Danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11221)
Đại chánh tân tu số 0043, Hán dịch: Huệ Giản; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11369)
Đại chánh tân tu số 0042, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12375)
Đại chánh tân tu số 0041, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12461)
Đại chánh tân tu số 0040, Hán dịch: Ðàm Vô Sấm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11994)
Đại chánh tân tu số 0039, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12959)
Đại chánh tân tu số 0038, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12038)
Đại chánh tân tu số 0037, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12601)
Đại chánh tân tu số 0036, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13007)
Đại chánh tân tu số 0035, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13944)
Đại chánh tân tu số 0034, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12736)
Đại chánh tân tu số 0033, Hán dịch: Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14864)
Đại chánh tân tu số 0032, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11924)
Đại chánh tân tu số 0031, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12183)
Đại chánh tân tu số 0030, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12883)
Đại chánh tân tu số 0029, Hán dịch khuyết danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12771)
Đại chánh tân tu số 0028, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14764)
Đại chánh tân tu số 0027, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12744)
Đại chánh tân tu số 0022, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15389)
Đại chánh tân tu số 0021, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12574)
Đại chánh tân tu số 0020, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13215)
Đại chánh tân tu số 0018, Hán dịch: Pháp Thiên; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14237)
Đại chánh tân tu số 0017, Hán dịch: Chi Pháp Ðộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15546)
Đại chánh tân tu số 0016, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13745)
Đại chánh tân tu số 0015, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13136)
Đại chánh tân tu số 0014, Hán dịch: Sa Môn An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc và Tâm Hạnh
(Xem: 13568)
Kinh Bát Nê Hoàn (Đại Chánh Tân Tu số 0006) - Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12480)
Kinh Phật Bát Nê Hoàn (Đại Chánh Tân Tu số 0005) - Bạch Pháp Tổ; Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12085)
Kinh Thất Phật Phụ Mẫu Tánh Tự (Đại Chánh Tân Tu số 0004) - Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12896)
Kinh Phật Tỳ Bà Thi (Đại Chánh Tân Tu số 0003) Hán Dịch: Tống Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Tâm Hạnh
(Xem: 12979)
Kinh Thất Phật (Đại Chánh Tân Tu số 0002) Hán Dịch: Tống Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Tâm Hạnh
(Xem: 13207)
Đức Phật dạy: Ai muốn tin Ta, làm đệ tử Ta, cần phải đủ trí quán sát, mới tin; không rõ nguyên nhân Ta, mà tin Ta ấy là phỉ báng Ta... HT Thích Hành Trụ dịch
(Xem: 21333)
Thiện Ác Nghiệp Báo (Chư Kinh Yếu Tập) Đại Chánh Tân Tu số 2123 - Nguyên tác: Đạo Thế; Thích Nguyên Chơn dịch
(Xem: 143636)
Đại Tạng Việt Nam bao gồm 2372 bộ Kinh, Luật và Luận chữ Hán và tất cả đã kèm Phiên âm Hán Việt...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant