Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

4. Thầy trụ trì

21 Tháng Ba 201100:00(Xem: 9997)
4. Thầy trụ trì

BÓNG THỜI GIAN
Tác giả: Diệu Kim

THẦY TRỤ TRÌ

Cái tin chùa Long Sơn có thầy trụ trì mới về chẳng làm dân trong xã ngạc nhiên chút nào. Đây là vị trụ trì thứ ba trong vòng ba năm. Dân nói với nhau: “Rồi thầy cũng đi thôi. Đất này, chùa có ‘huông’ rồi, linh lắm, không ai ở được.”

Chỉ có điều lạ là, thầy trụ trì về mà không có lễ “tấn phong” rình rang như trước, không có mặt chư Tăng Ni chứng minh như trước. Một buổi trưa, người ta thấy một bóng áo nâu lấm bụi đường, khuôn mặt ẩn sau vành nón rộng, tay nải oằn nặng trên vai, còn tay kia xách một bịch nylon thấy rõ những cuốn sách nằm xếp lớp bên trong. Con đường làng uốn lượn qua những khóm tre, khóm trúc, bóng xoài, bóng nhãn, nắng chấp chới trên chiếc áo nâu như một lời chào không rõ thân tình hay đùa nghịch.

Thầy về hôm trước, hôm sau đã nghe tiếng mõ công phu đều đều. Bà Tư Bèo nhà giáp đất chùa là người làm công quả đầu tiên. Không phải tốt gì lắm, mà do bà vốn quen qua vườn chùa hái đọt nhãn lồng về sắc cho ông chồng uống trị bệnh tim. Lúc chùa không có ai thì bà qua hái thoải mái, giờ có mặt thầy, không lẽ nín thinh không chào một tiếng, coi sao đặng. Rồi bà đon đả: “Thầy có làm gì tui làm tiếp cho thầy.” Thầy cười nhẹ: “Dạ, cũng chưa có việc gì. À mà dì Tư có đi chợ tôi gởi mua giùm chai nước tuơng.” “Mèn ơi, vô tình quá. Thầy về hèn lâu mà hổng thấy thầy đi chợ. Rồi thầy ăn gì ha?” “Hồi về tôi có đem theo tương chao, đề phòng chợ xa. Bây giờ ăn hết rồi.” Bà Tư mau mắn: “Được, được, thầy đừng lo.” Bà chạy về nhà đem qua “cúng dường” liền một chén nước tương, thứ nước tương lẻ bán đong lít, đong xị, không ngon bằng tàu vị yểu nhưng lại đậm đà mùi đậu nguyên chất.

Từ đó bà Tư lui tới thuờng xuyên, giúp đỡ thầy phá dọn mảnh vườn đầy cỏ dại để trồng mấy thứ rau quả ăn dần. Thầy cuốc đất, lên liếp rồi gieo hạt đậu đũa, cà chua, xà lách, cải ngọt, bầu bí, mồng tơi... Lại thêm một luống vạn thọ để cắt hoa cúng Phật và nạo vét cái ao nhỏ gây lại giống sen. Bà Tư nhìn thầy làm mà chắt lưỡi: “Tui coi bộ tướng thầy y như thầy giáo. Hổng biết trụ được bao lâu!” Nói rồi bà biết mình lỡ lời nên hoảng hồn bụm miệng. Nhưng thầy chỉ cười: “Trụ được một ngày biết được một ngày.” Bà Tư nhìn gương mặt trẻ trung của thầy, chợt thấy vừa lo lắng vừa bực bội không diễn tả được. Bà phủi đít đứng dậy đi về nhà, bỏ quên luôn con dao làm cỏ.

Thấm thoát, cà ra trái đỏ rực vườn chùa, đậu cũng lúc lỉu đầy giàn, và rau cải xanh um, bí bầu mơn mởn... Thầy ăn một mình không hết, cứ gọi xóm giềng đến cho. Riết rồi vườn chùa là của chung, ai muốn ăn gì cứ vô hái, chỉ cần nói: “Thầy ơi, cho con xin...” Hái xong, lấy thùng xuống mương xách nước quơ dùm thầy một vòng. Có hôm, chị Hai Ánh hái luôn cả thúng rau trái đem ra chợ bán, mua về tàu hủ, nước tương, chao, đường, bột ngọt... chất đầy bếp chùa. Chị không quên cái túm cà phê nhỏ để thầy tỉnh táo mà thức công phu. Chị còn kêu thằng con trai 17 tuổi của chị: “Đông, mày mạnh tay qua cuốc giùm thầy cái liếp cải coi.” Đông khà khà: “Làm giùm rồi thầy có đãi tui nhậu không? Từ hôm thầy về tới giờ chưa chịu liên hoan.”

Chị Hai nhớ lại vị trụ trì thứ hai, rất trẻ và cởi mở, cứ thù tiếp với cán bộ và thanh niên trong xã như bạn bè. Nhưng rồi không hiểu sao thầy cũng khăn gói ra đi. Chị quát thằng Đông, không cho nó nói bậy, nhưng trong lòng chị than thầm: “Chẳng biết ra sao...”

Sáu Kình công an ấp tới thăm chùa một buổi chiều, tay xách chai rượu thuốc vàng sậm. Cùng đi, có anh Năm Tân trưởng ban văn hóa thông tin xã. Năm Tân nức nở khen khu vườn chùa gọn gàng, sạch đẹp. Sáu Kình lại phẩy tay: “Tôi chỉ cám ơn thầy ở chỗ thầy làm quang đãng cho tụi ăn trộm không còn chỗ núp. Cả năm nay chùa hoang, vườn hoang, quản lý mệt quá. Thôi vô một ly nghen thầy.” Thầy nhỏ nhẹ: “Anh cảm phiền, tôi không biết uống rượu. Để tôi dọn cơm chay mời mấy anh ăn cho vui. Lâu lâu ăn cực với chùa một bữa nghen.” “Ăn cực cũng đâu có sao. Nhưng thầy phải uống với tôi mới vui. Ông thầy trước hòa đồng lắm.” “Dạ thôi, mấy anh cứ uống tự nhiên, còn tôi uống trà đá được rồi.”

Bữa cơm đâm ra mất hào hứng. Sáu Kình uống vô hai ly nhỏ rồi nhìn thầy chăm chăm: “Tui hỏi thiệt thầy nghen, thầy đẹp trai quá mà đi tu chi uổng vậy?” Thầy cười mỉm mỉm: “Lúc tám, chín tuổi tôi đã nhận ra mình ở trong chùa. Cha mẹ đâu chẳng rõ. Đến lớn, khi bắt đầu nhận thức được, tôi thấy yêu mến con đường Phật giáo nên tu luôn.” “Hà hà, thầy coi chừng mấy con nhỏ trong xóm đó nghen.” “Mô Phật, anh nói nghe kỳ quá!” Sáu Kình cười ngất: “Giỡn mà. Nhưng tôi cũng cầu trời cho thầy ở đây lâu hơn mấy ông kia...” Thầy lẳng lặng nhìn ra vườn chùa, nơi có những hoa cà đang ẩn trong lòng nó một trái nhỏ con con. Ráng chiều vàng rực bao lấy những cánh hoa tim tím dịu dàng.

Sân chùa trở thành nơi tụ tập của tụi con nít. Vị trụ trì đầu tiên có công lót gạch tàu hết khoảng sân rộng. Ông còn bắt tay xây lại nhà tổ rất quy mô. Nhưng hễ ai vào chùa mà không ý tứ giữ sạch sẽ hoặc nói năng không cẩn trọng liền bị ông quở. Nhưng sau đó ông lại ngồi than: “Ở các vùng quê, Phật tử chẳng được học hành giáo lý gì hết, khó mà hoằng pháp.” Ông thường xuyên rút vào phòng nghiên cứu kinh sách. Các Phật tử nhìn những cuốn từ điển dày cộp của ông, những bộ kinh hàng chục cuốn bao bìa mạ vàng cất trong tủ kính mà lắc đầu thán phục.

Tuy nhiên, chẳng bao lâu, ông bỏ đi, để lại ngôi nhà tổ đang cất dở dang. Đến khi vị trụ trì thứ ba về, chính là thầy, nhà tổ vẫn chưa trùng tu xong. Nhưng thầy chỉ tận dụng những tấm tôn cũ còn xài được, đem lên lợp, cốt sao tránh được mưa nắng. Duy cái sân gạch, thầy quét dọn sạch sẽ và cho phép đám trẻ con vào chơi. Thầy chỉ dặn: “Các con đừng ngắt bông, để dành cúng Phật, Phật sẽ thương cho các con học giỏi. Giờ trưa thì về nhà để yên tịnh cho thầy nghỉ ngơi.” Tụi nhỏ dạ rân.

Một hôm, con bé Thảo cháu bà Ba Lý rụt rè hỏi: “Thầy ơi, con hổng có đi học rồi làm sao Phật thương cho con học giỏi.” Nhà con bé nghèo quá, cả đám anh chị em đẻ năm một lít nhít, ăn còn không đủ, lấy tiền đâu đi học. Thầy vuốt tóc nó: “Thôi, mỗi bữa con đến đây thầy dạy cho.” Bữa nào bé Thảo cũng ẵm em tới sân chùa chơi với tụi bạn trong xóm, nhưng từ đó thay vì chơi suốt, nó dành ra một tiếng đồng hồ học chữ với thầy. Thầy cho nó cả tập, viết, thước kẻ... Nó mừng lắm, cưng cuốn tập như cưng vàng.

Lũ trẻ thấy bé Thảo học, cũng ngưng ngang cuộc chơi, đứng ngó. Trong đám ấy, rất nhiều đứa không được đến trường. Vậy là, tụi nó về nhà kể với ba má, xin học với thầy. Sân chùa thành “lớp tình thương” khiến ông chủ tịch ấp cảm ơn rối rít. Thầy dành dụm tiền bán đậu, bán cà mua tập viết cho lũ trẻ. Đổi lại, tụi nhỏ cứ quấn quít bên thầy, quét sân, lau chùa, phơi củi như một bầy con. Lâu dần, bớt nghe tụi nó chửi thề, đánh lộn. Bà Tư Bèo nói: “Ông thầy có phép gì mà khiển được đám lâu la này vậy cà?”

Sân chùa còn vang tiếng hát ca của đám thanh niên trong xóm. Cái hôm gần đến lễ Quốc khánh, xã có chuẩn bị hội diễn văn nghệ, thầy kêu thằng Đông: “Em có đăng ký hát không? Rủ bạn bè sinh hoạt văn nghệ cho vui. Qua sân chùa mà tập cho rộng rãi.” Đông liền kéo đám bạn vô chùa. Lần đó, ấp 3 của Đông được giải nhì, tụi nhỏ rinh nguyên nồi chè vô liên hoan với thầy và gọi đùa đây là “nhà văn hóa.”

°

N

hưng cơn lũ đã ào tới phá vỡ sự bình yên của cái xã heo hút. Sân chùa vắng ngắt, chỉ có lũ chim trên cành me kêu ríu ran nhớ nắng, nhớ tiếng cười của bầy trẻ nhỏ. Mỗi tối, thầy tụng kinh một mình, chuông mõ như cũng ngóng theo từng con nước lên. Dân trong xã nháo nhác chạy đi tìm đường tránh lũ. Chủ tịch xã quyết định đắp đê bao cứu lúa. Hy vọng vớt vát được phần nào, chứ không mất trắng như cơn lũ năm rồi.

Dân trong xã ủng hộ quyết định này, ùn ùn kéo đi như những ngày đắp đê làm thủy lợi. Tờ mờ sáng đã thấy dòng người đổ ra đồng, xếp dài theo những tuyến kinh, nơi mà con nước sẵn sàng phá vỡ để tràn vào gây họa. Kẻ cầm leng móc đất, kẻ đứng đóng cừ tràm, các dì các chị thì lấy bao khiêng đất. Tiếng đất thảy nghe bình bịch, tiếng nước sôi réo đằng sau bờ đê... Mặt mũi ai nấy lấm lem hiện rõ dần trong ánh ban mai. Trong đó có một tà áo nâu bết bùn và một gương mặt lấm chấm sình non ẩn dưới vành nón lá. Chị Hai Ánh xách ấm nước đi tới, rót ra một ly: “Thầy uống đi thầy, rồi nghỉ mệt chút.” Mấy người đứng gần đó liền phụ họa: “Ừ, thầy nghỉ tay đi. Tội nghiệp, thầy ăn chay ăn lạt, sức đâu làm như tụi tui.”

Thì ra có mặt thầy trụ trì chùa Long Sơn trong đám người đi cứu lúa. Thầy lắc đầu, mặt đỏ hồng dưới ánh nắng: “Dạ cô bác yên tâm, tôi chưa mệt đâu mà...” Bà Tư Bèo chợt vỗ đùi cái đét: “Tui nhớ ra rồi, niệm Quán Thế Âm Bồ Tát thì đỡ mệt hơn, như hồi mình leo núi Sam vậy mà. Nam mô...” Nghe giọng bà Tư niệm Phật, ai nấy không nhịn được, cười ồ lên. Phút chốc mà con đê đã vượt khỏi mực nước rất xa, chỉ thấy những con sóng tức tối vỗ bên kia bờ đất, đục ngầu những con mắt bọt nhìn theo đám người thở phào sau mấy ngày vất vả...

Thầy Long Sơn khẽ cúi xuống nâng một bông lúa bị chân ai đó vô tình giẫm lên. Bông lúa ửng vàng trong đôi mắt thầy rưng rưng...

°

L

ần đầu tiên chùa Long Sơn tổ chức lễ Phật Đản vui như vậy. Trước đó, chú Bảy Kiên Chủ tịch xã vô chơi với thầy, nhắc thầy sao “im re” “Tôi đi họp, thấy mấy chùa kia xin phép tổ chức lễ, gởi thư mời ì xèo lắm, còn thầy có định làm gì không? Hay là tôi cho mấy đứa bên văn hóa thông tin vô tiếp thầy dán băng-rôn? Ờ, thầy về đây lâu quá mà hổng thấy thuyết pháp gì hết, thôi kỳ lễ này thầy lên giảng sơ sơ cho dân nghe. Tôi cũng muốn chùa làm lễ xôm xôm một chút, mừng bà con mình thoát lũ.”

Thầy mỉm cười cảm ơn chú Bảy. Chú đi quanh quanh ra sân chùa, thích thú khen đám kiểng non thầy mới gầy dựng. “Tôi cũng ưng các hoạt động văn hóa như vầy, kẻo người ta nói xứ mình khô cằn. Thầy ơi, bữa nào rảnh thầy chỉ tôi uốn kiểng nghen.” “Được mà, chỉ sợ chú không rảnh việc nước đó thôi.” Chú Bảy lắc đầu: “Công việc thì làm hoài hổng hết, hễ muốn chơi thì chơi chớ biết chừng nào mới rảnh hả thầy – Chú sực nhớ – À, còn lớp học tình thương của thầy nữa, tôi đã xin được một mớ tập viết cho tụi nhỏ, tiếp tay với thầy. Vài bữa tôi cho người đem vô. Thầy có khó khăn gì không, cứ nói tôi liệu tiếp được phần nào thì tiếp.” Thầy cười: “Bây giờ chưa thấy khó gì hết!” Chú Bảy thủ thỉ: “Xã mình nghèo quá, thôi thì thầy chung lo với tụi tôi. Coi bộ thầy ở đây ‘hợp’ à nghen. Vậy mà mấy người trong xã cứ đồn chùa này có huông, tôi không tin.”

Chú Bảy ra về, bắt tay thầy thân mật, không quên cầm theo “quà tặng” của thầy là một rổ cà chua đỏ hồng hoàn toàn không xịt thuốc sâu và phân hóa học.

Tiếng trống Bát nhã vang lên ấm cả một quãng đồng. Tiếng đại hồng chung ngân nga rơi trên những cành lá xanh mướt... Buổi lễ Phật Đản tuy đơn sơ nhưng long trọng và chan hòa tình cảm giữa mái chùa cùng thôn xóm. Sau các nghi thức lễ, mọi người ngồi quây quần trong chánh điện, thầy ngồi giữa, thuyết pháp đúng 30 phút, đề tài Từ Bi. Giọng thầy trầm trầm, lời lẽ giản dị, vậy mà ai nấy cứ xuýt xoa: “Mèn ơi, thầy giảng hay quá mà thầy giấu nghề!” Khói nhang bay quấn lấy những gương mặt dãi dầu mưa nắng nhưng chất phác, chân thành. Trên cao, Đức Phật đang nhìn xuống với một nụ cười hiền hậu. Và trong tay Phật, có một cành sen không lời.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 12591)
Trái tim không phải để suy nghĩ. Trái tim là để yêu thương. Khi trái tim nghĩ thì chắc cũng không nghĩ như khối óc.
(Xem: 14180)
Cũng như những kinh luận liễu nghĩa khác, nội dung của kinh không ngoài việc chỉ cho mọi người thấy được TÁNH PHẬT của chính mình.
(Xem: 10921)
Kinh Lăng Già gắn liền với Thiền là một sự kiện đáng ghi nhớ trong lịch sử Thiền tông, khi Sơ tổ Đạt Ma đem bộ kinh bốn quyển này phó chúc cho Nhị tổ Huệ Khả
(Xem: 10601)
Nhân khi Phật đi thuyết pháp ở Hải-Long-Vương cung về qua đấy, quỉ vương đi đón Phật và mời Phật vào trong thành Lăng-Ca xin thuyết pháp.
(Xem: 11279)
Vàng không có tự tánh, nhờ có điều kiện thợ khéo mà có tướng sư tử sinh khởi. Sự sinh khởi ấy sở dĩ có được là do nhân duyên, cho nên nó là duyên khởi.
(Xem: 12078)
Kính lạy bậc Giác ngộ pháp thật Lìa các phân biệt cùng hý luận Muốn khiến thế gian rời bùn lầy Trong không ngôn thuyết, hành ngôn thuyết.
(Xem: 13227)
Kinh Phước Đức, một Kinh nói về đề tài hạnh phúc. Kinh được dịch từ tạng Pali và nằm trong bộ Kinh Tiểu Bộ (Khuddhaka-nikāya).
(Xem: 13716)
Trong khi đi vào thành phố để khất thực, hoặc trong khi đi ra khỏi thành phố, (vị khất sĩ) phải thực tập tư duy như sau:
(Xem: 33737)
Vì sao gọi nước kia tên là Cực Lạc? Vì chúng sanh của nước ấy không có các khổ não, chỉ hưởng những điều vui.
(Xem: 11404)
Trong kinh nầy, Đức Phật giảng rằng Diệu Pháp chỉ tồn tại khi nào pháp hành Tứ Niệm Xứ được tu tập sung mãn.
(Xem: 12996)
Các đệ tử bậc thánh được chỉ dạy hiểu tâm này như nó thực sự là; do vậy, với đệ tử bậc thánh, có sự thăng tiến tâm.
(Xem: 13135)
Bộ Kinh “DUY MA CẬT” này, tôn yếu hiển bày pháp môn Bất Nhị. Chính đó là phương tiện của Chư Phật, Bồ Tát thị hiện,
(Xem: 11696)
VănThù Sư Lợi Ma Ha Bát Nhã ba la mật kinh vốn là mẹ của mười phương chư Phật , pháp môn huyền diệu của tất cả Bồ tát .
(Xem: 17959)
Tâm Phật thì thường rỗng lặng tròn đầy trong sáng tột bực, thuần là trí huệ Bát Nhã, nơi đó tuyệt nhiên không có một pháp có thể nói được.
(Xem: 11499)
Đức Phật vì các vị Tỳ kheo trẻ tuổi nói nhiều bài pháp, khai thị, chỉ giáo, soi sáng, khiến hoan hỷ.
(Xem: 11930)
“Này các thầy, thế nào gọi là Nghĩa Lý Siêu Việt về Không? Khi con mắt phát sanh, nó không từ đâu tới cả, và khi hoại diệt, nó không đi về đâu cả.
(Xem: 11596)
Đại quang minh này là do Thánh Quán Tự Tại Bồ-Tát phóng ra. Ngài vì muốn cứu độ hết thảy các hữu tình đang chịu đại khổ não nên...
(Xem: 19049)
Trong các thế gian có ba pháp không thể yêu, không trong sạch, không thể muốn, không vừa ý. Ba pháp là gì?
(Xem: 12640)
Người thọ Tam quybố thí sự vô uý cho hết thảy chúng sanh, cho nên quy y Phật, Pháp, Tăng, phước đức người ấy không thể kể được.
(Xem: 11432)
Ngài Phổ Hiền đã từng chứng pháp môn nầy lâu rồi nên lúc dạy ra cho chúng sanh đã làm cho ức ngàn trời người qua được biển khổ.
(Xem: 13224)
Đây là thông điệp cuối cùng của Đức Phật trao cho hàng đệ tử khi Phật sắp thị tịch niết bàn ở rừng Sala song thụ, thuộc thành Câu-thi-na-yết-la (Kussinagayâ), Ấn Độ.
(Xem: 15852)
Kinh này được Bụt nói vào khoảng một tháng trước ngày Người nhập diệt, chứa đựng những lời dặn dò đầy tâm huyết của Bụt cho hàng đệ tử xuất gia của Người.
(Xem: 11923)
Chư Thiện tri thức, pháp môn ta đây lấy Định Huệ làm căn bổn. Đại chúng chớ mê lầm mà nói Định với Huệ là khác nhau.
(Xem: 11779)
Bạch Thế Tôn ! Vì sao Bồ tát tu thiện vốn ít mà lại gặt quả nhiều, thành tựu nhiều phước báo công đức vô lượng?
(Xem: 12882)
Những nhân gì mà khiến cho các loài chúng sinh, phải chịu các quả báo sai khác tốt xấu trong lục đạo luân hồi.
(Xem: 12726)
Khởi ác tâm với Phật, hủy báng, sanh khinh mạn, vào trong địa ngục lớn, thọ khổ vô cùng tận.
(Xem: 14027)
“Tâm tưởng của hết thảy chúng sinh khác nhau, sự tạo nghiệp của họ cũng khác, nên mới có sự luân chuyển trong mọi thú”.
(Xem: 13048)
“Ta quán thấy ở cõi Nam Diêm-phù-đề này, trong thời kỳ mạt thế, do sự bạc phước của tất cả chúng sinh,các thứ ác quỷ thần khởi lên các tai nạn não loạn khiến cho chúng sinh không an"..
(Xem: 13022)
Tôi như Chiên Đà La, phải thanh tịnh thân tâm mà chẳng nên tịnh ăn uống. Tại sao?
(Xem: 13369)
Đứng trước cảnh tàn sát, lắng nghe tiếng rên siết, tự cảm thấy mình bất lực, mà tụng niệm kinh Kim Cương thì lại thấy tâm hồn dịu lại.
(Xem: 12835)
Phật dạy: Người đời có sáu điều ác tự lừa gạt và tự gây tổn hại: Mắt bị hình sắc lừa gạt, tai bị âm thanh lừa gạt , mũi bị mùi thơm lừa gạt, ý bị tư tưởng tà vạy lừa gạt.
(Xem: 12766)
Do lìa chấp, nên gồm thâu tất cả pháp, trụ nơi tri kiến bình đẳng, tức tri kiến chân thật.
(Xem: 11810)
Tâm bình đẳng như vắng lặng thì tâm ấy vui vẻ, nhu nhuyến tự nó gắn liền với lời dạy của Phật.
(Xem: 11796)
Trí tuệ kia không chỗ nào không khắp tỏ ngộ, là chỗ coi trọng của tất cả, bởi thế mà không cho đó là sự nhọc nhằn, khổ sở.
(Xem: 12408)
Kinh chỉ dạy cho ta đường lối phá vỡ và siêu việt những ý niệm ràng buộc ta trong vô minh, sanh tử và khổ đau,
(Xem: 12456)
Yếu chỉ của Kinh này là dùng nghĩa Duy Thức để phá kiến chấp của ngoại đạo.
(Xem: 19916)
Đặc điểm kinh này nói về thiên và thần là giữa họ với nhân loại có sự tương quan. Ấy là nhân loại sống theo chánh pháp thì họ được nhờ và họ hộ vệ.
(Xem: 12050)
Bài kinh ngắn này được trích từ một trong những tuyển tập kinh xưa cổ nhất của Đại thừa Phật giáo, kinh Đại Bảo Tích (Ratnakuta), nói về ý nghĩa tánh Không.
(Xem: 12081)
Đạo lý căn bản trong Phật-Học, nếu không tín giải đạo lý luân hồi nầy, ắt có thể gặp nhiều chướng ngại khó hiểu ...
(Xem: 16954)
Giải thâm mậtbộ kinh được đại luận Du dà, các cuốn 75-78, trích dẫn toàn văn, trừ phẩm một (Chính 30/713-736).
(Xem: 12743)
Bồ Tát khi tu pháp Bố-thí, không nên trụ chấp các tướng; nghĩa là không nên trụ chấp tướng sáu trần...
(Xem: 15157)
Chúng sanh căn cơ, tâm bịnh, sở thích vô cùng. Giáo môn của Phật, Bồ Tát cũng chia ra vô lượng.
(Xem: 16211)
Cuối lạy đấng Tam Giới Tôn, quy mạng cùng mười phương Phật, con nay phát nguyện rộng, thọ trì Kinh Di Đà.
(Xem: 12960)
Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhơn nào tu học theo pháp hồi hướng này thì nên biết rằng người ấy chắc chắn đạt được Vô sanh Pháp nhẫn, có thể độ tất cả chúng sanh chưa được độ, đem lại cho vô lượng chúng sanh sự an lạc.
(Xem: 12314)
Người đời thường nghiêng về hai khuynh hướng nhận thức, một là có, hai là không. Đây là hai quan niệm vướng mắc vào cái tri giác sai lầm.
(Xem: 11982)
Kinh Phật Thuyết Đại Bát Nê Hoàn trong bộ Niết Bàn là một bộ kinh tiêu biểu của Phật giáo Bắc truyền do Đại sư Pháp Hiển (380-418/423), thời Đông Tấn dịch.
(Xem: 11980)
Trong các pháp ấy, không có chứng đắc, không pháp sở-dụng, không có bồ-đề. Thông đạt như thế, mới được gọi là chứng đắc đạo-quả vô thượng chính-đẳng chính-giác.
(Xem: 13228)
Pháp-Ấn này là cửa ngõ của ba pháp giải thoát, là căn bản của chư Phật, là con mắt của chư Phật, là nơi chư Phật đạt đến.
(Xem: 16578)
Phật bảo các vị tỳ kheo rằng ở trong thế gian có ba pháp không đáng mến, không thông suốt, không đáng nghĩ đến, không vừa ý. Ba pháp đó là gì?
(Xem: 13299)
Đây chính là lời của tất cả Phật thời quá-khứ đã giảng, tất cả Phật thời vị-lai sẽ giảng và tất cả Phật thời hiện-tại đương giảng.
(Xem: 12584)
Đây là những điều mà tôi được nghe hồi Phật còn cư trú tại tu viện Cấp Cô Độc, trong vườn cây Kỳ-đà, gần thành Xá Vệ.
(Xem: 11910)
Tạo hình tượng Phật hoặc hình tượng Bồ Tát, là việc làm có một ý nghĩa cao quý và gây một cái nhơn công đức, phước đức lớn lao.
(Xem: 19932)
Ngài Quán Tự tại Bồ Tát, sau khi đi sâu vào Trí huệ Bát Nhã rồi, Ngài thấy năm uẩn đều "không" (Bát Nhã) nên không còn các khổ.
(Xem: 11234)
Quốc độ của đức Phật đó đẹp đẽ thanh tịnh, ngang dọc bằng thẳng trăm ngàn du- thiện-na, đất bằng vàng cõi Thiệm Bộ.
(Xem: 11329)
Phật nói hết thảy chúng sinh, ở trong bể khổ, vì nhân nghĩ càn, gây duyên lăn-lộn …
(Xem: 10467)
Nếu có chúng sanh nghe được Vô Lượng Thọ Trí Quyết Định Vương Như Lai 108 Danh Hiệu tức được thọ mạng dài lâu.
(Xem: 11158)
Này các Tỳ-khưu, Ta không tranh luận với đời, chỉ có đời tranh luận với Ta.
(Xem: 11027)
Người có trí gấp làm việc thiện, tránh ác gian như tránh vực sâu. Việc lành, lần lữa, không mau, tâm tà dành chỗ, khổ đau tới liền.
(Xem: 10082)
Thế nào là Tỳ-khưu giới hạnh cụ túc? Ở đây, Tỳ-khưu từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót...
(Xem: 11810)
Các pháp, tư tác dẫn đầu, tư tác, chủ ý bắc cầu đưa duyên, nói, làm lành tốt, thiện hiền, như hình dọi bóng, vui liền theo sau.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant