Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Quán Thế Âm Bồ Tát nhĩ căn viên thông giảng giải

31 Tháng Ba 201100:00(Xem: 26968)
Quán Thế Âm Bồ Tát nhĩ căn viên thông giảng giải

QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT NHĨ CĂN VIÊN THÔNG GIẢNG GIẢI
Lê Sỹ Minh Tùng

blank

BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM THUẬT LẠI CHỖ TU CHỨNG


Khi bấy giờ Bồ Tát Quán Thế Âm đứng dậy cung kính chấp tay thưa :

- Bạch Thế Tôn! Tôi nhớ hằng hà sa kiếp trước, có Đức Phật ra đời hiệu là Quán Thế Âm và tôi đã phát Bồ Đề tâm thời ấy. Đức Phật Quán Thế Âm dạy tôi phương phápnghe, suy nghĩ và tu” để được thể nhập Tam-ma-đề.

- Bạch Thế Tôn! Trước hết tôi sử dụng tánh nghe: Nghe động và nghe tĩnh, rồi tôi xóa đi ý niệm động tĩnh ấy, từ đó sức tịch tĩnh tăng dần, tôi dứt được “năng văn” và “sở văn”. Sức tịnh tĩnh không dừng ở đó bấy giờ tánh giác tôi lại hiển hiện ra. Tôi tiếp tục tư duy : Dù là giác tánh nhưng tánh “năng giác” “sở giác” hãy còn. Tôi bèn xóa đi ý niệm về giác bấy giờ tâm tánh tôi rỗng rang lặng lẽ như hư không. Tôi lại diệt đi cái giác tri “như hư không” ấy. Cuối cùng tôi diệt cả khái niệm “diệt”. Khi tôi diệt hết khái niệm vi tế về “diệt sanh, sanh diệt” bỗng dưng tôi nhận thấy toàn thể pháp giới trong mười phương chỉ còn là cảnh giớibất nhịtịch diệt hiện tiền. Tâm tánh của tôi viên mãn khắp giáp mười phương vượt hẳn tầm nhận thức thường tình của thế gian. Tôi được hai món thù thắng: Một là tâm tôi hợp với bản giác nhiệm mầu của mười phương Như Lai, đồng một từ tâm hướng hạ cứu độ chúng sinh. Hai là hợp với tâm của lục đạo chúng sinh trong mười phương, đồng một bi tâm hướng thượng cầu Vô thượng Bồ Đề.

Ở phần kinh trên, Đức Phật đã gạn hỏi đại chúng nguyên nhân đạt được đạo, chứng nhập viên thông. Có hai mươi lăm vị Thánh đệ tử Thanh Văn lẫn Bồ Tát lần lượt trình bày về thành quả viên thông ấy, cái nguyên nhân chứng đắc của mình để cho ông A Nan chọn cái nào là viên thông nhất làm nhân địa tu hành. Sáu căn, sáu trần, sáu thức và bảy đại đều là những dữ kiện để đạt đến chứng đắc viên thôngviên thành Thánh quả. Nếu theo thứ tự thì Nhĩ căn viên thông phải được trình bày sau phần nhãn căn viên thông ở đoạn kinh trước. Nhưng vì tầm quan trọng và siêu tuyệt của nó nên Bồ Tát Quán Thế Âm nhĩ căn viên thông được trình bày sau chót vì chỗ chứng đắc của Đức Quán Thế Âm mới là tròn đủ, nhiệm mầu. Đối với sáu căn thì căn tai là bậc nhất cho nên hành giả chỉ cần đi sâu vào một căn thì sáu căn liền thanh tịnh. Quán Thế Âm là dùng “Văn Tư Tu”, văn là nghe, tư là suy nghĩ, nghe rồi suy nghĩ để tu nghĩa là nghe ở tai, suy nghĩ ở tâm và tu trong sự làm thì trí tuệ vô lậu phát sinh mà vào được chánh định. Nghe ở đây là nghe chánh pháp, nghe Phật phápsuy nghĩsuy nghĩ đúng với chân lý thì sự thực hành mới có lợi lạc, mới phát sinh trí tuệ sáng suốt. Nhĩ căn viên thôngphương phápphản văn văn tự tánh” giúp hành giả dứt vọng trở về chơn nghĩa là không xuôi dòng chạy theo âm thanh mà trở ngược lại tánh nghe tức là từ cái nghe để trở về với tự tánh của mình. Nhập lưu ở đây chính là đi ngược dòng nghiệp thức để quay lại quán tánh nghe. Người thực hành pháp môn này tuyệt đối không dùng tai để nghe vì nếu còn dùng tai để nghe là còn chạy theo âm thanh sắc tướng tức là chạy theo vọng tưởng trần duyên. Đối với âm thanh chẳng nói là nghe mà nói là Quán tức là dùng Trí chiếu soi chớ không dùng Thức Tai mà nghe.

Vậy Ngài Quán Thế Âm áp dụng nhĩ căn viên thông như thế nào?

Đức Quán Thế Âm quán cái “tánh nghe” không tăng không giảm, không biến chuyển thay đổi, không sinh diệt và bao trùm khắp mười phương. Ngài quán các tướng động, tĩnh hiện ra trong tánh nghe là huyễn hóa, là không thật vì chúng không có tự tánh, không có chủ thể cho nên Ngài không còn phân biệt thật có năng, có sở mà vào được tánh viên thông. Tánh nghe thì lúc nào cũng có, khi có âm thanh là nghe tiếng còn không có tiếng, vắng lặng là nghe tĩnh đến khi không còn nghe động hay tĩnh tức là dứt được năng văn, sở văn. Khi tai nghe âm thanh động, tĩnh từ bên ngoài (sở văn) thì tâm liền buông bỏ, quên đi sở văn nghĩa là nghe thì cái gì cũng nghe mà thật ra chẳng nghe cái gì hết tức là năng văn, sở văn trở nên vắng lặng, không nghe bên ngoài mà chẳng còn nghe bên trong. Mặc dù động, tĩnh vẫn còn nhưng không quan tâm cái gì hết. Muốn thực hành pháp môn Nhĩ căn viên thông được rốt ráo thì trước hết hành giả phải cố gắng thực tập cái nghe. Nghe thì nghe tất cả mà như không nghe gì hết, hay không nghe gì hết mà vẫn nghe tất cả. Đây là cách nhiếp căn tai lại không cho chạy theo thanh trần tức là âm thanh động, tĩnh, thị phi, phải quấy, tốt xấu. hơn thua… bên ngoài. Nên nhớ căn mắt và căn tai là hai cơ quan nhạy bén nhất của con người nên dễ tiếp xúc, cảm nhận và phân biệt trần cấu mà phát sinh ra vọng tưởng. Do đó mắt thì cái gì cũng thấy mà như không thấy gì hết, chẳng cần quan tâm lưu ý cái gì hết thì tâm không động. Và cứ như thế mà thực hành lối tu này thì đến lúc năng văn, sở văn hoàn toàn không còn nữa tức là có được Nhân Không.

Bây giờ không trụ vào chỗ nghe hay không nghe nghĩa là cái nghe thì đã không nghe rồi, nhưng cái không nghe thì cũng không vương mắt, chấp vào chỗ cái không nghe mà trong ta chỉ còn có một cái tánh giác mà thôi. Nói cách khác trong tâm bấy giờ tất cả những ý niệm cho dù là thiện, ác cũng không còn thì tánh giác xuất hiện. Nhưng nếu hành giả cố giữ ý niệm về giác thì cũng không được mà phải xóa bỏ luôn ý niệm năng giác về mình và sở giác là đối tượng giác mà mình cố giữ gìn, bám vúi vào đó. Sau khi đã xóa bỏ hoàn toàn năng giác, sở giác thì tâm rỗng rang lặng lẽ và thấy vạn pháp như rỗng Không. Rỗng Không là thấy vạn pháp là đối tượng “sở không” còn trí của mình là “năng không” nên mới có sự phân biệt năng không, sở không. Sau cùng hành giả phải diệt hết cái biết trống không tức là đừng bám vúi vào cái giác tri rỗng không ấy tức năng không, sở không cũng bỏ hết, chẳng còn gì để phân biệt. Năng Không và Sở Không đều diệt mất tức là đã giải thoát khỏi pháp. Sau cùng ý tưởng về sanh diệt cũng diệt luôn nghĩa là dù biết thế giớisinh sinh diệt diệt, nhưng hành giả phải diệt đi cái quan niệm sinh diệt của vạn pháp chớ đừng thấy vạn pháp sinh mà vui mừng, tham đắm, say mê và vạn pháp diệt thì phiền não, khổ đau. Thí dụ còn thấy mình tu để diệt vô minh phiền nãoý niệm sinh diệt, cần phải diệt vì thế gian chẳng có cái gì là vô minh phiền não cả. Nếu tâm không còn dính mắc thì tìm đâu ra phiền não vô minhphiền não vô minh đâu có thật! Vì thế nếu hành giả diệt được ý niệm sanh diệt nghĩa là thấu hiểu vạn phápvô thường sinh sinh diệt diệt cho dù con ngườiquan tâm thì nó cũng sinh diệt hay chẳng cần để ý đến thì nó cũng sinh diệt như thường nên họ nhìn vạn pháp một cách trực giác, hồn nhiên thì chính họ sẽ có cái vui tịch diệt. Trong ngũ uẩn thì hành uẩn là cội nguồn phát sinh ra ý niệm, dòng tư tưởng sinh diệt xuất phát từ hành uẩn tuôn chảy không ngừng vì thế nếu không diệt được hành uẩn thì khó kiềm chế ý niệm. Một khi phá được hành uẩn thì dĩ nhiên thức uẩn không còn vì chẳng còn ý niệm gì để phân biệt. Sanh diệt đã diệt thì Tịch Diệt hiện tiền nghĩa là tự tánh Bồ Đề hiển hiện tức là vào Tam-ma-đề, chứng vô sanh pháp nhẫn. Đó là Thường Chân Thật vậy.

Pháp tu Quán Thế Âm Nhĩ Căn Viên Thông này vô cùng thâm sâu huyền diệu đưa hành giả đạt đến trí tuệ tận cùng và sau cùng chứng được Lăng Nghiêm tam muội để có giải thoát giác ngộ viên mãn.

Ngày xưa Trí Giả Đại sư của phái Thiên Thai đã nghiêm trì kinh Pháp Hoa đến chỗ tận đỉnh tột cùng, chứng được Pháp Hoa tam muội và nhất triền Đà la ni. Sau khi xuất định, Ngài lập ra môn Tam Chỉ Tam Quán. Về sau có vị Pháp sư người Ấn Độ nghe danh nên đến núi Thiên Thai thăm viếng. Sau khi nghe Trí Giả Đại sư trình bày về môn Tam Chỉ Tam Quán, vị Pháp sư rất ngạc nhiên mà thốt lên rằng pháp môn này cũng giống như kinh Thủ Lăng NghiêmẤn Độ. Trí Giả Đại sư tuy đã nghiêm trì Phẩm Phổ Môn Quán Thế Âm trong kinh Pháp Hoa đến chỗ cao tột nên Ngài muốn nhờ kinh Thủ Lăng Nghiêm để ấn chứng. Tại sao phải là kinh Lăng Nghiêm? Bởi vì trên thế gian, duy nhất kinh Lăng Nghiêm mới có pháp tu “phản văn văn tự tánh’ của Ngài Quán Thế Âmchứng đắc Thủ Lăng Nhiêm tam muội. Pháp môn Tam Chỉ Tam Quán dùng “ý thức” để tu tâm, còn kinh Lăng Nghiêm lại dùng “tánh của căn” để tu. Hành giả muốn tu theo pháp môn ‘phản văn văn tự tánh” để có được Thủ Lăng Nghiêm Đại Định thì tuyệt đối không dùng đến tâm thức bởi vì tâm thức phân biệt là cội nguồn của vọng thức chớ không phải chơn tâm. Nhưng nếu cho rằng tâm thức là dẫn dắt đến chỗ vô minh tăm tối nên chúng sinh cố gắng xả bỏ tâm thức tán loạn vọng động để tạo cái tâm an định, tịch tĩnh thì lại bị kẹt vào chỗ chấp. Mà còn chấp là còn dính mắc, không thể có tự tại. Nếu quan niệm rằng cố gắng thiền quán để đưa tâm đến trạng thái tĩnh lặng tức là ý niệm không còn thì sẽ đắc định. Đây chỉ là bước đầu trên con đường giải thoát giác ngộ chớ thật ra cái định đó vẫn chưa thoát ra khỏi khuôn khổ của tâm thức. Do đó, dựa theo kinh Lăng Nghiêm, hành giả phải xả bỏ tâm thức dưới mọi hình thức thì mới hy vọng đạt được tánh định sẵn có của tự tâm. Lúc bấy giờ chúng sinh mới có thể nhận rõ được những thể tánh như nghe, thấy, nếm, ngửi, xúc, biết thường có trong các giác quan của mình. Tánh định này mới thật sự là chơn định.

Thông thường, chỉ quán là do công phu luyện tập lâu ngày thuần thục mới có thể kết hợp được tâm và cảnh nhất như mà không lấy ngay tự tánh sẵn có làm định. Ngược lại, kinh Lăng Nghiêm dùng định viên mãn của tự tâm sẵn có làm “Nhất Thiết Sự Cứu Cánh Kiên Cố” nghĩa là sự bền chắc nhất trong tất cả mọi thứ tức là cứu cánh bậc nhất. Vì thế lối tu “Tự tánh bổn định” này khác hẳn với lối tu tam chỉ tam quán của Ngài Trí Giả Đại sư. Một khi đã nắm được thể tánh chiếu diệu đó, hành giả liền khởi công tu luyện “vi mật quán chiếu” mà không cần lấy tư duy tu tập làm quán. Tại sao? Bởi vì cái định này vốn tự tánh sẵn có, thường hằng, không ngoài tự tánh bất động cùng làm một thể chơn định. Vì sự huyền diệu đó mà Trí Giả Đại Sư rất xúc động khi nghe có kinh Thủ Lăng Nghiêm đang lưu hành mà chính Ngài chưa từng hay biết nên Ngài khát vọng muốn có cơ hội để xem cho được bộ kinh nầy nên hằng ngày hai lần sớm chiều hướng về phương Tây (Ấn Độ) quỳ lạy cầu khẩn liên tiếp trong mười tám năm cho kinh Lăng Nghiêm được sớm truyền bá sang Trung Quốc. Nhưng duyên chưa đến nên Trí Giả Đại Sư viên tịch lúc Ngài 67 tuổi mà vẫn chưa hề thấy, đọc được kinh.

Con người thường có bệnh chấp nên nói rằng tu hành để diệt vô minh, phá trừ pháp chấp. Nhưng thực ra mê giác là một, không ngoài tham-sân-si thì không có giới-định-tuệ, không có Phật tánh nào khác.

Có một ông Tướng chán ngán nhân tình thế thái nên đến xin xuất gia với Ngài Đại Huệ :

- Bạch Thầy! Hiện tại con đã trừ sạch niệm hồng trần, xin Thầy từ bi thu nhận con làm đệ tử xuất gia.

Sư bảo :

- Ông có gia đình, còn tập khí ngoài đời nặng nề nên chưa thể xuất gia, hãy thong thả từ từ.

Ông thưa :

- Bạch Thầy! Gia đình, vợ con, thê thiếp, công danh, phú quý con đều bỏ được hết, cúi mong Thầy cho con xuất gia ngay.

Sư vẫn bảo :

- Hãy thong thả từ từ.

Ông đành chờ. Ngày nọ, ông dậy rất sớm vào chánh điện đảnh lễ Phật. Ngài Đại Huệ thấy vậy, liền bảo :

- Tướng quân vì sao mà dậy sớm đến lễ Phật như thế?

Ông trả lời bằng bài kệ :

Vì trừ lửa trong tâm

Dậy sớm lễ sư trưởng

Sư cũng đối lại :

Dậy sớm như thế ấy

Chẳng sợ vợ ngủ người

Ông vừa nghe liền nổi giận bảo :

- Lão quái này, sao hôm nay nói năng xúc phạm đến người quá vậy?

Lúc đó, Thiền sư Đại Huệ cười mà bảo rằng :

Nhè nhẹ phẩy chiếc quạt

Tánh lửa đã cháy phừng

Nóng nảy hừng như thế

Sao bảo buông xuống xong?

Đang nổi giận, ông nghe nói vậy chợt bừng tỉnh lại. Do đó khi nổi giận là sân, nhưng khi tỉnh lại là giác. Con người vì mê nên mới khởi tham-sân-si, nếu bây giờ giác được tham-sân-si thì sẽ trở về với tánh giác nhiệm mầu trong sáng sẵn có của chính mình.

Khi nói mê là mê đối với ngộ, cũng như ngộ là ngộ nơi mê. Nói cách khác do bỏ quên cái ngộ thì mê, những bây giờ rõ mê thì được ngộ. Nhưng mê ngộ không có thật thể cho nên người có chánh kiến biết rõ tâm là rỗng không tức là vượt khỏi mê ngộ. Bình thường, chúng sinh còn thấy có niệm mê, niệm ngộ nghĩa là mình chưa khỏi mê. Cho dù chính mình thấy ngộ được cái mê, nhưng vẫn còn thấy có cái mê để ngộ thì cũng chưa hết mê tức là bởi chưa hết mê nên mới còn thấy cái mê để cho mình ngộ vì thế khi nào còn ý niệm mê ngộ là chưa sạch cái mê. Cũng như hễ có sáng thì không có tối, còn có tối thì không có sáng chớ không phải dùng cái sáng mà soi cái tối được. Thí dụ nếu nói tu hành để có Bồ-đề, Niết bàn nghĩa là còn thấy cái mê để ngộ thì vẫn còn mê vì thật ra Bồ-đề, Niết bàntự tánh sẵn có, đâu cần phải tu mới có vì thế người biết đạo thì chỉ cần sống thật với tự tánh thì không tìm ngộ mà cũng chẳng cần bỏ mê thì niệm mê ngộ tan biến, thanh tâm mới hiện bày. 

Tổ Đạt Ma dạy rằng : ”Khi mê thì có Phật có Pháp, khi ngộ thì không có Phật Pháp”. Như thế khi ngộ thì Phật Pháp bỏ ở đâu mà không có? Chúng sinh vì còn mê mới thấy có Phật, có Pháp ở ngoài tâm nên mới dong ruỗi mong cầu đến khi thức tỉnh giác ngộ thì mới biết rằng tâm mình là Phật, tâm mình là Pháp nên nói không có Phật Pháp là vậy.

Có một vị dũng tướng đến hỏi Thiền sư :

- Thiên đường, địa ngục là có hay không?

Sư hỏi :

- Ông làm nghề gì?

- Tôi là đại tướng, oai danh lẫm liệt.

Sư nói :

- Tướng ông èo uột như thế mà gọi là đại tướng được hay sao?

Vị tướng nghe nói, mặt bừng bừng sát khí, tay định rút kiếm ra thì Sư mới bảo rằng :

- Đó chính là cửa địa ngục.

Vị tướng xấu hổ, chợt tỉnh ngộ, cúi đầu sám hối.

Thiền sư mĩm cười bảo :

- Đó, chính đó là cửa thiên đường.

Vậy thiên đường, địa ngục là ngay trong tâm chớ không đâu khác.

Nên nhớ ngoài tâm không có Phật, ngoài Phật không có tâm. Nhưng khi gọi “Tâm hay Phật” cũng là danh từ đối đãi cho nên nếu chúng sinh còn kẹt trên danh tự thì còn thấy có hai. Do đó, Phật tâm, Phật tánh là cái biết chớ không phải cái có thể nói được. Ngày xưa, cư sĩ Bàng Uẩn làm bài kệ để nói về Phật Bất Động tức Phật A Súc ở phương Đông :

Thường nghe Phật A Súc

Nghĩ hướng phương Đông cầu

Hôm nay xét nét kỹ

Bất động tự nhiên đến.

Thông thường chúng sinh nghe Phật A Súc ở phương Đông nên hướng về phương Đông mà cầu để được vãng sinh về cõi đó. Nhưng ông Bàng Uẩn nói rằng một khi tâm mình bất động tức là có thanh tịnh thì Phật Bất Động hiển hiện trong tâm của mình tức là thấy được Phật A Súc mà khỏi cần cầu phương Đông chi cả.

Đến đây thì tất cả các vọng niệm phân biệt chấp trước đều hết, chơn tâm thanh tịnh tự hiện bày. Đó chính là trừ hết vọng thì chân tánh hiển lộ cũng như mây tan thì có ánh sáng mặt trời thế thôi.

Lúc ấy thế gianxuất thế gian đối với Ngài đều sáng tỏ nên Ngài được hai thứ thù thắng tràn đầy sáng suốt :

1) Trên thì khế hợp với giác tâm vốn huyền diệu của mười phương chư Phật đồng một từ tâm quay xuống cứu độ chúng sinh. Tuy Phật độ vô số chúng sinh, nhưng không thấy mình độ và chúng sinh được mình độ tức là không có năng độ, sở độ nên tâm không có sự đối đãi phân biệt nghĩa là không có ta là năng từ bi và không có chúng sinh nhận là sở từ bi nên các Ngài rất tự tại

2) Dưới khế hợp với tất cả mười phương chúng sinh lục đạo và đồng một bi ngưỡng với tất cả chúng sinh. Đồng một thể bi là tất cả chúng sinh với Bồ Tát cùng một thân thể nên khổ của chúng sinh là khổ của Bồ Tát và cho dù Bồ Tát có vào đời cứu độ chúng sinh mà không cho ta là năng độ và sở độ là chúng sinh. Nói cách khác, các Ngài đã phá hết các chấp nên không còn năng sở, không còn năng độ và sở độ. Tâm của Bồ Tát hợp với tâm của lục đạo chúng sinh bởi vì trong tất cả mọi chúng sinh, ai ai cũng đều có sẵn Phật tâm, Phật tánh, Bồ Tát tâm, Bồ Tát tánh rồi cho nên ai ai cũng được Bồ Tát thuyết pháp độ tương ứng với khả năng và thỉnh nguyện của mình. Nói cách khác, khả năng thấu hiểu của mình thế nào thì Bồ Tát tùy theo đó mà thuyết pháp độ sanh không một ai bị bỏ rơi cả. 

 

DO TỪ TÂM BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM HIỆN RA 32 ỨNG THÂN


- Bạch Thế Tôn! Do tôi cúng dường Quán Thế Âm Như Lai, được truyền thọ cho tôi “Như huyễn Văn huân Văn tu Kim Cang tam muội” nên thân tôi thành tựu 32 ứng thân vào các cõi nước.

 Như huyển là không thật, Văn huân là huân tập cái nghe, Văn tu là tu tập dựa theo tánh nghe, Kim Cang tam muội là môn chánh định rắn chắc như kim cương. Vậy Như huyễn Văn huân Văn tu Kim Cang tam muộipháp môn tu hành của Ngài Quán Thế Âm mà theo đó Ngài huân tập cái nghe là huyển hóa và huân tu dựa theo tánh nghe cũng như huyển, không có gì là thật cả. Nói cách khác nói tu hành là đứng trên văn tự lời nói chớ thật ra chẳng có cái gì là tu hành hết, đừng xem việc tu hành là quan trọng thì đạt được chánh định rất vững chắc, cứng như kim cương vậy. Tại sao? Người tu hành mà còn thấy mình tu hành để cầu mong chứng đắc thì tâm vẫn còn tham, còn dính mắc vì thật ra chẳng có cái gì gọi là chứng đắc cả vì tu hành cốt là để hồi đầu thị ngạn, trở về với bản lai diện mục đã có của mình vì thế mà Tâm Kinh dạy là “vô trí diệt vô đắc” là vậy. Phải hiểu rằng phiền não vô minh là huyển, là không thật có. Nó chỉ có đối với những ai còn tham đắm dục tình cho nên nếu chúng sinh biết hóa giải hết tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến thì tìm đâu ra phiền não vô minh! Nhưng người tu hành lại chấp mà cho là thật nên cố tu hành để diệt phiền não, dứt vô minh. Thật là oái ăm lầm lẫn, chúng sinh không lo tu sửa cái nhân mà lại lo diệt trừ cái quả. Vì thế càng tu thì tâm trí càng mờ mịt không biết lối ra. Do vậy Đức Quán Thế Âm muốn nhắn nhủ với chúng sinh là tiếng nghe như huyễn, tu cũng như huyển nghĩa là nghe thì cái gì cũng nghe mà như không nghe cái gì hết tức là đừng chấp âm thanh là thật mà đem vọng tưởng vào tâm và cũng chẳng tu hành gì hết vì nếu nhiếp được nhĩ căn thì tự nó đã hóa giải hết phiền não vô minh rồi chớ không phải mỗi ngày phải tụng bao nhiêu thời, sáng Kim Cang chiều Phổ Môn nửa đêm sám hối mới gọi là tu.

Do đó Như huyển Văn huân Văn tu là lấy huyển trí mà diệt huyển vô minh. Đây chính là áp dụng triệt để câu “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”. Thế gian là huyển, mình là huyển, vạn vật cũng là huyển thì lấy gì để chấp thủ, bám vúi nên tâm dễ dàng buông bỏ. Không dính mắc thì phiền não vô minh không cần diệt mà tự nó tiêu tan biến mất rồi. Đó chính là giác sinh thì mê tự diệt vậy.

Vì thế nhờ thực hành “Như huyển Văn huân Văn tu” mà Ngài Quán Thế Âm đạt được Kim Cang tam muội tức là vào được vòng viên thông, có chánh định rất vững chắc như kim cương. Khi ấy trên thì đồng một từ lực với chư Phật nghĩa là cái tâm thương yêu tất cả mọi chúng sinh bình đẳng, không phân biệt. Nói cách khác chư Bồ Tát hay chư Phật không chỉ thương người thiện, lánh xa người ác, thương người nghèo khó, bỏ rơi kẻ giàu sang, nhưng dưới tuệ giác của các Ngài tất cả chúng sinh đều bình đẳng như nhau, không sai khác. Dưới khế hợp với tất cả mười phương chúng sinh lục đạo và đồng một bi ngưỡng với tất cả chúng sinh.

 Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát tu chứng Vô Duyên Từ Thượng Đẳng Phật cho nên có thể thành tựu 32 ứng thân để hiển bày diệu dụng cùng khắp mười phươngthuyết pháp độ chúng sinh tùy theo sở thíchđáp ứng theo yêu cầu của họ.

 Thân ngũ uẩn của chúng sinh là nhục thân do cha mẹ kết hợp mà thành. Đối với các vị Bồ Tát khi đã vào được trong Kim Cang tam muội thì các Ngài được Ý sanh Thân nghĩa là trong khi các Ngài thiền quán thấy có cõi nước nào cần độ thì các Ngài vào trong tam muội dùng ý nguyện mà sinh ra thân. Và thân mà các Ngài vào trong thế giới đó để độ chúng sinh thì gọi là Ứng thân. Thí dụ Đức Phật Thích Caứng thân của Phật trong thế giới Ta bà này.

Có ba loại Ý Sanh Thân :

 1) Tam Muội Nhạo Ý Sanh Thân : Khi đạt đến đây tức là tương đương với Bát Địa.

 2) Giác Pháp Tự Tánh Tánh Ý Sanh Thân : Từ Cửu Địa đến Đẳng Giác .

 3) Chủng Loại Câu Sanh Vô Hạnh Tác Ý Sanh Thân; Đây là từ Đẳng giác nhập vào địa vị Diệu giác.

 Quán Thế Âm Bồ Tát huân văn huân tu Kim Cang Tam Muội Như Huyễn nên chỉ trong một niệm có thể chứng ngộ Diệu giác. Mà 32 ứng thân tương đương với Câu Sanh Vô Hạnh Tác Ý Sanh Thân. Đây cũng còn được gọi là phổ môn thị hiện. Khi Bồ Tát phá được sắc uẩn, thọ uẩntưởng uẩn thì có được cái dụng ứng thân để độ sanh không thể nghĩ bàn.

- Bạch Thế Tôn!

1. Nếu các Bồ Tát vào Tam-ma-đề tiến tu pháp vô lậu, thắng giải viên mãn, tôi hiện thân Phật vì họ mà thuyết pháp khiến cho được giải thoát.

Ngay cả Bồ Tát hàng Thập Địa sắp thành ngôi Chánh Giác cũng phải nhờ Phật khác thuyết pháp huân tập thêm tánh nghe để đoạn hết sanh tướng, vô minh sau cùng. Do vậy Quán Thế Âm liền hiện thân Phật để nói pháp mà đạt được thắng giải viên mãn tức là trí vô phân biệt căn bản nhất cho người sắp thành Phật. Đây cũng là trí tuệ mà hàng Đẳng giác chứng được từ quán hạnh. Nói cách nếu Bồ Tát tâm của chúng sinh mà tu lên cao thì Quán Thế Âm Bồ Tát dùng cái tâm Phật cao hơn một bực để nhắc nhở chúng sinh viên thành Phật đạo.

2. Nếu các hàng hữu học tu pháp tịch tĩnh diệu minh viên mãn, tôi hiện thân Độc giác vì họ mà thuyết pháp.

Bích Chi Phật có hai loại : Một là sanh vào thời không có Phật, xét thấu sự vật biến chuyểnngộ đạo. Đây là tự giác Vô Sanh hay gọi là Độc giác. Hai là sanh vào thời có Phật, vâng theo giáo pháp của Phật, xét thấu Nhân Duyênngộ đạo thì gọi là Duyên giác. Họ dựa vào pháp tu Tịch Tịnh Lặng Yên mà đắc nghĩa là họ đoạn dứt mười hai Nhân Duyên, tứ cái Vô Minh diệt cho đến Khổ Não diệt. Duyên hết thì Chân Tánh hiện bày. Quán Thế Âm Bồ Tát liền hiện thân Độc giácthuyết pháp cho họ nghe khiến cho chứng nhập nên gọi là giải thoát.

3. Nếu các hàng hữu học đoạn 12 nhân duyên, phát ra thẳng tánh viên mãn, tôi hiện thân Duyên giác vì họ mà thuyết pháp.

Các vị Độc giác khi nhìn thấy chiếc lá vàng rơi, thấy sự thay đổi vô thường của vạn pháp mà sinh tâm khởi tu. Độc giáctự ngộ hiện hữu trước mắt còn Duyên giác là nương vào giáo quán 12 nhân duyên làm hai quán môn lưu chuyểnhoàn diệt.

 Vậy thế nào là 12 nhân duyên?

Thuyết 12 nhân duyên cũng còn được hiểu là thuyết sinh tử luân hồi tức là thuyết tái sinh của chúng sinh.

Con người từ trong vô thỉ chạy theo Vô Minh si mê tăm tối mà tạo ra những việc thiện, ác tức là Hành (nghiệp) tích tụ trong Tàng thức. Do đó đời quá khứ thì có Vô Minh sinh ra Hành để chuyển qua đời hiện tại. Vậy nó chuyển như thế nào? Nếu chúng sinh còn tạo nghiệp cho dù là thiện hay ác thì bắt buộc phải thọ báo vào đời hiện tại để thọ nhận quả báo lành hay dữ. Khi con người chết đi của đời quá khứ thì thân vật lý tan vở không còn, nhưng Thức (A lại da thức) tiếp tục tồn tại dưới dạng thần thức trong Thân Trung Ấm (thân tư tưởng chớ không có xác thịt). Do tập khí ái nhiễm nên thần thức nhất định phải tìm một cảnh để yêu cho dù xa xôi ngàn dặm, nhưng do chiêu cảm nên thấy rất gần cho nên thấy sáng thì sắc phát hiện. Khi chiêu cảm cảnh ái ân, thần thức liền chạy đến chỗ đó và “tưởng” bắt đầu hình thành. Ngay trong lúc nam nữ đang giao cấu thì “tưởng” trong thân trung ấm phát hiện. Nếu thân trung ấm là nam thì ghét cha thương mẹ, nếu thân trung ấm là nữ thì ghét mẹ thương cha. Đó là “dị kiến thành ghét, đồng tưởng thành yêu” và thân trung ấm hấp thụ dòng ái đó mà lưu vào thai mẹ rồi thành chủng tử thọ hình. Khi đã thành chủng tử thọ hình nghĩa là có Danh Sắc tức là mới tượng hình nhưng chưa đủ sáu căn. Do nghiệp ái làm nhân, cảnh ái làm duyên mà ở trong thai cho đến 35 ngày thì lục căn mới đầy đủ và có hình dáng của con người. Thời điểm này gọi là Lục Nhập nghĩa là một cái bào thai tượng hình đã có đủ sáu căn. Khi đứa bé ra đời thì nó biết cảm giác nóng, lạnh, mềm, cứng…thì gọi là Xúc. Dần theo thời gian đứa bé biết cảm nhận buồn vui, thương ghét, phải quấy, tốt xấu … tức là biết Thọ. Khi đến tuổi trưởng thành, tình yêu nam nữ phát triển, biết thương, biết yêu, biết thích món này, chạy theo vật nọ, mở tung cánh cửa cho tham đắm dục tình tức là Ái. Khi biết thương yêu thì phải đến lúc dựng vợ gả chồng, xây nhà mua xe, tạo dựng tài sản, sinh con đẻ cháu và bảo vệ những cái này thì gọi là Thủ. Một khi có tài sản, có gia đình, có sự nghiệp, có danh vọng thì con người luôn bám víu vào đó, không muốn buông ra bởi vì nó là của “Ta” nên chết sống vì nó thì gọi là Hữu. Con người cũng vì mù quáng mà tin rằng thân họ là chắc thật, tài sản vật chất họ có cũng là chắc thật, tiền tài danh vọng chung quanh họ cũng là chắc thật nên càng bám chặt, ôm giữ vào lòng. Nhưng xét cho cùng, trên thế gian đâu có cái gì là chắc thật, bền vững muôn đời? Phật dạy vạn pháp giai không nghĩa là thế gian vũ trụ là giả huyển vì không có cái gì có tự tánh nên nay có mai không, không bền không chắc. Ngày nào mình còn là thanh niên tuấn tú mà bây giờ lưng mỏi gối mềm, da nhăn má hóp, nhớ trước quên sau, ăn không ngon ngủ không yên giấc. Vì vậy trong đời hiện tại chính Xúc, Thọ, Ái, Thủ, Hữu là những động lực khiến con người tác tạo thêm tội nhiệp để phải chịu tái Sinh cho đời sau để thọ nhận cái vui cái buồn chính mình đã tạo dựng. Cuộc đờivô thường, sinh trụ dị diệt cho nên có sinh thì phải chịu già (Lão), chịu bệnh và sau cùng là chết (Tử).

Tóm lại 12 nhân duyênVô minh, Hành, Thức, Danh Sắc, Lục Nhập, Xúc, Thọ, Ái, Thủ, Hữu, Sinh, Lão-Tử. Vô minh, Hành cho đời quá khứ. Thức, Danh Sắc, Lục Nhập, Xúc, Thọ, Ái, Thủ, Hữu là cho đời hiện tại. Sanh, Lão-Tử cho đời tương lai. Do đó nếu con ngườitái sinh, có làm biết bao điều bất thiện cũng phát sinh từ vô minh tăm tối. Vì thế các vị Duyên giác khi khởi tu thì họ đi ngược từ Lão-Tử đến Vô minh và bắt đầu khởi trí dụng công trừ phá vô minh thì 11 thành phần nối tiếp tự nhiện bị tiêu diệttrở thành Bích Chi Phật.

Ngài Quán Thế Âm hiện thân Bích Chi Phật để tăng trưởng trí tuệ và khuyến khích họ tiến tuhoàn thành Phật đạo.

4. Nếu các hàng hữu học được pháp không của Tứ diệu đế, tu đạo đế, thể nhập diệt đế, thắng tánh viên mãn, tôi hiện thân Thanh Văn vì họ mà thuyết pháp.

Các vị Thanh Văn mà chưa chứng quả A la hán thì gọi là hàng Hữu học. Khi chứng quả A la hán thì gọi là Vô học. Những vị Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm là những người Hữu học nên họ phải quán “pháp không” để lìa xa ái dục. Tại sao? Vì trước khi xuất gia quy y theo Phật thì ai ai cũng đều vướng vào “pháp có”. Pháp có là có cái gì? Có nhà cửa, danh vọng, tiền bạc, vợ con, gia đình đã hành hạ họ nên họ mới quyết tâm lánh bỏ. Do đó khi quán vạn pháp giai không làm họ nhẹ nhàng buông bỏ những cái có là nguyên nhân của phiền não khổ đau. Khi phá được kiến hoặc, Tư hoặc thì họ trở thành A la hán, tâm được an tịnh Niết bàn. Do vậy, chí nguyện phá trừ phiền não chướng để có giải thoát cũng như là có Đức Quán Thế Âm hiện thân thuyết pháp giúp họ mau chứng ngộ.

5. Nếu chúng sinh muốn tâm tỏ ngộ, không vướng vào ngũ dục, muốn thân được thanh tịnh, tôi hiện thân Phạm Vương vì họ mà thuyết pháp.

Nếu chúng sinh nhàm chán thế giới này tức là dục giới là khổ, là phiền chướng mà ưa thích cõi trời thanh tịnh thì Quán Thế Âm Bồ Tát hiện thân thuyết pháp xuất nhập định tứ thiền, giúp họ ly dụcsinh thiên. Đây chính là hiện thân cõi trời sắc giới.

6. Nếu chúng sinh muốn làm thiên chủ thống lãnh chư thiên, tôi hiện thân Đế Thích vì họ mà thuyết pháp.

Trời Đế Thích cũng có nhiều tên như là Thích Đề Hoàn Nhân, Kiều Thi Ca và cung trời Đạo Lợi là ở trên đỉnh núi Tu Di, có bốn phía và mỗi phía có tám cõi trời hợp lại thành 32 cỏi trời. Nếu cộng thêm cõi trời Đạo Lợi thì vua trời Đế Thích cai quản tất cả 33 cõi trời.

Một hôm tôn giả Tu Bồ Đề đang thuyết pháp, vua Đế Thích rải hoa xuống cúng dường. Tôn giả hỏi :

- Hoa này có phải từ trời? từ đất? hay từ người?

Đế Thích đáp :

- Không phải vậy!

Tu Bồ Đề hỏi :

- Vậy từ đâu mà có?

Đế Thích liền đưa tay lên.

Tôn giả nói :

- À thì ra như vậy!

Ngày xưa Đức Thế Tôn dùng ngọc Ma Ni chỉ bày cho vua trời ở năm phương. Mỗi vị nói là xanh, vàng, đỏ, trắng. Thế Tôn đưa tay lên mà chỉ bày, thế mà đều không thấy. Thế Tôn dạy rằng : ”Ta lấy ngọc thật chỉ bày cho các ông mà đều chẳng biết”. Vua trời ở năm phương liền đó mà ngộ nhập. Vì thế mà Đế Thích đưa tay lên chứng tỏ Vua Trời Đế Thích cũng tỏ hiểu thiền vậy. Đức Thế Tôn đưa tay lên là chỉ bày cái tánh giác thường sáng tỏ của mỗi chúng sinh, đó là tánh thấy, tánh nghe, tánh ngửi…không có đối đãi phân biệt xanh, đỏ, trắng, vàng. 

Trên cõi trời Đạo Lợi có vua Đế Thích quản trị tất cả 33 cỏi trời do đó nếu chúng sinh muốn làm chủ các cõi trời thì Ngài Quán Thế Âm thị hiện thuyết pháp thượng phẩm thượng thiện giúp họ thành tựu chí nguyện.

7. Nếu chúng sinh muốn thân được tự tại dạo khắp mười phương, tôi hiện thân Tự Tại Thiên vì họ mà thuyết pháp.

Tự Tại Thiên tức là Trời Tha Hóa Tự Tại. Trên cõi trời Tha Hóama Ba Tuần. Loại ma này có nhiều phước đức nên được hưởng nhiều ngũ dục lạc. Họ có thần thông, nhưng tâm không thiện nên thường quấy phá hay gây những chướng ngại cho người tu hành cao.

Tôn giả Ưu Ba Cúc Đa hành hóa khắp nơi, độ cho không biết bao nhiêu người. Phước đức quá to lớn chấn động cả cung ma khiến ma Ba Tuần lo sợ nên dùng hết ma lực để phá trừ chánh pháp. Tôn giả nhập định, biết được Ma Ba Tuần lén cầm chuỗi ngọc tròng vào cổ Ngài. Tôn giả xuất định bèn lấy ba thây chết của người, chó và rắn hóa phép biến thành tràng hoa. Khi gặp Ba Tuần, Ngài nói :

- Ông cho tôi chuỗi ngọc, thật là đẹp quý. Tôi có tràng hoa để dâng đáp nhau.

Ba Tuần rất mừng đưa cổ ra nhận bỗng nhiên tràng hoa biến thành ba thây chết có giòi, bọ sình thối bò lúc nhúc. Ba Tuần cả sợ, ghê tởm, dùng hết thần lực mà không bứt nổi tràng hoa nên bay thẳng lên cõi trời Lục Dục cầu xin Phạm Vương cấp cứu.

Phạm Vương nói :

- Nếu ông hồi tâm với Tôn giả thì có thể giải được.

Ba Tuần hỏi :

- Thế thì làm sao?

Phạm Vương bèn đọc cho bài kệ :

Đã do đất trợt té

Phải do đất đứng dậy

Lìa đất cầu đứng dậy

Làm gì có lý ấy?

Ba Tuần nghe dạy rồi, liền xuống khỏi cung trời, đảnh lễ dưới chân Tôn Giả, tha thiết sám hối :

- Tôi thề hồi hướng Phật đạo, vĩnh viễn dứt lìa điều ác.

Tràng hoa tức thì tan biến, Thiên ma Ba Tuần vui vẻ làm lễ tôn giả mà nói bài kệ rằng :

Kính lạy Đấng Tam Muội

Đệ tử Thánh Mười Lực

Tôi nay nguyện hồi hướng

Chẳng còn sự yếu hèn”.

Do đó nếu chúng sinh muốn thân được tự tại dạo khắp mười phương thì Quán Thế Âm Bồ Tát hiện thân làm Trời Tha Hóa để thuyết pháp khiến cho họ được toại nguyện.

8. Nếu chúng sinh muốn thân được tự tại, bay đi trên hư không, tôi hiện thân Đại Tự Tại Thiên vì họ mà thuyết pháp.

Trời Đại Tự Tại tức là Ma Hê Thủ La Thiên có ba mắt tám tay, cỡi trâu trắng, cầm phất trắng ở đỉnh cõi sắc nên bay đi trên hư không.

9. Nếu có chúng sinh thích thống lãnh quỷ thần cứu quốc hộ dân, tôi hiện thân Thiên Đại Tướng Quân, vì họ mà thuyết pháp.

10. Nếu có chúng sinh thống lãnh quỷ thần, cứu giúp cõi nước, tôi hiện thân Thiên Đại Tướng Quân vì họ mà thuyết pháp.

11. Nếu chúng sinh muốn sinh ở thiên cung, tôi hiện thân Thái tử, con Thiên Tứ Vương vì họ mà thuyết pháp.

Thiên Đại tướng quân là thượng tướng của trời Đế Thích. Trong 32 cõi trời thì mỗi vị Thiên Đại tướng quân thống lãnh quỷ thần bảo hộ tứ phương. Tứ Thiên Vươngcõi trời đầu tiên của Dục giới. Bồ Tát hiện thân giống vậy khiến cho họ được thành tựu rồi sau đó mới giúp họ thoát ly.

12. Nếu các chúng sinh muốn làm vua cõi người, tôi hiện thân Vua vì họ mà thuyết pháp.

Bồ tát hiện thân vua cõi người. Mà vua chính là vãng tức là chỗ quay về, là nơi mọi người đều quay về.

13. Nếu chúng sinh muốn làm chủ gia đình danh tiếng, thế gian kính nhường, tôi hiện thân Trưởng giả vì họ mà thuyết pháp.

Trưởng giả là những người có địa vị cao cả, nhiều tiền lắm của, oai nghiêm đĩnh đạc, trí tuệ cao thâm, tuổi thọ lâu dài, phẩm hạnh thanh cao, lễ nghi chuẩn mực, trên được vua kính dưới được người nể phục. 

14. Nếu các chúng sinh thích luận lời hay, giữ mình trong sạch tôi hiện thân Cư sĩ vì họ mà thuyết pháp.

Cư sĩ là những người nghe rộng hiểu nhiều chẳng cầu quan tước, ẩn cư giữ chí liêm khiết.

15. Nếu các chúng sinh muốn kinh bang tế thế, tôi hiện thân Tể quan vì họ mà thuyết pháp.

Tể quan là người chấp chánh, trị việc an dân, phán xét xửmọi việc công minh liêm chánh. 

16. Nếu các chúng sinh thích chú thuật toán số, thu nhiếp nhân tâm, tôi hiện thân Bà la môn vì họ mà thuyết pháp.

Bà la môn là dòng cao quý trong xã hội Ấn Độ. Họ thông suốt tất cả mọi thứ như chú cấm, toán số, nghệ thuật, điều dưỡng.

17. Nếu các thiện nam muốn xuất gia tu học, tôi hiện thân tỳ kheo vì họ mà thuyết pháp.

18. Nếu có người tín nữ muốn xuất gia, tôi hiện thân tỳ kheo ni vì họ mà thuyết pháp.

19. Nếu có người thiện nam muốn giữ giới tu hành, tôi hiện thân ưu bà tắc vì họ mà thuyết pháp.

20. Nếu có người tín nữ, muốn thọ năm giới tập tu, tôi hiện thân ưu bà di vì họ mà thuyết pháp.

21. Nếu có người nữ thích đường chính trị phụ quốc an bang, tôi hiện thân là mệnh phụ phu nhân, thân nữ chúa vì họ mà thuyết pháp.

22. Nếu chúng sinh nam căn chưa ô nhiễm, tôi hiện thân là đồng nam vì họ mà thuyết pháp.

Đồng nam là những người con trai không dính mắc chuyện nam nữ, quyết tâm tu hành từ lúc nhỏ.

23. Nếu có người nữ thích thân xử nữ, tôi hiện thânđồng nữ vì họ mà thuyết pháp.

24. Nếu có hàng chư thiên muốn ra khỏi loài trời, tôi hiện thân chư Thiên vì họ mà thuyết pháp.

25. Nếu có rồng muốn ra khỏi loài rồng, tôi hiện thân rồng vì họ mà thuyết pháp.

26. Nếu có dạ xoa muốn ra khỏi loài mình, tôi hiện thân dược xoa vì họ mà thuyết pháp.

27. Nếu có càn thát bà muốn thoát khỏi loài mình, tôi hiện thân càn thát bà vì họ mà thuyết pháp.

28. Nếu có A tu la muốn ra khỏi loài mình, tôi hiện thân A tu la vì họ mà thuyết pháp.

29. Nếu có khẩn na la muốn thoát khỏi loài mình, tôi hiện thân khẩn na la vì họ mà thuyết pháp.

30. Nếu có Ma hầu la muốn thoát khỏi loài mình, tôi hiện thân ma hầu la vì họ mà thuyết pháp.

31. Nếu co chúng sinh thích làm người, tôi hiện thân người vì họ mà thuyết pháp.

32. Nếu có loài phi nhân hoặc có hình hoặc không hình, hoặc có tưởng hoặc không tưởng, muốn thoát khỏi loài mình, tôi hiện thân như họ vì họ mà thuyết pháp.

Đó là 32 ứng thân nhiệm mầu có thể hiện vào các cõi nước trong mười phương, do kết quả của “Văn huân Văn tu tam muội” mà thành tựu sức nhiệm mầu “vô tác” như vậy.

Phẩm Phổ Môn có câu : “Nếu có người trì danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát này, dầu vào trong lửa lớn, lửa chẳng cháy được vì do sức oai thần của Bồ Tát này được như vậy”. Vậy khi thấy có căn nhà đang cháy lớn, quý vị niệm Quán Thế Âm rồi chạy vào trong đó thì thân có bị cháy không? Nếu thân bị cháy thành tro thì không lẽ lời Phật không đúng? Lại còn một đoạn nữa : ”Nếu bị nước lớn làm trôi, xưng danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát liền được chỗ cạn”. Vậy những người đi biển, gặp sóng gió phong ba nếu họ niệm danh hiệu Bồ Tát thì tất cả đều được bình yên? Nếu cầu Đức Quán Thế Âm mà cái gì cũng được độ thì thế gian làm gì còn nghèo khổ, bệnh tật, tai nạn, thiên tai, bảo lụt, động đất, chiến tranh, giết chóc…? Lời Phật dạy không sai, chỉ vì chúng sinh hiểu chưa thấu nên áp dụng sai lầm. Bởi vì nếu hiểu theo “sự tướng” thì làm sao thành tựu được, chẳng những không được mà còn rơi vào mê tín dị đoan trái với luật nhân quả khách quan của nhà Phật. Nhưng thành tựu ở đây là Phật nói về Lý Tánh. Lối tu của Ngài Quán Thế Âm là “phản văn văn tự tánh” nghĩa là xoay lại tánh nghe của mình. Mà tánh nghe là cái thể chân thật của mỗi người, không có hình dáng, tướng mạo. Nếu đã không có hình dáng tướng mạo thì lửa làm sao đốt hay nước nào nhận chìm được. Vì vậy niệm Quán Thế Âm tức là lắng nghe tánh nghe của chính mình mà quay về với chơn tâm thường trú và thể tánh tịnh minh thì mọi chướng nạn của lửa, nước đều qua khỏi.

Kinh dạy rằng Ngài Bồ Tát Quán Thế Âm hiện 32 ứng thân để vào các cõi mà thuyết pháp cho chúng sinh tùy theo sở cầu của họ. Khi chúng sinh biết xoay tánh nghe vào trong để nghe lắng tiếng nói DIỆU ÂM thanh tịnh của tâm mình thì họ đạt được sự thanh tịnh và chính vào thời điểm ấy Đức Quán Thế Âm thị hiện. Nhưng Đức Quán Thế Âm thị hiện theo thâm ý của kinh không phải bằng 32 hình tướng hữu hình hữu sắc mà Ngài ứng hiện trong bản tâm của 32 hình tướng đó để giúp chúng sinh hoàn thành những ước vọng của mình. Khi nói Đức Quán Thế Âm thị hiện là sự phát khởi từ nơi bản tâm của chúng sinh chớ Ngài thật sự không thị hiện trên cõi đời này. Vì thế từ những bậc thượng căn phát tâm tu hành cầu thành Phật quả cho đến những kẻ hạ trí, nhơn và phi nhơn đều có khả năng quán niệm về âm văn để tự mình có được an vui tự tại. Do đó nếu muốn đi trên con đường giải thoát giác ngộ, muốn chuyển hóa mình trên đường tu tập thì trong họ đã có tâm niệm Quán Thế Âm Bồ Tát tương ứng với tâm niệm của họ rồi. Nói rộng ra tâm niệm chúng sinhvô lượng vô biên chớ đâu nhất thiết chỉ có 32. Thí dụ ngày xưa chưa biết đạo thì còn đi săn bắn, câu cá làm trò tiêu khiển. Bây giờ hiểu đạo biết đó là nghiệp sát sanh nên phát sinh tâm niệm lành nên không còn tâm săn bắn sát hại. Thế thì ý niệm đó tức là Quán Thế Âm Bồ Tát coi như đã hiện thân trong thân người đó để độ cho người đó rồi. Tại sao? Bởi vì không sát sinh thì tâm yên tịnh, không lo lắng, khỏi lo vay trả, trả vay nợ thân mạng cho đời sau nên có cuộc sống nhẹ nhàng thoải mái tức là Bồ Tát đã độ rồi. Một thí dụ khác là người Phật tử thường thọ ngũ giới, nhưng phần lớn chỉ thọ trên hình thức chớ ít khi thực hành rốt ráo. Bây giờ thức tỉnh nên xa lìa trộm cắp, tà dâm, dối trá, giết người, say rượu. Khi biết giữ gìn không cho sai phạm nghĩa là chính mình tự lắng nghe lòng mình để quán bằng cái trí mà soi xét những hành động, lời nói của mình cho đúng với đạo lý. Tiếng nói của chí thiện chínhQuán Thế Âm Bồ Tát đã hiện vào trong ta để nói pháp cho mình rồi đó. Cao hơn nữa thì nếu chúng sinh nguyện tu theo thập thiện thì phải tự kiểm điểm lại mình để soi xét mình có tái phạm điều nào chăng. Đây chính là Quán Thế Âm đã hiện thân vào trong họ để nói pháp độ cho họ rồi. Cứ thế mà áp dụng cho các vị trong hàng Thanh Văn, Duyên Giác và sau cùng chư Bồ Tát cho đến khi tất cả cùng đạt thành ý nguyện.

 Vậy Quán Thế Âm là nghe tiếng lòng của mình tự nói cho mình để thanh lọc bỏ đi những niệm bất thiệnthực hành nghe theo niệm thiện cho nên tuy nói Ngài hiện 32 ứng thân mà khỏi cần khởi tâm động niệm tức là không tác ý mà chỉ dùng sức vô tác (Vô tác diệu lực) nghĩa là bằng sức mầu nhiệm “không có làm”. Không tác ý tức là Bát Nhã nghĩa là trí tuệ. Thông thường trí tuệ của thế gian phải có tác ý của bộ óc, nhưng ở đây trí tuệ của Ngài Quán Thế Âm khỏi cần tác ý bởi vì nó vốn như vậy, như hư không chẳng động. Tuy nói hiện thân, nhưng thật ra chẳng dụng công, hóa phép, hóa hiện ra thân. Tuy nói thuyết pháp kỳ thật chẳng tốn một tí hơi và chẳng có một âm thanh nào vang dội. Do đó, Quán Thế Âm hiện thân bằng chính bản thân của mọi người và Ngài thuyết pháp bằng chính âm thanh thanh tịnh trong tâm trong sáng của mọi người nếu họ biết sử dụng tánh nghe của họ mộ cách rốt ráo.

Vì vậy tu pháp quán hiện Quán Thế Âm là một phương pháp thực hành thiền định. Thiền định ở đây là thường tư duy, soi chiếu vào tâm mà lắng nghe tiếng nói thanh tịnh của lòng mình để điều chỉnh hoàn mãn thân khẩu ý của mình. Vì thế không có vấn đề van xin cầu nguyện trong pháp tu này. Không riêng gì pháp tu Quán Thế Âm phản văn văn tự tánh mà ngay cả pháp tu Đại Thế Chí niệm Phật viên thông thì sự thành tựu hay không đều do khả năng tự lực của mình chớ không do bất cứ tha lực nào.

Ngày xưa ở Trung Hoa có vị Thiền sư rất nổi tiếng tên là Tỉnh Công nhằm lúc gặp một vị tôn túc Trưởng lão với mấy lời khuyên là :

- Ngày nào đó khi ông ra hoằng hóa, dưới tòa tuy có đến 1,000 tăng chúng, nhưng không có kẻ nào là bậc (chân chánh) tu hành cả.

Quả nhiên, Ngài Tỉnh Công về trụ trì ở một ngôi chùa rất lớn, tăng chúng quy tụ về tu có đến ngàn người. Nhưng chỉ toàn là hạng tụng kinh để gieo căn lành, phước báu ở tương lai chớ không có vị nào tham thiền ngộ đạo được.

Tại sao trong chùa có trên 1000 ,vị tăng mà vị Trưởng lão kia lại nói “không có kẻ nào là bậc xuất gia”?.

Xuất gia dựa theo tinh thần Phật giáo là phải :

- Xuất ra khỏi nhà tam giới tức là giải thoát ra khỏi dục giới, sắc giớivô sắc giới nghĩa là không còn tham, không còn sân, không còn si, không còn sống với ảo tưởng hoang đường.

- Ra khỏi nhà vô minh tăm tối tức là có trí tuệ viên mãn.

Hoặc ít ra cũng :

- Ra khỏi nhà phiền não thế tục.

Chớ không phải vào chùa cạo đầu, mặc áo cà sa là đủ.

thế đạo Phật chú trọng vào thực hành, thiền quán, tư duy tĩnh lự để khai tâm mở tánh và sau cùng nghiệm chứng được chân lý huyền diệu nhiệm mầu cho nên ngày xưa Đức Phật và tất cả đệ tử của Ngài mỗi người ở mỗi nơi yên tĩnh để tịnh tâm mà không hề tụng kinh gõ mõ. Tại sao lại không tụng kinh? Bởi vì tụng kinh gõ mõ là tâm còn duyên theo âm thanh sắc tướng tức là tâm còn vọng ngoại thì không đạt được trạng thái yên tĩnh, vắng lặng nên khó mà có định được.

 

DO BI TÂM BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM THÀNH TỰU 14 ĐỨC VÔ ÚY

- Bạch Thế Tôn! Do vô tác diệu lực VĂN HUÂN VĂN TU Kim Cang tam muội cho nên tôi và tất cả lục đạo chúng sinh trong mười phương ba đời cùng có một bi tâm hướng thượng cho nên tôi và tất cả chúng sinh thành tựu được 14 thứ công đức vô úy :

Khi hành giả quán đến chỗ Vô tác diệu lực nghĩa là lắng nghe âm thanh, tiếng lòng thanh tịnh của mình đến trình độ không cần loại bỏ những tâm niệm xấu ác nữa mà tự nó đã xóa sạch hết những điều xấu ác, bất thiện. Lúc đầu trong tâm còn có sự phân biệt thiện ác nên hành giả loại bỏ những ý niệm ác và chỉ giữ lại những tâm niệm lành. Mà còn loại cái này lấy cái kia tức là còn dụng công, tác ý. Bây giờ hành giả thường tu tập, thường quán niệm thì trong tâm phần ác niệm biến mất cho nên cũng lắng nghe tiếng lòng mầu nhiệm của mình nhưng nó trở thành rất thanh tịnh. Hành giả không còn quan tâm loại bỏ những tư tưởng thuộc về “ý ác, nói ác, làm ác” và cũng không còn nắm giữ những “ý thiện, nói thiện, làm thiện” nữa mà tự nó trong sáng thanh tịnh tức là đã thiện rồi. Khi đạt đến trình độ này thì gọi là Vô tác diệu lực. Thí dụ, em bé vừa mới học đi nên sợ té cho nên tay nắm bên này bên kia, rất cực khổ. Đến khi biết đi thì cứ thong dong tiến bước mà không lo nghĩ té ngã chi hết thì đây là vô tác diệu lực. Người tu cũng thế. Khi tâm còn phân biệt thiện ác nên lúc nào cũng canh phòng cẩn mật, cố làm việc thiện, lánh xa việc dữ nên cuộc sống rất khó khăn, không tự tại. Bây giờ nếu tâm đã sáng suốt thanh tịnh thì tất cả đều thiện tức là có tư tưởng lành, lời nói thiện, hành động tốt mà không cần đề phòng cẩn mật chi hết.

Vô tác diệu lực Văn huân Văn tu là nghe âm thanh của nội tâm mình rồi tư duyquán niệm. Cho nên tam muội của Bồ Tát chính là Nghiệp dụng của chúng sinh và bi ngưỡng của chúng sinh chính là bi ngưỡng của Bồ Tát. Vì thế mà Bồ Tát có thể khiến cho tất cả chúng sinh có được 14 món công đức vô úy để chúng sinh xa lìa những khổ nạn mà không cần tác ý gì cả.

 

1) Tôi không quán âm thanh đối tượng mà tôi quán cái tâm năng quán của mình, khiến cho chúng sinh khổ não trong mười phương quán âm thanh như vậy thì được giải thoát.

 Quán âm thanh đối tượng bên ngoài thì âm thanh này không phải là diệu âm. Chỉ có âm thanh phát xuất từ tấm lòng của chính mình thì mới là diệu âm. Diệu âm tức là Quán Thế Âm, là Hải Triều Âm là tiếng Pháp tự nói trong lòng của mình. Chúng sinh tự nghe rồi huân tập mà tu lấy để sửa lại cho tâm được thanh tịnh. Tránh điều ác nghĩ điều lành cho đến khi không còn tránh ác phục thiện thì đạt được vô tác diệu lực tức là tự nó có thanh tịnh nghĩa là có giải thoát. Ngày nay có rất nhiều người nghĩ rằng bây giờ cố gắng tu hành để kiếp sau được vãng sanh sang thế giới này hay thế giới nọ. Thật ra vãng sanh là chuyển sang đời sống không còn bị khổ đau quấy phá tức là có được an lạc. Thí dụ hiện tại mình đang bị tham đắm dục tình hành hạ làm cho ưu bi phiền não luôn dấy khởi. Bây giờ hiểu đạo, không chạy theo tham sân si thì phiền não tiêu trừ, thân tâm được an ổn nghĩa là mình đã chuyển sang một cuộc sống tốt hơn, nhẹ nhàng thanh tịnh hơn tức là mình đã được vãng sanh rồi. Kiếp này mình có an lạc thì chắc chắn kiếp sau cũng tiếp tụcan lạc. Còn kiếp này sống trong điên đảo, mê lầm chấp trước thì làm sao kiếp sao có được an lạc? Nhân không tốt thì quả làm sao lành được? Do đó con người ngay bây giờ phải tạo điều kiện cho mình được vãng sanh cực lạc ngay trong cái thế giới có ăn, có ngủ, có đứng, có ngồi này chớ đừng mơ tưởng ảo huyền trông chờ mong đợi vào cõi nào mà không chịu lo tu sửa.

2.Tôi xoay tri kiến của mình soi rọi nội tâm, khiến chúng sinh dù vào trong lửa mà lửa không đốt cháy.

Xoay tri kiến của mình soi rọi nội tâm có nghĩa là lắng nghe tiếng lòng thanh tịnh mầu nhiệm của mình. Khi đã nghe được tiếng nói thanh tịnh của lòng mình thì những vẩn đục như tham, sân, si biến mất do đó lửa dâm, lửa sân, lửa tham đắm si mê, lửa hận thù không thể nào đốt cháy được. Con người hằng ngàychạy theo tham đắm dục tình, làm nô lệ cho tư kỷ cá nhân nên mới bị lửa vô minh đốt cháy. Ngược lại người có tâm thanh tịnh tức là họ đang sống với tánh giác hằng sáng của họ thì lửa vô minh bị dập tắt và lửa tham, lửa sân, lửa si cũng tiêu tan, biến mất. Cho nên họ có vào trong lửa mà không bị đốt cháy nghĩa là tuy sống trong chốn bụi trần mà không hề bị đắm nhiễm. Vì thế người nào đang giận hờn ai, nghĩa là lửa sân đang âm ỉ tự đốt cháy lòng mình. Thấy nhà đẹp cao sang, xe bóng lộn mắc tiền liền khởi tâm tham đắm tức là lửa tham đang bừng cháy trong tâm của ta rồi. Thế gian là giả tạm mà thấy cái gì cũng mê cũng thích cũng muốn chiếm hữu tức là lửa si đang bừng cháy trong lòng của ta đó. Kinh điển Đại thừa dạy về Lý Tánh cho nên đừng hiểu cạn cợt về Sự Tướngáp dụng sai lầm cho nên nếu thấy nhà đang cháy, tiếc của nên niệm Quán Thế Âm rồi chạy vào trong đó thì chắc chắn quý vị sẽ cháy thành tro. Vì vậy người đệ tử Phật phải sáng suốt biết rằng “lửa” trong kinh là ám chỉ cho “lửa lòng” tức là lửa tham, lửa sân, lửa si, lửa vô minh, lửa phiền não chớ không phải lửa lò, lửa than, lửa nhà cháy.

3.Tôi quán tánh nghe xoay vào nội tâm, khiến chúng sinh dù có bị nước to cuốn đi mà không hề bị chìm đắm.

Nếu biết xoay tánh nghe vào nội tâm để lắng nghe tiếng nói thanh tịnh của tâm mình tức là mình làm chủ được mình thì những chướng ngại như nước ái, nước nhẹ dạ yếu lòng, nước yêu thương mù quáng làm sao cuốn ta theo được. Nói cách khác con người biết tự chủ tức là sống với trí tuệ hằng sáng của mình thì có thể san bằng tất cả mọi chướng ngại. Ngược lại nếu sống theo tình cảm yếu đuối thì bị dòng nước thế gian cuốn đi, chìm đắm trong biển ái sông mê. Do đó Phật pháp giúp chúng sinh hóa giải dần dần những mê chấp, xa lìa tình cảm chủ quan yếu đuối sai lầmbồi dưỡng và sống với trí tuệ khách quan. Cuộc đổi đời năm 1975 lúc làn sóng người tỵ nạn Việt Nam trên những chiếc thuyền đánh cá nhỏ nhấp nhô lênh đênh bồng bềnh trên mặt biển và có những câu chuyện nói về Đức Quán Thế Âm Bồ Tát hiện ra để cứu vớt một vài chiếc thuyền khỏi bị đắm chìm. Đây quả thật là chuyện nhiệm mầu làm tăng trưởng niềm tin nơi Phật pháp. Bởi vì Quán Thế Âmbiểu tượng cho lòng đại từ đại bi cứu khổ cứu nạn cho tất cả chúng sinh và cái Tâm đại từ đại bi của Bồ Tát thật ra không hề có phân biệt, rất bình đẳng. Vì thế khi có chúng sinh gặp nạn thì Ngài phải cứu cho dù người đó có niệm danh hiệu Ngài hay không. Thế thì tại sao có hàng ngàn chiếc tàu đánh cá gặp nạn trên biển Thái Bình Dương mà Bồ Tát chỉ cứu một vài chiếc và để cho biết bao chiếc tàu khác chìm sâu dưới lòng đại dương? Nếu niệm Đức Quán Thế Âm để được độ thì Ngài phải độ cho tất cả những chiếc thuyền và đưa họ vào bờ bình an, không để cho một chiếc nào bị sóng đánh tan cả. Nhưng trên thực tế vô số chiếc tàu niệm Quán Thế Âm mà vẫn bị chết chìm. Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc thì có trên 50% người vượt biên bằng đường biển không đến được bờ tự do. Vậy không lẽ Bồ Tát lại thương người này bỏ người kia? Quán Thế Âm là vị Đẳng Giác Bồ Tát sắp thành Phật mà lại có tâm phân biệt hay sao? Lời Phật dạychân lý, không bao giờ sai cả chỉ vì chúng sinh hiểu không thấu đáo chỉ nhìn theo tướng trạng bên ngoài mà áp dụng sai lầm nên dễ rơi vào mê tín di đoan trái với luật nhân quả khách quan của nhà Phật. Tin tưởng sai lầm còn tệ hại hơn là không tin tưởng gì hết.

Quán Thế Âmphương pháp quán niệm để tu mà có giải thoát giác ngộ chớ không phải Quán Thế Âm là người đi làm công tác từ thiện nên không có việc thương người này bỏ người kia. Vì thế chúng sinh tuy có niệm Quán Thế Âm mà không chịu soi chiếu để lắng nghe tiếng nói thanh tịnh của tâm mình thì những tâm niệm kia chỉ là biểu tượng của lòng mong cầu tức là tâm vẫn còn tham thì không có kết quả chi hết. Nói cách khác khi nói niệm Đức Quán Thế Âm phải được hiểu là xoay cái nghe từ bên ngoài mà hướng về tánh nghe vốn thanh tịnh trong sáng sẵn có của mình thì tất cả những phiền não, khổ đau sẽ tan biến. Do đó nếu thật sự Ngài Quán Thế Âm có độ thì hễ chúng sinh cần độ thì Ngài độ ngay, thậm chí cả những người không niệm, Ngài vẫn độ, tức là Ngài không để cho chiếc thuyền nào bị đắm chìm cả. Không lẽ Bồ Tát thấy hàng trăm, hàng vạn người sắp chết mà không cứu? Vậy lúc những người sắp chết đuối Bồ Tát ở đâu? Đức Quán Thế Âm có thiên thủ thiên nhãn thì không lẽ Ngài không nghe được những lời cầu cứu ưu bi đó hay sao? Đến đây có người thắc mắc rằng rõ ràng có những chiếc thuyền được cứu thì Ngài không độ là gì? Đức Phật Thích Ca không phải là đấng thần linh cho nên chữ “độ” trong đạo Phật phải được hiểu là những phương pháp tu hành rốt ráo để giúp chúng sinh thoát khỏi khổ ách, có giải thoát giác ngộ, có thanh tịnh Niết bàn. Vì thế pháp tu phản văn văn tự tánh của Ngài Quán Thế Âm cũng thế, không sai khác. Đạo Phật không dạy chúng sinh tin vào độ mà chỉ dạy chúng sinh tin sâu vào nhân quả. Tất cả những khổ vui, sống chết trong đời này của mình là những kết quả mà chính mình đã tác tạo trong những đời quá khứ. Nếu ngày xưa mình ra tay cứu giúp người gặp hoạn nạn thì khi mình đối diện với tai họa thì có kẻ khác giúp trả lại cho nên khi thuyền mình lênh đênh sắp chìm thì nhân duyên quả báo xui khiến gặp những thuyền lớn cứu vớt cho. Mình bố thí thì mai sau được giàu sang. Mình lo lắng, chăm sóc người già, bệnh tật thì mai sau mình sống khỏe, sống lâu. Mình thương người thì được người yêu, người mến. Ngược lại nếu hại người thì bị người hại lại. Chửi người thì bị người mắng nhiếc lại. Giết người thì kiếp này hay kiếp sau bị người sát hại lại. Tuy con ngườiquan niệm khác nhau về sự thưởng phạt của thiện ác, nhưng Luật Nghiệp Báo thì lúc nào cũng đại diện cho sự công bình tuyệt đối vì đó là sự thưởng phạt công minh, chắc chắnhợp lý.

Nói tóm lại, Phẩm Phổ Môn trong kinh Pháp Hoa và Chương Quán Thế Âm nhĩ căn viên thông trong kinh Lăng Nghiêm này đã có biết bao nhiêu người hiểu một cách sai lầm, làm cho Đức Quán Thế Âm trở thành một đấng siêu hình thiêng liêng thậm chí làm những công tác từ thiện nhỏ mọn mà một vị Đẳng giác Bồ Tát sắp thành Phật như Ngài không bao giờ làm những việc như vậy.

4.Tôi đoạn diệt hết vọng tưởng, không còn tâm sát hại, khiến chúng sinh dù phải vào trong cõi nước của quỷ, quỷ cũng không hại được.

Niệm Quán Thế Âm nghĩa là lắng nghe tiếng nói đạo đức, thuần lương của lòng mình thì tâm sát hại không còn cho nên họ có vào trong cõi nước của quỷ sát, quỷ đạo, quỷ dâm, quỷ vọng thì những loài quỷ kia cũng không sát hại họ được. Nói cách khác, khi đã đoạn hết ác tâm thì những nguyên nhân của sát, đạo, dâm, vọng cũng biến theo, không dấy khởi nên con người sống rất thanh tịnh, nhẹ nhàng. Quỷ ở đây là quỷ ở trong tâm nên mới đáng sợ bởi vì nó khiến con người hút máu, giết người, làm điều dâm dục, trộm cướp, nói lời gươm đao, thấy ác làm ác chẳng những nó giết đời này của ta mà còn giết biết bao nhiêu đời nữa.

Khi nói về cõi nước của quỷ và địa ngục A tỳ thì phải nói đến kinh Địa Tạng. Thông thường, chúng sinh thường tin có một vị Bồ Tát tên Địa Tạng tay phải cầm cây tích trượng, tay trái một hạt minh châu. Ngài xuống địa ngục lấy tích trượng đập phá cửa địa ngục để cứu vớt chúng sinh nếu chúng sinh chí thành niệm danh hiệu Ngài. Vì thế Ngài là giáo chủ cõi u minh địa ngục. Người học Phật có nên tin tưởng một cách quá thực thà như thế không? Vậy ý nghĩa của kinh là gì?

Kinh Địa Tạng là viết tắt của “U Minh Giáo Chủ Bổn Tôn Địa Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát”. Bổn là bản tâm (bổn tâm) của chúng sinh. Tôn là tôn quý. Địa là tâm địa và Tạng là Như Lai Tạng. Vì thế chỉ có bản tâm mới là cao quý nhất, nó là kho Như Lai Tạng tâm địa và chỉ có bản tâm (chơn tâm) mới làm chủ được cõi u minh tăm tối tức là làm chủ được cõi địa ngục tham-sân-si của chính mình. Con ngườichạy theo sắc tài danh lợi, tham đắm dục tình, bị tham-sân-si sai sử nên tự đày mình vào cõi địa ngục tham-sân-si mà chịu cảnh khổ. Vậy làm sao đập phá được địa ngục tham-sân-si? Chỉ có bản tâm thanh tịnh tức là chơn tâm, Phật tánh của chính mình mới hóa giải, đập phá được cái địa ngục u ám này. Nhưng con người vì bị màn vô minh dày che lấp nên luôn tìm tâm (Phật) ở bên ngoài nên cả đời vẫn đeo mang cái khổ cho nên cái tôn quý nhất, quan trọng nhất là phải quay về (đáo bỉ ngạn) để nhận ra Bổn Tôn Địa Tạng tức là tự tánh Như Lai Tạng nghĩa là cái chơn tâm, Phật tánh sáng suốt thường có trong ta thì chính mình mới có thể đập phá được địa ngục tham-sân-si và cứu giúp chúng sinh muôn loài.

Địa Tạng Bồ Tát tay mặt cầm cây tích trượng có bốn cái vòng và mười hai cái khuy là biểu tượng cho Chân lý Tứ Diệu ĐếThập Nhị Nhân Duyên. Tích trượngám chỉ cho ý chí kiên cường, đại hùng đại lực để đập phá mở tung cánh cửa u minh hắc ám của tự tâm. Còn hạt minh châu lóng lánh tức là hòn ngọc như ý tượng trưng cho bản tâm thanh tịnh và một khi chúng sinh sống với chơn tâm của mình thì ánh sáng trí tuệ trong tự tâm bừng sáng soi chiếu khắp cùng. Vì vậy nếu chúng sinh dựa theo Chân lý Tứ Diệu Đế hay Thập Nhị Nhân Duyên để tu thì sẽ có tâm thanh tịnh và chính cái bản tâm diệu giác này sẽ giúp con người đủ sức đập tan địa ngục tham-sân-si trong tâm của mình mà có thanh tịnh giải thoát giác ngộ.

Kinh điển Phật giáo Đại thừaquyền giáo (phương tiện, ẩn dụ) chớ không phải là thật giáo cho nên người đệ tử Phật đừng chấp vào lời kinh mà phải dùng lý để hiểu. Đó là “văn dĩ tải đạo” tức là “được ý quên lời” nghĩa là chỉ nương theo ngón tay mà thấy mặt trăng chớ đừng chấp ngón tay là mặt trăng thì mới cảm nhận được lẽ huyền diệu của kinh mà không rơi vào tà kiến. Thí dụ là người đệ tử Phật, chúng sinh tắm mình trong ánh hào quang của Phật. Hào quang ở đây phải được hiểu chính là trí tuệ Phật tâm, Phật tánh sẵn có trong tất cả mọi người.

Tâm chúng sinh và chư Phật cùng đồng một bản thể Phật tánh như nhau, không sai khác cho nên Địa Tạng tức là bản tâm của chính mình thì cái tâm này bình đẳng với Phật, Bồ Tát vì thế nếu ngộ được chơn tâm của chính mình thì chư Phật mười phương kính ngưỡng là như vậy.

Tóm lại trên thế gian này dựa theo tinh phần Phật giáo, không có cõi địa ngục thật và dĩ nhiên không có vị nào là Địa Tạng Bồ Tát cả. Địa ngụcbiểu tượng của tham-sân-si phiền não, là sự tối tăm ám chướng mê muội trong tâm thức của mỗi chúng sinh. Đó chính là địa ngục tự tâm. Còn Địa Tạng Bồ Tát chính là bản tâm thanh tịnh tức là chơn tâm, Phật tánh thiêng liêng huyền diệu vốn có sẵn trong tâm của tất cả mọi người. Vì thế Phật đưa ra phương tiện Tứ Diệu Đế, Thập Nhị Nhân Duyên để giúp chúng sinh nương theo đó mà thấy được chơn tâm của chính mình thì tự mình đập phá được cửa địa ngục, giải thoát ra khỏi cảnh u ám tham-sân-si mà sống trong thanh nhàn, an vui tự tại Niết bàn.

Tóm lại, người đệ tử Phật đừng hiểu kinh điển Đại thừa một cách thật thà mà chấp có một Bồ Tát thật, một cõi địa ngục thật nên một lòng cầu Bồ Tát, Phật và chờ đến lúc chết sẽ có các Ngài đến cứu thì cũng như chấp ngón tay là mặt trăng rồi tin tưởng mù quáng vào tha lực mà đi ngược lại với giáo lý nhân quả. Không có việc “một người ăn mà người khác được no” mà phải là “ai ăn người nấy no, ai uống người đó hết khác”. 

niềm tin dân gian nên đến đây có người vẫn còn tin rằng chắc có địa ngục thật hay có một vị Bồ Tát thật tên là Địa Tạng, chúng tôi trích đăng nguyên văn lời giới thiệu của thầy Viên Pháp về kinh Địa Tạng Mật Nghĩa do Cụ Chánh Trí Mai Trọ Truyền thuyết giảng tại chùa Xá Lợi năm 1957 để quý vị tư duy thẩm chiếu. Quý Phật tử có thể đọc toàn bộ kinh Địa Tạng Mật Nghĩa này trong trang nhà: www.thuvienhoasen.org vào phần kinh điển giảng giải.

ĐỊA TẠNG MẬT NGHĨA
Chánh Trí Mai Thọ Truyền

Hội Phật Học Nam Việt - Chùa Xá Lợi Saigon Xuất Bản 1964
Trung Tâm Văn Hóa Phật Giáo Việt Nam-Hoa Kỳ Chùa Huệ Quang Tái Xuất Bản 1985

Thay Lời Tựa

Tôi Đi Nghe Giảng Kinh Địa-Tạng 

Thể theo sự đòi hỏi của một số đông giáo-hữu, Hội Phật-Học Nam-Việt tổ chức, vào mỗi buổi chiều thứ bảy, từ 8g30 tối, một khóa giảng Kinh

Thứ bảy tuần rồi, 9-11-1957, Đạo-hữu Chánh-Trí đã mở đầu khóa giảng với bộ Kinh Địa-Tạng, trước trên ba trăm thính giả, phần đông là học thức, của đủ các hạng tuổi. 

Dưới đây, xin ghi lại những điều nghe thấy và cảm tưởng của chúng tôi đối với buổi giảng đầu tiên. 

Viên-Pháp

 Trước hết, xin nói ngay là buổi giảng rất hào hứng và linh động, làm cho đa số trí-thức thính giả mắt sáng lên, lòng đầy hoan hỷ, ngồi nghe trót hai giờ đồng hồ mà không biết chán mỏi, vì sung sướng thấy bao thắc mắc, nghi ngờ của mình về vấn đề địa ngục, Địa-Tạng, được giải thích rành mạch

Về Địa ngục, thường chúng tôi thấy có hai thái độ khác nhau trong hàng Phật-từ: 

- Một đàng thì tin có địa ngục, nhưng tin một cách mù mờ, sai lạc, vì thế không dứt đặng nhân địa ngục, để khỏi cái quả địa ngục, cho nên không bao giờ thoát ly đặng cái khổ địa ngục

- Một đàng thì phân vân bất quyết, không biết phải tin hay không, vì vậy trong trí-quán không có gì dứt khoát và trong hạnh tu không có gì nhứt định. 

Đối với Địa-Tạng Bồ-Tát cũng có hai luồn tư tưởng khác nhau: 

- Một hạng tin rằng đã có ngài Địa-Tạng phát nguyện cứu độ tội vong ra khỏi U-minh địa- ngục, thì ta cứ "làm ăn" như ai, rũi ro có bề nào sẽ có ngài đùm bọc. Ngài lại còn nguyện "Địa ngục chưa trống không, ta quyết không thành Phật", thì dầu ta còn phải đọa địa-ngục lâu xa thế mấy đi nữa, cũng còn có ngài cứu thoát, không đến nỗi nào mà sợ. 

Hạng này còn tin đức Địa-Tạng có quyền lực dẫn vong vào cảnh Tây-phương tự tại, vô ngại. Hễ có ngài dẫn, thì không có một quỉ sứ nào dám bắt đem nạp cho Diêm-vương phán xét. Hơn nữa, ngài lại còn có quyền lực phá ngục thả tội mà chẳn có ông Diêm-vương nào dám cản trở. Do những tin tưởng này, mới có việc mướn làm chay với cảnh thầy cả đội lốt Địa-Tạng phá ngục giải phóng tội vong. Ôi thôi! Kể sao cho xiết những quan niệm sai lầm như thế về Bồ-tát Địa-Tạng và về quyền năng của ngài! Ròng rã là những sự tin tưởng thần quyền, ỷ lại tha lực, làm hoen ố Phật giáo nước nhà! 

- Một hạng khác lại suy nghĩ: không lẽ lại có một ông Bồ-tát "cải Trời" cho đến bỏ luật nhơn quả, dàm vì cảm tình với người sống mà làm việc bất công là thả tội hộ vong. Vì suy nghĩ như thế, họ mất lòng chánh tín đối với vị Bổn-tôn Bồ-tát và thối bộ, không bước được vào cửa Phật tu hành, để thâu hoạch lợi ích cho mình. Thật đáng phàn nàn cho hạng này, vì họ là bậc có trí, biết suy nghĩ và có đạo tâm, chỉ vì không ai chỉ bảo thành ra hiểu lầm, nghi sái. 

Nay đạo-hữu Chánh-Trí đem kinh Địa-Tạng ra giảng, lại dám trình bày bạo dạn và vạch rõ phân minh những chổ bí ẩn trong kinh, để phô bày cái bí nghĩa chân thực, hiển phát cái chân lý Đại thừa, thật đạo hữu đã giúp ích rất nhiều cho những ai chưa thấu triệt. Có vạch rõ như thế những ẩn ý của Phật, mời lìa đặng ngón tay mà thấy đặng mặt trăng, không thì cứ ôm dính ba cái chữ, rồi tối vẫn hoàn tối. 

Diễn-giả đã theo đường lối nào để đưa thính giả tới chổ diễn-giả muốn dắt đến? 

Vô đầu, đạo-hữu Chánh-Trí thanh minh rằng kinh Địa-Tạng thuộc về quyền giáo, khác với những bộ kinh thuộc về Thực-giáo, trực chỉ Chơn-lý. Có thể xem kinh Địa-Tạng như một bài ngụ-ngôn trường thiên, trong đó Phật dùng ngụ-ý (paraboles) để ám chỉ một chơn-lý đáng phát minh, như những bài ngụ ngôn của các hiền-triết Đông Tây mà cốt yếu là để dạy những nguyên tắc luân lý, hoặc những truyện đời xưa, những truyện giải buồn, do văn-nhơn, hiền-sĩ đặt ra vì thiết tha với thế sự, muốn hoán cải nhơn tâm. 

Kế đó, dựa theo những đọan kinh văn, diển-giả giải rằng đức Địa-Tạng không phải là một nhơn vật lịch sử (personnage historique), có một đời sống ở thế gian như đức Phật Thích-Ca, mà là một nhơn-vật tượng trưng (personnage symbolique), đặt ra để tiêu biểu cho những đoạn-đức cương quyết, nguyện-lực dồi dào và hành-động linh tiệp. Địa-Tạng cũng chỉ cái gì cực tôn cực quí trong người (Bổn tôn), đủ năng lực đả phá vô-minh, trực tiếp cứu vớt con người ra khỏi cảnh ngục-thất tối đen dày bịt (đại thiết vi), thoát vòng tội lỗi khổ đau, và dẫn con người trở về sùng bái cái cực tôn cực quí ấy là Chơn Tâm của mỗi chúng ta vậy. 

Để chứng minh điều mình quả quyết, diễn-giả dẫn câu "Địa ngôn: kiên, hậu, quảng hàm tàng" và nói: Tại sao dùng hai chữ Địa-Tạng để ám chỉ Chơn Tâm? Cứ xem câu vừa trích trong bài tán ở đầu quyển kinh đủ thấy. Địa là chỉ cái gì kiên cố bất diệt, sâu dày không thể đo lường (hậu), và rộng chứa không gì bỏ ra ngoài (quảng hàm tàng). Thế có phải chỉ Chơn Tâm hay Như-Lai-Tạng không? Vì ai đập vỡ Tâm được mà không bảo là kiên cố, ai đo được cái vô cùng tận của Tâm mà không bảo nó sâu dày không thể đo lường, và có gì ngoài Tâm được mà không bảo nó ngậm chứa tất cả? 

"Lại nữa, diễn-giả nói tiếp, nếu không ám chỉ Chơn Tâm, thì làm sao cắt nghĩa được câu": 

Tam thế Như-Lai đồng tán ngưỡng

Thập phương Bồ-tát cộng quy-y? 

"Không lẽ ba đời chư Phật (quá khứ, hiện tại, vị lai) lại đi khen ngợi, ngưỡng mộ một vị Bồ-tát, còn mười phương Bồ-tát lại quy-y với một người đồng đẳng với mình? Thật rõ là ám chỉ cái Chơn-lý bất diệtChơn Tâm, mà không ai (kể luôn chư Phật, Bồ-tát) được phủ nhận, vì phủ nhận là còn sống trong vô-minh mà hễ còn sống trong vô-minh thì làm sao có Phật và Bồ-tát? Nói một cách khác, nhờ thể nhận được Chơn Tâm, tán thán ngưỡng mộ Chơn Tâm, nên Phật mới thành Phật, và cũng nhờ biết quay về an trú nơi Chơn Tâm, sống theo tiếng gọi của Chơn Tâm, nên Bồ-tát mới thành hạnh Bồ-tát." 

Đến hai câu: 

Thủ trung kim tích, chấn khai địa-ngục chi môn.

Chưởng thượng minh châu, quang nhiếp Đại-thiên chi giới. 

Diễn-giả giải thích

"Đó là một lối dùng biểu tượng (symbole) để diễn tả những công năng của Chơn Tâm. Tích trượng (gậy sắt), tượng trưng cho cái ý-chí cương quyết (volonté de fer) bẻ xiềng xích, phá ngục tù của những người thức tỉnh, tức là đã trở về với Chơn Tâm. Đó cũng là sức mạnh vô song của Chơn Tâm, biết diệu dụng thì không việc thiện nào là không làm được, còn không biết diệu dụng thì nó cũng có thể đưa con người đến chổ tội lỗi không bờ bến. Vì sao? Vì cái cương quyết làm phải ở người tốt và cái cương quyết làm sái ở người xấu, đồng một mãnh lực như nhau. Tuy hai mà trên căn bản vẫn một, tại chỗ dùng có khác mà một xem tuồng như hai, thí như con dao bén có thể dùng giúp ta xắt cải xắt rau, mà cũng có thể trợ cái giận của ta trong việc chém người hại vật. Còn viên ngọc (minh châu) sức sáng rọi khắp ba ngàn thế giới kia cũng là một lối nói để ám chỉ cái Đại trí huệ, hay Trí Bát-nhã sẵn có ở mỗi người, linh tiệp vô cùng, không đâu chẳng thấy, không gì chẳng biết, bao xa cũng soi tới, bao sâu cũng chiếu suốt. Mà Trí và Tâm không phải sai khác, cho nên nói Đại trí minh châu cũng là nói Chơn Tâm vậy." 

Còn mấy câu: 

Diêm vương điện thượng

Nghiệp cảnh đài tiền

Vị Nam-phù-đề chúng-sanh

Tác đại chứng-minh công-đức chủ 

thì theo đạo-hữu Chánh-Trí, là tả những cái dụng khác của Chơn Tâm, cái dụng hồi quang phản chiếu, quay cái sáng, rọi trở lại đời sống hằng ngày, từ ngoài cho đến trong, như người Pháp nói "xét lòng" (examen de conscience). "Thật vậy, diễn-giả nói, ai xét ta và luận ta cho bằng lương-tâm ta, vì biết bao nhiêu tội lỗi ta đã tạo mà Công-lý nào biết được! Do đây, bài tán mới vì Địa-Tạng (Chơn Tâm) là ông vua cõi Diêm-la, ngồi trên điện cao để phán xét tội trạng của ta. Còn tự ta muốn biết nghiệp lành, nghiệp ác của ta ư? Thì cứ ngó trở lại vào lòng, cái "gương lòng" sẽ phản chiếu cho ta thấy tất cả. Gương ấy là Chơn Tâm Địa-Tạng đó, nên gọi là Nghiệp cảnh (cái kiếng soi nghiệp). Chơn Tâm ta đã là ông Tòa, ông Diêm vương xét tội, thỉ Chơn Tâm ấy cũng là người chứng kiến và ghi chép những công đức của ta. Thế nên nói Địa-Tạng làm người chứng minh các công đức (mérites) của chúng sanh cõi Nam-diêm phù-đề, tức là cõi thế-gian này vậy."

 Tóm lại, diễn-giả chỉ rằng: Địa-Tạng là Chơn Tâm hay Như-Lai Tạng-tâm, đủ cá Tánh-thể, Tánh-cụ và Tánh-dụng. Tánh-thể là Bổn tôn, nên "Tam thế Như Lai đồng tán ngưỡng, thập phương Bồ tát cộng quy y". Về Tánh-cụ (có sẵn) thì "kiên, hậu, quảng hàm tàng, từ nhơn, tích thiện, thệ cứu chúng sanh" sẵn đủ cả Đại-nguyện (grande volonté), Đại-hạnh (grande activité), Đại-thệ (grande détermination). Vì vậy Kinh chia ra ba phần hay ba quyển: Địa-tạng bổn nguyện, Địa-tạng bổn hạnh, Địa-tạng bổn thệ. Rốt hết là Tánh-dụng. Hai Tánh trước đã lớn lao và đầu đủ vô cùng thì cái Dụng của Chơn Tâm cũng vô cùng, do đó mà chúng-sanh trong quá khứ, hiện tại, vị lai, nếu biết quy-y Tâm thì được ra khỏi địa-ngục vô-minh, tức là được cứu độ như Kinh nói. 

Đạo-hữu Chánh-Trí giảng đúng với giáo nghĩa của Đại-thừa. Theo lý tuyệt-đối (đệ-nhất nghĩa đế), ngoài Tâm không pháp, cho nên sự sự đều là Tâm, vật vật đếu là Tâm. Tâm tác Thiên đường, Tâm tạo địa ngục, ba cõi chỉ đều do Tâm, mười cõi chỉ đều do Tâm, tất cả đều do Một Tâm (duy Nhứt Tâm), không gì ngoài Nó. Cho nên, có chúng sanh thọ khổ địa-ngục nơi Tự Tâm (en Soi), thì Địa-Tạng Bồ-tát cũng cứu độ trong Tự Tâm. Ngoài Tâm, không có địa ngục, chúng sanh nào khác; ngoài Tâm, không có Địa-Tạng phá ngục dẫn vong nào khác. Đây là cái lý bí ẩn của kinh Đại-thừa mà chúng ta cần khám phá và khai thác để tự lợi, lợi tha. Dùng ông Bồ-tát Tự-Tánh mà cứu độ chúng sanh của Tự Tâm, lửa đó, nước đó, thật là muôn phần linh tiệp và diệu dụng

Đạo-hữu Chánh-Trí đã đem lại cho thính giả một niềm tin tưởng vững chải, phấn tấn, vì mình có tự tin ở mình có ông Bồ-tát biết dùng hột minh-châu Đại-trí-huệ chiếu phá vô-minh, tiêu trừ những nỗi lòng đen tối, cỡi mở những quan niệm sai lầm, đập phá ngục tham, sân, si, ái... thì mình mới khỏi cầu ai xa lạ, viễn vong, vừa khó khăn, vừa không chắc, khỏi mắc phải cái tánh ỷ lại thần quyền, mơ hồtai hại

Lại nửa, nếu tự hay nơi mình có Chơn Tâm linh minh sáng suốt làm quan Tòa, thường ngồi tại bàn án, chiếu gương soi nghiệp, xét nét vô tư những điều ẩn khuất nơi cõi lòng, thì chắc chắn đời người sẽ có sự hoán cải, dứt ác làm lành, đổi đen ra trắng. 

Dù rằng, từ trước đến đây, diễn-giả đã dẫn kinh để chứng tỏ rằng Địa-Tạng chỉ là một lối tượng trưng để chỉ Chơn Tâm, trong hàng thính- giả hình như còn có người chưa tin. Đạo-hữu Chánh-Trí nói thêm: "Tìm hiểu Địa-Tạng Bồ-tát có thật hay không, không quan hệ bằng tìm biết kinh Địa-Tạng có ích gì cho chúng ta trong việc tu hành."Đạo-hữu nói rất có lý, nếu chúng ta nhớ lại Phật thuở xưa kia cũng có lần bác những kẻ đến hỏi Ngài thế giới có hay không có, hữu hạn hay vô biên, v.v.. Phật bảo: Nên hỏi ngay làm sao đặng hiện tiền giải thoát, vì hỏi như vậy mới thiết thực hơn, còn hỏi như trên thì phải sa lầy trong cái đầm lý thuyết

Có lẽ nhờ lời dạy của Phật vừa nhắc lại, nên diễn-giả hay moi tìm trong kinh điển để khám phá, lượm lặt, những gì có ích lợi cho đời sống thực tế và khai thác những phát minh thực dụng, hầu giúp nhiều bạn đồng đạo cũng hưởng. " Đọc kinh phải cầu lý, đạo-hữu Chánh-Trí nói. Cầu lý là tìm coi Phật muốn nói gì, chỉ gì, chớ không nên thấy chữ đâu hiểu nghĩa đó mà cho là đủ. Nếu nhận nghĩa do nơi chữ, chúng ta sẽ gặp nhiều mâu thuẩn có khi buồn cười, làm cho chúng ta sẽ hoang mang, không làm sao có lòng tin tưởng sắt đá." Thật là một lời khuyêngiá trị đối với thế-hệ hiện nay của trí óc khoa học (esprit scientifique), luôn luôn bất phục trước những cái gì mù mờ. 

Tuy đạo-hữu Chánh-Trí đã đem hết sức mình ra giải thích rành mạch, vẫn còn có người thắc mắc, cho rằng nếu theo diễn-giả mà phủ nhận vị Bồ-tát hiện đang hành sự ở cõi U-minh, cứu-độ vong linh thọ tội mà nhiều người đang tin tưởng, thì sẽ làm mất chổ trông cậy của họ. Chúng tôi nghĩ, nếu tin mà lầm lạc, thì thà đừng tin còn hơn, vì lầm lạc còn khổ hơn không tin. Nếu có kẻ không giữ vệ sinh, không biết ngừa bệnh độc, ăn càn ở bậy, ỷ y có thầy hay thuốc giỏi, thử hỏi tin tưởng như thế có lợi hay có hại? 

Lại có người cho diễn-giả quá thiên về lý mà bỏ sự. Sao lại nghĩ thế? Sự, lý nào phải hai cái khác nhau mà tưởng có thể bỏ sự theo lý. Đã nói kinh Địa-Tạng thuộc về quyền giáo, mà hễ quyền giáo thì toàn là sự, như nói nào là có ông Bồ-tát danh Địa-Tạng ở cõi U-minh, làm việc độ vong, nào là có ba ngục lớn chúng sanh trong đó bị các quỉ sứ đầu trâu mặt ngựa đánh khảo đủ điều, v.v.. Nhưng sự, lý, không thể chia hai, thì cố nhiên trong những sự vừa kể phải có cái lý, những cái lý mà rất tiếc chưa ai từng vạch, nên nay đạo-hữu Chánh-Trí mới vạch, để thức tỉnh những ai cho kinh Đại-thừa thiếu căn bản Phật giáo, nói truyện hoang đường

Để khỏi thiếu sót, chúng tôi xin thêm lời diễn-giả giải về ý ẩn của đoạn sau đây trong bài tán, bắt đầu từ câu: "Nam phương thế giới dõng hương vân... chí câu: Phật ngôn: Địa-Tạng Bồ-tát chí." (xin xem Kinh). 

Đạo-hữu Chánh-Trí nói: "Hể Chơn Tâm phát hiện nơi ai (Bồ-tát Địa-Tạng đến), thì từ nơi thân tâm người ấy phát tiết ra ngoài một cái gì mà trông đến gương mặt là ta cảm thấy một ánh sáng diệu hiền, khiến ta phải kính phục, nghe đến lời nói là ta cảm nhận một cái gì đẹp đẻ, thơm tho, khiến ta ngây ngất, chẳng khác ta tắm mình trong một đám mưa thơm, một đám mưa hoa, v.v.. Cứ trông gương mặt, ngắm xem cử chỉ, lắng nghe lời nói của những bực chân tu thạc đức, ta sẽ thấy và sẽ cảm như vừa nói. Các nhà tâm-lý-học Âu Tây đều công nhận cái sáng hiển lộ ra ngoài như thế này của những tâm hồn trong sạch, hiền hòa, mà họ gọi là "irradiation". 

Nói một cách khác, diễn-giả đã đề cập đến ảnh hưởng hết sức thơm tho lành điệu, sáng sủa êm đềm, của những tâm hồn đã trở về với đời sống giải thoát

Buổi giảng đầu tiên đã chứng tỏ nơi diễn-giả, không phải một sức học uyên thâm, mà một thực nghiệm tu học khá công phu, chúng tôi tin rằng đạo-hữu Hội-trưởng sẽ không phụ lòng thính giả ở những buổi giảng tiếp. 

Viên-Pháp 
(Trích Tạp-chí TỪ-QUANG số 70, tháng 11 năm 1957) 

Cước chú: Tác-giả viết bài này lúc còn là một cư-sĩ. Mấy năm sau, tác-giả đã xuất gia, giữ nguyên pháp hiệu và đã viên tịch.

 

5.Tôi huân tập cái tánh nghe, nghe vào tự tánh. Tánh thấy, tánh ngửi, tánh nếm, tánh xúc, biết cũng vậy, khiến chúng sinh đang khi bị hại dao mác, vũ khí gãy rơi từng khúc chẳng xúc phạm.

Nghe vào tự tánh tức là năng quán nghĩa là nghe tất cả những việc thiện ác, soi chiếu tự tâm của mình để thấy rõ, không còn bị mê lầm vọng chấp. Khi tâm đã thanh tịnh thì tất cả những thứ như nói lưỡi hai chiều, nói lời độc ác, nói thêu dệt, nói gian dối, lòng buồn, lòng giận cũng không còn vì thế dao hai lưỡi, dao ưu sầu, dao tâm làm sao sát hại mình được. Tánh thấy, tánh ngửi, tánh nếm, tánh xúc, tánh biết cũng vậy thì nghĩ ác, nói ác, làm ác cũng không còn. Khi không còn ác tâm nghĩa là nguyên nhân của đấu tranh không còn thì không lo sợ gì có sự tranh chấp, giết hại.

6.Tánh nghe, tôi huân tập đến độ tinh thuần, sáng suốt trùm khắp pháp giới. Tất cả những gì đen tối không tồn tại được, khiến cho chúng sinh dù ở gần bên với ác quỷ: Dược xoa, cưu bàn trà, tỳ xá xà, phú đơn na…mà chúng không nhìn thấy.

Khi quán chiếu lòng mình thì có được tâm thanh tịnh, an lạc, trong sáng do đó những thứ âm u hắc ám như quỷ thô bạo, quỷ bất nghĩa, quỷ vô thường làm sao hại mình được.

7.Tánh năng văn tôi quán xoay vào, thanh trần đối tượng tiêu vọng, khiến chúng sinh tránh xa tất cả gông cùm xiềng xích không vương chạm đến thân.

Khi xoay tánh nghe vào trong để lắng nghe tiếng nói thanh tịnh của lòng mình thì những âm thanh bên ngoài đâu còn lọt vào tâm của ta. Khi tu thiền định thì họ cắt đứt những đối tượng nghe bên ngoài. Do đó khi tu thiền định, hành giả nên tìm nơi thanh vắng yên tịnh thì dễ xoay tâm vào bên trong mà không bị sở văn chi phối. Con người có sống trong phiền não khổ đau cũng chỉ vì bị đối tượng sở văn lôi cuốn. Nghe một bài ca hay, một tiếng đàn lưu loát, tiếng nói dịu dàng, lời khen êm ái hay tiếng chửi xót xa…tất cả đều là đối tượng sở văn cả. Càng chạy theo tiếng nghe bên ngoài thì tâm càng vọng động, không làm chủ được bản tâm của mình nên dễ rơi vào vô minh phiền não mà phải gánh chịu bao nỗi ưu bi buồn phiền. Ngược lại biết xoay tánh nghe vào trong thì bít hẳn sở văn nên con người sống trong an nhiên tự tại thì gông cùm xiềng xích làm sao đụng đến ta được. 

8.Tôi diệt âm thanh đối tượng, tánh nghe viên mãn sanh sức từ cùng khắp, khiến chúng sinh đi qua đường hiểm mà giặc cướp không thể cướp được (giặc phiền não có 6 tên túc trực phục kích ở mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý).

Đối tượng âm thanh là những tiếng nói ngọt ngào, tiếng thi phi phải quấy, lời chửi rủa đắng cay…Nếu con người đem những đối tượng âm thanh này vào tâm thì dĩ nhiên vô minh phiền não cũng vì thế mà phát sinh. Nên nhớ sáu căn : mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý tự nó thanh tịnh, không ô nhiễm, nhưng giặc vô minh phiền não lúc nào cũng núp dưới sáu căn để chụp lấy cơ hội mà hành hạ con người. Thí dụ lỗ tai thì thanh tịnh, không có chi là xấu xa tội lỗi cả, nhưng tai vừa mới nghe tiếng khen thì tâm liền phân biệtbám víu vào tiếng khen giả tạo này khiến con người sống trong điên đảo, mộng tưởng ảo huyền, Ngược lại nghe ai chê thì tâm bực bội, buồn phiền ray rức. Bây giờ nếu diệt được âm thanh đối tượng nghĩa là đóng kín thanh trần, không còn nghe tiếng nghe bên ngoài mà xoay tánh nghe vào nội tâm để nghe tiếng lòng thanh tịnh tức là diệu âm thì giặc phiền não làm sao đánh phá ta được cũng như đi qua đường nguy hiểm mà giặc cướp chẳng hại được mình. Nói cách khác cuộc đời nhiều phiền não rối tăm, trăm điều bực bội nhưng nếu bây giờ con người lắng nghe tiếng lòng thanh tịnh mầu nhiệm của mình để bỏ đi những đối tượng phiền não giả tạo bên ngoài thì chính mình vượt qua được mọi hiểm trở và giặc cướp phiền não không cướp được công đức lành của mình. Chúng sinh đừng nên hiểu lầm đoạn kinh trên rằng mình mang trong người nhiều vàng bạc quý giá, đi qua đoạn đường hiểm trở nên lo sợ niệm Đức Quán Thế Âm thì Ngài phù hộ không cho giặc cướp đoạt vàng bạc nữ trang. Trong thập niên 70, 80 có rất nhiều chiếc thuyền tỵ nạn của người Việt Nam đi theo hướng Thái Lan đã bị bọn hải tặc cướp bóc, giết người và hãm hại đàn bà con gái gây ra biết bao cảnh tang tóc đau thương. Khi gặp cảnh oan trái dĩ nhiên có biết bao người niệm Đức Quán Thế Âm thế thì tại sao bọn hải tặc vẫn cướp của hại người mà Ngài không cứu? Do đó giặc cướp ở đây là giặc phiền não để cướp đi những công đức của mình bởi vì có thanh tịnh mới tạo được công đức ngược lại chạy theo phiền não là sống trong điên đảo tức là tạo nghiệp để phải chịu quả khổ luân hồi. Vì vậy làm chủ được sáu căn thì phá được giặc phiền não, hóa giải được tham sân si và cuộc sống dĩ nhiên sẽ được thanh tịnh, an vui và tự tại

 9.Do tôi huân tập tánh nghe được thanh tịnh, tách khỏi trần tướng. Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp không cám dỗ được, khiến cho những chúng sinh đa dâm xa lìa được lòng tham dục nặng nề.

Huân tập tánh nghe được thanh tịnh nghĩa là biết phản văn văn tự tánh để chỉ nghe tiếng nói thanh tịnh của lòng mình. Đến đây thì thanh trần vẫn còn đó, nhưng không hề nghe biết nữa. Nói rộng ra chẳng những không còn nghe biết âm thanh bên ngoài mà ngay cả sắc, hương, vị, xúc, pháp cũng biến mất trong tâm của ta. Nói cách khác khi tâm không còn duyên với ngoại trần thì tất cả những gì thuộc về ngoại trần như nhà cao cửa rộng, hương vị thơm tho, mùi vị béo bở, cảm giác êm đềm, ý niệm nọ kia đều tan biến trong tâm của mình. Do đó, cho dù thế gian vũ trụ vẫn còn sờ sờ ra đó, nhưng đối với người biết huân tập tánh nghe thì thấy mà như không thấy, nghe mà như không nghe, ngửi mà như chẳng ngửi thứ gì nên lòng không tham đắm, si mê. Thí dụ mắt thấy người đẹp mà tâm không thấy thì người nào cũng như vậy nên lòng tham dục không khởi, tâm được thanh tịnh

10.Tôi chỉ lưu lại thuần một viên âm thanh tịnh, không còn đối tượng thanh trần, căn cảnh viên dung, dứt đối đãi năng văn sở văn khiến chúng sinh xa lìa được tham sân si phẩn nhuế.

Hằng ngày trong cuộc sống, chúng sinh luôn đối diện với năng văn sở văn khiến tâm phân biệt chạy tới chạy lui và vọng tưởng cũng vì thế mà sinh khởi làm cho cuộc sống bất toại ý. Bây giờ biết xoay cái nghe vào trong thì tiếng nghe bên ngoài biến mất nghĩa là nghe thì cái gì cũng nghe mà như không nghe cái gì hết. Âm thanh trần tướng không lọt vào nội tâm thì vọng động không còn. Đến đây trong tâm chỉ còn lại một âm thanh huyền diệu thanh tịnh tức là diệu âm. Tâm thanh tịnh thì những nhiễm ô tham, sân, si biến mất. Ngày xưa Đức Phật và các vị A la hán ở những nơi rất yên tĩnh để thiền định cho nên các Ngài không phải đối diện với những đối tượng trần lao là sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Khi được minh tâm kiến tánh, giải thoát giác ngộ các Ngài mới vào đời cứu độ chúng sinh mà không còn bị những chướng ngại trần duyên quyến rũ. Nên nhớ khi đã thành Thánh thì không bao giờ trở lại làm chúng sinh trừ khi họ phát nguyện tái sinh để độ đời. Nói chung, pháp tu thiền định này nói thì dễ, nhưng rất khó thực hành bởi vì người Phật tử tại gia thì còn bận bịu gia đình, vướng nhiều thế tục, còn người xuất gia thì Phật sự đa đoan nên khó dứt được năng văn sở văn. Phật sự tới đâu thì phiền não theo tới đó nên cả đời những vị xuất gia tuy mang tiếng tu hànhtranh chấp, hơn thua không xã bỏ, viễn ly được. Nào là cảnh chùa to, Phật lớn, nào thiện nam tín nữ ồn ào náo nhiệt, cầu nguyện van vái nên vọng tưởng chấp trước cũng vì thế mà phát sinh. Vì vậy ngày nay người tu thì nhiều mà người có an lạc giải thoát thì rất ít.

11.Tiêu diệt thanh trần đối tượng tôi xoay cái nghe về tánh bản minh, thân tâm cảnh giới trong sáng như lưu ly, chẳng vương chút trần ai vọng chấp, khiến chúng sinh xiển đề mê tối xa lìa câm điếc tối tăm.

 Thế nào là câm điếc tối tăm? Con người hằng ngày nói rất nhiều và nghe cũng lắm, nhưng thật ra cái nghe, thấy, biết này chỉ nằm trong vòng lẩn quẩn của vô minh phiền não, của sự phân biệt đối đãi, của hơn thua phải quấy lợi mình hại người. Do đó nói mà không đúng với sự thật, không hợp với chân lý thì lời nói kia chẳng có giá trị gì, đâu khác chi người câm. Còn tai chỉ muốn nghe lời ngọt diệu êm đềm, thị phi hoặc khi nghe lời mắng chửi thì khó chịu, bực mình. Nhưng trên đời hễ trung ngôn thì nghịch nhĩ, lời thật thường mất lòng tức là thuốc đắng mới đả tật. Vì vậy người không nghe nổi chân lý, không nghe được lời dạy của Thánh hiền thì tuy có tai mà khác chi là người điếc. Thêm nữa, chân lýsự thật vĩnh hằng, là ngọn đuốc tuệ soi sáng tâm chúng sinh cho nên nếu không nhận biết được chân lý thì tuy là ánh sáng mặt trời vẫn chiếu sáng, nhưng người đó có khác gì người đi trong tăm tối. Trong kinh Pháp Hoa có đoạn nói rằng nếu có chúng sinh chê bai, phỉ báng kinh Pháp Hoa thì sẽ bị quả báo là đui, điếc, câm, ngọng, thân hình lở loét hôi tanh, miệng thúi, răng xéo…là theo ý ở trên chớ không phải là đui, điếc thật. Vì hiểu biết một chiều nên có người lý luận rằng nếu khôngPhật thị hiện ở thế gian thì đâu có kinh Pháp Hoa để chúng sinh đọc mà không hiểu thấu nên mới chê bai mà phải chịu quả báo đui điếc…Lý luận như vậy chẳng khác nào nói rằng Đức Phật Thích Ca truyền lại bộ kinh Pháp Hoa làm cái bẩy để hại chúng sinh mang lấy bệnh tật sau này hay sao? Nói thế thì làm sao giải thích cho đúng với chân lý được. Thâm ý của kinh là cái thấy của một người mà không nhận thức đúng chân lý, không thấy được con đường giải thoát giác ngộ thì tuy mắt vẫn còn, nhìn rất rõ nhưng đây là cái thấy của vô minh, vọng chấp thì có khác gì người đui. Lỗ tai không nghe chân lý, không nghe nổi kinh liễu nghĩa thượng thừa thì lỗ tai tuy còn đó, nghe rất rõ, nhưng không chịu nghe lời thiện thì khác gì người điếc. Miệng tuy nói nhiều, nói rất hay, nhưng không nói lời thiện, nói đúng theo chân lý thì khác gì người câm.

Một khi chúng sinh biết xoay cái nghe về tánh bản minh để cho thân tâm được trong sáng như lưu ly nghĩa là lìa xa cái nghe bên ngoài (sở văn) tức là không còn vướng mắc vọng chấp mê lầm mà xoay vào để nghe tiếng lòng thanh tịnh nhiệm mầu của mình thì sẽ có tâm hồn trong sáng thanh tịnh.

12.Viên dung các hiện tượng, tôi xoay tánh nghe trở về bất động. Hài hòa thế gian mà không hủy hoại thế gian, cúng dường Như Lai mười phương như số vi trần, tôi ở bên mỗi Phật làm Pháp Vương Tử, khiến trong pháp giới những chúng sinh không con, cầu có con trai, sanh được con trai phúc đức trí tuệ.

Trong 11 phần trước, pháp tu thiền định khuyên chúng sinh lìa bỏ trần cảnh bên ngoài mà xoay tánh nghe vào trong để nghe tiếng nói thanh tịnh của lòng mình. Đến phần này tánh nghe không còn phải ngăn bít sắc thanh hương vị xúc pháp nữa mà bất động nghĩa là những đoạn kinh trước Bồ Tát dạy chúng sinh phải tránh né âm thanh đối tượng, nhưng bây giờ không cần tránh né nó nữa nghĩa là đến đây chúng sinh đã biết xoay cái nghe trở về với tánh nghe để nghe âm thanh thanh tịnh của lòng mình rồi thì tuy có nghe cả âm thanh của thế gian nhưng vẫn hài hòa với thế gian, không dính mắc nơi thế gian. Một khi tâm đã thanh tịnh thì cái thế giới bên ngoài tuy vẫn còn đó nhưng đối với người có tâm thanh tịnh thì có mà vẫn như không nghĩa là nghe thì cái gì cũng nghe mà rốt cuộc như không nghe cái gì hết. Tâm nhẹ nhàng thanh thoát, rỗng rang thì có an vui tự tại

Thế nào là cúng dường chư Phật?

Khi chúng sinh phát khởi một niệm giác ngộ để sống đúng với chân lý là mình đã cúng cho một vị Phật. Phát khởi một niệm khác lợi ích cho chúng sinh và sống đúng với chân lýcúng dường cho hai vị Phật. Cứ như thế mà nghĩ niệm lành, nói lời thiện, làm việc tốt cho chúng sinh là mình đã cúng dường cho vô số chư Phật trong mười phương rồi. Phải chăng chữ “Phật” muốn ám chỉ trong đoạn kinh này là chúng sinh vì trong tất cả mọi chúng sinh ai ai cũng đều có Phật tâm, Phật tánh như nhau, không sai khác. Trong Phật giáo, Pháp cúng dường là hơn hết trong các cách cúng dường. Đó là chúng sinh đúng theo lời Phật dạytu hành để cúng dường. Làm lợi ích cho chúng sinh để cúng dường. Nhiếp thọ chúng sinh để cúng dường. Thay thế sự khổ ách cho chúng sinh để cúng dường. Siêng tu căn lành để cúng dường. Chẳng bỏ hạnh nghiệp Bồ Tát để cúng dường. Vì thế chúng sinh có đem vô lượng công đức của tài cúng dường cũng không bằng một phần trăm, một phần nghìn của Pháp cúng dường vậy.

Nếu có chúng sinh cầu có con trai sẽ sinh được con trai nghĩa là nếu chúng sinh muốn tu phước đức trí tuệ thì chắc chắn sẽ được phước đức trí tuệ. Con trai ở đây là phước đức trí tuệ, là nguồn sống chân thật của mình chớ một vị Đẳng Giác Bồ Tát như Đức Quán Thế Âm đâu có giúp chúng sinh tăng trưởng thêm lòng tham dục, muốn gì được nấy, trái với luật nhân quả khách quan của thế gian vũ trụ.

Có một nữ Phật tử muốn cầu con nên đến chùa gặp vị Ni cô dạy niệm Đức Quán Thế Âm thì muốn con trai sẽ có con trai. Cô Phật tử làm y như vậy, tuần nào cũng đến chùa cầu nguyện Đức Quán Thế Âm rất chân thành. Nhưng đến khi sanh thì sinh con gái. Cô có vẻ bất bình tìm đến chùa để chất vấn vị Ni cô. Sư cô biết được nên cố tránh né không muốn gặp mặt. Dựa theo xác suất (probability) của toán học thì xác suất để đạt được bất cứ vấn đề gì có thể tăng hay giảm, ít hay nhiều, nhưng có thể xảy ra. Vì thế xác suất lời nói của Ni cô là 50% đúng nghĩa là cơ hội đúng rất cao. Ngay cả xác suất để trúng lô độc đắc là rất nhỏ có thể là một trong hai trăm triệu, nhưng tuy là rất nhỏ nhưng hàng tuần vẫn có người trúng. Vậy khi trúng số không phải là Phật, hay Bồ Tát ban chophước đức của mình đến lúc xuất hiện vậy thôi. Con cái, vợ chồng là do nhân duyên kết tập từ những đời quá khứ nên gặp lại nhau trong đời này. Nếu đời trước cha mẹ nợ nần thì đời này con cái đến đòi nợ cho nên cả đời cha mẹ khổ vì con cái. Còn nếu đời trước con cái nợ nần cha mẹ thì sang đến đời này nó đến để đền ơn trả nghĩa nên đó là những đứa con hiếu để, biết thương yêu, lo lắng, chăm sóc cho cha mẹ. Vì thế Bồ Tát không can dự vào chuyện ân oán nợ nần của chúng sinhban cho con trai, con gái hay bất cứ đứa con nào. Giả sử nếu Bồ Tát ban cho chúng sinh đứa con ngỗ nghịch, vào tù ra khám, giết cha hại mẹ thì chúng sinh nghĩ sao về Ngài? Rất nhiều gia đìnhliên tiếp ba bốn đứa con trai. Lại có gia đìnhliên tiếp bốn năm đứa con gái. Nhưng phần lớn thì trai gái chen nhau là chuyện thường. Thế thì không phải cầu nguyện, van vái để được cái này, có cái kia. Có hay không có là do phước đức quả báo của mình đến lúc xuất hiện hay chưa vậy thôi chớ Bồ Tát không cho hay ban phát cho ai cái gì cả. Đạo Phật không dạy chúng sinh cầu nguyện vì có cầu cũng chẳng được mà đạo Phật chỉ dạy chúng sinh tin sâu vào nhân quả bởi vì chính Đức Phật cũng phải đi xin cơm tín chúng thì lấy gì để Ngài cho. Nếu Đức Phật và các đại đệ tử của Ngài linh thì họ chỉ cần niệm Úm Ba La Bát Nhi Hồng rồi phẩy cái phất trần thì đồ ăn, thức uống hiện ra trước mặt, nhưng tại sao hằng ngày họ cũng phải đi hóa duyên? Do đó không có vấn đề linh hay không linh trong Phật giáo bởi vì Đức Phật Thích Ca chỉ là một đấng đạo sư vô thượng chớ không phải là đấng thần linh. Ngài dạy chúng sinh lau sạch bụi vô minh phiền não thì sẽ có thanh tịnh an lạc Niết bàn. Nếu y giáo phụng hành thì đây là linh vậy. Do đó nếu hiểu kinh điển một bên hay hiểu theo sự tướng bề ngoài thì rất nguy hiểm dễ rơi vào mê tín dị đoan, khiến tâm bất tịnh.

13.Sáu căn tôi viên thông, soi sáng không hai, khắp trùm thập phương thế giới, đứng trước đại viên kính ở trong Như Lai Tạng, tôi vâng lãnh pháp môn bí mật của thập phương Như Lai như vi trần không hề thiếu sót, khiến cho trong pháp gới những chúng sinh không con, cầu con gái, sanh được con gái tướng tốt đoan chính, phúc đứcdịu dàng được nhiều người quý mến.

Khi tu hành chứng đắc tức là trở về với căn bản trí tức là vô phân biệt trí của mình thì tám thức sẽ chuyển thành bốn trí. Ý thứctác dụng phân biệt sẽ biến thànhDiệu Quan Sát Trí” tức là trí có năng lực quan sát thâm diệu có thể thấy được hằng sa thế giới và thấy được tâm niệm sở cầu trong mỗi chúng sinh. Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỷ thức, Thiệt thức, Thân thức tức là tiền ngũ thức sẽ biến thànhThành Sở Tác Trí” nghĩa là cái trí này có những công năng vô cùng rộng lớn như thị hiện thần thông biến hóa. Thức thứ bảy Mạt na thứctác dụng chấp ngã sẽ biến thànhBình Đẳng Tánh Trí” nghĩa là trí có năng lực nhận thức tình bình đẳng của tất cả vạn pháp. Thức thứ tám A lại da thức sẽ biến thànhĐại Viên Cảnh Trí” tức là trí sáng như tấm gương lớn và tròn đầy cũng như biển cả chơn như. Vậy đại viên kính ở trong Như Lai Tạng chính là đại viên cảnh trí. Do đó người tu đạt đến trí tuệ viên mãn thì trong lòng thanh tịnh, không còn phiền não ưu tư cũng như người con gái có tướng tốt, lúc nào cũng đoan chính, phúc đức dịu dàng và ai ai cũng kính quý.

14.Trong tam thiên đại thiên thế giới này các Pháp Vương Tử đông như số cát 62 sông Hằng. Trí tuệphương tiện giáo hóa chúng sanh mỗi Ngài đều khác nhau. Vậy mà chúng sanh chấp trì một danh hiệu của tôi, bằng ngang với công đức chấp trì danh hiệu số lượng Pháp Vương Tử nói trên.

Nếu chúng sinh chấp trì danh hiệu một Bồ Tát thì cũng như chấp trì hết thảy 62 hằng hà sa Bồ Tát. Bởi vì chấp trì 62 hằng sa Bồ Tát là cốt để cho thân tâm hoàn toàn thanh tịnh, sáng suốttrí tuệ đạt đến đỉnh cao. Nhưng nếu chấp trì niệm danh hiệu Quán Thế Âm nghĩa là xoay cái nghe trở vào để nghe tiếng nói thanh tịnh của lòng mình và dứt bặt năng văn, sở văn thì cũng có thân tâm thanh tịnhtrí tuệ trong sáng như vậy. Do đó chỉ cần niệm một danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát là đủ.

- Bạch Thế Tôn! Sở dĩ tôi được những điều ưu việt như vậy là do tôi tu tập pháp “Văn Huân Văn Tu Kim cang tam muội, cho nên tôi được tánh viên thông chơn thật, gọi đó là 14 đức vô úy thí đem lại phúc lành cho tất cả chúng sinh.

Văn huân là huân tập cái nghe, Văn tu là tu tập dựa theo tánh nghe. Vậy Văn huân Văn tu Kim Cang tam muộipháp môn tu hành của Ngài Quán Thế Âm mà theo đó Ngài huân tập cái nghe tức là xoay cái nghe trở về với tánh nghe thanh tịnh và mỗi ngày huân tập một chút để hóa giải thân khẩu ý dần dần cho được thanh tịnh thì sẽ có được chánh định rắn chắc như Kim Cương.

Nếu chúng sinh biết quay về nghe vào tự tánh của chính mình tức là quán chiếu cái âm văn thì Quán Thế Âm Bồ Tát thể nhập vào thân của chúng ta rồi. Đức Quán Thế Âm nhờ tu theo pháp mônVô tác diệu lực Văn huân Văn tu kim cương tam muội” mà có được giải thoát tự tại cho nên nếu chúng sinh nương theo pháp môn này mà thực hành thì cũng có được an vui giải thoát, xa lìa khổ ách như Bồ Tát vậy. Bồ Tát nhờ tu theo pháp môn này mà có được 14 thứ công đức vô úy không có nghĩaBồ Tát thành tựu 14 công đức vô úy rồi đem 14 thứ công đức đó mà cứu khổ cứu nạn chúng sinh. Huyền nghĩa của kinh là Bồ Tát nhờ tu theo pháp môn Văn huân Văn tu mà thành tựu 14 thứ công đức vô úy do đó nếu chúng sinh tu pháp môn này đến chỗ rốt ráo như Bồ Tát thì chính mình cũng có được 14 công đức vô úy như các Ngài. Người đệ tử Phật phải sáng suốt nhận định rằng chính Đức Phật Thích Ca trong suốt 49 năm trời rày đây mai đó thuyết pháp độ sinh không ngừng nghỉ. Ngài dùng biết bao phương tiện : Ngài nói rộng, nói hẹp, nói đốn, nói tiệm, nói quyền, nói thật và sau cùng để lại cho Phật tử ba tàng giáo lý thì nếu đây không là “Phật gia bì” hay “Tha lực Phật” thì là gì? Nhưng trong Phật giáo không hề có chuyện van vái, cầu xin thế này thế kia để được Phật hay Bồ Tát gia bì bởi vì nó trái với quy luật nhân quả khách quan của hiện tượng vạn hữu trong thế gian vũ trụ. Đức Phật không phải là đấng thần linh vì thế “gia bì” hay “cứu độ” trong Phật giáo phải được hiểu là thực hành đúng theo những giáo pháp của Như Lai đã dạy. Phương pháp quán niệm “phản văn văn tự tánh” rất quan trọng vì thế người đệ tử Phật khi tu học pháp tu này hãy gác qua tình cảm do tập quán và truyền thuyết dân gian hời hợt. Chúng sinh hãy tìm hiểu kinh điển qua sự thấy biết, tư duy vận động lý trí có tánh khách quan thì mới có thể nhận chân giáo lý và mới có thể biết được sự thật về những điều huyền diệuĐức Phật đã dạy chúng ta.

 

QUÁN THẾ ÂM CÓ BỐN ĐỨC NHIỆM MẦU KHÔNG THỂ NGHĨ BÀN

Bạch Thế Tôn! Tôi được viên thông vô thượng cho nên có bốn đức vô tác nhiệm mầu không thể nghĩ bàn :

Trong giáo lý nhà Phật, không thể nghĩ bàn tức là bất khả tư nghì. Không thể nghĩ bàn không có nghĩa là siêu hình, ảo tưởng nhưng vì sự nhiệm mầu nên không thể nói hay diễn tả được. Thí dụ có người uống một tách trà thì chỉ có người đó là biết hương vị thơm tho và độ nóng lạnh của tách trà chớ người ngồi kế bên cũng không hề biết được. Vì vậy đối với Bồ Tát những đức tính nhiệm mầu là có thật, nhưng đối với chúng sinh chưa đạt đến trình độ tu chứng như vậy thì không thể nghĩ bàn được. Trong tiến trình tu chứng viên thông của 25 vị A la hánBồ Tát dựa trên 6 căn, 6 trần, 6 thức và 7 đại thì Quán Thế Âm Bồ Tátchứng đắc vô thượng nghĩa là sự chứng đắc của Ngài là cao hơn hết trong số 25 vị kia vì thế Ngài là Đẳng Giác Bồ Tát nghĩa là sự giác ngộ gần đồng với Phật. Bồ Tát chỉ còn một chút sanh tướng vô minh rất vi tế cần hóa giải thì Ngài sẽ thành Phật. Do đó người đệ tử Phật phải sáng suốt biết rằng một vị Đẳng Giác Bồ Tát không thể làm những công tác từ thiện tầm thường như ai cầu con trai cho con trai, ai cầu con gái cho con gái hoặc có người mang mấy túi vàng bạc đi qua rừng hoang nhiều đạo tặc nên cầu Bồ Tát thì đi qua được an toàn. Bồ Tát không bao giờ làm chuyện đó cho dù các Ngài có muốn làm cũng không được vì nó trái với luật nhân quả khách quan của vũ trụ và đi ngược lại với chân lý. Tin tưởng ảo huyền như vậy chẳng những làm giảm đi giá trị cao siêu huyền diệu của đạo Phật và vô tình biến đạo Phật từ một tôn giáo không có thần linh trở thành tôn giáo tín ngưỡng, thần quyền. Nói thế thì chắc chắn có người thắc mắc rằng khi gặp chuyện khổ não, tai ương họ niệm Quán Thế Âm thì tai bay họa gởi, hết lo sợ, buồn phiền. Vậy Bồ Tát không linh thì là gì? Phật dạy rằng : ”Vạn pháp duy tâm tạo” nghĩa là thế gian vạn hóa đều phát xuất từ tâm. Khi gặp chuyện bất bình thì tâm sân nổi dậy, gặp vật đẹp cao sang thì tâm tham phát khởi muốn chiếm lấy…vì thế trong ngũ uẩn, hành thức là cội nguồn của tất cả luồng tư tưởng, trôi chảy không ngừng trong tâm thức khiến con người chìm trong biển khổ, bờ mê. Vì những người không thấu hiểu Phật Pháp nên họ không tự chủ được bản tâm mà cầu Phật ở bên ngoài cho nên khi gặp chuyện trắc trở thì họ cầu, họ niệm. Trong một giây nào đó, tiếng cầu khẩn chân thành của họ đánh thức được bản tâm nên những lo sợ, buồn phiền tức thì tan biến. Thế thì không phải Đức Quán Thế Âm hay Đức Phật Thích Ca linh thiêng cứu giúp họ mà thật ra chính họ đã vô tình đánh thức Phật tâm, Phật tánh linh thiêng huyền diệu của chính mình nên mới có sự an lạc trong nhất thời đó thôi. Thí dụ khi gặp hoạn nạn con người kêu cứu cha mẹ hoặc kêu van trời đất thì nỗi khổ cũng vơi được đôi phần. Đây hoàn toàn thuộc về vấn đề tâm lý chớ không dính dáng gì tới Phật trời cả. Tại sao? Bởi vì tâm của chúng sinh chất đầy vọng tưởng, chạy theo tham đắm dục tình nên lo sợ, bất an. Bây giờ nếu nhất tâm chuyên niệm Đức Quán Thế Âm Bồ Tát hay Phật A Di Đà thì chính họ đã cột cái tâm vào một chỗ, không còn tán loạn vì thế mới có sự an bình chớ không phải Bồ Tát hay Phật linh thiêng cứu độ gì hết. Do đó nếu chúng sinh muốn có sự an lạc lâu dài mãi mãi mà nhà Phật gọi là thanh tịnh Niết bàn thì ngay bây giờ nên áp dụng pháp tu “phản văn văn tự tánh” của Ngài Quán Thế Âm. Lúc ấy quý vị sẽ không còn sợ bất cứ cái gì trên trần thế nữa bởi vì “tâm an thì có cảnh an, tâm bình thì thế giới bình” vậy.

1) Tôi xoay tánh nghe để nghe tiếng mầu nhiệm của nội tâm. Tánh nghe này không chút ô nhiễm. Tôi ngăn dứt tất cả âm thanh đối tượng của nhĩ căn, bấy giờ tánh thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc, biết của sáu căn còn là một tánh giác thanh tịnh có thể dùng thay thế cho nhau mà không ngăn ngại. Tôi còn có thể hiện ra nhiều hình tướng và nói vô số chân ngôn bí mật. Từ một đầu, 3 đầu, 5 đầu, 7 đầu, 9 đầu, 11 đầu, 108 đầu, 1.000 đầu, 10.000 đầu cho đến 84.000 đầu. Tôi có thể hiện ra 2 tay, 4 tay, 6 tay, 12 tay, 14 tay, 16 tay, 18 tay, 20 tay, 24 tay, 108 tay, 1.000 tay, 10.000 tay cho đến 84.000 tay uyển chuyển. Tôi có thể hiện ra 3 mắt, 4 mắt, 9 mắt, 108 mắt, rồi 1.000 mắt, 10.000 mắt cho đến 84.000 con mắt thanh tịnh, hoặc từ, hoặc uy, hoặc định, hoặc tuệ cứu độ chúng sinh được tự tại.

Xoay tánh nghe để nghe tiếng mầu nhiệm của tâm là tai đóng bít âm thanh đối tượng để diệt bỏ năng văn sở văn thì chắc chắn phiền não không còn. Nói cách khác, năng văn tức là lỗ tai nghe những âm thanh đối tượng bên ngoài tức là sở văn nên vọng tưởng mới phát khởi được. Có vọng tưởng tức là có phiền não. Thí dụ nghe (năng văn) lời chỉ trích (sở văn) thì lòng không vui. Không vui tức là buồn phiền, là phiền não rồi. Do đó, con người hằng ngày thu nhận biết bao sở văn nên tâm dao động chẳng khác chi sống trong bãi chiến trường. Còn các vị tu chứng thì họ biết ngăn bít sở văn, nghĩa là nghe thì cái gì cũng nghe mà như không nghe cái gì hết nên tâm họ rất bình yên, vắng lặng như sống trong đất nước thanh bình. Khi Bồ Tát đã dứt sạch đối tượng, không còn nghe phải quấy, hơn thua, tốt xấu, ngon dở thì lúc bấy giờ chẳng những tánh nghe được hoàn toàn thanh tịnh mà các tánh nghe, thấy, ngửi, nếm, xúc, biết trở thành một tánh giác thanh tịnh có thể dùng thay thế cho nhau mà không ngăn ngại. Tâm tánh của chúng sinh vốn thanh tịnh sáng suốt nhiệm mầu. Đó là thể tánh tịnh minh trong sáng không hề có phiền não khổ đau chi cả. Vì thế một khi tánh nghe đã thanh tịnh thì tánh thấy, tánh ngửi, tánh nếm, tánh xúc đều thanh tịnh hết. Thể tánh tịnh minh thì thanh tịnh bao la vô cùng vô tận, nhưng khi nó tác động vào mắt thì có tánh thấy, tác dụng vào tai thì có tánh nghe, tác dụng vào mũi thì có tánh ngửi, tác dụng vào lưỡi thì có tánh nếm và tác dụng vào thân thì có tánh xúc. Có nhiều tánh tức là công dụng tuy có khác nhau nhưng cùng chung bản thể nghĩa là chỉ có một tâm thanh tịnh. Vì con người bỏ tánh nghe mà theo cái nghe nên các căn bị ngăn ngại, không còn tự tại. Bây giờ Bồ Tát chận bít sở văn để xoay tánh nghe trở về với nội tâm thanh tịnh thì lúc bấy giờ sáu căn trở thành một. Đây là trở về với thể tánh tịnh minh trong sáng thanh tịnh của mình. Vì thế mà Bồ Tát sử dụng căn nào cũng được, không ngăn ngại, căn này tức căn kia, căn kia tức là căn nọ không khác gì nhau. Thí dụ dòng điện là thể tánh tịnh minh, nhưng khi dòng điện gắn vào tủ lạnh thì có công dụng riêng của tủ lạnh. Nếu gắn vào TiVi thì có công dụng của TiVi, gắn vào bàn ủi thì có công dụng của bàn ủi…Công dụng tuy có khác nhưng cũng cùng do dòng điện mà ra.

Quán Thế Âm Bồ Tát có thể hóa hiện ra 84.000 cái đầu, 84.000 cánh tay và 84.000 con mắt để cứu độ chúng sinh. Tại sao Bồ Tát lại có nhiều đầu, nhiều tay, nhiều mắt như vậy? Nếu thật sự có thần thông diệu dụng thì một đầu, một tay, một mắt cũng đủ sức biến hóacứu độ chúng sinh chớ đâu cần phải nhiều như thế? Vậy huyền nghĩa của kinh như thế nào?

chúng sinh mê mờ tánh giác diệu minh nên mới xuất hiện 84.000 phiền não trần lao khiến cho cuộc sống thêm điên đão, khổ đau. Do đó Phật, Bồ Tát mới chế ra 84.000 phương pháp để đối trị. Đầu là biểu tượng của trí tuệ, mắt là hiểu hiệu cho kiến tánh và tay là tượng trưng cho diệu dụng cho nên nếu phiền não chướng của chúng sinh tới mức nào thì Bồ Tát cũng có trí tuệ, kiến tánhdiệu dụng tương ứng tới mức đó để giúp họ đối trịthoát khỏi phiền não vô minhtrở về sống với thể tánh tịnh minh trong sáng thanh tịnh của chính mình. Nói cách khác sự huyền diệu nhiệm mầu là Bồ Tát có đầy đủ thuốc để chửa lành tâm bệnh của tất cả chúng sinh. Nếu hiểu theo Sự Tướng cạn cợt thì Quán Thế Âm Bồ Tát có ngàn đầu, ngàn tay, ngàn mắt là để dễ dàng thấy nghe biết rõ mà cứu được nhiều người. Đức Phật Thích Ca sống trong thế gian chỉ có một đầu, hai tay, hai mắt thì không có vị Bồ Tát nào có nhiều đầu, nhiều tay, nhiều mắt như vậy được. Nhưng nói theo Lý tánh thì nhiều đầu, nhiều tay, nhiều mắt là để nói nên sự thức tỉnh trọn vẹn, trong sáng, nhìn thấu suốt và khả năng cứu giúp chúng sinh vô bờ vô bến không ngăn ngại. Do đó nếu chúng sinh tu hành chứng đắc viên thông thì kiến tánh này cũng như có một ngàn (hay 84.000) vị Phật cho nên mới gọi là Thiên Nhãn phóng ra hào quang sáng chói. Còn sống được với tự tánh thanh tịnh bản nhiên cũng đồng diệu dụng như ngàn (hay 84.000) vị Phật do đó mới gọi là Thiên thủ tác dụngTrí tuệ vô cùng vô lượng cũng ví như ngàn đầu. Vì thế khi chúng sinh sống được với thể tánh tịnh minh thanh tịnh của mình thì cái chơn tâm huyền diệu này loan tỏa khắp châu thân nên bất cứ trên người chỗ nào cũng sáng suốt thì cũng như có ngàn, có vạn con mắt. Trí tuệ bừng sáng cũng như có ngàn, có vạn cái đầu và có thần thông diệu dụng cũng như có ngàn, có vạn cánh tay.

Còn nói cứu độ thì Đức Quán Thế Âm Thế cứu nhân độ thế bằng các nào? Cứu độ chúng sinh không phải là người nghèo thì Bồ Tát cho tiền, ban bố tài vật. Bồ Tát là người tu hành, buông bỏ tận cùng thì làm gì có tiền để bố thí? Người cầu con trai Bồ Tát cho con trai, người cầu con gái Bồ Tát cho con gái hay cầu gì thì được nấy. Bồ Tát tâm bình đẳng thì làm gì còn phân biệt trai, gái. Con trai là ám chỉ cho phước đức trí tuệ còn con gái là đoan chính, phước đức dịu dàng. Cứu độ ở đây phải được hiểu là giúp chúng sinh nương theo Chánh Pháp mà sống nghĩa là suy nghĩ thiện, nói lời lành, hành động tốt và sau cùng dựa theo pháp tu “phản văn văn tự tánh” để có giải thoát giác ngộ. Con người khổ vì chạy theo tư kỷ và làm nô lệ cho tham-sân-si. Bây giờ thấu hiểu Chánh Pháp thì biết rằng vạn pháp giai không cho nên có hạnh phúc hay không là chỗ biết sống, biết gói ghém, biết đủ chớ không phải là quan tâm, lo lắng để tạo tác thêm cho những cái chưa có. Có người nghĩ rằng mình nghèo khổ nên thiếu hạnh phúc. Chính Đức Phật còn nghèo hơn quý vị mà tại sao Ngài là người an lạc nhất trên thế gian? Vậy Bồ Tát cứu độ ở đây là truyền giao Phật Pháp, giúp chúng sinh hồi đầu quay về sống với tự tánh thanh tịnh bản nhiên của mình thì an lạc, Niết bàn tự hiển lộ. Quán Thế Âm Bồ Tátbiểu tượng cho đại từ đại bi cho nên việc Ngài có nhiều đầu, nhiều tay, nhiều mắt là cách nói để xiển dương khả năng phát triển tối đa tâm đại từ đại bi của chúng sinh đó thôi. Vì thế nếu chúng sinh biết mở tâm đại từ đại bi để biết yêu thương, cứu giúp người thì vào thời điểm đó Đức Quán Thế Âm đang ngự trong tâm của ta rồi, ngược lại nếu con người sống ích kỷ, chạy theo tham đắm dục tình cho riêng mình thì Ngài Quán Thế Âm biến mất và trong tâm của ta được thay thế bằng cảnh tượng lo lắng, khổ đau, địa ngục A tỳ. Nên nhớ “Văn dĩ tải đạo” nghĩa là “được ý quên lời” tức là lời văn chỉ dùng để chuyên chở, truyền giao Phật Pháp chớ lời văn không bao giờ là Phật Pháp được, đừng nên hiểu sai lầm.

2) Tánh nghe và suy nghĩ của tôi thoát ngoài sáu trần, như âm thanh luồn xuyên qua vách. Do sức nhiệm mầu vô tác, tôi hiện nhiều hình tướng nói nhiều chơn ngôn đem lại cho chúng sinh sức vô úy. Vì vậy cõi nước trong mười phương nhiều như vi trần đều gọi tôi là vị Bồ Tát “thí vô úy”.

Thông thường con người nghe là do âm thanh dựa vào sắc thanh hương vị xúc pháp tác dụng qua lại với nhĩ căn. Nói cách khác, tất cả âm thanh nghe được đều dựa vào sáu trần cả. Nhưng Quán Thế Âm Bồ Tát thì ngược lại bởi vì tánh nghe và suy nghĩ của Ngài không còn lệ thuộc sáu trần. Chúng sinh vì còn duyên với trần tướng nên vọng thức phát khởi liên miên khiến tâm bất tịnh, chạy theo tham đắm dục tình mà kết quả là có nhiều phiền não khổ đau. Bây giờ nếu con người biết làm chủ sáu căn của mình tức là nghe thì nghe tất cả mà như không nghe cái gì hết, thấy thì cái gì cũng thấy mà như không thấy gì hết thì cũng như đóng bít sáu trần nên tham dục, vọng trần không lọt được vào tâm. Tâm lặng lẻ thì tự tánh hiện bày. Đó chính là “kiến sắc phi can sắc, Văn hương bất nhiễm hương”.

Con người hằng ngày nói rất nhiều : Chúng ta nói thiện, nói ác, nói xa, nói gần, nói chuyện mình, chuyện người, chuyện không nói có, chuyện có nói không, nói băm nói bổ, nói bắc nói chì, nói bóng nói gió, nói cạnh nói khóe, nói dối nói đãi bôi, nói khoác nói láo, nói móc, nói nhăng nói cuội, nói quanh nói co, nói trời nói đất…Nói càng nhiều thì tâm càng bất tịnh, khiến vọng tưởng phát sinh mà nếm mùi đau khổ. Vì vậy mà các người tu thiền họ chỉ ngồi (tọa thiền) hay đi thong thả (thiền hành) để suy tư mà không nói. Do đó Đức Quán Thế Âm nói nhiều chân ngôn ở đây là muốn dạy chúng sinh thay vì nói nhiều thì hãy đọc tụng thần chú để tâm quy tâm về một chỗ mà có được sự thanh tịnh, an nhàn. Đối với những người tu Mật tông thì họ thực tập tam mật tương ưng. Đó là miệng niệm thần chú, tay bắt ấn tam muội, ý chỉ nghĩ về Phật nên bộ ba thân, khẩu, ý dần dần được thanh tịnh cũng giống như (tương ưng) chư Phật vậy. Một khi chúng sinh làm chủ tâm mình tức là biết rằng tâm mình chính là tâm Phật thì còn sợ cái gì? Thân thanh tịnh thì không còn làm điều sai trái, miệng thanh tịnh thì không còn nói lời bất tịnh, thương tổn đến người và ý thanh tịnh nên không còn suy nghĩ về tham-sân-si nữa tức là có sức vô úy rồi.

3) Sự tu tập của tôi là phát huy căn bản thanh tịnh sẵn có nên tôi được “viên thông” mầu nhiệm. Đi đến thế giới nào, chúng sinh cũng xả thân, hy sinh trân bảo cầu được tôi thương xót.

Phát huy căn bản thanh tịnh sẵn có là bồi dưỡng cái tánh giác diệu minh thường có trong tất cả mọi chúng sinh, nghĩa là biết xoay tánh nghe để nghe tiếng nói thanh tịnh của chơn tâm. Cũng như trong kinh Pháp Hoa, Phật khai thị chúng sinh ngộ nhập Phật tri kiến tức là cái tri kiến thanh tịnh, trong sáng nhiệm mầu của mình. Nói cách khác, tri kiến Phật chính là chơn tâm, Phật tánh vậy.

Vì sự huyền diệu của pháp tu “phản văn văn tự tánh” của Ngài Quán Thế Âm nên tất cả chúng sinh nếu biết áp dụng rốt ráo thì ai ai cũng có thanh tịnh an lạc Bồ Đề Niết bàn cả.

4) Tôi có được Phật tâm, chứng ngộ đến chỗ cứu cánh cho nên có thể đem các thứ trân bảo cúng dường thập phương Như Lai. Đến như lục đạo chúng sinh trong pháp giới muốn cầu con được con, muốn cầu tam muội được tam muội, muốn cầu trường thọ được trường thọ, cho đến cầu đại Niết bàn cũng được đại Niết bàn.

Quán Thế Âm Bồ Tát chứng ngộ đến chỗ cứu cách, Phật tâm hiển lộ nên Ngài đem các thứ trân bảo cúng dường thập phương chư Phật. Câu kinh này mới nghe thì thấy có sự tương phản. Tại sao? Khi tu hành đến chỗ rốt ráo sắp thành Phật thì Ngài làm gì có tiền bạc hay trân châu mà đem đến cúng dường chư Phật. Đó là chưa kể chư Phật đâu có cần những thứ giả tạm phù du này. Vậy ý của kinh là gì? Thâm ý của đoạn kinh này là Quán Thế Âm Bồ Tát đem đến cúng dường thập phương Như Lai bằng chính Phật tâm của chính mình bởi vì một khi có được Phật tâm thanh tịnh thì nó còn quý hơn cả trân châu bảo ngọc của thế gian. Vì thế đoạn kinh này nhắc nhở chúng sinh rằng sự cúng dường cao thượng nhất, quý báu nhất cho chư Phật là bằng chính bản tâm thanh tịnh của chính mình nghĩa là không có thứ vật chất hay hoa quả nào trên thế gian này cao quý để cúng dường chư Phật bằng Phật tâm, Phật tánh của mình cả. Do đó hằng ngày chúng sinh cố gắng hóa giải bớt vô minh phiền não để có một phần thanh tịnh Niết bàn thì đây chính là sự cúng dường chư Phật cao thượng nhất vậy.

Quán Thế Âm Bồ Tát là một vị Đẳng Giác Bồ Tát tức là (sắp) ngang hàng với Phật nghĩa là Ngài là một vị Bồ Tát xuất gia chớ không phải là Bồ Tát tại gia nên không thể lấy hình tướng của một cô gái Tàu mà gọi là Phật (Bà) được mặc dù đối với Bồ Tát thì không còn tướng nam tướng nữ. Thêm nữa, phẩm Phổ Môn trong kinh Pháp Hoa và chương Quán Thế Âm nhĩ căn viên thông của kinh Lăng Nghiêm thì Đức Quán Thế Âm trong pháp hội này là người nam chớ đâu phải tướng nữ. Vì niềm tin trong nhân gian, con người có thể gọi Đức Quán Thế Âm là Phật Bà, nhưng người học Phật Pháp thì không thể gọi như vậy. Tại sao? Vì trong ba đời chư Phật thì Phật quá khứ là Phật A Di Đà, Phật hiện tại là Đức Thích Ca và Phật tương lai là Phật Di Lặc chớ không còn vị Phật nào nữa. Còn tất cả các vị như Đại Thế Chí, Quán Thế Âm, Văn Thù hay Phổ Hiền chỉ là Bồ Tát, nhưng họ không phải là những vị Bồ Tát tầm thường mà là những đại sĩ Bồ Tát vì tất cả đều chứng quả Đẳng Giác tức là họ đã thấu hiểu chân lý gần tới 99% nên sắp thành Phật mà tiếng Phạn gọi là Ma Ha tức là đại. Khi họ diệt được sanh tướng vô minh tức là cái vô minh rất vi tế, cực nhỏ nghĩa là chứng ngộ chân lý 100% thì họ sẽ thành Phật. Chẳng những thế Phật giáo Trung Hoa ngày nay còn vẽ hình tượng của Đức Quán Thế Âm, Ngài Đại Thế Chí và ngay cả Đức Phật A Di Đà đều có đeo trân châu, tràng phan, bảo cái trên người tạo ra sự hiểu lầm bởi vì có người thắc mắc rằng tu hànhbuông bỏ tận cùng mới chứng được thánh quả thì tại sao Bồ Tát hay Phật lại còn dính mắc, tham đắm vật đẹp cao sang? Thật ra, không có vị Bồ Tát hay vị Phật nào đeo trân châu, bảo ngọc, áo lụa, tràng hoa cả vì những hình tướng đó là do óc tưởng tượng ảo huyền của mấy ông họa sĩ Trung Hoa chớ có ai thật thấy Đức Quán Thế Âm, Đại Thế Chí hay ngay cả Phật A Di Đà đâu mà vẽ hình tạc tượng. Không hiểu mấy ông họa sĩ Tàu nghĩ thế nào mà vẽ trên toàn thân thì cho mặc áo lụa, quần là, đeo đầy trân châu bảo ngọc mà lại đi chân đất? Nếu đã “giàu sang hóa” thì phải giàu hết từ trên xuống dưới còn nếu nghèo thì phải nghèo sát đất như Đức Phật Thích Ca và tất cả đệ tử của Ngài thì mới gọi là Khất sĩ được chứ. Thí dụ trên bàn để trái chuối hay trái cam mà năm người vẽ theo năm kiểu khác nhau bởi vì vẽ là phác họa lại cảnh giới dựa theo kinh nghiệm hiểu biết của từng người. Trái cam, trái chuối là vật vô tri, không thay đổi, nhưng người họa sĩ cộng thêm cái ngã kiến của họ vào thành thử mới có sự khác biệt. Nhưng Phật dạy “Pháp nhĩ như thị” nghĩa là vật thể như thế nào cứ thấy biết trung thực như thế đó. Do đó Đức Phật quấn y thì cứ vẽ quấn y chớ đừng sửa lại thành áo thụng. Nếu cho rằng quấn y là xấu thì làm sao xứng đáng là đệ tử Phật được? Ứng thân Đức Phật Thích Ca là người Ấn Độ, sống và nhập diệt tại Ấn Độ chớ Ngài đâu có chọn Trung Hoa để đản sinh? Đức Phật Thích Ca quấn y thì ai dám bảo đảm Đức Phật A Di Đà mặc áo thụng?

Ngày xưa Đức Phật còn sinh tiền, Ngài đi chân đất, đầu đội trần, mình chỉ quấn một chiếc y thế thì trân châu hột xoàn đeo ở đâu? Đây mới là hình ảnh trung thực nhất của một vị Phật hay Bồ Tát. Không phải Đức Phật không thể có, nhưng người đã giác ngộ thì không cần những thứ này. Trước khi xuất gia, Ngài đeo đủ thứ ngọc ngà châu báucảm thấy như đeo còng đeo xích, u ám nặng nề. Sau khi xuất gia, Ngài mình trần chân trụi mà thân tâm nhẹ nhàng thanh thoát, an vui tự tại. Đây chính là nét đặc thù, thánh thoát thanh cao của đạo Phật nói lên sự buông bỏ tận cùng. Vì thế nếu không thấu hiểu thì chắc chắn sinh ra biết bao chuyện mê tín hoang đường, tin tưởng sai lầm, tăng trưởng lòng tham đắm si mê trái với giáo lý nhân quả của nhà Phật. Thật ra Bồ Tát đâu có cần những thứ phù du giả tạm đó cho nên Quang Nghiêm Đồng Tử Bồ Tát trong kinh Duy Ma Cật đã dùng ánh sáng của trí tuệcông đức để trang nghiêm cho Pháp thân làm cho chúng sinh đều kính phục là vậy. Bây giờ nếu dựa theo lý tánh tức là thâm ý của kinh thì trân châu, bảo ngọc là muốn ám chỉ cho Phật tâm, Phật tánh thanh tịnh chớ không dính dáng gì tới Kim Cương hột xoàn cả.

Thế nào là trường thọ? Phải chăng đó là sống lâu, sống ngoài trăm tuổi? Ngày xưa tôn giả La Hầu La chứng thánh quả lúc mới 20 tuổi và nhập diệt lúc ngoài 50 vì thế nếu dựa theo định nghĩa của thế nhân thì Ngài La Hầu La chắc chắn không phải là người trường thọ. Nhưng trong đạo Phật thời gianvô thường, không có ý nghĩa, giá trị gì hết bởi vì một ngày ở những hành tinh khác có thể dài bằng một thế kỷ ở địa cầu. Vậy thời gian nào là thời gian thật? Một người chứng đạo tuy chỉ sống một ngày còn giá trị hơn một người thường sống trên trăm tuổi. Thêm nữa, người hiểu đạo coi sống chết là sự đi về, hợp tan là trò dâu biển nên chẳng có gì quan trọng. Vậy trường thọ ở đây là chân lý vĩnh hằng, là sự thức tỉnh giác ngộ để đem lại sự an lạc thanh tịnh Niết bàn chớ không phải là tuổi thọ của con người. Vì thế mà Ôn Như Hầu cũng nói rằng :

Trăm năm còn có gì đâu

Chẳng qua một nấm cổ khâu xanh rì”.

Khi nói về vợ chồng con cái, kinh Bát Đại Nhơn Giác có câu : ”Dính vào vợ chồng con cái còn nguy hại hơn là ở tù bởi vì ở tù thì còn có ngày ra, còn vướng vào chồng vợ là tự mang bản án chung thân, không có ngày giải thoát”. Do đó đạo Phật không khuyến khích mà cũng không chống đối việc dựng vợ gả chồng, sinh con đẻ cái, việc đó tùy ở chúng sinh. Ngay cả việc xuất gia cũng tùy ở chúng sinh, nếu ai có duyên với cửa Phật thì xuất gia vậy thôi. Vì thế không có chuyện ai cầu con trai Bồ Tát cho con trai hay cầu con gái thì Bồ Tát cho con gái. Đây là nói theo nghĩa đen của kinh (sự tướng) chớ còn dựa theo lý tức là thâm ý của kinh thì con trai đồng nghĩa với phước đức trí tuệ và con gái tức là đoan chính tứ hảo cho nên cứ y theo kinh mà giải nghĩahàm oan cho ba đời chư Phật và nếu hiểu kinh chỉ một bên thì tai hại vô cùng.

Khi chúng sinh biết xoay tánh nghe vào trong để nghe tiếng nói thanh tịnh của tâm mình thì sở văn bị ngăn bít nên tâm trở thành thanh tịnh tức là có được Niết bàn. Do đó nếu áp dụng rốt ráo pháp tu của Bồ Tát thì có Niết bàn là vậy chớ không phải cầu cho mình có được Niết bàn mà tham-sân-si không hóa giải, tánh tham tật đố không chừa thì cho dù có cầu đến muôn kiếp cũng không bao giờ có được Niết bàn

Bạch Thế Tôn! Nay Phật hỏi nguyên nhân chứng đắc “viên thông” xin thưa rằng : Tôi từ cửa ngõ “nhĩ căn” quán chiếu đến tột cùng viên mãn về “âm văn” (nghe và tiếng) mà được tam muội. Đối với tôi, tư duyquán chiếu tánh nghetiếng của nhĩ cănưu việt nhất.

Bạch Thế Tôn! Đức Quán Thế Âm Như Lai từ thuở xa xưa ấy đã khen tôi khéo được quán viên thông, ở trong đại chúng, Phật thọ ký cho tôi danh hiệu Quán Thế Âm bởi vì tánh nghe và thấy tròn sáng châu biến mười phương, danh hiệu Quán Thế Âm cũng phổ cập trong lục đạo chúng sinh mười phương thế giới.

Nhĩ căn có đủ 1200 công đức bởi vì cái nghe thì không ngăn ngại bởi vật chất nên ở trong cũng nghe, ở ngoài cũng nghe, bên trên cũng nghe, ở dưới cũng nghe. Nói chung tai có thể nghe được âm thanh bất cứ từ nơi nào. Hễ có âm thanh là tai nghe được. Ngược lại nhĩ căn cũng có đủ 1200 điều kiện khiến chúng sinh tạo nghiệp nếu họ không tự chủ được cái nghe nghĩa là để cái nghe chạy theo thanh trần vô minh phiền não. Ngoài ra nhĩ căn có ba đức tính là Viên, Thông và Thường. Thứ nhất “Viên” tức là viên mãn nghĩa là ở đâu mà có âm thanh thì tai có thể nghe được. Đức tính thứ hai của tai là “Thông” tức là không bị ngăn bít. Thí dụ một người đánh trống ở căn nhà kế bên mà chúng ta có thể nghe tiếng trống rất rõ ở trong nhà mình. Đức tính thứ ba là “Thường” tức là lúc nào cũng nghe. Thí dụ như có âm thanh thì nghe tiếng tức là nghe động. Còn không có âm thanh thì tai nghe tĩnh. Vì thế khi tham thiền nhập định, tuy rất yên lặng, không có tiếng động, nhưng hành giả vẫn có thể nghe rất xa và rất rõ những âm thanh huyền diệu mà được gọi là Diệu Âm.

Pháp tu “phản văn văn tự tánh” là một pháp môn tu thiền định rất huyền diệu giúp hành giả đạt được tam muội tức là có chánh định và tiến về con đường giải thoát giác ngộthành Phật. Quán Thế Âm chỉ là nhân cách hóa một pháp môn mà trong đó hành giả lấy tự Tánh sẵn có làm định tức là cái định viên mãn, bền chắc nhất sẵn có của tự tâm chớ không dụng công phu tu tập lâu ngày theo phương pháp Chỉ-Quán. Cái khả năng tu Định này không nhất thiết chỉ có trong Ngài Quán Thế Âm mà thật ra nó có trong tất cả mọi chúng sinh vì thế nếu người đệ tử Phật biết thực hành rốt ráo để xoay tánh nghe trở về nghe tiếng nói thanh tịnh phát xuất từ trong bản tâm của chính mình tức là lìa xa đối tượng thanh trần (sở văn) thì sẽ nghe được Diệu Âm huyền diệu nhiệm mầu và sau cùng chứng đắc viên thông tự tại. Khi nào hành giả nghe được tiếng diệu âm đó thường xuyên liên tục ở trong tâm mình thì 32 ứng thân, 14 đức vô úy và 4 diệu đức nhiệm mầu cũng chỉ là sự biểu hiện của “vô tác diệu lực” nghĩa là hành giả không cần dụng công tác ý mà nó tự biến hiện một cách trong sáng thanh tịnh cũng như ánh sáng mặt trời lúc nào cũng chiếu sáng.

Nói tóm lại, pháp tu “phản văn văn tự tánh” hay được gọi là “Tự tánh bổn định” của Ngài Quán Thế Âm là dùng nhĩ căn để tu. Một khi thực hành lối tu này, hành giả tuyệt đối phải chấm dứt tất cả mọi tri giải tức là sự hiểu biết, suy luận, không nên bận tâm vào bất cứ vấn đề gì để giữ cho thân tâm được thanh thản an nhiên. Hành giả phải định tâm trong pháp giới tánh vô vùng vô tận của tánh nghe mà không được quan tâm đến mọi hiện cảnh trước mắt cũng ở như trong tâm. Khi đã cô động ở tánh nghe thì tất cả những hiện tượng ngoại cảnh không còn chi phối được nữa. Nói cách khác hành giả phải diệt hết tâm thức để chỉ còn duy nhất tánh nghe bởi vì tâm thức và tánh nghe cũng ví như tấm gương và hình ảnh rọi vào. Khi thức phát khởi thì gọi là nhớ biết cũng như hình ảnh hiện vào tấm gương và khi thức diệt thì gọi là quên cũng như hình ảnh mất đi. Tuy hình ảnh có đến, có đi nhưng ánh gương không bao giờ mất. Vì thế tâm thức có thay đổi nhưng tánh nghe không hề gia giảm. Khi hành giả nắm được thể tánh chiếu diệu của tánh nghe thì tiếp tục khởi công tu luyện “vi mật quán chiếu” nghĩa là xoay tánh nghe về nghe được tiếng nói của bản tâm thanh tịnh nhiệm mầu “Diệu Âm”. Nên nhớ tự tánh bổn định là cái định sẵn có, thường hằng, không ngoài tự tánh bất động, viên dung. Đây mới thật là một pháp môn thù thắng vi diệu cho tất cả mọi người đang đi trên con đường giải thoát giác ngộ.

Thêm nữa, tuy chúng sinh có diệt hết tất cả những điều thấy, nghe, hay, biết nhưng trong tâm vẫn còn giữ cái u nhàn tịch tịnh thì bóng dáng của pháp trần phân biệt chưa diệt được bởi vì các pháp vốn là “không” nên nếu bỏ ngoại trần mà nương vào nội tướng thì chẳng khác nào cảnh giới bên ngoài vẫn còn hiện trong gương nghĩa là trong ức niệm vẫn còn tồn tại những chủng tướng ngoại vật. Vì thế giữ cái u nhàn tịch tịnh tức là cái hình bóng pháp trần vẫn còn đó, chưa thể diệt được. Tại sao? Bởi vì cảnh là pháp trần duyên với tâm mới có sự phân biệt cho nên cảnh và tâm không thể rời nhau. Mà có phân biệt là có vọng động thì làm sao có thanh tịnh. Định của Thủ Lăng Nghiêmtự tánh bổn định nên thường hằng, lúc nào cũng có. Cái định này khác hẳn với định có xuất có nhập nghĩa là nhập thì có định, xuất thì định mất cho nên định đó vẫn không thoát khỏi luân hồi sinh diệt. Lục Tổ ngày xưa nói rằng : ”Có xuất, có nhập thì không phải là đại định” là ở chỗ này. Do đó, những pháp tu Chỉ Quán, tham thiền hay niệm Phật gián đoạn chỉ có thể đạt đến cái “định” nhất thời, có đến rồi đi. Ngược lại Định Thủ Lăng Nghiêmđại định phát huy từ trong bản tánh của mọi chúng sinh nên cái định này mới thật sự bền chắc, trường tồnvĩnh viễn ở với chúng ta.

 


PHẦN TÓM LƯỢC PHÁP TU QUÁN THẾ ÂM NHĨ CĂN VIÊN THÔNG.


Vì sự huyền diệu của pháp tu phản văn văn tự tánh nên một lần nữa chúng tôi cố gắng nhắc lại những điểm quan trọng trong kinh để quý Phật tử chú tâm hạ thủ công phu ngỏ hầu có thể chứng đắc được viên thông tự tại.

Phản văn văn tự tánh là chuyên nghe trở lại tự tánh của chính mình. Thông thường chúng sinh nghe bằng nhĩ căn (lỗ tai) và hiểu biết bằng nhĩ thức, nhưng tánh nghe trong nhĩ căn là cái lý thể vô phân biệt nghĩa là cho dù có âm thanh hay không thì tánh nghe vẫn sáng tỏ rõ ràng cũng như tấm gương dù có hình hay không lúc nào cũng sáng tỏ. Đừng hiểu lầm là khi không có âm thanh thì không nghe gì hết bởi vì có âm thanh là nghe động, còn không có âm thanh thì nghe tĩnh.

Nhưng trước khi có thể nghe được tánh nghe, hành giả phải lìa xa tất cả vọng niệm nghĩa là nghe tất cả mà như không nghe gì hết, không đem bất cứ ý niệm nào cho dù đó là thiện ác, tốt xấu vào tâm thì thể tánh thanh tịnh của tánh nghe mới có thể hiển hiện được. Hành giả tĩnh tọa (ngồi yên thanh tịnh để tĩnh tâm chớ không nhất thiết phải ngồi kiết già) cho đến lúc một niệm cũng không sanh thì tánh nghe trong sáng, chiếu diệu và không còn ngăn ngại bắt đầu phát hiện cho đến lúc bên ngoài không còn tiếng động thì tánh nghe lúc ấy sẽ lan rộng cùng khắp, không còn giới hạn. Đây là giai đoạn khó nhất bởi vì nó đòi hỏi hành giả phải kiên trì công phu để hồi quang phản chiếu vào tự tánh của mình cho đến một niệm cũng không còn dấy khởi.

Hành giả chú tâm vào tự tánh thanh tịnh thì gọi là nhập lưu còn nếu vọng ngoại theo âm thanh bên ngoài thì gọi là xuất lưu. Vì thế, nếu hành giả không chú tâm vào âm thanh bên ngoài mà chỉ hướng vào trong tánh nghe thanh tịnh thì tất cả những phân biệt thô thiển sẽ không còn và lúc bấy giờ tánh nghe sẽ hiện rõ trong sáng như mặt trăng trong suốt. Ngược lại nếu trong một thoáng giây hành giả lưu tâm đến âm động bên ngoài thì tánh nghe sẽ mờ mịt, không còn sáng suốt nữa. Do đó dựa theo Bát Nhã thì động tịnh đều “Không” nên hành giả không còn quan tâm đến động tịnh thì mới thấy được “tự tánh bổn định” của mình. Trong thời gian hạ thủ công phu, hành giả càng ít nói, ít động càng tốt.

Vì tánh nghe lặng lẽ thanh tịnh nên có người lầm tưởng tịnh trần (cảnh giới yên tịnh) là tánh nghe. Thanh trần gồm có hai phần là động tứcâm thanhtĩnh tứcvắng lặng. Tánh nghe là bản tâm còn tịnh trần là cảnh. Tâm là linh tri bất muội còn cảnh là vô tri nên rất dễ phân biệt. Đến đây hành giả lần lần đi sâu vào định, phải tập thu nhiếp niệm thành định rồi từ sức định đó sẽ cảm biết bao la rộng lớn. Nhưng đây cũng vẫn còn là cảnh giới yên lặng của tịnh trần. Cứ tiếp tục đi sâu vào định thì đến đây không cần nhiếp niệm mà không còn niệm tức là đến chỗ Vô tác diệu lực nghĩa là lắng nghe âm thanh, tiếng lòng thanh tịnh của mình đến trình độ không cần loại bỏ những tâm niệm xấu ác nữa mà tự nó đã xóa sạch hết những điều xấu ác, bất thiện thì tịnh trần cũng không còn. Hành giả lúc bấy giờ sẽ ngộ được tự tâm và thấy rõ tánh nghe vô cùng thanh tịnh, không do nhiếp niệm mà thành, không nương vào ngoại cảnh mà có. Cứ tiếp tục hạ thủ công phu, càng đi sâu vào định thì tánh nghe càng tỏ và dĩ nhiên động và tịnh trần biến mất. Một khi thanh trần bị diệt thì những trần còn lại là sắc, hương, vị, xúc, pháp cũng đều bị diệt. Hành giả tu đến đây là chứng được sơ quả của Nhị thừaTu Đà Hoàn.

Cái âm thanh bên ngoài tức là sở văn đã bị diệt thì cái nghe tức là năng văn không còn đối tượng để duyên cho nên căn và trần cũng không còn. Căn không còn, sở không còn thì lấy gì lập năng sở cho nên năng sở cũng không. Căn trần dứt, năng sở tiêu tan thì tất cả những thấy biết sai lầmtập nghiệp của Kiến hoặcTư hoặc đều chấm dứthành giả chỉ còn một Pháp Tánh gọi là Nhơn không. Tu đến đây là chứng được thánh quả A la hán.

Nên nhớ căn diệt, nhưng tánh vẫn còn cho nên khi hành giả không còn bị căn trần chi phối thì sở giác (cảnh được ngộ) hiện ra. Có sở giác thì lập tức trí ngộ, trí chứng được thành lập tức là năng giác. Tuy là giác mà có năng có sở thì tâm lại khởi phân biệt nên hành giả phải tiếp tục đi vào định để loại bỏ cả năng lẫn sở bởi vì nếu hành giả cố giữ ý niệm về giác thì cũng không được mà phải xóa bỏ luôn ý niệm năng giác về mình và sở giác là đối tượng giác mà mình cố giữ gìn, bám vúi vào đó. Đến đây trí năng giác và cảnh sở giác đều rỗng lặng, không còn đối đãi nên lìa được pháp chấp và dứt được tất cả những vi tế phiền não. Sau khi đã xóa bỏ hoàn toàn năng giác, sở giác thì tâm rỗng rang lặng lẽ và thấy vạn pháp như rỗng Không. Rỗng Không là thấy vạn pháp là đối tượng “sở không” còn trí của mình là “năng không” nên mới có sự phân biệt năng không, sở không. Sau cùng hành giả phải diệt hết cái biết trống không tức là đừng bám víu vào cái giác tri rỗng không ấy tức năng không, sở không cũng bỏ hết, chẳng còn gì để phân biệt. Năng Không và Sở Không đều diệt mất tức là đã giải thoát khỏi “pháp” tức là đạt được “Pháp Không”. Đến đây thì thể tánh chơn quang hiển lộ và tất cả trần sa hoặc đều bị tiêu trừ.

Sau cùng ý tưởng về sanh diệt cũng diệt luôn nghĩa là dù biết thế giớisinh sinh diệt diệt, nhưng hành giả phải diệt đi cái quan niệm sinh diệt của vạn pháp chớ đừng thấy vạn pháp sinh mà vui mừng, tham đắm, say mê và vạn pháp diệt thì phiền não, khổ đau. Hành giả tiếp tục vào định thì chỉ một thời gian ngắn thì lý tánh sẽ hiển lộ và sau cùng thoát ly được diệt tướng. Sanh diệt đã diệt thì Tịch Diệt hiện tiền nghĩa là tự tánh Bồ Đề hiển hiện tức là vào Tam-ma-đề, chứng vô sanh pháp nhẫnviên thông tự tại.

Thủ Lăng Nghiêm đại định là định rất kiên cố, vững chắc nhất để phát sinh vô lượng trí tuệ. Có cái định này thì tâm lúc nào cũng “như như bất động, liễu liễu thường minh” nghĩa là cho dù thế gian vũ trụbiến đổi, hấp dẫn, quyến rũ cách mấy thì tâm người có định này vẫn yên lặng, thanh thản, không bị ngoại trần chi phối và họ lúc nào cũng sống với tâm thanh tịnh sáng suốt nhiệm mầu. Đó chính là “Kiến sắc phi can sắc, Văn hương bất nhiễm hương” vậy.

Tóm lại pháp tu Quán Thế Âm nhĩ căn viên thông có thể tóm gọn như sau :

1) Diệt ĐỘNG thì TỊNH sanh

2) Diệt TRẦN thì CĂN sanh

3) Diệt CĂN thì GIÁC sanh

4) Diệt GIÁC thì KHÔNG sanh

5) Diệt KHÔNG thì TỊCH DIỆT sanh tức là có thanh tịnh Niết bàn.

Một khi chơn tâm, Phật tánh hiện tiền thì sơn hà đại địa sẽ chuyển hóa thành tri giác vô thượng và từ đó thần thông diệu dụng phát sinh.

Từ khi Đức Phật Thích Ca thành đạo đến nay, chỉ có một pháp tu Quán Thế Âm nhĩ căn viên thông tức là lối tu “phản văn văn tự tánh” của kinh Thủ Lăng Nghiêm mà không hề có lối tu Quán Thế Âm nào khác. Trong Phật giáo, không có lối tu tắt hay sự chứng đắc, thành đạt là do bất cứ ai trao tặng mà tự mình phải đi bằng chính đôi chân của mình, bằng tất cả sự nỗ lực tinh tấn công phu của mình. Vì thế nếu có pháp môn Quán Âm nào khác thì đây chắc chắn là của tà đạo, không dính dấp gì đến pháp tu Quán Thế Âm nhĩ căn viên thông của Phật giáo cả. Người đệ tử Phật rất dễ dàng phân biệt rằng những người chứng đắc viên thông của Phật giáo tất cả đều là Khất sĩ nghĩa là họ đã từ bỏ tất cả những dục vọng tham-sân-si, tâm hằng thanh tịnh nên họ có được Bồ Đề, Niết bàn tự tại. Còn yêu ma tà đạo thì ngược lại, miệng nói giải thoát mà tay cứ muốn ôm vô thêm, dạy người bố thí còn mình thì lại thu vào.

Khi đã thâm hiểu hạnh nguyện của Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát thì chúng sinh từ nay chỉ đảnh lễ trước tôn tượng của Ngài với tấm lòng kính ngưỡng chớ không còn cầu nguyện, van xin cái gì cả bởi vì đạo Phật không phải là đạo tín ngưỡng mà là đạo thực hành vì có thực hành rốt ráo mới có thực chứng để đạt đến những thành quả nhiệm mầu và biến cuộc sống đang phiền não khổ đau trở thành thanh tịnh an lạc Niết bàn. Vì sao đạo Phật chỉ dạy chúng sinh tin sâu vào nhân quả mà không dạy cầu nguyện? Bởi vì cầu nguyện chỉ có thể giúp con người có được sự an bình trong nhất thời, trong giây phút chớ không thể giúp chúng sinh thật sự giảm bớt hay vĩnh viễn thoáy ly được tất cả những hệ lụy của phiền não khổ đau mà họ đeo mang từ vô thỉ đến nay.

Thật ra luật nhân quả rất công bằng, hợp lý, không lệ thuộc vào không gian thời gian, không chỉ áp dụng cho riêng một ai, một sắc dân nào hay cho riêng tín đồ của bất cứ một tôn giáo nào cả. Ngày nay trong tiến trình khám phá của khoa học, luật nhân quả được xem như là tiền đề để giải quyết những khó khăn, những khám phá mới. Những tôn giáo ngoài Phật giáo cũng nhìn nhận ảnh hưởng trung thực của luật nhân quả trong đời sống của họ. Vậy có thể nói không riêng gì Phật giáo, luật nhân quả là một quy luật chung cho toàn thế gian vũ trụ

 Vì vậy không có việc cầu nguyện để được tai qua nạn khỏi vì không có Phật trời nào làm chuyện bất công bình để giúp đở những người cầu nguyện hay trừng phạt những ai không cầu nguyện mà thật ra con ngườithoát khỏi tai họa là do những phước báu mà họ đã tạo tác từ trước. Do đó, thay vì cầu nguyện, con người nên nỗ lực tạo dựng vun bồi thêm phước đức. Nếu chúng sinh luôn nghĩ thiện, nói lời thiện và làm việc thiện thì chắc chắn cuộc sống sẽ vô cùng an vui tự tại mà không cần phải nguyện cầu chi hết.

 Chúng sinh không cần phảitúc mạng thông để biết tiền kiếp của mình đã tác tạo những gì hay lo lắng tương lai mình sẽ đi về đâu mà chỉ cần nhìn cái kết quả mình đang thọ báo và cái nhân mình đang gieo thì biết rất rõ. Con người tạo cái nhân bao nhiêu thì chỉ gặt hái chừng ấy kết quả chớ đừng mơ ước ảo huyền bỏ ra một đồng mà đòi trúng lô độc đắc nghĩa là tham-sân-si không bỏ, tập khí không chừa mà cứ muốn thành Phật.

 Vì vậy, nếu chúng sinh hiện đang sống khỏe mạnh, làm ăn phát đạt, gia đình hạnh phúc ấm no, con cái nên người, trên thuận dưới hòa là họ đang thọ hưởngKẾT QUẢ” của phước báo từ nhiều đời nhiều kiếp trước do chính họ tạo tác chớ không phải do Phật trời ban phát và chắc chắn cũng phải do cầu nguyện mà được.

 Ngược lại, nếu chúng sinh hiện đang gặp nghịch cảnh, luôn đối diện với phiền não khổ đau trái ý nghịch lòng thì họ đang gánh chịu “HẬU QUẢ” của nghiệp báo do chính họ tạo tác từ nhiều đời nhiều kiếp chớ không do Phật trời giáng họa cho và dĩ nhiên cũng không do cầu nguyệntránh khỏi được. 

Một khi đã hiểu thấu đáo sự công bình của luật nhân quả, chúng sinh sẽ mạnh dạn hơn, can đảm hơn, dám nhận lãnh “hậu quả” do chính mình tạo tác hay an nhiên thọ hưởngkết quảtốt lành cũng do chính mình tác tạo mà không còn than trời oán Phật nữa.

Nên nhớ rằng chúng sinh tạo nghiệp chớ nghiệp chẳng tạo chúng sinh. Cho dù “nghiệp tánh bổn không” nghĩa là nghiệp vốn không phải là có sẵn tự bao giờ mà nó chỉ xuất hiện do chúng sinh mê lầm chấp trước tạo ra. Nếu thật sự nghiệp không có thật, không có chủ thể thì tại sao lại có quả báo? Khi nói nghiệp tánh vốn không là đối với người đã có giải thoát giác ngộ không còn tạo nghiệp thì làm gì có quả báo. Trong khi đó chúng sinh còn tạo nghiệp thì dĩ nhiên còn thọ báo, có gây nhân thì phải chịu kết quả vì thế nếu giữ bộ ba thân, khẩu, ý thanh tịnh thì nghiệp không sanh nên cuộc sống trở thành thanh tịnh an nhàn. Phật dạy : ”Tùy duyên tiêu nghiệp cũ” nghĩa là nếu chúng sinh nỗ lực vun bồi thật nhiều thiện nghiệp và đừng gây thêm nghiệp mới thì những nhân duyên tốt này sẽ giết chết dần những chủng tử bất thiện đã gây ra khi xưa.

Trọng tâm cứu khổ của Ngài Quán Thế Âm nhằm giải thoát sự khổ tâm, khổ tinh thần. Một khi con người đã giải thoát khổ tinh thần thì thân thể sẽ lành mạnh. Có sức khỏe thì tất cả mọi giá trị vật chất sẽ có ở tầm tay. Tâm kinh dạy rằng vật chất không ngoài tinh thầndĩ nhiên tinh thần không ngoài vật chất bởi vì tinh thần vật chất tác động hữu cơ, bất tức bất ly. Vì thế, tất cả sự cứu độ của Ngài Quán Thế Âm phải được hiểu là ban cho tinh thần, cho những gì thuộc về lãnh vực giải thoát giác ngộ của tâm tư và ý thức. Ngài Quán Thế Âm không bao giờ ban cho chúng sinh vật chất hữu vi vì như vậy chẳng khác nào đẩy chúng sinh vào con đường khổ ải triền miên không lối thoát. Con người hãy thức tỉnhtìm thấy cho mình con đường sáng diệu dụng nhiệm mầu để tự mình giải thoát ra khỏi mọi gông cùm của phiền não khổ đau.

Phải biết rằng tham dục trần thế là vô hạn, nhưng con người lại không có khả năng nhận ra chúng cho nên khi tham dục không được thỏa mãn thì sẽ gây khổ đau cho mình và cho người. Cái đà thỏa mãn tham dục cũng ví như chiếc xe đang chạy xuống dốc, càng xuống dốc thì xe càng chạy nhanh. Khi chưa thỏa mãn những dục tính thì con người luôn có khuynh hướng tiếp tục theo đuổi chúng cho đến khi được thỏa mãn nghĩa là càng đeo đuổi thì tham dục càng tăng và càng gây thêm đau khổ. Chúng sinh chỉ có thể nghiệm được chân hạnh phúcan nhiên tự tại khi có ít tham dục. Đây chính là một trong những bước lớn hướng về giải thoát giác ngộ.

Được như vậy là thực hành rốt ráo câu :

Đa dục vi khổ
Sanh tử bì lao
Tùng tham dục khởi
Thiểu dục vô vi
Thân tâm tự tại…

Đức Phật dạy rằng : ”Tham dục chính là nguồn gốc của khổ đau. Mọi vật rồi sẽ thay đổi vì thế không nên luyến ái hay vướng víu vào một thứ gì. Nên nhiếp tâm thanh tịnh tìm chân lýđạt đến hạnh phúc vĩnh hằng”. Con người biết tri túc thiểu dục là biết diệt trừ tham dục nghĩa là họ biết thỏa mãn với những điều kiện vật chất khả dĩ giúp họ có đầy đủ sức khỏe để sống và để tu đạo. Đây chính là phương cách hữu hiệu nhất để cắt đứt lưới tham dục làm cho thân tâm được thanh thoát nhẹ nhàng và dĩ nhiên có nhiều cơ hội để giúp đở tha nhân. Thế nhân thường vui thích theo ái dục, ưa dong ruổi lục trần vì thế tuy họ có hướng cầu an lạc mà vẫn bị quanh quẩn trong chốn trầm luân. Vì thế những người say đắm theo ái dục cũng như tự lao mình trong lưới buộc như nhện giăng tơ. Chỉ có những ai dứt được sự ràng buộc, không còn dính mắc thì sẽ xa mọi thống khổ mà tâm sẽ được an vui tự tại.

Nên nhớ thuyết nhân quả chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa, giáo lý sinh diệt. Còn giáo lý liễu nghĩa thì thiện ác là một, phiền nãoBồ Đề, sinh tửNiết bàn để giúp chúng sinh tiến thẳng về cứu cánh tột đỉnh là giải thoát giác ngộ tức là sống với chơn tâm thường trú và thể tánh tịnh minh của mình. Cho nên:

Tâm không vạn sự đều không

Tâm chơn vạn Pháp cũng đều quy chơn”.

Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 16788)
Luận Văn Tổng Quát Về Đại Thừa do HT. Thích Trí Quang dịch giải
(Xem: 11837)
Nguyên tánh chân nhưlặng lẽsáng suốt không có gì gọi là chúng sanh (ngã), vũ trụ (pháp)...
(Xem: 55922)
Mông Sơn Thí Thực là một nghi thức đã được sử dụng rất phổ cập trong các ngôi Già lam thuộc hệ phái Phật giáo Bắc tông. Có ba loại nghi thức Mông Sơn: Đại Mông Sơn, Trung Mông Sơn và Tiểu Mông Sơn.
(Xem: 14005)
Bồ-tát Mã Minh tạo luận, Tam tạng pháp sư Chân Đế dịch Hán. HT Thích Trí Quang dịch giải Việt
(Xem: 17938)
Các phương thuốc của thế giới này, đa dạng và nhiều vô kể, thế nhưng chẳng có một phương thuốc nào có thể sánh với Đạo Pháp.
(Xem: 16374)
Tạng Luật được hình thành từ những điều luật được đặt ra để chỉnh đốn đạo đức tác phong của chúng đệ tử Đức Phật...
(Xem: 20276)
"Chỉ vì đại sự nhơn duyên duy nhấtĐức Phật xuất hiện thế gian, đó là muốn mọi người, mọi chúng sanh đều thành Phật đồng như Đức Phật".
(Xem: 20973)
Tại Na-lan-Đà có một phái tu khổ hạnh, vị đứng đầu là Ni-kiền Thân-Tử, ông có cả nghìn đệ-tử, và có người tôn xưng ông là bậc Thánh...
(Xem: 16533)
Được HT Thích Tuệ Sỹ dịch theo bản Sanskrit, do Nhà xuất bản Phương Đông ấn hành năm Quý Mùi.
(Xem: 16359)
Tiếng Phạn “Sa Di”, ở đây dịch là Tức Từ, ý nói: Dứt ác, hành điều từ, dứt nhiễm ô thế giantừ bi cứu giúp chúng sanh. Còn dịch là Cần Sách, hoặc dịch là Cầu Tịch.
(Xem: 16070)
“Sau khi ta diệt độ, nên tôn trọng, kính quý Ba La Đề Mộc Xoa (Giới) như tối tăm gặp ánh sáng, như nghèo khó được của báu."
(Xem: 21579)
Đức Phật dạy rằng, người nào sống không giới luật, tuy ở gần ta mà cũng như cách xa ta muôn dặm; người nào sống có giới luật, tuy ở xa ta muôn dặm mà cũng như ở cạnh bên ta.
(Xem: 25534)
Vào dịp lễ Vu-lan Thắng hội, Phật tử có tục lệ cúng thí người chết. Dưới đây Tập san trích dịch đoạn kinh có liên hệ đến ý nghĩa cúng thí này.
(Xem: 16823)
Trẫm từng nói: Phật pháp chia ra Đại thừa, Tiểu thừa là việc thuộc về bên tiếp dẫn. Kỳ thật mỗi bước Tiểu thừa đều là Đại thừa, mỗi pháp Đại thừa chẳng lìa Tiểu thừa.
(Xem: 13901)
Tất cả nam nữthế gian giàu sang hay nghèo hèn, chịu khổ vô cùng hoặc hưởng phước vô lượng đều do nghiệp nhân gieo tạo đời trước mà cảm thọ quả báo hiện tại.
(Xem: 22447)
“Nhất thiết hữu vi pháp; Như mộng, huyễn, bào, ảnh; Như lộ diệc như điện; Ưng tác như thị quán.”
(Xem: 14289)
Thành thật luận (Satyasiddhi-sastra) do Ha-lê-bat-ma tạo luận, Cưu-ma-la-thập dịch Hán, Nguyên Hồng dịch Việt, thâu lục trong Đại chính, Đại Tạng Kinh số No 1647.
(Xem: 29929)
Chân Như Quan Của Phật Giáo (Ðặc biệt lấy Bát-Nhã làm trung tâm) Nguyên tác: Kimura Taiken; Việt Dịch: HT. Thích Quảng Độ
(Xem: 12601)
Nguyện cầu hồng ân Tam bảo gia hộ cho toàn thể quý học chúng Bồ tát giới tại gia, có đầy đủ bi trí lực để hoàn thành bản nguyện tự lợi, lợi tha, trong khung trời giải thoát tự tại của chánh pháp Như Lai.
(Xem: 19387)
Tôi được Tăng sai phụ trách hướng dẫn Bồ tát Học xứ cho chúng Giới tử tân thọ Bồ tát giới...
(Xem: 17688)
Kinh AN BAN THỦ Ý là một trong những bản kinh được xuất bản sớm nhất ở Viễn Đông và đã góp phần vào việc phổ biến Phật giáo qua việc giảng dạy cách thức thiền tập...
(Xem: 14123)
Bồ tát Long Thọ trước tác Trung luận gồm 27 phẩm (chương) 446 bài kệ, mỗi bài 4 câu, mỗi câu 5 chữ. Ở Ấn Độ các bản luận giải thích như Vô Úy luận...
(Xem: 13714)
Trong Luật tạng, bộ Luật đầu tiên theo trong sử nhắc đến là bộ Bát thập tụng luật do Tôn giả Ưu-ba-li tám mươi lần ngồi tụng thì mới xong bộ Luật của Phật dạy.
(Xem: 14146)
Một thời Đức Thế Tôn ở tại cung điện của chú tể Đại dương, cùng với chúng đại tỳ kheo tám ngàn vị và chúng đại bồ tát ba mươi hai ngàn vị.
(Xem: 13779)
Người giảng: Lão Hòa thượng Tịnh Không; Cẩn dịch: Vọng Tây cư sĩ – Viên Đạt cư sĩ; Biên tập: Phật tử Diệu Hiền
(Xem: 13704)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 215, Hán dịch Pháp Cự; Việt dịch: Thích Bảo An
(Xem: 13862)
Đại Chánh Tân Tu, Kinh số 706, Bộ Kinh Tập, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Thiên Ân
(Xem: 14495)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển thứ 32 số 1648 thuộc Luận Tập Bộ Toàn; Ưu Ba Đề Sa; Tăng Già Bà La; HT Thích Như Điển
(Xem: 12513)
Vãng sinh tập đều ghi chép nhiều truyện có thật đời xưa tu Tịnh độ được vãng sinh Tây phương của đủ các hạng người xuất gia lẫn tại gia, của cả loài vật... Chúc Đức dịch Việt
(Xem: 15013)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Luận Tập, Kinh số 1666; Bồ-tát Mã Minh tạo luận; Hán dịch: Chân Đế; Việt dịch: Nguyên Hồng
(Xem: 18466)
Đây là một quyển kinh Phật Giáo rất phổ thông và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng quan trọng trên thế giới... Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 23651)
Kinh Pháp Hoa ai cũng biết là bộ Kinh Tối Thượng Thừa mà nó không phải Đại Thừa và cũng gọi là Phật Thừa... HT Thích Thắng Hoan
(Xem: 14394)
Kinh PHÁP-HOA là một bộ kinh lớn mà từ xưa đến nay, sau khi đức Phật diệt-độ, được lưu thông nhứt và được nhiều người tụng-trì nhứt trong các bộ kinh lớn... HT Thích Trí Tịnh
(Xem: 15237)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Hoa Nghiêm, Kinh số 0301, Hán dịch: Thật Xoa Nan Ðà; Việt dịch: HT Thích Minh Lễ
(Xem: 107537)
Sám văn gồm có ba cuốn ngày nay là sám văn ấy. Đem nước từ bi tam muội rửa sạch oan nghiệp nhiều kiếp, lấy ý nghĩa đó để mệnh danh Thủy sám... HT Thích Trí Quang
(Xem: 15363)
Trong đời mạt pháp, các đệ tử của ta chỉ đeo đuổi theo bên ngoài, ít có ai quan niệm đến vấn đề Sanh Tử... HT Thích Thiền Tâm
(Xem: 20942)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0665, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 39652)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0642; Hán dịch: Cưu Ma La Thập; Việt dịch: Định Huệ
(Xem: 16480)
阿 毘 達 磨 俱 舍 論 A Tì Đạt Ma Câu Xá Luận I... dịch theo bản Sanskrit... Tuệ Sỹ
(Xem: 35896)
Tăng đoàn thực hành đúng Pháp và Luật của Phật đã chế định trong sự cùng nhau cộng trú hòa hợpthanh tịnh, cùng nhau giải tán trong sự hòa hợpthanh tịnh.
(Xem: 17179)
Phật Thừa Tôn Yếu luận là một trong nhiều tác phẩm của Đại sư Thái Hư, mang ý nghĩa bao quát nội dung giáo nghĩa Đại thừa Tiểu thừa... Thích Thiện Hạnh Dịch
(Xem: 12132)
Kim Sư Tử Chương là một tác phẩm rất ngắn của thầy Pháp Tạng nhưng bao hàm được giáo lý của Kinh Hoa Nghiêm... HT Thích Nhất Hạnh
(Xem: 16558)
Luận Phật Thừa Tông Yếutùy thuận theo thời cơ lược nói về tông bảncương yếu của Phật pháp... Nguyên tác: Đại sư Thái Hư; Thích Nhật Quang dịch Việt
(Xem: 15020)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0639, Hán dịch: Na Liên Ðề Da Xá, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13613)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0628, Hán dịch: Pháp Thiên, Việt dịch: Thích nữ Tịnh Nguyên
(Xem: 14585)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0626, Hán dịch: Chi Lâu Ca Sấm, Việt dịch: Phật tử Phước Thắng
(Xem: 13326)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0619, Hán dịch: Đàm Ma Mật Đa, Việt dịch: Thích Nguyên Xuân
(Xem: 20239)
Từ Bi Thủy Sám Pháp - Trước thuật: Ngộ Đạt Thiền Sư; Dịch Giả: Thích Huyền Dung
(Xem: 28095)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Sử Truyện, số 2076, Nguyên tác Đạo Nguyên, Việt dịch: Lý Việt Dũng
(Xem: 13906)
Thiết Lập Tịnh Độ là quyển sách của HT Thích Nhất Hạnh giảng giải về Kinh A Di Đà với góc nhìn thiền học
(Xem: 14373)
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí-Tịnh, Anh dịch: Quảng Định / Quảng Hiếu hiệu đính, Sưu tập: Tuệ Uyển
(Xem: 22753)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0615, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: Thích Nguyên Xuân
(Xem: 18753)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0614, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: Thích Nguyên Xuân
(Xem: 23173)
Quyển "Thập thiện nghiệp đạo kinh giảng yếu" của ngài Thái Hư Pháp sư, thấy tóm tắt dễ hiểu, lời lẽ giản dị mà ý nghĩa đầy đủ, lại rất hợp với căn cơ hiện tại... Thái Hư
(Xem: 15042)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0600, Hán dịch: Thực Soa Nan Đà, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 16988)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0599, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 17445)
Bản dịch Việt được thực hiện bởi Nhóm Phiên dịch Phạn Tạng, dựa trên bản Hán dịch của Huyền Trang, A-tì-đạt-ma Câu-xá luận... Tuệ Sỹ
(Xem: 20411)
Theo Viên TrừngTrạm Nhiên (1561- 1626), ở trong Kim cang tam muội kinh chú giải tự, thì Đức Phật nói kinh nầy sau Bát nhãtrước Pháp hoa... Thích Thái Hòa
(Xem: 26489)
Thiền Luận - Tác giả: Daisetz Teitaro Suzuki; Quyển Thượng, Dịch giả: Trúc Thiên; Quyển Trung và Hạ, Dịch giả: Tuệ Sỹ
Quảng Cáo Bảo Trợ
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM