Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tắc thứ Mười Một: Kẻ Uống Cặn Rượu Của Hoàng Bá

21 Tháng Tư 201100:00(Xem: 15615)
Tắc thứ Mười Một: Kẻ Uống Cặn Rượu Của Hoàng Bá

BÍCH NHAM LỤC
(MỘT TRĂM CÔNG ÁN THIỀN TÔNG)
Thích Mãn Giác dịch
Chùa Việt Nam Trung Tâm Văn Hoá Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ 1988

Phần 2

TẮC THỨ MƯỜI MỘT

KẺ UỐNG CẶN RƯỢU CỦA HOÀNG BÁ

 

THÚY: Phật Tổ đại cơ, nắm cả trong tay. Mạng sống người trời, đều chịu sai sử. Một lời vẩn vơ, cũng làm kinh động quần chúng. Một cơ một cảnh, đánh tung xiềng xích. tiếp nhận cơ hội hướng thượng, bàn đến sự siêu việt. thử nói xem, từng có ai đến như thế? Có ai biết cốt yếu của việc này chăng? Xin nêu lên xem thử.

CỬ: Hoàng Bá dạy chúng rằng, “ Các ông chỉ là những kẻ uống cặn rượu. Hành cước như thế, ở đâu có ngày hôm nay? Có biết là trong xứ Trung Quốc này không có Thiền Sư chăng?” Lúc ấy có ông tăng bước ra nói, “Thế những người hướng dẫn đồ chúng ở khắp các nơi thì sao?” Hoàng Bá nói, “Tôi đâu có bảo là không có Thiền, chỉ có điều không có những bậc thầy mà thôi.”

BÌNH: Hoàng Bá thân cao bảy thước[1], trên trán có cục thịt nhô ra trông như thể viên ngọc tròn. Bẩm sinh thông hiểu Thiền. có truyền thuyết nói rằng đã từng đồng hành với La Hán [2] . Hồi xưađi lên núi Thiên Thai, giữa đường gặp một ông tăng, hai người cười nói với nhau như thể thâm giao. Hoàng Bá nhìn kỹ ông tăng, thấy ông ta có đôi mắt sáng quắc, có vẻ dị tướng.Hai người đồng hành với nhau, đến khi gặp dòng suối nước lũ kia, Hoàng Bá chống gậy, cởi nón đứng đó. Ông tăng kia thúc Sư cùng qua sông , Sư nói, “Ông cử qua trước đi Ông tăng kia bèn vén áo nhón bước trên sông như thể đi trên đất bằng, vừa quay đầu lại nói,”Qua đi, qua đi!” Hoàng Bá hét, “Đồ ích kỷ! Tôi mà biết ông dở trò như thế, tôi đã sớm chặt phăng chân ông đi rồi!” Ông tăng kia thở dài nói, “Đúng là bậc Pháp khí [3] của Đại Thừa!” Nói xong biến mất.

Lúc Hoàng Bá mới đến gặp Bách Trượng, Bách Trượng nói, “ Nguy nga hùng vĩ, từ đâu đến vậy?” Hoàng Bá nói, Nguy nga hùng vĩ, từ đỉnh núi tới.” Bách Trượng nói, “Đến có việc gì vậy?” Hoàng Bá nói, “ Không vì việc gì khác cả.” Bách Trượng coi trọng là bậc Pháp khí.

Hôm sau từ giã Bách Trượng, Bách Trượng nói, “Đi đâu vậy?” Hoàng Bá nói, “Đi Giang Tây để ra mắt Mã Đại Sư.” Bách Trượng nói, “Mã Đại Sư đã qua đời rồi.” Hoàng Bá nói, “ Không hiểu lúc sinh thời, Mã Đại Sư có nói những gì? Mong được nghe lại.” Bách Trượng bèn thuật lại nhân duyên gặp Mã Tổ: “Lúc Mã Tổ thấy tôi tới, ngài dơ phất trần lên. Tôi hỏi, “ Thầy là một hay khác với hành động này?” Mã Tổ bèn treo phất trần nơi đầu giường Thiền. Mãi lâu sau Mã Tổ mới hỏi, “Sau này ông khua môi múa mỏ, vì người như thế nào?” Tôi dựt lấy phất trần dơ lên. Mã Tổ nói, “ông là một hay khác với hành động này?” Tôi treo lại phất trần nơi đầu giường Thiền. Mã Tổ thị uy hét một tiếng khiến tôi lúc ấy bị điếc tai suốt ba ngày.”

Hoàng Bá bất giác rùng mình le lưỡi.Bách Trượng nói, “Sau này ông còn muốn thừa tự Mã Đại Sư chăng?” Hoàng Bá nói, “ Không. Hôm nay được nghe thầy thuật lại đại cơ đại dụng của Mã Đại Sư, nếu như thừa tự Mã Đại Sư, e rằng sau này tôi sẽ tuyệt tự mất.” Bách Trượng nói, “Đúng thế, đúng thế. Nếu kiến giải của một người mà bằng với thầy mình, đó là làm giảm mất một nửa đức của thầy. Phải có trí huệ vượt hơn thầy của mình, mới xứng đáng được truyền thụ. Chỗ kiến giải của ông hiện giờ, có căn cơ để vượt hơn thầy lắm.” Các ông thử nói xem, Hoàng Bá hỏi như thế là đã biết mà còn cố hỏi, hay là không biết mà hỏi? Phải biết hàng trang của cha con trong môn phái của họ thì mới hiểu được.

Một hôm Hoàng Bá lại hỏi Bách Trượng, “Tông thừa của chúng ta từ xưa đến nay, được chỉ thị như thế nào?” Bách Trượng nói, “Tôi cứ nghĩ ông là người đó.” Rồi đứng lên bỏ vào phương trượng.

Hoàng Bá với tướng quốc Bùi Hưubạn thân. Sư thường giảng tâm yếu cho Bùi Hưu.[4] Lúc Bùi Hưu làm tổng trấn Uyển Làng có mời Sư đến quận, trao cho Sư một thiên sách viết về chỗ kiến giải của mình. Hoàng Bá tiếp lấy để xuống ghế chẳng hề mở ra xem. Mãi lâu sau mới nói, “Hiểu không?” Bùi Hưu nói, “Không hiểu.” Hoàng Bá nói, “Nếu ông hiểu như thế thì còn có chút chỗ đắc. Nếu như ông nệ vào giấy mức bề ngoài, thì có chỗ nào là tông của tôi? Bùi Hưu bèn làm bài tụng tán thán rằng, “Từ khi Đại Sĩ truyền tâm ấn, trán có viên châu thân bảy thước. Treo gậy mười năm bên sông Thục, trôi nổi hôm nay ghé bến Chương.Tám ngàn rồng voi theo bước lớn, vạn dặm hương hoa kết thắng nhân. Những muốn theo thầy làm đệ tử, chưa biết thầy trao Pháp cho ai?” Hoàng Bá chẳng tỏ vẻ vui mừng, nói, “Tâm như biển lớn không ngằn mé,miệng nhả hoa sen nuôi thân bệnh. Ta có một đôi tay vô sự, chẳng từng vái chào kẻ rỗi hơi.” Hoàng Bá trù trì, cơ phong cao vút. Lâm Tế cũng có trong chúng hội, Mục Châuthủ tòa.Mục Châu hỏi Lâm Tế, “ Thầy ở đây bao lâu rồi, tại sao không vào hỏi gì đi?” Lâm Tế nói, “Xin cho tôi hỏi cái gì mới đúng?” Mục Châu nói, “Tại sao không vào hỏi ý chỉ của Phật Pháp là gì?’ Lâm Tế vào hỏi ba lần, ba lần bị đáng đuổi ra. Lâm Tế bèn giã từ Mục Châu, “Nhờ thủ tòa dạy ba lần tôi vào hỏi đều bị đánh đuổi ra. E rằng tôi không có nhân duyên với chốn này. Thôi thì tạm thời hạ sơn vậy.” Mục Châu nói, “ Nếu ông muốn đi, ông nên vào từ biệt Hòa thượng mới phải.” Rồi vào trước nói với Hoàng Bá. “Vị thượng tọa vào hỏi kia là một người kiếm có lắm, tại sao Hòa thượng không dùi mài cho ông ta trở thành một cội cây che mát cho thiên hạ?” Hoàng Bá nói. “Ta biết rồi”.

Lâm Tế vào từ biệt, Hoàng Bá nói, “Ông không cân phải đi đâu cả, chỉ cần đến thẳng bến Cao An mà gặp Đại Ngu.” Lâm Tế đến gặp Đại Ngu thuật lại câu chuyện trước đó rồi nói, “ Kẻ hèn này không hiểu mình có lỗi ở chổ nào?” Đại Ngu nói, “Hoàng Bá mới từ bi làm sao, vì ông mà tận lực như thế, ông còn lo đi nói lỗi phải cái gì.”. Lâm Tế đại ngộ nói, “ Phật Pháp của Hoàng Bá chẳng có gì là nhiều nhặn.” Đại Ngu nắm lấy Lâm Tế nói, “ Vừa rồ! ông mới nói mình có lỗi, bây giờ lại nói Phật Pháp chẳng có gì nhiều nhặn.” Lâm Tế đánh vào hông Đại Ngu ba lần. Đại Ngu đẩy Lâm Tế ra nói, “ Thầy của ông là Hoàng Bá, chuyện này chẳng có gì nhằm nhò đến tôi cả.”

Một hôm Hoàng Bá dạy chúng nói, “Ngưu Đầu Pháp Dung Đại Sư nói ngang nói dọc, song vẫn chưa biết then chốt của con đường hướng thượng. Ngày nay những kẻ học Thiền với Thạch ĐầuMã Tổ huyên hoa nói Thiền nói Đạo.” Tại sao Sư lại nói như thế? Cho nên mối dạy chúng rằng, “Các ông chỉ là một lũ uồng cặn rượu. Các ông mà hành cước như thế chỉ tổ khiến thiên hạ cười cho.

Thấy chỗ nào qui tụ tám trăm một ngàn người là tới. Chỉ lo đi tìm nhiệt náo như thế đâu có được, nếu như ở đây ai cũng thích dễ dãi như các ông thì đâu còn có chỗ như ngày hôm nay.” Thời nhà Đường người ta có thói mắng người khác là “đồ uống cặn rượu.’ Đa số thiên hạ bảo là Hoàng Bá thích mắng người. Song những ai có mắt tự nhìn thấy cốt ý của Hoàng Bá. Cái ý chính là thả móc đế câu câu hỏi của người ta. Trong chúng hội có một người học Thiền không tiếc thân mạng cho nên mới bước ra hỏi rằng, “Thế những người hướng dẫn đồ chúng ở khắp nơi thì sao?” Kể cũng là một câu hỏi hay. Lão hán này quả nhiên không giải thích được cho nên bèn mập mờ nói, “Tôi đâu có bảo là không có Thiền, chỉ có điều là không có những bậc thầy mà thôi.” Thử nói xem ý của Hoàng Bá ở chổ nào?

Tông chỉ từ xưa là có lúc bắt, có lúc buông, có lúc giết, có lúc cứu, có lúc thu, có lúc thả. Dám hỏi chư vị, thế nào mới là bực thầy trong Thiền ? Sư núi tôi vừa nói thế, kể như đã mất cả mặt mũi rồi. Lỗ mũi của chư vị ở đâu? Lâu sau mới nói, “Bị xỏ cả rồi.”

TỤNG: 

Lẫm liệt siêu quần chẳng tự khoe,

Biển đời ngồi nghiêm phân rồng rắn.

Đại Trung thiên tử từng coi nhẹ,

Ba bận đích thân đụng móng vuốt.

BÌNH: Câu tụng này của Tuyết Đậu có vẻ như thực sự tán thán Hoàng Bá. Song người ta không được hiểu là tán thán thật. Ngay trong câu của thầy ta đã có chỗ xuất thân. Tuyết Đậu rõ ràng nói, “ Lẫm liệt siêu quần chẳng tự khoe. Hoàng Bá dạy chúng như vậy đâu phải để tranh với người khác, tự phô trương, tự phụ, tự khoe đâu. Nếu như ông hiểu được vấn đề này, ông tha hồ tự tại tung hoành. Có lúc đứng một mình trên đỉnh cao, có lúc lăng xăng giữa chợ. Há cần phải hẹp hòi chấp nhặt một xó? Ông càng xả ông càng bất an, càng kiếm càng không thấy, càng ôm đồm thì càng chìm đắm. Cổ nhân nói, “ Không cánh bay khắp thiên hạ, có danh truyền khắp thế gian.” Tận tình xả hết các đạo lý huyền diệu kỳ đặc trong Phật Pháp, một lúc buông bỏ cả thì cũng còn tạm được. Lúc ấy bất cứ ở đâu tự nhiên ( Phật Pháp) sẽ hiện thành.

Tuyết Đậu nói, “ Biển đời ngồi nghiêm phân rồng rắn.” Rồng hay rắn? Bất cứ ai vừa bước vào cửa, đã thử thách người ấy ngay, đó gọi là đôi mắt phân rồng rắn, khả năng bắt hổ tê. Tuyết Đậu còn nói, “Mắt phân rồng rắn hề sao đúng, tài bắt hồ tê hề bất toàn.” Lại nói, “Đại trung thiên tử từng coi nhẹ, Ba bân đích thân dụng móng vuốt.” Hoàng Bá đau phải bây giờ mới thế, thầy ta lúc nào cũng vậy cả. Còn về Đại Trung thiên tử thì theo Tục Hàm Thông Truyện có ghi rằng Đường Hiến Tông (trị vì 847-860) có hai người con, một tên là Mục Tông một tên là Tuyên Tông. Tuyên Tông tức là Đại Trung. Năm mười ba tuổi, tuy còn trẻ song thông minh đỉnh ngộ, thích ngồi kiết già. Lúc Mục Tông còn tại vị, một hôm sau khi bãi triều buổi sáng, Đại Trung mới đùa lên ngôi trên ngai vàng giả chào các quần thần. Một vị đại thần trông thấy ngở là Đại Trung điên mới bẫm lại cho Mục Tông. Lúc Mục Tông trông thấy thế, mới tán thán rằng, “Em ta quả thật là bậc anh hào của dòng dõi.”

Mục Tông mất vào năm thứ tư niên hiệu Trường Khánh (842), để lại ba người con là Kính Tông, Văn Tông và Vũ Tông. Kính Tông kế vị cha trị vì được hai năm, cho đến khi nội thần âm mưu truất phế.Văn Tông lên kế vị được mười bốn năm. Lúc Tông lên lế vị thường gọi Đại Trung là thằng điên. Một hôm Vũ Tông vẫn còn giận chuyện Đại Trung đùa lên ngôi ngai vàng của cha mình, sai người đánh cho một trận gần chết rồi đem quẳng ở phía vườn sau tưới nước bẩn lên chotỉnh lại. Đại Trung mới bỏ trốn vào chúng hội của hòa thượng Hương Nghiêm Nhàn, sau đó cắt tóc làm sa di, song chưa thụ giới cụ túc. Sau khi du phương với Chí Nhàn.Lúc đến Lô Sơn Chí Nhàn làm một bài thơ về thác nước như sau, “ Xuyên mây xẻ đá ngại gì sao, đất xa mới biết chốn này cao.” Chí Nhàn ngâm hai câu ấy, rồi trầm tư hồi lâu, muốn khích Đại Trung thổ lộ để xem ông ta là người như thế nào. Đại Trung đọc tiếp, “ Khe suối làm sao giữ lại được? Về biển làm nên sóng dãt dào.” Chí Nhàn mới biết rằng ông không phải là người tầm thường, thầm lấy làm cảm kích.

Sau đến chúng hội của Diêm Quan, Đại Quan được mời làm thư ký. Hoàng Bá làm thủ tòa ở đó. Một hôm Hoàng Bá lễ Phật, Đại Trung trông thấy hỏi, “ Không chấp trước vào Phật mà cầu, không chấp trước vào Pháp mà cầu, không chấp trước vào tăng mà cầu, lễ bái để cầu cái gì vậy? Hoàng Bá nói, “ Tôi chẳng chấp trước vào Phật mà cầu, chẳng chấp trước vào Pháp mà cầu, chẳng chấp trước vào tăng mà chỉ lễ bái như vậy thôi.” Đại Trung hỏi, “ lễ báo để làm gì?” Hoàng Bá bèn tát. đại Trung nói, “ Thô suất quá.” Hoàng Bá nói, “Ở đây là đâu để mà ông nói thô tế?” Hoàng Bá lại tát. Sau này lúc Đại Trung lên kế vị ngai vàng phong Hoàng Bá là Thô Hành Sa Môn. Sau này lúc Bùi Hưu có ở triều đình xin phong cho Hoàng bá là “Đoạn Tế Thiền Sư.”

Tuyết Đậu biết chỗ huyết mạch xuất xứ, cho nên mới sử dụng được một cách khéo léo như thế. Hiện giờ còn ai muốn dơ móng vuốt ra chăng? Tôi đánh cho đấy!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 19848)
Chân lý tự chứng (bản thân của Thực Tại) thì không phải một, không phải hai (bất nhị). Do năng lực tự chứng này mà (Thực Tại) là khả năng làm ích lợi bình đẳng cho tất cả kẻ khác...
(Xem: 28959)
Thiên Như lão nhơn đang tĩnh tọa nơi thất Ngọa Vân, bổng có người đẩy cửa bước vào, tự xưng là Thiền khách. Lão nhơn im lặng gật đầu chào, đưa tay ra ý mời ngồi...
(Xem: 20688)
Chính tínniềm tin chân chính, chính xác, là sự tin hiểu chính thống, là sự tin tưởnghành trì ngay thẳng, là sự tin tưởng và nương tựa đúng đắn.
(Xem: 19423)
Để phát Tâm Bồ đề (The spirit of enlightenment; bodhicitta-sanskrit), bạn trước nhất phải phát triển tâm bình đẳng ( equanimity: tâm bình đẳng, tâm xả) đối với tất cả hữu - tình...
(Xem: 30487)
Ở đây giáo sư tiến sĩ Alexander Berzin từng nghiên cứutu tập với những đạo sư Tây Tạng gần ba mươi năm tại Dharamsala, Ấn Độ, sẽ giảng giải việc thực hành bảy điều quán nguyện trong đời sống tu tập thực tiễn hằng ngày.
(Xem: 36422)
Hòa Thượng Tịnh Không, chủ giảng những bài pháp thoại của tập sách này, hiện nay là một danh tăng của Phật giáo thế giới, người có công làm phát triển Phật giáo phương Tây...
(Xem: 33225)
Ngài Sàntideva (Tịch Thiên, 691-743) viết luận này tại Học Viện Nalanda, Ấn Độ vào thế kỷ 8. Ngài diễn giảng đường tu hạnh Bồ Tát, hạnh Lục độ và tu mười đại hạnh của Phổ Hiền Bồ Tát.
(Xem: 35559)
Nói một cách tổng quát, nội dung bộ Nhập Bồ Tát Hạnh muốn chỉ rõ thứ lớp tu tập pháp môn Ðại thừa: Thế nào phát khởi Bồ Ðề tâm và tu tập Bồ Tát hạnh.
(Xem: 20969)
Từ xưa, Ấn Độ là một nước tôn giáo, triết họcthi ca, cho nên trào lưu tư tưởng phát sinh và nảy nởẤn Độ rất nhiều và dưới những hình thức khác nhau, nhưng tư trào rộng lớn hơn cả là tư trào Phật Giáo.
(Xem: 21914)
Phật giáo cũng như cái cây có ba phần: phần gốc, phần thân cây và phần ngọn bao gồm nhiều cành lá. Phần gốc là căn bản Phật giáo, phần thân cây là Tiểu Thừa Phật Giáo.
(Xem: 25259)
Các Phật tử, Bồ Tát ban sơ phát Bồ Đề tâm, ví như biển lớn lúc ban đầu từ từ sinh khởi, phải hiểu đó là chỗ chứa cho các châu báu như ý giá trị từ hạ trung thượng cho đến vô giá...
(Xem: 25794)
PHÁT BỒ ĐỀ TÂM LUẬN, là một trong số rất nhiều tác phẩm của Bồ Tát THẾ THÂN thuyết minh, được các Thánh giả kết tập thành Tạng Luận trong Tam tạng Thánh giáo.
(Xem: 31256)
Đức Phật gọi là bực người tự nhiên, đem Nhất-Thiết-Chủng-Trí biết tất cả tự-tướng của các pháp sai khác; lìa tất cả điều chẳng lành; nhóm tất cả đìều lành; thường cầu lợi-ích cho tất cả chúng sinh, nên gọi là Phật.
(Xem: 18563)
Ðức Phật không chỉ nhận thức được sự thực tối cao, Ngài còn biểu lộ kiến thức cao cả của Ngài, kiến thức cao hơn tất cả kiến thức của các "Thần linh và Người".
(Xem: 25141)
Trí Khải (538-597), một trong những triết gia vĩ đại của Phật giáo Trung Hoa, đã đưa ra một cái nhìn quảng bác phi thường đối với pháp Phật với thiên tài của một môn đồ thành tín trên đường Đạo.
(Xem: 23768)
Luận này chuyên thuyết minh hạnh bố thí. Bố thí nghĩa là sự hy sinh triệt để; hy sinh được triệt để mới là bực đại trượng phu, nên luận này mệnh danh là ĐẠI TRƯỢNG PHU LUẬN...
(Xem: 28931)
"Học Phật Quần Nghi" là quyển sách giải thích những vấn đề nghi vấn của những người học Phật và tu Phật, chủ yếu là của Phật tử tại gia.
(Xem: 20861)
Hãy nôn ra lòng sân hận độc hại khỏi cõi lòng bạn. Sự sân hận đầu độc và bóp nghẹt tất những gì thiện mỹ nơi bạn. Tại sao bạn phải hành động chỉ vì con quái vật độc hại dấu mặt này?
(Xem: 31445)
Đức Phật ra đời và thuyết pháp “vì hạnh phúcan lạc cho số đông”. Những lời dạy của Ngài cho con người chỉ nhắm vào hai mục tiêu chính: khổ và diệt khổ.
(Xem: 25548)
Phương pháp tu tập thì nhiều, nhưng cốt yếu không ra ngoài Chỉ quán. Có Chỉ mới uốn dẹp được mê lầm, phiền não, có Quán mới nhận rõ pháp tánh chân như.
(Xem: 29721)
Bài pháp này căn cứ vào bản kinh Satta Sutta trong Saṃyutta Nikāya. Nhân dịp Tỳ Khưu Rādha hỏi Đức Phật về nghĩa chữ Satta (chúng sanh).
(Xem: 22525)
Trên thế giới đã có nhiều tôn giáo, tại sao lại còn cần thiết cho chúng ta có một đạo khác nữa gọi là Đạo Phật? Phải chăng có cái gì thật đặc sắc...
(Xem: 25719)
Ðạo Phật không phải chỉ là một siêu hình học, dù đạo Phật có đề cập đến những thắc mắc siêu hình. Siêu hình chỉ là một phương diện của đạo Phật...
(Xem: 23280)
Theo ý kiến thông thường được chấp nhận thì trong các kinh Phật, kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Saddharma - pundarika - sùtra), thường được gọi là kinh Liên Hoa (1) là kinh tuyệt diệu nhất.
(Xem: 25739)
Học Phật là tìm biết vai trò của đạo Phật trong suốt lịch sử của sự sống nhân loại, những đóng góp của đạo Phật trong văn hóa nhân loại, những luồng sinh khíđạo Phật đã thổi vào...
(Xem: 23721)
Toàn bộ giáo lý đức Phật đều nhằm mục đích ''chuyển mê khai ngộ'' cho chúng sanh. Vì mê ngộ là gốc của khổ vui. Mê thì khổ, ngộ thì vui.
(Xem: 40600)
Tiểu thừa – cỗ xe nhỏ, và Ðại Thừa – cỗ xe lớn tuy xuất phát từ hai nhánh của Tiểu thừa là Ðại chúng bộ và Nhất thiết hữu bộ, có một số đặc tính khác nhau.
(Xem: 23347)
Chúng ta vui mừng và tự hào rằng, Phật giáo Việt Nam là một bộ phận quan trọng của di sản đạo đứcvăn hóa quý báu của dân tộc.
(Xem: 22444)
Tập cẩm nang này đúc kết tinh hoa những lời dạy của vị Thánh-tăng cận đại - Hòa-Thượng Quảng-Khâm (1892-1986). Là người đã giác ngộ, mỗi lời dạy của Ngài trực tiếp phá vỡ vô minh...
(Xem: 22092)
Hành giả Bồ Tát phải tích cực hành Bồ Tát hạnh, nghĩa là mỗi hành động, mỗi lời nói, mỗi ý niệm đều hướng về chúng sinh, vì lợi ích chúng sinh.
(Xem: 23504)
Khi chúng ta hiện diện ở đây, chúng ta phải thiết lập một động cơ đặc biệt: tâm giác ngộ (tâm bồ đề) nhằm hướng đến giác ngộ vì lợi ích của tất cả chúng sinh.
(Xem: 16964)
Con người khác với loài động vật ở chổ biết đặt vấn đề về giá trị của đời sống; sống như thế nào thì gọi là thiện là tốt hoặc ngược lại là ác là xấu?
(Xem: 23284)
“Nếu Phật tử cố ăn thịt. Tất cả thịt của mọi loài chúng sanh đều không được ăn. Luận về người ăn thịt thì mất lòng đại từ bi, dứt giống Phật tánh...
(Xem: 24309)
Đề kinh Kim cang gồm hai phần. Tên tiếng Phạn là Vajrachedikā Prajñāpāramitā, trong đó phần đầu là tính từ phẩm định cho từ theo sau.
(Xem: 41096)
Kinh Phạm Võngkinh đầu tiên trong Trường bộ kinh và qua toàn văn chúng ta cũng đủ hiểu giá trị của kinh này như thế nào.
(Xem: 18979)
Muni có nghĩa là một bậc tiên nhân, một bậc thánh nhân, một bậc hiền giả sống một mình trong rừng. Trong kinh Vệ Đà chữ muni tương đương với chữ rishi.
(Xem: 20476)
Bồ-tát (菩薩), nói cho đủ là Bồ-đề-tát-đỏa (菩提薩鬌), phiên âm tiếng Phạn là Bodhisattva. Bồ đề dịch là Giác ngộ; tát-đỏa dịch là chúng sanh.
(Xem: 27725)
Ðức Phật là một nhà cách mạng, ngài đã không thỏa mãn với những giáo điều cổ truyền bà la môn nên đã tự mình tìm ra một Ðạo lý mới.
(Xem: 38116)
Trúc Lâm Yên Tử là một phái Thiền mà người mở đường cho nó, Trần Thái Tông vừa là người khai sáng ra triều đại nhà Trần, một triều đại thịnh trị đặc biệt về mọi mặt...
(Xem: 34071)
Tiểu Bộ Kinh - Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt
(Xem: 36787)
Thiện namthiện nữ, nay các người lãnh thọ giới pháp rồi thì phải tôn kính mà vâng giữ, không được vi phạm giới pháp cần phải phụng trì.
(Xem: 23997)
Quy mạng Lô Xá Na, Mười phương Kim Cương Phật. Ðảnh lễ đức Di Lạc, Sẽ hạ sanh thành Phật. Nay tụng ba tựu giới, Bồ Tát đều cùng nghe.
(Xem: 29179)
Tôi nghe như vầy: Một thời Thế-tôn, châu du giáo hóa các nước đến thành Quảng-nghiêm, ở nghỉ dưới cây Nhạc-âm, cùng với tám ngàn vị đại tỳ-kheo...
(Xem: 60140)
Bồ TátVô Tận Ý Khi bấy giờ chăm chỉ đứng lên Bèn trịch vai hữu một bên Chắp tay cung kính hướng lên Phật đài
(Xem: 27604)
Nguyện đem lòng thành kính Gởi theo đám mây hương Phưởng phất khắp mười phương Cúng dường ngôi Tam Bảo
(Xem: 68736)
Chúng sanh đây có bấy nhiêu Lắng tai nghe lấy những điều dạy răn Các ngươi trước lòng trần tục lắm Nên kiếp nầy chìm đắm sông mê
(Xem: 24512)
Một thuở nọ Thế Tôn an trụ Xá Vệ thành Kỳ Thụ viên trung Mục Liên mới đặng lục thông Muốn cho cha mẹ khỏi vòng trầm luân.
(Xem: 24479)
Quyển Kinh Viên Giác tôi giảng khá lâu rồi, nay được Tăng Ni chép lại trình lên tôi duyệt qua. Ðọc lại quyển Kinh Viên Giác, tôi thấy đây là con mắt của người tu Thiền.
(Xem: 22696)
Kinh PHÁP BẢO ĐÀN là một tài liệu thiết yếu cho những người tu theo Thiền tông, bởi vì cốt tủy Thiền tông đều nằm gọn trong những lời dạy đơn giản bình dị của Lục Tổ.
(Xem: 26353)
Lăng-già (Lanka) là tên núi, núi này do sản xuất châu Lăng-già nên lấy tên châu mà gọi tên núi. Núi nằm tại biển Nam là chỗ ở của Dạ-xoa.
(Xem: 26532)
Kinh Kim Cang cũng có người đọc là Kim Cương. Kinh này do đức Phật nói, nguyên văn bằng chữ Phạn, sau truyền sang Trung Quốc được dịch ra chữ Hán.
(Xem: 20821)
Lư hương xạ nhiệt, Pháp-giới mông huân. Chư Phật hải hội tất diêu văn, Tùy xứ kiết tường vân
(Xem: 20055)
Nguyện đem lòng thành kính Gởi theo đám mây hương Phảng phất khắp mười phương Cúng dường ngôi Tam Bảo
(Xem: 27551)
Làm người Phật tử ở đời Đêm ngày tụng niệm những lời dạy khuyên Tám điều giác ngộ kinh truyền Ghi lòng tạc dạ tinh chuyên tu hành
(Xem: 46422)
Đấng Pháp vương vô thượng Ba cõi chẳng ai bằng, Thầy dạy khắp trời người Cha lành chung bốn loài.
(Xem: 53582)
Kinh Pháp Hoabộ kinh Đại thừa được nhiều dịch giả phiên dịch, được nhiều học giả nghiên cứu chú giải, lại được lưu truyền sâu trong giới trí thức...
(Xem: 23599)
Con người bình thường không thể nào so sánh được với bậc Bồ Tát; chỉ có những kẻ phi thường xuất chúng mới tiến lên gần gũi đôi chút với trí huệ Bồ Tát.
(Xem: 21084)
Giá trị của tập sách này là diễn đạt được tiến trình lịch sử tư tưởng Phật giáo qua ba giai đoạn: Phật giáo nguyên thủy, Phật giáo các bộ phái, và Phật giáo Ðại thừa.
(Xem: 25574)
Phụng dịch theo bản đời Đường của Ngài Thiệt Xoa Nan Đà. Tham khảo các bản dịch đời Ngụy, Tống và bản dịch Anh Ngữ của Suzuki. - Dịch Giả: Thích Nữ Trí Hải
(Xem: 29262)
VIMALAKĪRTINIRDEŚA - SŪTRA - Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết - Đường Huyền Trang dịch - bản dịch Việt: Tuệ Sỹ
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant