Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

9. Phụ: sớ hồi hướng Phật thất

30 Tháng Tư 201100:00(Xem: 12209)
9. Phụ: sớ hồi hướng Phật thất

BÁCH TRƯỢNG TÒNG LÂM THANH QUY
Việt dịch: Sa môn Thích Bảo Lạc 
Chùa Pháp Bảo Sydney và Chùa Viên Giác Đức Quốc xuất bản PL. 2552 DL 2008

Quyển 7:
Chứng nghĩa
Phần sau

2. Chương 7: Phần sau - Đại chúng

 
2.9 Phụ: sớ hồi hướng Phật thất

Tấu vì: mắt biếc rỡ ràng, thấy sen xanh hàng cây la liệt. Hào quang uyển chuyển, trời người vui hưởng ánh trăng đầy. Bốn tám nguyện mở bày sâu rộng, tiếp độ đều mà chẳng nói không, độ hằng hà sa chúng ngu mông (muội). Niệm 10 niệm mà vãng sanh xong, nhiệm mầu ứng hiện vô song, lòng từ che phủ bao dung.

Nay có Phật thất dâng sớ văn hoàn tất, đối trước Phật xướng tuyên công đức. Ngưỡng mong oai đức từ bi, rủ thương chứng tri.

Đọc tại chùa … thành phố… Vâng lời di giáo Thích Ca Như Lai mở khóa tu tịnh nghiệp này. Pháp sự Sa Môn… cúng Phật và cúng các bậc hiền Thánh, tạo nên Phật thất.

Trụ trì Tỳ kheo

Đạo tràng Phật thất có … chúng Tỳ kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di… vị.

Hôm nay cúi đầu niệm hương, nhất tâm đảnh lễ Thánh chủ hai cõi Di Đà, Thích Ca, Quan Âm, Thế Chí các bậc đại Thánh hiền trên tòa kim liên. Đoái mong cảm thông cho việc làm của chúng con. Nhân vì chúng con thân mạng chẳng đồng song tâm niệm vẫn một. Tự nghĩ rằng sanh ra nhằm đời mạt pháp trôi nổi trong sóng dục mãi quên về, cách Thánh càng xa, cận ánh từ quang mà khó thấy. Bèn nương tòng lâm mở bày Phật thất trong vòng 7 ngày dụng công tu tập, nguyện nhất tâm bất loạn, quyết định chọn ngày … tháng… đến ngày… kết thất. Mời thỉnh bốn chúng câu hội về bổn tự trì niệm hiệu Phật A Di Đà muôn đức hồng danh trong 7 ngày đêm.

Lại nguyện: lời kinh lan ra khắp xứ trừ sạch căn trần. Lúc niệm hiệu Phật tăng phước huệ, dù tăng, dù tục đều kết nên nhân của chín phẩm, hoặc nữ hoặc nam cùng hẹn đạt quả nơi ba bực (thượng, trung, hạ) mong được như vậy. Ngưỡng mong từ bi nhiếp thọ.

Văn sớ đã tỏ bày trên nguyện Tam Bảo chứng minh

Văn sớ hồi hướng (kết thúc) Phật thất.

Ngày… Tháng… Năm….

Trụ trì … dâng sớ.

Chứng nghĩa ghi rằng theo sách Trùng đính Tây Phương công cứ rằng: vào rằm tháng 5 năm thứ 53 đời Càn Long, Lục Cận Đường tại Tô Châu, giáng đàn bảo các con rằng, có một biến cố rất là quan trọng mọi người không thể nào chạy trốn thoát, người người đều phải tử vong, các con có biết không? Hiện tại chúng ta bốn đại nhẹ nhàng, tinh thần khoẻ mạnh, chưa từng nghĩ một sớm nằm trên giường bệnh hồn phách ly tan không biết đâu là đâu không nhận ra đông tây, chẳng phân được nam bắc. Đường trước mờ mờ tơ hào không nắm được, theo nghiệp xoay vần phải thọ khổ vô cùng. Chỉ có khi còn mạnh khỏe lo tu tịnh nghiệp, đến lúc chợt thấy Phật tới tiếp dẫn sanh trong hoa sen thọ mọi điều vui, sống lâu vô cùng. Các con có chí về đạo này nên ta giảng ba môn tín, hạnh, nguyện. Tín là tin có cõi Tây Phương Tịnh Độ, cũng như tin cõi Ta Bà là có thật thời Tịnh Độ đâu không phải là thật hữu. Cùng trong viên minh giác hải khởi niệm là đến, cũng giống như cùng một xứ cùng một thành, cất bước là tới ngay. Đã tin cõi Tịnh Độ quyết định hẳn đến. Lại nên tin pháp môn niệm Phật như mặc áo, ăn cơm; mặc áo chống lạnh, ăn cơm trừ đói, niệm Phật khỏi sanh tử. Nay tin, mai không tin chưa gọi là chân tín mà phải tin hết lòng. Một niệm bổng nhiên không tin chưa gọi là chân tín. Từ nay trở đi cho tới khi chết một lòng tin ráo riết không một tơ hào nghi hoặc mới là chân tín (tin thật). 

Đã tin có cõi Tây Phương, lại tin có pháp môn niệm Phật. Nói suông lời tán dương có ích gì cho việc sanh tử? Cho nên phàm người phát lòng tin phải nên theo đúng lời dạy thực hành. Ngày nay tin liền thực hành hôm nay, ngày mai tin liền thực hành ngày mai, cho chí mong từng chữ thật là khẩn thiết. Thế gian tin Phật niệm Phật cũng không thiếu chi người, nhưng hoặc vì họ mong hiện đời này giàu có hoặc cầu đời sau được phước thọ (sống lâu), được làm thân người không bị đọa lạc. Đây là trái với ý chỉ Phật dạy. Phật dạy ta thoát khỏi sanh tử, ta lại men vào sanh tử. Phật dạy ta sanh về Cực Lạc, ta lại bám víu Ta Bà. Một đời tin niệm phó cho đông hải cũng như làm ruộng gieo giống xong bèn chờ hạt nẫy mầm, có đúng không? Cho nên người phát tâm tin chân chánh nên hành hạnh chân. Hành hạnh chân nên phát nguyện tha thiết, trọn đời nầy quyết định không sanh lên cõi trời hay cõi người, ắt hẳn cần sanh cõi Tây Phương Tịnh Độ. Niệm Phật như thế mới tùy thuận lời Phật dạy, không đến nổi luống uổng thời gian. Các con nên cố gắng lên!
1.5 Lễ Cầu dứt mưa

Nghi thức cầu nắng ráo dẫn giải đầy đủ trong kinh Kim Cang Quang Diệm dứt gió mưa do chính Phật nói. Kinh này chỉ có trong Đại Tạng nên ở đời khó mà thực hành. Vã nay tùy đời mà hành, nhất là mưa rỉ rả lâu không tạnh, chùa cử hành theo nghi này. Thầy Trú Trì bạch Ngài Phương Trượng, kế ra thông báo dán nơi sơn môn. Tờ thông báo viết: cầu tạnh ráo. Nên dùng giấy vàng viết thông báo, nội dung như sau: Nam Mô Kim Cang Quang Diệm dứt gió mưa, Quang Diệm hội thượng Phật, Bồ Tát. Tất cả viết thành như bài vị thiết trí một nơi cho nghiêm trang lập đàn tràng có đầy đủ lễ phẩm cúng dường. Thầy Trụ Trì phải đặc biệt gia tâm, tăng chúng các ban chuẩn bị sẵn sàng, nếu có quan chức mời họ niệm hương. Không có, các vị ở chùa phát tâm niệm hương bạch Phật cầu nguyện. Mỗi ban phải thành tâm cầu nguyện để mong thông đạt tới ý trời, nên không phải là một câu chuyện hư cấu. Đến ngày lễ, vị thư ký trước phải hội ý, mời Thầy Duy Na, Duyệt Chúng, thông báo dán ở phòng khách đầy đủ ngày giờ làm lễ tụng kinh cầu dứt mưa.

Lễ này theo như các nghi thông thường, tuy có khác là trong 3 ngày, 5 ngày hay 7 ngày tùy thời mà định. Chư tăng luân phiên tụng niệm mỗi ngày 10 vị, trong số cắt cử người nào lo phần gì rõ ràng, cứ tiếp tục tụng kinh cầu nguyện không dứt như vậy trong một tuần lễ hẳn được cảm ứng, sau đó mới chấm dứt và làm lễ tạ. Phàm có tổ chức lễ kỳ nguyện nên lưu ý tới mấy chi tiết như: 1/ mỗi ngày 2 buổi đều có thời tụng kinh tại chánh điện; 2/ dùng hiệu lệnh vân tập chúng đúng thời khắc; 3/ y hậu chỉnh tề; 4/ Thầy Trụ Trì niệm hương bạch Phật, đảnh lễ Tam bảo, cử tán v.v.. Tán rằng:

Đại bi Thánh chủ đạo lý thần chương,

Viên dung vô ngại khó thể so lường,

Nhập đàn đại chúng xin nguyện tuyên dương,

Biến bứt xúc thành trong sạch thanh lương.

Nam Mô Thanh Lương Địa Bồ Tát Ma Ha Tát (3 lần).

Trì tụng 21 biến Chú Đại Bi, tiếp theo niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát 1000 lần hoặc tụng Chú Dược Sư 49 biến và niệm Phật Dược Sư 1000 lần. Kế tiếp đọc sớ như sau:

Cửa trời im ỉm chẳng mở thông

Ngày đêm thê thiết nổi gió giông

Trừ dứt tai ương dân ước nguyện

Hợp thời hé lộ một vừng hồng

Là một trong bốn châu thiên hạ

Châu Nam Thiệm người người chờ mông.

Nước Việt Nam, tỉnh... phủ... huyện... phường… quận.., thành phố… Chùa… Trụ Trì… Nếu có các quan chức nên cho tên họ vào lòng sớ. Hôm nay chí thành dâng hương đảnh lễ Ta Bà Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Văn Phật, Quang Diệm hội thượng chư Phật, Thánh hiền, thiên long tám bộ chư vị tôn thần đang ngồi trước mặt xin chứng tri lời cung bạch: ngưỡng mong giũ lòng từ rải ánh quang cảm ứng ban cho chúng con… chấm dứt mưa nặng hạt làm tê liệt, mọi vật đều không thông, trăm sông nước tràn đầy, dân tình không nơi nương náu. Mong nghiệp chúng sanh cơ cảm tới trời hiếu sanh là đức, do vậy chúng con thành tâm thiết lập đàn tràng cầu tạnh ráo dứt mưa. Mỗi ngày chư Tăng tụng kinh, trì chú, niệm hiệu Phật, ngưỡng nguyện Chư Thánh mong cho trời quang mây tạnh, sớm ban ân lành rải nắng xuống chúng con và thế gian.

Lại nguyện:

Dẹt mây mờ bốn bề âm chướng tiêu

Mặt trời hồng rọi chiếu chốn trung thiên

Ánh sáng len lõi năm miền hành tinh

Nơi nơi vạn loại thái bình an nhiên

Lòng thành dâng sớ thỉnh Phật, chư Thiên

Oai quang chứng giám thần tiên thi hành.

Ngày…tháng…năm... Phật lịch...

Trụ trì… xin cung kính cẩn sớ.

Duy Na cử bài tán:

Chư Phật Như Lai thương xót chúng sanh,

Vì cầu trời tạnh phá sạch u minh,

Mưa nhiều hẳn được tạnh thanh,

Khắp nơi rải sáng an lành,

Vạn vật vui đón bình minh.

Nam Mô Quang Diệm hội thượng Phật Bồ Tát (3 lần).

Tiếp theo nhịp khánh đại chúng đồng niệm:

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật

Nam Mô Nhựt Quang Biến Chiếu Bồ Tát

Nam Mô Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ Tát

Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát (mỗi hiệu 3 lạy)

Nam Mô Kim Cang Quang Diệm chỉ phong vũ Kinh Quang Diệm hội thượng Phật Bồ Tát.

Hồi hướng, phục nguyện, tự quy… Đến lượt phiên thứ hai, đại chúng cũng trì tụng kinh chú như trên. Tụng cho đến khi trời tạnh ráo hẳn mới tập họp hết chúng lại làm lễ tạ hồi hướng hoàn kinh.

Chứng nghĩa giải rằng: mọi sanh vật đều nhờ mặt trời, trời nóng bức quả làm cho cây cối tiêu ma; mọi vật thấm nhuần là nhờ nước, nước đọng nhiều làm cho vật hư thối. Cho nên mưa gió không điều hòa hay nắng hạn lâu ngày không mưa đều gây thành nạn họa, mà mưa nhiều ngập nước cũng gây tai họa không ít. Điều hợp lý nhất là mong cho gió thuận mưa hòa, là ước muốn của mọi người, cũng như mọi loài.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14959)
Đại chánh tân tu số 0070, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13395)
Đại chánh tân tu số 0068, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15067)
Đại chánh tân tu số 0069, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16380)
Luận Du Già Sư Địa (Phạn: Yogacàrabhùmi – sàtra), tác giảBồ tát Di Lặc (Maitreya) thuyết giảng, Đại sĩ Vô Trước (Asànga) ghi chép, Hán dịch là Pháp sư Huyền Tráng (602 -664)... Nguyên Hiền
(Xem: 13160)
Đại chánh tân tu số 0067, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12539)
Đại chánh tân tu số 0066, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13409)
Đại chánh tân tu số 0065, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13362)
Đại chánh tân tu số 0064, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12714)
Đại chánh tân tu số 0063, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 12026)
Đại chánh tân tu số 0063, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11909)
Đại chánh tân tu số 0062, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12584)
Đại chánh tân tu số 0061, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11422)
Đại chánh tân tu số 0060, Hán dịch: Huệ Giản; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11706)
Đại chánh tân tu số 0059, Hán dịch: Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11108)
Đại chánh tân tu số 0058, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13237)
Đại chánh tân tu số 0057, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13117)
Đại chánh tân tu số 0056, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11524)
Đại chánh tân tu số 0055, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12106)
Đại chánh tân tu số 0054, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12304)
Đại chánh tân tu số 0052, Hán dịch: Thí Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11885)
Đại chánh tân tu số 0051, Hán dịch: Khuyết Danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12681)
Đại chánh tân tu số 0050, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12317)
Đại chánh tân tu số 0048, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12130)
Đại chánh tân tu số 0047, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12177)
Đại chánh tân tu số 0046, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11930)
Đại chánh tân tu số 0045, Hán dịch: Pháp Hiền, Thí Quang Lộc Khanh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11890)
Đại chánh tân tu số 0044, Hán dịch: Khuyết Danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11145)
Đại chánh tân tu số 0043, Hán dịch: Huệ Giản; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11315)
Đại chánh tân tu số 0042, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12321)
Đại chánh tân tu số 0041, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12416)
Đại chánh tân tu số 0040, Hán dịch: Ðàm Vô Sấm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11955)
Đại chánh tân tu số 0039, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12909)
Đại chánh tân tu số 0038, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11966)
Đại chánh tân tu số 0037, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12547)
Đại chánh tân tu số 0036, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12958)
Đại chánh tân tu số 0035, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13869)
Đại chánh tân tu số 0034, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12680)
Đại chánh tân tu số 0033, Hán dịch: Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14819)
Đại chánh tân tu số 0032, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11842)
Đại chánh tân tu số 0031, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12112)
Đại chánh tân tu số 0030, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12822)
Đại chánh tân tu số 0029, Hán dịch khuyết danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12713)
Đại chánh tân tu số 0028, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14688)
Đại chánh tân tu số 0027, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12687)
Đại chánh tân tu số 0022, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15325)
Đại chánh tân tu số 0021, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12492)
Đại chánh tân tu số 0020, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13155)
Đại chánh tân tu số 0018, Hán dịch: Pháp Thiên; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14162)
Đại chánh tân tu số 0017, Hán dịch: Chi Pháp Ðộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15471)
Đại chánh tân tu số 0016, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13686)
Đại chánh tân tu số 0015, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13063)
Đại chánh tân tu số 0014, Hán dịch: Sa Môn An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc và Tâm Hạnh
(Xem: 13501)
Kinh Bát Nê Hoàn (Đại Chánh Tân Tu số 0006) - Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12394)
Kinh Phật Bát Nê Hoàn (Đại Chánh Tân Tu số 0005) - Bạch Pháp Tổ; Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12013)
Kinh Thất Phật Phụ Mẫu Tánh Tự (Đại Chánh Tân Tu số 0004) - Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12839)
Kinh Phật Tỳ Bà Thi (Đại Chánh Tân Tu số 0003) Hán Dịch: Tống Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Tâm Hạnh
(Xem: 12911)
Kinh Thất Phật (Đại Chánh Tân Tu số 0002) Hán Dịch: Tống Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Tâm Hạnh
(Xem: 13104)
Đức Phật dạy: Ai muốn tin Ta, làm đệ tử Ta, cần phải đủ trí quán sát, mới tin; không rõ nguyên nhân Ta, mà tin Ta ấy là phỉ báng Ta... HT Thích Hành Trụ dịch
(Xem: 21258)
Thiện Ác Nghiệp Báo (Chư Kinh Yếu Tập) Đại Chánh Tân Tu số 2123 - Nguyên tác: Đạo Thế; Thích Nguyên Chơn dịch
(Xem: 143397)
Đại Tạng Việt Nam bao gồm 2372 bộ Kinh, Luật và Luận chữ Hán và tất cả đã kèm Phiên âm Hán Việt...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant