Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phẩm 09: Nhất tử

01 Tháng Năm 201100:00(Xem: 10382)
Phẩm 09: Nhất tử

KINH TĂNG NHẤT A HÀM
Hán Dịch: Tam tạng Cù-đàm Tăng-già-đề-bà
Việt dịch: Thích Đức Thắng - Hiệu đính & Chú thích: Tuệ Sỹ
(PL.2549 - 2005 sửa chữa và bổ sung)

MỘT PHÁP

9. PHẨM CON MỘT

KINH SỐ 1
Tôi nghe như vầy

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Giống như người mẹ có một người con duy nhất, trong lòng chí tín, hằng nghĩ như vầy: ‘Phải dạy dỗ làm sao cho nó trở thành người?”

Bấy giờ, các Tỳ-kheo bạch Phật:

“Bạch Thế Tôn, chúng con không hiểu nghĩa này. Thế Tôn là gốc các pháp, những điều Như Lai trần thuật, không ai là không vâng lãnh.[292] Cúi xin Thế Tôn, vì các Tỳ-kheo mà nói nghĩa sâu này. Nghe rồi, chúng con phụng hành.”

Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Hãy lắng nghe, lắng nghe, hãy suy nghĩ kỹ, Ta sẽ phân biệt nghĩa này cho các ngươi.”

Các Tỳ-kheo thưa:

“Kính vâng, Bạch Thế Tôn.”

Các Tỳ-kheo vâng lời Phật dạy. Thế Tôn bảo:

“Giống như Ưu-bà-di kia, trong lòng chí tín, dạy dỗ con như vầy: ‘Nay con nếu sống tại gia phải như gia chủ Chất-đa[293] và như đồng tử Tượng. [294] Sở dĩ như vậy, vì đây là khuôn phép, đây là mẫu mực. Những đệ tử (tại gia) của Thế Tôn mà đã được chứng ngộ, đó là gia chủ Chất-đa và đồng tử Tượng. Còn nếu con trẻ muốn cạo bỏ râu tóc, mặc ba pháp y, xuất gia học đạo, thì phải như Tỳ-kheo Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên.[295] Sở dĩ như vậy, vì đây là khuôn phép, đây là mẫu mực.[296] Nghĩa là Tỳ-kheo Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên thích học Chánh pháp, không tạo nghiệp tà [562b01] để dấy lên phi pháp. Nếu con có sinh tư tưởng nhiễm đắm này, con sẽ rơi vào trong ba đường ác.’

“Do đó, các ngươi nên chuyên tâm khéo suy niệm: Hãy đạt được cái chưa đạt được. Hãy thu hoạch cái chưa thu hoạch. Hãy chứng cái chưa chứng. Sở dĩ như vậy, này các Tỳ-kheo, vì sức nặng của tín thí thật khó có thể tiêu được, khiến cho con người không đến được đạo. Cho nên, này các Tỳ-kheo, chớ sinh ý tưởng nhiễm đắm. Nó đã sinh rồi thì hãy diệt. Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.” 

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 2[297]
Tôi nghe như vầy

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Có Ưu-bà-di chí tín, có một người con gái duy nhất, phải dạy dỗ làm sao cho nó thành tựu?”

Bấy giờ, các Tỳ-kheo bạch Phật:

“Bạch Thế Tôn, chúng con không hiểu nghĩa này. Thế Tôn là gốc các pháp, những điều Như Lai trần thuật, không ai là không vâng lãnh. Cúi xin Thế Tôn, vì các Tỳ-kheo mà nói nghĩa sâu này. Nghe rồi, chúng con phụng hành.”

Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Hãy lắng nghe, lắng nghe, hãy suy nghĩ kỹ, Ta sẽ phân biệt nghĩa này cho các ngươi.”

Các Tỳ-kheo thưa:

“Kính vâng, Bạch Thế Tôn.”

Các Tỳ-kheo vâng lời Phật dạy. Thế Tôn bảo:

“Giống như Ưu-bà-di chí tín kia dạy dỗ con gái như vầy: ‘Nay con nếu sống tại gia phải như Ưu-bà-di Câu-thù-đa-la và mẹ Nan-đà.[298] Sở dĩ như vậy, vì đây là khuôn phép, đây là mẫu mực. Các đệ tử (tại gia) của Thế Tôn mà đã được chứng ngộ, đó chính là Ưu-bà-di Câu-thù-đa-la và mẹ Nan-đà. Còn nếu ý con gái muốn cạo bỏ râu tóc,[299] mặc ba pháp y, xuất gia học đạo, thì phải như Tỳ-kheo-ni Sấm*-ma, Tỳ-kheo-ni Ưu-bát Hoa Sắc. Sở dĩ như vậy, vì đây là khuôn phép, đây là mẫu mực. Nghĩa là Tỳ-kheo-ni Sấm*-ma,[300] Tỳ-kheo-ni Ưu-bát Hoa Sắc thích học chánh pháp, không tạo nghiệp tà để dấy lên phi pháp. Nếu con có sinh tư tưởng nhiễm đắm này, con sẽ rơi vào trong ba đường ác.’

Do đó, các ngươi nên chuyên tâm khéo suy niệm: Hãy đạt được cái chưa đạt được. Hãy thu hoạch cái chưa thu hoạch. Hãy chứng cái chưa chứng. Sở dĩ như vậy, này các Tỳ-kheo, vì sức nặng của tín thí thật khó có thể tiêu được, khiến cho con người không đến được đạo. Cho nên, này các Tỳ-kheo, chớ sinh ý tưởng nhiễm đắm. Đã sinh rồi thì hãy diệt. Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.” 

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, [562c01] hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 3
Tôi nghe như vầy

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Ta không thấy một pháp nào nhanh nhạy hơn tâm, không thể thí dụ được. Giống như vượn khỉ, tâm không chuyên định, buông cái này, chụp lấy kia. Tâm cũng như vậy, tưởng trước và tưởng sau bất đồng, không có phương tiện nào để có thể mô tả được sự nhanh nhạy của tâm. 

“Cho nên, này các Tỳ-kheo, người phàm phu không thể quán sát tâm ý. Vì vậy, này các Tỳ-kheo, hãy luôn luôn hàng phục tâm ý khiến hướng theo đường thiện. Các ngươi hãy học điều này.”

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 4
Tôi nghe như vầy

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Ta không thấy một pháp nào nhanh nhạy hơn tâm, không thể thí dụ được. Giống như vượn khỉ, tâm không chuyên định, buông cái này, chụp lấy kia. Tâm cũng như vậy, tưởng trước và tưởng sau bất đồng, không có phương tiện nào để có thể mô tả được sự nhanh nhạy của tâm. 

“Cho nên, này các Tỳ-kheo, người phàm phu không thể quán sát tâm ý. Vì vậy, này các Tỳ-kheo, hãy luôn luôn hàng phục tâm ý khiến hướng theo đường thiện. Các ngươi hãy học điều này.”

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 5
Tôi nghe như vầy

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Ta hằng quán sát thấy những điều niệm tưởng trong tâm của một người. Người này như trong khoảnh khắc co duỗi cánh tay, đọa vào trong địa ngục. Sở dĩ như vậy, là do tâm ác. Tâm mà sinh bệnh, nó rơi rớt xuống địa ngục.”

Bấy giờ, Thế Tôn, liền nói kệ:

Giống như có một người,

Tâm ôm tưởng sân hận;

Nay bảo các Tỳ-kheo,

Diễn rộng nghĩa thú này.

Nay chính lúc thích hợp:

Nếu có người mạng chung,

Giả sử vào địa ngục,

Do tâm hành ô uế.

“Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy hàng phục tâm, chớ để sinh các hành ô uế. Như vậy, các ngươi hãy học điều này.”

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 6 
[562c10] Tôi nghe như vầy

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Ta thường quán sát thấy những điều niệm tưởng trong tâm một người. Người này như trong khoảnh khắc co duỗi cánh tay mà sinh lên trời. Sở dĩ như vậy, do tâm thiện. Đã sinh tâm thiện, liền sinh lên trời.”

Bấy giờ, Thế Tôn, liền nói kệ:

Nếu lại có một người,

Mà sinh tâm thiện diệu;

Nay bảo các Tỳ-kheo,

Diễn rộng nghĩa thú này.

Nay là lúc thích hợp:

Nếu có người mạng chung,

Liền được sinh lên trời;

Là do tâm hành thiện.

“Cho nên, các Tỳ-kheo, hãy phát tâm ý trong sạch, chớ để sinh các hành ô uế. Như vậy, các ngươi hãy học điều này.”

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 7
Tôi nghe như vầy

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Ta ở trong chúng này không thấy một pháp nào tối thắng, tối diệu, nó huyền hoặc người đời khiến không đi đến nơi vĩnh viễn tịch tĩnh, mà trói buộc vào lao ngục không giải thoát được; đó là, người nam thấy sắc của người nữ,[301] liền khởi tưởng đắm trước, tâm ý hết mực yêu thương, khiến không đi đến nơi vĩnh viễn tịch tĩnh, mà trói buộc vào lao ngục không giải thoát được, ý không lìa bỏ, xoay vần qua lại đời này đời sau, luân chuyển năm đường, trải qua bao kiếp.”

Bấy giờ, Thế Tôn, liền nói kệ:

Tiếng Phạm thiên êm dịu, 

Như Lai nói, khó thấy.

Nếu có lúc nào thấy,

Hãy buộc niệm trước mắt.

Cũng chớ cùng người nữ,

Qua lại chuyện trò nhau.

Hằng giăng lưới bắt người,

Không đến vô vi được.

“Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy trừ các sắc, chớ khởi ý tưởng đắm trước. Như vậy, này các Tỳ-kheo, các ngươi hãy học điều này.”

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 8
Tôi nghe như vầy

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Ta ở trong chúng này không thấy một pháp nào tối thắng, tối diệu, nó huyền hoặc người đời khiến không đi đến nơi vĩnh viễn tịch tĩnh, mà trói buộc vào [563b] lao ngục không giải thoát được; đó là, người nữ thấy sắc của người nam, liền khởi tưởng đắm trước, tâm ý hết mực yêu thương, khiến không đi đến nơi vĩnh viễn tịch tĩnh, mà trói buộc vào lao ngục không giải thoát được, ý không lìa bỏ, xoay vần qua lại đời này đời sau, luân chuyển năm đường, trải qua bao kiếp.”

Bấy giờ, Thế Tôn, liền nói kệ:

Nếu sinh tưởng điên đảo,

Khởi niệm, tâm ân ái.

Hãy trừ tâm mê đắm,

Liền không cấu uế này.

“Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy trừ các sắc, chớ khởi ý tưởng đắm trước. Như vậy, này các Tỳ-kheo, các ngươi hãy học điều này.”

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 9
Tôi nghe như vầy

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Ta ở trong chúng này không thấy một pháp nào, mà không có tưởng dục nó khiến khởi dục tưởng; tưởng dục đã khởi khiến tăng trưởng; không có tưởng sân nhuế nó khiến khởi sân nhuế, sân nhuế đã khởi nó khiến tăng trưởng; không có tưởng thùy miên nó khiến khởi thùy miên, thùy miên đã khởi khiến tăng trưởng; không có tưởng trạo cử,[302] nó khiến khởi trạo cử; trạo cử đã khởi khiến tăng trưởng; không có tưởng nghi, nó khiến khởi tưởng nghi; tưởng nghi đã khởi, khiến tăng trưởng; đó là tưởng về tịnh tướng.[303] Vậy nên, hãy quán ác bất tịnh tưởng ghê tởm.[304] Nếu có loạn tưởng, thì không có tưởng dục liền khởi dục tưởng; tưởng dục đã khởi liền tăng trưởng; không có tưởng sân nhuế liền khởi sân nhuế, sân nhuế đã khởi liền tăng trưởng; không có tưởng thùy miên liền khởi thùy miên, thùy miên đã khởi liền tăng trưởng; không có tưởng trạo cử, liền khởi trạo cử; trạo cử đã khởi liền tăng trưởng; không có tưởng nghi, liền khởi tưởng nghi; tưởng nghi đã khởi, liền tăng trưởng

“Cho nên, này các Tỳ-kheo, chớ khởi loạn tưởng. Hãy thường chuyên ý. Như vậy, này các Tỳ-kheo, các ngươi hãy học điều này.”

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 10
Tôi nghe như vầy

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Ta ở trong chúng này không thấy một pháp nào, mà tưởng dục chưa sinh thì nó khiến tưởng dục không sinh; tưởng dục đã sinh thì khiến cho diệt; tưởng sân nhuế chưa sinh thì nó khiến không sinh, tưởng sân nhuế đã sinh thì khiến cho diệt; tưởng thùy miên chưa sinh thì nó khiến không sinh; tưởng thùy miên đã sinh tưởng thì khiến diệt; tưởng trạo cử chưa sinh thì nó khiến không sinh, tưởng trạo cử đã sinh thì khiến diệt; tưởng nghi chưa sinh thì nó khiến không sinh, tưởng nghi đã sinh thì khiến diệt; đó là bất tịnh tướng.[305] Vậy hãy nên quán bất tịnh ghê tởm. Đã quán bất tịnh ghê tởm, tưởng dục chưa sinh liền không sinh; đã sinh thì sẽ bị diệt; sân nhuế chưa sinh thì không sinh, sân nhuế đã sinh thì sẽ bị diệt;... cho đến tưởng nghi chưa sinh thì không sinh, [563c01] tưởng nghi đã sinh thì sẽ bị diệt.[306] 

“Cho nên, này các Tỳ-kheo, thường phải chuyên tâm, quán bất tịnh tưởng. Như vậy, này các Tỳ-kheo, các ngươi hãy học điều này.”

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

Hai điều đó, hai tâm,

Một đọa, một sinh thiên;

Nam, nữ tưởng thọ lạc;

Hai dục tưởng sau cùng.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15051)
Đại chánh tân tu số 0070, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13496)
Đại chánh tân tu số 0068, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15192)
Đại chánh tân tu số 0069, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16580)
Luận Du Già Sư Địa (Phạn: Yogacàrabhùmi – sàtra), tác giảBồ tát Di Lặc (Maitreya) thuyết giảng, Đại sĩ Vô Trước (Asànga) ghi chép, Hán dịch là Pháp sư Huyền Tráng (602 -664)... Nguyên Hiền
(Xem: 13264)
Đại chánh tân tu số 0067, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12626)
Đại chánh tân tu số 0066, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13513)
Đại chánh tân tu số 0065, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13482)
Đại chánh tân tu số 0064, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12805)
Đại chánh tân tu số 0063, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 12099)
Đại chánh tân tu số 0063, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12024)
Đại chánh tân tu số 0062, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12695)
Đại chánh tân tu số 0061, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11539)
Đại chánh tân tu số 0060, Hán dịch: Huệ Giản; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11829)
Đại chánh tân tu số 0059, Hán dịch: Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11193)
Đại chánh tân tu số 0058, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13339)
Đại chánh tân tu số 0057, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13220)
Đại chánh tân tu số 0056, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11629)
Đại chánh tân tu số 0055, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12221)
Đại chánh tân tu số 0054, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12391)
Đại chánh tân tu số 0052, Hán dịch: Thí Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12016)
Đại chánh tân tu số 0051, Hán dịch: Khuyết Danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12781)
Đại chánh tân tu số 0050, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12405)
Đại chánh tân tu số 0048, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12250)
Đại chánh tân tu số 0047, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12316)
Đại chánh tân tu số 0046, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12052)
Đại chánh tân tu số 0045, Hán dịch: Pháp Hiền, Thí Quang Lộc Khanh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11968)
Đại chánh tân tu số 0044, Hán dịch: Khuyết Danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11266)
Đại chánh tân tu số 0043, Hán dịch: Huệ Giản; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11406)
Đại chánh tân tu số 0042, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12405)
Đại chánh tân tu số 0041, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12498)
Đại chánh tân tu số 0040, Hán dịch: Ðàm Vô Sấm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12028)
Đại chánh tân tu số 0039, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12998)
Đại chánh tân tu số 0038, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12092)
Đại chánh tân tu số 0037, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12635)
Đại chánh tân tu số 0036, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13048)
Đại chánh tân tu số 0035, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13995)
Đại chánh tân tu số 0034, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12769)
Đại chánh tân tu số 0033, Hán dịch: Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14899)
Đại chánh tân tu số 0032, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11966)
Đại chánh tân tu số 0031, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12207)
Đại chánh tân tu số 0030, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12914)
Đại chánh tân tu số 0029, Hán dịch khuyết danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12794)
Đại chánh tân tu số 0028, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14816)
Đại chánh tân tu số 0027, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12791)
Đại chánh tân tu số 0022, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15436)
Đại chánh tân tu số 0021, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12619)
Đại chánh tân tu số 0020, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13249)
Đại chánh tân tu số 0018, Hán dịch: Pháp Thiên; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14289)
Đại chánh tân tu số 0017, Hán dịch: Chi Pháp Ðộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15603)
Đại chánh tân tu số 0016, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13770)
Đại chánh tân tu số 0015, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13163)
Đại chánh tân tu số 0014, Hán dịch: Sa Môn An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc và Tâm Hạnh
(Xem: 13600)
Kinh Bát Nê Hoàn (Đại Chánh Tân Tu số 0006) - Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12513)
Kinh Phật Bát Nê Hoàn (Đại Chánh Tân Tu số 0005) - Bạch Pháp Tổ; Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12108)
Kinh Thất Phật Phụ Mẫu Tánh Tự (Đại Chánh Tân Tu số 0004) - Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12936)
Kinh Phật Tỳ Bà Thi (Đại Chánh Tân Tu số 0003) Hán Dịch: Tống Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Tâm Hạnh
(Xem: 13031)
Kinh Thất Phật (Đại Chánh Tân Tu số 0002) Hán Dịch: Tống Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Tâm Hạnh
(Xem: 13261)
Đức Phật dạy: Ai muốn tin Ta, làm đệ tử Ta, cần phải đủ trí quán sát, mới tin; không rõ nguyên nhân Ta, mà tin Ta ấy là phỉ báng Ta... HT Thích Hành Trụ dịch
(Xem: 21373)
Thiện Ác Nghiệp Báo (Chư Kinh Yếu Tập) Đại Chánh Tân Tu số 2123 - Nguyên tác: Đạo Thế; Thích Nguyên Chơn dịch
(Xem: 143815)
Đại Tạng Việt Nam bao gồm 2372 bộ Kinh, Luật và Luận chữ Hán và tất cả đã kèm Phiên âm Hán Việt...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant