Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

16. Phẩm Giác Tỉnh

30 Tháng Năm 201100:00(Xem: 8775)
16. Phẩm Giác Tỉnh

KINH ĐẠI PHƯƠNG ĐẲNG ĐẠI TẬP, BỒ TÁT HIỀN HỘ
Ðời nhà Tùy, Tam Tạng Pháp Sư Xà Na Quật Ða của xứ Ấn Ðộ, Hán dịch
Tỳ kheo Thích Hằng Ðạt, Việt dịch

Phẩm Giác Tỉnh, thứ 16

Bấy giờ, đức Thế Tôn lại bảo Bồ Tát Hiền Hộ rằng:

-Này Hiền Hộ! Ta nhớ xưa kia qua nhiều vô số a tăng kỳ kiếp, có Phật ra đời, hiệu là Tát Giá Na Ma, đầy đủ mười hiệu. Lúc đó, có tỳ kheo tên là Hòa Luân, sau khi Phật diệt độ, xưng tán nói rộng kinh điển tam muội này. Khi đó, Ta làm một vì vua lớn, nhất tâm chuyên cầu tam muội vi diệu này. Ngay trong giấc mộng nghe có lời dạy rằng: “Đây là nơi có tam muội”, nên tỉnh dậy, đi thẳng đến chỗ vị tỳ kheo Hòa Luân cầu học tam muội này. Ta lại thỉnh Pháp Sư cho thế độ cắt tóc xuất gia để cầu nghe tam muội này, và thường cung phụng hầu hạ vị đó. Qua suốt 36.000 tuổi không còn bị thiên ma che chướng. 

Này các vị tỳ kheo, tỳ kheo ni, cư sĩ nam, cư sĩ nữ! Nay Ta bảo các vị rằng phải nên nghĩ nhớ nghe thọ vua tam muội mà không trì hoãn, hay không quên mất, phải khéo hầu hạ Pháp Sư thuyết pháp không lỗi lầm. Cầu được tam muội này chắc sẽ chứng đắc. Nếu trãi qua một kiếp cho đến trăm ngàn kiếp, chẳng sanh tâm giải đãi, thì sẽ đắc được.

Này Hiền Hộ! Nếu có người nhất tâm cầu tam muội này phải tùy thuận vị Pháp Sư, chẳng được xa rời, phải dâng cúng dường thuốc men, đồ ăn uống, y phục, giường nằm, chỗ ngồi, và tất cả vàng bạc châu báu. Đối với các đồ dùng cá nhân đều cúng dường hết mà không mến tiếc, như của chính mình, chẳng cầu mà vẫn dâng cho. Khi được tam muội này thì chớ sanh tâm chán chường.

Này Hiền Hộ! Lại phải cúng dường những vật dụng cần thiết. Đối với người cầu pháp, nếu vị Pháp Sư có cần, cho đến phải nên tự dâng thân mình, cắt da thịt bắp vế cung phụng cho vị đó. Nếu vị Pháp Sư cần thân mạng cũng không mến tiếc, huống gì những vật bên ngoài mà lại không cung phụng.

Này Hiền Hộ! Người cầu pháp hầu hạ vị Pháp Sư phải tùy thuận Pháp Sư như vầy: Phải hầu hạ Pháp Sư như nô tỳ hầu chủ, như quần thần hầu vua. Người như thế mới đắc được tam muội này. Sau đó, phải niệm nhớ thọ trì, thường nhớ ân Pháp Sư, thường nghĩ cách báo đáp.

Này Hiền Hộ! Tam muội này không phải dễ được nghe. Dù có người qua trăm ngàn kiếp cầu nghe danh tự cũng không thể nghe được, huống gì nghe rồi viết chép đọc tụng thọ trì, lại vì người mà phân biệt giải thích.

Này Hiền Hộ! Giả sử có người đem trân châu cúng dường hằng hà sa số cõi nước chư Phật, phước đức của họ tuy nhiều, nhưng không bằng công đức sau khi nghe kinh điển tam muội này rồi biên chép một bài kệ vì không thể tính lường.

Bấy giờ, đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa trên nên nói kệ rằng:

“Ta nhớ đời quá khứ vô lượng
Đầy đủ số sáu mươi ngàn năm
Thường theo Pháp Sư chẳng tạm rời
Trước chưa nghe tên tam muội này
Có Phật Quyết Hiệu vì chí thành
Lúc đó tỳ kheo tên Hòa Luân
Sau khi đức Thế Tôn diệt độ
Tỳ kheo nói rộng tam muội này
Ta khi ấy làm vua cõi đó
Trong mộng nghe báo nơi tam muội
Tỳ kheo Hòa Luân thường tuyên chuyển
Vua nên nghe thọ kinh vi diệu
Vừa thức dậy liền đi tìm cầu
Thẳng đến tỳ kheo giảng tam muội
Lại bỏ ngôi vua mà xuất gia
Cung kính cúng dường chẳng tạm dừng
Trãi qua hai mươi sáu ngàn năm
Vẫn nguyện sau gặp tuyên lưu
Thiên ma thường đến cố nhiễu loạn
Rốt ráo chưa từng nghe đến chúng
Do đó, tỳ kheo, tỳ kheo ni
Cư sĩ namcư sĩ nữ
Ta khuyên các ông lời thành thật
Hãy nên thọ trì tam muội này
Nếu muốn kính phụng vị Pháp Sư
Dù qua một kiếp đến nhiều kiếp
Thường dâng thuốc men thức ăn ngon
Cầu nghe kinh tam muội vi diệu
Lại may ức số các y phục
Giường gối đèn đuốc các châu báu
Tinh cần như thế chẳng thấy mệt
Vì nghe vi diệu tam muội này
Tỳ kheo chẳng tự cầu cung phụng
Cho đến thân mạng chẳng nuối tiếc
Huống gì vật khác có tâm tiếc
Người cầu như thế đắc tam muội
Thọ ơn thường nghĩ nhớ báo ơn
Bậc trí nghe rồi rộng tuyên nói
Ức na do tha kiếp chuyên cầu
Tam muội vi diệu sẽ được nghe
Giả sử hằng hà sa cõi nước
Đầy cả trân bảo dùng bố thí
Trong một câu kệ hay tuyên nói
Công đức người này hơn kia nhiều
Lời chánh tuyên thuyết một câu kệ
Hơn kia các kiếp na do tha
Huống gì nghe rồi hay rộng truyền
Công đức người này không thể nói
Nếu ai thích hành đạo Bồ Đề
Thường vì chúng sanh cầu pháp này
Sẽ chứng chánh giác đạo vô thượng
Đã nghe an trụ trong định này”.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15005)
Đại chánh tân tu số 0070, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13445)
Đại chánh tân tu số 0068, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15128)
Đại chánh tân tu số 0069, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16495)
Luận Du Già Sư Địa (Phạn: Yogacàrabhùmi – sàtra), tác giảBồ tát Di Lặc (Maitreya) thuyết giảng, Đại sĩ Vô Trước (Asànga) ghi chép, Hán dịch là Pháp sư Huyền Tráng (602 -664)... Nguyên Hiền
(Xem: 13215)
Đại chánh tân tu số 0067, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12584)
Đại chánh tân tu số 0066, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13461)
Đại chánh tân tu số 0065, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13412)
Đại chánh tân tu số 0064, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12759)
Đại chánh tân tu số 0063, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 12075)
Đại chánh tân tu số 0063, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11974)
Đại chánh tân tu số 0062, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12647)
Đại chánh tân tu số 0061, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11474)
Đại chánh tân tu số 0060, Hán dịch: Huệ Giản; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11782)
Đại chánh tân tu số 0059, Hán dịch: Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11150)
Đại chánh tân tu số 0058, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13281)
Đại chánh tân tu số 0057, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13163)
Đại chánh tân tu số 0056, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11588)
Đại chánh tân tu số 0055, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12168)
Đại chánh tân tu số 0054, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12357)
Đại chánh tân tu số 0052, Hán dịch: Thí Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11951)
Đại chánh tân tu số 0051, Hán dịch: Khuyết Danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12747)
Đại chánh tân tu số 0050, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12367)
Đại chánh tân tu số 0048, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12193)
Đại chánh tân tu số 0047, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12261)
Đại chánh tân tu số 0046, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12010)
Đại chánh tân tu số 0045, Hán dịch: Pháp Hiền, Thí Quang Lộc Khanh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11954)
Đại chánh tân tu số 0044, Hán dịch: Khuyết Danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11222)
Đại chánh tân tu số 0043, Hán dịch: Huệ Giản; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11370)
Đại chánh tân tu số 0042, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12375)
Đại chánh tân tu số 0041, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12468)
Đại chánh tân tu số 0040, Hán dịch: Ðàm Vô Sấm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11994)
Đại chánh tân tu số 0039, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12960)
Đại chánh tân tu số 0038, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12042)
Đại chánh tân tu số 0037, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12601)
Đại chánh tân tu số 0036, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13008)
Đại chánh tân tu số 0035, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13944)
Đại chánh tân tu số 0034, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12736)
Đại chánh tân tu số 0033, Hán dịch: Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14868)
Đại chánh tân tu số 0032, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11925)
Đại chánh tân tu số 0031, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12186)
Đại chánh tân tu số 0030, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12883)
Đại chánh tân tu số 0029, Hán dịch khuyết danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12772)
Đại chánh tân tu số 0028, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14766)
Đại chánh tân tu số 0027, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12747)
Đại chánh tân tu số 0022, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15391)
Đại chánh tân tu số 0021, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12577)
Đại chánh tân tu số 0020, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13215)
Đại chánh tân tu số 0018, Hán dịch: Pháp Thiên; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14239)
Đại chánh tân tu số 0017, Hán dịch: Chi Pháp Ðộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15547)
Đại chánh tân tu số 0016, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13746)
Đại chánh tân tu số 0015, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13137)
Đại chánh tân tu số 0014, Hán dịch: Sa Môn An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc và Tâm Hạnh
(Xem: 13568)
Kinh Bát Nê Hoàn (Đại Chánh Tân Tu số 0006) - Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12483)
Kinh Phật Bát Nê Hoàn (Đại Chánh Tân Tu số 0005) - Bạch Pháp Tổ; Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12087)
Kinh Thất Phật Phụ Mẫu Tánh Tự (Đại Chánh Tân Tu số 0004) - Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12896)
Kinh Phật Tỳ Bà Thi (Đại Chánh Tân Tu số 0003) Hán Dịch: Tống Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Tâm Hạnh
(Xem: 12981)
Kinh Thất Phật (Đại Chánh Tân Tu số 0002) Hán Dịch: Tống Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Tâm Hạnh
(Xem: 13208)
Đức Phật dạy: Ai muốn tin Ta, làm đệ tử Ta, cần phải đủ trí quán sát, mới tin; không rõ nguyên nhân Ta, mà tin Ta ấy là phỉ báng Ta... HT Thích Hành Trụ dịch
(Xem: 21334)
Thiện Ác Nghiệp Báo (Chư Kinh Yếu Tập) Đại Chánh Tân Tu số 2123 - Nguyên tác: Đạo Thế; Thích Nguyên Chơn dịch
(Xem: 143647)
Đại Tạng Việt Nam bao gồm 2372 bộ Kinh, Luật và Luận chữ Hán và tất cả đã kèm Phiên âm Hán Việt...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant