Đại sư Tông Bổn - Nguyễn Minh Tiến dịch và chú giải,
Nguyễn Minh Hiểnhiệu đính Hán văn
QUYỂN HẠ
37. Phương thuốc trị tâm của Đại sưVô Tế
Đại sư khi giảng dụ người đời có dạy rằng: “Những ai muốn sửa sang việc nhà, trị yên việc nước, học theo chánh đạo, tu dưỡng thân mình thì trước hết nên dùng phương thuốc hay mười vị của ta, sau mới có thể thành tựu.
“Mười vị là gì? Đó là:
1. Lòng tốt: một đoạn
2. Tâm từ bi: một tấm
3. Ôn hòa nhu thuận: nửa lượng
4. Đạo lý: ba phân
5. Tín hạnh: rất cần thiết
6. Lòng trung trực: một khối
7. Hiếu thuận: mười phân
8. Chân thật: một tấm
9. Phước nghiệp: dùng trọn
10. Phương tiện: gia giảmtùy ý
“Cho mười vị ấy chung vào loại nồi khoan dung mà sao, không được nôn nao, không được gấp rút, khử bớt ba phần tánh nóng, rồi để vào loại chậu bình đẳng mà nghiền cho thật nhỏ, dùng loại bột cân nhắcthận trọng trộn đều với sáu ba-la-mật mà vò thành hoàn cỡ hạt Bồ-đề.
“Mỗi ngày dùng ba lần, lúc nào cũng được. Dùng chất nước dẫn thuốc là hòa khí để đưa xuống.
“Nếu dùng đúng như vậy, không bệnh nào không khỏi.
“Thuốc này kiêng kỵ nhất là nói lời thanh bai mà hành động xấu xa, mưu lợi cho mình mà tổn hại người khác, lén lút hại người, lòng dạđộc ác, ngoài miệng cười đùa trong lòng mưu hại, cư xử như rắn hai đầu, vô cớ gây ra xung đột. Cho nên, bảy việc vừa kể trên phải mau mau ngăn giữ.
“Mười vị thuốc này nếu dùng trọn vẹn thì có thể được phước lớn, tuổi thọ dài lâu, cho đếnthành Phật, làm Tổ. Nếu chỉ dùng trong ấy chừng bốn, năm vị cũng được dứt tội, sống lâu, tai qua nạn khỏi.
“Như không dùng bất cứ vị nào trong phương thuốc này, thì về sau có hối hận cũng chẳng ích gì. Khi ấy dù có thần y như Biển Thước, Lư Y, chỉ e bệnh đã quá trầm trọng nên khó lòng liệu trị. Dù có cầu đảo trời đất, khấn vái thần minh cũng chẳng được gì.
“Huống chi, phương thuốc ấy người uống chẳng sợ lầm, chẳng tốn tiền mua, chẳng nhọc công sắc nấu! Vì sao lại không chịu uống?”
Kệ rằng:
Thuốc này tuyệt diệu, hợp cơ mầu,
Thần y tái thế cũng chẳng cầu.
Khuyên khắp thiện nam cùng tín nữ,
Mau mau dùng lấy, chớ ngờ lâu.
8. Khuyên người phát nguyện chân chánh, quyết địnhvãng sanh
Ngài Từ Chiếu Tông chủ dạy rằng: “Có hạnh, không nguyện, hạnh ấy ắt là không thành. Có nguyện, không hạnh, nguyện ấy ắt là yếu ớt. Không hạnh, không nguyện, ở mãi chốn Diêm-phù vô nghĩa. Có hạnh, có nguyện, thẳng nhập vào cõi vô vi. Đó là cái căn bản tu nghiệp thanh tịnh của chư Phật Tổ.
Vì sao vậy? Lý do trí dẫn đường, hạnh do nguyện khởi lên. Hạnh và nguyện được như nhau thì lý và trí đều gồm đủ.
Nguyện tức là điều ưa thích, mong muốn. Như mong muốn được sanh về cõi Tịnh độ phương tây; ưa thích được thấy đức Phật A-di-đà. Cần phảiphát nguyện, sau mới được vãng sanh. Nếu không có tâm nguyện, căn lành rồi sẽ tiêu mất.
Kinh Hoa Nghiêm dạy rằng: “Nếu chẳng phát nguyện lớn, ắt bị ma dắt dẫn.” Hết thảy quả Phật đều do từ nguyện lớn khởi lên, nên muốn được quả Vô thượng Bồ-đề, phải có nguyện ba-la-mật. Vì vậy, ngài Phổ Hiền khơi rộng biển nguyện vô biên, đức Di-đà mở ra bốn mươi tám cửa nguyện. Cho nên biết rằng mười phương chư Phậtcho đếnthánh hiềnxưa nay đều do nơinguyện lực mà thành tựu Bồ-đề.
Luận Trí độ, quyển tám, có câu hỏi rằng: “Chư Bồ-đề hạnh nghiệp thanh tịnh, tự nhiên được báo phần hơn, cần gì phải lập thệ nguyện, rồi sau mới được thọ báo? Vả lại, như người làm ruộng tất có lúa, há phải đợi có nguyện hay sao?”
Đáp rằng: “Làm phước không có nguyện, không có chỗ hướng về. Nguyện là sức dẫn dắt, quy hướng, nhờ đó mà thành tựu. Như Phật có dạy rằng: Như người tu hành ít phước, ít giới, chẳng rõ biết chánh nhân giải thoát, nghe nói về sự vui sướng ở cõi người, cõi trời nên thường mong cầu. Sau khi thác đều sanh về những cõi ấy. Đó đều là do nguyện lực dẫn dắt đến. Bồ Tát cầu sanh Tịnh độ là nhờ ở chí nguyệnbền vững mạnh mẽ, mới được vãng sanh.” Lại dạy rằng: “Tuy tu ít phước, nhưng nhờ có nguyện lực nên được thọ báoĐại thừa.”
Luận Đại trang nghiêm dạy rằng: “Sanh về cõi Phật là chuyện lớn, nếu chỉ nhờ vào công đức thì không thể thành tựu được. Cần phải có nguyện lực giúp vào mới được vãng sanh, do nơi nguyện mà được thấy Phật.”
Kinh A-di-đà dạy rằng: “Như người có lòng tin, nên phát nguyện sanh về cõi ấy.”
Kinh Hoa nghiêm, phẩm Hạnh nguyện có dạy rằng: “Vào thời khắccuối cùng trước lúc mạng chung, hết thảy các căn đều hoại mất, hết thảy thân thuộc đều lìa bỏ, hết thảy oai thế đều không còn, cho đến voi, ngựa, xe cộ, của báu, kho tàng đều không còn nữa. Duy chỉ có nguyện lớn là không lìa bỏ, luôn luôn dẫn đường phía trước, nên chỉ trong khoảnh khắc liền được vãng sanh về thế giới Cực Lạc.”
Do đó mà suy ra, nên thường xuyênphát nguyện, mong muốn được vãng sanh, ngày ngày đều cầu mong, đừng để thối mất chí nguyện.
Cho nên nói rằng: Pháp môn dù rộng lớn, không có nguyện cũng chẳng theo. Do đó mà Phật tùy theo lòng người, giúp người được như nguyện.
Than ôi! Nhìn khắp những người đời nay có lòng tin theo về cửa Phật, hoặc vì bệnh tật khổ não mà phát tâm, hoặc vì báo ơncha mẹ mà khởi ý, hoặc vì muốn giữ lấy cửa nhà, hoặc vì sợ tai họa mà ăn chay. Dầu cho có lòng tin, nhưng chẳng có hạnh nguyện; tuy nói là niệm Phật, nhưng không đạt đến chỗ cội gốc của chính mình.
Phàm những kẻ làm việc thiện đều là mong được thỏa sự mong cầu, hiếm hoi lắm mới có người vì luân hồi sanh tử mà phát nguyệnniệm Phật cầu sanh Tịnh độ. Thường khi người ta dâng hương đèn nơi đạo tràng, những lời cầu nguyện đều là hướng đến chỗ bộc bạch với thần minh để cầu cho được tai qua nạn khỏi, tuổi thọ dài lâu. Do đó mà trái ngược với ý nghĩakinh sám, không phù hợp với bản nguyện của chư Phật. Dầu cho trọn đờitu hànhtụng niệm cũng chẳng rõ lý thú, vận dụng công phu sai lầm. Cho nên mới nói là: “Suốt ngày tính đếm châu báu của người, còn tự mình chẳng được lấy nửa đồng tiền!” Đến khi lâm chung chẳng được vãng sanh Tịnh độ, đều chỉ là do chẳng có hạnh nguyện mà thôi!
Lại có những kẻ ngu si, khi về thọ giới theo Phật liền đối trước Tam bảo mà dâng hương phát lời thề rằng: “Nếu tôi phá giới, xin chịu bệnh dữ đeo đuổi nơi thân, mãi mãi đọa nơi địa ngục.” Hoặc thề rằng: “Nếu tôi phá giới, xin chịu nơi mắt trái chảy máu, mắt phải chảy mủ; tự mình cam chịuthọ báo.”
Đã từng thấy nhiều người miệng nói ra như vậy mà lòng không nhớ nghĩ, vẫn phá trai, phạm giới, rồi phải chịu tai ương hoạn họa, thọ các ác báo. Hoặc trong hiện tại chịu sự trừng trị của pháp luật, hoặc khi chết rồi phải đọa vào ba đường dữ: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh.
Than ôi! Thật chẳng biết rằng Phật Tổ khởi lòng đại từ bi, có bao giờ dạy người những chuyện như vậy? Đó đều là chỗ lầm lỗi của bọn tà sư, lẫn lộn những thuật chú phạt mà cho là phát nguyện, thật là lầm lẫn biết bao!
Nghĩ mà thương xót, xin khuyên hết thảy mọi người đồng phát chánh nguyện, cầu sanh Tịnh độ, cùng nhau thẳng đến quả Phật.
Hẳn có người nói rằng: “Tôi là phàm phu, đâu dám mong cầu sanh về Tịnh độ, được làm Phật hay sao? Nếu mong cầu như vậy, lại thành ra hoang tưởng mà thôi.”
Xin thưa rằng: “Không phải vậy. Này quý vị! Phật tức là giác, Tịnh độ là tâm. Tâm này, ai mà chẳng có? Nếu tâm giác ngộ tức tự mình là Phật, còn khi tâm mê, ấy là chúng sanh. Người đời vì trái với giác, hợp với trần, cho nên phải luân hồi trong ba cõi, sanh ra theo bốn cách trong sáu đường. Nghiệp duyênthiện ác, thọ báo tốt xấu, đều do nhận lầmbốn đại là thân, sáu trần thật có. Vì thế mà nương theo những cảnh huyễn ảo bên ngoài, ngày đêm lưu chuyển, chẳng lúc nào chịu quay lại quán chiếu, ăn chayniệm Phật.
Suốt đời từ trẻ đến già chỉ lo việc nhà chẳng xong, tiền bạc của cải chưa được như ý, nhưng càng được nhiều lại càng mong cầu, lòng tham không thỏa! Dầu cho cũng có làm lành làm phước, thờ Phậtthắp hươnglễ bái, nhưng chỉ mong cầu được phú quívinh hoa, sống lâu không chết. Vừa làm được đôi chút việc tốt đã khởi tâm mong cầu nhiều việc, muốn cho lúa gạo đầy kho, con cháu hiển đạt, trâu ngựa sanh nhiều... Vừa có một điều không như ý, liền oán trách Phật chẳng phù hộ. Còn như ngày ngày được thêm của cải, gặp nhiều chuyện vui, họ mới gọi là được cảm ứng! Tính toán tham lam như vậy, quả thật là những ý tưởng sai quấy.
Còn nói ngược lại rằng niệm Phật cầu sanh Tịnh độ là ý tưởng sai quấy, há chẳng phải là điên đảo lắm sao? Phàm những việc làm phước hằng ngày đều thuộc về pháp hữu vi, đó là cái nhân hữu lậu thế gian, chẳng phải đạo vô vixuất thế.
Người Phật tửtu hành nên khéo suy xét. Ngày nay có duyên gặp được Phật pháp, nên tham cứu đến tận cội gốc, đừng vướng nơi những cành nhánh nhỏ nhặt. Chỉ trong một niệmquay vềquán chiếutự tâm, tu theo pháp xuất thế, phát nguyệnlìa bỏ cõi Ta-bà, cầu sanh về Tịnh độ. Khác nào như người khách tha hương đã lâu, nay nhớ nghĩ muốn quay về quê cũ. Cái tâm nguyện muốn sanh về Tịnh độ, muốn thành quả Phật, sao có thể đồng với những ý tưởng sai quấy của kẻ phàm phu?
Trong bài sám Tịnh độ có nói rằng:
Nguyện khi tôi xả bỏ thân này,
Trừ được hết thảy mọi chướng ngại. Trước mắt thấy Phật A-di-đà,
Liền được vãng sanh về Tịnh độ.
Nên có lời rằng:
Một khi thẳng bước trên đường chánh,
Mới hay từ trước dụng tâm tà.
Tánh không không nhất thiết chỉ là một luận thuyếtđơn thuầntriết học mà còn mang tính cáchvô cùngthực dụng và thiết thực, ứng dụng trực tiếp vào sự tu tập nhằm mang lại sự giải thoát.
Của cải kếch xù của một người như thế nếu không biết sử dụngthích đáng thì cũng sẽ bị vua chúa tịch thu, bị trộm cắpvơ vét, bị thiêu hủy vì hỏa hoạn...
Kinh Di Giáo là một tác phẩm đúc kết những gì cần thiết nhất cho người xuất gia. Đây là những lời dạy sau cùng của Đức Phật, đầy tình thương và sự khích lệ.
Đức PhậtA Di Đà do lòng Đại từ bi, Đại nguyện lực, như nam châm hút sắt, nhiếp thọ hết tất cả chúng sanh trong mười phương vào trong cõi nước Tịnh độ của Ngài,
Kinh Sa-môn quả đã được đức Phật dạy cách đây trên hai mươi lăm thế kỷ. Nội dung tất cả các phương pháp Phật trình bày trong kinh này đều xoáy sâu vào ba vô lậu học là giới – định – tuệ.
Duy ma trọng nhất là bồ đề tâm và thâm tâm. Bồ đề tâm thì vừa cầu mong vừa phát huy tuệ giác của Phật. Thâm tâm là chân thànhsâu xa trong việc gánh vácchúng sinhđau khổ và hội nhập bản thểsiêu việt.
Kinh Đại Bát Niết Bàn là bài kinh nói về giai đoạn cuối đời của đức PhậtThích Ca, từ sáu tháng trước cho tới khi ngài viên tịch, tức là nhập Bát Niết Bàn.
Phật dạy tất cả chúng sanh đều sẵn có Trí huệ Bát Nhã (Trí huệ Phật) từ vô thỉ đến nay. Trí huệ Bát Nhã rất là quý báu và cứng bén, như ngọc Kim cương hay chất thép.
Giới bản tân tu này tuy cũng có 348 giới điều như giới bảncổ truyền nhưng đáp ứng được một cách thỏa đáng cho nhu yếu thực tập của người xuất gia trong thời đạihiện tại.
Giới bản tân tu này tuy cũng có 250 giới điều như giới bảncổ truyền nhưng đáp ứng được một cách thỏa đáng cho nhu yếu thực tập của người xuất gia trong thời đạihiện tại.
Trong tác phẩm này, chúng tôi đã cố gắnggiới thiệu một phần quan trọng của tạng kinh thuộc Nhất thiết hữu bộ (Sarv.) là kinh Trung A-hàm (Madhyama Àgama) trong hình thứctoàn vẹn của nó.
Kinh Pháp Cú là một trong 15 quyển kinh thuộc Tiểu Bộ Kinh trong Kinh tạng Pali. Đây là một quyển kinh Phật giáophổ thông nhất và đã được dịch ra rất nhiều thứ tiếng trên thế giới.
Thế Tôn đã từng dạy, chỉ có từ bi mới có thể hóa giải được gốc rễ hận thù, tranh chấp, đối kháng và loại trừ lẫn nhau, ngoài từ bi không có con đường nào khác.
Kinh Kim Cương là một bộ kinh có một vị tríđặc biệttrong lịch sử học tập và tu luyện của Phật giáo nước ta. Từ giữa thế kỷ thứ 7, trước cả Lục tổ Huệ Năng, thiền sưThanh Biện của dòng thiền Pháp Vân đã nhờ đọc kinh này mà giác ngộ.
“Ư bỉ nhị thập nhất câu chiPhật độ, công đức trang nghiêm chi sự, minh liễuthông đạt, như nhất Phật sát, sở nhiếp Phật quốc, siêu quá ư bỉ.” Chỉ một câu văn trong kinh Vô Lượng Thọ mà ta đã có ba chữ nói về cõi Phật.
Chúng ta biết rằng, lý dotồn tại của Thiền cốt ở tâm chứng, không phải ở triết luận có hệ thống. Thiền chỉ có một khi mọi suy luận được nghiền nát thành sự kiện sống hàng ngày và trực tiếp thể hiệnsinh hoạttâm linh của con người.
Mettâ-sutta là một bản kinh ngắn rất phổ biến trong các quốc gia theo Phật Giáo Nguyên Thủy cũng như các quốc gia theo Phật GiáoĐại Thừa. Tên quen thuộc bằng tiếng Việt của bản kinh này là "Kinh Từ Bi"
Câu “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” không chỉ là yếu chỉtu hành của những người tu Phật mà còn có công năngchuyển hóa những tâm hồnbi quan, khổ đau trong cuộc đời, giúp họ sống tỉnh giác và xả ly, tự tin, làm chủ bản thân trước mọi hoàn cảnh sống.
Giáo lýTứ diệu đế với bốn chân lý vượt lên trên mọi tác động của điều kiện bên ngoài, bàn về bản chất của kiếp nhân sinh và khả năng vượt thắng mọi nỗi khổ niềm đau của con người đã trở thànhđộng lực và niềm tin của nhân loại.
Hán dịch: Tam tạng Phật-đà Da-xá và Trúc-phật-niệm. Việt dịch: Tỳ-kheo Thích Đỗng Minh và Thích Đức Thắng. Hiệu chính và chú thích: Tỳ-kheo Thích Nguyên Chứng
600 câu hỏi và trả lờiliên quan đếngiáo lý, hành trì, sự phát triển của Phật Giáo; đến lịch sử, văn hóa của các nước thọ nhận Phật Giáo; đến các vấn đềvăn hóa, xã hội, chính trị thời đại.
We use cookies to help us understand ease of use and relevance of content. This ensures that we can give you the best experience on our website. If you continue, we'll assume that you are happy to receive cookies for this purpose.