KINH
PHẬT THUYẾT ĐẠI BÁT NÊ HOÀN
Hán dịch: Đời Đông Tấn, Sa-môn Pháp Hiển, người Bình Dương
Việt dịch: Thích Nguyên Hùng
Hán dịch: Đời Đông Tấn, Sa-môn Pháp Hiển, người Bình Dương
Việt dịch: Thích Nguyên Hùng
Quyển 5
[889a] Đức Phật lại bảo Ngài Ca-diếp rằng:
- Chim có nhiều loài, nhạn, hạc, xá-lợi… Pháp được nói đến cũng rất đa dạng, vô thường, khổ, không, vô ngã v.v…, như các loài chim nhạn, hạc, xá-lợi.
Ca-diếp bạch Phật:
- Nghĩa này thế nào?
Phật bảo Ca-diếp:
- Có pháp vô thường, có pháp là thường. Có pháp là khổ, có pháp là lạc. Có pháp là ngã, có pháp vô ngã. Như người nông dân gieo trồng ngũ cốc[304] và cây ăn quả, từ khi nảy mầm đến lúc ra lá, đơm hoa kết nhụy, người ấy luôn luôn nghĩ tưởng vô thường, đến khi trái chín, thu hoặch được quả, được thụ dụng rồi mới nghĩ tưởng thường. Bởi vì sao vậy? Vì đã hiện thực.
Bồ-tát Ca-diếp bạch với Phật rằng:
- Kính bạch Thế Tôn! Ngũ cốc là thường, y hệt Như Lai, không hoại diệt sao?
Phật bảo Ca-diếp:
- Nếu ví Như Lai như núi Tu-di, lúc thế giới hoại núi Tu-di ấy không sụp đổ chăng? Này thiện nam tử! Chớ nên y theo thí dụ như vậy mà sinh nghi ngờ. Tất cả mọi pháp đều phải hoại diệt, duy chỉ nê-hoàn là pháp thường hằng. Ta chỉ tùy thuận theo pháp thế gian nói ví dụ trên[305].
Bồ-tát Ca-diếp bạch với Phật rằng:
- Dạ vâng, Thế Tôn! Lời đó thật hay.
Phật bảo Ca-diếp:
- Đúng vậy, thiện nam! Học thảy khế kinh, tu các tam-muội, nhưng mà chưa nghe khế kinh phương đẳng đại bát-nê-hoàn, thì mọi chúng sinh tu tưởng vô thường. Nghe kinh này rồi, nếu người thiện nam hay người tín nữ có những phiền não, nghi ngờ trói buộc thảy đều dứt sạch, hiểu rõ pháp thường. Bởi vì sao vậy? Bởi vì tự tính Như Lai ở trong tự thân mỗi người đều được hiển lộ.
- Lại nữa, thiện nam! Thí như thợ vàng, từ khi nấu vàng cho đến khi chưa đúc thành đồ dùng, hay nghĩ vô thường, đến lúc đúc thành đồ dùng quý báu, sử dụng được rồi mới nghĩ rằng thường. Cũng vậy, thiện nam! Dù tu tam-muội, học hết khế kinh, nhưng chưa nghe đến khế kinh phương đẳng đại bát-nê-hoàn, thì mọi chúng sinh tu tưởng vô thường. Nghe kinh này rồi, bao nhiêu phiền não, nghi ngờ trói buộc đều được dứt sạch, hiểu rõ pháp thường. Bởi vì sao vậy? Bởi vì tự tính Như Lai ở trong tự thân mỗi người đã được hiển lộ.
- Lại nữa, thiện nam! Thí như một người trồng mía, trồng vừng khi chưa thu hoặch, thường hay tưởng tượng bao nhiêu mùi vị, khi đã ép thành dầu mè, mật rồi khi đó mới biết mùi vị chân thật. Cũng vậy, thiện nam! Dù tu tam-muội, học hết khế kinh, nhưng chưa nghe được khế kinh phương đẳng đại bát-nê-hoàn thì chúng sinh đó tu tưởng vô thường, đến khi đã được nghe kinh này rồi, bao nhiêu phiền não, nghi ngờ trói buộc đều được dứt sạch, hiểu rõ pháp thường. Bởi vì sao vậy? Bởi vì tự tính Như Lai ở trong tự thân mỗi người đã được hiển lộ.
- Thí như trăm sông đều đổ vào biển. Cũng vậy, tất cả khế kinh, tam-muội đều được quy vào khế kinh phương đẳng đại bát-nê-hoàn. Bởi vì sao vậy? Bởi vì kinh này đã nói rốt ráo tự tính Như Lai. Cho nên Ta nói có pháp vô thường, có pháp là thường, như chim xá-lợi.
- Những nỗi lo buồn tựa như kiếm đâm Như Lai đã đoạn, nhưng theo lẽ này còn nhiều người nghi, bởi vì Như Lai vẫn còn lo buồn, nhưng không giống với những nỗi lo buồn của người và trời hay chúng sinh khác. Như trời Phi tưởng làm gì có tưởng? Nếu không có tưởng thì không thọ mạng? Nếu có thọ mạng mà không có tưởng thì sao có tên tưởng, ấm, giới, nhập? Lại nữa, như trong rừng cây đều có thần dựa. Thần dựa ở cây hay là ở rễ, hoặc là ở cành, hay là ở nhánh? Nhưng những chỗ ấy chẳng thấy bóng thần, vậy thì thần dựa vào ở chỗ nào? Cũng vậy, giáo pháp Như Lai thâm sâu, ông phải biết rằng Như Lai thị hiện còn có lo buồn, khởi tâm từ bi với La-hầu-la, cho đến chúng sinh ở cõi Phi tưởng và Phi phi tưởng. Chỉ Phật với Phật mới hiểu nghĩa này. Tất cả điều đó là pháp chư Phật. Tâm ý còn không làm gì còn có lo nghĩ, buồn rầu? Nếu không lo buồn thì trái giáo pháp. Như ý nghĩ của một đứa trẻ nít, lời nói rỗng không, nói tất cả pháp đều chẳng đáng tin, nhưng lời Như Lai không thể nghĩ bàn, giáo pháp chư Phật cũng không nghĩ bàn, Phật pháp Như Lai không thể nghĩ bàn, đó là chân thật. Thí như không thể tạo dựng cung thất ở giữa hư không, nhưng nhà huyễn thuật có thể làm trò tạo dựng giữa không, kẻ phàm ngu thấy liền nghĩ như vầy: Ở giữa hư không làm sao tạo dựng đứng yên như vậy, nó sẽ xoay vần giống như tâm ý? Lời nói như vậy còn không tâm ý huống có lo buồn? Nếu không lo buồn về La-hầu-la là điều không thật. Như giữa hư không, Như Lai lo buồn là điều không thể. Như nhà huyễn hóa tùy ý làm ra, cho nên Như Lai tùy ý còn có tâm tưởng lo buồn. Những người nào nghe Như Lai nê-hoàn liền nghĩ như vầy: Như Lai làm gì còn có lo buồn? Người đó nghe rồi tâm ý thay đổi thường có lo buồn. Cho nên Như Lai là pháp thường trụ. Nếu là vô thường thì không lo buồn, nhưng nay Như Lai không phải vô thường. Như Lai lo buồn hay không lo buồn, mọi chúng sinh khác đâu thể lường được! Như người bậc hạ chỉ biết bậc hạ, không biết bậc trung và người bậc thượng. Những người bậc trung biết người bậc trung và người bậc hạ, nhưng không thể biết những người bậc thượng. Chỉ có những người bậc thượng mới biết tất cả mà thôi. Những hàng Thanh văn và Bích-chi-phật, ai cũng biết mình, nhưng không thể biết cảnh giới Như Lai. Chỉ có Như Lai là biết tất cả, cho nên gọi là lìa mọi chướng ngại. Như nhà huyễn thuật biến hóa vô cùng, Như Lai cũng vậy, thị hiện vô cùng, tùy thuận thế gian. Ai có thể biết những điều như vậy gọi là khôn ngoan. Đối với những gì không nghĩ tưởng được, phàm phu mắt thịt cho nó không phải cảnh giới của mình, cho nên nghĩ rằng Như Lai cũng có lo buồn và không lo buồn. Bởi vậy Ta nói, có pháp là ngã, có pháp vô ngã, như chim xá-lợi.
- Lại nữa, thiện nam! Như vào mùa hạ, trời mưa ngập nước, sông ngòi tràn đầy, các loài nhạn, hạc cho đến xá-lợi lựa nơi khô ráo an trí con mình, mới đi nơi khác. Như Lai cũng vậy, xuất hiện ở đời, độ vô lượng chúng khiến vào chính pháp, vì người học đạo, phương tiện thuyết pháp, hoặc nói pháp khổ, hoặc nói pháp lạc, hoặc nói các pháp hữu vi là khổ, nê-hoàn cực lạc, lìa hành hữu vi gọi là an lạc.
Ca-diếp bạch Phật:
- Nghĩa này thế nào?
Phật bảo Ca-diếp:
- Đó là Như Như!
Ca-diếp bạch Phật:
- Làm sao chúng sinh được lạc nê-hoàn?
Phật bảo:
- Ca-diếp! Như là trước đây Ta đã từng nói tất cả các hành không sinh, già, chết. Đó là:
Nếu không phóng dật[306]
Là chỗ bất tử
Nếu như phóng dật
Là đến chỗ chết
Người không phóng dật
Được chỗ bất tử
Còn người phóng dật
Thường bị sinh tử.
[890a]- Người sống phóng dật là hành hữu vi. Mà hành hữu vi tức là pháp khổ. Không phải nê-hoàn thì là chỗ chết. Làm điều phóng dật, gọi là tác hành. Phải biết có hành tức là khổ lớn. Không đến nê-hoàn là đến cõi chết. Người không phóng dật thì không tác hành, dù lại tác hành cũng không sinh tử, đó là được thân kim cang bất hoại. Những người thế tục gọi là phóng dật. Người lìa thế tục là không phóng dật. Lìa sinh, già, chết, khoái lạc nê-hoàn. Cho nên, Như Lai có nói pháp khổ, có nói pháp lạc, có nói vô ngã, có nói là ngã. Giống như chim bay ngang qua bầu trời không thấy dấu vết, thiên nhãn chưa được, phiền não chưa đoạn, thì không tự thấy thể tính Như Lai ở trong thân mình. Cho nên Ta nói có pháp vô ngã, là vì chúng sinh còn nhiều phiền não, thuyết giáo vi diệu, bí mật thâm sâu. Vì những chúng sinh không có thiên nhãn, chấp có ngô, ngã, vô lượng phiền não, tạo hành hữu vi, Ta thuyết tất cả vạn pháp vô thường. Cho nên Ta nói có pháp vô thường.
Như người mắt sáng trên đỉnh non
Biết rõ dưới đất bọn ngu phàm
Đạo nhãn Như Lai lên đài tuệ
Vô ưu, mà vẫn nghĩ quần sinh
[890a]
- Đối với những ai đã diệt vô lượng phiền não thì gọi trụ trên đỉnh non, nhìn thấy vô lượng phiền não thiêu đốt. Chúng sinh hạ liệt ai lên đài tuệ? Ai được vô ưu? Nếu đã vô ưu thì sao gọi là lo nghĩ thế gian? Nếu như nê-hoàn là pháp diệt tận thì ai là người nhìn thấy chúng sinh? Nếu bảo Như Lai thể nhập nê-hoàn là hết thì sao gọi là lên đài tuệ? Nếu an trú trong nê-hoàn thì làm sao lên non để nhìn xuống chúng sinh? Đài trí tuệ chính là tận diệt nê-hoàn. Không lo mà thường lo nghĩ nghĩa là Như Lai lo nghĩ vô lượng quần sinh ở giữa thế gian. Đỉnh núi chính là ý nghĩa giải thoát. Trụ là người hành đạo giải thoát. Dưới đất có nghĩa là hành pháp hữu vi. Phàm ngu tức là không nói phương tiện thiện xảo. Biết rõ tức là chính giác. Như Lai nghĩa là lìa khỏi hoàn toàn những điều buồn, khổ, là pháp thường trụ, đã tự lìa khỏi mọi nỗi ưu buồn, lại thấy chúng sinh bị những ưu não bén nhọn đâm chích thì sinh lo buồn. Giả xử Như Lai lìa sạch lo lắng thì đã không gọi là bậc Chính Giác. Như Lai tùy thuận theo chúng sinh kia để mà giáo hóa. Đức Phật Như Lai, Chính Đẳng Chính Giác vì mọi chúng sinh thị hiện giáo hóa. Cho nên, phải biết Như Lai thường trụ, thị hiện vô lượng, giống như loài chim nhạn, hạc, xá-lợi.
Phẩm thứ 15: ĐIỂU DỤ[303]
[889a] Đức Phật lại bảo Ngài Ca-diếp rằng:
- Chim có nhiều loài, nhạn, hạc, xá-lợi… Pháp được nói đến cũng rất đa dạng, vô thường, khổ, không, vô ngã v.v…, như các loài chim nhạn, hạc, xá-lợi.
Ca-diếp bạch Phật:
- Nghĩa này thế nào?
Phật bảo Ca-diếp:
- Có pháp vô thường, có pháp là thường. Có pháp là khổ, có pháp là lạc. Có pháp là ngã, có pháp vô ngã. Như người nông dân gieo trồng ngũ cốc[304] và cây ăn quả, từ khi nảy mầm đến lúc ra lá, đơm hoa kết nhụy, người ấy luôn luôn nghĩ tưởng vô thường, đến khi trái chín, thu hoặch được quả, được thụ dụng rồi mới nghĩ tưởng thường. Bởi vì sao vậy? Vì đã hiện thực.
Bồ-tát Ca-diếp bạch với Phật rằng:
- Kính bạch Thế Tôn! Ngũ cốc là thường, y hệt Như Lai, không hoại diệt sao?
Phật bảo Ca-diếp:
- Nếu ví Như Lai như núi Tu-di, lúc thế giới hoại núi Tu-di ấy không sụp đổ chăng? Này thiện nam tử! Chớ nên y theo thí dụ như vậy mà sinh nghi ngờ. Tất cả mọi pháp đều phải hoại diệt, duy chỉ nê-hoàn là pháp thường hằng. Ta chỉ tùy thuận theo pháp thế gian nói ví dụ trên[305].
Bồ-tát Ca-diếp bạch với Phật rằng:
- Dạ vâng, Thế Tôn! Lời đó thật hay.
Phật bảo Ca-diếp:
- Đúng vậy, thiện nam! Học thảy khế kinh, tu các tam-muội, nhưng mà chưa nghe khế kinh phương đẳng đại bát-nê-hoàn, thì mọi chúng sinh tu tưởng vô thường. Nghe kinh này rồi, nếu người thiện nam hay người tín nữ có những phiền não, nghi ngờ trói buộc thảy đều dứt sạch, hiểu rõ pháp thường. Bởi vì sao vậy? Bởi vì tự tính Như Lai ở trong tự thân mỗi người đều được hiển lộ.
- Lại nữa, thiện nam! Thí như thợ vàng, từ khi nấu vàng cho đến khi chưa đúc thành đồ dùng, hay nghĩ vô thường, đến lúc đúc thành đồ dùng quý báu, sử dụng được rồi mới nghĩ rằng thường. Cũng vậy, thiện nam! Dù tu tam-muội, học hết khế kinh, nhưng chưa nghe đến khế kinh phương đẳng đại bát-nê-hoàn, thì mọi chúng sinh tu tưởng vô thường. Nghe kinh này rồi, bao nhiêu phiền não, nghi ngờ trói buộc đều được dứt sạch, hiểu rõ pháp thường. Bởi vì sao vậy? Bởi vì tự tính Như Lai ở trong tự thân mỗi người đã được hiển lộ.
- Lại nữa, thiện nam! Thí như một người trồng mía, trồng vừng khi chưa thu hoặch, thường hay tưởng tượng bao nhiêu mùi vị, khi đã ép thành dầu mè, mật rồi khi đó mới biết mùi vị chân thật. Cũng vậy, thiện nam! Dù tu tam-muội, học hết khế kinh, nhưng chưa nghe được khế kinh phương đẳng đại bát-nê-hoàn thì chúng sinh đó tu tưởng vô thường, đến khi đã được nghe kinh này rồi, bao nhiêu phiền não, nghi ngờ trói buộc đều được dứt sạch, hiểu rõ pháp thường. Bởi vì sao vậy? Bởi vì tự tính Như Lai ở trong tự thân mỗi người đã được hiển lộ.
- Thí như trăm sông đều đổ vào biển. Cũng vậy, tất cả khế kinh, tam-muội đều được quy vào khế kinh phương đẳng đại bát-nê-hoàn. Bởi vì sao vậy? Bởi vì kinh này đã nói rốt ráo tự tính Như Lai. Cho nên Ta nói có pháp vô thường, có pháp là thường, như chim xá-lợi.
- Những nỗi lo buồn tựa như kiếm đâm Như Lai đã đoạn, nhưng theo lẽ này còn nhiều người nghi, bởi vì Như Lai vẫn còn lo buồn, nhưng không giống với những nỗi lo buồn của người và trời hay chúng sinh khác. Như trời Phi tưởng làm gì có tưởng? Nếu không có tưởng thì không thọ mạng? Nếu có thọ mạng mà không có tưởng thì sao có tên tưởng, ấm, giới, nhập? Lại nữa, như trong rừng cây đều có thần dựa. Thần dựa ở cây hay là ở rễ, hoặc là ở cành, hay là ở nhánh? Nhưng những chỗ ấy chẳng thấy bóng thần, vậy thì thần dựa vào ở chỗ nào? Cũng vậy, giáo pháp Như Lai thâm sâu, ông phải biết rằng Như Lai thị hiện còn có lo buồn, khởi tâm từ bi với La-hầu-la, cho đến chúng sinh ở cõi Phi tưởng và Phi phi tưởng. Chỉ Phật với Phật mới hiểu nghĩa này. Tất cả điều đó là pháp chư Phật. Tâm ý còn không làm gì còn có lo nghĩ, buồn rầu? Nếu không lo buồn thì trái giáo pháp. Như ý nghĩ của một đứa trẻ nít, lời nói rỗng không, nói tất cả pháp đều chẳng đáng tin, nhưng lời Như Lai không thể nghĩ bàn, giáo pháp chư Phật cũng không nghĩ bàn, Phật pháp Như Lai không thể nghĩ bàn, đó là chân thật. Thí như không thể tạo dựng cung thất ở giữa hư không, nhưng nhà huyễn thuật có thể làm trò tạo dựng giữa không, kẻ phàm ngu thấy liền nghĩ như vầy: Ở giữa hư không làm sao tạo dựng đứng yên như vậy, nó sẽ xoay vần giống như tâm ý? Lời nói như vậy còn không tâm ý huống có lo buồn? Nếu không lo buồn về La-hầu-la là điều không thật. Như giữa hư không, Như Lai lo buồn là điều không thể. Như nhà huyễn hóa tùy ý làm ra, cho nên Như Lai tùy ý còn có tâm tưởng lo buồn. Những người nào nghe Như Lai nê-hoàn liền nghĩ như vầy: Như Lai làm gì còn có lo buồn? Người đó nghe rồi tâm ý thay đổi thường có lo buồn. Cho nên Như Lai là pháp thường trụ. Nếu là vô thường thì không lo buồn, nhưng nay Như Lai không phải vô thường. Như Lai lo buồn hay không lo buồn, mọi chúng sinh khác đâu thể lường được! Như người bậc hạ chỉ biết bậc hạ, không biết bậc trung và người bậc thượng. Những người bậc trung biết người bậc trung và người bậc hạ, nhưng không thể biết những người bậc thượng. Chỉ có những người bậc thượng mới biết tất cả mà thôi. Những hàng Thanh văn và Bích-chi-phật, ai cũng biết mình, nhưng không thể biết cảnh giới Như Lai. Chỉ có Như Lai là biết tất cả, cho nên gọi là lìa mọi chướng ngại. Như nhà huyễn thuật biến hóa vô cùng, Như Lai cũng vậy, thị hiện vô cùng, tùy thuận thế gian. Ai có thể biết những điều như vậy gọi là khôn ngoan. Đối với những gì không nghĩ tưởng được, phàm phu mắt thịt cho nó không phải cảnh giới của mình, cho nên nghĩ rằng Như Lai cũng có lo buồn và không lo buồn. Bởi vậy Ta nói, có pháp là ngã, có pháp vô ngã, như chim xá-lợi.
- Lại nữa, thiện nam! Như vào mùa hạ, trời mưa ngập nước, sông ngòi tràn đầy, các loài nhạn, hạc cho đến xá-lợi lựa nơi khô ráo an trí con mình, mới đi nơi khác. Như Lai cũng vậy, xuất hiện ở đời, độ vô lượng chúng khiến vào chính pháp, vì người học đạo, phương tiện thuyết pháp, hoặc nói pháp khổ, hoặc nói pháp lạc, hoặc nói các pháp hữu vi là khổ, nê-hoàn cực lạc, lìa hành hữu vi gọi là an lạc.
Ca-diếp bạch Phật:
- Nghĩa này thế nào?
Phật bảo Ca-diếp:
- Đó là Như Như!
Ca-diếp bạch Phật:
- Làm sao chúng sinh được lạc nê-hoàn?
Phật bảo:
- Ca-diếp! Như là trước đây Ta đã từng nói tất cả các hành không sinh, già, chết. Đó là:
Nếu không phóng dật[306]
Là chỗ bất tử
Nếu như phóng dật
Là đến chỗ chết
Người không phóng dật
Được chỗ bất tử
Còn người phóng dật
Thường bị sinh tử.
[890a]- Người sống phóng dật là hành hữu vi. Mà hành hữu vi tức là pháp khổ. Không phải nê-hoàn thì là chỗ chết. Làm điều phóng dật, gọi là tác hành. Phải biết có hành tức là khổ lớn. Không đến nê-hoàn là đến cõi chết. Người không phóng dật thì không tác hành, dù lại tác hành cũng không sinh tử, đó là được thân kim cang bất hoại. Những người thế tục gọi là phóng dật. Người lìa thế tục là không phóng dật. Lìa sinh, già, chết, khoái lạc nê-hoàn. Cho nên, Như Lai có nói pháp khổ, có nói pháp lạc, có nói vô ngã, có nói là ngã. Giống như chim bay ngang qua bầu trời không thấy dấu vết, thiên nhãn chưa được, phiền não chưa đoạn, thì không tự thấy thể tính Như Lai ở trong thân mình. Cho nên Ta nói có pháp vô ngã, là vì chúng sinh còn nhiều phiền não, thuyết giáo vi diệu, bí mật thâm sâu. Vì những chúng sinh không có thiên nhãn, chấp có ngô, ngã, vô lượng phiền não, tạo hành hữu vi, Ta thuyết tất cả vạn pháp vô thường. Cho nên Ta nói có pháp vô thường.
Như người mắt sáng trên đỉnh non
Biết rõ dưới đất bọn ngu phàm
Đạo nhãn Như Lai lên đài tuệ
Vô ưu, mà vẫn nghĩ quần sinh
[890a]
- Đối với những ai đã diệt vô lượng phiền não thì gọi trụ trên đỉnh non, nhìn thấy vô lượng phiền não thiêu đốt. Chúng sinh hạ liệt ai lên đài tuệ? Ai được vô ưu? Nếu đã vô ưu thì sao gọi là lo nghĩ thế gian? Nếu như nê-hoàn là pháp diệt tận thì ai là người nhìn thấy chúng sinh? Nếu bảo Như Lai thể nhập nê-hoàn là hết thì sao gọi là lên đài tuệ? Nếu an trú trong nê-hoàn thì làm sao lên non để nhìn xuống chúng sinh? Đài trí tuệ chính là tận diệt nê-hoàn. Không lo mà thường lo nghĩ nghĩa là Như Lai lo nghĩ vô lượng quần sinh ở giữa thế gian. Đỉnh núi chính là ý nghĩa giải thoát. Trụ là người hành đạo giải thoát. Dưới đất có nghĩa là hành pháp hữu vi. Phàm ngu tức là không nói phương tiện thiện xảo. Biết rõ tức là chính giác. Như Lai nghĩa là lìa khỏi hoàn toàn những điều buồn, khổ, là pháp thường trụ, đã tự lìa khỏi mọi nỗi ưu buồn, lại thấy chúng sinh bị những ưu não bén nhọn đâm chích thì sinh lo buồn. Giả xử Như Lai lìa sạch lo lắng thì đã không gọi là bậc Chính Giác. Như Lai tùy thuận theo chúng sinh kia để mà giáo hóa. Đức Phật Như Lai, Chính Đẳng Chính Giác vì mọi chúng sinh thị hiện giáo hóa. Cho nên, phải biết Như Lai thường trụ, thị hiện vô lượng, giống như loài chim nhạn, hạc, xá-lợi.
Gửi ý kiến của bạn