Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phẩm 13 Văn Tự

06 Tháng Sáu 201000:00(Xem: 7246)
Phẩm 13  Văn Tự

ĐẠI BÁT NIẾT BÀN KINH TRỰC CHỈ ĐỀ CƯƠNG
Từ phẩm I đến phẩm XXIII
Pháp Sư Thích Từ Thông

 

PHẨM THỨ MƯỜI BA

VĂN TỰ

 Đức Phật bảo Ca Diếp Bồ tát: Phật có thể sử dụng nhiều ngôn ngữ, văn tự, kể cả những dị luận chú thuật như các hàng ngoại đạo và còn có khả năng siêu việt ngoại đạo nữa.

 Ca Diếp Bồ tát thưa: Thế Tôn sử dụng văn tự như thế nào ?

 Phật dạy: Văn tự căn bản của Như Lai sử dụng có: bán tựmãn tự. Ngoài ra đối với hàng bạc địa phàm phu còn có một thứ văn tự nữa, gọi đó là vô tự. Vận dụng văn tự giáo hóa chúng sanh, ban đầu Như Lai sử dụng bán tự, để ghi nhận những sự kiện có thật trên cõi đời như sách vở, dị luận, chú thuật, văn chương và các âm. Phàm phu đọc, học bán tự căn bản sẽ biết được những gì chánh pháp, những gì chẳng phải chánh pháp.

 Ca Diếp Bồ tát thưa: Bán tự Thế Tôn dạy có ý nghĩa thế nào ?

 Phật dạy: Bán tự có mười bốn âm:

A. A giọng ngắn. A giọng dài.
Y. Y giọng ngắn. Y giọng dài.
Ưu. Ưu giọng ngắn. Ưu giọng dài. Yên. Đa. Phao. Am. Á. Ca. Khư. Dà. 

 Mười bốn âm là căn bản của bán tự, để diễn đạt nghĩa lý chơn phi chơn trên đường đến đích: Đại Niết Bàn. TỰ có nghĩa: Đích đến, Niết bàn.

 Hít thở không khí cong lưỡi lượn theo chiều, tác động vào răng nướu, thanh theo giọng mũi, giọng răng để giải bày ý nghĩa. Có tiếng ngắn, tiếng dài, giọng cao, giọng thấp khác nhau. 

 Âm thanh phát ra chủ yếu có: Rằng. Nga. Giá. Xa. Xà. Thà. Nhã. Tra. Trạch. Trà. Tô. Noa. Đa. Tha. Đà. Đạn. Na. Ba. Phả. Bà. Phạm. Ma. Gia. Ra. Là. Hoa. Sa. Sá. Ta. Ha. La. Lô. Lưu. Lư. Lâu.

 Văn tựâm thanh có khả năng diễn đạt và chứa đựng những cú nghĩa:

A: Tam bảo thường trụ, rắn chắc như kim cương không thể phá hoại

AA: Như Lai thường trụ, thân Như Lai không có tiết ra những thứ bất tịnh, vì thân Như Lai không do huyết nhục tạo tác mà hình thành. Thân Như Lai không phải do cửu khiếu, thất huyệt hòa hợp nương gá mà có. 

AA: Có nghĩa A xà lê là người mô phạm được người đời tôn trọng, vì là người thiểu dục tri túc. Người có thể cứu độ chúng sanh vượt ra biển khổ tử sanh trong ba cõi... 

Y: Phật Pháp Tăng là tánh thanh tịnh trong sáng như mặt trăng tròn. người đệ tử Phật phải biết việc nên làm, việc không nên làm. Phải phân biệt thế này lời Phật nói, thế kia lời ma nói. Người đệ tử Phật dứt bỏ tật đố như nhà nông dọn sạch cỏ rác ruộng vườn để cho hoa màu thêm tươi tốt. 

ƯU: Kinh Đại Niết Bànkinh tối thượng đối với các kinh. Như Lai Tánh, hàng Thanh văn, Duyên giác chưa từng nghe biết. Bồ tát nghe và lãnh thọ kinh này là người tối tôn đối với đại chúng. Trái lại, người không tiếp nhận còn chê bai Như Lai Tánh là người mê mờ không trí tuệ, đánh mất nhân bản của mình, rất đáng thương xót. Họ không có cơ hội trông thấy kho tàng bí mật Như Lai. Họ không thể tiếp nhận thế nào là NGÃ, thế nào là VÔ NGÃ, thế nào là PHÁP, thế nào là PHI PHÁP

YÊN: là mật khẩu của Phật tánh Niết Bàn 

DÃ: nói về tam nghiệp thân, khẩu, ý của Như Lai, nhất cử nhất động đều lợi ích cho tất cả chúng sanh

Ô: chứa đựng ý nghĩa phiền não nhiễm ô. Như Lai thì dứt hết những phiền não nhiễm ô ấy. 

PHAO: bao quát hết ý nghĩa Đại thừaý nghĩa của mười bốn âm. Kinh Đại Niết Bàn cũng vậy, bao quát hết ý nghĩa vi mật của các kinh luận khác. 

AM: chứa đựng ý nghĩa thanh tịnh. Ngăn dứt hành vi tích lũy tám pháp bất tịnh. Xem thường hoặc vứt bỏ vàng bạc châu báu như vứt bỏ tăm xỉa răng trong tay. 

Á có nghĩa thù thắng. Kinh Đại Niết Bàn hơn hết trong các kinh. 

CA: chứa đựng ý nghĩa từ bi. Đối với chúng sanh xem như con một của mình. Bình đẳng làm lợi ích, tốt đẹp cho tất cả. 

KHƯ: có ý nghĩa là bạn chẳng lành, ô trược. Không có khả năng tiếp nhận kho tàng bí mật của Như Lai

DÀ: có nghĩa kho tàng bí mật của Như Lai. Trong đây chỉ dạy tất cả chúng sanh đều có Phật tánh

RẰNG: chứa ý nghĩa Như Lai thường hằng không biến hoại

NGA: diễn đạt ý tất cả hành pháp đều là tướng bị bại hoại

XA: Như Lai ví như cây lọng lớn, che mát tất cả chúng sanh

XÀ: nói lên tánh giải thoát không có tướng già. 

THÀ: diễn đạt tánh phiền não rậm rạp như lùm rừng. 

NHÃ: nhận rõ tánh chơn thật không hư của trí tuệ đối với sự nhận thức pháp tánh

TRA: chỉ rõ tánh tham, sân, si là ba mũi tên độc, người trí cần xa lánh. 

TRẠCH: người nghe được kinh Đại Niết Bàn như đã được nghe và thọ trì tất cả Kinh Đại thừa rồi ! 

 Văn tựphương tiện cụ thể hóa ý thức tư duy trừu tượng. Âm thanh là công cụ diễn đạt những ý tứ văn tự chuyển tải ở trong. Những VĂN TỰÂM THANH như vậy có thể làm cho tam nghiệp chúng sanh được thanh tịnh. Tuy nhiên, Phật tánh của chúng sanh không phải nhờ văn tự rồi sau đó mới được thanh tịnh. Bởi vì Phật tánh vốn thanh tịnh nên dù hòa hợp trong ngũ ấm, lục nhập, thập nhị xứ, thập bát giới, nhưng không bị đồng hóa bởi ấm, nhập, xứ, giới. Vì vậy đối với Phật tánh, tất cả chúng sanh nên quy y. Các Bồ tát hành sử theo Phật tánh, tùy thuận Phật tánh, nhìn xem chúng sanh bình đẳng không có sai khác.

 Vì vậy, bán tự giáocăn bản tất cả kinh, sách, ký luận, văn chương..Mặt khác, bán tự giáo lại cũng là thứ văn tự, âm thanh, ngôn thuyết chứa đựng vô lượng vô biên phiền não.

 Trái lại, âm thanh, ngôn thuyết của mãn tự chứa đựng tất cả thiện pháp, chuyên chở con người đến bờ giải thoát, giác ngộ.

 Đâu là ranh giới để biết thế nào là bán tự, mãn tự ? Ví như ở đời, người chưa đủ tư cách con người hoàn thiện, người ác, gọi là "bán nhơn". người đầy đủ tư cách, người thánh thiện, gọi là "mãn nhơn".

 Tất cả kinh sách, ký luận, ngôn thuyết, văn tự Như Lai đều vận dụng hành sử trong việc giáo hóa chúng sanh. Như Lai nói giáo lý bán tự, nhưng Như Lai có chánh giải thoát, Như Lai xa rời tất cả danh tự cho nên đối với tất cả pháp Như Lai không bị chướng ngại, không nhiễm thấm, dính mắc; Như Lai được chơn giải thoát. Người hiểu được như vậy là người hiểu VĂN TỰ của Như Lai nói.

 Người mà không tiếp thu nổi "mãn tự", chạy theo nghĩa lý "bán tự", người này sẽ không có khả năng biết được NHƯ LAI TÁNH (Phật tánh).

 Trong giáo lý Như Lai dạy, ngoài hai nguồn giáo lý "bán tự" và "mãn tự" còn có thứ văn tự vô văn, đó là VÔ TỰ.

 Thế nào là VÔ TỰ ? Người gần gũi kẻ bất lương, tu tập pháp bất chánh, bất thiện, gọi là tu học VÔ TỰ. Thành phần vô tự giả sửtu tập được pháp lành, nhưng cũng không thể hiểu Như Lai thường hay vô thường, hằng hay phi hằng. Đối với pháp và tăng cũng vậy. Họ không thể biết thế nào là lời ma, thế nào là lời Phật. Người như thế là người chạy theo VÔ TỰ.

 Này Ca Diếp ! Người chạy theo VÔ TỰ, vĩnh viễn xoay vần trong ba cõi, qua lại trong sáu đường, không có ngày an ổn. Bán tựcon đường giải thoát nửa vời, hàng Thanh văn đi theo con đường này. 

 Là Bồ tát phát tâm Đại thừa, cầu quả giác ngộ, giải thoát vô thượng phải tu học MÃN TỰ.

 Ca Diếp Bồ tát thưa: Thế Tôn ! Chúng con phải khéo tu học tự số. Nay con gặp được bậc Đạo sư vô thượng. Con đã lãnh thọ những lời dạy bảo ân cần của Như Lai.

 Phật khen: Lành thay ! Người ưa thích chánh pháp, muốn đến tột đỉnh cao của giải thoát giác ngộ phải tu học như vậy.

TRỰC CHỈ

 VĂN TỰ là ký hiệu để cụ thể hoá âm thanh. Âm thanh là biểu hiện để diễn đạt ý tưởng của tâm tư, của nhận thức. Ngữ ngônphương tiện để chuyển đạt ý tưởng nhận thức cho đồng loại với nhau trong cuộc sống.

 Do nghĩa đó, cuộc sống của loài người, quốc gia nào, chủng tộc nào trên toàn thế giới hay nói rộng ra, trong mười phương thế giới cũng đều có những thứ phương tiện tối cần thiết ấy. Hòa mình trong cuộc sống của nhân loại, Như Lai cũng không ngoại lệ, mặc dầu Như Lai thừa hiểu chân lý: "NHẤT THIẾT CHƯ PHÁP TÙNG BẢN DĨ LAI, LY VĂN TỰ TƯỚNG, LY NGÔN THUYẾT TƯỚNG, LY TÂM DUYÊN TƯỚNG, TẤT CÁNH BÌNH ĐẲNG, BẤT KHẢ PHÁ HOẠI, DUY THỊ NHẤT TÂM, CỐ DANH CHƠN NHƯ". Mã Minh Đại Sĩ, đệ tử của Như Lai, sau Phật mấy trăm năm còn phát kiến cái chân lý cao ngút tận trời xanh ấy. Vậy mà trên hành trình giáo hóa chúng sanh, Như lai sử dụng VĂN TỰ, ÂM THANH, NGÔN NGỮ, há chẳng phải là phương tiện trong phương tiện của bậc giác ngộ chí tôn vô thượng đó sao ?

 Nhận thức được mật ý của Như Lai, người đệ tử thông minh của Phật, không cần đặt vấn đề mười bốn "âm", ba mươi mốt thanh ấy thuộc về thứ văn tự gì trong những văn tự cổ kim của nhân loại.

 Đừng tìm hiểu VĂN TỰ, ÂM THANH của phẩm kinh Đại Niết Bàn này theo cách định nghĩa của học vị thế gian, phí công vô ích. Văn tựNhư Lai dụng ý dạy cho chúng sanh hậu thế có ba loại, tùy căn cơ chủng tánh, khả năng, nghị lực của chính mình mà mình thọ dụng sự giải thoát giác ngộ cho chính mình. Ba loại văn tự đó là:

Mãn tự 
Bán tự 
Vô tự 

 Có khả năng tu học Mãn tự là hàng Bồ tát, quả vị chứng đắc của họ tột đỉnh giải thoát giác ngộ: Đó là quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

 Có khả năng tu học Bán tự thôi, đích đến tột cùng chỉ là: quả A La Hán, Bích Chi Phật.

 Hạng người sống với Vô tự là hạng người không biết gì về Phật, Pháp, Tăng tam bảo. Họ vĩnh viễn trôi lăn, lặn hụp, chìm nổi trong ái hà thiên xích lãng, trong khổ hải vạn trùng ba của tam giới, tứ sanh và lục đạo!

 Bởi vì VÔ TỰ là gì ? Vô tự chỉ cho những hạng người không có hạt giống Phật, hạng Nhất xiển đề, cho nên không có phút giây ngừng đau khổ bởi vô minh, dục vọng hoành hành.

 Học BÁN TỰ là những người dựa trên giáo lý Tứ Đế, Thập Nhị Nhân Duyên để mà tu học. Vì vậy, đích đến của hạng người này là quả vị Tiểu thừaTrung thừa: A La HánBích Chi Phật.

 Trọn cuộc hành trình giáo hóa chúng sanh, bốn mươi chín năm đằng đẵng, nhằm một mục đích, một bi nguyện là truyền trao MÃN TỰ GIÁO cho hàng đệ tử ưu tú của mình, vì chỉ có hàng đệ tử này mới giữ gìn gia nghiệp Đại thừa Pháp Bảo của Như Lai. Chỉ có hàng Đại thừa chủng tánh đó mới tiếp thu nổi nguồn tư tưởng:

PHẬT THƯỜNG TRỤ. PHÁP THƯỜNG TRỤ. TĂNG THƯỜNG TRỤ. GIẢI THOÁT THƯỜNG TRỤ. NIẾT BÀN THƯỜNG TRỤ./

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15005)
Đại chánh tân tu số 0070, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13445)
Đại chánh tân tu số 0068, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15128)
Đại chánh tân tu số 0069, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16496)
Luận Du Già Sư Địa (Phạn: Yogacàrabhùmi – sàtra), tác giảBồ tát Di Lặc (Maitreya) thuyết giảng, Đại sĩ Vô Trước (Asànga) ghi chép, Hán dịch là Pháp sư Huyền Tráng (602 -664)... Nguyên Hiền
(Xem: 13216)
Đại chánh tân tu số 0067, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12584)
Đại chánh tân tu số 0066, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13461)
Đại chánh tân tu số 0065, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13412)
Đại chánh tân tu số 0064, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12759)
Đại chánh tân tu số 0063, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 12075)
Đại chánh tân tu số 0063, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11974)
Đại chánh tân tu số 0062, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12647)
Đại chánh tân tu số 0061, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11474)
Đại chánh tân tu số 0060, Hán dịch: Huệ Giản; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11782)
Đại chánh tân tu số 0059, Hán dịch: Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11151)
Đại chánh tân tu số 0058, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13281)
Đại chánh tân tu số 0057, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13163)
Đại chánh tân tu số 0056, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11588)
Đại chánh tân tu số 0055, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12169)
Đại chánh tân tu số 0054, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12357)
Đại chánh tân tu số 0052, Hán dịch: Thí Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11952)
Đại chánh tân tu số 0051, Hán dịch: Khuyết Danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12747)
Đại chánh tân tu số 0050, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12369)
Đại chánh tân tu số 0048, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12193)
Đại chánh tân tu số 0047, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12261)
Đại chánh tân tu số 0046, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12010)
Đại chánh tân tu số 0045, Hán dịch: Pháp Hiền, Thí Quang Lộc Khanh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11954)
Đại chánh tân tu số 0044, Hán dịch: Khuyết Danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11222)
Đại chánh tân tu số 0043, Hán dịch: Huệ Giản; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11370)
Đại chánh tân tu số 0042, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12375)
Đại chánh tân tu số 0041, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12468)
Đại chánh tân tu số 0040, Hán dịch: Ðàm Vô Sấm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11994)
Đại chánh tân tu số 0039, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12960)
Đại chánh tân tu số 0038, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12042)
Đại chánh tân tu số 0037, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12601)
Đại chánh tân tu số 0036, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13008)
Đại chánh tân tu số 0035, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13944)
Đại chánh tân tu số 0034, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12736)
Đại chánh tân tu số 0033, Hán dịch: Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14868)
Đại chánh tân tu số 0032, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11925)
Đại chánh tân tu số 0031, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12186)
Đại chánh tân tu số 0030, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12883)
Đại chánh tân tu số 0029, Hán dịch khuyết danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12772)
Đại chánh tân tu số 0028, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14766)
Đại chánh tân tu số 0027, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12749)
Đại chánh tân tu số 0022, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15392)
Đại chánh tân tu số 0021, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12577)
Đại chánh tân tu số 0020, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13215)
Đại chánh tân tu số 0018, Hán dịch: Pháp Thiên; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14239)
Đại chánh tân tu số 0017, Hán dịch: Chi Pháp Ðộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15547)
Đại chánh tân tu số 0016, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13746)
Đại chánh tân tu số 0015, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13137)
Đại chánh tân tu số 0014, Hán dịch: Sa Môn An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc và Tâm Hạnh
(Xem: 13568)
Kinh Bát Nê Hoàn (Đại Chánh Tân Tu số 0006) - Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12484)
Kinh Phật Bát Nê Hoàn (Đại Chánh Tân Tu số 0005) - Bạch Pháp Tổ; Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12089)
Kinh Thất Phật Phụ Mẫu Tánh Tự (Đại Chánh Tân Tu số 0004) - Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12896)
Kinh Phật Tỳ Bà Thi (Đại Chánh Tân Tu số 0003) Hán Dịch: Tống Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Tâm Hạnh
(Xem: 12981)
Kinh Thất Phật (Đại Chánh Tân Tu số 0002) Hán Dịch: Tống Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Tâm Hạnh
(Xem: 13209)
Đức Phật dạy: Ai muốn tin Ta, làm đệ tử Ta, cần phải đủ trí quán sát, mới tin; không rõ nguyên nhân Ta, mà tin Ta ấy là phỉ báng Ta... HT Thích Hành Trụ dịch
(Xem: 21335)
Thiện Ác Nghiệp Báo (Chư Kinh Yếu Tập) Đại Chánh Tân Tu số 2123 - Nguyên tác: Đạo Thế; Thích Nguyên Chơn dịch
(Xem: 143648)
Đại Tạng Việt Nam bao gồm 2372 bộ Kinh, Luật và Luận chữ Hán và tất cả đã kèm Phiên âm Hán Việt...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant