Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phẩm 15 Nguyệt Dụ

06 Tháng Sáu 201000:00(Xem: 6834)
Phẩm 15  Nguyệt Dụ

ĐẠI BÁT NIẾT BÀN KINH TRỰC CHỈ ĐỀ CƯƠNG
Từ phẩm I đến phẩm XXIII
Pháp Sư Thích Từ Thông

 

PHẨM THỨ MƯỜI LĂM

NGUYỆT DỤ

 Đức Phật bảo Ca Diếp Bồ tát: Ví như có người thấy mặt trăng lặn cho rằng mặt trăng đã mất. Thật ra mặt trăng không mất mà nó đang hiện ra ở một phương khác. Chúng sanh ở địa phương kia thì lại nói là mặt trăng mọc. Sự thật mặt trăng không có lặn mọc, chỉ vì bị khuất chướng không thấy mà người phương này, xứ nọ cho là mặt trăng có lặn có mọc đó thôi.

 Như Lai Chánh Biến Tri xuất hiện cõi Đại Thiên thế giới sanh ra tại châu Diêm Phù Đềcha mẹ. Chúng sanh đều cho rằng Như Lai giáng sanh cõi Diêm Phù Đề. Như Lai thị hiện nhập Niết Bàn chúng sanh cho rằng Như Lai nhập diệt, với ý tưởng Như Lai đã chết đi ! Nhưng đúng lẽ thật NHƯ LAI TÁNH khôngsanh không có diệt. Vì giáo hóa chúng sanh, thị hiện có sanh có diệt đấy thôi.

 Này Thiện nam tử ! Một mặt trăng không có khuyết có tròn. Chỉ vì sự vận hành biến dịch ẩn hiện của vũ trụ thiên nhiên mà người Diêm Phù Đề thấy: Đầu tháng trăng khuyết, giữa tháng trăng tròn, ngày cuối tháng không trăng.

 Ở cõi Diêm Phù Đề, Như Lai hoặc hiện giáng sanh, đi bảy bước, hiện vào học đường, hiện kết nhân duyên, hiện xuất gia tầm đạo, hiện khổ hạnh tu hành, hiện thành chánh giác, hiện chuyển pháp luân, hiện nhập Niết bàn.

 Này Thiện nam tử ! Chỉ có một mặt trăng duy nhất. Không có trăng mồng một, trăng mồng sáu, mồng tám hay trăng rằm; cũng không có trăng hai mươi mốt, hai mươi tám hay ba mươi, không trăng. Vậy mà chúng sanh nhìn trăng bằng đôi mắt "chất phác" vốn có của mình, họ thấy trăng nhỏ to khuyết tròn, tròn khuyết theo thứ tự ngày tháng mà nhận thức ước định tuổi của trăng.

 Này Thiện nam tử ! Như Laithường trụ, không có thêm bớt, như mặt trăng vành vạnh không "non", "già". Quá trình sanh trưởng hóa đạo chúng sanh, từ vương cung đến Niết bàn ở rừng Ta La song thọ, chỉ là sự thị hiện, lợi ích chúng sanh.

 Như Lai Tánh vượt ngoài sanh diệt, người phàm phu tưởng Như Lai có diệt có sanh. Như những người chất phác tính tuổi của trăng qua cái thấy trăng khuyết, trăng tròn và trăng lặn mất.

 Này Thiện nam tử ! Ở vào điểm nguyệt thực che khuất mặt trăng, người đời cho rằng mặt trăng bị nuốt ! Nhưng mặt trăng vẫn luôn tròn trịa không hề có sứt mẻ thêm bớt chút nào, tại vì địa cầu che chướng mà trăng ẩn dạng ngay trong thời điểm đó. Khi nguyệt thực qua rồi, người đời cho rằng trăng mọc trở lại và tưởng rằng mặt trăng đã bị nhiều khổ não hay bức ngặt. Nhưng mặt trăng vẫn không có những sự ấy. Giả sử có trăm ngàn lần nguyệt thực cũng không làm khổ não được trăng.

 Như Lai thị sanh, xuất hiện ở cõi đời có những chúng sanh khởi tâm hung ác, manh tâm hãm hại, làm cho thân Phật chảy máu, bị phạm tội ngũ nghịch hoặc tội hủy báng chánh pháp, thành người nhất xiển đề. Những việc như vậy cũng chỉ vì chúng sanhNhư Lai thị hiện những tội nghịch ác kia. Thực lý ra, giả sử có trăm ngàn vô lượng ma chướng cũng không thể làm cho thân Như Lai chảy máu được. Vì thân Như Lai không phải thân: Huyết nhục, cốt, tỷ,...can, đảm, tràng, vị...mà thân Như Lai chính là Pháp thân thường trụ.

 Trăng không vì sự che chướng của nguyệt thực mà bị bức ngặt khổ đau ! Như Lai há vì ác tâm, độc địa của ai đó, mà thân phải chảy máu, tâm nhận lấy ưu bi khổ não hay sao ?

TRĂNG VĨNH VIỄN TRÒN ĐẦY ! 

NHƯ LAI TÁNH BA ĐỜI THƯỜNG TRỤ

 Này Thiện nam tử ! Nhân loại trên địa cầu hoặc sáu tháng một lần mặt trăng bị nuốt, mà chư thiên trong khoảng một ức tám vạn năm mới có một lần thấy mặt trăng bị nuốt, vì sự vô thường chi phối nhân loại nhanh, sự chi phối đối với chư thiên chậm.

 Này Thiện nam tử ! Trời và người đều cho rằng thọ mạng Như Lai ngắn ngủi. Ví như nhân loại, chỉ trong khoảng mười năm thấy mặt trăng bị nuốt nhiều lần. Trong khoảng nghìn năm với kiếp nhân loại, Như Lai thị hiện bao lần sanh, bao lần nhập Niết bàn, diệt tận các thiên ma, phiền não ma, ngũ ấm ma trong đó có tử ma, thứ ma mà tất cả chúng sanh đều quá sợ. Vì vậy, vạn ức loài ma đều biết Như Lai thường trụNiết bàn thường trụ. Như Lai thị hiện vô lượng vô biên những duyên sự bất tư nghì trên cõi đời này. Là người trí, đệ tử của Phật luôn luôn hiểu: NHƯ LAI THƯỜNG TRỤ, không biến hoại.

 Này Thiện nam tử ! Như mặt trăng tròn sáng, chúng sanh ưa thấy, nên gọi mặt trăng là lạc kiến. Chúng sanh nếu có tham sân si thì không được gọi lạc kiến. Như Lai tánh thuần thiện, thanh tịnh không cấu nhiễm, đáng gọi là lạc kiến. Những chúng sanh ưa thích chánh pháp, nhìn Như Lai không nhàm, những người tâm ác, chẳng ưa nhìn ngó, vì thế Như Lai ví như mặt trăng tròn sáng.

 Này Thiện nam tử ! Mặt trời mọc có ba thời kỳ khác nhau: Mùa xuân, mùa Hạmùa Đông. Ngày mùa Đông thì ngắn, ngày mùa Xuân thì vừa, ngày mùa Hạ thì rất dài. Như Lai ở cõi Đại thiên thế giới này, đối với nhận thức của phàm phuNhị thừa Như Lai thị hiện tuổi thọ ngắn. Vì vậy hạng người phàm phuNhị thừa đều cho rằng Như Lai thọ mạng ngắn, ví như ngày mùa Đông. Đối với hàng Bồ tát, Như Lai thị hiện tuổi thọ bậc trung, một kiếp hoặc hơn một kiếp, ví như ngày mùa Xuân. Chỉ có Phật với Phật mới thấy thọ mạng của Như Lai vô lượng A tăng kỳ...Như ngày mùa Hạ, rất dài.

 Này Thiện nam tử ! Giáo pháp Phương đẳng Đại thừa vi mật của Như Lai nói, đó là Như Lai thị hiện nhằm mục đích rưới mưa đại pháp nơi thế gian. Đời vị lai nếu có người thọ trì, giảng nói, khai thị kinh điển này, làm lợi ích cho chúng sanh. Nên biết, người này đích thực là Bồ tát hiện trên cõi đời. Như ngày thạnh Hạ rưới mưa cam lồ. Còn như hàng Thanh văn, Duyên giác nghe giáo pháp vi mật của Như Lai đây chẳng khác nào gặp ngày mùa Đông tuyết giá mờ trời, rơi quá ư lạnh lẽo ! Hàng Đại Bồ tát, tiếp thu giáo pháp vi mật: NHƯ LAI TÁNH THƯỜNG TRỤ KHÔNG BIẾN HOẠI, như ngày mùa Xuân, tất cả thảo mộc nẩy lộc, đâm chồi, trổ hoa, kết trái.

 Đúng chân lý, Như Lai Tánh không có ngắn dài. Vì tùy thuận thế gianthị hiện như vậy. Đó mới đích thực, mới chính là PHÁP TÁNH CHƠN THỰC của chư Phật mà Như Lai muốn chỉ dạy cho chúng sanh !

 Này Thiện nam tử ! Ban ngày, các ngôi sao không hiện ra, mọi người cho rằng các ngôi sao lặn mất. Sự thật các ngôi sao kia không hề lặn mất. Chỉ vì ánh sáng mặt trời quá sáng, làm cho các ngôi sao in tuồng như không có sự hiện hữu của sao ! Hàng Thanh văn, Duyên giác không thấy được sự hiện diện của Như Lai, như người thế gian ban ngày không thấy được sự hiện hữu của vô số ngôi sao trên nền trời xanh mây trắng ấy !

 Này Thiện nam tử ! Cuối tháng, đêm ba mươi, tối đen ấy mặt trời mặt trăng chẳng hiện ra, kẻ thiển trí cho rằng mặt trời mặt trăng lặn mất. Nhưng thật ra, mặt trăng có lặn mất gì đâu ? Lúc chánh pháp của Như Lai diệt hết, mọi người cho rằng Tam bảo chẳng còn, nhưng thật ra Tam bảo lúc đó không phải là dứt mất hẳn. Mặt trời mặt trăng lúc "lặn mất" không hiện. Người trí rõ biết, không vì sự ẩn khuất không hiện hữu mà nói rằng mặt trời mặt trăng kia mất hẳn. Do nghĩa đó, nên biết: NHƯ LAI THƯỜNG TRỤ KHÔNG BIẾN HOẠI. Vì tánh chơn thực của Tam bảo không bị những trần cấu hữu vi làm ô nhiễm được.

 Này Thiện nam tử ! Ví như đêm không trăng, sao chổi hiện ra, chiếu sáng giây lát rồi lặn mất. Chúng sanh ngó thấy cho đó là điềm chẳng lành. Trong thời kỳ không Phật, hàng Bích chi Phật hiện ra nơi đời, chúng sanh cho là Như Lai diệt độ hẳn, sanh lòng buồn khổ; nhưng Như Lai thật chẳng diệt mất, như mặt trời mặt trăng kia không thật sự diệt mất.

 Này Thiện nam tử ! Như mặt trời mọc lên sương mù đều tan. Kinh Đại Bát Niết Bàn vi diệu này cũng vậy. Lúc kinh này xuất hiện ra đời, nếu chúng sanh nào một lần được nghe đều có thể dứt trừ tất cả tội ác, tất cả nghiệp báo vô gián. Kinh Đại Niết Bàn truyền đạt cảnh giới sâu xa mầu nhiệm khó nghĩ bàn, khéo nói lên được TÁNH NHƯ LAI VI MẬT.

 Do nghĩa đó, Thiện nam tử, Thiện nữ nhân đối với Như Lai phải để lòng tin nhận: NHƯ LAI THƯỜNG TRỤ. CHÁNH PHÁP THƯỜNG TRỤ. TĂNG BẢO THƯỜNG TRỤ không hoại diệt. Phải dùng nhiều phương tiện, siêng năng tu học kinh điển này. Người như vậy, sẽ chẳng bao lâu được thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Do vậy, kinh này có tên ĐẠI NIẾT BÀN.

TRỰC CHỈ

 Nguyệt dụ là mượn trăng để làm dụ. Mượn sự tồn tại hiện hữu không có lặn mọc, không có sanh diệt như cái thấy biết của người ở địa cầu . Nguyệt dụ là chủ đề phẩm thứ mười lăm của bộ kinh Đại Bát Niết Bàn . Ngoài ra, đức Phật còn mượn hết cả mặt trời, nhật thực, nguyệt thực và tất cả vì sao trong các dãi ngân hà để dụ cho sự hiện hữu, tồn tại của Như Lai pháp thân, của Phật tánh, của Pháp tánh và Tăng tánh. 

 Phẩm Nguyệt dụ, Như Lai đinh ninh tha thiết, dậy bảo kỹ lưỡng cho những người đệ tử mình, hãy nhìn Như Lai bằng TUỆ NHÃN, nhìn Như Lai qua PHÁP THÂN mới thấy Như Lai đích thực. Nhìn Như Lai qua nhục nhãn, hạng người này biết Như Lai, thấy Như Lai như những người thường tình chất phác hiểu trăng qua sự lặn mọc, đánh giá trăng qua nhận thức chủ quan ấu trĩ của mình: trăng non, trăng già, trăng khuyết, trăng tròn, tròn rồi khuyết, thậm chí còn nói không trăng trong ngày cuối tháng !

 Rõ là chất phác thật !

 Sự thật:

Trăng không có mọc, lặn.
Trăng không có khuyết tròn, tròn khuyết.
Trăng không có lúc mới sanh, vừa diệt.
Trăng không có non, già.

"Trăng bao nhiêu tuổi trăng già ?
"Núi bao nhiêu tuổi vẫn là núi non... ?

 Ý niệm "già", "non" ấy, dành để cho những tâm hồn mơ mộng "vịnh nguyệt ngâm phong".

 Sự thật thì không phải vậy !

 Những phút giây Nguyệt thực, người ta tưởng mặt trăng bị nuốt, như lươn bị rắn trung cườm nuốt vào tháng trời mới đổ mưa. Lươn và rắn trung cườm vô cùng khổ não, cùng cực đau đớn rồi cả hai cùng chết. Với ý tưởng chất phát đó, người trần gian khởi ý niệm thương trăng, lo cho trăng !

 Trăng xin cám ơn những tấm lòng lo lắng cho trăng ? Nhưng sự thật, trăng không hề bị "nuốt" !

TRĂNG VĨNH VIỄN CỬU TRÒN

NHƯ LAI TÁNH LÀ TRĂNG TRÒN VĨNH CỬU ẤY!

 Hai mươi bốn tiếng đồng hồ, một lần sáng, một lần tối gọi đó là ngày đêm. Sở dĩ phải trải qua hai mươi bốn giờ mới có một lần tối một lần sáng, tại vì sự vận hành quay chuyển "tốc độ vô thường" của quả địa cầu một chu kỳ hai mươi bốn giờ qui ước.

 Nếu sự vô thường chi phối với tốc độ vận hành nhanh thì một giờ bốn phút có bốn lần sáng tối đối với phi hành gia ở trong phi thuyền "xôyout", "Atlantic" đang bay quanh ngoài quỹ đạo địa cầu.

 Vì từ bi nguyện, giáo hóa con người Như Lai thị hiện thân con người như vô lượng vô số con người trong vũ trụ. Cho nên thọ mạng của con người như thế nào Như Lai "giống" như thế ấy, vì cùng "tốc độ vô thường" quay chuyển ngang nhau.

 Chúng sanh TướngNhư Lai Tướng, cùng chung một "tốc độ vô thường".

 NHƯ LAI TÁNH của Phật và NHƯ LAI TÁNH của chúng sanh, không chịu sự chi phối của "tốc độ vô thường" nào hết. Ví như sự vĩnh cửu không hề có lặn mọc của trăng sao !

 Do nghĩa đó: NHƯ LAI THƯỜNG TRỤ.

 Qua cái nhìn nhục nhãn của người ở một địa phương nhất định, người ta thấy mặt trời mọc có ba thời điểm khác nhau: Mùa Xuân, mùa Hạmùa Đông. Ngày mùa Đông ngắn, ngày mùa Xuân vừa, ngày mùa Hạ thì rất dài.

 Sự thật, ánh sáng mặt trời "mọc lên" không có lúc ngắn dài. Thấy có ngắn dài là bởi tại nơi ĐỊA PHƯƠNG mà mình đang ở.

 Do nghĩa đó: NHƯ LAI TÁNH KHÔNGTHỌ MẠNG.

 Thọ mạng của trăng sao không thể dựa trên cái thấy lặn mọc của đêm ngày mà bàn luận !

 Đêm ba mươi cuối tháng, những kẻ chất phác buồn than: trăng...chết mất ! Nhưng trăng đêm ba mươi nào có lặn có chết gì đâu !

 Tam bảo có lúc "không hiện hữu" ở thế gian cũng không vì vậyTam bảo hoại diệt.

 Thế cho nên, người đệ tử Phật rõ biết: TAM BẢO THƯỜNG TRỤ không biến hoại, như tánh ổn định, tồn tại, hiện hữu không có lặn mọc của trăng sao ./

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15005)
Đại chánh tân tu số 0070, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13444)
Đại chánh tân tu số 0068, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15123)
Đại chánh tân tu số 0069, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16492)
Luận Du Già Sư Địa (Phạn: Yogacàrabhùmi – sàtra), tác giảBồ tát Di Lặc (Maitreya) thuyết giảng, Đại sĩ Vô Trước (Asànga) ghi chép, Hán dịch là Pháp sư Huyền Tráng (602 -664)... Nguyên Hiền
(Xem: 13215)
Đại chánh tân tu số 0067, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12583)
Đại chánh tân tu số 0066, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13461)
Đại chánh tân tu số 0065, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13411)
Đại chánh tân tu số 0064, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12759)
Đại chánh tân tu số 0063, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 12074)
Đại chánh tân tu số 0063, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11973)
Đại chánh tân tu số 0062, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12646)
Đại chánh tân tu số 0061, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11474)
Đại chánh tân tu số 0060, Hán dịch: Huệ Giản; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11781)
Đại chánh tân tu số 0059, Hán dịch: Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11149)
Đại chánh tân tu số 0058, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13279)
Đại chánh tân tu số 0057, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13162)
Đại chánh tân tu số 0056, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11587)
Đại chánh tân tu số 0055, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12167)
Đại chánh tân tu số 0054, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12355)
Đại chánh tân tu số 0052, Hán dịch: Thí Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11950)
Đại chánh tân tu số 0051, Hán dịch: Khuyết Danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12745)
Đại chánh tân tu số 0050, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12366)
Đại chánh tân tu số 0048, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12191)
Đại chánh tân tu số 0047, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12259)
Đại chánh tân tu số 0046, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12009)
Đại chánh tân tu số 0045, Hán dịch: Pháp Hiền, Thí Quang Lộc Khanh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11954)
Đại chánh tân tu số 0044, Hán dịch: Khuyết Danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11221)
Đại chánh tân tu số 0043, Hán dịch: Huệ Giản; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11369)
Đại chánh tân tu số 0042, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12375)
Đại chánh tân tu số 0041, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12461)
Đại chánh tân tu số 0040, Hán dịch: Ðàm Vô Sấm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11994)
Đại chánh tân tu số 0039, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12959)
Đại chánh tân tu số 0038, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12038)
Đại chánh tân tu số 0037, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12601)
Đại chánh tân tu số 0036, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13007)
Đại chánh tân tu số 0035, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13944)
Đại chánh tân tu số 0034, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12736)
Đại chánh tân tu số 0033, Hán dịch: Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14864)
Đại chánh tân tu số 0032, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11924)
Đại chánh tân tu số 0031, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12183)
Đại chánh tân tu số 0030, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12883)
Đại chánh tân tu số 0029, Hán dịch khuyết danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12771)
Đại chánh tân tu số 0028, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14764)
Đại chánh tân tu số 0027, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12744)
Đại chánh tân tu số 0022, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15389)
Đại chánh tân tu số 0021, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12574)
Đại chánh tân tu số 0020, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13215)
Đại chánh tân tu số 0018, Hán dịch: Pháp Thiên; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14237)
Đại chánh tân tu số 0017, Hán dịch: Chi Pháp Ðộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15546)
Đại chánh tân tu số 0016, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13746)
Đại chánh tân tu số 0015, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13136)
Đại chánh tân tu số 0014, Hán dịch: Sa Môn An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc và Tâm Hạnh
(Xem: 13568)
Kinh Bát Nê Hoàn (Đại Chánh Tân Tu số 0006) - Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12480)
Kinh Phật Bát Nê Hoàn (Đại Chánh Tân Tu số 0005) - Bạch Pháp Tổ; Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12086)
Kinh Thất Phật Phụ Mẫu Tánh Tự (Đại Chánh Tân Tu số 0004) - Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12896)
Kinh Phật Tỳ Bà Thi (Đại Chánh Tân Tu số 0003) Hán Dịch: Tống Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Tâm Hạnh
(Xem: 12979)
Kinh Thất Phật (Đại Chánh Tân Tu số 0002) Hán Dịch: Tống Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Tâm Hạnh
(Xem: 13207)
Đức Phật dạy: Ai muốn tin Ta, làm đệ tử Ta, cần phải đủ trí quán sát, mới tin; không rõ nguyên nhân Ta, mà tin Ta ấy là phỉ báng Ta... HT Thích Hành Trụ dịch
(Xem: 21333)
Thiện Ác Nghiệp Báo (Chư Kinh Yếu Tập) Đại Chánh Tân Tu số 2123 - Nguyên tác: Đạo Thế; Thích Nguyên Chơn dịch
(Xem: 143636)
Đại Tạng Việt Nam bao gồm 2372 bộ Kinh, Luật và Luận chữ Hán và tất cả đã kèm Phiên âm Hán Việt...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant