Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

4- Bồ Tát

14 Tháng Sáu 201000:00(Xem: 7631)
4- Bồ Tát

BỒ TÁT CÓ BỆNH
BIÊN SOẠN VỀ KINH DUY MA CẬT

Thích Nữ Như Đức

Bồ Tát

1- Bồ-tát Di-lặc 

Bồ-tát Di-lặc đã được thọ ký còn một đời sẽ thành Phật, xem như nắm chắc quả vị Vô thượng Bồ-đề trong tay. Nhưng vẫn còn kẽ hở qua câu vấn nạn của Duy-ma-cật. Một đời, đời ấy là đời nào? Để đánh bật ý tưởng quả vị Phật dựa vào thời gian mà có. Thành Phật ở đây không lệ thuộc thời gian vì “tất cả chúng sinh đều thành Phật”. Trên lý tánh bình đẳng, hễ ngài Di-lặc được quả Vô thượng Bồ-đề thì tất cả chúng sanh cũng đều được quả ấy, thế thọ ký dành cho riêng ai? Câu vấn nạn này không nhằm làm khó dễ Bồ-tát Di-lặc, mà nhằm nâng cao tinh thần chúng sanh, đặt chúng sanh ngang vào vị trí Bồ-tát và Phật. Phần lặp đi lặp lại câu “… nếu Bồ-tát Di-lặc… tất cả chúng sanh…” với mục đích nhấn mạnh âm hưởng đó.

Kế đến, Duy-ma-cật nói Bồ-tát Di-lặc đừng đem pháp về Bồ-đề, về Giác ngộ, về Bất thối chuyển mà dẫn dụ các thiên tử, vì đối với pháp Vô thượng Bồ-đề không có gì để phát tâm hay là lui sụt. Nghĩa là đã sẵn có tánh tướng Bồ-đề nơi mọi sự vật, nơi mọi chúng sanh, cho đến trong các pháp giả danh như huyễn cũng mang đầy tính giác ngộ. Người đạt đạo nhìn đâu cũng trúng, người không đạt đạo dù ở ngay trong đạo cũng lọt ra. Chỉ cần mở con mắt thanh tịnh, con mắt tỉnh thức thì “Xúc mục là Bồ-đề”, Thiền Lão thiền sư nói: “Trúc biếc hoa vàng đâu cảnh khác, trăng trong mây bạc lộ toàn chơn” là vậy.

2- Đồng tử Quang Nghiêm 

Đồng tử là đối với Phật, công hạnh của Bồ-tát chưa viên mãn nên gọi là đồng tử.

Đồng tử Quang Nghiêm gặp Duy-ma-cật trên đường vào thành Tỳ-da-ly, có nghĩa là Duy-ma-cật đang ở ngoài thành, ngoài thành có phải là đạo tràng không? Theo quan niệm thường thì đạo tràng là một nơi trang nghiêm, ở vị thế tốt, được nhiều người biết…

Để trả lời câu hỏi: “Đạo tràng là nơi nào?”, Duy-ma-cật nêu lên một số đức tính và hành động, thực hiện chúng thì ở đâu cũng là đạo tràng. Thí dụ khi làm việc mệt nhọc, nhưng mình nhẫn chịu không khởi lòng bực bội, thì chính nơi làm việc ấy, chính tấm lòng ấy là đạo tràng. Chúng ta cũng có thể hiểu đạo tràng là nơi đức Phật thành Đạo, nơi Bồ-tát hành Đạo, vậy thì khi gặp việc khổ đau, khi đối diện với người xấu trong tâm mình khởi được những ý niệm Từ - Bi - Hỉ - Xả, ngay chính người việc đó là đạo tràng. Ta như thế không cần chọn lựa. Duy-ma-cật đã nêu lên “Các phiền não là đạo tràng” “Chúng sanh là đạo tràng” cho đến “Tất cả pháp là đạo tràng” “Ba cõi là đạo tràng”, vậy thì có gì ngoài đạo tràng, ngay cả một hành động giở chân cất bước cũng đã đứng tại đạo tràng.

Phần Bồ-đề ở trước và phần Đạo tràng ở đây cùng nối liền một ý. Bồ-đề là nói về người, đạo tràng là nói về nơi chốn.

3- Bồ-tát Trì Thế 

Bồ-tát đang ở trong thất tĩnh lặng, ma vương đem mười hai ngàn thiên nữ đến đảnh lễ, Bồ-tát lại khởi tưởng là Đế thích đến cúng dường. Đây cũng là bài học, mình tu hành thanh tịnh dù có ai đến cũng đừng khởi tưởng, khởi tưởng là lọt vào lưới ma.

Khi Duy-ma-cật xuất hiện phá vỡ màn kịch, cũng là lúc để chúng ta thấy lợi thế của cư sĩ, sống chung đụng với mọi thành phần nên dễ dàng nhận diện, Bồ-tát thì thanh tĩnh cách ly quá nên không rõ mặt thật của cuộc đời. Duy-ma-cật mượn ma để giáo hóa ma, nên xin mười hai ngàn thiên nữ rồi dạy Phật pháp cho, khiến trở về cung ma thắp sáng ngọn đèn Vô Tận, lúc ấy ma hết còn là ma.

4- Trưởng giả tử Thiện Đức

Trưởng giả tử Thiện Đức được xếp vào trong phẩm Bồ-tát vì ông đang thực hành một hạnh Bồ-tát, theo truyền thống gia đình. Thực hiện một đại hội bố thí trong bảy ngày, theo tuần tự từ Sa-môn - ngày thứ nhất - đến kẻ ăn xin - ngày thứ bảy.

Nói là cúng dường tất cả, nhưng chúng ta không biết là có gì sai biệt giữa cách cho, đồ vật cho, cũng như tâm niệm xảy ra bên trong của người cho kẻ nhận. Một đại thí hội như thế có làm cho mọi người đều khởi tâm an vui, thí dụ mình là người có mặt trong thành phần dự hội? Có lẽ sẽ có nhiều vấn đề bàn cãi nên Duy-ma-cật khuyên trưởng giả tử bố thí bằng cách cùng một lúc cúng dường tất cả chúng sanh. Ấy là gì? Là khởi tâm tu tất cả pháp lành, được tất cả trí huệ, phát khởi tất cả pháp hỗ trợ Phật đạo… Thành tựu pháp thí như thế là vị Đại thí chủ. So sánh giữa việc đem tiền của ra cho (mình là người ban ơn) với việc kiên trì tu tập các pháp lành, việc sau khó làm hơn.

Đoạn cuối Duy-ma-cật đã đem xâu chuỗi anh lạc chia làm hai phần, một phần cho kẻ ăn xin hạ tiện nhất, còn một phần dâng lên đức Phật Nan Thắng. Nan thắng và tối hạ: Bình đẳng. Rồi những kẻ ăn xin đều phát tâm đến quả Vô thượng Bồ-đề, điều này chứng minh cho ý nghĩa bình đẳng trên.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15567)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0431 - Tùy Thiên Trúc Tam Tạng Xà Na Quật Đa dịch Hán; Thích Hạnh Tuệ dịch Việt
(Xem: 15001)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0395 - Hán dịch: Pháp Hộ; Như Hòa dịch Việt
(Xem: 14847)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0394 - Hán dịch: Thất Dịch; Lệ Nhã dịch Việt
(Xem: 13264)
Hán dịch: Đời Tống, Tam tạng Đại sư Thi Hộ người nước Thiên Trúc phụng chiếu dịch. Việt dịch: Thích Nữ Đức Thuận
(Xem: 14447)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0390 - Huyền Trang dịch Hán; Thích Nữ Như Tuyết dịch Việt
(Xem: 20219)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Thích Viên Giác dịch Việt
(Xem: 18423)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Trí Nguyệt dịch Việt
(Xem: 30756)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0385 - Hán dịch: Diêu Tần Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Nữ Tịnh Quang
(Xem: 12422)
Đại Chánh Tân Tu số 0367, Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: Như Hòa
(Xem: 15521)
Đại Chánh Tân Tu số 0366, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 13757)
Đại chánh tân tu số 0360, Hán dịch: Khương Tăng Khải, Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh
(Xem: 13929)
Đại chánh tân tu số 0353, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 13531)
Đại chánh tân tu số 0349, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14453)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0430 - Hán dịch: Tăng Già Bà La, Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 13724)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Sử Truyện, Kinh số 2031 - Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 16731)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0309 - Hán dịch: Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Tâm Khanh
(Xem: 15386)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0261 - Hán dịch: Bát Nhã, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Tâm Châu
(Xem: 31232)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0220 - Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm, Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
(Xem: 18822)
Đại chánh tân tu số 0202, Hán dịch: Tuệ Giác Đẳng, Việt dịch: HT Thích Trung Quán
(Xem: 14997)
Đại chánh tân tu số 0199, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14592)
Đại chánh tân tu số 0197, Hán dịch: Khương Mạnh Tường, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14579)
Đại chánh tân tu số 0191, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 13788)
Đại chánh tân tu số 0189, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 19697)
Đại chánh tân tu số 0187, Hán dịch: Địa Bà Ha La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14438)
Đại chánh tân tu số 0158, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14521)
Đại chánh tân tu số 0151, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14716)
Đại chánh tân tu số 0116, Hán dịch: Đàm Vô Lang, Việt dịch: Thích Nữ Như Tuyết
(Xem: 14767)
Đại chánh tân tu số 0104, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì; Thích Nguyên Chơn; Thích Nhất Hạnh
(Xem: 17914)
Đại chánh tân tu số 0102, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: Lý Hồng Nhựt
(Xem: 13567)
Đại chánh tân tu số 0098, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13696)
Đại chánh tân tu số 0097, Hán dịch: Chơn Ðế, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14949)
Đại chánh tân tu số 0096, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14157)
Đại chánh tân tu số 0095, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16426)
Đại chánh tân tu số 0094, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15331)
Đại chánh tân tu số 0093, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13486)
Đại chánh tân tu số 0092, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13156)
Đại chánh tân tu số 0091, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13265)
Đại chánh tân tu số 0090, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12987)
Đại chánh tân tu số 0089, Hán dịch: Trở Cừ Kinh Thanh, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14085)
Đại chánh tân tu số 0088, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14724)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14224)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14619)
Đại chánh tân tu số 0086, Hán dịch:Trúc Đàm Vô Sấm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13004)
Đại chánh tân tu số 0085, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13811)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì
(Xem: 13262)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13745)
Đại chánh tân tu số 0083, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14689)
Đại chánh tân tu số 0082, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14757)
Đại chánh tân tu số 0081, Hán dịch: Thiên Tức Tai, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13275)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Tuệ Thông
(Xem: 12835)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13737)
Đại chánh tân tu số 0079, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13673)
Đại chánh tân tu số 0078, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13327)
Đại chánh tân tu số 0077, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13888)
Đại chánh tân tu số 0076, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13695)
Đại chánh tân tu số 0075, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12594)
Đại chánh tân tu số 0074, Hán dịch: Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14820)
Đại chánh tân tu số 0073, Hán dịch: Cầu Na Tỳ Ðịa, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12880)
Đại chánh tân tu số 0072, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12447)
Đại chánh tân tu số 0071, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant