Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Chương 7. Thức-xoa-ca-la-ni

16 Tháng Sáu 201000:00(Xem: 6371)
Chương 7. Thức-xoa-ca-la-ni

TỨ PHẦN LUẬT 四分律
Hán dịch: Tam tạng Phật-đà Da-xá và Trúc-phật-niệm. 

Việt dịch: Tỳ-kheo Thích Đỗng Minh và Thích Đức Thắng

Hiệu chính và chú thích: Tỳ-kheo Thích Nguyên Chứng 

CHƯƠNG VII 
THỨC-XOA-CA-LA-NI
[1]

ĐiỀu 1[2]

[698a9] Một thời, đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo mặc niết-bàn-tăng,[3] có lúc mặc thấp, có lúc mặc cao,[4] hoặc làm như vòi con voi, hoặc như lá cây đa-la, hoặc có lúc xếp nhỏ lại. Các cư sĩ thấy, cơ hiềm: «Sa-môn Thích tử này không biết xấu hổ. Bên ngoài tự xưng là tôi biết chánh pháp. Như vậy có gì là chánh pháp? Sao lại bận niết-bàn-tăng khi thì thấp, khi thì cao, khi thì làm như vòi con voi, khi thì làm như lá cây đa-la, khi thì xếp nhỏ lại, giống như quốc vương, trưởng giả, Đại thần, cư sĩ; giống như những ngày tiết hội, người trong phường chèo mặc y để làm trò?»

Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo: «Sao các thầy lại bận niết-bàn-tăng khi thì thấp, khi thì cao, khi thì làm như vòi con voi, khi thì làm như lá cây đa-la, khi thì xếp nhỏ lại?»

Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn liền vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:

«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm ĐiỀU không nên làm. Sao các ông lại bận niết-bàn-tăng khi thì thấp, khi thì cao, khi thì làm như vòi con voi, khi thì làm như lá cây đa-la, khi thì xếp nhỏ lại?»

Dùng vô số phương tiện quở trách nhóm sáu tỳ-kheo rồi đức Phật bảo các tỳ-kheo:

«Những kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Phải bận niết-bàn-tăng cho tề chỉnh,[5] thức-xoa-ca-la-ni.[6]

Tỳ-kheo: nghĩa như trên.

Trong đó, bận không tề chỉnh, có nghĩa là khi bận thấp, khi bận cao, hoặc làm như vòi con voi, hoặc làm như lá cây đa-la, hoặc xếp nhỏ lại.

- Bận thấp: cột dây lưng dưới rốn, cao là trên đầu gối.

- Vòi con voi: phía trước thòng xuống một góc.

- Lá cây đa-la: phía trước thòng xuống hai góc.

- Xếp nhỏ lại: xếp nhỏ quấn quanh eo lưng nhăn nhó.

Tỳ-kheo bận niết-bàn-tăng cao hay thấp hoặc làm như cái vòi con voi, hoặc làm như lá cây đa-la, hoặc xếp nhỏ lại. Cố ý làm, phạm đột-kiết-la cần phải sám.[7] Do cố ý làm cho nên phạm phi oai nghi đột-kiết-la.[8] Nếu không cố ý làm thì chỉ phạm đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: hoặc có khi bệnh như vậy, trong rốn sanh ghẻ nhọt nên phải mặc thấp, nơi ống chân có ghẻ nên phải mặc cao, hoặc trong Tăng-già-lam, hoặc bên ngoài thôn xóm, hoặc lúc làm việc, hoặc khi đi đường thì không phạm. 

Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách

ĐiỀu 2[9]
Một thời, đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo quấn y,[10] hoặc quấn cao, hoặc quấn thấp, hay làm như vòi con voi, hoặc làm như lá cây đa-la, hoặc xếp nhỏ lại. Các cư sĩ thấy, cơ hiềm: «Sa-môn Thích tử này không biết xấu hổ. Bên ngoài tự xưng là tôi biết chánh pháp. Như vậy có gì là chánh pháp? Sao lại quấn y khi thì thấp, khi thì cao, khi thì làm như vòi con voi, khi thì làm như lá cây đa-la, khi thì xếp nhỏ lại, giống như Quốc vương, trưởng giả, Đại thần, cư sĩ?»

Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo: «Sao các thầy quấn ba y khi cao, khi thấp, hoặc làm như vòi con voi, hoặc làm như là cây đa-la, hoặc có khi xếp nhỏ lại?»

Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn liền vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:

«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm ĐiỀU không nên làm. Tại sao các ông quấn y khi cao, khi thấp, hoặc làm như vòi con voi, hoặc làm như lá cây đa-la, hay có lúc xếp nhỏ lại?»

Dùng vô số phương tiện quở trách nhóm sáu tỳ-kheo rồi, đức Phật bảo các tỳ-kheo:

«Những kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Phải quấn ba y cho tề chỉnh,[11] thức-xoa-ca-la-ni.

Tỳ-kheo: nghĩa như trên.

Trong đây, không tề chỉnh: có nghĩa là khi quấn cao, khi mặc thấp, hoặc làm như vòi con voi, hoặc làm như lá cây đa-la, hoặc có lúc xếp nhỏ lại.

Quấn thấp: thòng xuống quá khủy tay, trống bên hông.

Quấn cao: quấn cao quá ống chân.

Làm như vòi con voi: thòng xuống một góc.

Như là cây đa-la: bên trước thòng xuống hai góc, bên sau vén cao lên.

Xếp nhỏ lại: là xếp nhỏ làm thành viền của y.

Nếu tỳ-kheo cố ý quấn cao, quấn thấp, làm thành vòi con voi, làm thành là cây đa-la, hoặc có khi xếp nhỏ lại, cố ý làm thì nên sám đột-kiết-la. Do cố ý làm nên phạm phi oai nghi đột-kiết-la. Nếu không cố ý làm thì chỉ phạm đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: hoặc bị bệnh như vậy, hoặc nơi vai, nơi cánh tay có ghẻ phải mặc thấp, hay nơi ống chân có ghẻ nên phải mặc cao, hoặc ở trong Tăng-già-lam, hay bên ngoài thôn xóm, hoặc trên đường đi, hay lúc lao tác… thì không phạm.

Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách

ĐiỀu 3[12]
Một thời, đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo vắt ngược ba y mà đi vào nhà bạch y.[13] Các cư sĩ thấy, cơ hiềm: «Sa-môn Thích tử này không biết tàm quý. Bên ngoài tự xưng là tôi biết chánh pháp. Như thế có gì là chánh pháp? Tại sao vắt ngược y đi vào nhà bạch y, giống như quốc vương, Đại thần, trưởng giả, cư sĩ?»

Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo: «Sao các thầy vắt ngược y đi vào nhà bạch y?»

Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn liền vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:

«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm ĐiỀU không nên làm. Tại sao các ông vắt ngược y đi vào nhà bạch y?»

Dùng vô số phương tiện quở trách nhóm sáu tỳ-kheo rồi, đức Phật bảo các tỳ-kheo:

«Những kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Không vắt ngược y đi vào nhà bạch y, thức-xoa-ca-la-ni.[14]

Tỳ-kheo: nghĩa như trên.

Nhà bạch y: chỉ cho thôn xóm.

Vắt ngược y: hoặc vắt ngược y hai bên tả và hữu lên trên vai. Nếu tỳ-kheo cố ý vắt ngược y bên tả và bên hữu lên trên vai đi vào nhà bạch y, cố ý làm nên sám đột-kiết-la. Do vì cố ý làm nên phạm phi oai nghi đột-kiết-la. Nếu không cố ý làm thì chỉ phạm đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: hoặc có bệnh như vậy, hoặc bên hông có ghẻ, hoặc ở trong Tăng-già-lam, hoặc ngoài thôn xóm, hoặc trên đường đi, hay lúc làm việc thì không phạm.

Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách

ĐiỀu 4
Không vắt ngược y khi ngồi trong nhà bạch y, thức-xoa-ca-la-ni. (như trên)[15]

ĐiỀu 5
Một thời, đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo lấy y quấn cổ vào nhà bạch y, các cư sĩ thấy, cơ hiềm: «Sa-môn Thích tử này không biết hổ thẹn mới lấy y quấn cổ đi vào nhà bạch y, như quốc vương, Đại thần, trưởng giả, cư sĩ

Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo: «Sao các thầy quấn y nơi cổ vào nhà bạch y?»

Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn liền vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:

«Các ông làm ĐiỀU sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tuỳ thuận, làm việc không nên làm. Tại sao các ông lấy y quấn nơi cổ vào nhà bạch y?»

Dùng vô số phương tiện quở trách nhóm sáu tỳ-kheo rồi, đức Phật bảo các tỳ-kheo:

«Những kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Không quấn y nơi cổ khi đi vào nhà bạch y, thức-xoa-ca-la-ni.

Tỳ-kheo: nghĩa như trên.

Quấn vào cổ: nắm hai chéo y quấn trên vai tả.

Cố ý lấy y quấn vào cổ đi vào nhà bạch y, phạm tội nên sám đột-kiết-la. Do cố ý làm nên phạm tội phi oai nghi đột-kiết-la. Nếu không cố ý làm thì chỉ phạm đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: hoặc là bị bệnh như vậy, có ghẻ trên vai, hoặc ở trong Tăng-già-lam hay ngoài xóm làng, hoặc khi làm việc hay lúc đi đường thì không phạm.

Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách

ĐiỀu 6
Không quấn y nơi cổ khi ngồi nhà bạch y, thức-xoa-ca-la-ni. (như trên)

ĐiỀu 7[16]
Một thời, đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo lấy y trùm lên đầu, vào nhà bạch y. Các cư sĩ thấy, cơ hiềm: «Sa-môn Thích tử này không biết hổ thẹn. Bên ngoài tự xưng tôi biết chánh pháp. Như vậy có gì gọi là chánh pháp? Tại sao lấy y trùm đầu đi như kẻ trộm

Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo: «Sao các thầy lấy y trùm lên đầu vào nhà bạch y?»

Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi qua một bên đem nhơn duyên này bạch lên đức Thế tôn một cách đầy đủ. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp các Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:

«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm ĐiỀU không nên làm. Tại sao các ông lấy y trùm lên đầu vào nhà bạch y?» 

Dùng vô số phương tiện quở trách nhóm sáu tỳ-kheo rồi, Phật bảo các tỳ-kheo:

«Những kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Không trùm đầu khi đi vào nhà bạch y, thức-xoa-ca-la-ni.[17]

Tỳ-kheo: nghĩa như trên.

Nhà bạch y: là thôn xóm.

Trùm đầu: hoặc lấy lá cây, [699a1] hay dùng vật xé thành mảnh, hoặc dùng y trùm trên đầu đi vào nhà bạch y.

Cố ý phạm nên sám đột-kiết-la. Do cố ý làm nên phạm phi oai nghi đột-kiết-la. Nếu không cố ý làm thì chỉ phạm đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: hoặc bị bệnh như vậy, hoặc bị lạnh trên đầu, hoặc có ghẻ trên đầu, hay mạng nạn, phạm hạnh nạn phải trùm đầu để chạy thì không phạm, 

Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách

ĐiỀu 8
Không trùm đầu khi vào nhà bạch y mà ngồi, thức-xoa-ca-la-ni. (như trên)[18]

ĐiỀu 9
Một thời, đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo nhún nhảy[19] đi vào nhà bạch y. Các cư sĩ thấy, cơ hiềm: «Sa-môn Thích tử này không biết hổ thẹn. Thọ nhận không biết nhàm chán. Bên ngoài tự xưng là tôi biết chánh pháp. Như vậy có gì là chánh pháp? Nhún nhảy đi vào nhà như con chim sẻ?»

Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo: «Sao các thầy nhún nhảy nhảy vào nhà bạch y?»

Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn liền vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:

«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm ĐiỀU không nên làm. Sao các ông lại nhún nhảy nhảy vào nhà bạch y?»

Dùng vô số phương tiện quở trách nhóm sáu tỳ-kheo rồi, đức Phật bảo các tỳ-kheo:

«Những kẻ ngu si này,[700a1] là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Không nhảy nhót[20] khi đi vào nhà bạch y, thức-xoa-ca-la-ni.

Tỳ-kheo: nghĩa như trên.

Nhà bạch y: cũng như trên.

Nhảy nhót đi: hai chân nhảy.

Tỳ-kheo cố ý nhảy nhót đi vào nhà bạch y, phạm đột-kiết-la cần phải sám. Do bởi cố ý làm nên phạm phi oai nghi đột-kiết-la. Nếu không cố ý làm thì chỉ phạm đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: hoặc mắc bệnh như vậy; hoặc bị người đánh; hoặc có giặc, hoặc có ác thú, hoặc bị chông gai, hoặc lội qua rảnh, qua hầm, qua chỗ bùn lầy phải nhảy đi; thảy đều không phạm. 

Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách

ĐiỀu 10
Không nhảy nhót vào nhà bạch y ngồi, thức-xoa-ca-la-ni. (như trên)

ĐiỀu 11
Một thời, đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà nước Xá-vệ. Bấy giờ, có cư sĩ thỉnh chúng Tăng sáng ngày mai về nhà thọ thực. Đêm ấy cư sĩ chuẩn bị đầy đủ thức ăn ngon bổ. Sáng sớm đến báo giờ đã đến.

Bấy giờ các tỳ-kheo đắp y bưng bát đến nhà cư sĩ, an tọa nơi chỗ ngồi. Nhóm sáu tỳ-kheo ngồi chồm hỗm tại nhà bạch y. Tỳ-kheo ngồi gần dùng tay đụng vào người, nhóm sáu tỳ-kheo té ngữa lộ hình. Các cư sĩ thấy, cơ hiềm: «Sa-môn Thích tử này không biết hổ thẹn. Thọ nhận không biết nhàm chán. Bên ngoài tự xưng là tôi biết chánh pháp. Như vậy có gì là chánh pháp? Ngồi chồm hỗm trong nhà giống như bà-la-môn lõa hình.»

Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo: «Sao các thầy lại ngồi chồm hỗm trong nhà bạch y?»

Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn liền vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:

«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm ĐiỀU không nên làm. Tại sao các ông ngồi chồm hỗm trong nhà bạch y?»

Dùng vô số phương tiện quở trách rồi, đức Phật bảo các tỳ-kheo:

«Những kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Không ngồi chồm hỗm trong nhà bạch y, thức-xoa-ca-la-ni.[21]

Tỳ-kheo: nghĩa như trên.

Nhà bạch y: cũng như trên.

Ngồi chồm hỗm: ở trên đất hay ở trên giường mà mông không chạm đất.

Tỳ-kheo cố ý ngồi chồm hỗm trong nhà bạch y, phạm đột-kiết-la cần phải sám. Do bởi cố ý làm nên phạm phi oai nghi đột-kiết-la. Nếu không cố ý làm thì chỉ phạm đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: hoặc có bệnh như vậy; hoặc bên mông có ghẻ; hoặc có đưa vật gì, hoặc lễ bái, sám hối, hoặc thọ giáo giới; thảy đều không phạm.

Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách

ĐiỀu 12[22]
Một thời, đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo chống nạnh tay đi vào nhà bạch y. Các cư sĩ thấy, cơ hiềm: «Sa-môn Thích tử này không biết hổ thẹn. Thọ nhận không biết nhàm chán. Bên ngoài tự xưng là tôi biết chánh pháp. Như vậy có gì là chánh pháp? Vênh váo đắc chí giống như người đời mới cưới vợ!› 

Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo: ‹Sao các thầy chống nạnh tay đi vào nhà bạch y?›

Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch lên đức Thế tôn một cách đầy đủ. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp các Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:

«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm ĐiỀU không nên làm. Tại sao các ông chống nạnh tay đi vào nhà bạch y?»

Lúc bấy giờ đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách rồi, bảo các tỳ-kheo:

«Những kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Không chống nạnh khi đi vào nhà bạch y, thức-xoa-ca-la-ni.

Tỳ-kheo: nghĩa như trên.

Nhà bạch y: như đã nói ở trên.

Chống nạnh: lấy tay chống lên hông thành góc vuông.

Nếu tỳ-kheo cố ý chống nạnh đi vào nhà bạch y, phạm đột-kiết-la cần phải sám. Do bởi cố ý làm nên phạm phi oai nghi đột-kiết-la. Nếu không cố ý làm thì chỉ phạm đột-kiết-la.

Tỳ-kheo ni, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: hoặc có bệnh như vậy; hay dưới hông có sanh ghẻ; hoặc ở trong Tăng-già-lam hay ngoài xóm làng; hoặc lúc làm việc, hay trên đường đi; thảy đều không phạm.

Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách

ĐiỀu 13
Không chống nạnh khi ngồi trong nhà bạch y, thức-xoa-ca-la-ni.

Tay chống lên hông, khuỷ tay thành góc vuông, khi ngồi trong nhà bạch y, trở ngại người ngồi kế, cũng như vậy.

ĐiỀu 14[23]
Một thời, đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo đi lắc lư [24] khi vào nhà bạch y. Các cư sĩ thấy, cơ hiềm nói: «Sa-môn Thích tử này không biết hổ thẹn. Thọ nhận không biết nhàm chán. Bên ngoài tự xưng là tôi biết chánh pháp. Như vậy có gì là chánh pháp? đi lắc lư khi vào nhà bạch y, giống như Quốc vương, Đại thần!» 

Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo: «Tại sao các thầy lắc lư thân mình đi vào nhà bạch y?»

Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:

«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm ĐiỀU không nên làm. Tại sao các ông đi lắc lư khi vào nhà bạch y?» 

Lúc bấy giờ đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách rồi, bảo các tỳ-kheo:

«Những kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Không lắc lư thân mình khi vào nhà bạch y, thức-xoa-ca-la-ni.

Tỳ-kheo: nghĩa như trên.

Nhà bạch y: cũng nghĩa như trên.

Đi lắc lư: thân nghiêng bên tả, bên hữu khi rảo bước.

Nếu tỳ-kheo cố làm cho thân lắc lư, nghiêng bên tả bên hữu, rảo bước vào nhà bạch y, phạm [701a1] đột-kiết-la cần phải sám. Do bởi cố tâm làm nên phạm phi oai nghi đột-kiết-la. Nếu không cố tâm làm thì chỉ phạm đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: hoặc vì bị chứng bệnh như vậy; hoặc bị người đánh phải nghiêng mình để tránh; hoặc voi dữ đến; hoặc bị giặc, sư tử, ác thú tấn công, hoặc gặp người vác gai. Những trường hợp như vậy phải nghiêng mình để tránh. Hoặc lội qua hầm, qua mương, qua vũng bùn, cần nghiêng thân để lướt qua. Hoặc khi mặc y, xoay nghiêng mình để nhìn xem y có tề chỉnh không, có cao thấp không, có như cái vòi con voi không, có như lá cây đa-la không, có xếp nhỏ lại hay không. Vì vậy mà phải xoay mình để xem. Thảy đều không phạm.

Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách

ĐiỀu 15
Không lắc lư thân mình khi ngồi trong nhà bạch y, thức-xoa-ca-la-ni. (như trên)

ĐiỀu 16 [25]
Một thời, đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo vung cánh tay[26] khi đi vào nhà bạch y. Các cư sĩ thấy, cơ hiềm nói: «Sa-môn Thích tử này không biết hổ thẹn. Thọ nhận không biết nhàm chán. Bên ngoài tự xưng là tôi biết chánh pháp. Như vậy có gì là chánh pháp? Đi đánh đòng xa khi vào nhà bạch y giống như quốc vương, Đại thần, trưởng giả

Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo: «Sao các thầy đi đánh đòng xa khi vào nhà bạch y?»

Quở trách rồi, tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp các Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:

«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm ĐiỀU không nên làm. Tại sao các ông khoác tay khi đi vào nhà bạch y?» 

Lúc bấy giờ, đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách rồi, bảo các tỳ-kheo:

«Những kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Không vung cánh tay khi đi vào nhà bạch y, thức-xoa-ca-la-ni.

Tỳ-kheo: nghĩa như trên.

Vung cánh tay: thòng cánh tay đưa ra trước bước đi.

Nếu tỳ-kheo cố đánh đòng xa đi vào nhà bạch y, phạm đột-kiết-la cần phải sám. Do bởi cố ý làm nên phạm phi oai nghi đột-kiết-la. Nếu không cố tâm thì chỉ phạm đột-Kiết-La mà thôi.

Tỳ-kheo-ni, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: hoặc bị chứng bệnh nào đó; hoặc bị người đánh đưa tay chận lại; hoặc gặp voi dữ đến, hoặc sư tử, ác thú, trộm cướp, người vác gai chạy lại nên phải đưa tay chận lại. Hoặc lội qua sông, nhảy qua hầm nước, vũng bùn, hoặc bạn cùng đi không kịp, lấy tay ngoắt kêu. Thảy đều không phạm.

Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách

ĐiỀu 17
...ngồi. (cũng như trên)

ĐiỀu 18 [27]
Một thời, đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo không khéo che kín thân đi vào nhà bạch y. Các cư sĩ thấy cơ hiềm nói: «Sa-môn Thích tử này không biết hổ thẹn. Thọ nhận không biết nhàm chán. Bên ngoài tự xưng là tôi biết chánh pháp. Như vậy có gì là chánh pháp? Mặc y phục không khéo che kín thân đi vào nhà bạch y, giống như bà-la-môn.» 

Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo: «Sao các thầy không khéo che kín thân đi vào nhà bạch y?»

Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp các Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:

«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm ĐiỀU không nên làm. Tại sao các ông mặc y không khéo che thân, đi vào nhà bạch y?» 

Lúc bấy giờ đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách rồi, bảo các tỳ-kheo:

«Những kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Phải che kín thân thể khi đi vào nhà bạch y, thức-xoa-ca-la-ni.

Tỳ-kheo: nghĩa như trên.

Nhà bạch y: tức xóm làng.

Không khéo che kín thân: là trống trước trống sau.

Nếu tỳ-kheo cố tâm không khéo che thân, đi vào nhà bạch y, phạm đột-kiết-la cần phải sám. Do bởi cố tâm làm nên phạm phi oai nghi đột-kiết-la. Nếu cố tâm làm thì chỉ phạm đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: hoặc mắc bệnh như vậy; hoặc bị trói hay bị gió thổi bay y lìa thân thì không phạm.

Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách

ĐiỀu 19
...ngồi, (cũng như trên).

ĐiỀu 20[28]
Một thời, đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo liếc ngó hai bên khi đi vào nhà bạch y, các cư sĩ thấy, cơ hiềm nói: «Sa-môn Thích tử này không biết hổ thẹn. Thọ nhận không biết nhàm chán. Bên ngoài tự xưng là tôi biết chánh pháp. Như vậy có gì là chánh pháp? Như kẻ trộm rình người, liếc ngó hai bên khi đi vào nhà bạch y

Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo: «Sao các thầy liếc ngó hai bên khi đi vào nhà bạch y?»

Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch lên đức Thế tôn một cách đầy đủ. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp các Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:

«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm ĐiỀU không nên làm. Tại sao các ông liếc ngó hai bên khi đi vào nhà bạch y?» 

Lúc bấy giờ đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách rồi, bảo các tỳ-kheo:

«Những kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Không liếc ngó hai bên khi đi vào nhà bạch y, thức-xoa-ca-la-ni.

Tỳ-kheo: nghĩa như trên.

Nhà bạch y: nơi xóm làng.

Liếc ngó hai bên: nhìn quanh nhìn quất.

Nếu tỳ-kheo cố ý liếc ngó hai bên, đi vào nhà bạch y phạm đột-kiết-la cần phải sám. Do bởi cố ý làm nên phạm phi oai nghi đột-kiết-la. Nếu không cố ý, phạm đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, Sa-di ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: hoặc bị bệnh như vậy; hay vì ngước mặt xem thời tiết; hoặc mạng nạn, phạm hạnh [702a1] nạn phải ngó mọi hướng để tìm cách thoát thân; thảy đều không phạm. 

Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách

ĐiỀu 21
...ngồi, (cũng như trên).

ĐiỀu 22[29]
Một thời, đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo lớn tiếng kêu réo, khi đi vào nhà bạch y. Các cư sĩ nghe thấy cơ hiềm nói: «Sa-môn Thích tử này không biết hổ thẹn. Thọ nhận không biết nhàm chán. Bên ngoài tự xưng là tôi biết chánh pháp. Như vậy có gì là chánh pháp? Kêu la lớn tiếng giống như chúng bà-la-môn!»

Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo: «Sao các thầy kêu la lớn tiếng khi vào nhà bạch y?»

Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp các Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:

«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm ĐiỀU không nên làm. Tại sao các ông lớn tiếng cao giọng khi vào nhà bạch y?» 

Lúc bấy, giờ đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách rồi, bảo các tỳ-kheo:

«Những kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Phải yên lặng[30] khi đi vào nhà bạch y, thức-xoa-ca-la-ni.

Tỳ-kheo: nghĩa như trên.

Trong đây, không yên lặng, là lớn tiếng cao giọng. Hoặc dặn dò, hoặc lớn tiếng thí thực. Nếu tỳ-kheo cố ý cao tiếng lớn giọng, phạm đột-kiết-la cần phải sám. Do bởi cố ý làm nên phạm phi oai nghi đột-kiết-la. Nếu không cố ý làm, phạm đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: hoặc mắc phải chứng bệnh như vậy; hoặc điếc không nghe tiếng nói phải lớn tiếng kêu, hoặc cao tiếng dặn dò, hoặc cao tiếng thí thực, hoặc mạng nạn, phạm hạnh nạn, cao giọng để tẩu thoát thì không phạm. 

Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách

ĐiỀU 23
... ngồi, (cũng như trên).

ĐiỀU 24[31]
Một thời, đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo cười giỡn khi đi vào nhà bạch y. Các cư sĩ thấy, cơ hiềm nói: «Sa-môn Thích tử này không biết hổ thẹn. Thọ nhận không biết nhàm chán. Bên ngoài tự xưng là tôi biết chánh pháp. Như vậy có gì là chánh pháp? Vừa đi, vừa cười giỡn khi vào nhà bạch y, giống như con khỉ đột!»

Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo: «Tại sao các Thầy vừa đi vừa cười giỡn khi vào nhà bạch y?»

Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn, Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp các Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:

«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm ĐiỀU không nên làm. Tại sao các ông vừa đi vừa cười giỡn khi vào nhà bạch y?» 

Lúc bấy giờ đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách rồi, bảo các tỳ-kheo:

«Những kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Không được cười giỡn khi vào nhà bạch y, thức-xoa-ca-la-ni.

Tỳ-kheo: nghĩa như trên.

Cười cợt: cười để lộ răng.

Nếu tỳ-kheo cố ý cười cợt khi đi vào nhà bạch y thì phạm nên sám đột-kiết-la. Do bởi cố ý làm nên phạm oai nghi đột-kiết-la. Nếu không cố ý làm thì phạm đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-Kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: hoặc mắc phải chứng bệnh như vậy; hoặc môi bị đau không phủ được răng; hoặc nghĩ đến pháp, hoan hỷ mà cười; thảy đều không phạm.

Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách

ĐiỀU 25
... ngồi, (cũng như trên).

ĐiỀU 26[32]
Một thời, đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà nước Xá-vệ. Bấy giờ, có cư sĩ mời chúng Tăng sáng mai thọ thực. Đêm ấy, cư sĩ chuẩn bị đủ các thức ăn ngon bổ, sáng ngày đến thỉnh chúng tăng thọ thực.

Đến giờ, các tỳ-kheo mặc y bưng bát đến nhà cư sĩ, an tọa nơi chỗ ngồi. Chính tay cư sĩ sớt thức ăn đến chư Tăng. Nhóm sáu tỳ-kheo không chú ý khi nhận thức ăn, nên cơm canh bị rơi rớt. Cư sĩ thấy vậy, cùng nhau bàn nói: «Sa-môn Thích tử này không biết hổ thẹn. Thọ nhận không biết nhàm chán. Bên ngoài tự xưng là tôi biết chánh pháp. Như vậy có gì là chánh pháp? Sao lại không chú ý khi nhận thức ăn, nhận nhiều với tâm tham, như thời đói kém!» 

Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo: «Tại sao các thầy không để ý khi nhận thức ăn?»

Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp các Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:

«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm ĐiỀU không nên làm. Tại sao các ông không chú ý khi nhận thức ăn, để cơm canh bị rơi rớt?»

Lúc bấy giờ đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách rồi, bảo các tỳ-kheo:

«Những kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Phải dụng ý khi nhận thức ăn, thức-xoa-ca-la-ni.

Tỳ-kheo: nghĩa như trên.

Tỳ-kheo kia không dụng ý nhận thức ăn, để thức ăn bị rơi rớt, nếu cố tâm không để ý khi nhận thức ăn, phạm đột-kiết-la cần phải sám. Do bởi cố tâm làm nên phạm phi oai nghi đột-kiết-la. Nếu không cố tâm thì phạm đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: hoặc mắc phải chứng bệnh như vậy; hoặc bát nhỏ nên khi nhận ăn rơi rớt; hoặc rớt trên bàn; thảy đều không phạm.

Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách

ĐiỀU 27[33]
Một thời, đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà nước Xá-vệ. Bấy giờ, có cư sĩ mời chúng Tăng sáng ngày thọ thực. Trong đêm chuẩn bị các thức ăn đầy đủ, sáng sớm đến thỉnh chúng Tăng đi thọ thực.

Đến giờ, các tỳ-kheo đắp y, bưng bát đến nhà cư sĩ, an tọa nơi chỗ ngồi. Chính tay cư sĩ sớt cơm canh đến chư Tăng. Nhóm sáu tỳ-kheo nhận thức ăn đầy tràn cả bát, làm đổ cơm canh. Cư sĩ thấy, cơ hiềm nói: «Sa-môn Thích tử này không biết hổ thẹn. Thọ nhận không biết nhàm chán. Bên ngoài tự xưng là tôi biết chánh pháp. Như vậy có gì là chánh pháp? Nhận [703a1] thức ăn đầy tràn cả bát, giống như những người đói ham nhiều.» 

Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo: «Sao các thầy nhận thức ăn đầy tràn cả bát, làm đổ cơm canh?»

Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp các Tăng tỳ-kheo, quở rách nhóm sáu tỳ-kheo:

«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm ĐiỀU không nên làm. Tại sao các ông nhận thức ăn đầy tràn cả bát, làm đổ cơm canh?» 

Lúc bấy giờ đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách rồi, bảo các tỳ-kheo:

«Những kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Thọ nhận thức ăn vừa ngang bát, thức-xoa-ca-la-ni.

Tỳ-kheo: nghĩa như trên.

Không ngang bằng bình bát: có nghĩa là đầy tràn.

Nếu tỳ-kheo cố ý nhận thức ăn không ngang bằng bình bát, phạm đột-kiết-la cần phải sám. Do bởi cố ý nên phạm phi oai nghi đột-kiết-la. Nếu không cố ý làm, phạm đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: ban đầu chưa chế giới, si cuồng loạn tâm, thống não, bức bách; hay có bệnh, hoặc bát nhỏ, hoặc thức ăn rơi trên bàn.

Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách

ĐiỀU 28[34]
Một thời, đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà nước Xá-vệ. Bấy giờ, có cư sĩ thỉnh chúng Tăng sáng ngày thọ thực. Trong đêm sắm sửa đầy đủ các thức ăn, sáng sớm đến báo chư Tăng giờ thọ thực.

Đến giờ, các tỳ-kheo mặc y bưng bát đến nhà cư sĩ, an tọa nơi chỗ ngồi. Chính tay của cư sĩ sớt thức ăn đến chư Tăng. Nhóm sáu tỳ-kheo nhận cơm quá nhiều, không còn chỗ để chứa canh, cư sĩ thấy vậy, cơ hiềm nói: «Sa-môn Thích tử này không biết hổ thẹn. Thọ nhận không biết nhàm chán. Bên ngoài tự xưng là tôi biết chánh pháp. Như vậy có gì là chánh pháp? Nhận thức ăn quá nhiều không còn chỗ để nhận canh, giống như người đói khát tham ăn!» 

Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo: «Sao các thầy nhận cơm quá nhiều, không còn chỗ để nhận canh?»

Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo.

«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm ĐiỀU không nên làm. Tại sao các ông nhận cơm quá nhiều đến nỗi không còn chỗ để chứa canh?» 

Lúc bấy giờ, đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách rồi, bảo các tỳ-kheo:

«Những kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Thọ nhận canh vừa ngang bát,[35] thức-xoa-ca-la-ni.

Tỳ-kheo: nghĩa như trên.

Tỳ-kheo cố ý nhận canh không ngang bằng với bình bát, phạm đột-kiết-la cần phải sám. Do bởi cố ý làm nên phạm phi oai nghi đột-kiết-la. Nếu không cố ý, phạm đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: hoặc vì có chứng bệnh như vậy, hoặc là cái bát nhỏ nên đổ thức ăn trên bàn, hoặc thọ ngang bằng với bát thì không phạm.

Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách

ĐiỀU 29[36]
Một thời, đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà nước Xá-vệ. Bấy giờ, có cư sĩ mời chúng Tăng thọ thực vào sáng ngày mai. Trong đêm chuẩn bị các thức ăn ngon bổ, sáng sớm đến báo chư tăng giờ thọ thực.

Đến giờ, các tỳ-kheo mặc y, bưng bát đến nhà cư sĩ, an tọa nơi chỗ ngồi. Chính tay cư sĩ sớt thức ăn, cơm và canh đến chư Tăng. Khi cư sĩ sớt cơm xong, vào trong nhà bưng canh. Canh bưng đến thì có tỳ-kheo đã ăn hết cơm.

Cư sĩ hỏi:

«Cơm đâu rồi?»

Tỳ-kheo trả lời:

«Tôi ăn hết rồi.»

Cư sĩ sớt canh rồi, lại vào nhà bưng cơm. Cơm bưng ra thì canh đã ăn hết.

Cư sĩ hỏi:

«Canh đâu rồi?»

Tỳ-kheo trả lời:

«Tôi ăn hết rồi.»

Cư sĩ bèn cơ hiềm, nói: «Sa-môn Thích tử này không biết hổ thẹn. Thọ nhận không biết nhàm chán. Bên ngoài tự xưng là tôi biết chánh pháp. Như vậy có gì là chánh pháp? Cơm đến, canh chưa đến; đã ăn hết cơm. Canh đến, cơm chưa hết đã ăn hết canh. Giống như người đói khát!» 

Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo: «Sao các thầy nhận thức ăn, canh chưa đến cơm đã ăn hết; canh đến cơm chưa đến, canh đã ăn hết?»

Các tỳ-kheo đến chỗ đức Phật, đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch lên đức Thế tôn một cách đầy đủ. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:

«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm ĐiỀU không nên làm. Tại sao các ông nhận cơm, canh chưa đến cơm ăn đã hết; canh đến, cơm chưa đến, canh đã ăn hết?» 

Lúc bấy giờ đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách rồi, bảo các tỳ-kheo:

«Những kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Ăn cơm và canh đồng đều, thức-xoa-ca-la-ni.

Tỳ-kheo: nghĩa như trên.

Không bằng nhau có nghĩa là cơm đến, canh chưa đến, cơm đã hết. Canh đến, cơm chưa đến, canh đã hết. Tỳ-kheo cố ý ăn cơm canh không đều nhau, phạm đột-kiết-la cần phải sám. Do bởi cố ý làm nên phạm phi oai nghi đột-kiết-la. Nếu không cố ý làm thì phạm đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, Sa-di ni. đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: hoặc mắc phải chứng bệnh như vậy; hoặc lúc cần cơm không cần canh, hay là cần canh không cần cơm. Hoặc gần quá giữa ngày, hoặc mạng nạn, phạm hạnh nạn cần ăn mau. Thảy đều không phạm.

Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách

ĐiỀU 30[37]
Một thời, đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà nước Xá-vệ. Bấy giờ, có cư sĩ mời chúng Tăng sáng ngày mai thọ thực. Trong đêm sửa soạn đầy đủ các thức ăn ngon bổ, sáng sớm đến báo chư Tăng giờ thọ thực.

Đến giờ, các tỳ-kheo đắp y bưng bát đến nhà cư sĩ, an tọa nơi chỗ ngồi. Tự tay cư sĩ sớt thức ăn đến chư Tăng. Nhóm sáu tỳ-kheo không theo thứ tự lấy thức ăn để ăn.[38] Các cư sĩ thấy cơ hiềm: «Sa-môn Thích tử này không biết hổ thẹn. Thọ nhận không biết nhàm chán. Bên ngoài tự xưng là tôi biết chánh pháp. Như vậy có gì là chánh pháp? Không theo thứ tự nhận thức ăn để ăn; ăn giống như heo, chó; ăn giống như lừa, bò, chim, quạ.»

Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, [704a1] ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo: ‹Sao các thầy không theo thứ tự lấy thức ăn để ăn?›

Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch lên đức Thế tôn một cách đầy đủ. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:

«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm ĐiỀU không nên làm. Tại sao các ông không theo thứ tự để lấy thức ăn?»

Lúc bấy giờ đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách rồi, bảo các tỳ-kheo:

«Những kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa,cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Theo thứ tự mà ăn,[39] thức-xoa-ca-la-ni.

Tỳ-kheo: nghĩa như trên.

Không theo thứ tự có nghĩa là trong bát chỗ nào cũng moi để lấy thức ăn. Tỳ-kheo kia cố ý làm, không theo thứ tự lấy thức ăn để ăn, phạm đột-kiết-la cần phải sám. Do bởi cố ý làm nên phạm phi oai nghi đột-kiết-la. Nếu không cố ý làm, phạm đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di ni. đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: hoặc mắc phải chứng bệnh như vậy, hoặc sợ nóng nên moi lấy chỗ nguội để ăn, hoặc sắp quá giữa trưa, hoặc mạng nạn, phạm hạnh nạn nên cần ăn vội; thảy đều không phạm. 

Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách

ĐiỀU 31[40]
Một thời, đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà nước Xá-vệ. Bấy giờ, có cư sĩ thỉnh chúng Tăng sáng ngày mai cúng dường các thức ăn ngon. Trong đêm chuẩn bị đầy đủ, sáng sớm đến mời chư Tăng đi thọ thực.

Đến giờ, các tỳ-kheo đắp y mang bát đến nhà cư sĩ, an tọa nơi chỗ ngồi. Chính tay cư sĩ sớt thức ăn đến chư Tăng. Nhóm sáu tỳ-kheo nhận thức ăn bằng cách moi trống giữa bình bát. Cư sĩ thấy cơ hiềm nói: «Sa-môn Thích tử này không biết hổ thẹn. Thọ nhận không biết nhàm chán. Bên ngoài tự xưng là tôi biết chánh pháp. Như vậy có gì là chánh pháp? Nhận thức ăn giống như bò, lừa, lạc đà, heo, chó, chim quạ không khác!»

Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo: «Sao các Thầy lại moi trống giữa bát để ăn?»

Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch lên đức Phật một cách đầy đủ. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:

«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm ĐiỀU không nên làm. Tại sao các ông thọ thực lại moi một lỗ trống giữa bát để ăn?»

Lúc bấy giờ, đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách rồi, bảo các tỳ-kheo:

«Những kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Không nên moi giữa bát[41] mà ăn, thức-xoa-ca-la-ni.

Tỳ-kheo: nghĩa như trên.

Moi giữa bát mà ăn: nghĩa là để chừa xung quanh mà khoét chính giữa bát xuống tới đáy.

Tỳ-kheo kia cố ý moi giữa bát để ăn, phạm đột-kiết-la cần phải sám. Do bởi cố ý làm nên phạm phi oai nghi đột-kiết-la. Nếu không cố ý, phạm đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: hoặc mắc phải chứng bệnh như vậy, hoặc sợ nóng nên moi chính giữa cho nguội, hoặc quá giữa trưa, hoặc mạng nạn, phạm hạnh nạn, cần ăn gấp nên khoét giữa để ăn thì không phạm.

Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách

ĐiỀU 32[42]
Một thời, đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà nước Xá-vệ. Bấy giờ, có cư sĩ mời chúng Tăng sáng ngày mai cúng dường các thức ăn tốt. Trong đêm sửa soạn đủ rồi, sáng sớm đến thỉnh chư Tăng thọ thực.

Đến giờ, các tỳ-kheo mặc y bưng bát tới nhà cư sĩ, an tọa nơi chỗ ngồi. Chính tay cư sĩ sớt thức ăn ngon đến chư Tăng. Nhóm sáu tỳ-kheo tự mình yêu sách thức ăn như kẻ đói khát. Cư sĩ thấy, cơ hiềm nói: «Sa-môn Thích tử này không biết hổ thẹn. Thọ nhận không biết nhàm chán. Bên ngoài tự xưng là tôi biết chánh pháp. Như vậy có gì là chánh pháp?» 

Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo: «Sao các Thầy yêu sách thức ăn cho mình?»

Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn, Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:

«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm ĐiỀU không nên làm. Tại sao các ông yêu sách thức ăn cho mình?»

Lúc bấy giờ đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách rồi, bảo các tỳ-kheo:

«Những kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Không được yêu sách thức ăn cho mình, thức-xoa-ca-la-ni.

Thế tôn vì các tỳ-kheo kiết giới như vậy. Bấy giờ, có các tỳ-kheo bệnh, nghi không dám vì mình yêu cầu thức ăn, cũng không dám vì người khác yêu cầu thức ăn; người khác yêu cầu thức ăn đem cho cũng không dám ăn. Đức Phật dạy:

«Từ nay về sau cho phép các tỳ-kheo bệnh được vì mình yêu cầu thức ăn, vì người khác yêu cầu, hoặc người khác vì mình yêu cầu, thì được ăn.»

Từ nay về sau nên nói giới như vầy:

Tỳ-kheo nào, không bệnh, không được vì mình yêu sách cơm canh, thức-xoa-ca-la-ni.

Tỳ-kheo: nghĩa như trên.

Tỳ-kheo kia không bệnh, cố ý tự mình đòi hỏi cơm, canh, phạm đột-kiết-la cần phải sám. Do bởi cố ý làm nên phạm phi oai nghi đột-kiết-la. Nếu không cố ý làm, phạm đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: vì bệnh nên tự đòi, hoặc vì người khác hay người khác vì mình mà đòi, hoặc không đòi hỏi mà tự được thì không phạm.

Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách

ĐiỀU 33[43]
Một thời, đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà nước Xá-vệ. Bấy giờ, có cư sĩ thỉnh chúng Tăng cúng dường các thứ cơm canh vào ngày mai. Tối đó sửa soạn đủ mọi thứ, sáng ngày đến mời chư tăng đi thọ thực.

Đến giờ, các tỳ-kheo mặc y bưng bát tới nhà cư sĩ, an tọa nơi chỗ ngồi. Cư sĩ đích thân tự tay sớt cơm canh đến chư Tăng. Khi ấy cư sĩ đem canh đến sớt vào bát cho một tỳ-kheo trong nhóm sáu tỳ-kheo rồi, ghi nhớ theo thứ tự để lấy canh sớt tiếp. Sau đó tỳ-kheo này lấy cơm phủ lên trên canh. Khi trở lại, cư sĩ hỏi: «Canh đâu rồi?» Tỳ-kheo nín thinh. Cư sĩ liền cơ hiềm, nói: «Sa-môn Thích tử này không biết hổ thẹn. Thọ nhận không biết nhàm chán. Bên ngoài tự xưng là tôi biết chánh pháp. [705a1] Như vậy có gì là chánh pháp? Lấy cơm phủ lên trên canh, giống như người đói khát!»

Các tỳ-kheo nghe rồi đều hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo: «Sao các thầy thọ thực lại lấy cơm phủ lên canh, mong được nhận canh thêm?»

Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân, ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch lên đức Thế tôn một cách đầy đủ. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:

«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm ĐiỀU không nên làm. Tại sao các ông lấy cơm phủ lên canh để mong nhận thêm canh?» 

Lúc bấy giờ đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách rồi, bảo các tỳ-kheo:

«Những kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Không được dùng cơm che lấp canh, thức-xoa-ca-la-ni. 

Thế tôn vì tỳ-kheo kiết giới như vậy. Có tỳ-kheo được mời ăn, canh làm nhớp tay, nhớp bát, nhớp khăn tay. Nên có sự nghi, không dám dùng cơm phủ lên canh. Đức Phật dạy:

«Từ nay về sau cho phép khi được mời ăn thì không phạm.» 

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Không được dùng cơm che lấp canh để mong được thêm,[44] thức-xoa-ca-la-ni.

Tỳ-kheo: nghĩa như trên.

Tỳ-kheo cố ý dùng cơm phủ lên canh, mong nhận được thêm canh, phạm đột-kiết-la cần phải sám. Do bởi cố tâm làm nên phạm phi oai nghi đột-kiết-la. Nếu không cố ý làm, phạm đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: Hoặc mắc phải chứng bệnh như vậy, hoặc được mời ăn; hoặc khi chỉ cần canh hay chỉ cần cơm; thảy đều không phạm. 

Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách

ĐiỀU 34[45]
Một thời, đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà nước Xá-vệ. Bấy giờ, có cư sĩ mời các tỳ-kheo sáng mai cúng dường cơm canh và các thức ăn ngon. Trong đêm sửa soạn đầy đủ, sáng sớm đến thỉnh chư Tăng đến thọ thực.

Các tỳ-kheo mặc y mang bát đến nhà cư sĩ, an tọa nơi chỗ ngồi. Cư sĩ đích thân tự tay sớt cơm canh và các thức ăn ngon đến chư Tăng. Trong nhóm sáu tỳ-kheo có một vị nhận được phần ăn ít, thấy vị ngồi gần nhận được nhiều, liền nói với cư sĩ

«Nay ông thỉnh Tăng đến thọ thực, tuỳ ý ông muốn sớt ai nhiều thì sớt, muốn sớt ai ít thì sớt phải không? Ông là một cư sĩthiên vị

Cư sĩ trả lời:

«Tôi sớt thức ăn với tâm niệm bình đẳng, tại sao nói tôi có thiên vị?»

Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo: «Sao các thầy liếc hai bên nhìn vào bát của người ngồi cạnh?»

Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:

«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm ĐiỀU không nên làm. Tại sao các ông liếc hai bên nhìn vào bát người ngồi cạnh để biết nhiều hay ít?» 

Lúc bấy giờ đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách rồi, bảo các tỳ-kheo:

«Những kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Không liếc nhìn vào trong bát người ngồi bên cạnh sanh tâm tỵ hiềm,[46] thức-xoa-ca-la-ni.

Tỳ-kheo: nghĩa như trên.

Trong đây, liếc nhìn vào bát người ngồi cạnh là để biết ai nhiều ai ít. Tỳ-kheo cố ý liếc nhìn vào trong bát người ngồi cạnh để biết nhiều ít, phạm đột-kiết-la cần phải sám. Do bởi cố ý làm nên phạm phi oai nghi đột-kiết-la. Nếu không cố ý làm, phạm đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni, thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di ni đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: hoặc mắc bệnh như vậy, hoặc tỳ-kheo ngồi gần bị bệnh, hoặc mắt bị mờ, ngó để biết họ nhận được thức ăn hay chưa, tịnh hay bất tịnh, thọ hay chưa thọ, như vậy thì không phạm.

Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách

ĐiỀU 35[47]
Một thời, đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà nước Xá-vệ. Bấy giờ, có cư sĩ thỉnh Tăng tỳ-kheo sáng ngày mai cúng dường các thức ăn ngon. Trong đêm ấy sửa soạn đầy đủ, sáng sớm đến mời chư Tăng đi thọ thực.

Các tỳ-kheo mặc y mang bát đến nhà cư sĩ, an tọa nơi chỗ ngồi. Cư sĩ đích thân tự tay sớt thức ăn đến chư Tăng. Có vị tỳ-kheo trong nhóm sáu tỳ-kheo nhận cơm canh rồi, nhìn ngó chung quanh. Bất ngờ tỳ-kheo ngồi cạnh lấy phần canh của vị ấy dấu. Vị tỳ-kheo nhìn lại không thấy canh, hỏi: 

«Phần canh tôi vừa nhận đâu rồi?»

Vị Tỳ-kheo ngồi gần nói:

«Thầy đi đâu mới lại hay sao?»

Vị kia trả lời:

«Tôi ngồi đây, để canh trước mặt, mắt nhìn ngó hai bên thì phần canh đâu mất!»

Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo: «Sao thầy nhận canh rồi lại nhìn ngó hai bên?»

Các Tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:

«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm ĐiỀU không nên làm. Sao ông nhận cơm canh rồi, nhìn ngó hai bên?» 

Lúc bấy giờ đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách rồi, bảo các tỳ-kheo:

«Những kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Phải chú tâm vào bát mà ăn, thức-xoa-ca-la-ni.

Tỳ-kheo: nghĩa như trên.

Không chú tâm nơi bình bát, có nghĩa là nhìn ngó hai bên. Tỳ-kheo cố ý không chú tâm nơi bát, phạm đột-kiết-la cần phải sám. Do bởi cố ý nên phạm phi oai nghi đột-kiết-la. Nếu không cố ý làm, phạm đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni, thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: hoặc mắc bệnh như vậy; hoặc tỳ-kheo ngồi cạnh bị bệnh; hoặc mắt bị mờ; vì để nhận thức ăn mà xem ngó, tịnh bất tịnh, được chưa được, thọ chưa thọ; hay xem coi thời giờ; hoặc mạng nạn, phạm hạnh nạn cần xem ngó hai bên để trốn thoát; thảy đều không phạm.

Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách

ĐiỀU 36[48]
Một thời, đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà nước Xá-vệ. Bấy giờ, có cư sĩ thỉnh các tỳ-kheo sáng ngày mai cúng dường thức ăn ngon bổ. Trong đêm ấy, chuẩn bị đầy đủ, sáng sớm đến mời chư Tăng thọ thực.

Các tỳ-kheo mặc y bưng bát đến nhà cư sĩ an tọa nơi chỗ ngồi. Cư sĩ đích thân tự tay sớt thức ăn đến chư Tăng. Nhóm sáu tỳ-kheo vắt nắm cơm lớn, miệng không đủ chứa. Cư sĩ thấy cơ hiềm nói: «Sa-môn Thích tử này không biết hổ thẹn, thọ nhận không biết nhàm chán. Ăn giống như heo, chó, lạc đà, lừa, bò, chim, quạ.»

Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo: «Sao lại vắt nắm cơm lớn như thế?»

Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:

«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm ĐiỀU không nên làm. Tại sao các ông vắt năm cơm lớn như thế?» 

Lúc bấy giờ đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách rồi, bảo các tỳ-kheo:

«Những kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Không được ăn vắt cơm lớn, thức-xoa-ca-la-ni.

Tỳ-kheo: nghĩa như trên.

Vắt lớn: tức là miệng không chứa hết.

Tỳ-kheo cố ý vắt cơm lớn, phạm đột-kiết-la cần phải sám. Do bởi cố ý làm nên phạm phi oai nghi đột-kiết-la. Nếu không cố ý làm, phạm đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni cho đến sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: hoặc mắc chứng bệnh như vậy, hoặc thời giờ muốn quá giữa ngày, hoặc mạng nạn, phạm hạnh nạn, cần ăn gấp; thảy đều không phạm.

Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách

ĐiỀU 37[49]
Một thời, đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà nước Xá-vệ. Bấy giờ, có cư sĩ thỉnh các tỳ-kheo thọ thực vào sáng mai với những thức ăn ngon. Trong đêm, sửa soạn đầy đủ, sáng sớm đến mời các tỳ-kheo thọ thực.

Các tỳ-kheo mặc y mang bát đến nhà cư sĩ, an tọa nơi chỗ ngồi. Cư sĩ đích thân tự tay sớt thức ăn đến chư Tăng. Nhóm sáu tỳ-kheo nhận thức ăn để ăn. Trong khi thức ăn chưa vào miệng đã hả lớn miệng để đợi. Cư sĩ thấy vậy cơ hiềm, nói: «Sa-môn Thích tử này không biết hổ thẹn. Thọ nhận không biết nhàm chán. Tại sao thức ăn chưa đến mà đã hả lớn miệng để chờ? Ăn giống như heo, chó, lạc đà, bò, lừa, chim, quạ!»

Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo: «Tại sao các thầy hả lớn miệng để đợi ăn?»

Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:

«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm ĐiỀU không nên làm. Tại sao các ông hả lớn miệng chờ thức ăn?» 

Lúc bấy giờ, đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách rồi, bảo các tỳ-kheo:

«Những kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Không há miệng lớn đợi cơm mà ăn, thức-xoa-ca-la-ni.

Hả lớn miệng: vắt cơm chưa đến mà đã hả lớn miệng trước để đợi.

Tỳ-kheo cố ý hả lớn miệng đợi vắt cơm, phạm đột-kiết-la cần phải sám. Do bởi cố ý làm nên phạm phi oai nghi đột-kiết-la. Nếu không cố ý làm, phạm đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni, cho đến sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: hoặc mắc chứng bệnh nào đó; hoặc thời giờ sắp quá giữa ngày; hoặc mạng nạn, phạm hạnh nạn, cần ăn vội; thảy đều không phạm.

Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách

ĐiỀU 38[50]
Một thời, đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà nước Xá-vệ. Bấy giờ, có cư sĩ thỉnh chúng tăng cúng dường cơm canh, các thức ăn tốt vào sáng ngày mai. Trong đêm lo chuẩn bị đầy đủ, sáng sớm đến mời chư Tăng thọ thực.

Các tỳ-kheo mặc y bưng bát đến nhà cư sĩ, an tọa nơi chỗ ngồi. Cư sĩ đích thân tự tay sớt thức ăn để cúng dường. Nhóm sáu tỳ-kheo vừa ngậm thức ăn vừa nói chuyện. Các cư sĩ cơ hiềm: «Sa-môn Thích tử này không biết xấu hổ, thọ nhận không nhàm chán. Tại sao vừa ngậm thức ăn vừa nói chuyện? Ăn tuồng như heo, chó, lạc đà, chim, quạ!»

Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo: «Tại sao các Thầy vừa ngậm thức ăn vừa nói chuyện?»

Các tỳ-kheo đến bạch đức Thế tôn, Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:

«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm ĐiỀU không nên làm. Tại sao các ông ngậm thức ăn nói chuyện?»

Lúc bấy giờ đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách rồi, bảo các tỳ-kheo:

«Những kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Không được ngậm cơm mà nói, thức-xoa-ca-la-ni.

Ngậm thức ăn nói chuyện: thức ăn ở trong miệng thì lời nói không rõ, người nghe không hiểu. Nếu tỳ-kheo cố ý ngậm thức ăn nói chuyện, phạm đột-kiết-la cần phải sám. Do bởi cố ý làm nên phạm phi oai nghi đột-kiết-la. Không cố ý, phạm đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni, cho đến sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: hoặc có chứng bệnh như vậy; hoặc bị nghẹn, kêu nước; hoặc mạng nạn, phạm hạnh nạn mà lên tiếng khi đang ăn; không phạm. 

Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách

ĐiỀU 39[51]
Một thời, đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà nước Xá-vệ. Bấy giờ, có cư sĩ thỉnh các tỳ-kheo cúng dường cơm canh và các thức ăn tốt vào sáng ngày mai. Trong đêm, sửa soạn đầy đủ, sáng sớm đến mời chư Tăng thọ thực.

Các tỳ-kheo mặc y mang bát đến nhà cư sĩ, an tọa nơi chỗ ngồi. Cư sĩ đích thân tự tay sớt thức ăn đến chư Tăng. Nhóm sáu tỳ-kheo cầm vắt cơm từ xa thảy vào miệng. Cư sĩ thấy, cơ hiềm nói: «Sa-môn Thích tử này không biết xấu hổ, thọ nhận không nhàm chán. Giống như nhà ảo thuật!»

Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách… (như trên) rồi đến chỗ Thế tôn, đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp các Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo… (như trên), cho đến

«Từ nay về sau Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa,cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Không vắt cơm thảy vào miệng, thức-xoa-ca-la-ni.

Tỳ-kheo cố ý vắt cơm từ xa thảy vào miệng, phạm đột-kiết-la cần phải sám. Do bởi cố ý làm nên phạm phi oai nghi đột-kiết-la. nếu không cố ý làm, phạm đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni cho đến sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: hoặc mắc chứng bệnh như vậy; hoặc bị cột trói, quăng thức ăn vào miệng không phạm.

Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách

ĐiỀU 40[52]
[707a1] Một thời đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc rừng cây Kỳ-đà nước Xá-vệ. Bấy giờ, có cư sĩ thỉnh các tỳ-kheo thọ thực với các thức ăn ngon bổ vào sáng ngày mai. Trong đêm chuẩn bị đầy đủ xong, sáng sớm đến mời chư Tăng thọ thực.

Các tỳ-kheo mặc y bưng bát đến nhà cư sĩ, an tọa nơi chỗ ngồi. Cư sĩ đích thân tự tay sớt thức ăn đến chư Tăng. Nhóm sáu tỳ-kheo thọ thức ăn không như pháp, tay cầm vắt cơm, cắn phân nữa để ăn.[53] Cư sĩ thấy, cơ hiềm nói: «Sa-môn Thích tử này không biết xấu hổ, thọ nhận không nhàm chán, không biết đủ. Ăn giống như heo, chó, lạc đà, lừa, bò, chim, quạ!»

Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dụ tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách rồi đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn

Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, dùng vô số phương tiện quở trách nhóm sáu tỳ-kheo (như trên) cho đến câu đầu tiên phạm giới này, rồi bảo các tỳ-kheo: 

«Từ nay về sau Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Không nên để cơm rơi vải khi ăn, thức-xoa-ca-la-ni.

Trong đây, rơi vải,[54] nghĩa là phân nữa vào miệng, phân nữa ở nơi tay. Tỳ-kheo cố ý lấy tay cầm vắt cơm, ăn phân nữa, để lại phân nữa, phạm đột-kiết-la cần phải sám. Do bởi cố ý làm nên phạm phi oai nghi đột-kiết-la. Nếu không cố ý làm thì phạm đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni cho đến sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: hoặc có chứng bệnh như vậy; hoặc ăn bánh tráng, hoặc ăn thịt, hay ăn dưa, ăn mía, ăn rau trái, như trái am-bà-la, trái diêm-bặc, trái nho, tim, lá, nhụy của thảo mộc; thảy đều không phạm. 

Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. [55] 

ĐiỀU 41[56]
Một thời, đức Phật ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, có cư sĩ thỉnh chư Tăng cúng dường cơm vào ngày mai. Trong đêm sửa soạn đầy đủ, sáng sớm đến mời chư Tăng đến thọ thực.

Các tỳ-kheo mặc y bưng bát đến nhà cư sĩ, an tọa nơi chỗ ngồi. Cư sĩ đích thân tự tay sớt thức ăn đến chư Tăng. Nhóm sáu tỳ-kheo phồng má mà ăn,[57] cư sĩ thấy, cơ hiềm nói: «Sa-môn Thích tử này không biết xấu hổ, ăn giống như con khỉ.»

Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách rồi đến chỗ đức Thế tôn đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn.

Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu Tăng tỳ-kheo như trên, cho đến

«Từ nay về sau Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Không phồng má mà ăn, thức-xoa-ca-la-ni.[58]

Trong đây, ăn phồng má tức là đưa thức ăn vào khiến cho hai má phồng lên, giống như tướng trạng của con khỉ. Nếu cố ý làm cho đầy miệng bằng thức ăn, khiến cho hai má phồng lên, phạm đột-kiết-la cần phải sám. Do bởi cố ý làm nên phạm oai nghi đột-kiết-la. Nếu không cố ý làm, phạm đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni cho đến sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: hoặc mắc phải chứng bệnh thế nào đó; hoặc gần qua giữa ngày, hoặc mạng nạn, phạm hạnh nạn nên phải ăn vội thì không phạm. 

Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách

ĐiỀU 42[59]
Một thời, đức Phật ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, có cư sĩ mời các tỳ-kheo cúng dường các thức ăn ngon bổ, vào sáng ngày mai. Trong đêm sửa soạn đủ tất cả, sáng sớm đến thỉnh chư Tăng đến thọ trai.

Các tỳ-kheo đắp y mang bát đến nhà cư sĩ, an tọa nơi chỗ ngồi. Cư sĩ đích thân tự tay sớt thức ăn. Nhóm sáu tỳ-kheo nhai cơm có tiếng, cư sĩ cơ hiềm, nói: «Sa-môn Thích tử này không biết hổ thẹn. Thọ nhận không biết nhàm chán. Bên ngoài tự xưng là tôi biết chánh pháp. Như vậy có gì là chánh pháp? Ăn giống như heo, chó, lạc đà, lừa, chim, quạ!»

Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu [706a1] dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo: «Sao nhai thức ăn có tiếng?»

Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn liền vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo... như trước, cho đến câu «Từ nay về sau ta vì các tỳ-kheo kiết giới gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.» 

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Không nhai thức ăn có tiếng,[60] thức-xoa-ca-la-ni*.

Tỳ-kheo cố ý nhai thức ăn có tiếng, phạm đột-kiết-la cần phải sám. Do bởi cố tâm làm nên phạm phi oai nghi đột-kiết-la. Nếu không cố tâm làm, phạm đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni, thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: Hoặc có chứng bệnh thế nào đó; hay ăn cơm khô, cơm cháy, mía, dưa, xoài, trái diêm-bặc, bồ đào, hồ đào, ty đào lê, phong lê… thì không phạm.

Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách

ĐiỀU 43[61]
Một thời, đức Phật ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, có cư sĩ mời các tỳ-kheo cúng dường các thức ăn ngon. Trong đêm sửa soạn đầy đủ, sáng sớm đến thỉnh các tỳ-kheo đến thọ trai.

Các tỳ-kheo đắp y mang bát đến nhà cư sĩ, an tọa nơi chỗ ngồi. Cư sĩ đích thân tự tay sớt thức ăn. Nhóm sáu tỳ-kheo lua húp cơm canh có tiếng.[62] Cư sĩ cơ hiềm nói: «Sa-môn Thích tử này không có tàm quý… cho đến câu ăn như heo, chó, lạc đà, bò, lừa, chim, quạ!» 

Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo rồi đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này tập hợp đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-[708a1]kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo... như trước, cho đến câu «Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Không nên húp thức ăn có tiếng mà ăn, thức-xoa-ca-la-ni*.

Trong đây, húp thức ăn có nghĩa là trương miệng lớn từ xa húp thức ăn vào. Nếu tỳ-kheo cố ý húp thức ăn có tiếng phạm đột-kiết-la cần phải sám. Do bởi cố ý làm nên phạm phi oai nghi đột-kiết-la. Nếu không cố ý làm, phạm đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni cho đến sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: hoặc thời có mắc chứng bệnh thế nào đó; hay miệng bị đau, hoặc ăn canh, ăn lạc, lạc tương, tô-tỳ-la tương, hay rượu đắng; thảy đều không phạm. 

Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách

ĐiỀU 44[63]
Một thời, đức Phật ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, có cư sĩ mời các tỳ-kheo cúng dường các thức ăn ngon vào ngày mai. Trong đêm chuẩn bị đầy đủ, sáng sớm đến thỉnh chư Tăng đến thọ trai.

Các tỳ-kheo mặc y, bưng bát đến nhà cư sĩ, an tọa nơi chỗ ngồi. Cư sĩ đích thân tự tay sớt thức ăn đến các ngài. Nhóm sáu tỳ-kheo le lưỡi ra liếm thức ăn. Cư sĩ cơ hiềm nói: «Sa-môn Thích tử này không có tàm quý… cho đến ăn như heo, chó, lạc đà, bò, lừa, chim, quạ!»

Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo (…) rồi, đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn

Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo... như trên, cho đến câu «Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Không nên lấy lưỡi liếm thức ăn,[64] thức-xoa-ca-la-ni*.

Lấy lưỡi liếm: tức là dùng lưỡi đưa ra để thu lấy thức ăn.

Nếu tỳ-kheo cố ý le lưỡi liếm thức ăn, phạm đột-kiết-la cần phải sám. Do bởi cố ý làm nên phạm phi oai nghi đột-kiết-la. Nếu không cố ý, phạm đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni cho đến sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: hoặc vì mắc bệnh như vậy, hoặc bị trói, hoặc tay bị bùn, hay đất nhớp, mồ hôi tay nên lấy lưỡi liếm thức ăn; không phạm.

Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách

ĐiỀU 45[65]
Một thời, đức Phật ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, có cư sĩ thỉnh các tỳ-kheo cúng dường các thức ăn ngon vào ngày mai. Trong đêm sửa soạn đầy đủ, sáng sớm đến mời chư Tăng đến thọ trai.

Các tỳ-kheo mặc y, bưng bát đến nhà cư sĩ, an tọa nơi chỗ ngồi. Cư sĩ đích thân sớt thức ăn đến các ngài. Khi ấy có vị trong nhóm sáu tỳ-kheo rảy tay[66] khi ăn. Cư sĩ thấy cơ hiềm nói: «Sa-môn Thích tử này không có hổ thẹn… cho đến ăn như nhà Vua, như Đại thần của Vua!»

Bấy giờ các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách rồi đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo... cho đến câu «Từ nay về sau Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Không nên rảy tay khi ăn, thức-xoa-ca-la-ni.

Tỳ-kheo cố ý rảy tay phạm đột-kiết-la cần phải sám. Do bởi cố ý làm nên phạm phi oai nghi đột-kiết-la. Nếu không cố ý làm, phạm đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni cho đến sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: hoặc có bệnh thế nào đó, hoặc trong thức ăn có cỏ, có trùng, hoặc trong tay có bất tịnh muốn rảy bỏ đi, hoặc lúc chưa ăn tay xúc chạm vật không sạch cần rảy; không phạm. 

Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách

ĐiỀU 46
Một thời, đức Phật ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, có cư sĩ thỉnh các tỳ-kheo cúng dường các thức ăn ngon vào ngày mai. Trong đêm chuẩn bị đầy đủ, sáng sớm đến mời chư Tăng đến thọ trai.

Các tỳ-kheo mặc y bưng bát đến nhà cư sĩ, an tọa nơi chỗ ngồi. Cư sĩ đích thân sớt thức ăn đến các tỳ-kheo. Khi ấy có nhóm sáu tỳ-kheo lượm thức ăn rơi mà ăn. Cư sĩ thấy, cơ hiềm nói: «Sa-môn Thích tử này không có tàm quý, … ăn như gà, như chim, quạ.»

Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách (…) rồi đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn.

Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo... như trước, cho đến câu «Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Không nên tay nhặt thức ăn rơi mà ăn, thức-xoa-ca-la-ni*.

Cơm rơi: Là cơm đã rớt dưới đất.

Nếu tỳ-kheo cố ý lượm cơm rơi ăn, phạm đột-kiết-la cần phải sám. Do bởi cố ý làm, phạm phi oai nghi đột-kiết-la. Nếu không cố ý làm, phạm đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni cho đến sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: hoặc mắc chứng bệnh như vậy, hoặc khi ăn có cỏ, có trùng, hoặc có vật gì bất tịnh, hoặc lúc chưa ăn có cái gì cần bỏ, không phạm.

Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách

ĐiỀU 47[67]
Một thời, đức Phật ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có cư sĩ thỉnh các tỳ-kheo cúng dường các thức ăn ngon vào sáng ngày mai. Trong đêm chuẩn bị đầy đủ, sáng sớm đến mời chư Tăng phó trai.

Các tỳ-kheo mặc y bưng bát đến nhà cư sĩ, an tọa nơi chỗ ngồi. Cư sĩ đích thân sớt thức ăn đến các ngài. Khi ấy có nhóm sáu tỳ-kheo lấy tay không sạch bưng đồ đựng nước uống. Cư sĩ thấy, cơ hiềm nói: «Sa-môn Thích tử này không có xấu hổ… cho đến dùng tay không sạch cầm đồ đựng nước uống, giống như Vua, Đại thần của Vua.»

Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách rồi đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn.

Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo... như trên, cho đến câu «Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.» 

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Tay dơ không nên cầm đồ đựng nước uống, [709a1] thức-xoa-ca-la-ni*.

Trong đây, tay dơ có nghĩa là có cơm dính nơi tay.

Nếu tỳ-kheo cố ý dùng tay dơ cầm đồ đựng thức ăn, phạm đột-kiết-la cần phải sám. Do bởi cố ý làm nên phạm phi oai nghi đột-kiết-la. Nếu không cố ý làm, phạm đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni, cho đến sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: hoặc là mắc phải chứng bệnh như vậy, hoặc nhận thức ăn trên cỏ, trên lá thì rửa tay nhận; không phạm.

Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách

ĐiỀU 48[68]
Một thời, đức Phật ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, có nhóm sáu tỳ-kheo tại nhà cư sĩ ăn xong rửa bát, đổ nước rửa bát, có cả thức ăn dư, bừa bãi ra đất. Cư sĩ thấy vậy cơ hiềm nói: «Sa-môn Thích tử không có xấu hổ… (cho đến) nhận nhiều thức ăn như kẻ đói khát, để rồi vất bỏ bừa bãi như Đại thần của Vua!»

Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách (…) rồi đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn.

Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo... như trên, cho đến câu «Từ nay về sau ta vì các tỳ-kheo kiết giới gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Không nên đổ nước rửa bát[69] trong nhà bạch y, thức-xoa-ca-la-ni.

Nước rửa bát: ở đây có nghĩa là nước có lẩn cơm và những thức ăn còn thừa.

Nếu tỳ-kheo cố ý đổ nước rửa bát trong nhà bạch y, phạm đột-kiết-la cần phải sám. Do bởi cố ý làm nên phạm phi oai nghi đột-kiết-la. Nếu không cố y làm, phạm đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni cho đến sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: hoặc có chứng bệnh thế nào đó, hoặc là rửa mâm, bàn, rồi hứng lấy nước ấy đem đổ ra ngoài; không phạm.

Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách

ĐiỀU 49[70]
Một thời, đức Phật ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo đại tiểu tiện và khạc nhổ trên rau cải và cỏ tươi. Cư sĩ thấy, cơ hiềm nói: «Sa-môn Thích tử không có hổ thẹn, bên ngoài tự xưng là ta biết chánh pháp. Như vậy có gì là Chánh pháp? Đại tiểu tiện và khạc nhổ trên rau cải và cỏ tươi, giống như heo, chó, lạc đà, bò, lừa.»

Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách rồi đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn.

Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo... như trước, cho đến câu «Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài

Muốn nói giới nên nói như vậy:

Không được đại tiểu tiện, khạc nhổ trên rau cải và cỏ tươi, thức-xoa-ca-la-ni*.

Thế tôn vì các tỳ-kheo kiết giới như vậy. Có tỳ-kheo bệnh, mệt nhọc không thể tránh chỗ rau cải và cỏ tươi được. Đức Phật dạy:

«Tỳ-kheo bệnh, không phạm.» 

Từ nay trở đi nên nói giới như vầy:

Không được đại tiểu tiện, khạc nhổ trên rau cải và cỏ tươi, trừ bệnh, thức-xoa-ca-la-ni*.

Nếu tỳ-kheo không bệnh cố ý đại tiểu tiện và khạc nhổ trên rau cải và cỏ tươi, phạm đột-kiết-la cần phải sám. Do bởi cố tâm làm nên phạm phi oai nghi đột-kiết-la. Nếu không cố tâm làm, phạm đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni cho đến sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: hoặc có chứng bệnh thế nào đó, hoặc đại tiểu tiện nơi chỗ không có rau cải và cỏ tươi mà nước chảy đến nơi đó, hay gió thổi, chim ngậm rớt nơi có rau cải hay cỏ tươi; không phạm.

Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách

ĐiỀU 50[71]
Một thời, đức Phật ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo đại tiểu tiện và khạc nhổ trong nước. Cư sĩ thấy cơ hiềm nói: «Sa-môn Thích tử này không biết hổ thẹn, bên ngoài tự xưng là tôi biết chánh pháp. Như vậy có gì là Chánh pháp? Đại tiểu tiện trong nước giống như heo, chó, bò, lạc đà, lừa.»

Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo (…) rồi đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn.

Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo... như trên, cho đến câu «Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Không được đại tiểu tiện, khạc nhổ trong nước, thức-xoa-ca-la-ni.

Thế tôn vì các tỳ-kheo kiết giới như vậy. Lúc ấy có tỳ-kheo bệnh, nếu tránh chỗ có nước để đại tiểu tiện và khạc nhổ thì hơi khó nhọc. Đức Phật dạy:

«Người bệnh không phạm.» 

Từ nay về sau nên nói giới như vầy:

Không được đại tiểu tiện, khạc nhổ trong nước, trừ bệnh, thức-xoa-ca-la-ni.

Nếu tỳ-kheo cố ý đại tiểu tiện, khạc nhổ trong nước, phạm đột-kiết-la cần phải sám. Do bởi cố ý làm nên phạm phi oai nghi đột-kiết-la. Nếu không cố ý, phạm đột-kiệt-la.

Tỳ-kheo-ni cho đến sa-di, sa-di ni đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: hoặc có chứng bệnh như vậy, hoặc là đại tiểu tiện trên bờ sông rồi rơi vào dòng nước, hoặc bị gió thổi, chim ngậm bay đi rơi rớt vào trong nước; không phạm.

Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách

ĐiỀU 51[72]
Một thời, đức Phật ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo đứng đại tiểu tiện. Cư sĩ thấy, cơ hiềm nói: «Sa-môn Thích tử này không biết hổ thẹn. Bên ngoài tự xưng là tôi biết chánh pháp. Như vậy có gì là Chánh pháp? Đại tiểu tiện mà đứng, giống như bò, ngựa, heo, dê, lạc đà.»

Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo (…) rồi, đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn.

Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo… như trước, cho đến câu «Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Không được đứng đại tiểu tiện, thức-xoa-ca-la-ni*.

Thế tôn vì tỳ-kheo kiết giới như vậy. Bấy giờ có tỳ-kheo bệnh, không thể ngồi để đại tiểu tiện vì mệt nhọc. Đức Phật dạy:

«Người bệnh thì không phạm.» 

Từ nay trở về sau nên nói giới như vầy:

Không được đứng đại tiểu tiện, trừ bệnh, thức-xoa-ca-la-ni*.

Nếu tỳ-kheo cố ý đứng đại tiểu tiện, phạm đột-kiết-la cần phải sám. Do bởi cố ý làm nên phạm oai nghi đột-kiết-la. Nếu không cố ý, [710a1] phạm đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: hoặc có chứng bệnh như vậy, hoặc bị trói buộc, hoặc nơi chỗ đứng bị nhớp, bùn nhơ; không phạm.

Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách

ĐiỀU 52[73]
Một thời, đức Phật ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, có nhóm sáu tỳ-kheo nói pháp cho người vén ngược y không cung kính.

Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo rồi, đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn.

Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo… như trước, cho đến câu «Từ nay về sau ta vì các Tỳ-kheo kiết giới gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Không được nói pháp cho người vén ngược y không cung kính, thức-xoa-ca-la-ni*.

Bấy giờ các tỳ-kheo nghi không dám nói pháp cho người bệnh mà họ vén ngược y. Đức Phật dạy:

«Người bệnh thì không phạm.» 

Từ nay trở đi nên nói giới như vầy:

Không được nói pháp cho người vén ngược y không cung kính, trừ người bệnh, thức-xoa-ca-la-ni*.

Tỳ-kheo cố ý nói pháp cho người lật ngược y không cung kính, không bệnh, phạm đột-kiết-la cần phải sám. Do bởi cố ý làm nên phạm phi oai nghi đột-kiết-la. Nếu không cố ý làm, phạm đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni cho đến sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la, đó gọi là phạm.

Sự không phạm: hoặc bị chứng bệnh thế nào đó, hoặc vì nhà Vua hay Đại thần của nhà Vua mà nói thì không phạm.

Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách

ĐiỀU 53
Không được nói pháp cho người quấn y nơi cổ, trừ người bệnh, thức-xoa-ca-la-ni*.

 (như trên)

ĐiỀU 54[74]
Không được nói pháp cho người trùm đầu,[75] trừ người bệnh, thức-xoa-ca-la-ni *.

 (như trên)

ĐiỀU 55[76]
Không được nói pháp cho người quấn đầu,[77] trừ người bệnh, thức-xoa-ca-la-ni*.

 (như trên)

ĐiỀU 56[78]
Không được nói pháp cho người chống nạnh, trừ người bệnh, thức-xoa-ca-la-ni*.

 (như trên)

ĐiỀU 57[79]
Không được nói pháp cho người mang dép da,[80] trừ người bệnh, thức-xoa-ca-la-ni*.

 (như trên)

ĐiỀU 58[81]
Không được nói pháp cho người mang guốc gỗ,[82] trừ người bệnh, thức-xoa-ca-la-ni*.

 (như trên)

ĐiỀU 59[83]
Không được nói pháp cho người cởi xe cộ,[84] trừ người bệnh, thức-xoa-ca-la-ni*.

 (như trên)

ĐiỀU 60
Một thời, đức Phật ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có nhóm sáu tỳ-kheo ngủ nghỉ trong tháp Phật.

Các tỳ-kheo thấy, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo: «Sao ngủ nghỉ trong tháp Phật?»

Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn.

Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo… như trước, cho đến câu «Từ nay về sau Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Không đươc ngủ nghỉ trong tháp Phật, thức-xoa-ca-la-ni*.

Thế tôn vì các tỳ-kheo kiết giới như vậy, có tỳ-kheo nghi, vì để giữ tháp vẫn không dám ngủ trong tháp Phật. Đức Phật dạy:

bảo vệ tháp thì không phạm. Từ nay về sau nên nói giới như vầy:

Không được ngủ nghỉ trong tháp Phật, trừ vì canh giữ, thức-xoa-ca-la-ni*.

Nếu tỳ-kheo cố ý ngủ nghỉ trong tháp Phật, phạm đột-kiết-la cần phải sám. Do bởi cố ý làm nên phạm phi oai nghi đột-kiết-la, Nếu không cố ý làm, phạm đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni cho đến sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: hoặc vì mắc chứng bệnh thế nào đó, hoặc vì bảo vệ mà ngủ nghỉ, hoặc vì sức mạnh bắt, hoặc vì mạng nạn, phạm hạnh nạn nên phải ngủ nghỉ; không phạm.

Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách

ĐiỀU 61
Một thời đức Phật ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, có nhóm sáu tỳ-kheo cất dấu tài vật trong tháp Phật.

Các tỳ-kheo biết, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo rồi đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn.

Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo… như trên, cho đến câu «Từ nay về sau, Ta vì các Tỳ-kheo kiết giới gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài

Muốn nói giới nên nói như vậy:

Không được cất dấu tài vật của cải trong tháp Phật, thức-xoa-ca-la-ni*.

Thế tôn vì các tỳ-kheo kiết giới như vậy. Bấy giờ có tỳ-kheo nghi, vì để bền chắc vẫn không dám chứa cất của cải trong tháp Phật. Đức Phật dạy:

«Vì bảo đảm thì không phạm.» 

Từ nay về sau nên nói giới như vầy:

Không được chôn dấu tài vật trong tháp Phật, trừ để cho bền chắc , thức-xoa-ca-la-ni*.

Tỳ-kheo cố ý đem của chôn dấu trong tháp Phật, trừ vì muốn chắc chắn, phạm đột-kiết-la cần phải sám. Do bởi cố ý làm nên phạm phi oai nghi đột-kiết-la. Nếu không cố ý làm, phạm đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni cho đến sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: hoặc mắc phải chứng bệnh thế nào đó, hay vì bảo đảm chắc chắn nên đem của cải chôn cất trong tháp Phật, hoặc vì cường lực bắt, hoặc mạng nạn, phạm hạnh nạn; không phạm.

Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách

ĐiỀU 62
Một thời, đức Phật ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo mang guốc dép vào trong tháp Phật.

Các tỳ-kheo thấy, trong đó có vị thiểu dưc tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo: «Tại sao các thầy mang guốc dép vào trong tháp Phật?»

Các tỳ-kheo quở trách rồi, đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch lên đức Thế tôn một cách đầy đủ.

Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo… như trên, cho đến câu «Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Không được mang dép da vào trong tháp Phật, thức-xoa-ca-la-ni*.

Tỳ-kheo cố ý mang dép da vào trong tháp Phật, phạm đột-kiết-la cần phải sám. Do bởi cố ý làm nên phạm phi oai nghi đột-kiết-la. Nếu không cố ý làm, phạm [711a1] đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni cho đến sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: hoặc mắc phải chứng bệnh thế nào đó.

Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách

ĐiỀU 63
Không được tay cầm giày dép da vào trong tháp Phật, thức-xoa-ca-la-ni*. 

 (như trên)

ĐiỀU 64.
Không được mang giày dép da đi quanh tháp Phật, thức-xoa-ca-la-ni*.

 (như trên)

ĐiỀU 65.
Không được mang giày phú-la[85] vào trong tháp Phật, thức-xoa-ca-la-ni*.

 (như trên)

ĐiỀU 66.
Không được xách giày phú la vào trong tháp Phật, thức-xoa-ca-la-ni*.

 (như trên)

ĐiỀU 67.
Một thời, đức Phật ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo ngồi ăn dưới tháp, ăn xong lưu lại thức ăn thừa và cỏ rác, làm dơ đất, rồi bỏ đi.

Các tỳ-kheo thấy, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo rồi đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch lên đức Thế tôn một cách đầy đủ.

Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo… như trước, cho đến câu «Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Không được ngồi ăn dưới tháp, thức-xoa-ca-la-ni*.

Thế tôn vì các tỳ-kheo kiết giới như vậy. Bấy giờ các tỳ-kheo làm tháp rồi thí thực, làm phòng rồi thí thực, hoặc thí ao giếng, nhiều người tập hợp, chỗ ngồi chật hẹp không dám ngồi dưới tháp ăn vì chưa được đức Phật cho phép, đến bạch. Phật dạy:

«Cho phép ngồi ăn, nhưng không được bỏ cỏ rác, và thức ăn dư làm dơ đất.»

Bấy giờ có một tỳ-kheo nhất tọa thực, hoặc tỳ-kheo tác phápthực không ăn, hay có tỳ-kheo bệnh không dám lưu lại thức ăn dư và cỏ làm dơ đất, đức Phật cho phép dồn lại một bên chân rồi đem ra ngoài bỏ. Phật dạy: 

Từ nay về sau nên nói giới như vầy:

Không được ngồi ăn dưới tháp lưu lại cỏ và thức ăn dư làm dơ đất, thức-xoa-ca-la-ni*.

Nếu tỳ-kheo cố ý ngồi dưới tháp ăn, rồi bỏ lại đồ ăn dư làm dơ đất, phạm đột-kiết-la cần phải sám. Do bởi cố ý làm nên phạm phi oai nghi đột-kiết-la. Nếu không cố ý làm, phạm đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni cho đến sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: hoặc có chứng bệnh thế nào đó, hoặc gom lại một chỗ rồi đem ra ngoài bỏ thì không phạm.

Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách

ĐiỀU 68
Một thời, đức Phật ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo khiêng tử thi đi qua dưới tháp làm cho thần bảo vệ tháp giận.

Các tỳ-kheo biết, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo: «Tại sao các thầy khiêng tử thi đi qua dưới tháp Phật?»

Quở trách rồi, tỳ-kheo thiểu dục đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch lên đức Thế tôn một cách đầy đủ.

Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo… như trước, cho đến câu «Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Không được khiêng tử thi đi qua dưới tháp, thức-xoa-ca-la-ni*.

Nếu tỳ-kheo cố tâm khiêng tử thi đi qua dưới tháp, phạm đột-kiết-la cần phải sám. Do bởi cố tâm làm nên phạm phi oai nghi đột-kiết-la. Nếu không cố tâm làm, phạm đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni cho đến sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: hoặc có chứng bệnh thế nào đó, hoặc khi cần phải đi qua con đường này, hoặc bị cường lực dẫn đi thì không phạm.

Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách

ĐiỀU 69.
Không được chôn tử thi dưới tháp, thức-xoa-ca-la-ni*.

(như trên)

ĐiỀU 70
Không được thiêu tử thi dưới tháp, thức-xoa-ca-la-ni*.

(như trên)

ĐiỀU 71
Không được đối diện tháp thiêu tử thi, thức-xoa-ca-la-ni*.

(như trên)

ĐiỀU 72
Không được thiêu tử thi quanh bốn phía tháp, làm mùi hôi xông vào, thức-xoa-ca-la-ni*. 

(như trên)

ĐiỀU 73
Một thời, đức Phật ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo mang áo và giường của người chết đi qua dưới tháp, làm cho vị thần nơi trú xứ đó giận.

Các tỳ-kheo biết, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách, rồi đến chỗ đức Thế tôn đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch lên đức Thế tôn một cách đầy đủ.

Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo… như trước, cho đến câu «Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Không được mang áo và giường của tử thi đi qua dưới tháp, thức-xoa-ca-la-ni*.

Thế tôn vì các tỳ-kheo kiết giới như vậy. Bấy giờ, có các tỳ-kheo mặc y phấn tảo, nghi không dám mang loại y như vậy đi ngang qua dưới tháp. Tỳ-kheo bạch Phật, đức Phật dạy:

«Cho phép giặt, nhuộm, xông mùi hương rồi mang qua.»

Từ nay về sau nên nói giới như vầy:

Không được mang áo và giường của người chết đi ngang qua dưới tháp, trừ khi đã giặt, nhuộm và xông hương, thức-xoa-ca-la-ni.

Nếu tỳ-kheo cố ý mang y phấn tảo của người chết, không giặt, không nhuộm, không xông hương, đi ngang qua dưới tháp, phạm đột-kiết-la cần phải sám. Do bởi cố tâm làm nên phạm phi oai nghi đột-kiết-la. Nếu không cố tâm làm, phạm đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni cho đến sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: hoặc là có chứng bệnh thế nào đó, hoặc đã giặt nhuộm xong thì không phạm.

Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách

ĐiỀU 74
Không được đại tiểu tiện dưới tháp Phật, thức-xoa-ca-la-ni*.

(như trên)

ĐiỀU 75
Không được đại tiểu tiện trước tháp Phật, thức-xoa-ca-la-ni*.

(như trên)

ĐiỀU 76
Không được đại tiểu tiện quanh bốn phía tháp Phật khiến mùi hôi xông vào, thức-xoa-ca-la-ni*.

(như trên)

ĐiỀU 77
Không được đem tượng Phật đến chỗ đại tiểu tiện, thức-xoa-ca-la-ni*.

(như trên)

Có 3 trường hợp sự không phạm: hoặc mắc phải chứng bệnh thế nào đó, hoặc trên đường phải [712a1] đi ngang qua đó, hay bị cường lực bắt đi; không phạm.

ĐiỀU 78
Không được nhăm nhành dương[86] dưới tháp Phật, thức-xoa-ca-la-ni*. 

(như trên)

ĐiỀU 79
Không được nhăm nhành dương dưới tháp Phật, thức-xoa-ca-la-ni. 

(như trên)

ĐiỀU 80
Không được nhăm nhành dương xung quanh bốn phía tháp Phật, thức-xoa-ca-la-ni*.

(như trên)

ĐiỀU 81
Không được khạc nhổ dưới tháp Phật, thức-xoa-ca-la-ni*.

(như trên)

ĐiỀU 82
Không được khạc nhổ trước tháp Phật, thức-xoa-ca-la-ni*.

ĐiỀU 83
Một thời, đức Phật ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo khạc nhổ xung quanh bốn phía tháp Phật.

Các tỳ-kheo thấy, cơ hiềm: «Tại sao các thầy khạc nhổ xung quanh bốn phía tháp?»

Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch lên đức Thế tôn một cách đầy đủ.

Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo… cho đến câu «Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Không được khạc nhổ quanh bốn phía tháp, thức-xoa-ca-la-ni*.

Nếu tỳ-kheo cố ý khạc nhổ xung quanh bốn phía tháp, phạm đột-kiết-la cần phải sám. Do bởi cố ý làm nên phạm phi oai nghi đột-kiết-la. Nếu không cố ý làm, phạm đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni cho đến sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: hoặc mắc phải chứng bệnh thế nào đó, hoặc do chim quạ ngậm đến bên tháp, hoặc là gió thổi đến thì không phạm.

Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách

ĐiỀU 84
Một thời, đức Một thời đức Phật ở nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo ngồi duỗi chân về phía tháp.

Các tỳ-kheo thấy, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách, liền đến chỗ đức Thế tôn đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch lên đức Thế tôn một cách đầy đủ.

Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo… cho đến câu «Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Không được ngồi duỗi chân về phía tháp, thức-xoa-ca-la-ni*.

Thế tôn vì các tỳ-kheo kiết giới như vậy. Có tỳ-kheo nghi, cách xa tháp không dám ngồi duỗi chân, đức Phật dạy:

«Trung gian có khoảng cách thì cho phép.» 

Từ nay về sau nên nói giới như vầy:

Không được ngồi duỗi chân về phía tháp, trừ có khoảng cách, thức-xoa-ca-la-ni*.

Nếu tỳ-kheo cố ý ngồi duỗi chân về phía tháp, phạm đột-kiết-la cần phải sám. Do bởi cố ý làm nên phạm phi oai nghi đột-kiết-la. nếu không cố ý làm, phạm đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni cho đến sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: hoặc mắc phải chứng bệnh thế nào đó, hoặc trung gian có khoảng cách, hay bị cường lực bắt thì không phạm. 

Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách

ĐiỀU 85
Một thời, đức Phật ở nước Câu-tát-la, trên đường du hành đến thôn Đô tử bà-la-môn. Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo an trí tháp Phật nơi phòng dưới, mình ở phòng trên.

Các tỳ-kheo biết, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo rồi, đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn.

Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo… cho đến câu «Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Không được an trí tháp Phật nơi tầng dưới, mình ở tầng trên, thức-xoa-ca-la-ni*.

Tỳ-kheo cố ý để tháp Phật nơi tầng dưới, mình ở tầng trên, phạm đột-kiết-la cần phải sám. Do bởi cố ý làm nên phạm phi oai nghi đột-kiết-la. Nếu không cố ý làm, phạm đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni cho đến sa-di, sa-di ni đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: hoặc mắc phải chứng bệnh thế nào đó. Hoặc vì mạng nạn, phạm hạnh nạn, thỉnh tháp Phật để nơi phòng dưới, mình ở nơi phòng trên thì không phạm.

Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách

ĐiỀU 86[87]
Không được nói pháp cho người ngồi mình đứng, thức-xoa-ca-la-ni*.

(như trên)[88]

Có người nghi không dám vì người bệnh nói pháp. Đức Phật dạy: 

«Từ nay về sau nên nói giới như vầy»:

Không được nói pháp cho người ngồi mà mình đứng, trừ người bệnh, thức-xoa-ca-la-ni*.

Tỳ-kheo nào người ngồi mình đứng, cố ý vì họ nói pháp phạm đột-kiết-la cần phải sám. Do bởi cố ý làm nên phạm phi oai nghi, đột-kiết-la. Nếu không cố ý làm, phạm đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni cho đến sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: Hoặc mắc chứng bệnh thế nào đó, hoặc Vua, Đại thần của Vua bắt nói thì không phạm.

Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách

ĐiỀU 87[89]
Không được nói pháp cho người nằm mà mình ngồi, trừ người bệnh, thức-xoa-ca-la-ni.

(như trên)

ĐiỀU 88
Không được nói pháp cho người ngồi chính giữa, còn mình ngồi một bên, trừ người bệnh, thức-xoa-ca-la-ni.

 (như trên)

ĐiỀU 89[90]
Không được nói pháp cho người ngồi chỗ cao, còn mình ngồi chỗ thấp, trừ người bệnh, thức-xoa-ca-la-ni.

(như trên)

ĐiỀU 90[91]
Không được nói pháp cho người đi trước, còn mình đi phía sau, trừ người bệnh, thức-xoa-ca-la-ni.

(như trên)

ĐiỀU 91[92]
Không được nói pháp cho người ở chỗ kinh hành cao, còn mình ở chỗ kinh hành thấp, trừ người bệnh, thức-xoa-ca-la-ni.

(như trên)

 

ĐiỀU 92[93]
Không được nói pháp cho người ở giữa đường, còn mình ở bên đường, trừ người bệnh, thức-xoa-ca-la-ni.

(như trên)

ĐiỀU 93
Một thời, đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo nắm tay nhau đi ngoài đường, hoặc ngăn chận những nam nữ khác. Các cư sĩ thấy, cơ hiềm nói: «Sa-môn Thích tử không biết tàm quý, bên ngoài tự xưng là tôi biết chánh pháp, mà đi ngoài lộ nắm tay nhau như nhà Vua, Đại thần của Vua, hào quý trưởng giả. Như vậy có gì là Chánh pháp?»

Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo rồi, đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch lên đức Thế tôn một cách đầy đủ.

Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo… cho đến câu «Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Không nên nắm tay nhau khi đi đường, thức-xoa-ca-la-ni.

Tỳ-kheo cố ý làm, phạm đột-kiết-la cần phải sám. Do bởi cố ý làm nên phạm phi oai nghi đột-kiết-la. Nếu không cố ý làm, phạm đột-kiết-la. Đó gọi là phạm. 

Tỳ-kheo-ni cho đến sa-di-ni, đột-kiết-la.

Sự không phạm: hoặc mắc chứng bệnh thế nào đó, hoặc có vị tỳ-kheo mắt bị mờ, cần dìu để đi thì không phạm.

Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách

ĐiỀU 94[94]
Một thời, đức Phật ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một tỳ-kheo nhập hạ an cư ở trên một cây đại thọ. Từ trên cây đại thọ đại tiểu tiện xuống, khiến vị thọ thần nổi giận, muốn đoạn mạng căn vị tỳ-kheo kia.

Các tỳ-kheo nghe, hiềm trách rồi đến bạch đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách vị tỳ-kheo này:

«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm ĐiỀU không nên làm. Tại sao lại từ trên cây đại tiểu tiện xuống?» 

Quở trách rồi, Phật bảo các tỳ-kheo:

«Từ nay về sau, không được an cư trên cây. Không được đại tiểu tiện xung quanh cây. Nếu chỗ đã có sẵn thì đại tiểu tiện không phạm.» 

Dùng vô số phương tiện quở trách rồi, đức Phật bảo các tỳ-kheo:

«Kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này đầu tiên. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Không được leo lên cây cao quá đầu người, thức-xoa-ca-la-ni.

Thế tôn vì các tỳ-kheo kiết giới như vậy. Bấy giờ có các tỳ-kheo từ nước Câu-tát-la du hành, trên đường đi gặp phải ác thú khủng bố, leo cao lên cây ngang người với ý nghĩ: «Đức Thế tôn chế giới không được leo cây cao quá đầu người.» Do đó không dám leo lên, nên họ bị ác thú hại. Các tỳ-kheo đem nhơn duyên này bạch Phật, Phật dạy:

«Từ nay về sau cho phép các tỳ-kheo vì mạng nạn, phạm hạnh nạn, được phép leo lên cây cao quá đầu người.» 

Từ nay về sau nên nói giới như vầy:

Không được leo lên cây cao quá đầu người, trừ khi có nhân duyên, thức-xoa-ca-la-ni*.

Tỳ-kheo cố ý leo lên cây cao quá đầu người, phạm đột-kiết-la cần phải sám. Do bởi cố tâm làm nên phạm phi oai nghi đột-kiết-la. Nếu không cố ý làm, phạm đột-kiết-la.

Tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni cho đến sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: hoặc có chứng bệnh như thế nào đó, hay vì mạng nạn, phạm hạnh nạn, leo lên cây cao quá đầu người thì không phạm.

Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách

ĐiỀU 95
Một thời, đức Phật ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Bạt-nan-đà bỏ bình bát vào trong đãy, xỏ vào đầu gậy vác trên vai mà đi. Các Cư sĩ thấy, tưởng là người của nhà quan, đứng tránh bên đường, tìm chỗ vắng núp để xem. Thì ra, khi đến mới biết đó là Bạt-nan-đà. Các cư sĩ cơ hiềm: «Sa-môn Thích tử này không biết hổ thẹn, tại sao bỏ bình bát vào đãy, xỏ vào gậy, vác trên vai mà đi giống như người của nhà quan khiến chúng ta phải tránh bên lề đường?»

Các tỳ-kheo nghe, quở trách rồi đến bạch lên đức Thế tôn, đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách Bạt-nan-đà:

«Việc ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm ĐiỀU không nên làm. Tại sao ông bỏ bình bát vào trong đãy, xỏ vào đầu gậy, vác trên vai đi, khiến cho các cư sĩ phải tránh bên lề đường?»

Dùng vô số phương tiện quở trách rồi, Phật bảo các tỳ-kheo:

«Kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Không được bỏ bình bát vào đãy, xỏ vào đầu gậy quẩy trên vai mà đi, thức-xoa-ca-la-ni*.

Nếu tỳ-kheo cố ý làm phạm đột-kiết-la cần phải sám. Do bởi cố ý làm nên phạm phi oai nghi đột-kiết-la. Nếu không cố ý làm, phạm đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni cho đến sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: hoặc mắc phải chứng bệnh như thế nào đó, hoặc bị cường lực bắt ép hoặc bị trói, hay vì mạng nạn, phạm hạnh nạn thì không phạm. 

Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách

ĐiỀU 96[95]
Một thời, đức Phật ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có vị trong nhóm sáu tỳ-kheo vì người cầm gậy, không cung kính mà nói pháp.

Các tỳ-kheo biết, quở trách như trên rồi, đến bạch đức Thế tôn. Đức Thế tôn cũng quở trách… như trên, cho đến câu «Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Không được nói pháp cho người cầm gậy, thức-xoa-ca-la-ni*.

Có vị nghi, không dám vì người bệnh cầm gậy nói pháp, đức Phật dạy:

Vì người bệnh thì không phạm. Từ nay về sau ta vì các tỳ-kheo kiết giới:

Không được nói pháp cho ngươì cầm gậy, không cung kính, trừ người bệnh, thức-xoa-ca-la-ni*.

Tỳ-kheo nào cố ý vì người cầm gậy mà nói pháp, phạm đột-kiết-la cần phải sám. Do bởi cố ý làm nên phạm phi oai nghi đột-kiết-la. Nếu không cố ý làm, phạm đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni cho đến sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: hoặc bị chứng bệnh thế nào đó, hay vì nhà Vua, Đại thần của Vua nói thì không phạm.

Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách

ĐiỀU 97[96]
Không được nói pháp cho người cầm kiếm, trừ người bệnh, thức-xoa-ca-la-ni*.

 (như trên)

ĐiỀU 98[97]
Không được nói pháp cho người cầm mâu,[98] trừ người bệnh, thức-xoa-ca-la-ni*.

(như trên)

ĐiỀU 99[99]
Không được nói pháp cho người cầm dao, trừ người bệnh, thức-xoa-ca-la-ni*.

(như trên)

ĐiỀU 100[100]
Không được nói pháp cho người cầm dù, trừ người bệnh, thức-xoa-ca-la-ni*.

(như trên)

 




[1] Lời chua nhỏ trong bản Hán: «Tiếng của người Hồ (chỉ Ấn độ) chính xác phải nói là thức-xoa-ca-la-ni . Những chỗ nào đọc và viết, nên theo từ này. Vì không thể nhất nhất đều theo văn mà sửa, do đó mà cứ để nguyên như vậy. Đan bản gọi Trăm pháp Chúng học.» - Thức-xoa-ca-la-ni, phiên âm Phạn: śikṣā karaṇīyā, «ĐiỀU cần phải học.» Căn bản: Chúng đa học pháp 眾多學法. Các bộ khác: Chúng học pháp 眾學法. Pali: sekhiyā dhammā (sikkhā karaṇīyā). Bản Skt. saṃbahulāḥ śaikṣā dharmāḥ (śikṣā karaṇīyā). Cf. Ngũ phần 10 (T22n1421, tr.73c27); Tăng kỳ 21 (T22n1425, tr.399b07); Thập tụng 19 (T23n1435, tr.133b14); Căn bản 50 (T23n1442, tr.901b17). Pali, Vin. iv. 185.

[2] Tăng kỳ, ĐiỀU 1; Thập tụng, ĐiỀU 12.

[3] Xem Ch.v, Ba-dật-đề 88 & cht.461.

[4] Pali: puratopi pacchatopi olambentā, quấn nội y để phía trước, phía sau thòng xuống.

[5] Pali, Sik. 1: parimaṇḍalaṃ nivāsessāmi, tôi sẽ quấn nội y tròn trịa. 

[6] Thức-xoa-ca-la-ni 式叉迦羅尼. Tứ phần tỳ-kheo giới bản (No 1429) và Tứ phần Tăng giới bản (No 1430) đều nói «ưng đương học 應當學.» Pali: sikhkā karaṇīyā.

[7] Hán: ưng sám đột-kiết-la 應懺突吉羅. Tứ phần phân biệt hai loại đột-kiết-la: nếu cố ý, phạm đột-kiết-la cần phải sám hối. Nếu không cố ý, phạm đột-kiết-la chỉ phải tự trách tâm. Xem thêm cht. 8 dưới.

[8] Ngũ phần (T22n1421, tr.74a13): «Nếu không hiểu, không hỏi mà làm như vậy, phạm đột-kiết-la. Hiểu, nhưng không cẩn thận, làm như vậy phạm đột-kiết-la. Hiểu, nhưng khinh giới, khinh người mà làm như vậy, phạm ba-dật-đề.» Tăng kỳ: việt học pháp 越學法, không phân biệt hiểu hay không hiểu, cố ý hay không cố ý. Pali: anādariyaṃ paṭicca ...āpatti dukkaṭassa. anāpatti asañcicca, «...vì thiếu cung kính, phạm đột-kiết-la. Không cố ý, không phạm.»

[9] Tăng kỳ, ĐiỀU 2. Thập tụng, ĐiỀU 16; Căn bản, ĐiỀU 8. Pali, Sikkhā 2.

[10] Hán: trước y 著衣. Pali: pārupanti, quấn (thượng) y, phân biệt với nivāsenti, quấn nội y.

[11] Pali, Sikkhā. 2: parimaṇḍalaṃ pārupissāmi, tôi sẽ quấn (thượng) y cho tròn trịa. Thập tụng (T23n1435, tr.134a23): châu tề bị y ưng đương học 周齊被衣應當學.

[12] Ngũ phần, ĐiỀU 15; Tăng kỳ, ĐiỀU 8; Thập tụng, ĐiỀU 41; Căn bản, ĐiỀU 16.

[13] Pali, Sikkhā. 9, ukkhittakāya antaraghare gacchati, vén y lên mà đi vào nhà thế tục. Sớ giải, VA 891: ekato vā ubhato vā ukkhittacīvaro hutvā ti attho, y được vén lên ở một bên, hay cả hai bên. Cf. Ngũ phần (T22n1421, tr.74a22): «...hoặc vắt ngược y lên vai phải... hoặc vắt ngược y lên vai trái... hoặc vắt ngược y lên cả hai vai...» Thập tụng (T23n1435, tr.136b04): «Lấy y trùm vai phải vắt cả lên vai trái.»

[14] Cf. Thập tụng, ĐiỀU 37-38: tả hữu phản sao y 左右反抄衣, vắt ngược y hai bên; ĐiỀU 39-40: thiên sao y 偏抄衣, vắt ngược y một bên.

[15] Pali, Sikkhā 10

[16] Ngũ phần, ĐiỀU 43; Tăng kỳ, ĐiỀU 7; Thập tụng, ĐiỀU 30; Căn bản, ĐiỀU15. Pali, Sikkhā 23.

[17] Thập tụng ĐiỀU 29-30: phú đầu 覆頭; ĐiỀU 31-32: bộc đầu 襆頭.

[18] Pali, Sikkhā 24, Bản Hán, hết quyển 19.

[19] Khiêu hành 跳行.

[20] Khiêu hành 跳行. Cf. Căn bản 50 (T23n1442, tr.902a11).

[21] Ngũ phần 10 (T22n1421, tr.74b01), ĐiỀU 40: tốn hành 蹲行, đi chồm hỗm (?). Cf. Cản bản 50 (T23n1442, tr.902a06). Thập tụng (T23n1435, tr.135b16), ĐiỀU 27. Pali: ukkuṭikāya.

[22] Ngũ phần 10 (T22n1421, tr.74a26), ĐiỀU 29. Tăng kỳ 21 (T22n1425, tr.401a14), ĐiỀU 10. Thập tụng 19 (T23n1435, tr.136a01), ĐiỀU 35. Căn bản 50 (T23n1442, tr.901c28), ĐiỀU18. Pali, Sikkhā 21.

[23] Ngũ phần, ĐiỀU 19; Tăng kỳ, ĐiỀU11; Căn bản, ĐiỀU 25; Thập tụng, ĐiỀU 53. Pali, Sikkhā 15.

[24] Dao thân hành 搖身行. Pali: kāyappacālaka, dao động thân.

[25] Pali, Sikkhā 17; Ngũ phần, ĐiỀU 33; Tăng kỳ, ĐiỀU 13; Thập tụng, ĐiỀU 47; Căn bản, ĐiỀU 26.

[26] Trạo tý hành 掉臂行; vừa đi vừa vung tay, đánh đòng xa. Pali: bāhuppacalakaṃ.

[27] Pali: Sikkhā 3; Ngũ phần, ĐiỀU 11; Tăng kỳ, ĐiỀU 3; Thập tụng, ĐiỀU 17; Căn bản, ĐiỀU 12.

[28] Pali, Sikkhā 7; Ngũ phần ĐiỀU 37; Tăng kỳ, ĐiỀU 4; Thập tụng, ĐiỀU 21.

[29] Ngũ phần, ĐiỀU 47; Tăng kỳ, ĐiỀU 5; Căn bản, ĐiỀU 13; Thập tụng, ĐiỀU 27; Pali, Sikkhā 13.

[30] Hán: tĩnh mặc 靜默. 

[31] Pali. Sikkhā 11.

[32] Pali, Sikkhā 27; Ngũ phần, ĐiỀU 51; Tăng kỳ, ĐiỀU 24; Thập tụng, ĐiỀU 62; Căn bản, ĐiỀU 43.

[33] Pali, Sikkhā 30; Ngũ phần, ĐiỀU 52; Căn bản, ĐiỀU 40; Thập tụng, diều 64.

[34] Pali, Sikkhā 29. Thập tụng, ĐiỀU 60.

[35] Pali, samasūpakaṃ piṇḍapātaṃ, nhận phần canh vừa phải

[36] Pali, Sikkhā 34; Ngũ phần, ĐiỀU 53; Tăng kỳ, ĐiỀU 25; Thập tụng, ĐiỀU 61.

[37] Pali, Sikkhā 33. Thập tụng, ĐiỀU 83.

[38] Pali: tahaṃ tahaṃ omasitvā piṇḍapātaṃ bhuñjanti, thọc chỗ này chỗ kia mà ăn.

[39] Pali, sapadānaṃ piṇḍapātaṃ bhuñjissāmi. Giải thích: sapadānanti tattha tattha odhiṃ akatvā anupṭipāṭiya, theo thứ lớp, không phân biệt lựa chọn chỗ này, chỗ kia.

[40] Pali, Sikkhā 35.

[41] Pali: thūpakato omaditvā, moi trên chóp (bát). Sớ giải: thūpakatoti matthakato vemajjhato ti attho, moi chóp bát, tức moi giữa bát.

[42] Pali, Sikkhā 37; Ngũ phần, ĐiỀU 79; Tăng kỳ, ĐiỀU 44; Thập tụng, ĐiỀU 84.

[43] Pali, Sikkhā 36; Ngũ phần, ĐiỀU 79; Tăng kỳ, ĐiỀU 44; Thập tụng, ĐiỀU 80.

[44] Pali: sūpaṃ vā vyañjanaṃ vā ... bhiyyokamyataṃ upādāyāti, để nhận thêm canh hay gia vị.

[45] Pali, Sikkhā 38; Ngũ phần, ĐiỀU 80; Tăng kỳ, ĐiỀU 42; Căn bản, ĐiỀU 65; Thập tụng, ĐiỀU 81.

[46] ujjhānasaññī paresaṃ pattaṃ olokessāmi, liếc nhìn vào bát người khác với tâm tưởng bất mãn.

[47] Pali, Sikkhā 32; Ngũ phần, ĐiỀU 58; Tăng kỳ, ĐiỀU 43; Căn bản, ĐiỀU 64; Thập tụng, ĐiỀU 82.

[48] Pali, Sikkhā 39; Ngũ phần, ĐiỀU 64; Tăng kỳ, ĐiỀU 29; Căn bản, ĐiỀU 45; Thập tụng, ĐiỀU 64.

[49] Pali, Sikkhā 41; Ngũ phần, ĐiỀU 66; Tăng kỳ, ĐiỀU30; Căn bản, ĐiỀU 47; Thập tụng, ĐiỀU 66.

[50] Pali, Sikkhā 43; Ngũ phần, ĐiỀU 68; Tăng kỳ, ĐiỀU 33; Căn bản, ĐiỀU 48; Thập tụng, ĐiỀU 67.

[51] Pali, Sikkhā 44.

[52] Pali, Sikkhā 48; Ngũ phần, ĐiỀU 59; Tăng kỳ, ĐiỀU 40; Căn bản, ĐiỀU 55. Thập tụng, ĐiỀU 67.

[53] Trong giới văn: làm rơi vải cơm. Xem cht. 54 dưới. 

[54] Hán: di lạc 遺落. Pali: sitthāvakārakaṃ, làm rơi vải hạt cơm. Giải thích: sitthaṃ avakiritvā avakiritvā, làm rơi hạt cơm chỗ này chỗ kia. Cf. Thập tụng (T23n1435, tr.138a18): bán giảo thực 半咬食, «cắn một nữa (vắt cơm) mà ăn».

[55] Bản Hán, hết quyển 20.

[56] Pali, Sikkhā 46; Ngũ phần, ĐiỀU 69; Tăng kỳ, ĐiỀU 27; Căn bản, ĐiỀU 56; Thập tụng, ĐiỀU 71.

[57] Thập tụng (T23n1435, tr.138b13): «Bỏ cơm đầy miệng rồi mới nuốt.»

[58] Trong bản Hán: thi-xoa-kế-lại-ni 尸叉罽賴尼. Các đoạn sau đều giống như vậy.

[59] Pali, Sikkā 50 (cf. 51); Ngũ phần, ĐiỀU 62; Tăng kỳ, ĐiỀU 37; Căn bản, ĐiỀU 51; Thập tụng, ĐiỀU 70.

[60] Pali, Sikkhā 50: capucapukārakaṃ, nhai có tiềng «cháp cháp.»

[61] Pali, Sikkhā 51, cf. 50.

[62] Hán: đại hấp phạn thực 大噏飯食. Pali, Sikkhā 51: surusurukārakaṃ khīraṃ pivanti, húp sữa thành tiếng «xu-ru-xu-ru.»

[63] Pali, Sikkhā 52; Ngũ phần ĐiỀU 63; Tăng kỳ, ĐiỀU 35; Căn bản, ĐiỀU 61; Thập tụng, ĐiỀU 74.

[64] Thập tụng: để thủ thực 舐手食, liếm tay mà ăn. Pali, Sikkhā 52: hatthanillehakaṃ, liếm tay. Cf. Sikkhā 49: jivhānicchārakaṃ, le lưỡi. Sikkhā 53: pattanillehakaṃ, liếm bát.

[65] Pali, Sikkhā 47; Ngũ phần, ĐiỀU 72; Tăng kỳ, ĐiỀU 41; Căn bản, ĐiỀU 62; Thập tụng, ĐiỀU 76.

[66] Chấn thủ 振手. Thập tụng (T23n1435, tr.138c02): thức ăn dính tay, rảy cho rơi.

[67] Pali, Sikkhā 55; Ngũ phần, ĐiỀU 60; Tăng kỳ, ĐiỀU 46; Căn bản, ĐiỀU 66; Thập tụng, ĐiỀU 78.

[68] Pali, Sikkhā 56; Ngũ phần, ĐiỀU 76; Tăng kỳ ĐiỀU 47; Căn bản, ĐiỀU 67; Thập tụng, ĐiỀU 84.

[69] Pali: nước rửa bát có lẩn hạt cơm. Thập tụng (T23n1435, tr.139a20): phải gia chủ chỗ đổ.

[70] Pali, Sikkhā 74; Ngũ phần, ĐiỀU 83; Tăng kỳ, ĐiỀU 64; Căn bản, ĐiỀU 96; Thập tụng, ĐiỀU 104.

[71] Pali, Sikkhā 75; Ngũ phần, ĐiỀU 82; Tăng kỳ, ĐiỀU 65; Căn bản, ĐiỀU 97; Thập tụng, ĐiỀU 105.

[72] Pali, Sikkhā 73; Ngũ phần, ĐiỀU 81; Tăng kỳ, ĐiỀU 66; Căn bản, ĐiỀU 95; Thập tụng, ĐiỀU 106.

[73] Ngũ phần, ĐiỀU 93; Căn bản, ĐiỀU 97; Thập tụng, ĐiỀU 95, 96, 97.

[74] Thập tụng, ĐiỀU 91. Tăng kỳ, ĐiỀU 53; Căn bản, ĐiỀU 78. Pali, Sikkhā 67.

[75] Hán: phú đầu 覆頭. Pali: oguṇṭhitasīso nāma sasīsaṃ pāruto vuccati, trùm đầu, nghĩa là lấy vạt áo trùm kín đầu.

[76] Pali, Sikkhā 66; Tăng kỳ, ĐiỀU 54; Căn bản, ĐiỀU 92; Thập tụng, ĐiỀU 92.

[77] Hán: lý đầu 裹頭. Pali: veṭhitasīso nāma kesantaṃ na dassapetvā veṭhito hoti, quấn đầu, nghĩa là quấn khăn không để cho thấy chân tóc.

[78] Thập tụng, ĐiỀU 94; Căn bản, ĐiỀU 81.

[79] Pali, Sikkhā 62; Ngũ phần, ĐiỀU 85; Tăng kỳ, ĐiỀU 51; Căn bản, ĐiỀU 88; Thập tụng, ĐiỀU 98.

[80] Hán: cách tỷ 革屣. Pali: upāhana, giày hay dép (thường làm bằng da).

[81] Pali, Sikkhā 61; Ngũ phần, ĐiỀU 84; Tăng kỳ, ĐiỀU 65; Căn bản, ĐiỀU 87; Thập tụng, ĐiỀU 99.

[82] Hán: mộc kịch 木屐. Thập tụng: kịch 屐. Pali: pādukā.

[83] Pali, Sikkhā 63; Ngũ phần, ĐiỀU 96; Tăng kỳ, ĐiỀU 62; Căn bản, ĐiỀU 84; Thập tụng, ĐiỀU 85.

[84] Hán: kỵ thừa (thặng) 騎乘. Pali: yānaṃ nāma vayhaṃ ratho sakaṭaṃ sandamānikā sivikā pāṭaṅkī, xe cộ: cộ (cáng), xe ngựa kéo, xe chở hàng, chiến xa, kiệu, ghế khiêng.

[85] Phú-la; Phiên phạm ngữ (T54n2130, tr.987b13): «Phú-la, dịch là mãn 滿 (dẫn Thập tụng 9, T23n1435, tr.65a15: dùng da thuộc khâu lại làm giày phú-la).»

[86] Tức đánh (xỉa) răng, súc miệng.

[87] Pali, Sikkhā 70; Ngũ phần, ĐiỀU 87; Tăng kỳ, ĐiỀU 48; Căn bản, ĐiỀU 73; Thập tụng, ĐiỀU 88.

[88] Từ ĐiỀU 86-92, xem các ĐiỀU 52-59 trên. Có sự sắp xếp lẫn lộn trong bản Hán.

[89] Pali, Sikkhā 64; Ngũ phần, ĐiỀU 89; Tăng kỳ, ĐiỀU 49; Căn bản, ĐiỀU 74; Thập tụng, ĐiỀU 90.

[90] Pali, Sikkhā 69; Ngũ phần, ĐiỀU 88; Tăng kỳ, ĐiỀU 50; Căn bản, ĐiỀU 75; Thập tụng, ĐiỀU 89.

[91] Pali, Sikkhā 71; Ngũ phần, ĐiỀU 90; Tăng kỳ, ĐiỀU 61; Căn bản, ĐiỀU 76; Thập tụng, ĐiỀU 86

[92] Thập tụng, ĐiỀU 89.

[93] Pali, Sikkhā 92; Ngũ phần, ĐiỀU 91; Tăng kỳ, ĐiỀU 63; Căn bản, ĐiỀU 77; Thập tụng, ĐiỀU 87.

[94] Ngũ phần, ĐiỀU 84; Căn bản, ĐiỀU 98; Thập tụng, ĐiỀU 107.

[95] Pali, Sikkhā 58; Ngũ phần, ĐiỀU 97; Tăng kỳ, ĐiỀU 59; Thập tụng, ĐiỀU 100.

[96] Thập tụng, ĐiỀU 102.

[97] Pali, Sikkhā 60; Ngũ phần, ĐiỀU 99; Tăng kỳ, ĐiỀU 64; Căn bản, ĐiỀU 96; Thập tụng, ĐiỀU 103.

[98] Pali: āvudhapāṇi, cầm vũ khí. Thập tụng: cầm thuẫn, cầm cung tên.

[99] Pali, Sikkhā 59; Ngũ phần, ĐiỀU 98; Tăng kỳ, ĐiỀU 57; Thập tụng, ĐiỀU 102.

[100] Pali, Sikkhā 57; Ngũ phần, ĐiỀU 95; Tăng kỳ, ĐiỀU 60; Căn bản, ĐiỀU 94; Thập tụng, ĐiỀU 101.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 16858)
Luận Văn Tổng Quát Về Đại Thừa do HT. Thích Trí Quang dịch giải
(Xem: 11894)
Nguyên tánh chân nhưlặng lẽsáng suốt không có gì gọi là chúng sanh (ngã), vũ trụ (pháp)...
(Xem: 56038)
Mông Sơn Thí Thực là một nghi thức đã được sử dụng rất phổ cập trong các ngôi Già lam thuộc hệ phái Phật giáo Bắc tông. Có ba loại nghi thức Mông Sơn: Đại Mông Sơn, Trung Mông Sơn và Tiểu Mông Sơn.
(Xem: 14061)
Bồ-tát Mã Minh tạo luận, Tam tạng pháp sư Chân Đế dịch Hán. HT Thích Trí Quang dịch giải Việt
(Xem: 18040)
Các phương thuốc của thế giới này, đa dạng và nhiều vô kể, thế nhưng chẳng có một phương thuốc nào có thể sánh với Đạo Pháp.
(Xem: 16447)
Tạng Luật được hình thành từ những điều luật được đặt ra để chỉnh đốn đạo đức tác phong của chúng đệ tử Đức Phật...
(Xem: 20321)
"Chỉ vì đại sự nhơn duyên duy nhấtĐức Phật xuất hiện thế gian, đó là muốn mọi người, mọi chúng sanh đều thành Phật đồng như Đức Phật".
(Xem: 21049)
Tại Na-lan-Đà có một phái tu khổ hạnh, vị đứng đầu là Ni-kiền Thân-Tử, ông có cả nghìn đệ-tử, và có người tôn xưng ông là bậc Thánh...
(Xem: 16600)
Được HT Thích Tuệ Sỹ dịch theo bản Sanskrit, do Nhà xuất bản Phương Đông ấn hành năm Quý Mùi.
(Xem: 16417)
Tiếng Phạn “Sa Di”, ở đây dịch là Tức Từ, ý nói: Dứt ác, hành điều từ, dứt nhiễm ô thế giantừ bi cứu giúp chúng sanh. Còn dịch là Cần Sách, hoặc dịch là Cầu Tịch.
(Xem: 16116)
“Sau khi ta diệt độ, nên tôn trọng, kính quý Ba La Đề Mộc Xoa (Giới) như tối tăm gặp ánh sáng, như nghèo khó được của báu."
(Xem: 21647)
Đức Phật dạy rằng, người nào sống không giới luật, tuy ở gần ta mà cũng như cách xa ta muôn dặm; người nào sống có giới luật, tuy ở xa ta muôn dặm mà cũng như ở cạnh bên ta.
(Xem: 25622)
Vào dịp lễ Vu-lan Thắng hội, Phật tử có tục lệ cúng thí người chết. Dưới đây Tập san trích dịch đoạn kinh có liên hệ đến ý nghĩa cúng thí này.
(Xem: 16941)
Trẫm từng nói: Phật pháp chia ra Đại thừa, Tiểu thừa là việc thuộc về bên tiếp dẫn. Kỳ thật mỗi bước Tiểu thừa đều là Đại thừa, mỗi pháp Đại thừa chẳng lìa Tiểu thừa.
(Xem: 13951)
Tất cả nam nữthế gian giàu sang hay nghèo hèn, chịu khổ vô cùng hoặc hưởng phước vô lượng đều do nghiệp nhân gieo tạo đời trước mà cảm thọ quả báo hiện tại.
(Xem: 22520)
“Nhất thiết hữu vi pháp; Như mộng, huyễn, bào, ảnh; Như lộ diệc như điện; Ưng tác như thị quán.”
(Xem: 14336)
Thành thật luận (Satyasiddhi-sastra) do Ha-lê-bat-ma tạo luận, Cưu-ma-la-thập dịch Hán, Nguyên Hồng dịch Việt, thâu lục trong Đại chính, Đại Tạng Kinh số No 1647.
(Xem: 29965)
Chân Như Quan Của Phật Giáo (Ðặc biệt lấy Bát-Nhã làm trung tâm) Nguyên tác: Kimura Taiken; Việt Dịch: HT. Thích Quảng Độ
(Xem: 12631)
Nguyện cầu hồng ân Tam bảo gia hộ cho toàn thể quý học chúng Bồ tát giới tại gia, có đầy đủ bi trí lực để hoàn thành bản nguyện tự lợi, lợi tha, trong khung trời giải thoát tự tại của chánh pháp Như Lai.
(Xem: 19442)
Tôi được Tăng sai phụ trách hướng dẫn Bồ tát Học xứ cho chúng Giới tử tân thọ Bồ tát giới...
(Xem: 17745)
Kinh AN BAN THỦ Ý là một trong những bản kinh được xuất bản sớm nhất ở Viễn Đông và đã góp phần vào việc phổ biến Phật giáo qua việc giảng dạy cách thức thiền tập...
(Xem: 14160)
Bồ tát Long Thọ trước tác Trung luận gồm 27 phẩm (chương) 446 bài kệ, mỗi bài 4 câu, mỗi câu 5 chữ. Ở Ấn Độ các bản luận giải thích như Vô Úy luận...
(Xem: 13765)
Trong Luật tạng, bộ Luật đầu tiên theo trong sử nhắc đến là bộ Bát thập tụng luật do Tôn giả Ưu-ba-li tám mươi lần ngồi tụng thì mới xong bộ Luật của Phật dạy.
(Xem: 14190)
Một thời Đức Thế Tôn ở tại cung điện của chú tể Đại dương, cùng với chúng đại tỳ kheo tám ngàn vị và chúng đại bồ tát ba mươi hai ngàn vị.
(Xem: 13813)
Người giảng: Lão Hòa thượng Tịnh Không; Cẩn dịch: Vọng Tây cư sĩ – Viên Đạt cư sĩ; Biên tập: Phật tử Diệu Hiền
(Xem: 13743)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 215, Hán dịch Pháp Cự; Việt dịch: Thích Bảo An
(Xem: 13888)
Đại Chánh Tân Tu, Kinh số 706, Bộ Kinh Tập, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Thiên Ân
(Xem: 14534)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển thứ 32 số 1648 thuộc Luận Tập Bộ Toàn; Ưu Ba Đề Sa; Tăng Già Bà La; HT Thích Như Điển
(Xem: 12547)
Vãng sinh tập đều ghi chép nhiều truyện có thật đời xưa tu Tịnh độ được vãng sinh Tây phương của đủ các hạng người xuất gia lẫn tại gia, của cả loài vật... Chúc Đức dịch Việt
(Xem: 15060)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Luận Tập, Kinh số 1666; Bồ-tát Mã Minh tạo luận; Hán dịch: Chân Đế; Việt dịch: Nguyên Hồng
(Xem: 18505)
Đây là một quyển kinh Phật Giáo rất phổ thông và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng quan trọng trên thế giới... Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 23709)
Kinh Pháp Hoa ai cũng biết là bộ Kinh Tối Thượng Thừa mà nó không phải Đại Thừa và cũng gọi là Phật Thừa... HT Thích Thắng Hoan
(Xem: 14428)
Kinh PHÁP-HOA là một bộ kinh lớn mà từ xưa đến nay, sau khi đức Phật diệt-độ, được lưu thông nhứt và được nhiều người tụng-trì nhứt trong các bộ kinh lớn... HT Thích Trí Tịnh
(Xem: 15281)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Hoa Nghiêm, Kinh số 0301, Hán dịch: Thật Xoa Nan Ðà; Việt dịch: HT Thích Minh Lễ
(Xem: 107615)
Sám văn gồm có ba cuốn ngày nay là sám văn ấy. Đem nước từ bi tam muội rửa sạch oan nghiệp nhiều kiếp, lấy ý nghĩa đó để mệnh danh Thủy sám... HT Thích Trí Quang
(Xem: 15392)
Trong đời mạt pháp, các đệ tử của ta chỉ đeo đuổi theo bên ngoài, ít có ai quan niệm đến vấn đề Sanh Tử... HT Thích Thiền Tâm
(Xem: 21009)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0665, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 39701)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0642; Hán dịch: Cưu Ma La Thập; Việt dịch: Định Huệ
(Xem: 16552)
阿 毘 達 磨 俱 舍 論 A Tì Đạt Ma Câu Xá Luận I... dịch theo bản Sanskrit... Tuệ Sỹ
(Xem: 35981)
Tăng đoàn thực hành đúng Pháp và Luật của Phật đã chế định trong sự cùng nhau cộng trú hòa hợpthanh tịnh, cùng nhau giải tán trong sự hòa hợpthanh tịnh.
(Xem: 17228)
Phật Thừa Tôn Yếu luận là một trong nhiều tác phẩm của Đại sư Thái Hư, mang ý nghĩa bao quát nội dung giáo nghĩa Đại thừa Tiểu thừa... Thích Thiện Hạnh Dịch
(Xem: 12207)
Kim Sư Tử Chương là một tác phẩm rất ngắn của thầy Pháp Tạng nhưng bao hàm được giáo lý của Kinh Hoa Nghiêm... HT Thích Nhất Hạnh
(Xem: 16590)
Luận Phật Thừa Tông Yếutùy thuận theo thời cơ lược nói về tông bảncương yếu của Phật pháp... Nguyên tác: Đại sư Thái Hư; Thích Nhật Quang dịch Việt
(Xem: 15050)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0639, Hán dịch: Na Liên Ðề Da Xá, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13650)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0628, Hán dịch: Pháp Thiên, Việt dịch: Thích nữ Tịnh Nguyên
(Xem: 14643)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0626, Hán dịch: Chi Lâu Ca Sấm, Việt dịch: Phật tử Phước Thắng
(Xem: 13357)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0619, Hán dịch: Đàm Ma Mật Đa, Việt dịch: Thích Nguyên Xuân
(Xem: 20299)
Từ Bi Thủy Sám Pháp - Trước thuật: Ngộ Đạt Thiền Sư; Dịch Giả: Thích Huyền Dung
(Xem: 28168)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Sử Truyện, số 2076, Nguyên tác Đạo Nguyên, Việt dịch: Lý Việt Dũng
(Xem: 13946)
Thiết Lập Tịnh Độ là quyển sách của HT Thích Nhất Hạnh giảng giải về Kinh A Di Đà với góc nhìn thiền học
(Xem: 14429)
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí-Tịnh, Anh dịch: Quảng Định / Quảng Hiếu hiệu đính, Sưu tập: Tuệ Uyển
(Xem: 22791)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0615, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: Thích Nguyên Xuân
(Xem: 18780)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0614, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: Thích Nguyên Xuân
(Xem: 23242)
Quyển "Thập thiện nghiệp đạo kinh giảng yếu" của ngài Thái Hư Pháp sư, thấy tóm tắt dễ hiểu, lời lẽ giản dị mà ý nghĩa đầy đủ, lại rất hợp với căn cơ hiện tại... Thái Hư
(Xem: 15062)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0600, Hán dịch: Thực Soa Nan Đà, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 17023)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0599, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 17488)
Bản dịch Việt được thực hiện bởi Nhóm Phiên dịch Phạn Tạng, dựa trên bản Hán dịch của Huyền Trang, A-tì-đạt-ma Câu-xá luận... Tuệ Sỹ
(Xem: 20471)
Theo Viên TrừngTrạm Nhiên (1561- 1626), ở trong Kim cang tam muội kinh chú giải tự, thì Đức Phật nói kinh nầy sau Bát nhãtrước Pháp hoa... Thích Thái Hòa
(Xem: 26557)
Thiền Luận - Tác giả: Daisetz Teitaro Suzuki; Quyển Thượng, Dịch giả: Trúc Thiên; Quyển Trung và Hạ, Dịch giả: Tuệ Sỹ
Quảng Cáo Bảo Trợ
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM