Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

7. Tự Tán Hủy Tha Giới (Giới Tự Khen Mình Chê Người)

Tuesday, June 22, 201000:00(View: 7484)
7. Tự Tán Hủy Tha Giới (Giới Tự Khen Mình Chê Người)

KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT GIỚI BỔN GIẢNG KÝ
Hán văn: Pháp sư Thích Diễn Bồi
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Minh

Chương III: CHÁNH THUYẾT GIỚI TƯỚNG 
(chánh thức thuyết giảng giới tướng) 

B. BIỆT THUYẾT GIỚI TƯỚNG
(thuyết giảng riêng biệt giới tướng)

 

B.1.1.7. TỰ TÁN HỦY THA GIỚI 
(Giới tự khen mình chê người)

Kinh văn: 
1. Phiên âm: 
Từ câu “Nhược Phật tử tự tán hủy tha...” cho đến “thị Bồ Tát Ba La Di tội”. 
2. Dịch nghĩa: 
Nếu như Phật tử tự khen mình, chê người, cũng như bảo người khác khen ngợi mình, chê người; nhân chê người, duyên chê người, cách thứ chê người, nghiệp chê người. Là Phật tử lẽ ra phải thay thế chịu những sự khinh chê khổ nhục cho tất cả chúng sanh, bản thân nhận lấy những điều xấu, nhường cho người việc tốt. Nếu Phật tử tự phô trương tài đức của mình, mà dìm che điều hay tốt của người, làm cho người bị khinh chê, Phật tử này phạm Bồ Tát Ba La Di tội. 

Lời giảng: 
Từ đây trở xuống, bốn trọng giới sắp giảng là bốn pháp Tha Thắng Xứ ở trong Du Già Bồ Tát Giới Bổn. Giờ đây, trước nhất xin giảng về giới tự khen mình chê người. 
Tự khen mình chính là tán dương công đức của mình, đem các thứ đặc trường (sở trường đặc sắc) của mình sẵn có, cực lực tuyên dương ra bên ngoài cho mọi người biết mình là người giữ giới hạnh bậc nhất, thuyết pháp không ai bì v.v... Để các thứ danh dự, lợi dưỡng ồ ạt tuôn về mình, sẽ được các thiện nam tín nữ tôn kính, tài lợi phong phú, thọ dụng không cùng. Như vậy, tự khen mình hoàn toàn xuất phát từ nơi tâm niệm tham cầu danh dự, lợi dưỡng mà ra. 
Chê người là chê bai tội ác của người khác, moi móc ra tất cả những khuyết điểm như thế, làm cho người bị chê bai, mất cả danh dự, lợi dưỡng, không còn được ai tôn kính và đến cúng dường. Do đó, chúng ta thấy rõ sự chê bai người hoàn toàn phát xuất từ tâm niệm sân hận, thấy người được nhiều lợi dưỡng mà ra. 
Tự tán dương công đức của mình, mục đích là phô bày tội lỗi của người khác. Chê bai hủy nhục người mục đích là phô bày công đức của chính mình. Cho nên tự khen mình, chê người, mục đích duy nhất là mong mọi sự cung kính, lợi dưỡng đều về hết nơi mình. Dụng tâm này thật là một tội ác rất lớn nên thuộc về căn bổn trọng tội. Nếu chỉ phô trương tài đức của mình mà không chê bai tội lỗi của người, hoặc chỉ chê bai người, không tán dương mình thì chỉ phạm tội khinh cấu. 
Có thể nói, tâm lý khen mình chê người mọi người đều có. Cho nên ở mọi nơi, mỗi khi có dịp nghe đến, chúng ta đều thấy rằng, nếu đó không phải là những lời tán dương cá nhân mình thì cũng là những luận điệu phỉ báng người, rất ít khi được nghe ai nói chỗ không đúng của chính họ mà tán dương mỹ đức của người. 
Vì thế, làm người sống ở thế gian, xưa nay không dễ gì tạo gây được một bầu không khí hòa vui giữa người và người. Dù đôi khi, chúng ta cũng được nghe vài lời tán thán mỹ đức của người khác, nhưng cũng không phải hoàn toàn phát xuất nơi tâm ý chân thành
Người người đều tự cho mình là đúng, không biết rằng tự mình cũng còn nhiều chỗ không đúng, và không chịu thừa nhận thế thôi. Ngược lại, họ thường cho người khác là sai, mà không biết rằng người khác cũng có chỗ rất đúng. Vì thế, nếu bạn hủy báng tôi, tôi nói xấu bạn, ai cũng không muốn tuyên nói chuyện tốt của người, nên trên đời này nhiều vấn đề phức tạp thường xảy ra vô cùng vô tận
Nếu con người thường tự phản tỉnh từng giờ, từng phút, biết có rất nhiều chỗ sai lầm, và người khác có nhiều điều siêu thắng hơn mình thì tự nhiên, không bao giờ có hành động khen mình, chê người. Nhất là một Bồ Tát hành giả, lại cần phải luôn luôn phô bày những tội lỗi của chính mình, tuyệt đối không nên có tâm niệm che giấu tội lỗi của mình. 
Nếu che giấu tội lỗi thì những tội lỗi ấy chẳng những không được tiêu diệt, trái lại còn tăng trưởng lên mãi, cho đến lúc quá nhiều, bấy giờ muốn diệt trừ chúng thì quả thật hết sức khó khăn. Chẳng những không nên che giấu tội lỗi của mình mà nếu có công đức chi, cũng không nên khởi tâm khoe khoang với mọi người. Nếu khoe khoang công đức của mình thì các công đức chẳng những không được tăng trưởng, trái lại, do đây mà bị hao tổn. Khi công đức đã bị hao tổn và hết sạch, bấy giờ, dù bạn có muốn khoe khoang cũng không thể được. 
cầu danh lợi bằng cách tự tán dương mình chưa chắc đã được. Phải biết rằng, bạn có công đức hay không, những người chung quanh bạn thấy rất rõ ràng. Nếu bạn thật sự có công đức, tự nhiên sẽ được mọi người tán dương, không cần bạn tự khen và sẽ được hiệu quả cùng ảnh hưởng rất lớn. Thế nên, nếu mình thực sự có tài đức, cần chi tự tán dương? 
Nếu mình thực sự không tài đức, chỉ là tự thổi kèn, đánh trống, tự khen mình rồi tự vỗ tay. Những điều này chỉ khiến cho người khác ẩu tâm khó chịu, và chẳng những họ không sanh khởi hảo cảm lại còn mất hẳn tín tâm đối với bạn, vì họ biết bạn chỉ là người tự đề cao mình, và không có một mảy may thực đức. Như vậy thì có gì đáng để họ cung kính, tôn trọng? Hóa ra, muốn được lợi íchtrái lại bị tổn hại. Chính mình thật sự chưa không có tài đức thì không nên tự khen; nhưng buồn thay trên đời này, nơi nào đa số cũng đều là những người tự khen mình. 
Tật đố người, phỉ báng người chưa chắc làm cho người bị thiệt hại. Chúng ta nên biết, con người sanh tồn trên cõi thế gian này đứng vững được hay không, không phải do nơi sự khen chê của người khác, mà chính là tự nơi họ có đủ điều kiện đứng vững hay không. Nếu người ấy có đủ điều kiện đứng vững trong xã hội thì bất cứ người nào chê bai, phỉ báng họ cũng không gây được ảnh hưởng gì và còn có tác dụng ngược lại. 
Cho nên thánh Gandhi nói: “Bất cứ người nào cũng không thể làm tổn hại được bạn. Chỉ có bạn tự làm tổn hại bạn mà thôi”. 
Vì thế, nếu cho rằng chê bai để đả đảo họ, đó là quan niệm sai lầm tuyệt đối, đôi khi lại còn có tác dụng ngược lại. 
Tại sao? 
Vì nếu người khác biết được bạn có tâm niệm “đố hiền hại năng” (ganh ghét người hiền, hãm hại kẻ tài năng), họ sẽ mất hẳn tín tâm đối với bạn, ly khai bạn và không giờ tiếp thọ sự cảm hóa của bạn. 
Bồ Tát hóa độ chúng sanh phải làm gương mẫu cho chúng sanh, nên nhất cử, nhất động, một lời nói, một việc làm phải hợp với phép tắc để cho chúng sanh bắt chước noi theo. Nếu Bồ Tát tự khen mình chê người khiến bắt chước, học tập theo gương Bồ Tát, tự tán dương mình, rồi rao nói mình là một bậc vĩ nhân. Dưới gầm trời này chỉ có mình là nhân vật không thể tưởng, người khác không ai có thể so sánh với mình, Thậm chí còn cho mọi người đều tầm thường, không có gì đáng nói. Rồi cực lực tìm cách chê bai, hủy nhục người, nói họ việc này không đúng, việc kia là sai... 
Nói tóm lại, trên thế gian này chỉ có một mình ta là đúng, tất cả mọi người đều sai. Chúng sanh sẽ bắt chước thói quen khen mình chê người như vậy thì bao nhiêu thiện pháp công đức, mỗi ngày sẽ bị tổn giảm, ác pháp tội lỗi ngày một gia tăng. Bồ Tát dẫn dắt chúng sanh như vậy, thử hỏi, tội ác của bạn lớn biết dường nào?! 
Tâm lý tội lỗi tự khen mình, chê người này xưa nay đều có; nhưng thời cận đại này lại càng thịnh hành hơn. Chẳng những mọi người thông thường đã như vậy, mà ngay cả những người tu học trong Phật pháp cũng thế
Như có người học giáo lý, hơi hiểu biết chút ít Phật pháp, nếu động đến liền cho người tham thiềnám chứng, hoặc nói những người này là tu mù, luyện quáng. Người tham thiền mới thực hành công phu tĩnh tọa được ít nhiều đôi chút, vội cho mình là người “chân tu thực học”, lại chê bai, hủy báng những người học giáo lý là không có tu trì, hoặc nói họ là kẻ chuyên đếm của báu cho người v.v... Những hạng người tự cho mình là phải, chê người khác là trái như thế thì đâu xứng đáng với tư cách một vị có bổn phận duy trì Phật pháp? 
Đối với hai hạng người nói trên, trong kinh nếu không bài xích cho là giặc, đem Phật pháp xuất mại (bán rao), thì cũng quở trách là bè đảng của ma vương, phá hoại Phật pháp
Vì thế, đệ tử Phật, nhất là hành giả Bồ Tát, phải tán tụng, tuyên dương công đức của người càng nhiều càng tốt. Không nên một mặt tự thổi kèn đánh trống, tán dương rao nói chỗ hay, tốt của mình; một mặt moi móc kiếm tìm lỗi lầm của người khác (hết phần giảng ý nghĩa tên của giới).
Đức Phật đối với đại chúng dạy tiếp rằng: “Nếu Phật tử là một vị Bồ Tát, ở trong quá trình giáo hóa chúng sanh, thường luôn tự khen mình chê người, hoàn toàn không đúng với tư cách của hành giả Bồ Tát”. 
Tự bản thân mình không có công đức chi mà lại đi phô bày công đức của chính mình gọi là “tự tán”. Người khác thật có đạo đức cao siêu mà lại hủy nhục gọi là “hủy tha”. Bồ Tát lấy việc lợi tha làm bổn phận, đúng lý phải tận lực tuyên dương tài đức của người, không nên tự khen mình chê người. Suy cùng nguyên nhân tự nâng cao mình, đè bẹp người cốt để cầu lợi dưỡng và sự cung kính. Bảo người làm như vậy đều do nơi tham tâm hoặc sân tâm. Trong đó, đương nhiên có si tâm, nhưng động cơ chính yếutham tâm
Trong Du Già Bồ Tát Giới Bổn có nói: “Vì muốn tham cầu lợi dưỡng, cung kính, mà tự khen mình chê người, ấy gọi là pháp Tha Thắng Xứ thứ nhất”. Cho nên tham tâm là một tội đứng đầu trong các tội. 
Trong Luật dạy chê người có ba thứ: 
1. Đối trước mặt chê bai, mạ nhục; như nói: “Mầy là hạng người sanh trong gia đình Chiên Đà La, mầy không phải là người tốt...” 
2. Dùng tỷ dụ để hủy báng, mạ nhục, như nói: “Mầy sẽ giống với kẻ sanh trong nhà Chiên Đà La v.v...” 
3. Tự so sánh mà hủy báng, mạ nhục; như nói: “Ta đây không phải thuộc vào giòng Chiên Đà La, ta đây không giống như mầy, là một người không ai đếm xỉa đến...” v.v...
Vì vậy, phàm những lời nói khiến kẻ đối diện không còn chỗ đứng, không có cơ hội ngóc đầu lên, làm cho mọi người xa lánh, không muốn gần gũi với kẻ ấy, làm cho họ bị cô lập, muốn làm việc gì đều không được ai hưởng ứng. Những hành động ấy đều thuộc về chê bai người. Loại dụng tâm này rất ác độc nên tội lỗi cũng vô lượng vô biên
Tự khen mình chê người đối với đối tượng nào mới kết thành tội? 
Có hai lối giải thích
1. Đối với những người thường chưa thọ giới Bồ Tát, tự khen mình chê người thì phạm căn bổn trọng tội. Với Phật tử đã thọ giới, tự khen mình chê người chỉ phạm tội khinh cấu. 
2. Bất luật đối với hành giả đồng đạo, hoặc người thông thường không ở trong Phật pháp, nếu tự khen mình chê người chỉ cần phát xuất từ tâm mong cầu danh dự, lợi dưỡng đều phạm căn bổn trọng tội, không được nói là khinh cấu. 
Hai lối giải thích trên đều rất thông suốt, nhưng xét kỹ, thuyết thứ hai có phần thấu đáo hơn. Vì khen mình, chê người mục đích chính là để mong cầu lợi dưỡng, cung kính nên tội này rất nặng. 
Chúng ta nên biết, đối với lợi dưỡng không nên cho là quý tốt. Nó thật sự là kẻ đại tặc phá hoại công đức. Như sấm chớp, mưa đá làm thương hại ngũ cốc, hoa màu, không thâu hoạch được gì. Cũng vậy, danh dự, lợi dưỡng phá hoại mầm công đức không thể tăng trưởng được. Vì thế, bất luận ở trường hợp nào, có liên quan đến danh dự, lợi dưỡng đều không nên mong cầu và gần gũi. 
Trong kinh, Đức Phật từng dạy chúng ta như vầy: “Người vào rừng chiên đàn, hãy nhặt lấy gỗ chiên đàn, không nên lấy lá chiên đàn. Nếu chỉ lấy lá mà không lấy gỗ, người ấy đã tự cô phụ công phu vào rừng chiên đàn của mình. Cũng thế, hành giả đi vào Phật pháp phải cầu cho kỳ được sự an vui Niết Bàn, không nên mong cầu danh lợi, cúng dường. Nếu không mong cầu sự an lạc Niết Bàn, trở lại cầu danh lợi, cúng dường, kẻ ấy đã tự dối gạt mình. Chhẳng khác nào người vào núi báu, lại trở về với hai bàn tay không, lại còn thiêu đốt tất cả thiện căn ở đời hiện tại, và chắc chắn bị đọa địa ngục nơi đời vị lai”. 
Thế thì thử hỏi lợi dưỡng có gì tốt đẹp? Tại sao chúng ta phải miệt mài theo đuổi mong cầu? Và cần chi phải vì lợi dưỡng mà làm việc khen mình, chê người? 
Vì thế, đặc biệt nếu một hành giả Bồ Tát tự phô trương công đức của mình, mà dìm che công đức của người, tất nhiên sẽ gây bất lợi cho người, mà ngay cả bản thân mình cũng chẳng được đẹp đẽ chi. Cho nên Đức Phật đặc biệt chế định lỗi khen mình, chê người thành căn bổn trọng tội
Chẳng những không được chính miệng mình tự khen mình, chê người mà bảo kẻ khác tự khen mình, chê người cũng không được. Việc này chia làm hai loại: 
1. Bảo người trước mặt mình tán thán công đức của chính mình và chê bai tội lỗi của người. 
2. Bảo người trước mặt mình tán thán công đức của chính họ và hủy báng tội lỗi của người. 
Tán thán, dù là tự tán hay bảo người tán thán, tuy bất đồng, nhưng tự khen mình, chê người trong bất cứ trường hợp nào, trong hai loại trên, chủ yếu là người lãnh thọ lời sai bảohoàn thành việc khen mình, chê người thì người sai bảo phải lãnh lấy căn bổn trọng tội
Tại sao tự miệng mình không khen mình, chê người, chỉ bảo người thực hiện lại bị trọng tội như thế? 
Do vì người mà bạn sai bảo kia, vốn không khởi tâm niệm khen mình, chê người, nhưng vì bạn xúi bảo họ hành động, nên bạn không thể viện một lý do nào để từ chối việc lãnh trách nhiệm ấy. 
Kết thành tội trọng khen mình, chê người cũng phải hội đủ bốn điều kiện: nhân, duyên, pháp, nghiệp; phân biệt sơ lược như sau: 
1. Hủy tha nhân (nhân chê người): do phiền não tham lam sẵn có trong tạng thức phát động, đầu tiên sanh khởi một niệm tự khen mình, chê người nên gọi là nhân chê người. 
2. Hủy tha duyên (duyên chê người): Tâm khen mình, chê người tương tục mãi, không gián đoạn, mục đíchhoàn thành việc mong cầu danh lợi, gọi là duyên chê người. 
3. Hủy tha pháp (cách thức chê người): dùng những phương tiện khéo léo để thành tựu việc tự tán dương mình và lăng nhục người, gọi là cách thức chê người. 
4. Hủy tha nghiệp (nghiệp chê người): ba việc trên hòa hợp, khiến người trước mặt lãnh hội, hoàn thành việc chê người, kết thành nghiệp chê người. 
Một điểm cần lưu ý là giới thứ bảy, gọi là giới “tự khen mình, chê người” nhưng tại sao ở đây, kinh văn chỉ nói chê người mà không nêu tự khen mình cho đầy đủ? 
Vì tự khen mục đích chính là chê người, chỉ cần đạt đến mục đích chê người, tự nhiên có việc tự khen trong đó; nên kinh văn không cần nêu ra một cách rõ ràng mà chỉ cần nói là nhân chê người, duyên chê người v.v... 
Nhưng một vị Bồ Tát chân chánh, đúng lý phải thay thế chịu những sự khinh chê, hủy nhục cho tất cả chúng sanh, nghĩa là vị Bồ Tát đối với những chúng sanh vô tội, hẳn nhiên không nên hủy báng; mà ngay cả đến những chúng sanh tạo nhiều tội lỗi, nếu có người muốn hủy báng chúng sanh ấy, Bồ Tát cũng phải đem thân mình ra thay thế, nhận chịu sự hủy nhục ấy cho chúng sanh. Bồ Tát đối với kẻ hủy nhục chúng sanh kia nói rằng: “Tội lỗi này không phải của người ấy, mà chính là của tôi. Nếu bạn muốn hủy nhục thì hãy hủy nhục tôi đây, không nên hủy báng người ấy”. 
Vì vậy, Bồ Tát phát đại nguyện vô thượng Bồ Đề, nguyện ở trong sanh tử lãnh thọ vô lượng thống khổ, làm lợi ích cho hữu tình. Nên đem tất cả những việc đáng ghét, đáng chê nhận về mình, còn tất cả những việc vừa lòng, xứng ý đều nhường cho kẻ khác. 
Việc tốt nhường cho người, chứng tỏ không phải tự khen ngợi mình, mà trái lại là khen ngợi người khác. Việc xấu đem về phần mình, biểu thị không phải chê bai người, mà là tự chê bai mình. Nếu không phải là Bồ Tát thì không bao giờ hành động được như vậy. 
Ở đây có người hỏi rằng: Bản thân của Bồ Tát quả thật không có việc xấu, chúng sanh vốn thật không có việc tốt, làm sao có thể lấy việc ác về cho mình, nhường việc tốt cho người? 
Cổ đức có hai lối giải thích như sau: 
1. Như có người vô duyên cớ đến hủy nhục Bồ Tát; bấy giờ vị Bồ Tát suy nghĩ như vầy: Dụ như người bắn tên, có đích mới có chỗ bắn trúng. Không đích thì không chỗ bắn trúng. 
- Chúng sanh hủy nhục mình cũng thế. Do mình có sanh mạng nhục thể này, chúng sanh đối với mình mới sanh ác niệm hủy nhục. Nếu mình không có sanh mạng nhục thể này, chúng sanh nương vào đâu để sanh ác niệm hủy nhục mình? Thế thì nguyên nhân chúng sanh khởi ác niệm, chính là do mình có sanh mạng nhục thể này. 
Như vậy, tội ác chính do ở nơi mình, chớ không phải ở nơi chúng sanh, cho nên phải quy việc xấu về cho mình, không nên quy cho chúng sanh
Bồ Tát lại còn suy tư như vầy: ta phải làm thế nào để tu giới, để phòng hộ thân, khẩu, nghiệp? Nếu không phải nhờ nơi chúng sanh hủy báng ta hay sao? Nếu khôngchúng sanh hủy báng thì ta nương vào đâu để trì giớithành tựu thiện pháp? Thế thì thiện pháp trì giới của ta được sanh khởi hoàn toàn nhờ nơi chúng sanh. Đã nhờ nơi chúng sanh mà sanh được thiện pháp công đức thì phải đem việc tốt nhường cho chúng sanh, không nên nhận về phần mình. 
2. Bồ Tát suy nghĩ như vầy: Thông thường cho rằng chúng sanh làm việc ác đối với ta, đấy chỉ là do ngã kiến của ta nghĩ như vậy. Nếu nói về đạo lý chân thật (chỉ cho tâm thể bình đẳng), chúng sanh với ta đều đồng nhất thể. Vậy thì có ai làm việc ác đối với ta? Bồ Tát phải quán sát theo chân lý như vậy, không nên tùy theo vọng kiến của mình. Khi suy tư như vậy tự nhiên nhận việc xấu về mình, nhường việc tốt cho người. 
Lại nữa, trong lúc Bồ Tát phát Bồ Tát tâm, chính là đã quyết định phải làm thế nào khiến chúng sanh xa lìa tất cả tội ác. Hiện tại chúng sanh đối với mình làm những việc tội ác, không phải lỗi của chúng sanh, mà chính là do mình không tròn trách nhiệm, nên phải nhận lỗi về mình, tự trách mình và nhìn nhận tội lỗi ấy của chính mình, không nên đổ cho chúng sanh
Lại nữa, Bồ Tát trong khi phát Bồ Đề tâm, chính là đã quyết định phải vì chúng sanh tu tập các thiện căn. Do đó, sở dĩ mình được tu tập lục độ vạn hạnhhiện tại, là hoàn toàn do nơi chúng sanh cung cấp cơ hội cho mình. Nếu khôngchúng sanh thì mình phải làm thế nào tu tập thành tựu được những thiện căn như vậy? Thế thì bao nhiêu thiện căn xưa kia đều thuộc về chúng sanh, tại sao lại giành về phần mình? Suy nghĩ như thế, tự nhiên sẽ nhận việc xấu về mình, nhường việc tốt cho người. 
Đệ tử của đức Khổng Tử là thầy Tử Cống, bình nhật ưa so sánh chỗ sở trường, sở đoản của người. Một hôm, đức Khổng Tử dạy rằng: 
- Ông thật là điên đảo, dám đi nghị luận chuyện người, tự cho mình thật là người rất tốt. Đối với bản thân mình, chỉ nên nghĩ lo cho mình tránh lầm lỗi, không có công phu rảnh rỗi đâu để bàn luận chuyện người. 
Lại dạy thêm rằng: 
- Người trên thế gian này, chỉ cần một lời nói mà có thể tu thân hạnh. Lời ấy là gì? Chính là một chữ Thứ. Chữ Thứ là gì? Là đối với tất cả việc tự mình không muốn thì không nên đem đổ cho người. 
Cũng thế, nếu bạn không muốn người khác hủy báng bạn, thì bạn không nên hủy báng người. 
Như trên đã nói, Bồ Tát đáng lẽ phải thay thế cho tất cả chúng sanh lãnh thọ sự hủy nhục. Nếu không thực hành như thế, trái lại tự phô trương tài đức của mình mà dìm che điều hay tốt của người, làm cho người bị khinh chê, đến nỗi bị hủy nhục một cách không duyên cớ. Thẳng thắn mà nói: Phật tử này phạm Bồ Tát Ba La Di tội. 
Tại sao thế? 
Phải biết rằng: một vị Bồ Tát, đặc biệt với công đức của tự mình, phải giữ gìn giấu kín, không được đem ra tuyên dương cho người nghe. Những thiện hạnh của người khác phải cực lực phu dương, không được che giấu mới là hợp với đạo lý
Hiện tại nếu tự phô trương tài đức của mình thì còn đâu là tư cách của một vị Bồ Tát? Phu dương tài đức của mình đã không xứng với tư cách của một vị Bồ Tát, huống chi lại thêm dìm che sự hay tốt của người, thì tội lỗi của bạn đương nhiên lại càng gia tăng. Cho nên, đứng về lập trường của Bồ Tát thì tội ấy đương nhiên thuộc về Ba La Di tội rất nặng. 
Kinh Bồ Tát Thiện Giới nói: “Bồ Tát lúc được người tán thán là đã chứng đắc bậc Thập Trụ hoặc A La Hán... nếu yên lặng nhận lời thì đắc tội”. Theo lời kinh dạy trên, nhận lời tán thán của người còn không nên, huống chi là tự khen ngợi mình, chê bai người. Nên biết rằng: che giấu điều tội ác, phu dương công đức lành của người, đấy là bản hoài lợi sanh của Bồ Tát, bất cứ ở trường hợp nào đều phải thực hành như vậy. 
Trái lại, nếu khen ngợi mình, chê bai người để mong cầu lợi ích cho mình, làm tổn hại người, thì đâu còn là tâm từ bi của Bồ Tát? 
Cho nên cổ đức dạy: “Lửa ác nghiệp tự khen tặng mình, chê bai người, phá hoại thiện căn Đại Thừa tánh giới”. 
Hủy báng người thông thường tội ác đã rất nặng. Hủy báng một vị pháp sư hoằng dương Phật pháp, tội càng nặng hơn. Nên trong kinh Thập Luân nói: “Hủy báng vị pháp sư truyền pháp lợi sanh, làm cho Phật pháp nơi ấy không lưu hành được, tội ấy hết sức trọng đại”. 
Vị pháp sư hoằng truyền Phật pháp chính là hộ trì chánh pháp của Như Lai, đem lại lợi ích cho tất cả chúng sanh. Nếu bạn hủy báng vị pháp sư ấy, khiến Phật pháp bị trệ ngại, không lưu thông được, chúng sanh không biết nương vào đâu để được cứu độ, tội ấy đâu có thể nói là nhỏ? 
Ở đây có người hỏi: bịa đặt chuyện phải quấy, đè bẹp những người khác là không được. Còn chư Phật, Bồ Táthóa độ chúng sanhthị hiện trong nhân gian, vì muốn dẫn dắt chúng sanh từ con đườngđi lên con đường chánh đại quang minh của Phật pháp, hoặc vì bài xích hàng Nhị Thừa về vấn đề không trở về với pháp Nhất Thừa, là pháp rốt ráo, thì có phạm tội tự khen mình, chê người hay không? 
Đáp: Không! 
Vấn đề ấy, nếu luận nói cũng dường như có sự khen chê, nhưng sự thật hoàn toàn lưu lộ từ tâm đại từ bi, thể hiện lòng từ thương xót chúng sanh mà hoằng truyền Phật pháp, đồng thời do đại nguyện nêu cao pháp tràng thúc đẩy. Vì thế, không được dùng ngã kiến của phàm phu, cùng sự hơn thua nhân ngã thông thường mà luận bàn
Trong Phật pháp nhận định rõ: tuyệt đối không được khen chê. Đấy là nói về sự phân biệt nhân ngã tranh hơn thua với người. Nếu có tâm ấy thì lúc nào cũng chỉ biết mưu sự lợi ích cho mình, không kể đến sự tổn hại của người. 
Trong Du Già Bồ Tát Giới Bổn, giới khen mình, chê người nói: “Có bốn nhân duyên không vi phạm giới điều này: 
1. Vì muốn tồi phục tà thuyết của ngoại đạo, hiển dương chánh lý của Phật Đà, nên đem Phật pháp so sánh cùng ngoại đạo thì không phạm giới này. 
2. Vì muốn duy trì thánh giáo của Như Lai, đem Phật pháp so sánh với pháp ngoại đạo, nói rõ Phật pháp lợi ích cho chúng sanh như thế nào; tà thuyết của ngoại đạo làm cho chúng sanh bị trầm luân, thống khổ như thế nào, cũng không vi phạm giới điều này. 
3. Vì muốn cho ngoại đạo xa lìa pháp tà ác của họ mà tu học theo thiện hạnh chánh pháp của Như Lai, nên đem Phật pháp so sánh với pháp ngoại đạo, làm phương tiện để điều phục ngoại đạo. Cho nên dù có tánh khen mình, chê người nhưng không vi phạm giới điều này. 
4. Vì muốn cho ngoại đạo cùng những người chưa sanh tín tâm thanh tịnh đối với Phật pháp, khiến cho họ phát sanh tín tâm thanh tịnh. Những người đã có tín tâm thanh tịnh khiến cho tâm tịnh tín của họ càng thêm tăng trưởng, nên dù có tính cách khen mình, chê người cũng không vi phạm giới điều này. 
Giới khen mình, chê người này, người người đều vi phạm. Thất chúng Phật tử cũng đều có thể vi phạm giới này. Vì thế, trong giới luật Đại Thừa cũng như Tiểu Thừa đều có chế lập giới điều này. 
Nhưng giới Đại Thừa thuộc về tội trọng rất lớn, trong khi bên Thanh Văn thừa, tự khen mình chỉ phạm đệ thất tụ trong tổng số bảy tụ và tội chê người phạm đệ tam thiên trong tổng số năm thiên. 
Tại sao lại có sự sai biệt như thế? 
hành giả Thanh Văn thừa lấy tư lợi làm chủ đích, không lấy lợi tha làm yếu vụ, nên tội này có phần nhẹ hơn. Còn hành giả thuộc Bồ Tát thừa, xem lợi thanhiệm vụ căn bản của mình. Nếu tùy vọng tình mà đi chê bai người, làm cho chúng sanh bị tổn thất trong những trường hợp không cần thiết, tội này đương nhiên rất nặng. 
Như thế, chúng ta thấy rõ rằng: đồng là tự khen mình, chê người nhưng luận về tội trạng giữa Đại ThừaTiểu Thừa có sự bất đồng rất lớn. Vì thế, các hàng Phật tử phải chú ý, không được vi phạm giới này. Riêng hành giả Bồ Tát lại càng phải thận trọnglưu tâm đặc biệt hơn. 
Giới này gồm đủ cả hai nghiệp Tánh và Giá: 
- Đức Phật chế định giới điều này không cho đệ tử vi phạm, đấy là Giá nghiệp. 
- Còn phần Tánh tội là những trường hợp kẻ thế nhân thông thường vì sự tranh đoạt danh lợi gây ra tội ác, tai hại phải tán thân mất mạng, mà nguyên nhân tranh danh đoạt lợi là từ nơi sự khen mình, chê người. Do đó, những trường hợp này thuộc về Tánh tội. 
Bồ Tát vi phạm giới trọng này, quả báo phải lãnh thọ trong tương lai như thế nào? 
Điều này cần phải xem xét động cơ thúc đẩy sự tự khen mình, chê người chân thật hay không mới phân biệt được. 
- Nếu bạn tự phu dương tài đức của mình, mà bạn là người có tài đức thật thì chẳng khác nào các dâm nữ vì muốn được tiền tài mà hy sinh sắc tướng của mình làm những trò lả lơi, cười cợt để quyến rũ người. Kết quả bị mọi người không đoái hoài đến. Cũng thế, hành giả trong Phật pháp mà tự tán dương mình để mong cầu tài lợi thì sẽ không được sự đồng tình của mọi người
- Nếu những công đức được tán dương ấy không phải là thật mà chỉ là sự dối gạt mọi người, thì chẳng những hiện đời bị mọi người khinh rẻ, lại còn mắc tội đại vọng ngữ
- Nếu chê bai tội người khác mà tội này có thật thì tội của họ, chính bản thân họ sẽ mang chịu lấy quả báo, không cần bạn thay họ phu dương. Nếu bạn đi rao nói tội lỗi của họ thì chính bạn tự gây nghiệp ác khẩu. 
- Nếu hủy báng lỗi người, nhưng lỗi đó không có thật, thì chẳng những mang nghiệp ác khẩu lại còn gây thêm tội vọng ngữ. Vì thế, quả báo thọ lãnh dĩ nhiên phải rất nặng. 
* Tội chê bai người, trong kinh Báng Phật, chính Đức Phật kể lại một câu chuyện có thật như sau: 
Vào thời quá khứ, có một vị pháp sư hiệu Biện Tích, là bậc đại đức cao tăng, tuyên thuyết chánh pháp rất hay, nên ngài đến bất cứ nơi nào để hoằng truyền chánh pháp, thính chúng đông đến nghìn muôn. 
Lúc bấy giờ có nhiều kẻ sanh tâm tật đố với ngài. Trong số ấy có 10 người liên kết nhau đi hủy báng Pháp Sư làm cho Pháp Sư bị ảnh hưởng tai hại rất lớn, đến nỗi không thể cư trú tại khu vực Ngài đang hoằng hóa thuyết pháp độ sanh. Do đó, Phật pháp nơi đó mỗi ngày một suy vi. Biện Tích Pháp Sư mất hẳn một số rất đông tín chúng. 
10 người hủy báng Pháp Sư kia, sau khi xả thân, cảm thọ quả báo thật vô cùng bi thảm. Đầu tiên đọa vào địa ngục trải qua vô lượng kiếp, bị những sự thống khổ như rút lưỡi, trâu cày... Sau khi khổ địa ngục đã mãn, chuyển thân lên nhân gian bị sanh manh (đui mù bẩm sinh), cho đến khi đức Thích Ca xuất thế. Dù được theo Phật xuất gia tu tập các khổ hạnh, nhưng vì nghiệp chướng tàn dư hủy báng Pháp Sư trước kia, nên trong thân tâm khởi ra những tác dụng cực hại. Nghĩa là, dù các vị ấy tuy khổ hạnh cách nào, rốt cuộc đều không thể chứng đắc một pháp gì. Do đó về sau vẫn trở lại đọa vào địa ngục
* Tội tự khen mình, trong kinh Đức Phật cũng từng kể một sự thật như sau: 
Vào thời quá khứ, có năm người Phiến-đề-la (1), luân phiên nhau đi tự tán dương công đức của mình. Trong năm người, bốn người ngồi trong rừng, một người đi đến các thôn trang, làng mạc rao nói: “Người ở nơi này rất có diễm phúc, vì trong khu rừng phụ cận xóm làng này, có bốn vị A La Hán cư trú nơi ấy. Nếu các người phát tâm lễ bái, cúng dường sẽ được công đức vô lượng vô biên”. Vì năm người luân phiên đi rao nói như vậy nên được sự cúng dường rất rộng lớn, sự thụ hưởng vô cùng sung mãn. Nhưng sau khi sanh mạng kết thúc, phải đọa vào địa ngục thọ đủ sự thống khổ. Khi quả báo địa ngục đã hết, tái sanh trong nhân gian phải trả nợ cho các thí chủ đã cúng dường trước kia. Nếu không làm việc khiêng kiệu thì cũng đi đổ phẩn uế cho đàn na
Quý vị hãy nghĩ thử xem, tội tự phu dương tài đức của mình, đối với chính mình có được tốt đẹp chi đâu? Tự tán dương mục đích vì mong cầu lợi dưỡng, nhưng những thứ lợi dưỡng đúng như pháp mà được còn phải xa lánh, huống chi dùng thủ đoạn tự tán dương không chánh đáng để có được. Cho nên một vị Bồ Tát đúng lý không nên làm việc ấy. 
Trong kinh Hộ Quốc Bồ Tát thuyết minh: “Làm một vị Bồ Tát, phải tuyệt đối xa lìa bốn pháp: 
1. Xa lìa gia đình mình cư trú trước kia, xem gia đình là chốn lao ngục. 
2. Xa lìa tất cả danh dự, lợi dưỡng trên thế gian. Vì đã xuất gia rồi thì không nên trở lại tham trước các thứ ấy.
3. Xa lìa Phật tử, đàn việt hộ pháp của mình, không nên thường lui tới gần gũi các đàn việt. Nếu gần gũi sẽ có tai hại đắm nhiễm tất cả việc thế tục.
4. Xa lìa sự yêu tiếc, tham đắm sanh mạng nhục thể của chính mình. Nếu yêu tiếc, tham đắm nhục thân của mình, tất nhiên sẽ tham trước mong cầu nhiều lợi dưỡng
Cũng trong kinh này, có nói bốn pháp làm cho Bồ Tát phải đọa lạc, nên Bồ Tát cần phải đề phòng
1. Bồ Tát lấy việc lợi tha làm cơ bản, nên đối với mọi hạng người đều phải có tâm cung kính. Nếu không cung kính người tương lai chắc bị đọa lạc
2. Bồ Tát đối với bậc có ân đức với mình, phải trực tâm, thành tâm, hết lòng cung kính, không nên bội ân, dua nịnh mà bị đọa lạc
3. Bồ Tát biết lợi dưỡng phá hoại mầm công đức. Vì thế không nên tham cầu nhiều danh dự, lợi dưỡng. Nếu tham cầu, tương lai quyết định bị đọa lạc
4. Bồ Tát biết tự mình có tài đức, không nên tự đi phu dương, huống chi giả hiện một người hiền đức, tự đi phu dương tài đức của mình? Nếu giả hiện rồi tự đi phu dương, tương lai quyết định bị đọa lạc
Tóm lại
Bồ Tát không nên vì mong cầu danh dự, lợi dưỡng mà tự khen mình, chê người. Trong kinh dạy: “Bồ Tát không nên cư trú ở những chỗ có nhiều danh dự, lợi dưỡng phát sanh vì sẽ làm thương hại rất lớn sự thiện pháp của chính mình”. 
Nhưng những bậc tu hành trong Phật pháp hiện nay, từ sáng đến chiều lăn lộn trong vòng danh dự, lợi dưỡng, nơi nào có danh dự, lợi dưỡng mới đến. Thế là so với tinh thần Phật dạy trong kinh: “Chỗ nào danh dự, lợi dưỡng tấp nập đưa đến, cần phải xa lánh ngoài ba do tuần” đã hoàn toàn hành động trái hẳn lại. 
Hàng Phật tử xuất gia rong ruổi theo danh lợi, có thể nói là hiện tượng Phật pháp bị trầm một. Lại cũng chính là tuyền nguyên (tuyền: suối; nguyên: nguồn nước. Chỉ nguyên gốc phát sinh) khiến hàng Phật tử xuất gia bị đọa lạc
Chẳng những tự khen mình, chê người là có tội, mà thấy người có công đức không tùy hỷ, trong Phật pháp cũng xác định là một việc không đúng. Trong Du Già Bồ Tát Giới Bổn đối với vấn đề này thuyết giảng rất hay: “Nếu chư Bồ Tát an trụ tịnh giới luật nghi, khi thấy người có các công đức thiện pháp, theo đúng đạo lý phải sanh tâm tùy hỷ, phải cực lực xưng dương, tán thán người ấy, khiến cho mọi người được nghe công đức của người ấy để phát sanh tín tâm thanh tịnh, hầu gia tăng công đức cho chính họ”. 
Thế nên, dù ở bất cứ trường hợp nào, cũng không nên sanh tâm tật đố, làm chướng ngại đối với người. 
Nếu Bồ Tát do tâm giận ghét tác động, khi thấy người khác quả thực có đầy đủ các công đức, giới, định, huệ v.v... hoặc có đủ chánh kiến, chánh mạng, danh dự cao trỗi, hay có đủ tài năng tuyên diễn chánh pháp, cùng thiện hạnh phương tiện v.v... mà không có ý nguyện cực lực tuyên dương, tán thán mỹ đức của người ấy là quý hóa thay thì mang tội nhiễm ô, vi phạm giới không tùy hỷ công đức, do trong lòng ôm ấp tâm niệm nhiễm ô không chánh đáng
Kết thành tội trọng của giới khen mình, chê người không phải đơn giản, mà phải hội đủ năm duyên hoàn bị: 
1. Thị chúng sanh (là chúng sanh): Chúng sanh có ba phẩm: 
- Nếu đối với chúng sanh ở hai phẩm thượng và trung, mà khen mình, chê người thì phạm căn bổn trọng tội
Với chúng sanh hạ phẩm mà khen mình, chê người thì sự tổn hại đối với người khác không lớn lắm, và lợi dưỡng đối với mình cũng không nhiều nên chỉ phạm tội khinh cấu. 
2. Chúng sanh tưởng (tưởng là chúng sanh)
* Đối với hai hạng chúng sanh thượng và trung phẩm nếu khen mình, chê người thì phạm trọng tội, có hai trường hợp
- Tâm tưởngchúng sanh thuộc hai phẩm thượng và trung. 
- Tâm nghi là chúng sanh thuộc hai phẩm thượng và trung
* Đối với chúng sanh hạ phẩm nếu khen mình, chê người thì phạm tội khinh cấu, cũng có hai trường hợp
- Tâm tưởngchúng sanh thuộc hạ phẩm
- Tâm nghi là chúng sanh thuộc hạ phẩm
3. Tán hủy tâm (tâm khen chê): 
Nếu không phải vì muốn chiết phục ngoại đạo, hay vì muốn đem sự lợi ích cho chúng sanh, mà chỉ vì cá nhân mình tán dương tài đức của mình; và hủy báng tội lỗi của người chỉ vì để mong cầu bao nhiêu danh dự, lợi dưỡng đều thuộc về mình, còn người phải bị mất hết, khiến họ không còn tư thế vững vàng. Dụng tâm như vậy gọi là tâm khen chê, chính là chủ nghiệp nhân của giới khen mình, chê người. Do chủ nghiệp này, phải thọ quả báo đọa lạc tam đồ, chịu nhiều thống khổ
Vì thế, mỗi khi nội tâm chúng ta khởi niệm khen mình, chê người, phải tìm cách diệt trừ nó, đừng để nó trở thành kẻ thống soái sai khiến chúng ta tạo ra ác nghiệp
4. Thuyết tán hủy cụ (công cụ làm việc khen chê): 
Khen chê không phải tùy ý khai khẩu nói suông mà nhất định phải có công cụ. Trong Luật dạy có bảy loại công cụ: 
- Chủng tánh: tự khen chủng tánh của mình thuộc về giòng dõi cao quý như các giòng dõi lớn ở Ấn ĐộBà La Môn, Sát Đế Lợi v.v... chê bai chủng tánh người thuộc về hạng ty tiện như Thủ Đà La, Chiên Đà La... 
- Hạnh nghiệp: tự khen hạnh nghiệp của mình đang làm là thuộc hàng chức nghiệp cao thượng, không phải kẻ thông thường có thể làm được; chê bai hạnh nghiệp của người là chức nghiệp đê tiện, không phải là người có địa vị
- Kỹ thuật công xảo: tự khen kỹ thuật công xảo của mình hết sức cao minh, tinh xảo đặc biệt; chê bai kỹ thuật công xảo của người là vô cùng vụng về, thấp kém
- Phạm tội: tự khen mình là chưa từng làm việc tội ác, tất cả việc làm của mình đều là công đức, chê bai người trên thế gian này chưa từng làm những việc hữu ích cho nhân quần xã hội. Tất cả việc làm của họ đều là tội ác, tổn người lợi mình. 
- Kiết sử (kiết phược sai sử): tự khen mình, cho rằng mình dù có phiền não, nhưng sự hoạt động của phiền não rất là vi tế; chê bai phiền não của người là hết sức thô trọng, suốt ngày chỉ sinh hoạt quanh quẩn trong hang ổ phiền não, không giờ phút nào thoát ly
- Hình tướng: tự khen tướng mạo của mình trang nghiêm, chê bai tướng của người xấu xa
- Thiện pháp: tự khen mình có đủ các thiện pháp công đức, chê bai người không có thiện pháp công đức để thực hành những công phu như vậy, như vậy...
5. Tiền nhân lãnh giải (người trước mặt hiểu rõ điều mình giải nói): 
Khi bạn thốt ra lời khen mình chê người nếu người đối diện nghe, hiểu rõ ý nghĩa lời nói của bạn. Tùy theo ý nghĩa những lời đã nói này, mỗi mỗi đều kết thành tội.

Chú thích: 
(1) Năm người Phiến-đề-la chỉ cho năm vị ác tỳ kheo mắc quả báo sanh làm thạch nữ (là những người không đủ nam cănnữ căn), xem kinh Vị Tằng Hữu, quyển hạ. 

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 16446)
Luận Văn Tổng Quát Về Đại Thừa do HT. Thích Trí Quang dịch giải
(View: 11581)
Nguyên tánh chân nhưlặng lẽsáng suốt không có gì gọi là chúng sanh (ngã), vũ trụ (pháp)...
(View: 55236)
Mông Sơn Thí Thực là một nghi thức đã được sử dụng rất phổ cập trong các ngôi Già lam thuộc hệ phái Phật giáo Bắc tông. Có ba loại nghi thức Mông Sơn: Đại Mông Sơn, Trung Mông Sơn và Tiểu Mông Sơn.
(View: 13589)
Bồ-tát Mã Minh tạo luận, Tam tạng pháp sư Chân Đế dịch Hán. HT Thích Trí Quang dịch giải Việt
(View: 17467)
Các phương thuốc của thế giới này, đa dạng và nhiều vô kể, thế nhưng chẳng có một phương thuốc nào có thể sánh với Đạo Pháp.
(View: 16091)
Tạng Luật được hình thành từ những điều luật được đặt ra để chỉnh đốn đạo đức tác phong của chúng đệ tử Đức Phật...
(View: 19983)
"Chỉ vì đại sự nhơn duyên duy nhấtĐức Phật xuất hiện thế gian, đó là muốn mọi người, mọi chúng sanh đều thành Phật đồng như Đức Phật".
(View: 20617)
Tại Na-lan-Đà có một phái tu khổ hạnh, vị đứng đầu là Ni-kiền Thân-Tử, ông có cả nghìn đệ-tử, và có người tôn xưng ông là bậc Thánh...
(View: 16173)
Được HT Thích Tuệ Sỹ dịch theo bản Sanskrit, do Nhà xuất bản Phương Đông ấn hành năm Quý Mùi.
(View: 16026)
Tiếng Phạn “Sa Di”, ở đây dịch là Tức Từ, ý nói: Dứt ác, hành điều từ, dứt nhiễm ô thế giantừ bi cứu giúp chúng sanh. Còn dịch là Cần Sách, hoặc dịch là Cầu Tịch.
(View: 15754)
“Sau khi ta diệt độ, nên tôn trọng, kính quý Ba La Đề Mộc Xoa (Giới) như tối tăm gặp ánh sáng, như nghèo khó được của báu."
(View: 21157)
Đức Phật dạy rằng, người nào sống không giới luật, tuy ở gần ta mà cũng như cách xa ta muôn dặm; người nào sống có giới luật, tuy ở xa ta muôn dặm mà cũng như ở cạnh bên ta.
(View: 25026)
Vào dịp lễ Vu-lan Thắng hội, Phật tử có tục lệ cúng thí người chết. Dưới đây Tập san trích dịch đoạn kinh có liên hệ đến ý nghĩa cúng thí này.
(View: 16349)
Trẫm từng nói: Phật pháp chia ra Đại thừa, Tiểu thừa là việc thuộc về bên tiếp dẫn. Kỳ thật mỗi bước Tiểu thừa đều là Đại thừa, mỗi pháp Đại thừa chẳng lìa Tiểu thừa.
(View: 13608)
Tất cả nam nữthế gian giàu sang hay nghèo hèn, chịu khổ vô cùng hoặc hưởng phước vô lượng đều do nghiệp nhân gieo tạo đời trước mà cảm thọ quả báo hiện tại.
(View: 21634)
“Nhất thiết hữu vi pháp; Như mộng, huyễn, bào, ảnh; Như lộ diệc như điện; Ưng tác như thị quán.”
(View: 13935)
Thành thật luận (Satyasiddhi-sastra) do Ha-lê-bat-ma tạo luận, Cưu-ma-la-thập dịch Hán, Nguyên Hồng dịch Việt, thâu lục trong Đại chính, Đại Tạng Kinh số No 1647.
(View: 29628)
Chân Như Quan Của Phật Giáo (Ðặc biệt lấy Bát-Nhã làm trung tâm) Nguyên tác: Kimura Taiken; Việt Dịch: HT. Thích Quảng Độ
(View: 12359)
Nguyện cầu hồng ân Tam bảo gia hộ cho toàn thể quý học chúng Bồ tát giới tại gia, có đầy đủ bi trí lực để hoàn thành bản nguyện tự lợi, lợi tha, trong khung trời giải thoát tự tại của chánh pháp Như Lai.
(View: 19045)
Tôi được Tăng sai phụ trách hướng dẫn Bồ tát Học xứ cho chúng Giới tử tân thọ Bồ tát giới...
(View: 17357)
Kinh AN BAN THỦ Ý là một trong những bản kinh được xuất bản sớm nhất ở Viễn Đông và đã góp phần vào việc phổ biến Phật giáo qua việc giảng dạy cách thức thiền tập...
(View: 13807)
Bồ tát Long Thọ trước tác Trung luận gồm 27 phẩm (chương) 446 bài kệ, mỗi bài 4 câu, mỗi câu 5 chữ. Ở Ấn Độ các bản luận giải thích như Vô Úy luận...
(View: 13371)
Trong Luật tạng, bộ Luật đầu tiên theo trong sử nhắc đến là bộ Bát thập tụng luật do Tôn giả Ưu-ba-li tám mươi lần ngồi tụng thì mới xong bộ Luật của Phật dạy.
(View: 13800)
Một thời Đức Thế Tôn ở tại cung điện của chú tể Đại dương, cùng với chúng đại tỳ kheo tám ngàn vị và chúng đại bồ tát ba mươi hai ngàn vị.
(View: 13521)
Người giảng: Lão Hòa thượng Tịnh Không; Cẩn dịch: Vọng Tây cư sĩ – Viên Đạt cư sĩ; Biên tập: Phật tử Diệu Hiền
(View: 13431)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 215, Hán dịch Pháp Cự; Việt dịch: Thích Bảo An
(View: 13548)
Đại Chánh Tân Tu, Kinh số 706, Bộ Kinh Tập, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Thiên Ân
(View: 14213)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển thứ 32 số 1648 thuộc Luận Tập Bộ Toàn; Ưu Ba Đề Sa; Tăng Già Bà La; HT Thích Như Điển
(View: 12288)
Vãng sinh tập đều ghi chép nhiều truyện có thật đời xưa tu Tịnh độ được vãng sinh Tây phương của đủ các hạng người xuất gia lẫn tại gia, của cả loài vật... Chúc Đức dịch Việt
(View: 14755)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Luận Tập, Kinh số 1666; Bồ-tát Mã Minh tạo luận; Hán dịch: Chân Đế; Việt dịch: Nguyên Hồng
(View: 18241)
Đây là một quyển kinh Phật Giáo rất phổ thông và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng quan trọng trên thế giới... Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(View: 23324)
Kinh Pháp Hoa ai cũng biết là bộ Kinh Tối Thượng Thừa mà nó không phải Đại Thừa và cũng gọi là Phật Thừa... HT Thích Thắng Hoan
(View: 14110)
Kinh PHÁP-HOA là một bộ kinh lớn mà từ xưa đến nay, sau khi đức Phật diệt-độ, được lưu thông nhứt và được nhiều người tụng-trì nhứt trong các bộ kinh lớn... HT Thích Trí Tịnh
(View: 14939)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Hoa Nghiêm, Kinh số 0301, Hán dịch: Thật Xoa Nan Ðà; Việt dịch: HT Thích Minh Lễ
(View: 107076)
Sám văn gồm có ba cuốn ngày nay là sám văn ấy. Đem nước từ bi tam muội rửa sạch oan nghiệp nhiều kiếp, lấy ý nghĩa đó để mệnh danh Thủy sám... HT Thích Trí Quang
(View: 15145)
Trong đời mạt pháp, các đệ tử của ta chỉ đeo đuổi theo bên ngoài, ít có ai quan niệm đến vấn đề Sanh Tử... HT Thích Thiền Tâm
(View: 20560)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0665, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(View: 39264)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0642; Hán dịch: Cưu Ma La Thập; Việt dịch: Định Huệ
(View: 16204)
阿 毘 達 磨 俱 舍 論 A Tì Đạt Ma Câu Xá Luận I... dịch theo bản Sanskrit... Tuệ Sỹ
(View: 35469)
Tăng đoàn thực hành đúng Pháp và Luật của Phật đã chế định trong sự cùng nhau cộng trú hòa hợpthanh tịnh, cùng nhau giải tán trong sự hòa hợpthanh tịnh.
(View: 16786)
Phật Thừa Tôn Yếu luận là một trong nhiều tác phẩm của Đại sư Thái Hư, mang ý nghĩa bao quát nội dung giáo nghĩa Đại thừa Tiểu thừa... Thích Thiện Hạnh Dịch
(View: 11869)
Kim Sư Tử Chương là một tác phẩm rất ngắn của thầy Pháp Tạng nhưng bao hàm được giáo lý của Kinh Hoa Nghiêm... HT Thích Nhất Hạnh
(View: 16315)
Luận Phật Thừa Tông Yếutùy thuận theo thời cơ lược nói về tông bảncương yếu của Phật pháp... Nguyên tác: Đại sư Thái Hư; Thích Nhật Quang dịch Việt
(View: 14770)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0639, Hán dịch: Na Liên Ðề Da Xá, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(View: 13394)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0628, Hán dịch: Pháp Thiên, Việt dịch: Thích nữ Tịnh Nguyên
(View: 14337)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0626, Hán dịch: Chi Lâu Ca Sấm, Việt dịch: Phật tử Phước Thắng
(View: 13058)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0619, Hán dịch: Đàm Ma Mật Đa, Việt dịch: Thích Nguyên Xuân
(View: 19982)
Từ Bi Thủy Sám Pháp - Trước thuật: Ngộ Đạt Thiền Sư; Dịch Giả: Thích Huyền Dung
(View: 27719)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Sử Truyện, số 2076, Nguyên tác Đạo Nguyên, Việt dịch: Lý Việt Dũng
(View: 13703)
Thiết Lập Tịnh Độ là quyển sách của HT Thích Nhất Hạnh giảng giải về Kinh A Di Đà với góc nhìn thiền học
(View: 14115)
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí-Tịnh, Anh dịch: Quảng Định / Quảng Hiếu hiệu đính, Sưu tập: Tuệ Uyển
(View: 22366)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0615, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: Thích Nguyên Xuân
(View: 18503)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0614, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: Thích Nguyên Xuân
(View: 22735)
Quyển "Thập thiện nghiệp đạo kinh giảng yếu" của ngài Thái Hư Pháp sư, thấy tóm tắt dễ hiểu, lời lẽ giản dị mà ý nghĩa đầy đủ, lại rất hợp với căn cơ hiện tại... Thái Hư
(View: 14790)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0600, Hán dịch: Thực Soa Nan Đà, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(View: 16721)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0599, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: Nguyên Thuận
(View: 17019)
Bản dịch Việt được thực hiện bởi Nhóm Phiên dịch Phạn Tạng, dựa trên bản Hán dịch của Huyền Trang, A-tì-đạt-ma Câu-xá luận... Tuệ Sỹ
(View: 19996)
Theo Viên TrừngTrạm Nhiên (1561- 1626), ở trong Kim cang tam muội kinh chú giải tự, thì Đức Phật nói kinh nầy sau Bát nhãtrước Pháp hoa... Thích Thái Hòa
(View: 25982)
Thiền Luận - Tác giả: Daisetz Teitaro Suzuki; Quyển Thượng, Dịch giả: Trúc Thiên; Quyển Trung và Hạ, Dịch giả: Tuệ Sỹ
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant