Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

10 Phá Hành – Phẩm 13

03 Tháng Bảy 201000:00(Xem: 7530)
10 Phá Hành – Phẩm 13

TRUNG QUÁN LUẬN 13 PHẨM
Bồ Tát Long Thọ - Cưu Ma La Thập Hán dịch
Chân Hiền Tâm Việt dịch & Giải thích
Nhà Xuất Bản Tổng Hợp TP Hồ Chí Minh 2007

Phá HÀNH

Giải thích đề tựa 

HÀNH có 2 nghĩa : Thiên lưu và tạo tác. THIÊN LƯU là chỉ cho sự lưu chuyển biến dịch không ngừng của pháp hữu vi. TẠO TÁC là chỉ cho sự tạo tác của thân, khẩu và ý. Vì thế luận Đại Trí Độ ghi “Phật có khi nói hết thảy pháp hữu vi đều là hành, hoặc có khi nói 3 hành là thân hành, khẩu hành và ý hành”. HÀNH trong phẩm này nói về pháp hữu vi và sự chuyển dịch không ngừng của nó. Sự chuyển dịch đó nói lên mặt không tánh của vạn pháp. Không tánh thì như mộng huyễn. Song ta không thấy được tính huyễn mộng ấy, vẫn cho pháp hữu vi là CÓ, sự chuyển dịch là lẽ tự nhiên. PHÁ, để nêu bày thực tướng của chúng. 

LUẬN GIẢI TOÀN PHẨM

如佛經所說 Như kinh Phật đã nói
虛 誑妄取相 Pháp bị cướp là dối
諸 行妄取故 Các hành bị cướp đoạt
是 名為虛誑 Cho nên là hư dối (1) 
虛 誑妄取者 Hư dối bị cướp đoạt
是 中何所取 Cái gì bị cướp đoạt 
佛 說如是事 Phật dạy việc như thế
欲 以示空義 Muốn chỉ bày nghĩa không (2)

PHÁP BỊ CƯỚP là chỉ cho việc vạn pháp bị vô thường chi phối. Nói vô thường là Phật muốn nêu bày nghĩa không của vạn pháp. Vì sao? Vì vô thường là không thường. Nếu có tánh thì pháp phải thường. Nhưng pháp không thường, nên biết pháp không tánh.

諸法有異故 Vì các pháp có khác
知 皆是無性 Biết đều là không tánh
無 性法亦無 Pháp không tánh cũng không
一 切法空故 Vì tất cả pháp không (3)

CÓ KHÁC là nói đến sự biến dị thay đổi liên tụcvạn pháp. Nếu pháp có tánh thì tướng sẽ duy nhấtthường trụ, không xảy ra tình trạng thay đổi liên tục từ nhỏ đến lớn, từ trẻ đến già, từ sanh đến diệt, như tướng của vạn pháp hiện nay. Vì vậy biết pháp là không tánh. Nên nói “Vì các pháp có khác, biết đều là không tánh”. 

Song nói KHÔNG TÁNH là do đối với CÓ TÁNH mà nói, không phải pháp thực không tánh. Nếu cho pháp thực không tánh là ta đã chấp CÓ một cái không tánh. Tức đã đi ngược lại với pháp không tánh, nên nói “Pháp không tánh cũng không, vì tất cả pháp không”. Vì tất cả pháp không, nên ngay cái không tánh ấy cũng phải không. Nghĩa là, không tánh cũng không, mà có tánh cũng không. 

諸法若無性 Nếu các pháp không tánh
云 何說嬰兒 Làm sao nói anh nhi?
乃 至於老年 Cho đến lúc lão niên
而 有種種異 Mà có các thứ khác? (4) 

Đây là nghe nói VÌ CÁC PHÁP ĐỀU KHÔNG, liền nghĩ ngay đến cái thực không đối với thực có, tức rơi vào ngoan không, nên mới lý luận “Nếu các pháp không tánh, làm sao …” : Mọi thứ nếu không, làm sao vạn pháp có thể xuất hiệnbiến dịch như hiện nay? Làm sao con nít có thể thành thiếu niên rồi thành người già mà vẫn giữ nguyên bản chất của nó? 

若諸法有性 Nếu các pháp có tánh 
云 何而得異 Làm sao mà khác được
若 諸法無性 Nếu các pháp không tánh
云 何而有異 Làm sao mà có khác (5)

Cho các pháp là không, thì trái với sự hiện khởi lưu chuyển hiện nay của vạn pháp. Nhưng nếu cho các pháp là có, thì tướng phải duy nhấtthường trụ. Nếu tướng đã duy nhấtthường trụ, thì cũng không có sự thay đổi từ nhỏ đến già, từ sanh tới diệt v.v… như hiện nay. KHÁC là chỉ cho sự biến khác đó.

Tóm lại, nếu khẳng định pháp không tánh, thì không thể có sự thay đổi tướng trạng như hiện nay. Nếu khẳng định pháp có tánh, cũng không thể có sự thay đổi tướng trạng như hiện nay. Vì thế biết, thực tướng của vạn pháp không thuộc phạm trù CÓ TÁNH hay KHÔNG TÁNH

是法則無異 Pháp ấy thì không khác
異 法亦無異 Pháp khác cũng không khác
如 壯不作老 Như tráng không tạo lão
老 亦不作壯 Lão cũng không tạo tráng (6)
若 是法即異 Nếu pháp ấy là khác
乳 應即是酪 Sữa nên chính là lạc
離 乳有何法 Lìa sữa có pháp gì
而 能作於酪 Mà hay làm ra lạc? (7)

Đây là nói lên mối liên quan biến dịch ở một pháp. Đưa ra PHÁP ẤY và PHÁP KHÁC là muốn nêu bày thực tướng KHÔNG MỘT CŨNG KHÔNG KHÁC của vạn pháp

Trẻ con, thành tráng niên, rồi thành người già. Sự thay đổi đó không phải chỉ nằm ở ba thời điểm con nít, tráng niên, người già, mà là một quá trình sanh diệt sanh diệt liên tục từ con nít đến người già. Song lấy 3 tướng đó làm chính để dễ luận.

Phá cái CHẤP MỘT : Tướng con nít, khác tướng tráng niên, khác tướng người già, nhưng nó lại là 3 tướng của một anh A. Nếu mình cho anh A là thực, tức có tánh, thì tướng của nó sẽ duy nhấtthường trụ. Con nít sẽ mãi là con nít, không có sự biến dịch qua tráng niên rồi đến người già. Vì thế, tuy 3 tướng đó là của CÙNG MỘT anh A, nhưng nếu CHẤP MỘT, thì không được. Nên nói “Pháp ấy thì không khác”. PHÁP ẤY là muốn nói nếu anh A là một thực thể, thì không có sự biến khác như thế. 

Phá cái CHẤP KHÁC : Không một như thế, nhưng nói ba tướng đó khác cũng không được. Vì sao? Vì tuy thấy khác nhưng tướng trước lại là NHÂN làm ra tướng sau. Không có tướng trước thì không có tướng sau. Là nhân quả của nhau, nên QUẢ không thể khác NHÂN tạo ra quả đó. Tráng niên không thể khác con nít, người già không thể khác tráng niên. Đây là phá cái chấp khác, hiển cái KHÔNG KHÁC ở một pháp. Vì cái không khác này mà không thể nói tráng niên tạo ra lão niên. TẠO là chỉ cho hai thực thể khác nhau làm ra nhau. Không thể tạo nhau mà chỉ nối kết với nhau theo nhân duyên. Nhân duyên thì KHÔNG MỘT mà KHÔNG KHÁC. Đây là một dạng của BÁT BẤT, là thực tướng của hành. Cũng là thực tướng của pháp hữu vi.

Lạc do chưng cất v.v… mà thành sữa. Như ngày nay làm sữa đậu nành. Lấy đậu nành đem xay, vắt và nấu chín mà thành sữa. Đậu nành là nhân. Xay, vắt và nấu chín là duyên. Sữa là quả. Chúng hình thành theo quan hệ nhân duyên. Đậu nành không phải là sữa đậu nành, nên KHÔNG MỘT. Tuy không phải một, nhưng không có đậu nành thì sữa đậu nành cũng không. Do cái lẹo tẹo đó, nên nói KHÔNG KHÁC. Bởi nếu khác, thì không có đậu nành, vẫn có sữa. Nhưng không có đậu nành, thì không có cái gì làm ra sữa. Nên biết chúng không khác. Đó là thực tướng giữa đậu nành và sữa. Cũng là thực tướng của vạn phápthế gian. Bất cứ pháp nào ở thế gian, cũng KHÔNG MỘT KHÔNG KHÁC với NHÂN của nó. Dùng thí dụ này để biện cho vấn đề già trẻ nói trên. 

若有不空法 Nếu có pháp bất không
則 應有空法 Thì nên có pháp không
實 無不空法 Thực không pháp bất không
何 得有空法 Làm sao có pháp không? (8)
大 聖說空法 Đại thánh nói pháp không
為 離諸見故 Vì để lìa kiến chấp
若 復見有空 Nếu lại thấy có không
諸 佛所不化 Chư Phật khó hóa độ (9) 

PHÁP BẤT KHÔNG, nghịch lại với PHÁP KHÔNG. Chúng được hình thành do sự tương quan đối đãi mà ra. Có cùng có, không cùng không. Như nói tay này là tay trái, thì ắt phải có tay phải mới nói đến tay trái. Nếu chỉ có một, như một cái đầu thì không thể nói là đầu phải hay đầu trái, chỉ gọi là đầu. Thực tánh của vạn pháp vốn KHÔNG, nhưng chúng sanh lại cho là CÓ, nên mới nói KHÔNG để phá. Nếu không lập CÓ, thì cũng không nói KHÔNG. Nếu phá CÓ mà lập KHÔNG, thì không khác gì lập cái CÓ kia. 

KIẾN CHẤP là chỉ cho quan niệm, định kiến. Kiến chấp thì nhiều nhưng không ra ngoài CÓ và KHÔNG. Chính các kiến chấp này mà chúng sanh tạo nghiệp luân chuyển trong tam giới. Chấp CÓ thì nói KHÔNG để phá. Chấp KHÔNG thì nói CÓ để phá. Không phải vì bản chất của pháp là KHÔNG hay là CÓ. CÓ hay KHÔNG là tùy duyên. Nó chỉ là hai mặt thể hiện cho bản thể không. Tuy nói bản thể không, mà bản thể ấy KHÔNG CÓ CŨNG KHÔNG KHÔNG. Vì thế, nếu bỏ CÓ mà chấp KHÔNG thì vẫn bệnh. Phật tánh chỉ hiển lộ khi mọi kiến chấp đã hết, nên nói “Nếu lại thấy có không, chư Phật khó hóa độ”. 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15055)
Đại chánh tân tu số 0070, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13500)
Đại chánh tân tu số 0068, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15213)
Đại chánh tân tu số 0069, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16609)
Luận Du Già Sư Địa (Phạn: Yogacàrabhùmi – sàtra), tác giảBồ tát Di Lặc (Maitreya) thuyết giảng, Đại sĩ Vô Trước (Asànga) ghi chép, Hán dịch là Pháp sư Huyền Tráng (602 -664)... Nguyên Hiền
(Xem: 13274)
Đại chánh tân tu số 0067, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12633)
Đại chánh tân tu số 0066, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13519)
Đại chánh tân tu số 0065, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13493)
Đại chánh tân tu số 0064, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12811)
Đại chánh tân tu số 0063, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 12119)
Đại chánh tân tu số 0063, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12039)
Đại chánh tân tu số 0062, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12703)
Đại chánh tân tu số 0061, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11558)
Đại chánh tân tu số 0060, Hán dịch: Huệ Giản; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11839)
Đại chánh tân tu số 0059, Hán dịch: Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11209)
Đại chánh tân tu số 0058, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13346)
Đại chánh tân tu số 0057, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13233)
Đại chánh tân tu số 0056, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11640)
Đại chánh tân tu số 0055, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12228)
Đại chánh tân tu số 0054, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12399)
Đại chánh tân tu số 0052, Hán dịch: Thí Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12030)
Đại chánh tân tu số 0051, Hán dịch: Khuyết Danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12789)
Đại chánh tân tu số 0050, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12423)
Đại chánh tân tu số 0048, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12263)
Đại chánh tân tu số 0047, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12321)
Đại chánh tân tu số 0046, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12058)
Đại chánh tân tu số 0045, Hán dịch: Pháp Hiền, Thí Quang Lộc Khanh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11979)
Đại chánh tân tu số 0044, Hán dịch: Khuyết Danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11268)
Đại chánh tân tu số 0043, Hán dịch: Huệ Giản; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11411)
Đại chánh tân tu số 0042, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12417)
Đại chánh tân tu số 0041, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12510)
Đại chánh tân tu số 0040, Hán dịch: Ðàm Vô Sấm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12036)
Đại chánh tân tu số 0039, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13004)
Đại chánh tân tu số 0038, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12104)
Đại chánh tân tu số 0037, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12647)
Đại chánh tân tu số 0036, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13055)
Đại chánh tân tu số 0035, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14006)
Đại chánh tân tu số 0034, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12775)
Đại chánh tân tu số 0033, Hán dịch: Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14908)
Đại chánh tân tu số 0032, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11971)
Đại chánh tân tu số 0031, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12217)
Đại chánh tân tu số 0030, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12926)
Đại chánh tân tu số 0029, Hán dịch khuyết danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12807)
Đại chánh tân tu số 0028, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14840)
Đại chánh tân tu số 0027, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12807)
Đại chánh tân tu số 0022, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15441)
Đại chánh tân tu số 0021, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12626)
Đại chánh tân tu số 0020, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13255)
Đại chánh tân tu số 0018, Hán dịch: Pháp Thiên; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14296)
Đại chánh tân tu số 0017, Hán dịch: Chi Pháp Ðộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15608)
Đại chánh tân tu số 0016, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13781)
Đại chánh tân tu số 0015, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13170)
Đại chánh tân tu số 0014, Hán dịch: Sa Môn An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc và Tâm Hạnh
(Xem: 13621)
Kinh Bát Nê Hoàn (Đại Chánh Tân Tu số 0006) - Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12516)
Kinh Phật Bát Nê Hoàn (Đại Chánh Tân Tu số 0005) - Bạch Pháp Tổ; Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12118)
Kinh Thất Phật Phụ Mẫu Tánh Tự (Đại Chánh Tân Tu số 0004) - Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12940)
Kinh Phật Tỳ Bà Thi (Đại Chánh Tân Tu số 0003) Hán Dịch: Tống Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Tâm Hạnh
(Xem: 13035)
Kinh Thất Phật (Đại Chánh Tân Tu số 0002) Hán Dịch: Tống Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Tâm Hạnh
(Xem: 13271)
Đức Phật dạy: Ai muốn tin Ta, làm đệ tử Ta, cần phải đủ trí quán sát, mới tin; không rõ nguyên nhân Ta, mà tin Ta ấy là phỉ báng Ta... HT Thích Hành Trụ dịch
(Xem: 21383)
Thiện Ác Nghiệp Báo (Chư Kinh Yếu Tập) Đại Chánh Tân Tu số 2123 - Nguyên tác: Đạo Thế; Thích Nguyên Chơn dịch
(Xem: 143954)
Đại Tạng Việt Nam bao gồm 2372 bộ Kinh, Luật và Luận chữ Hán và tất cả đã kèm Phiên âm Hán Việt...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant