Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Nữ GiớiĐạo Phật

14 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 10371)
Nữ Giới Và Đạo Phật

TỔNG QUAN

VỀ NHỮNG CON ĐƯỜNG
CỦA PHẬT GIÁO TÂY TẠNG
Nguyên tác: A Survey Of The Paths Of Tibetan Buddhism
Tác giả: His Holiness Tenzin Gyatso 14th Dalai Lama of Tibet
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển – 19/06/2010
Làng Đậu hiệu đính

Nữ GiớiĐạo Phật

 

Tôi nghĩ rằng cũng thích hợp để nói vài điều nào đấy về phái nữ và nữ quyền trong Đạo Phật.

Trong trường hợp lối sốngtự viện, mặc dù nam và nữ hành giả được ban cho những cơ hội đồng đẳng trong những văn kiện Giới luật để tiếp nhận những thệ nguyện tu sĩ, nhưng chúng ta thấy rằng những nam tăng sĩ đại giới được đối xử cao hơn trong nội dung của các đối tượng của sự tôn kính và ngưỡng mộ. Từ khía cạnh này, chúng ta có thể nói rằng có một sự phân biệt nào đấy.

Cũng trong những văn kiện của hạ thừa [thừa thấp], chúng ta thấy rằng một vị Bồ-tát trên cấp độ cao nhất của con đường, người chắc chắn đạt đến giác ngộ trong kiếp sống ấy, được kể là nam giới. Chúng ta thấy một sự giải thích tương tự trong kinh điển của Đại thừa, rằng một vị Bồ-tát trên cấp độ cao nhất của con đường, người chắc chắn sẽ đạt đến giác ngộ trong cùng kiếp sống ấy là một nam nhân trường thọ trong thế giới Cực Lạc[1]. Điều này cũng đúng trong ba lớp thấp của Mật thừa, nhưng sự diễn giải trong Mật thừa Du-già Tối Thượng lại khác.

Trong Mật thừa Du-già Tối Thượng, ngay cả bước đầu tiên tiếp nhận truyền lực khai tâm chỉ có thể trên căn bản của sự hiện diện của một chúng hội đầy đủ nam và nữ bổn tôn. Những đức Phật của năm bộ phải được hộ tống bởi đối ngẫu của các Ngài[2].

Vai trò của phái nữ được nhấn mạnh trong Mật thừa Du-già Tối Thượng. Khinh thị phái nữ là vi phạm một trong những thệ nguyện gốc của Mật thừa, mặc dù không thấy có sự xem thường tương ứng được đề cập trong quan hệ đến những nam hành giả. Cũng thế, trong tu tập thật sự của thiền quán trên những giác thể mạn-đà-la, giác thể được lưu tâm thường là phái nữ, như Vajra Yogini[3] và Nairat Maya[4].

Thêm nữa, Mật thừa nói về trọng điểm trong tầng bậc hoàn tất, khi hành giả được khuyên bảo tìm một đối ngẫu, như một sự thúc đẩy cho sự thực chứng xa hơn của con đường. Trong những hoàn cảnh hợp nhất như vậy, nếu sự thực chứng của một trong hai người đối ngẫu là tiến bộ hơn, thì người đó có thể đem đến sự giải thoát, hay hiện thực hóa trạng thái kết quả, cho cả hai hành giả.

Do thế, như được giải thích trong Mật thừa Du-già Tối Thượng, rằng một hành giả có thể trở nên hoàn toàn giác ngộ trong kiếp sống này như một người nữ. Điều này là đúng và rõ ràng được tuyên bố trong những mật điển như Bí Mật Tập Hội.

Điểm căn bản là trong Mật thừa và đặc biệt là trong Mật thừa Du-già Tối Thượng, điều mà các hành giả xúc tiến là một phương pháp khám phá và phát triển khả năng ẩn tàng trong chính họ. Đấy là, tâm nguyên sơ của tịnh quang và từ quan điểm ấy, vì nam và nữ giới sở hữu năng lực ấy một cách bình đẳng, nên không có sự khác biệt bất cứ điều gì trong khả năng của họ để đạt đến trạng thái kết quả.

Do vậy, lập trường của Phật giáo trên câu hỏi về sự phân biệt giới tính là từ quan điểm căn bản của Mật thừa Du-già Tối Thượng, không có sự phân biệt nào cả.



[1] Thế giới Cực Lạc (sukhāvatī) là cõi an trụ của đức Phật A-di-đà trong Phật giáo Đại thừa. “Sukhavati”. Wikipedia. <http://en.wikipedia.org/wiki/Sukhavati>. Truy cập 19/08/2010.

[2] Năm Bộ Phật [Ngũ Trí Như Lai] chỉ đến các yếu tố của Phật tính. Chúng là các yếu tố bẩm sinh cùa dòng tâm thức tương tục. Năm bộ Phật và các đối ngẫu bao gồm:

  • Đại Nhật Phật hay Tỳ-lô-giá-na Như Lai (Vairochana) đối ngẫu là Dhatvishvari hay Tara Trắng.
  • Bất Động Phật hay A-súc-bệ Như Lai (Akshobhya) đối ngẫu là Buddhalochana
  • Bảo Sanh Như Lai (Ratnasambhava) đối ngẫu là Mamaki
  • A-di-đà Như Lai (Amitabha) đối ngẫu là Pandaravasini
  • Bất Không Thành Tựu Như Lai (Amoghasiddhi) đối ngẫu là Samayatara.

“Five female buddhas”. Rigpa Shedra.

<http://www.rigpawiki.org/index.php?title=Five_female_buddhas>. Truy cập 19/08/2010.

Xem thêm về Ngũ Phật Trí:

Buddha-Family Traits (Buddha Families) and Aspects of Experience”. The Berzin Archives. <http://www.berzinarchives.com/web/en/archives/advanced/tantra/level2_basic_theory/buddha_family_traits.html>. Truy cập 19/08/2010.

[3] Vajrayoginī (Tibetan: Dorje Naljorma) dịch nghĩa là "Kim Cương nữ du-già hành giả". Đây là một bổn tôn thuộc Mật Điển Du-già Tối Thượng. Theo ngài Tsongkhapa, sự thực hành của nữ du-già này bao gồm các phương tiện ngăn ngừa cái chết thông thường, trạng thái trung ấm, và tái sinh (qua việc chuyển hóa chúng vào các lộ trình để giác ngộ), và cho việc chuyển hóa hầu hết các trải nghiệm thế tục vào trong các lộ trình tu tập. Thực hành về Vajrayoginī nằm trong Mẫu Mật thừa thuộc về Mật thừa Du-già Tối Thượng.

"Vajrayogini". Wikipedia. <http://en.wikipedia.org/wiki/Vajrayogini>. Truy cập 07/09/2010.

[4] Nairãtmyã nghĩa là "Thiện nữ của tính Không" hay "người nữ đã giác ngộ vô ngã" là một Phật nữ có thân hình màu xanh dương đậm của không gian vô lượng, phản ánh trí tuệ mở không biên giới.

“Nairãtmyã". wikipedia. <http://en.wikipedia.org/wiki/Nairatmya>. Truy cập 07/09/2010.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15034)
Đại chánh tân tu số 0070, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13467)
Đại chánh tân tu số 0068, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15152)
Đại chánh tân tu số 0069, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16522)
Luận Du Già Sư Địa (Phạn: Yogacàrabhùmi – sàtra), tác giảBồ tát Di Lặc (Maitreya) thuyết giảng, Đại sĩ Vô Trước (Asànga) ghi chép, Hán dịch là Pháp sư Huyền Tráng (602 -664)... Nguyên Hiền
(Xem: 13232)
Đại chánh tân tu số 0067, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12595)
Đại chánh tân tu số 0066, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13495)
Đại chánh tân tu số 0065, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13441)
Đại chánh tân tu số 0064, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12779)
Đại chánh tân tu số 0063, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 12077)
Đại chánh tân tu số 0063, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11996)
Đại chánh tân tu số 0062, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12670)
Đại chánh tân tu số 0061, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11497)
Đại chánh tân tu số 0060, Hán dịch: Huệ Giản; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11804)
Đại chánh tân tu số 0059, Hán dịch: Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11175)
Đại chánh tân tu số 0058, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13300)
Đại chánh tân tu số 0057, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13171)
Đại chánh tân tu số 0056, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11608)
Đại chánh tân tu số 0055, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12186)
Đại chánh tân tu số 0054, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12363)
Đại chánh tân tu số 0052, Hán dịch: Thí Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11965)
Đại chánh tân tu số 0051, Hán dịch: Khuyết Danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12753)
Đại chánh tân tu số 0050, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12387)
Đại chánh tân tu số 0048, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12212)
Đại chánh tân tu số 0047, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12283)
Đại chánh tân tu số 0046, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12028)
Đại chánh tân tu số 0045, Hán dịch: Pháp Hiền, Thí Quang Lộc Khanh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11959)
Đại chánh tân tu số 0044, Hán dịch: Khuyết Danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11249)
Đại chánh tân tu số 0043, Hán dịch: Huệ Giản; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11392)
Đại chánh tân tu số 0042, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12386)
Đại chánh tân tu số 0041, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12484)
Đại chánh tân tu số 0040, Hán dịch: Ðàm Vô Sấm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12017)
Đại chánh tân tu số 0039, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12982)
Đại chánh tân tu số 0038, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12051)
Đại chánh tân tu số 0037, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12621)
Đại chánh tân tu số 0036, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13033)
Đại chánh tân tu số 0035, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13963)
Đại chánh tân tu số 0034, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12761)
Đại chánh tân tu số 0033, Hán dịch: Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14882)
Đại chánh tân tu số 0032, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11933)
Đại chánh tân tu số 0031, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12194)
Đại chánh tân tu số 0030, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12889)
Đại chánh tân tu số 0029, Hán dịch khuyết danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12779)
Đại chánh tân tu số 0028, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14791)
Đại chánh tân tu số 0027, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12773)
Đại chánh tân tu số 0022, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15410)
Đại chánh tân tu số 0021, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12597)
Đại chánh tân tu số 0020, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13235)
Đại chánh tân tu số 0018, Hán dịch: Pháp Thiên; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14267)
Đại chánh tân tu số 0017, Hán dịch: Chi Pháp Ðộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15568)
Đại chánh tân tu số 0016, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13750)
Đại chánh tân tu số 0015, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13147)
Đại chánh tân tu số 0014, Hán dịch: Sa Môn An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc và Tâm Hạnh
(Xem: 13589)
Kinh Bát Nê Hoàn (Đại Chánh Tân Tu số 0006) - Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12505)
Kinh Phật Bát Nê Hoàn (Đại Chánh Tân Tu số 0005) - Bạch Pháp Tổ; Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12094)
Kinh Thất Phật Phụ Mẫu Tánh Tự (Đại Chánh Tân Tu số 0004) - Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12920)
Kinh Phật Tỳ Bà Thi (Đại Chánh Tân Tu số 0003) Hán Dịch: Tống Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Tâm Hạnh
(Xem: 13009)
Kinh Thất Phật (Đại Chánh Tân Tu số 0002) Hán Dịch: Tống Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Tâm Hạnh
(Xem: 13244)
Đức Phật dạy: Ai muốn tin Ta, làm đệ tử Ta, cần phải đủ trí quán sát, mới tin; không rõ nguyên nhân Ta, mà tin Ta ấy là phỉ báng Ta... HT Thích Hành Trụ dịch
(Xem: 21344)
Thiện Ác Nghiệp Báo (Chư Kinh Yếu Tập) Đại Chánh Tân Tu số 2123 - Nguyên tác: Đạo Thế; Thích Nguyên Chơn dịch
(Xem: 143686)
Đại Tạng Việt Nam bao gồm 2372 bộ Kinh, Luật và Luận chữ Hán và tất cả đã kèm Phiên âm Hán Việt...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant