Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

22. Phẩm Chúc Lụy

26 Tháng Sáu 201200:00(Xem: 7224)
22. Phẩm Chúc Lụy

KINH PHÁP HOA GIẢNG GIẢI
Lê Sỹ Minh Tùng
PL. 2556 DL. 2012

Chương Thứ Hai Mươi Hai

Phẩm CHÚC LỤY

Download Giọng Đọc: Nguyên Hà 

 

Chúc là phó chúc, là giao phó. Lụy là dặn dò cho nên Chúc lụy là di chúc, dặn dò hay phó thác cái trách vụ nào đó cho người khác hay người đời sau để duy trì, bảo tồn cho được dài lâu.

Bất cứ một bộ kinh nào thường được trình bày theo thứ tự là phần Tựa, phần Chánh tông và sau hết là phần Lưu thông. Cũng giống như sách vở ngoài đời thì có phần mở đầu, phần thân bài và phần kết luận. Thế thì phẩm Chúc lụy phải thuộc về phần Lưu thông tức là phần kết luận của bộ kinh. Nhưng ở đây kinh Pháp Hoa còn có thêm sáu phẩm nữa vì thế nếu đúng theo thứ tự thì nó phải ở phẩm cuối hay tối thiểu ở phẩm thứ 27 tức là phẩm kế chót và sau cùng phẩm sau cùng là phẩm Phổ Hiền Hạnh để nhắc nhở chúng sinh Tri Hành phải hợp nhất. Như đã trình bày trong phần giới thiệu, có rất nhiều phẩm của kinh Pháp Hoa được người đời sau thêm vào chẳng hạn như phẩm Đề Bà Đạt Đa, phẩm Quán Thế Âm Bồ Tát…cho nên kinh không còn đúng theo thứ tự như lúc ban đầu.

Lúc bấy giờ, đức Phật Thích Ca Mâu Ni, từ pháp toà đứng dậy, hiện sức thần lớn, dùng tay mặt xoa đầu vô lượng đại Bồ-tát mà nói rằng:

-Trong vô lượng trăm ngàn muôn ức A-tăng-kỳ kiếp, ta đã tu tập pháp Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác khó được nầy, nay đem giao cho các ngươi, các ngươi nên hết lòng truyền bá để đem lại sự ích lợi cho nhiều người.

Nếu nói về sự thì đức Phật từ pháp tòa đứng dậy dùng Phật lực lấy tay xoa đầu các Bồ Tát, thế thì đức Phật xoa được bao nhiêu cái đầu? Nhưng thâm ý của kinh ở đây là bất cứ Bồ Tát nào cũng đều có Phật tánh vô lượng vô biên cho nên bất cứ Bồ Tát ở đâu thì thần lực của đức Phật tức là Phật tánh cũng xuất hiện ngay ở đó để xoa đầu họ.

Vì thế trong mỗi chúng sinh đều có sẵn Tri Kiến Phật tức là Như Lai Viên Giác Diệu Tâm cho nên mỗi chúng sinh phải phụng trì sống đúng với Tri Kiến Phật đó. Đức Phật từ trong vô lượng kiếp đã tu tập pháp Vô Thượng Bồ Đề khó kiếm này, nay Ngài đem phó chúc cho các Bồ Tát để sau này thọ trì đọc tụng tuyên nói pháp này cho tất cả mọi nguời đều được nghe biết. Đoạn kinh này chứng minh rằng chính đức Phật cũng phải trải qua vô lượng hằng sa kiếp tu hành mới thành tựu pháp Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác tức là thành Phật vì thế người đệ tử Phật đừng nghĩ rằng mình sẽ thành Phật ngay trong đời này. Chính đức Phật nhờ tu pháp này mà thành Phật nên Ngài khuyên các đệ tử phải một lòng tinh tấn tu tập để chứng nghiệm như Ngài chớ không phải truyền bá suông thì không bao giờ biết được hương vị giải thoát. Bởi vì đạo Phật là đạo thực hành vì có thực hành mới có thực chứng.

Đoạn kinh trên là dựa theo tư tưởng Đại thừa, nhưng theo Nguyên thủy thì hành giả có thể chứng đắc quả A la hán ngay trong đời này bằng chứng là vào thời đức Phật còn tại thế, có hàng vạn vị A la hán. Đối với Nguyên thủy thì đức Phật là vị A la hán như tất cả những vị A la hán khác, nhưng danh vị Phật chỉ dành cho đức Thế Tôn vì Ngài là vị thầy của tất cả các vị A la hán và Ngài là người chứng quả A la hán đầu tiên.

Đức Phật ba phen xoa đầu các Bồ-tát và ba phen lập lại câu nói trên.

-Như Laitừ bi lớn, không tham tiếc cũng không có điều sợ sệt, năng cho chúng sanh trí tuệ Phật, trí tuệ Như Lai, trí tuệ tự nhiênNhư Laiđại thí chủ của tất cả chúng sanh, các ngươi nên thọ học theo pháp của Như Lai, chớ nên tham tiếcĐời sau, nếu có trai lành gái thiện nào tin trí tuệ Như Lai thì các ngươi nên vì những người ấy mà diễn nói Kinh Pháp Hoa, để họ nghe biết tu hành, thành tựu được Phật tuệ. Nếu gặp hạng chúng sanh không tin lãnh lời kinh, thì nên dùng pháp khác trong các giáo pháp thâm diệu của Như Lai mà chỉ dạy cho họ được lợi ích vui mừng. Làm được như thế là các ngươi đã báo ân Phật rồi vậy.

Như Lai mà kinh nói ở đây là bản thể chân như bao trùm khắp chớ không phải đơn thuầnđức Phật Thích Ca. Cái bản thể chân như lúc nào cũng tồn tại hiện hữu suốt cả thời giankhông gian. Vì sự bao trùm khắp cả nên Như Laiđại từ bi để ban cho tất cả chúng sinh sự an lành. Đó chính là Như Lai Viên Giác Diệu Tâm lúc nào cũng hiện hữu thường hằng trong tâm của mỗi chúng sinh. Vì thế khi chúng sinh khởi ý niệm lành để cứu giúp kẻ khác thì Như Lai đang phát tâm từ bi cứu độ chúng sinh đó. Nói chung Như Lai bố thí tất cả giúp chúng sinh phát huy Nhất thiết chủng trí, Tự nhiên trí, Vô sư trí của chính mình để thật sự có an lạc Niết bàn. Nhưng nếu nói Như Lai là vị đại thí chủ thì Như Laibố thí tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến cho chúng sinh không? Nếu Như Lai không cho thì làm sao gọi là đại thí chủ? Đối với Như Lai thì thế gianthanh tịnh bản nhiên nên không hề có tham, sân, si, mạn, nghi…tức là không hề có ô nhiễm. Nhiễm là vì chúng sinh còn mê đến khi sống trong tỉnh thức chánh niệm thì mê biến giác hiển bày. Tại sao? Bởi vì sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp tự nó là tự tánh thanh tịnh bản nhiên không hề bị ô nhiễm nên tuy gọi là trần nhưng chúng đâu có ô nhiễm. Nhiễm cấu là vì tâm chúng sinh còn tham đắm, còn dính mắc nơi sắc, nơi thanh, nơi hương….còn Như Lai trong ngoài tự tại thì tìm đâu ra ô nhiễm mà không ô nhiễm thì làm gì còn tham, sân, si. Vì thế căn, trần đều thanh tịnh thì thế giới sẽ thanh tịnh, phù hợp với Phật tánh thanh tịnh của vạn pháp, vũ trụ.

Đức Phật đã ba lần khẳng định rằng Pháp Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác chính là kinh Diệu Pháp Liên Hoa vì thế kinh Pháp Hoa là kinh đưa người tu thành Phật, là kinh tối thượng thừa. Đó là tại sao chư Phật xuất hiện trong thế gian này không ngoài mục đích “khai thị” giúp chúng chúng sinh “ngộ nhập” cái Trí Tuệ Phật, Trí Tuệ Như Lai, Trí Tuệ tự nhiên vốn đã có sẵn trong mỗi chúng sinh. Vì lòng từ bi, đức Phật chỉ cho chúng sinh nhận biết Trí Tuệ Phật của mình mà kinh gọi là “cho” chớ thật ra Ngài không bao giờ đem trí tuệ cho ai được. Chỉ có kinh Pháp Hoa mới xiễn dương tình thần bình đẳngmọi người đều có Trí Tuệ Phật nên ai cũng có thể tu thành Phật.

Tuy Tri Kiến Phật là bổn tánh huyền diệu thiêng liêng mà ai cũng có, tuy nhiên rất nhiều người căn cơ còn thấp không thể lãnh hội được giáo lý tối thượng thừa của kinh Pháp Hoa thì Phật dạy nên dùng giáo lý bất liễu nghĩa tức là giáo lý phương tiện để giáo hóa họ mà mang lại sự lợi ích an lành thì cũng như đền đáp ơn Phật rồi vậy. Giáo lý Phật Đà có năm thừa vì thế tùy theo căn cơ sở nguyện chúng sinh có thể tu học bất cứ thừa nào cũng được. Cái huyền diệu ở đây là phía thực hành cho nên tuy một người chỉ tu nhân thừa, giữ gìn tam quy ngũ giới trọn vẹn tròn đầy thì chính họ sẽ có hạnh phúc an lành dựa theo tinh thần nhân thừa rồi.

Tôn chỉ của đạo Phậtdiệt khổ nghĩa là không làm khổ mình, không làm khổ người. Vì thế thiên đường thì do ta mà địa ngục thì cũng do ta cho nên người xưa có câu:

Thiên đường hữu lộ tùng tâm ngộ

Địa ngục vô oan tự tánh hôn.

Nghĩa là khi tâm tỉnh ngộ thì có cảnh thiên đường rực rở, còn tâm mê muội thì nhìn đời khác chi là địa ngục A tỳ. Nhưng người học Phật có thể chuyển địa ngục thành ra thiên đường bởi vì thật tánh của vô minhPhật tánh. Thật tánh của phiền não ưu bitự tánh thanh tịnh bản nhiên cho nên mê là địa ngục A tỳ còn sống trong thức tỉnh chánh niệm là có thiên đường ngay.

Khi nghe Phật nói xong, các Đại Bồ-tát đều cảm thấy sự vui mừng lan khắp thân thể. Lòng thêm cung kính, các Bồ-tát nghiêng mình cúi đầu, chấp tay hướng Phật đồng bạch:

-Chúng con sẽ làm đầy đủ theo lời Thế Tôn dạy, kính xin Thế Tôn đừng lo nghĩ nữa !

Lúc bấy giờ, đức Phật Thích Ca truyền cho các phân thân Phật đã từ mười phương đến, đều trở về nứơc mình và nói rằng:

-ChưPhật mỗi vị tuỳ chỗ an trú của mình mà trở về bổn độ tháp của Phật Đa Bảo hoàn nguyên bản vị.

Trong lúc Phật nói, mười phương vô lượng phân tâm Phật đang ngồi trên toà sư tử dưới cây báu, cùng Phật Đa Bảo với vô biên vô số Bồ-tát như Xá-lợi-phất… hàng Thanh Văn, bốn chúng và tất cả thiên, nhân, a-tu-la, nghe lời Phật nói đều rất vui mừng.

Sau khi nghe lời phó chúc, các vị Bồ Tát nguyện sẽ thực hành đúng như lời dặn của Thế Tôn. Đến đây thì phần “Thị” và “Ngộ” Tri Kiến Phật đã xong cho nên đức Phật yêu cầu các phân thân Phật đến từ mười phương để hợp lực cùng Phật Thích Ca mở tháp Đa Bảo để cho đại chúng chiêm ngưỡng Phật Đa Bảo có thể trở về bản xứ để tiếp tục công việc của mình. Và sau cùng xin Phật Đa Bảo mang bảo tháp về chỗ cũ. Kinh đã dùng một hình ảnh tuyệt diệu để diễn tả những ý tưởng thâm diệu mà ngoài hình ảnh đó có lẽ ngôn ngữ của con người không thể nào diễn bày được. Đến đây là chấm dứt phần Khai, Thị, Ngộ. Phần duy nhất còn lại là “Nhập” tức là phần thực hành cái Tri Kiến Phật đó. Phần lý thuyết thì đức Phật đã chỉ bày xong cho nên phần thực hành thì chúng sinh mỗi người phải tự mình hành trì và sống đúng với những tư tưởng Khai, Thị, Ngộ để liễu ngộ chân lý.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15047)
Đại chánh tân tu số 0070, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13493)
Đại chánh tân tu số 0068, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15187)
Đại chánh tân tu số 0069, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16576)
Luận Du Già Sư Địa (Phạn: Yogacàrabhùmi – sàtra), tác giảBồ tát Di Lặc (Maitreya) thuyết giảng, Đại sĩ Vô Trước (Asànga) ghi chép, Hán dịch là Pháp sư Huyền Tráng (602 -664)... Nguyên Hiền
(Xem: 13261)
Đại chánh tân tu số 0067, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12616)
Đại chánh tân tu số 0066, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13512)
Đại chánh tân tu số 0065, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13475)
Đại chánh tân tu số 0064, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12803)
Đại chánh tân tu số 0063, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 12095)
Đại chánh tân tu số 0063, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12019)
Đại chánh tân tu số 0062, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12693)
Đại chánh tân tu số 0061, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11537)
Đại chánh tân tu số 0060, Hán dịch: Huệ Giản; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11826)
Đại chánh tân tu số 0059, Hán dịch: Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11191)
Đại chánh tân tu số 0058, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13336)
Đại chánh tân tu số 0057, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13215)
Đại chánh tân tu số 0056, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11626)
Đại chánh tân tu số 0055, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12211)
Đại chánh tân tu số 0054, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12388)
Đại chánh tân tu số 0052, Hán dịch: Thí Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12008)
Đại chánh tân tu số 0051, Hán dịch: Khuyết Danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12780)
Đại chánh tân tu số 0050, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12404)
Đại chánh tân tu số 0048, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12243)
Đại chánh tân tu số 0047, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12314)
Đại chánh tân tu số 0046, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12051)
Đại chánh tân tu số 0045, Hán dịch: Pháp Hiền, Thí Quang Lộc Khanh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11967)
Đại chánh tân tu số 0044, Hán dịch: Khuyết Danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11264)
Đại chánh tân tu số 0043, Hán dịch: Huệ Giản; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11404)
Đại chánh tân tu số 0042, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12402)
Đại chánh tân tu số 0041, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12496)
Đại chánh tân tu số 0040, Hán dịch: Ðàm Vô Sấm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12023)
Đại chánh tân tu số 0039, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12997)
Đại chánh tân tu số 0038, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12085)
Đại chánh tân tu số 0037, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12631)
Đại chánh tân tu số 0036, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13041)
Đại chánh tân tu số 0035, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13987)
Đại chánh tân tu số 0034, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12769)
Đại chánh tân tu số 0033, Hán dịch: Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14897)
Đại chánh tân tu số 0032, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11954)
Đại chánh tân tu số 0031, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12203)
Đại chánh tân tu số 0030, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12911)
Đại chánh tân tu số 0029, Hán dịch khuyết danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12790)
Đại chánh tân tu số 0028, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14812)
Đại chánh tân tu số 0027, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12788)
Đại chánh tân tu số 0022, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15435)
Đại chánh tân tu số 0021, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12613)
Đại chánh tân tu số 0020, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13248)
Đại chánh tân tu số 0018, Hán dịch: Pháp Thiên; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14286)
Đại chánh tân tu số 0017, Hán dịch: Chi Pháp Ðộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15597)
Đại chánh tân tu số 0016, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13766)
Đại chánh tân tu số 0015, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13161)
Đại chánh tân tu số 0014, Hán dịch: Sa Môn An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc và Tâm Hạnh
(Xem: 13599)
Kinh Bát Nê Hoàn (Đại Chánh Tân Tu số 0006) - Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12511)
Kinh Phật Bát Nê Hoàn (Đại Chánh Tân Tu số 0005) - Bạch Pháp Tổ; Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12101)
Kinh Thất Phật Phụ Mẫu Tánh Tự (Đại Chánh Tân Tu số 0004) - Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12934)
Kinh Phật Tỳ Bà Thi (Đại Chánh Tân Tu số 0003) Hán Dịch: Tống Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Tâm Hạnh
(Xem: 13030)
Kinh Thất Phật (Đại Chánh Tân Tu số 0002) Hán Dịch: Tống Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Tâm Hạnh
(Xem: 13256)
Đức Phật dạy: Ai muốn tin Ta, làm đệ tử Ta, cần phải đủ trí quán sát, mới tin; không rõ nguyên nhân Ta, mà tin Ta ấy là phỉ báng Ta... HT Thích Hành Trụ dịch
(Xem: 21370)
Thiện Ác Nghiệp Báo (Chư Kinh Yếu Tập) Đại Chánh Tân Tu số 2123 - Nguyên tác: Đạo Thế; Thích Nguyên Chơn dịch
(Xem: 143777)
Đại Tạng Việt Nam bao gồm 2372 bộ Kinh, Luật và Luận chữ Hán và tất cả đã kèm Phiên âm Hán Việt...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant