Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Bài Văn Tín Tâm

29 Tháng Mười Một 201612:35(Xem: 13314)
Bài Văn Tín Tâm

Bài Văn Tín Tâm


Đời Tùy, Tam Tổ Tăng Xán Sáng Tác

Thánh Tri Phỏng Việt Dịch Lời Nghĩa

(Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh Vol. 48, No. 2010)


Bài Văn Tín Tâm
 
Lời Tựa

 

Tín Tâm Minh hay Bài Văn Tín Tâm được Tam Tổ Tăng Xán làm vào đời nhà Tùy bên Trung Quốc. Ngài là một vị thiền sư đã Kiến Tánh Liễu Đạo đương thời được truyền tâm ấny bát bởi Nhị Tổ Huệ Khả, và là thầy của Tứ Tổ Đạo Tín. Đã khiến cho Phật pháp được sáng tỏ cả một gốc trời. Sử sách còn ghi rằng ngoài truyền y báttâm ấn cho Tứ Tổ Đạo Tín, Tổ Tăng Xán còn ấn chứng cho ngài Tì-Ni-Đa-Lưu-Chi, vị sư người Ấn Độ sang Trung Quốc tham học lúc bấy giờ. Sau đó, ngài Tì-Ni-Đa-Lưu-Chi theo lời Tổ Tăng Xán dạy mà đến đất phương Nam giáo hóa. Do vậy thiền phái Tì-Ni-Đa-Lưu-Chi ở Việt Nam từ đó mà có và từng sáng chói một thời.

 

Bản dịch này được trích ra từ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh Vol. 48, No. 2010. Bởi vì lời dạy của Tổ Tăng Xán quá sâu sắc, súc tích, và bao hàm trong 584 chữ Hán, cũng như mỗi chữ mỗi câu, nói ngược nói xuôi đều thông suốt lẫn nhau, nên người dịch không thể nào Việt dịch đúng 584 chữ được. Vì vậy mà phải dựa theo ý chỉ để dịch ra lời nghĩa. Nếu dịch như các bản dịch trước thì khó mà thấu rõ được. Đồng thời người dịch cũng có kèm theo bản chữ Hán và Hán-Việt đi đôi với nhau cho dễ thấy, dễ đọc, dễ học, và dễ nghiên cứu. Tuy là dịch lời nghĩa nhưng cũng không phải là việc dễ làm, bởi nếu không từng nghiên cứu và đi cùng một đường Tâm này thì những lời dạy của Tổ khó mà lãnh hội được, thì lấy đâu mà dịch cho rõ ràng được! Do vậy, nên phải khép mình theo khuông phép của cổ đức đi trước như dựa chính vào bài Tín Tâm Minh Tịch Nghĩa Giải của Thiền Sư Trung Phong Minh Bổn (1263 – 1323) ở cuối thời Nam Tống, đầu thời nhà Nguyên, do cố Hòa Thượng Thích Duy Lực Việt dịch.

 

Người dịch đã cố gắng hết sức để dịch nghĩa bài Tín Tâm này cho rõ ràng và khế hợp với ý chỉ Thiền Tông và tinh yếu của Phật pháp. Tuy nhiên cũng không sao tránh khỏi lỗi lầm sai sót bởi vì còn là người trong đường mê sinh tử. Còn bài văn này là của người đã hoàn toàn giác ngộ giải thoát. Há có thể đem tâm thức phàm tình mà suy lường chỗ tình thức không tới được của Phật, của Tổ ư? Càng suy lường thì càng không tới được. Do vậy câu đầu tiên Tổ dạy là “Chí Đạo vô nan, duy hiềm giản trạch” [Đạo cùng tột thì không có gì khó, chỉ sợ còn tình thức phân biệt mà thôi (câu 1)] là vậy.

Đã là người sống trong thế giới tương đối thì phải thuận theo sự tương đối mà sống và tu cho phù hợp. Người của thời đại nào, dù đã giác ngộ hay chưa giác ngộ, từ xưa đến nay và mãi tận vị lai cũng phải thế. Cái thân vật chất vốn thuộc về thế giới tương đối. Lúc xưa thân tứ đại do nhân duyên hòa hợp mà thành, hiện tại thân tứ đại nương gá nơi các duyên mà duy trì, và tương lai cũng phải theo nhân duyên biệt ly mà trả về cho tứ đại. Có hội tụ thì phải có chia lìa, đó là thuận theo sự tương đối đó vậy. Muốn không thuận theo cũng không thể được!

 

Vậy thì với sự tu họchành Phật pháp của chúng ta trong hiện tại cũng phải tùy thuận nhân duyên nghiệp quả trong tương đối mà làm. Đối với người đã giác ngộ thì không có việc đem tâm cầu Đạo, bởi Tâm chính là Đạo, Đạo chính là Tâm vậy, nên Tổ cũng dạy “Tương tâm dụng tâm, khởi phi đại thác” [đem tâm dụng tâm, há chẳng phải là lầm lớn đó sao? (câu 42)]. Hơn nữa bài văn nói “Ngôn ngữ đạo đoạn, phi khứ lai kim” [đường ngôn ngữ dứt, chẳng phải là quá khứ, hiện tại, hay vị lai (câu cuối 73)], lại nói “Mẫn kỳ sở dĩ, bất khả phương tỷ” [Nó bặt hết mọi lý giải, chẳng thể thí dụ được (câu 51)] thì làm sao và lấy gì để cầu? Lại trong mười phương ba đời không có chỗ nào là không phải Đạo, Đạo luôn rõ ràng ở ngay trước mắt [Vô tại bất tại, thập phương mục tiền (câu 65)], đâu do cầu mà được?!

 

Còn đối với người chưa giác ngộ thì chưa thể thấy biết được việc ấy, nên cũng chưa thể tin nỏi được việc ấy, nên Tổ nói “Tiểu kiến hồ nghi chuyển cấp chuyển trì” [Người mê thấy biết nhỏ hẹp nên sinh tâm nghi ngờ, muốn gấp thì lại càng trễ (câu 32)]. Do vậy nên Tổ mới làm bài văn Tín Tâm này để khuyến tín kẻ ‘tiểu kiến hồ nghi’ vậy. Cho nên phải buộc lòng đem tâm thànhcầu Đạo vậy. Nếu không thì biết đâu mà vào, biết đâu mà xu hướng tới? Phải mượn Văn Tự Bát Nhã để Quán Chiếu Bát Nhãchứng Thật Tướng Bát Nhã vậy (nói thế cũng là miễn cưỡng mà nói bởi Đạo đã không có chỗ để cầu thì lấy chỗ nào để chứng?). Há chẳng từng nghe trong quá khứ đức Thế Tôn cũng đã xã bao thân mạng để cầu Đạo và chư Tổ cũng chẳng quảng ngàn dậm xa xôi mệt nhọc để cầu Pháp đó hay sao? Hơn nữa Tổ cũng dạy “Bất thức huyền chỉ đồ lao niệm tĩnh” [Nếu chẳng biết cái Tâm Yếu Sâu Xa, thì uổng công tịnh niệm (câu 6)]. Phải biết đường mà tu, hướng để vào, nếu không chỉ uổng công lao nhọc tịnh niệm, đi loanh quanh ngoài cửa Đạo mà thôi. Do vậy đành phải tạm mượn cái tướng và nương nơi sự tương đối để biết mà đi bằng đường Tâm vào bản Thể Tuyệt Đối vậy.

 

Ôi! Đạo rộng lớn thênh thang thế ấy mà không có chỗ vào! Rộng lớn thênh thang thế ấy mà đường tơ chẳng lọt! Tại sao thế? Bởi vì còn tình thức phân biệt vậy! Cho nên Tổ dạy “Hào ly hữu sai, thiên địa huyền cách” [Hễ còn mảy may tình thức phân biệt, thì cũng như đất trời xa cách nhau vậy (câu 3)]. Lại nói “Chấp chi thất độ, tất nhập tà lộ” [Hễ chấp thì lạc phương hướng, tâm sẽ rời vào đường tà (câu 33)]. Vậy, muốn vào Đạo này thì phải làm sao? Nói muốn cũng là tạm bàn, chứ kỳ thật móng khởi một cái tâm muốn thì cũng trệch đường, cách Đạo rồi vậy. Nên bài văn nói“Tài hữu thị phi, phân nhiên thất tâm” [Vừa có phải quấy lăng xăng, thì lạc mất bản Tâm (câu 22)]. Tổ đã từ bi phương tiện miễn cưỡng mà chỉ cho những kẻ lầm mê như mình cách để vào Đạo như sau: Nếu đừng có tâm yêu ghét, thì Tâm này tự nhiên thông suốt minh bạch (câu 2); nếu muốn Tánh Giác hiện tiền, thì chớ còn tâm thuận nghịch (câu 4); chẳng cần cầu chơn, chỉ cần dứt hết sở kiến hai đầu thì toàn thể tức chơn (câu 20); muốn hướng tới Đạo Nhất Thừa, thì chớ có chán ghét lục trần (câu 38); lục trần chẳng ghét, thì cùng về với Chánh Giác (câu 39); và nếu muốn mau tương ưng, chỉ nói Bất Nhị (câu 61).

 

Nói cho cùng thì chẳng ngoài việc buông xuống tình thức phân biệt vậy. Cho nên Tổ nói “Đắc thất thị phi, nhất thời phóng khước” [Được mất phải trái, phải cùng một lúc buông bỏ hết (câu 46)], bởi vì “Đa ngôn đa lự, chuyển bất tương ưng” [Nói nhiều lo nhiều, loanh quanh mãi thì càng chẳng tương ưng với Đạo (câu 15)], còn “Bất kiến tinh thô, ninh hữu thiên đảng” [Nếu không còn thấy có đẹp xấu, thì đâu có thiên lệch bên nào? (câu 30)], và “Tuyệt ngôn tuyệt lự, vô xứ bất thông” [Nếu dứt hết nói năng bặt hết lo nghĩ, thì chỗ nào chẳng thông? (câu 16)], bởi vì “Phóng chi tự nhiên, thể vô khứ trụ” [Tâm chấp đã buông thì tự nhiên vắng lặng, bởi bản thể vốn không có đi ở (câu 34)]. Muốn được vậy thì phải “Tu du phản chiếu, thắng khước tiền không” [Nếu soi chiếu ngược lại, thì hơn hẳng cảnh Không trước mặt (câu 18)] bởi vì “Quy căn đắc chỉ, tùy chiếu thất tông” [Trở về cội gốc thì được Ý Chỉ, đuổi theo chiếu soi lại mất bản Tông (câu 17)]. Do vậy mà nói “Nhất tâm bất sanh, vạn pháp vô cữu. Vô cữu vô pháp, bất sanh bất tâm” [Nếu một tâm chẳng sanh, thì muôn pháp không có lỗi (câu 24); Không có lỗi thì không có pháp, pháp chẳng sanh thì tâm ấy tự tịch (câu 25)]. Tâm ấy tự tịch tức là Bồ Đề, là Đạo, là Niết Bàn đó vậy. Nên Ngộ Tánh Luận nói: “Tịch diệt là Bồ Đề vì diệt hết các tướng”Kinh Đại Bát Niết Bàn cũng nói: “Chư hành vô thường, thị sinh diệt pháp, sinh diệt diệt dĩ, tịch diệt vi lạc.”

 

Nay đã có bản đồ Tín Tâm Minh trong tay, đã biết chỗ mà thu hướng tới, đã biết đường mà quay về nhà, thì từ nay nương theo đó mà đi thẳng cho đến tận đầu nguồn, chẳng còn quanh co nhiều lối rẽ chi cho lao nhọc oan uổng nữa. Vậy hãy cùng nhớ lời Tổ dạy rằng: “Chí Đạo vô nan, duy hiềm giản trạch!”

 

Thánh Tri Kính Viết

Cuối Thu, 2016

San Antonio, TX, Hoa Kỳ

 

Bài Văn Tín Tâm

Đời Tùy, Tam Tổ Tăng Xán Sáng Tác

Thánh Tri Phỏng Việt Dịch Lời Nghĩa

(Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh Vol. 48, No. 2010)

 

Dịch Lời Nghĩa

 

  1. Đạo cùng tột thì không có gì khó, chỉ sợ còn tình thức phân biệt mà thôi
  2. Nếu đừng có tâm yêu ghét, thì Tâm này tự nhiên thông suốt minh bạch
  3. Hễ còn mảy may tình thức phân biệt, thì cũng như đất trời xa cách nhau vậy
  4. Nếu muốn Tánh Giác hiện tiền, thì chớ còn tâm thuận nghịch
  5. Nếu chấp hai bên thuận nghịch, thì đó là tâm bệnh
  6. Nếu chẳng biết cái Tâm Yếu Sâu Xa, thì uổng công tịnh niệm
  7. Tâm này tròn đầy như hư không, không thiếu không dư
  8. Do còn có thủ xã, nên không được NHƯ NHƯ
  9. Đừng chạy theo cái Có, cũng chớ trụ cái Không
  10. Trọn một Tâm bình đẳng, thì mọi tình chấp Có Không đều tự dứt sạch
  11. Ngưng động về tịnh, thì tịnh càng thêm động
  12. Cứ chấp hai bên động tịnh, thì đâu biết rằng chúng vốn là một thứ
  13. Nếu một thứ chẳng thông, thì chạy theo hai đầu là uổng công phí sức
  14. Muốn trừ cái Có lại bị kẹt nơi Có, còn chạy theo Không thì trái với Không
  15. Nói nhiều lo nhiều, loanh quanh mãi thì càng chẳng tương ưng với Đạo
  16. Nếu dứt hết nói năng bặt hết lo nghĩ, thì chỗ nào chẳng thông?
  17. Trở về cội gốc thì được Ý Chỉ, đuổi theo chiếu soi lại mất bản Tông
  18. Nếu soi chiếu ngược lại, thì hơn hẳng cảnh Không trước mặt
  19. Thấy cảnh không trước mặt theo duyên đổi thay, đều là do vọng thấy
  20. Chẳng cần cầu chơn, chỉ cần dứt hết sở kiến hai đầu thì toàn thể tức chơn
  21. Chẳng trụ chơn chẳng trụ vọng, cẩn thận chớ đuổi theo tìm
  22. Vừa có phải quấy lăng xăng, thì lạc mất bản Tâm
  23. Hai do một mà có, một cũng đừng nên giữ
  24. Nếu một tâm chẳng sanh, thì muôn pháp không có lỗi
  25. Không có lỗi thì không có pháp, pháp chẳng sanh thì tâm ấy tự tịch
  26. Tâm năng niệm theo cảnh sở niệm mà diệt, cảnh cũng theo tâm mà mất
  27. Cảnh do tâm năng niệm mà thành cảnh, tâm do cảnh sở niệm mà thành tâm
  28. Nên biết hai bên tâm cảnh, vốn là một cái Không
  29. Một cái Không này đồng với hai tâm cảnh kia, đều bao hàm vạn tượng
  30. Nếu không còn thấy có đẹp xấu, thì đâu có thiên lệch bên nào?
  31. Bản thể của Đạo lớn rộng khắp, nên chẳng có sự khó dễ tương đối
  32. Người mê thấy biết nhỏ hẹp nên sinh tâm nghi ngờ, muốn gấp thì lại càng trễ
  33. Hễ chấp thì lạc phương hướng, tâm sẽ rời vào đường tà
  34. Tâm chấp đã buông thì tự nhiên vắng lặng, bởi bản thể vốn không có đi ở.
  35. Thuận theo Tánh hợp với Đạo, thì an nhàn tự tại không còn phiền não
  36. Buộc niệm thì trái chơn, hôn trầm thì chẳng tốt
  37. Nếu không tốt xấu thì chẳng nhọc tinh thần, nên đâu cần trừ bỏ hai bên
  38. Muốn hướng tới Đạo Nhất Thừa, thì chớ có chán ghét lục trần
  39. Lục trần chẳng ghét, thì cùng về với Chánh Giác
  40. Người trí thì vô vi tự tại, kẻ ngu do chấp trước nên tự trói buộc mình
  41. Các pháp vốn không đồng dị, do tự vọng sanh ái chấp mà thành ra khác biệt
  42. Do vậy đem tâm dụng tâm, há chẳng phải là lầm lớn đó sao?
  43. Mê thì sanh tâm chấp trước nơi động tịnh, còn Ngộ thì chẳng có tốt xấu
  44. Tất cả hai bên đối đãi, đều do tự vọng sanh những suy lường nghĩ tưởng
  45. Việc mộng huyễn như hoa đốm trên không, thì đâu cần lao nhọc nắm bắt
  46. Được mất phải trái, phải cùng một lúc buông bỏ hết
  47. Ví như mắt nếu không ngủ, thì mộng tự dứt
  48. Tâm nếu chẳng cho là có khác, thì muôn pháp đều Nhất Như
  49. Cái Nhất Như này thể tánh huyền diệu, cùng tột thì chẳng có các duyên
  50. Vạn pháp cùng quán, thì tất cả trở về tự nhiên
  51. Nó bặt hết mọi lý giải, chẳng thể thí dụ được.
  52. Ngưng động chẳng cho là tịnh, động ngưng cũng chẳng cho là ngưng
  53. Hai đã chẳng thành, thì một làm sao có?
  54. Chỗ cứu cánh cùng tột, thì chẳng còn tuân theo một khuông phép nào cả
  55. Khế hợp với bản Tâm thì tất cả bình đẳng, năng tác sở tác đều dứt sạch
  56. Mọi cái nghi nơi Tâm đều sạch hết, thì lòng chánh tín được vững ngay
  57. Tất cả chẳng lưu giữ nơi tâm, thì không thể ghi nhớ
  58. Tâm rỗng rang tự chiếu soi, thì chẳng nhọc tâm lực
  59. Chỗ lìa suy nghĩ, thì thức tình khó mà suy lường được
  60. Trong Chơn Như Pháp Giới, chẳng lập mình chẳng lập người
  61. Nếu muốn mau tương ưng, chỉ nói Bất Nhị
  62. Chỗ bất nhị đều đồng, thì không có cái gì mà nó không bao dung
  63. Người trí trong mười phương, đều vào Tông này
  64. Tông không có dài ngắn, vì một niệm là muôn năm (muôn năm là một niệm)
  65. Không có chỗ nào mà không hiện, mười phương ở ngay trước mắt
  66. Bởi cái cực nhỏ đồng với cái cực lớn, nên quên hết mọi cảnh giới
  67. Vì cái cực lớn đồng với cái cực nhỏ, nên chẳng thấy có bờ mé
  68. Có tức là không, không tức là có
  69. Nếu chẳng như thế, ắt không nên giữ
  70. Một là tất cả, tất cả là một
  71. Nếu được như thế, lo gì chẳng xong?
  72. Tin tự Tâmbất nhị, tin bất nhịtự Tâm
  73. Đường ngôn ngữ dứt, chẳng phải là quá khứ, hiện tại, vị lai

 

 

 

Bài Văn Tín Tâm Hết

 

 

 

------------------------------------------------

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

大正新脩大藏經 48 No. 2010

Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh Vol. 48, No. 2010

 

信心銘

Tín Tâm Minh

 

隋, 僧璨作

Tùy, Tăng Xán Tác

 

HánHán-Việt

 

 

  1. 至道無難,    唯嫌揀擇

Chí Đạo vô nan, duy hiềm giản trạch

 

  1. 但莫憎愛,    洞然明白    

Đản mạc tăng ái, động nhiên minh bạch

 

  1. 毫釐有差,  天地懸隔  

Hào ly hữu sai, thiên địa huyền cách

 

  1. 欲得現前,  莫存順逆  

Dục đắc hiện tiền mạc tồn thuận nghịch

 

  1. 違順相爭,  是為心病  

Vi thuận tương tranh thị vi tâm bệnh

 

  1. 不識玄旨,  徒勞念靜  

Bất thức huyền chỉ đồ lao niệm tĩnh

 

  1. 圓同太虛,  無欠無餘  

Viên đồng thái hư vô khiếm vô dư

 

  1. 良由取捨,    所以不如  

Lương do thủ xả, sở dĩ bất như

 

  1. 莫逐有緣,  勿住空忍  

Mạc trục huyễn duyên, vật trụ không nhẫn

 

  1. 一種平懷,  泯然自盡  

Nhất chủng bình hoài, dẫn nhiên tự tận

 

  1. 止動歸止,  止更彌動  

Chỉ động quy chỉ, chỉ cánh di động

 

  1. 唯滯兩邊,  寧知一種  

Duy trệ lương biên, ninh tri nhất chủng

 

  1. 一種不通,  兩處失功  

Nhất chủng bất thông, lưỡng xứ thất công

 

  1. 遣有沒有,  從空背空  

Khiển hữu một hữu, tùng không bối không

  1. 多言多慮,  轉不相應

Đa ngôn đa lự, chuyển bất tương ưng

 

  1. 絕言絕慮,  無處不通  

Tuyệt ngôn tuyệt lự, vô xứ bất thông

 

  1. 歸根得旨,  隨照失宗  

Quy căn đắc chỉ, tùy chiếu thất tông

 

  1. 須臾返照,  勝却 (躩 khước)前空

Tu du phản chiếu, thắng khước tiền không

 

  1. 前空轉變,    皆由妄見 

Tiền không chuyển biến, giai do vọng kiến

 

  1. 不用求真,    唯須息見 

Bất dụng cầu chơn, duy tu tức kiến

 

  1. 二見不住,    慎勿追尋

Nhị kiến bất tụ, thận mạc truy tầm

 

  1. 纔有是非,    紛然失心 

Tài hữu thị phi, phân nhiên thất tâm

 

  1. 二由一有,    一亦莫守 

Nhị do nhất hữu, nhất diệc mạc thủ

 

  1. 一心不生,    萬法無咎

Nhất tâm bất sanh, vạn pháp vô cữu

 

  1. 無咎無法,    不生不心 

Vô cữu vô pháp, bất sanh bất tâm

 

  1. 能隨境滅,    境逐能1  

Năng tùy cảnh diệt, cảnh trục năng trầm

 

  1. 境由能境,    能由境能

Cảnh do năng cảnh, năng do cảnh năng

 

  1. 欲知兩段,    元是一空 

Dục tri lưỡng đoạn, nguyên thị nhất không

  1. 一空同兩,    齊含萬像 

Nhất không đồng lưỡng, tề hàm vạn tượng 

 

  1. 不見精2,   寧有偏黨

Bất kiến tinh thô, ninh hữu thiên đảng

 

  1. 大道體寬,    無易無難 

Đại đạo thể khoan, vô dị vô nan

 

  1. 小見狐疑,    轉急轉遲 

Tiểu kiến hồ nghi chuyển cấp chuyển trì

 

  1. 執之失度,    心入邪路

Chấp chi thất độ, tất nhập tà lộ

 

  1. 放之自然,    體無去住 

Phóng chi tự nhiên, thể vô khứ trụ

 

  1. 任性合道,    逍遙絕惱 

Nhậm tánh hợp Đạo, tiêu dao tuyệt não

 

  1. 繫念乖真,    昏沉3不好

Hệ niệm quai chơn, hôn trầm bất hảo

 

  1. 不好勞神,    何用4 親 

Bất hảo lao thần, hà dụng sơ thân

 

  1. 欲趣一乘,    勿惡六塵 

Dục thủ nhất thừa, vật ố lục trần

 

  1. 六塵不惡,    還同正覺

Lục trần bất ác, hoàn đồng chánh giác

 

  1. 智者無為,    愚人自縛 

Trí giả vô vi, ngu nhân tự phược

 

  1. 法無異法,    妄自愛著 

Pháp vô dị pháp, vọng tự ái trước

 

  1. 將心用心,    豈非大錯

Tương tâm dụng tâm, khởi phi đại thác

 

  1. 迷生寂亂,    悟無好惡 

Mê sanh tịch loạn, ngộ vô hảo ác

 

  1. 一切二邊     妄自斟酌 

Nhất thiết nhị biên, lương do châm trước

 

  1. 夢幻空華,    何勞把捉

Mộng huyễn hư hoa, hà lao bả tróc

 

  1. 得失是非,    一時放5 

Đắc thất thị phi, nhất thời phóng khước

 

  1. 眼若不眠,    諸夢自除 

Nhãn nhược bất miên, chư mộng tự trừ

 

  1. 心若不異,    萬法一如

Tâm nhược bất dị, vạn pháp nhất như

 

  1. 一如體玄,    兀爾忘緣 

Nhất như thể huyền, ngột nhĩ vong duyên

 

  1. 萬法齊觀     歸復自然 

Vạn pháp tề quán, quy phục tự nhiên

 

  1. 泯其所以,    不可方比

Mẫn kỳ sở dĩ, bất khả phương tỷ

 

  1. 止動無動,    動止無止 

Chỉ động vô động, động chỉ vô chỉ

 

  1. 兩既不成,    一何有爾 

Lưỡng ký bất thành, nhất hà hữu nhĩ

 

  1. 究竟窮極,    不存軌則

Cứu cánh cùng cực, bất tồn quỹ tắc

 

  1. 6心平等,   所作俱息 

Khế tâm bình đẳng, sở tác câu tức

 

  1. 狐疑盡淨,    正信調直 

Hồ nghi tận tịnh, chánh tín điều trực

 

  1. 一切不留,    無可記憶

Nhất thiết bất lưu, vô khả ký ức

 

  1. 虛明自7,   不勞心力 

Hư minh tự chiếu, bất lao tâm lực

 

  1. 非思量處,    識情難測 

Phi tư lượng xứ, thức tình nan trắc

 

  1. 真如法界,    無他無自

Chơn như pháp giới, vô tha vô tự

 

  1. 要急相應,    唯言不二 

Yếu cấp tương ưng, duy ngôn bất nhị

 

  1. 不二皆同,    無不包容 

Bất nhị giai đồng, vô bất bao dung

 

  1. 十方智者,    皆入此宗

Thập phương trí giả, giai nhập thử tông

 

  1. 宗非促延,    一念萬年     (萬年一念) 

Tông phi xúc diên, nhất niệm vạn niên (vạn niên nhất niệm)

 

  1. 無在不在,    十方目前 

Vô tại bất tại, thập phương mục tiền

 

  1. 極小同大,    妄絕境界

Cực tiểu đồng loại, vong tuyệt cảnh giới

 

  1. 極大同小,    不見邊表 

Cực đại đồng tiểu, bất kiến biên biểu

 

  1. 有即是無,    無即是有 

Hữu tức thị vô, vô tức thị hữu

 

  1. 若不如是,    必不須守

Nhược bất như thị, Tâm bất tu thủ

 

  1. 一即一切,    一切即一 

Nhất tức nhất thiết, nhất thiết tức nhất

 

  1. 但能如是,    何慮不畢 

Đản năng như thị, hà lự bất tất

 

  1. 信心不二,    不二信心

Tín tâm bất nhị, bất nhị tín tâm

 

  1. 言語道斷, 非去來今

Ngôn ngữ đạo đoạn, phi khứ lai kim

 

信心銘之終

Tín Tâm Minh Chi Chung

 

-------------------------

 

 

 

 

 

 

 

 

Chú Thích

 

  1. Trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh dùng chữ Trầm này . Nhưng chữ trầm đó tra trong tự điến Hán Việt thì không có thông dụng, mà phải là chữ Trầm này . Do vậy người dịch đã đổi lại và dùng theo tự điển Hán Việt cho thuận tiện.

 

  1. Trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh ghi là . Nhưng chữ đó tra trong tự điến Hán Việt thì không có nghĩa. Dò trong các bản dịch khác thì chữ đó nên là chữ (Thô). Do vậy người dịch đã đổi lại và dùng cho đúng từ.

 

  1. Trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh dùng chữ và ghi là 沈惛 (Trầm Hôn). Chữ Trầm đó đã nói ở trên rồi và đã sửa rồi. Còn chữ Hôn đó có nghĩa là rối loạn hay lo lắng, không hợp với lời sách. Nếu hợp với nghĩa sách thì nên ghi là Hôn Trầm và dùng hai chữ này 昏沉. Do vậy người dịch đã sửa lại cho phù hợp.

 

  1. Trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh dùng chữ này . Nhưng chữ sơ đó tra trong tự điến Hán Việt thì không có thông dụng, mà phải là chữ này . Do vậy người dịch đã đổi lại và dùng theo tự điển Hán Việt cho thuận tiện.

 

  1. Trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh dùng chữ Tức này . Nhưng chữ sơ đó tra trong tự điến Hán Việt là giản thể của chữ Khước , mà chứ khước thì có ý nghĩaphù hợp với các bản dịch khác. Do vậy người dịch đã đổi lại cho thuận tiện dễ hiểu.

 

  1. Trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh dùng chữ (Khải). Nhưng chữ khải thì không hợp ý nghĩa của bài văn, lại tra trong các bản dịch khác thì thấy ghi là chữ (Khế). Chữ Khế phù hợp hơn nên người dịch đã đổi lại cho đúng để dễ hiểu.

 

  1. Trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh dùng chữ (Nhiên). Tuy dùng chữ Nhiên cũng được nhưng không sáng nghĩa bằng dùng chữ (Chiếu). Thật vậy, các bản dịch khác thì dùng chữ Chiếu. Do vậy người dịch đã sửa lại thành chữ Chiếu cho sáng nghĩa và phù hợp với các bản dịch khác.

 

 

Tài Liệu Tham Khảo

 

  1. Bản chữ Hán được lấy và dịch từ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, Sách Thứ 48, Số 2010, Đời Tùy, Tam Tổ Tăng Xán Sáng Tác, ở trang Trung Hoa Điện Tử Phật Điển Hiệp Hội (CBETA). http://tripitaka.cbeta.org/T48n2010_001

 

  1. Hán Việt Từ Điển: http://hanviet.org/

 

  1. Tín Tâm Minh Tịch Nghĩa Giải của Thiền Sư Trung Phong Minh Bổn do HT Thích Duy Lực Việt Dịch.

 

  1. Tín Tâm Minh Giảng Giải của HT Thích Thanh Từ

 

  1. Tín Tâm Minh của Trúc Thiên Việt Dịch

 

  1. Tín Tâm Minh của Dương Gia Việt Dịch.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 27169)
Tương Ưng Bộ (Samyutta Nikàya) là bộ kinh thứ ba trong kinh tạng Pàli (Trường bộ, Trung bộ, Tương Ưng bộ, Tăng Chi bộ, và Tiểu bộ). Bộ kinh là một tập hợp các bài kinh dài ngắn không đều...
(Xem: 21763)
Khi chúng ta thẩm tra hoàn cảnh đôi khi buồn rầu, và thỉnh thoảng vui vẻ, chúng ta khám phá ra rằng có nhiều vấn đề liên hệ với điều ấy.
(Xem: 22225)
Ý nghĩa cận sự namcận sự nữ, cần được hiểu là những cư sĩniềm tin nơi Phật-Pháp-Tăng, trọn đời nguyện phụng sự Tam bảo, luôn luôn sống theo sự hướng dẫn của Tam bảo.
(Xem: 23602)
Đạo Phật được đưa vào nước ta vào khoảng cuối thế kỷ thứ hai do những vị tăng sĩ và những thương gia Ấn Độ và Trung Á tới Việt Nam bằng đường biển Ấn Độ Dương.
(Xem: 20423)
Phật Giáo là đạo Giải Thoát. Giải là cởi mở. Ở đây là "cởi mở" những trói buộc để "thoát" ra khỏi mọi hình thức đau khổ của đời sống.
(Xem: 20047)
Trong 45 năm hoằng pháp độ sinh, Đức Phật đã du hành khắp miền Bắc Ấn độ để giảng dạy con đường giải thoát mà Ngài đã tìm ra. Rất nhiều người đã quy y với Ngài...
(Xem: 21945)
Phật Giáo là một tôn giáo có khoảng 300 triệu tín đồ trên khắp thế giới. Danh từ Phật Giáo (Buddhism) phát nguồn từ chữ "buddhi", có nghĩa "giác ngộ", "thức tỉnh".
(Xem: 24738)
Mục tiêu của Kinh Bát Đại nhân Giác là phát triển trí tuệ, đoạn tận phiền não, ô nhiễm, lậu hoặc để chứng đắc quả vị giải thoát tối hậu. Như quán niệmđại nguyệntrí tuệ phát sanh.
(Xem: 18983)
Khi biên soạn tập sách này, chúng tôi đặc biệt nghĩ đến những Phật tử sơ phát tâmbước đầu tìm hiểu giáo lý của đạo Phật trong một bối cảnh đa văn hoá và nhiều truyền thống tôn giáo.
(Xem: 24736)
Trong nguyên bản tiếng Pāli, sách nói rằng những cuộc đối thoại giữa vua Milinda và ngài Nāgasena đã diễn ra năm trăm năm sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn.
(Xem: 30970)
Tu Ðạo là cần phải "quay trở lại." Nghĩa là gì? Tức là phải nhường cho người việc tốt lành, còn mình thì nhận phần hư xấu--xả tiểu ngã để thành tựu đại ngã.
(Xem: 23977)
Quả khổ chuyển theo nghiệp. Nghiệp chuyển theo tâm. Chỉ cần soi sáng tâm là hết khổ. Vì thế, bức tranh của Vòng luân hồi hay Con quỷ vô thường này rất quan trọng...
(Xem: 27758)
Những gì xảy ra trong thế giới này đều bị qui luật Nhân quả chi phối. Mọi thứ xuất hiện ở đời đều có nhân duyên. Hạnh phúcthế gian hay Niết bàn của người tu đạo không ra ngoài qui luật ấy.
(Xem: 26505)
Tâm vốn không – lặng, nhơn pháp mà lập danh. Tịnh pháp là người, trời, Thanh văn, Duyên giác, Bố tát và Phật. Nhiễm phápA tu la, bàng sanh, địa ngục, quỉ thú.
(Xem: 21297)
Bộ kinh Milindapanha xuất hiện vào khoảng năm trăm năm sau Phật Niết bàn, do ngài Pitakaculàbhaya ở trung Ấn độ trước thuật bằng tiếng Pàli. Nội dung kể lại những câu hỏi, đáp giữa vua Milinda và tỳ kheo Nàgasena.
(Xem: 23212)
Quyển ''Na-Tiên Tì-kheo Kinh'' là một bộ Luận ghi bằng tiếng Pali, rất nổi danh, được phiên-dịch ra nhiều thứ tiếng: tiếng Hán, tiếng Việt, tiếng Miến, tiếng Thái, tiếng Tích-lan, tiếng Anh, tiếng Pháp, v.v.
(Xem: 38117)
Quyển sách nhỏ này được viết ra nhằm mục đích giới thiệu với quý độc giả đang đi tìm giải thoát và nhất là thích tu thiền, một phương pháp hành thiền mà ít người để ý, đó là pháp Tứ Niệm Xứ.
(Xem: 18799)
Khi mới đến một vùng đất hoang để khai khẩn, mảnh đất đó có thể làm cho ta nản lòng vì cỏ gai và chướng ngại vật đầy dẫy. Ta cần phải đào, phải bứng, phải chặt, phải cày, phải bừa.
(Xem: 18430)
Ma-ha-diễn là pháp tạng sâu xa của chư Phật mười phương ba đời, vì người lợi căn đại công đức mà nói... Thích Thanh Từ
(Xem: 19949)
Tổ Sư thiền Việt Nam đã thất truyền trên hai trăm năm. Đến năm 1977, Hòa thượng hoằng dương Tổ Sư thiền và tổ chức Thiền thất đầu tiên tại Việt Nam.
(Xem: 19037)
Bản văn này chỉ giới thiệu những điểm chủ yếu có liên quan đến triết học Trung Quán một cách hết sức đơn giản, dù vậy, vẫn bao hàm được tất cả mọi yếu điểm cốt lõi của hệ phái Triết học này.
(Xem: 23142)
Viết về một triết học là đặt ra các câu hỏi về những vấn đề được bàn đến trong triết học đó. Trong trường hợp này, chúng ta thử viết một bài nghiên cứu mang tính phê bình về triết học Thế Thân.
(Xem: 23867)
Ở đây, nội dung của tập sách này chỉ giới thiệu một cách khái quát về các thể loại văn học của kinh điển và một số thể loại ngôn ngữ được dùng trong kinh điển.
(Xem: 22784)
Toàn bộ kinh Đại Bát Niết-bàn dày hơn 4500 trang, riêng phần Việt dịch chiếm gần 1700 trang; mỗi đoạn mỗi câu trong đó đều hàm chứa những ý tứ sâu xa huyền diệu không dễ gì hiểu thấu qua một vài lần đọc.
(Xem: 22905)
Chúng sinh đau khổ, trôi lăn trong sinh tử luân hồi cũng chỉ vì cái Ta, cho cái Ta có thật rồi bám víu vào nó. Trong đạo Phật gọi đây là bệnh chấp Ngã.
(Xem: 29560)
Tập Kinh Trung Bộ (Majjhima Nikàya) gồm 152 kinh tất cả, chia thành 3 tập: tập I, gồm 50 Kinh đầu, tập II gồm 50 Kinh tiếp và tập III, gồm 52 Kinh chót.
(Xem: 20633)
Quá khứ không truy tìm Tương lai không ước vọng. Quá khứ đã đoạn tận, Tương lai lại chưa đến...
(Xem: 18707)
Thường thì những mối bận tâm thế tục sẽ chỉ mang lại đau khổthất vọng trong đời này và đời sau. Những sự xuất hiện của sinh tử thì chẳng có gì là bền vững, luôn luôn thay đổi và vô thường...
(Xem: 15844)
Kinh Bát Đại Nhân Giác bố cục thành ba phần: Phần mở đầu chỉ một câu đơn giản như là giới thiệu tám điều giác ngộ; Phần hai là nội dung tám điều giác ngộ ấy...
(Xem: 18845)
Sự tịnh hóa của Kim Cương thừa nói riêng và con đường Kim Cương thừa nói chung căn cứ vào trí huệ đại lạctrí huệ tánh Không. Nhờ và bằng trí huệ đại lạctrí huệ tánh Không mà tất cả nghiệp lực được tịnh hóa.
(Xem: 19646)
Phật giáo là một sự thực tập để đối trị khổ đau. Phật nói “ta chỉ dạy về khổ đau và vượt thoát khổ đau” [3] . Ðiều này đã được Phật phát biểu trong công thức của bốn sự thực thâm diệu [tứ diệu đế].
(Xem: 20147)
Thế nào gọi là Phật Lý Căn Bản? – Giáo lý chính yếu của Phật giáo, tóm lược các quan điểm trong ba tạng (Tripitaka).
(Xem: 19949)
Khi Đức Phật tỉnh thức bước ra khỏi cơn mê mà chúng ta vẫn còn đang chìm đắm, Ngài đã nhận thức được sự thực rốt ráo của muôn vật y như chân tướng của chúng.
(Xem: 18111)
Hãy dọn tâm trí vô tư để nhìn thấy khoa học, khoa học là đề tài thảo luận của chúng ta. Khoa học là nơi gặp gỡ của chúng ta.
(Xem: 22916)
Thấy chúng sinh phàm tình mãi trầm chìm trong phiền não, nhiễm ô, thiếu chính niệm và kiềm thúc thân tâm, Đức Như Lai từ bi trí tuệ đã khai thị rất nhiều phương cách...
(Xem: 34161)
Kinh Pháp Cú (Dhammapada) là một trong 15 quyển kinh thuộc Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka Nikaya) trong Kinh tạng Pali (Suttanta Pitaka). Ðây là một quyển kinh Phật giáo phổ thông nhất...
(Xem: 16409)
Xuất bản lần đầu vào năm 1995 (tái bản 2001), “Phật Giáo và Đạo Đức Sinh Học” (Buddhism and Bioethics) là một đóng góp có ý nghĩa của Damien Keown* cho Phật giáo về một đề tài chưa được giới Phật giáo nghiên cứu nhiều trước đó.
(Xem: 16915)
Luận thuyết được trình bày ở đây, dành cho những người ước muốn rút ra tinh túy của đời người được phú bẩm những nhàn nhã và thuận lợi, là luận thuyết được gọi là Các Giai đoạn của Con Đường Giác ngộ (Lamrim).
(Xem: 39232)
"Con đường Thiền Chỉ Thiền Quán” đã được Ngài Guṇaratana trình bày một cách khúc chiết, rõ ràng có thể giúp cho những ai muốn nghiên cứu tường tận chỗ đồng dị, cộng biệt, sinh khắc của hai pháp môn này...
(Xem: 26052)
Tâm không có màu sắc hoặc hình tượng để nhận ra được nó, nhưng nó thì tuyệt đối trống rỗng và nhận biết sáng tỏ thấu suốt hoàn toàn. (= viên minh)- đó là tự tính của tâm bạn.
(Xem: 20094)
“Phật giáo khái luận” là một tác phẩm rất có giá trị của cư sĩ Huỳnh Sĩ Phục bên Trung Quốc, lời lẽ tuy vắn tắt, nhưng đã bao hàm tất cả yếu nghĩa của các Tôn hiện hànhTrung Quốc.
(Xem: 18844)
Kinh "Chiếc lưới ái ân" được dịch từ kinh Pháp Cú, Hán Tạng. Chữ "ái ân" nằm ngay trong bài kệ thứ ba của kinh, câu “Nhân vi ân ái hoặc”.
(Xem: 24050)
Có thể nói rằng "Tánh Không luận" là một hệ thống triết học đặc thù của Phật giáo trong thời kỳ phát triển. Sự xuất hiện của nó như là một dấu ngoặc vĩ đại...
(Xem: 29108)
Nếu một người thiện nam hay tín nữ thực hànhhoàn thành Năm Thực Tập Chính Niệm, người ấy cuối cùng sẽ đạt được sự vãng sinh về vùng đất Hòa Hòa Bình và An Lạc...
(Xem: 22899)
Trước khi thực sự bắt đầu nuôi dưỡng điều được gọi là Sáu Hạnh Ba-la-mật, bạn phải phát triển động thái vị tha của tâm thức hay là hành xử của bồ-tát. Bồ-tát là người mà đã hoàn toàn từ bỏ quyền lợi tự ngã của mình...
(Xem: 30941)
Bài văn này được thiền sư Quy Sơn Linh Hựu viết ra nhằm sách tấn việc tu học của đồ chúng, nên gọi là văn cảnh sách, và lấy tên ngài để làm tựa. Từ xưa nay vẫn gọi là “Quy Sơn cảnh sách văn”.
(Xem: 20998)
Chính bộ Kinh quý báu này mở rộng cửa giải thoát cho cả hai hạng người xuất giatại gia nhập vào Pháp Môn Bất Nhị, trở về Bản Tánh Không Hai.
(Xem: 26849)
Duy Ma Cật tức là tên của ông Duy Ma Cật. Mà Duy Ma Cật là chữ Phạn. Trung Hoa dịch là Tịnh Danh. Cũng dịch là Vô Cấu. Tịnh Danh: Chữ tịnh là trong sạch.
(Xem: 20670)
Như ta biết, Tứ diệu đế là bài thuyết pháp đầu tiên của Phật sau khi thành Đạo cho năm anh em A nhã Kiều Trần Như, diễn ra tại vườn Lộc Uyển, về phía bắc thành Ba la nại.
(Xem: 26247)
Thật ra, nếu các bạn không có sự hiểu biết về Tứ diệu đế cũng như chưa tự mình thể nghiệm chân lý của lời dạy này thì các bạn sẽ không thể thực hành Phật pháp.
(Xem: 23318)
Đọc “Tổng Quan Những Con Đường Của Phật Giáo Tây Tạng”, chúng ta sẽ thấy đức Dalai Lama là một bậc Đại Tri Viên, ngài chỉ rõ tất cả mọi con đường để chúng thấy rõ, nhất là con đường Tantra...
(Xem: 19815)
Muốn có sắc như là sắc, thì người ta phải cộng hay trừ đi sắc với không, chẳng hạn, 1 + 0 = 1. Như vậy không, tức là biệt thể để sắc như là sắc, để không như là không...
(Xem: 24668)
Kinh Duy Ma Cật bất khả tư nghì, tuyệt diệu cùng tột, ý chỉ thâm huyền, chẳng phải lời nói có thể diễn tả. Siêu việt tam không (Nhơn không, Pháp không, Không không)... Tỳ Kheo Thích Duy Lực
(Xem: 30023)
Ðọc vào kinh ta nhận thấy chẳng những hàng xuất gia mới thật hành được Phật đạo, mà Cư sĩ, Bà la môn cho đến mọi tầng lớp dân chúng cũng đều thật hành được Phật đạo.
(Xem: 20214)
“Hãy tu tập An-na-ban-na niệm. Nếu Tỳ-kheo tu tập An-na-ban-na niệm, tu tập nhiều, thân chỉ tức và tâm chỉ tức, có giác, có quán, tịch diệt, thuần nhất, phân minh tưởng, tu tập đầy đủ...
(Xem: 20400)
“Quý vị khất sĩ! Phép quán niệm hơi thở, nếu được phát triển và thực hiện liên tục, sẽ đem lại những thành quảlợi lạc lớn, có thể làm thành tựu bốn lĩnh vực quán niệm (Tứ Niệm Xứ)...
(Xem: 15141)
Kinh Niệm Xứ, Satipattthana Sutta, là một bài kinh vô cùng quan trọng vì kinh này đề cập đến những đề mục hành thiền nhằm phát triển cả hai, tâm Vắng Lặng (Samatha) và trí tuệ Minh Sát (Vipassana).
(Xem: 15825)
Có một thầy trẻ đến đặt một câu hỏi với Đức Thế Tôn liên quan tới vấn đề ái dục và đã được Đức Thế Tôn trả lời câu hỏi đó bằng tám bài kệ.
(Xem: 23866)
Kinh Bách Dụ, một bộ kinh trong Đại Tạng chuyển tải ý nghĩa thâm diệu bằng những câu chuyện thí dụ rất sâu sắc. Biên soạn: Pháp sư Thánh Pháp; Việt dịch: Thích Nữ Viên Thắng; Hiệu đính: Thiện Thuận
(Xem: 19841)
Chân lý tự chứng (bản thân của Thực Tại) thì không phải một, không phải hai (bất nhị). Do năng lực tự chứng này mà (Thực Tại) là khả năng làm ích lợi bình đẳng cho tất cả kẻ khác...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant