Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

136. Ðại kinh Nghiệp phân biệt (Mahàkammavibhanga)

10 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 26318)
136. Ðại kinh Nghiệp phân biệt (Mahàkammavibhanga)

Ðại Tạng Kinh Việt Nam
KINH TRUNG BỘ
Majjhima Nikàya
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt

136. Ðại kinh Nghiệp phân biệt
(Mahàkammavibhanga)


Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở Rajagaha (Vương Xá), Veluvana (Trúc Lâm), tại chỗ nuôi dưỡng sóc. 

Lúc bấy giờ Tôn giả Samiddhi trú tại một cái cốc trong rừng. Rồi du sĩ ngoại đạo Potaliputta tiêu dao tản bộ, tuần tự du hành, đi đến Tôn giả Samiddhi; sau khi đến, nói lên với Tôn giả Samiddhi những lời chào đón hỏi thăm. Sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Ngồi một bên, du sĩ ngoại đạo Potaliputta thưa với Tôn giả Samiddhi: 

-- Này Hiền giả Samiddhi, trước mặt Thế Tôn, tôi tự thân nghe, tự thân ghi nhận như sau: "Hư vọng là thân nghiệp, hư vọngkhẩu nghiệp, chỉ có ý nghiệpchân thật. Và có một Thiền chứng (samapatti), do thành tựu Thiền chứng này, sẽ không có cảm giác gì".

-- Này Hiền giả Potaliputta, chớ có nói vậy. Này Hiền giả Potaliputta, chớ có nói vậy. Chớ có phỉ báng Thế Tôn; phỉ báng Thế Tôn là không tốt. Thế Tôn không có nói như vậy: "Hư vọng là thân nghiệp, hư vọngkhẩu nghiệp, chỉ có ý nghiệp là chân thật". Và Hiền giả, có một Thiền Chứng, do thành tựu thiền chứng này, sẽ không có cảm giác gì.

-- Ngài xuất gia đã bao lâu, thưa Hiền giả Samiddhi? 

-- Không lâu, thưa Hiền giả. Có ba năm.

-- Nay ở đây chúng tôi còn hỏi các Tỷ-kheo trưởng lão làm gì khi một tân Tỷ-kheo nghĩ rằng cần phải bảo vệ vị Ðạo sư như vậy. Thưa Hiền giả Samiddhi, khi một người có dụng ý làm thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp thời người ấy có cảm giác gì?

-- Này Hiền giả Potaliputta, khi một người có dụng ý làm thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp thời người ấy cảm giác khổ đau.

Rồi du sĩ ngoại đạo Potaliputta, không tán thán cũng không phản đối lời nói của Tôn giả Samiddhi. Không tán thán, không phản đối, du sĩ ngoại đạo Potaliputta từ chỗ ngồi đứng dậy rồi ra đi.

Rồi Tôn giả Samiddhi, sau khi du sĩ ngoại đạo Potaliputta ra đi không bao lâu, liền đi đến Tôn giả Ananda; sau khi đến, nói lên với Tôn giả Ananda những lời chào đón hỏi thăm; sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Samiddhi kể lại cho Tôn giả Ananda tất cả cuộc đàm thoại với du sĩ ngoại đạo Potaliputta. Sau khi nghe nói vậy, Tôn giả Ananda nói với Tôn giả Samiddhi: 

-- Này Hiền giả Samiddhi, đây là đề tài một câu chuyện cần phải yết kiến Thế Tôn. Này Hiền giả Samiddhi, chúng ta hãy đi đến Thế Tôn, sau khi đến hãy trình bày lên Thế Tôný nghĩa này. Thế Tôn trả lời chúng ta như thế nào, chúng ta hãy như vậy thọ trì.

-- Thưa vâng, Hiền giả.

Tôn giả Samiddhi vâng đáp Tôn giả Ananda. Rồi Tôn giả Ananda và Tôn giả Samiddhi đi đến Thế Tôn; sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ananda, trình lên Thế Tôn tất cả câu chuyện giữa Tôn giả Samiddhi với du sĩ ngoại đạo Potaliputta.

Khi nghe nói vậy, Thế Tôn nói với Tôn giả Ananda: 

-- Này Ananda, Ta chưa từng thấy du sĩ ngoại đạo Potaliputta, thời câu chuyện này từ đây xảy ra? Này Ananda, câu hỏi đáng lý phải trả lời phân tích rõ ràng cho du sĩ ngoại đạo Potaliputta, lại được kẻ ngu si Samiddhi này trả lời theo một chiều.

Khi nghe nói vậy, Tôn giả Udayi bạch Thế Tôn

-- Bạch Thế Tôn, nếu đây là ý nghĩa của Tôn giả Samiddhi nói lên, thời cảm giác gì người ấy cảm thọcảm giác khổ đau.

Rồi Thế Tôn nói với Tôn giả Ananda: 

-- Này Ananda, hãy xem con đường sai lạc của kẻ ngu si Udayi này. Này Ananda, Ta biết rằng, nếu nay kẻ ngu si Udayi này mở miệng ra (đề cập vấn đề gì), ông ấy sẽ mở miệng đề cập một cách không như lý (ayoniso). Này Ananda, thật sự chỗ khởi thủy của du sĩ ngoại đạo Potaliputta hỏi là về ba cảm thọ. Này Ananda, nếu kẻ ngu si Samiddhi này được du sĩ ngoại đạo Potaliputta hỏi như vậy và trả lời như sau: "Này Hiền giả Potaliputta, nếu một ai có dụng ý làm thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp, có khả năng đưa đến lạc thọ, người ấy sẽ cảm giác lạc thọ. Này Hiền giả Potaliputta, nếu một ai có dụng ý làm thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp có khả năng đưa đến khổ thọ, người ấy sẽ cảm giác khổ thọ. Này Hiền giả Potaliputta, nếu một ai có dụng ý làm thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp có khả năng đưa đến bất khổ bất lạc thọ, người ấy sẽ cảm giác bất khổ bất lạc thọ"; nếu trả lời như vậy, này Ananda, kẻ ngu si Samiddhi đã trả lời một cách chơn chánh cho du sĩ ngoại đạo Potaliputta. Và lại nữa, này Ananda, những kẻ du sĩ ngoại đạo ngu si, kém học, họ sẽ hiểu được đại phân biệt về nghiệp của Như Lai, này Ananda, nếu Ông nghe Như Lai phân tích đại phân biệt về nghiệp".

-- Bạch Thế Tôn, nay đã đến thời; bạch Thiện Thệ nay đã đến thời, Thế Tôn hãy phân tích đại phân biệt về nghiệp! Sau khi nghe Thế Tôn, các Tỷ-kheo sẽ thọ trì.

-- Vậy này Ananda, hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ nói: 

-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Tôn giả Ananda vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau: 

-- Này Ananda, có bốn loại người này có mặt ở đời. Thế nào là bốn? Ở đây, này Ananda, có người sát sanh, lấy của không cho, sống tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời ác khẩu, nói lời phù phiếm, có tham dục, có sân tâm, có tà kiến; sau khi thân hoại mạng chung, người ấy sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.

Nhưng ở đây, này Ananda, có người sát sanh,... có tà kiến; sau khi thân hoại mạng chung, người ấy sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này.

Ở đây, này Ananda, có người từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói ác khẩu, từ bỏ nói lời phù phiếm, từ bỏ tham dục, từ bỏ sân tâm, có chánh kiến; sau khi thân hoại mạng chung, người ấy được sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này.

Nhưng ở đây, này Ananda, có người từ bỏ sát sanh,... có chánh kiến; sau khi thân hoại mạng chung, người ấy sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.

Ở đây, này Ananda, có vị Sa-môn hay Bà-la-môn nhờ nhiệt tâm, nhờ tinh tấn, nhờ cần mẫn, nhờ không phóng dật, nhờ chánh tác ý, nên tâm nhập định. Khi tâm nhập định, nhờ thiên nhãn thanh tịnh siêu nhân, vị ấy thấy có người ở đây sát sanh, lấy của không cho, sống tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói ác khẩu, nói lời phù phiếm, có tham dục, có sân tâm, có tà kiến; sau khi thân hoại mạng chung, người ấy sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Vị ấy nói như sau: "Thật sự có những ác nghiệp, có quả báo ác hạnh. Và ta đã thấy có người ở đây sát sanh, lấy của không cho... nói hai lưỡi... có tà kiến, sau khi thân hoại mạng chung, người ấy sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục". Vị ấy nói như sau: "Chắc chắn tất cả mọi người sát sanh, lấy của không cho... có tà kiến; sau khi thân hoại mạng chung, họ đều sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục". Những ai biết như vậy, những vị ấy biết một cách chơn chánh. Những ai biết khác như vậy, trí của họ thuộc tà trí. Như vậy, điều vị ấy tự mình biết, tự mình thấy, tự mình hiểu rõ, ở đây, vị ấy nắm giữ, chấp trướctuyên bố: "Chỉ như vậy mới chơn thực, ngoài ra đều là hư vọng".

Ở đây, này Ananda, có Sa-môn hay Bà-la-môn, nhờ nhiệt tâm, nhờ tinh tấn,... vị ấy thấy có người sát sanh, lấy của không cho... có tà kiến; sau khi thân hoại mạng chung, vị ấy được sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Vị ấy nói như sau: "Thật sự không có những ác nghiệp, không có quả báo ác hạnh. Và ta đã thấy có người ở đây sát sanh, lấy của không cho... có tà kiến; sau khi thân hoại mạng chung, được sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Vị ấy nói như sau: "Chắc chắn tất cả mọi người sát sanh, lấy của không cho... có tà kiến; "sau khi thân hoại mạng chung, họ đều được sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này". Những ai biết như vậy, những vị ấy biết một cách chơn chánh. Những ai biết khác như vậy, trí của họ thuộc tà kiến". Như vậy, điều vị ấy tự mình biết, tự mình thấy, tự mình hiểu rõ, ở đây vị ấy nắm giữ, chấp trướctuyên bố: "Chỉ như vậy mới chân thực, ngoài ra đều là hư vọng".

Ở đây, này Ananda, có Sa-môn hay Bà-la-môn, nhờ nhiệt tâm, nhờ tinh tấn,... vị ấy thấy có người ở đây từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho... có chánh kiến; sau khi thân hoại mạng chung, người ấy sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Vị ấy nói như sau: "Thật sự có những thiện nghiệp, có quả báo thiện hạnh. Và ta đã thấy có người ở đây từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho... có chánh kiến sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này". Vị ấy nói như sau: "Chắc chắn tất cả mọi người từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho... có chánh kiến; sau khi thân hoại mạng chung, họ đều sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Những ai biết như vậy, những vị ấy biết một cách chơn chánh. Những ai biết khác như vậy, trí của họ thuộc tà trí". Như vậy, điều này vị ấy tự mình biết, tự mình thấy, tự mình hiểu rõ, ở đây vị ấy nắm giữ, chấp trướctuyên bố: "Chỉ như vậy mới chơn thực, ngoài ra đều là hư vọng".

Ở đây, này Ananda, có Sa-môn... vị ấy thấy có người từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho... có chánh kiến; sau khi thân hoại mạng chung, người ấy bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Vị ấy nói như sau: "Thật sự không có những thiện nghiệp, không có quả báo thiện hạnh. Và Ta đã thấy có người ở đây từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho... có chánh kiến; sau khi thân hoại mạng chung, người ấy bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục". Vị ấy nói như sau: "Chắc chắn tất cả mọi người từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho... có chánh kiến; sau khi thân hoại mạng chung, họ đều bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Những ai biết như vậy, những vị ấy biết một cách chân chánh. Những ai biết khác như vậy, trí của họ thuộc tà kiến". Như vậy, điều vị ấy tự mình biết, tự mình thấy, tự mình hiểu rõ, ở đây vị ấy nắm giữ, chấp trướctuyên bố: "Chỉ như vậy mới chân thực, ngoài ra đều là hư vọng".

Ở đây, này Ananda, Sa-môn hay Bà-la-môn nào nói như sau: "Chắc chắn có ác nghiệp, có quả báo ác nghiệp". Như vậy, Ta chấp nhận cho vị ấy. Vị ấy nói như sau: "Tôi đã thấy ở đây có người sát sanh, lấy của không cho... có tà kiến, sau khi thân hoại mạng chung, tôi thấy người ấy sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục". Như vậy, Ta cũng chấp nhận cho vị ấy. Còn nếu vị ấy nói như sau: "Chắc chắn tất cả những ai sát sanh, lấy của không cho... ; sau khi thân hoại mạng chung, họ đều sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục", như vậy, Ta không chấp nhận cho vị ấy. Và nếu vị ấy nói như sau: "Những ai biết như vậy, những vị ấy biết một cách chân chánh. Những ai biết khác như vậy, trí của họ thuộc tà kiến"; như vậy, Ta không chấp nhận cho vị ấy. Ðiều vị ấy tự mình biết, tự mình thấy, tự mình hiểu rõ, ở đây vị ấy nắm giữ, chấp trướctuyên bố: "Chỉ như vậy mới chơn thực, ngoài ra đều là hư vọng". Như vậy, Ta cũng không chấp nhận cho vị ấy. Vì cớ sao? Khác như vậy, này Ananda, là trí của Như Lai về Ðại phân biệt về nghiệp.

Ở đây, này Ananda, Sa-môn hay Bà-la-môn nào nói như sau: "Chắc chắn không có ác nghiệp, không có quả báo ác hạnh". Như vậy, Ta không chấp nhận cho vị ấy. Và vị ấy nói như sau: "Tôi đã thấy ở đây có người sát sanh, lấy của không cho... có tà kiến; sau khi thân hoại mạng chung, tôi thấy người ấy sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này". Như vậy, Ta chấp nhận cho vị ấy. Còn nếu vị ấy nói như sau: "Chắc chắn tất cả những ai sát sanh, lấy của không cho... tất cả sau khi thân hoại mạng chung, họ đều sanh vào thiện thú Thiên giới, cõi đời này"; như vậy, Ta không chấp nhận cho vị ấy. Và nếu vị ấy nói như sau: "Những ai biết như vậy, những vị ấy biết một cách chơn chánh. Những ai biết khác như vậy, trí của họ thuộc tà kiến"; như vậy, Ta không chấp nhận cho vị ấy. Ðiều vị ấy tự mình biết, tự mình thấy, tự mình hiểu rõ, ở đây, vị ấy nắm giữ, chấp trướctuyên bố: "Chỉ như vậy mới chơn thực, ngoài ra đều là hư vọng". Như vậy Ta cũng không chấp nhận cho vị ấy. Vì cớ sao? Khác như vậy, này Ananda, là trí của Như Lai về Ðại phân biệt về nghiệp.

Ở đây, này Ananda, Sa-môn hay Bà-la-môn nào nói như sau: "Chắc chắn có thiện nghiệp, có quả báo thiện hạnh". Như vậy Ta chấp nhận cho vị ấy. Và vị ấy nói như sau: "Tôi đã thấy ở đây có người từụ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho... có chánh kiến; sau khi thân hoại mạng chung, tôi thấy người ấy sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này". Như vậy, Ta cũng chấp nhận cho vị ấy. Còn nếu vị ấy nói như sau: "Chắc chắn tất cả những ai từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho... tất cả sau khi thân hoại mạng chung; họ đều sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này"; như vậy, Ta không chấp nhận cho vị ấy. Và nếu vị ấy nói như sau: "Những ai biết như vậy, những vị ấy biết một cách chân chánh. Những ai biết khác như vậy, trí của họ thuộc tà kiến", như vậy, Ta cũng không chấp nhận cho vị ấy. Ðiều vị ấy tự mình biết, tự mình thấy, tự mình hiểu rõ, ở đây, vị ấy nắm giữ, chấp trướctuyên bố: "Chỉ như vậy mới chơn thực, ngoài ra đều là hư vọng". Như vậy, Ta cũng không chấp nhận cho vị ấy. Vì cớ sao? Khác như vậy, này Ananda, là trí của Như Lai về Ðại phân biệt về nghiệp.

Ở đây, này Ananda, Sa-môn hay Bà-la-môn nào nói như sau: "Chắc chắn không có thiện nghiệp, không có quả báo thiện hạnh ". Như vậy, Ta không chấp nhận cho vị ấy. Và vị ấy nói như sau: "Tôi đã thấy ở đây có người từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho... có chánh kiến; sau khi thân hoại mạng chung, tôi thấy người ấy sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục". Như vậy, Ta chấp nhận cho vị ấy. Còn nếu vị ấy nói như sau: "Chắc chắn những ai từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho... có chánh kiến, tất cả sau khi thân hoại mạng chung, họ đều sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục"; như vậy, Ta cũng không chấp nhận cho vị ấy. Và nếu vị ấy nói như sau: "Những ai biết như vậy, những vị ấy biết một cách chân chánh. Những ai biết khác như vậy, trí của họ thuộc tà kiến"; như vậy, Ta cũng không chấp nhận cho vị ấy. Ðiều vị ấy tự mình biết, tự mình thấy, tự mình hiểu rõ, ở đây vị ấy nắm giữ, chấp trướctuyên bố: "Chỉ như vậy mới chơn thực, ngoài ra đều là hư vọng". Như vậy, Ta cũng không chấp nhận cho vị ấy. Vì cớ sao? Khác như vậy, này Ananda, là trí của Như Lai về Ðại phân biệt về nghiệp.

Ở đây, này Ananda, người nào sát sanh, lấy của không cho... có tà kiến; sau khi thân hoại mạng chung, người ấy bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục... Hoặc là một ác nghiệp đưa đến cảm giác khổ thọ do người ấy làm lúc trước, hay một ác nghiệp đưa đến cảm giác khổ thọ do người ấy làm về sau, hay trong khi mệnh chung, một tà kiến được người ấy chấp nhậnchấp chặt. Do vậy, sau khi thân hoại mạng chung, người ấy sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Và ai ở đây sát sanh, lấy của không cho... có tà kiến, người ấy phải lãnh thọ quả báo được khởi lên ngay hiện tại hay trong một đời khác.

Ở đây, này Ananda, người nào sát sanh, lấy của không cho... có tà kiến; sau khi thân hoại mạng chung, người ấy bị sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này... Hoặc là một thiện nghiệp đưa đến cảm giác lạc thọ do người ấy làm lúc trước, hay một thiện nghiệp đưa đến cảm giác lạc thọ do người ấy làm về sau, hay trong khi mệnh chung, một chánh kiến được người ấy chấp nhậnchấp chặt. Do vậy sau khi thân hoại mạng chung, người ấy sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Và ai ở đây sát sanh, lấy của không cho... có tà kiến, người ấy phải lãnh thọ quả báo được khởi lên ngay hiện tại hay trong một đời khác.

Ở đây, này Ananda, người nào từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho... có chánh kiến; sau khi thân hoại mạng chung, người ấy sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này... Hoặc là một thiện nghiệp đưa đến cảm giác lạc thọ do người ấy làm từ trước, hay một thiện nghiệp đưa đến cảm giác lạc thọ do người ấy làm về sau, hay trong khi mệnh chung, một chánh kiến được người ấy chấp nhậnchấp chặt. Do vậy, sau khi thân hoại mạng chung, người ấy sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Và ai ở đây từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho... có chánh kiến, người ấy phải lãnh thọ quả báo được khởi lên ngay hiện tại, hay trong một đời khác.

Ở đây, này Ananda, người nào từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho... có chánh kiến; sau khi thân hoại mạng chung, người ấy bị sanh vào cói dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục... Hoặc là một ác nghiệp đưa đến cảm giác khổ thọ do người ấy làm từ trước, hay một ác nghiệp đưa đến cảm giác khổ thọ do người ấy làm về sau, hay trong khi mệnh chung, một tà kiến được người ấy chấp nhậnchấp chặt. Do vậy, sau khi thân hoại mạng chung, người ấy sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Và ai ở đây từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho... có chánh kiến, người ấy phải lãnh thọ quả báo được khởi lên ngay hiện tại hay trong một đời khác.

Như vậy, này Ananda, có nghiệp vô hữu tợ vô hữu, có nghiệp vô hữu tợ hữu, có nghiệp hữu tợ hữu, có nghiệp hữu tợ vô hữu.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Ananda hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt

 

Majjhima Nikaya 136
Mahakammavibhanga Sutta
The Great Exposition of Kamma
Translated from the Pali by Ñanamoli Thera


Introduction (by Bhikkhu Khantipalo)
This celebrated sutta shows some of the complexities of kamma and its results. Beginning with a strange view expressed by a confused wanderer and a confused answer given by a bhikkhu, the Buddha then gives his Great Exposition of Kamma which is based upon four "types" of people: 
  • the evil-doer who goes to hell (or some other low state of birth),
  • the evil-doer who goes to heaven,
  • the good man who goes to heaven, and
  • the good man who goes to hell (or other low birth). 
The Buddha then shows how wrong views can arise from only partial understanding of truth. One can see the stages of this: (1) a mystic "sees" in vision an evil-doer suffering in hell, (2) this confirms what he had heard about moral causality, (3) so he says, "evil-doers always go to hell," and (4) dogma hardens and becomes rigid when he says (with the dogmatists of all ages and places), "Only this is true; anything else is wrong." The stages of this process are repeated for each of the four "persons," after which the Buddha proceeds to analyze these views grounded in partial experience and points out which portions are true (because verifiable by trial and experience) and which are dogmatic superstructure which is unjustified. Finally, the Buddha explains his Great Exposition of Kamma in which he shows that notions of invariability like "the evildoer goes to hell" are much too simple. The minds of people are complex and they make many different kinds of kamma even in one lifetime, some of which may influence the last moment when kamma is made before death, which in turn is the basis for the next life. 

1. Thus have I heard. On one occasion the Blessed One was living at Rajagaha, in the Bamboo Grove, the Squirrels' Feeding Place. Now on that occasion the venerable Samiddhi was living in a forest hut. 

Then the wanderer Potaliputta, walking and wandering for exercise, came to the venerable Samiddhi and exchanged greetings with him, and when the courteous and amiable talk was finished, he sat down at one side. When he had done so, he said to the venerable Samiddhi: 

2. "I heard and learned this, friend Samiddhi, from the monk Gotama's lips: 'Bodily kammas are vain, verbal kammas are vain, only mental kammas are true.' But there is actually that attainment having entered upon which nothing (of result of kammas) is felt at all." 

"Not so, friend Potaliputta, do not say thus, do not misrepresent the Blessed One; it is not good to misrepresent the Blessed One; the Blessed One would not say so: 'Bodily kammas are vain, verbal kammas are vain, only mental kammas are true.' And there is actually that attainment having entered upon which nothing (of result of kammas) is felt at all." 

"How long is it since you went forth, friend Samiddhi?" 

"Not long, friend, three years." 

"There now, what shall we say to the elder bhikkhus, when the young bhikkhu fancies the Master is to be defended thus? After doing intentional kamma, friend Samiddhi, by way of body, speech or mind, what does one feel (of its result)?" 

"After doing an intentional kamma, friend Potaliputta, by way of body, speech or mind, one feels suffering (as its result)." 

Then neither agreeing nor disagreeing with the words of the venerable Samiddhi, the wanderer Potaliputta got up from his seat and went away. 

3. Soon after the wanderer Potaliputta had gone, the venerable Samiddhi went to the venerable Ananda and exchanged greetings with him, and when the courteous and amiable talk was finished, he sat down at one side. When he had done so, he told the venerable Ananda all his conversation with the wanderer Potaliputta. 

When this was said, the venerable Ananda told him: "Friend Samiddhi, this conversation should be told to the Blessed One. Come, let us go to the Blessed One, and having done so, let us tell him about this. As he answers, so we shall bear it in mind." 

"Even so, friend," the venerable Samiddhi replied. 

Then they went together to the Blessed One, and after paying homage to him, they sat down at one side. When they had done so, the venerable Ananda told the Blessed One all the venerable Samiddhi's conversation with the wanderer Potaliputta. 

4. When this was said, the Blessed One told the venerable Ananda: 

"I do not even know the wanderer by sight, Ananda. How could there have been such a conversation? The wanderer Potaliputta's question ought to have been answered after analyzing it, but this misguided man Samiddhi answered it without qualification.[1] 

When this was said, the venerable Udayin said to the Blessed One: "'But, venerable sir, supposing when the venerable Samiddhi spoke, he was referring to this, namely, 'Whatever is felt is suffering.'"[2] 

5. Then the Blessed One addressed the venerable Ananda: "See, Ananda, how this misguided man Udayin interferes. I knew, Ananda, that this misguided man Udayin would unreasonably interfere now. To begin with it was the three kinds of feeling that were asked about by the wanderer Potaliputta. If, when this misguided man Samiddhi was asked, he had answered the wanderer Potaliputta thus: 'After doing an intentional kamma by way of body, speech and mind (whose result is) to be felt as pleasure, he feels pleasure; after doing an intentional kamma by way of body, speech and mind (whose result is) to be felt as pain, he feels pain; after doing an intentional kamma by way of body, speech and mind (whose result is) to be felt as neither-pain-nor-pleasure, he feels neither-pain-nor-pleasure' -- by answering him thus, Ananda, the misguided man Samiddhi would have given the wanderer Potaliputta the right answer. Besides, Ananda, who are the foolish thoughtless wanderers of other sects that they will understand the Tathagata's Great Exposition of Kamma? (But) if you, Ananda, would listen to the Tathagata expounding the Great Exposition of Kamma (you might understand it).[3] 

"This is the time, Blessed One, this is the time, Sublime One, for the Blessed One to expound the Great Exposition of Kamma. Having heard it from the Blessed One, the bhikkhus will bear it in mind." 

"Then listen, Ananda, and heed well what I shall say." 

"Even so, venerable sir," the venerable Ananda replied. The Blessed One said this: 

6. "Ananda, there are four kinds of persons existing in the world. What four? 

(i) "Here some person kills living beings, takes what is not given, misconducts himself in sexual desires, speaks falsehood, speaks maliciously, speaks harshly, gossips, is covetous, is ill-willed, and has wrong view.[4] On the dissolution of the body, after death, he reappears in the states of deprivation, in an unhappy destination, in perdition, in hell. 

(ii) "But here some person kills living beings...and has wrong view. On the dissolution of the body, after death, he reappears in a happy destination, in the heavenly world. 

(iii) "Here some person abstains from killing living beings, from taking what is not given, from misconduct in sexual desires, from false speech, from malicious speech, from harsh speech, from gossip, he is not covetous, is not ill-willed, and has right view.[5] On the dissolution of the body, after death, he reappears in a happy destination, in the heavenly world. 

(iv) "But here some person abstains from killing living beings...and has right view. On the dissolution of the body, after death, he reappears in the states of deprivation, in an unhappy destination, in perdition, in hell. 

7. (i) "Here, Ananda, in consequence of ardor, endeavor, devotion, diligence, and right attention, some monk or brahmin attains such concentration of mind that, when his mind is concentrated, he sees with the heavenly eyesight, which is purified and surpasses the human, that some person kills living beings here, takes what is not given, misconducts himself in sexual desires, speaks falsehood, speaks maliciously, speaks harshly, gossips, is covetous, is ill-willed, has wrong view. He sees that on the dissolution of the body, after death, he has reappeared in the states of deprivation, in an unhappy destination, in perdition, in hell. He says: 'It seems that there are evil kammas and that there is the result of misconduct; for I have seen that a person killed living beings here...had wrong view. I have seen that on the dissolution of the body, after death, he had reappeared in the states of deprivation, in an unhappy destination, in perdition, in hell.' He says: 'It seems that one who kills living beings...has wrong view, will always, on the dissolution of the body, after death, reappear in the states of deprivation, in an unhappy destination, in perdition, in hell. Those who know thus know rightly; those who know otherwise are mistaken in their knowledge.' So he obstinately misapprehends what he himself has known, seen and felt; insisting on that alone, he says: 'Only this is true, anything else is wrong.' 

8. (ii) "But here in consequence of ardor, endeavor, devotion, diligence and right attention, some monk or brahmin attains such concentration of mind that, when his mind is concentrated, he sees with the heavenly eyesight, which is purified and surpasses the human, that some person kills living beings here...has wrong view. He sees that on the dissolution of the body, after death, he has reappeared in a happy destination, in the heavenly world. He says: 'It seems there are no evil kammas, there is no result of misconduct. For I have seen that a person killed living beings here...had wrong view. I have seen that on the dissolution of the body, after death, he has reappeared in a happy destination, in the heavenly world.' He says: 'It seems there are no evil kammas, there is no result of misconduct. For I have seen that a person killed living beings here...had wrong view. I have seen that on the dissolution of the body, after death, he had reappeared in a happy destination, in the heavenly world.' He says: "It seems that one who kills living beings...has wrong view will always, on the dissolution of the body, after death, reappear in a happy destination, in the heavenly world. Those who know thus know rightly; those who know otherwise are mistaken in their knowledge.' So he obstinately misapprehends what he himself has known, seen and felt; insisting on that alone, he says: 'Only this is true, anything else is wrong.' 

9. (iii) "Here in consequence of ardor, endeavor, devotion, diligence and right attention, some monk or brahmin attains such concentration of mind that, when his mind is concentrated, he sees with the heavenly eyesight, which is purified and surpasses the human, that some person abstains from killing living beings here...has right view. He sees that, on the dissolution of the body, after death, he has reappeared in a happy destination, in the heavenly world. He says: 'It seems that there are good kammas, there is result of good conduct. For I have seen that a person abstained from killing living beings here...had right view. I saw that on the dissolution of the body, after death, he had reappeared in a happy destination, in the heavenly world.' He says: 'It seems that one who abstains from killing living beings...has right view will always, on the dissolution of the body, after death, reappear in a happy destination, in the heavenly world. Those who know thus know rightly; those who know otherwise are mistaken in their knowledge.' So he obstinately misapprehends what he himself has known, seen and felt; insisting on that alone, he says: 'Only this is true; anything else is wrong.' 

10. (iv) "But here in consequence of ardor, endeavor, devotion, diligence and right attention, some monk or brahmin attains such concentration of mind that, when his mind is concentrated, he sees with the heavenly eyesight, which is purified and surpasses the human, that some person abstains from killing living beings here...has right view. He sees that on the dissolution of the body, after death, he has reappeared in the states of deprivation, in an unhappy destination, in perdition, in hell. He says: 'It seems that there are no good kammas, there is no result of good conduct. For I have seen that a person abstained from killing here...had right view. I saw that on the dissolution of the body, after death, he had reappeared in the states of deprivation, in an unhappy destination, in perdition, in hell.' He says: 'It seems that one who abstains from killing living beings...has right view, will always, on the dissolution of the body, after death, reappear in the states of deprivation, in an unhappy destination, in perdition, in hell. Those who know thus know rightly; those who know otherwise are mistaken in their knowledge.' So he obstinately misapprehends what he himself has known, seen and felt; insisting on that alone, he says: 'Only this is true; anything else is wrong.' 

11. (i) "Now, Ananda, when a monk or brahmin says thus: 'It seems that there are evil kammas, there is the result of misconduct,' I concede that to him. 

"When he says thus: 'For I have seen that some person killed living beings...had wrong view. I saw that on the dissolution of the body, after death, he had reappeared in states of deprivation, in an unhappy destination, in perdition, in hell,' I concede that to him. 

"When he says thus: 'It seems that one who kills living beings...has wrong view, will always, on the dissolution of the body, after death, reappear in the states of deprivation, in an unhappy destination, in perdition, in hell,' I do not concede that to him. 

"When he says thus: 'Those who know thus know rightly; those who know otherwise are mistaken in their knowledge,' I do not concede that to him. 

"When he obstinately misapprehends what he himself has known, seen and felt; and insisting on that alone, he says: 'Only this is true; anything else is wrong,' I do not concede that to him. 

"Why is that? The Tathagata's knowledge of the Great Exposition of Kamma is different. 

12. (ii) "Now when a monk or brahmin says thus: 'It seems that there are no evil kammas, there is no result of misconduct,' I do not concede that to him. 

"When he says thus: 'For I have seen that a person killed living beings...had wrong view. I saw that on the dissolution of the body, after death, he had reappeared in a happy destination, in the heavenly world,' I concede that to him. 

"When he says thus: 'It seems that one who kills living beings...has wrong view, will always, on the dissolution of the body, after death, reappear in a happy destination, in the heavenly world,' I do not concede that to him. 

"When he says thus: 'Those who know thus know rightly; those who know otherwise are mistaken in their knowledge,' I do not concede that to him. 

"When he obstinately misapprehends what he himself has known, seen and felt; and insisting on that alone, he says: 'Only this is true; anything else is wrong,' I do not concede that to him. 

"Why is that? The Tathagata's knowledge of the Great Exposition of Kamma is different. 

13. (iii) "Now when a monk or brahmin says thus: 'It seems that there are good kammas, there is a result of good conduct,' I concede that to him. 

"When he says thus: 'For I have seen that a person abstained from killing living beings here...had right view. I saw that on the dissolution of the body after death, he had reappeared in a happy destination, in the heavenly world,' I concede that to him. 

"When he says: 'It seems that one who abstains from killing living beings...has right view will always, on the dissolution of the body, after death, reappear in a happy destination, in the heavenly world,'[6] I do not concede that to him. 

"When he says: 'Those who know thus know rightly; those who know otherwise are mistaken in their knowledge,' I do not concede that to him. 

"When he obstinately misapprehends what he himself has known, seen, and felt; and insisting on that alone he says: 'Only this is true: anything else is wrong,' I do not concede that to him. 

"Why is that? The Tathagata's knowledge of the Great Exposition of Kamma is different. 

14. (iv) "Now when a monk or brahmin says thus: 'It seems that there are no good kammas, there is no result of good conduct,' I do not concede that to him. 

"When he says thus: "For I have seen that a person abstained from killing living beings here...had right view. I saw that on the dissolution of the body, after death, he had reappeared in the states of deprivation, in an unhappy destination, in perdition, in hell," I concede that to him. 

"When he says thus: 'One who abstains from killing living beings...has right view will always, on the dissolution of the body, after death, reappear in the states of deprivation, in an unhappy destination, in perdition, in hell,' I do not concede that to him. 

"When he says thus: 'Those who know thus know rightly; those who know otherwise are mistaken in their knowledge,' I do not concede that to him. 

"When he obstinately misapprehends what he himself has known, seen and felt; and insisting on that alone, he says: 'Only this is true; anything else is wrong,' I do not concede that to him. 

"Why is that? The Tathagata's knowledge of the Great Exposition of Kamma is different. 

(The Great Exposition of Kamma)

15. (i) "Now, Ananda, there is the person who has killed living beings here...has had wrong view. And on the dissolution of the body, after death, he reappears in the states of deprivation, in an unhappy destination, in perdition, in hell.[7] But (perhaps) the evil kamma producing his suffering was done by him earlier, or the evil kamma producing his suffering was done by him later, or wrong view was undertaken and completed by him at the time of his death.[8] And that was why, on the dissolution of the body, after death, he reappeared in the states of deprivation, in an unhappy destination, in perdition, in hell. But since he has killed living beings here...has had wrong view, he will feel the result of that here and now, or in his next rebirth, or in some subsequent existence. 

16. (ii) "Now there is the person who has killed living beings here...has had wrong view. And on the dissolution of the body, after death, he reappears in a happy destination, in the heavenly world.[9] But (perhaps) the good kamma producing his happiness was done by him earlier, or the good kamma producing his happiness was done by him later, or right view was undertaken and completed by him at the time of his death. And that was why, on the dissolution of the body, after death, he reappeared in a happy destination, in the heavenly world. But since he has killed living beings here...has had wrong view, he will feel the result of that here and now, or in his next rebirth, or in some subsequent existence.[10] 

17. (iii) "Now there is the person who has abstained from killing living beings here...has had right view. And on the dissolution of the body, after death, he reappears in a happy destination, in the heavenly world.[11] But (perhaps) the good kamma producing his happiness was done by him earlier, or the good kamma producing his happiness was done by him later, or right view was undertaken and completed by him at the time of his death. And that was why, on the dissolution of the body, after death, he reappeared in a happy destination, in the heavenly world. But since he has abstained from killing living beings here...has had right view, he will feel the result of that here and now, or in his next rebirth, or in some subsequent existence. 

18. (iv) "Now there is the person who has abstained from killing living beings here...has had right view. And on the dissolution of the body, after death, he reappears in the states of deprivation, in an unhappy destination, in perdition, in hell.[12] But (perhaps) the evil kamma producing his suffering was done by him earlier, or the evil kamma producing his suffering was done by him later, or wrong view was undertaken and completed by him at the time of his death. And that was why, on the dissolution of the body, after death, he reappeared in the states of deprivation, in an unhappy destination, in perdition, in hell. But since he has abstained from killing living beings here...has had right view, he will feel the result of that here and now, or in his next rebirth, or in some subsequent existence.[13] 

19. "So, Ananda, there is kamma that is incapable (of good result) and appears incapable (of good result); there is kamma that is incapable (of good result) and appears capable (of good result); there is kamma that is capable (of good result) and appears capable (of good result); there is kamma that is capable (of good result) and appears incapable (of good result)."[14] 

This is what the Blessed One said. The venerable Ananda was satisfied and he rejoiced in the Blessed One's words. 


Notes

1. These are two of the four ways of answering a question, the other two being: replying with a counter-question, and "setting aside" the question, i.e. replying with silence.

2. This is a quotation from the Buddha's words: see Samyutta Nikaya, Vedana Samyutta, Rahogata-vagga Sutta 1.

3. This is an addition necessary for understanding this sentence.

4. These are the ten unwholesome courses of kamma.

5. These are the ten wholesome courses of kamma.

6. This amounts to the belief in theistic religions where virtue and faith (=whatever is held to be right view) are supposed to guarantee salvation.

7. Devadatta, for instance, who persuaded prince Ajatasattu to murder his father (who was a stream-winner), three times attempted to murder the Buddha and once succeeded in wounding him, and caused a schism in the Sangha; the last two actions are certain to lead to birth in hell.

8. This series of three phrases appears to mean: earlier, either earlier in life before he undertook either the wholesome or unwholesome courses of kamma, or in some previous life; later, later in that very life, for even if a person does much evil kamma, usually he will also make some good kamma occasionally; wrong view...time of his death, this kind of wrong view will be of the type, "there is no kamma, no results of kamma, no evil, no results of evil," and so on. The next birth actually depends on the object of the last moments of a dying person's consciousness. At that time one should recollect all one's good kamma: generosity, loving-kindness, compassion, pure precepts and so on. Evil should not be thought of then though heavy evil kamma done previously may force itself into the mind and make recollection of one's generosity and virtue in keeping the precepts difficult or impossible.

9. A good example of this is the story of "Coppertooth," the public executioner who, after a career of murder as a bandit, then as the killer of his own bandit comrades and subsequently executioner of all criminals for fifty years, was taught by venerable Sariputta Thera and his mind eased of the heavy weight of evil kamma so that he attained heavenly rebirth. See Dhammapada Commentary, ii, 203-209.

10. Though such a person attained a heavenly rebirth the evil kamma made will still mature sooner or later; he has not escaped its results.

11. King Pasenadi of Kosala, for instance.

12. This was what happened to Queen Mallika, wife of King Pasenadi, who had led a good life, generous, keeping the Five Precepts, and the Eight Precepts on Uposatha days and so on, but once she did evil, having sexual relations with a dog. This unconfessed evil weighed heavily on her mind and she remembered it when dying. As a result she spent seven days in hell. Her power of goodness from the doing of many good kammas then gave her rebirth in a heavenly world. See Dhammapada Commentary, iii, 119-123.

13. Though this virtuous and good person has obtained a low rebirth through the power of previously done evil kamma, still the good kamma made by him will mature sooner or later, when it gets a chance.

14. This final terse paragraph may have been clear to the venerable Ananda Thera, or he may have asked for an explanation, as we require and find in the Commentary, which says: 

i.A strong unwholesome kamma (incapable of good result), the result of which will come before the results of weaker unwholesome kammas. 

ii. Wholesome kamma (which appears capable of good result) is followed by unwholesome death-proximate kamma which makes the former incapable of good result immediately. 

iii.A strong wholesome kamma will mature even before much accumulated unwholesome kamma. 

iv.Unwholesome kamma (which appears incapable of good result) is followed by wholesome death-proximate kamma which will mature first and is capable of good results. 

Source: http://world.std.com/~metta/canon/majjhima/mn136.html
(Revised: 9 November 1998)


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 19673)
Hạnh phúc hay khổ đau trong kiếp sống hiện tại và tương lai đều là kết cục của những ý nghĩ và hành động trong kiếp sống quá khứ hay bây giờ của chúng ta...
(Xem: 23931)
Tôi nghe như vầy, một thuở nọ đức Phậttịnh xá Trúc Lâm, thành Vương Xá, xứ Ma Kiệt Ðà, cùng với năm trăm vị đại tỳ kheo, đều là các bậc A La Hán...
(Xem: 41177)
Khi ấy đức Thế tôn vì các Tỳ-khưu mà nói Pháp Tứ Đế, thời các Tỳ-khưu đầy đủ Tam minhLục thần thông. Bấy giờ các Tỳ-khưu khuyến thỉnh đức Thế tôn chuyển Pháp luân.
(Xem: 19659)
Một khi chúng ta chấp nhận một truyền thống tôn giáo, thì điều ấy phải trở thành một bộ phận trong đời sống hằng ngày của chúng ta.
(Xem: 23944)
Những ai đó có thái độ yêu mến người khác nhìn những người khác quan trọng hơn hẳn chính mình và đánh giá sự giúp đỡ người khác trên tất cả những thứ khác.
(Xem: 21732)
Bắt đầu quan sát những hoạt động trong tâm ta - những ý nghĩ, cảm xúccảm giác. Chỉ quan sát những hoạt động tinh thần này mà không dính líu vào điều nào cả...
(Xem: 23282)
Đức Quan Thế Âm Bồ Tát vô cùng hoan hỷ về sự tu tậptâm thành của ta, Ngài tan thành một luồng ánh sáng trong suốt đi vào đỉnh đầu ta và an trú nơi tim ta.
(Xem: 27476)
Vi Diệu Pháp giúp chúng ta thấy rõ chơn tướng của các pháp và nhờ đó ta có thể dẹp đi những kiến thức sai lầm về con ngườithế gian.
(Xem: 26523)
Kinh Pháp Hoa tuyên thuyết hai thông điệp chính: (i) Tất cả chúng sanh đều có thể thành Phật, và (ii) Chỉ có một con đường tu học duy nhấtPhật thừa. Tam thừa chỉ là phương tiện dẫn dắt chúng sanh buổi ban đầu.
(Xem: 29284)
Thắng Pháp Tập Yếu Luận - Tỳ kheo Thích Minh Châu (dịch và giải) Viện Đại Học Vạn Hạnh 1973
(Xem: 33149)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bảo Tích, Kinh số 0366 - HT Thích Trí Tịnh dịch
(Xem: 20169)
Luận về giáo ngữ đều có ba câu liền nhau là sơ thiện, trung thiện và hậu thiện. Sơ là dạy họ phát thiện tâm, trung là phá thiện tâm, hậu mới là thiện tốt.
(Xem: 25725)
Cái nhân bồ tát hạnh của Phật làm cho sự sống lâu của Phật đã không bao giờ hết. Phật ở bên ta... HT Thích Trí Quang dịch
(Xem: 20884)
Kinh Pháp hoa là kinh nói về pháp chân thực, hiện thực, vi diệu, nguyên vẹn của chư Phật, ví như hoa sen, nên Ngài La thập dịch là Diệu pháp liên hoa kinh.
(Xem: 31260)
Kinh Tăng Chi Bộ là một bộ kinh được sắp theo pháp số, từ một pháp đến mười một pháp, phân thành 11 chương (nipàtas). Mỗi chương lại chia thành nhiều phẩm (vaggas).
(Xem: 38508)
Hai mươi tám phẩm kinh Pháp-Hoa chan chứa tâm hạnh của Phật và đại Bồ-Tát, trải dài những con đường phương tiện giáo hóa thênh thang ngõ hầu mang chúng sanh từ phàm đến thánh...
(Xem: 21401)
Những ai hữu duyên đọc được kinh này, sẽ có chính kiến thấy được cuộc sống hiện tại là tấm gương phản chiếu quá khứ vị lai. Đúng như lời Phật dạy, mình không cần phải nhờ thầy xem bói mà chính mình là vị thầy bái cho mình hơn ai hết.
(Xem: 44212)
Lễ quy y theo Phật giáo là một buổi lễ tổ chức đơn giản cho cá nhân hay tập thể, xin gia nhập vào hàng ngũ Phật tử. Lễ này có thể tổ chức tại gia, chùa chiền...
(Xem: 29788)
Chủ đích của Thập Nhị Môn Luận là lý giải nhằm làm sáng tỏ giáo nghĩa thâm sâu cùng cực của Đại thừa. Cốt lõi quan trọng của giáo nghĩa này chính là đạo lý tánh Không...
(Xem: 42133)
Hán dịch: Tam Tạng Sa Môn Thật-Xoa Nan-Đà (Siksananda), người xứ Vu Điền (Khotan), phiên dịch vào đời nhà Đường của Trung Hoa; Việt dịch: Ban Việt Dịch Vạn Phật Thánh Thành
(Xem: 22112)
Kinh Ðịa Tạng được xem là một bộ "Hiếu Kinh" của Phật Giáo. Bồ Tát Ðịa Tạng là một vị Bồ Tát thực hành hiếu đạo, và là vị Bồ Tát hiếu thảo với cha mẹ nhất.
(Xem: 45689)
Khi đức Phật phát ra bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết tiếng vi diệu như thế xong, thời có vô lượng ức hàng Trời, Rồng, Quỉ, Thần ở trong cõi Ta-bà...
(Xem: 32068)
Địa tạng chú trọng cả sinh và chết. Địa tạng rất trọng thị hạnh phúc nhân loại. Địa tạng hay nói Phật giáo, nhưng chữ ấy không có nghĩa tôn giáo của Phật, mà là giáo huấn của Ngài... HT Thích Trí Quang
(Xem: 23935)
Yếu chỉ của Kinh này là dùng nghĩa Duy Thức để phá kiến chấp của ngoại đạo, vì danh từ và nghĩa lý của ngoại đạo cũng tựa như lời Phật, xem thì ngoại đạo với Phật hai ý khác hẳn...
(Xem: 24350)
Giới là nghĩa uy nghi. Định là chẳng loạn động. Huệ là sự hiểu biết. Giải thoát là lìa khỏi các dây ràng buộc. Vô thượngvô lậu, dứt hết các phiền não.
(Xem: 29222)
Trong sách này Ngài Sayadaw diễn tả đầy đủ phương pháp quán niệmgiải thích với đầy đủ chi tiết đường lối suy tư về lý vô ngã có thể dẫn đến mức độ thành tựu Niết Bàn.
(Xem: 33877)
Hãy tu hành một pháp. Hãy quảng bá một pháp. Các ngươi sẽ thành tựu thần thông, loại bỏ các loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn... TT Thích Đức Thắng dịch
(Xem: 27652)
Tăng Nhất A-hàm là so sánh sự mạch lạc của pháp rồi dùng số mà xếp thứ tự. Số tận cùng là mười, thêm vào một, nên gọi là Tăng Nhất... HT Thích Thanh Từ dịch
(Xem: 32098)
Đức Phật Thích Ca đã dạy rằng: “Đức Phật chân thật không ở bên ngoài mà nơi Tâm mỗi chúng ta”. Cũng như thế, chư Thiên hay Quỷ thần không ở bên ngoài mà ngay nơi tâm chúng ta...
(Xem: 21032)
Đạo là con đườngđạo Phậtcon đường đi đến giác ngộ. Có vô số cách đi trên con đường ấy – vô lượng pháp môn tu – tùy theo căn cơ, tính giác của từng cá thể...
(Xem: 28826)
Thanh Quy cũng như luật ngoài đời, do Tổ thuật mà giữ gìn đúng nghi cách. Nhưng Thanh Quy khởi đầu từ ngài Pháp Vân đời Lương (thế kỷ 5) ở chùa Quang Trạch.
(Xem: 21534)
Tập sách nhỏ này do các Thiền sinh tại Tu Viện Chơn Không ghi lại các buổi nói chuyện của Thầy Viện Chủ trong những buổi chiều tại Trai đường hoặc ở nhà khách.
(Xem: 28002)
Vào năm 1986-1987 Hòa Thượng giảng Kinh Nguyên Thủy; đối chiếu Kinh Pali (dịch ra Việt Ngữ) và A Hàm tại Thường Chiếu giúp cho Thiền sinh thấy rõ nguồn mạch Phật Pháp từ Nguyên Thủy đến Đại ThừaThiền Tông.
(Xem: 22046)
Thiện nam tử, nếu có ngữ nghiệp của thân, miệng, ý thì không phải Phật ngữ. Thiện nam tử, nếu khôngngữ nghiệp của thân, miệng, ý thì gọi là Phật ngữ.
(Xem: 21410)
Sa môn hỏi Phật, lành là gì? lớn nhất là gì? Phật nói, đi theo đường đạo, giữ đúng lẽ chân, là lành. Chí nguyện phù hợp với đạo là lớn nhất.
(Xem: 19476)
Phật dạy: Người có nhiều tội lỗi, không biết tự ăn năn sửa đổi, tội ấy chồng chất vào mình, chẳng khác gì nước dồn về biển, càng ngày càng nhiều... HT Thích Thanh Cát
(Xem: 19443)
Đức Phật dạy: "Những người xuất gia làm Sa-môn đoạn dục, khứ ái, nhận biết nguồn tâm của mình, thông đạt đạo lý thâm sâu của Phật và tỏ ngộ pháp Vô-vi.
(Xem: 19807)
Sau khi thành đạo, đức Thế-Tôn suy nghĩ rằng: “Lìa bỏ sự ham muốn, an- trụ trong vẳng-lặng, là điều cao hơn cả!”. Ngài an-trụ trong đại-định và hàng-phục các ma-đạo.
(Xem: 19211)
Đức Thế-Tôn nói qua về hành-tướng của nhân-duyên rằng: Do duyên kia sinh ra quả, nên dù Như-Lai xuất-hiện ra đời hay không xuất-hiện ra đời đi nữa, tính của mọi pháp (sự-vật) vẫn thường-trụ.
(Xem: 29128)
Giáo - Lý - Hạnh - Quả là cương tông của Phật pháp. Nhớ Phật, niệm Phật thực là đường tắt để đắc đạo. Thời xưa, cứ tu một pháp thì cả bốn (Giáo - Lý - Hạnh - Quả) đều đủ.
(Xem: 20594)
Để có một đời sống hạnh phúc an lạc – những ngày hạnh phúc và những đêm an lạc – điều cực kỳ quan trọng là phối hợp sự thông tuệ của con người với những giá trị căn bản của nhân loại.
(Xem: 28258)
Nếu ai nấy chẳng làm các điều ác thì những sự tổn hại chúng sanh đều sẽ chẳng ai làm, tham-sân chẳng đủ để tạo thành tai họa vậy!
(Xem: 23620)
Thiền Sư Phổ Chiếu thật đã ngộ Chơn Tâm thấy được bản tánh. Vì lòng từ bi vô lượng, Ngài chẳng tiếc những sợi lông mày, mở cửa phương tiện để dẫn dắt kẻ hậu lai.
(Xem: 33142)
Thiền Tông nhấn mạnh vào mặt kinh nghiệm cá nhân, nhắm đưa từng con người chúng ta giáp mặt trực tiếp với chân lý trong ngay chính hoàn cảnh hiện tiền của chúng ta.
(Xem: 31814)
Các pháp thế gian đều kỵ chấp trước, chỗ qui kính của Thích tử không ai bằng Phật mà có khi vẫn phải quở. Bởi có ta mà không kia, do ta mà không do kia vậy.
(Xem: 21354)
Giới luậtuy nghi không phải là những yếu tố hạn chếbó buộc, trái lại đó là những phương tiện bảo vệ tự do cá nhân và tạo nên sự hòa hợpan lạc cho đoàn thể tu học mình.
(Xem: 39587)
Quả thật, chân lý thiền vốn ở ngay nơi người, ngay trong tự tâm chúng ta đây thôi. Vậy ai có tâm thì chắc chắc có thiền, không nghi ngờ gì nữa.
(Xem: 21528)
Nhân Giới sinh Định, nhân Định phát Tuệ– ba môn học liên kết chặt chẽ vào nhau, nhờ vậy mới đủ sức diệt trừ tham ái, đẩy lùi vô minh, mở ra chân trời Giác ngộ.
(Xem: 19355)
Tâm bồ-đề cũng như hư-không. Tâm và hư-không, không có hai tướng. Đây nói, tâm và hư-không, là nói về trí chân-không bình-đẳng.
(Xem: 26332)
Kinh Nghĩa Túc đã bắt đầu dạy về không, vô tướng, vô nguyệnbất khả đắc. Kinh Nghĩa Túc có những hình ảnh rất đẹp về một vị mâu ni thành đạt.
(Xem: 24790)
"Không" nếu làm "không" được thì chẳng phải chơn không, "sắc" nếu làm "sắc" được thì chẳng phải chơn sắc; Chơn sắc vô tướng, chơn không vô danh...
(Xem: 21729)
Khi niệm Phật dụng công chặt chẽ kín đáo thì vọng tưởng thô cố nhiên phải lặng chìm, nhưng rất khó nhận được tướng qua lại của phần vọng tưởng vi tế.
(Xem: 22352)
Kinh Hoa Nghiêm nói: “Giới là gốc của Vô thượng Bồ đề”. Do đó, tinh thần căn bản của Phật giáo là ở sự tôn nghiêm của giới luật, tức là đệ tử của Phật phải tôn trọng và tuân giữ giới luật.
(Xem: 29106)
TRUNG LUẬN có năm trăm bài kệ, là tác phẩm của Long Thọ. Lấy chữ Trung mà nêu Danh, là để soi tỏ cái Thật, lấy chữ Luận mà gọi tên, là để suốt cùng ngôn ngữ.
(Xem: 22537)
Hệ thống Kalachakra hay “bánh xe thời gian” hay ‘thời luân’ của Mật Pháp Tương Tục Du Già Tối Thượng bổ sung thêm xa hơn những sự song hành nội tại và ngoại tại.
(Xem: 20452)
Một trong những phương pháp tu tập của bồ tát hay động cơ chính khiến bồ tát hành bồ tát hạnh (Boddhisattvā-cāryā) không mệt mỏituệ giác tánh không.
(Xem: 23476)
Các pháp vốn không có tự tánh (vô tự tánh) nên không có tướng Hữu, thế mà bảo rằng có sự việc như thế, vì vậy nên cái việc (cho rằng) có đó hoàn toàn không hợp lý.
(Xem: 21221)
Trung Quán Luận gồm 27 phẩm, mặc dù có quán có phá, kỳ thực quán cũng là phá. Bất cứ hữu vi pháp, vô vi pháp, tất cả đều phá.
(Xem: 35260)
Cuốn sách này giới thiệu với độc giả cách thọ trì đúng đắn thiền Samatha-Vipassanā (Định-Tuệ) như đã được Đức Phật giảng dạy, tu tập chánh định và thấu suốt vào các pháp chân đế...
(Xem: 24533)
Chơn tâm, Phật tánh thì lúc nào cũng như như bình đẳng, không cột mà cũng không cởi, nhưng con ngườichấp trước mê lầm nên thấy có ràng buộc và cởi mở để được giải thoát.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant