Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

107. Kinh Ganaka Moggallàna (Ganakamoggallàna sutta)

10 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 16396)
107. Kinh Ganaka Moggallàna (Ganakamoggallàna sutta)

Ðại Tạng Kinh Việt Nam
KINH TRUNG BỘ
Majjhima Nikàya
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt

107. Kinh Ganaka Moggallàna
(Ganakamoggallàna sutta)

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn trú ở Savatthi, Pubbarama, nơi lâu đài của Migaramatu (Ðông Viên Lộc Mẫu Giảng đường) . Rồi Bà-la-môn Ganaka Moggallana đi đến chỗ Thế Tôn, sau khi đến nói lên những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Ganaka Moggallana bạch Thế Tôn

-- Ví như, thưa Tôn giả Gotama, tại lâu đài Migaramatu này, có thể thấy được một học tập tuần tự, một công trình tuần tự, một đạo lộ tuần tự, tức là những tầng cấp của lầu thượng cuối cùng; thưa Tôn giả Gotama, cũng vậy, đối với những vị Bà-la-môn này, được thấy một học tập tuần tự, một công trình tuần tự, một đạo lộ tuần tự, tức là sự học hỏi (các tập Veda). Thưa Tôn giả Gotama, cũng vậy, đối với những vị bắn cung này, được thấy một học tập tuần tự, một công trình tuần tự, một đạo lộ tuần tự, tức là nghệ thuật bắn cung. Cũng vậy, thưa Tôn giả Gotama, đối với chúng con là những người toán số, sống nhờ nghề toán số, cũng được thấy một học tập tuần tự, một công trình tuần tự, một đạo lộ tuần tự, tức là toán số. Thưa Tôn giả Gotama, vì rằng khi có được người đệ tử, trước hết chúng con bắt người ấy đếm như sau: "Một, một lần, hai, hai lần, ba, ba lần, bốn, bốn lần, năm, năm lần, sáu, sáu lần, bảy, bảy lần, tám, tám lần, chín, chín lần, mười, mười lần". Và thưa Tôn giả Gotama, chúng con bắt đếm tới một trăm. Có thể trình bày chăng, thưa Tôn giả Gotama, trong Pháp và Luật này, cũng có một tuần tự học tập, một tuần tự công trình, một tuần tự đạo lộ như vậy?

-- Có thể trình bày, này Bà-la-môn, trong Pháp và Luật này, có một tuần tự học tập, có một tuần tự công trình, có một tuần tự đạo lộ. Ví như, này Bà-la-môn, một người huấn luyện ngựa thiện xảo, sau khi được một con ngựa hiền thiện, trước tiên luyện tập cho nó quen mang dây cương, rồi tập luyện cho nó quen các hạnh khác; cũng vậy, này Bà-la-môn, Như Lai khi được một người đáng được điều phục, trước tiên huấn luyện người ấy như sau: "Hãy đến Tỷ-kheo, hãy giữ giới hạnh, hãy sống chế ngự với sự chế ngự của giới bổn, đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy sự nguy hiểm trong những lỗi nhỏ nhặt, thọ trì và học tập các học giới". 

Này Bà-la-môn, khi vị Tỷ-kheo giữ giới hạnh, chế ngự với sự chế ngự của giới bổn, đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy sự nguy hiểm trong những lỗi nhỏ nhặt, thọ trì và học tập các học giới, Như Lai mới huấn luyện vị ấy thêm như sau: "Hãy đến Tỷ-kheo, hãy hộ trì các căn, khi mắt thấy sắc chớ có nắm giữ tướng chung, chớ có nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì, vì nhãn căn không được chế ngự khiến tham ái ưu bi, các ác bất thiện pháp khởi lên, vị Tỷ-kheo tự chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì con mắt, thực hành sự hộ trì con mắt. Khi tai nghe tiếng.... mũi ngửi hương... lưỡi nếm vị.. thân cảm xúc... ý nhận thức các pháp, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì, vì ý căn không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các pháp ác bất thiện khởi lên, Tỷ-kheo chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì ý căn, thực hành sự hộ trì ý căn". 

Này Bà-la-môn, sau khi Tỷ-kheo hộ trì các căn rồi, Như Lai mới huấn luyện vị ấy thêm như sau: "Hãy đến Tỷ-kheo, hãy tiết độ trong ăn uống, chơn chánh giác sát thọ dụng món ăn, không phải để vui đùa, không phải để đam mê, không phải để trang sức, không phải để tự làm đẹp mình, chỉ để thân này được duy trì, được bảo dưỡng, khỏi bị gia hại, để chấp trì Phạm hạnh, nghĩ rằng: "Như vậy ta diệt trừ các cảm thọ cũ và không cho khởi lên các cảm thọ mới; và ta sẽ không phạm lỗi lầm, sống được an ổn". 

Này Bà-la-môn, sau khi Tỷ-kheo tiết độ trong ăn uống rồi, Như Lai mới huấn luyện vị ấy thêm như sau: "Hãy đến Tỷ-kheo, hãy chú tâm cảnh giác! Ban ngày trong khi đi kinh hành và trong khi đang ngồi, gột sạch tâm trí khỏi các chướng ngại pháp; ban đêm trong canh đầu, trong khi đi kinh hành và trong khi đang ngồi, gột sạch tâm trí khỏi các chướng ngại pháp; ban đêm trong canh giữa, hãy nằm xuống phía hông bên phải, như dáng nằm con sư tử, chân gác trên chân với nhau, chánh niệm tỉnh giác, hướng niệm đến lúc ngồi dậy lại. Ban đêm trong canh cuối, khi đã thức dậy, trong khi đi kinh hành và trong khi đang ngồi, gột sạch tâm trí khỏi các chướng ngại pháp". 

Này, Bà-la-môn, sau khi vị Tỷ-kheo chú tâm tỉnh giác, Như Lai mới huấn luyện vị ấy thêm nữa như sau: "Hãy đến Tỷ-kheo, hãy thành tựu chánh niệm tỉnh giác, khi đi tới khi đi lui đều tỉnh giác; khi nhìn thẳng, khi nhìn quanh đều tỉnh giác; khi co tay, khi duỗi tay đều tỉnh giác; khi mang y kép, bình bát, thượng y đều tỉnh giác; khi ăn, uống, nhai, nuốt, đều tỉnh giác; khi đi đại tiện, tiểu tiện đều tỉnh giác; khi đi, đứng, ngồi, nằm, thức, nói, yên lặng đều tỉnh giác". 

Này Bà-la-môn, sau khi chánh niệm tỉnh giác rồi, Như Lai mới huấn luyện vị ấy thêm như sau: "Hãy đến Tỷ-kheo, hãy lựa một chỗ thanh vắng, tịch mịch như rừng, gốc cây, khe núi, hang đá, bãi tha ma, lùm cây, ngoài trời, đống rơm". 

Vị ấy lựa một chỗ thanh vắng, tịch mịch, như rừng, gốc cây, khe núi, hang đá, bãi tha ma, lùm cây, ngoài trời, đống rơm. Sau khi đi khất thực về và ăn xong, vị ấy ngồi kiết-già, lưng thẳng tại chỗ nói trên và an trú chánh niệm trước mặt. Vị ấy từ bỏ tham ái ở đời, sống với tâm thoát ly tham ái, gột rửa tâm hết tham ái. Từ bỏ sân hận, vị ấy sống với tâm không sân hận, lòng từ mẫn thương xót tất cả chúng hữu tình, gột rửa tâm hết sân hận. Từ bỏ hôn trầm thụy miên, vị ấy sống thoát ly hôn trầm thụy miên, với tâm tưởng hướng về ánh sáng, chánh niệm tỉnh giác, gột rửa tâm hết hôn trầm thụy miên; từ bỏ trạo cử hối tiếc, vị ấy sống không trạo cử, nội tâm trầm lặng gột rửa tâm hết trạo cử hối tiếc; từ bỏ nghi ngờ, vị ấy sống thoát khỏi nghi ngờ, không phân vân lưỡng lự, gột rửa tâm hết nghi ngờ đối với các thiện pháp.

Khi đoạn trừ năm triền cái ấy, những pháp làm ô nhiễm tâm, làm trí tuệ yếu ớt, vị ấy ly dục, ly bất thiện pháp chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm với tứ. Vị ấy diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tỉnh nhất tâm. Vị ấy ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba. Xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh

Này Bà-la-môn, đối với những Tỷ-kheo nào là bậc hữu học, tâm chưa thành tựu, đang sống cần cầu sự vô thượng an tịnh các triền ách, đó là sự giảng dạy của Ta như vậy đối với những vị ấy. Còn đối với những vị Tỷ-kheo là bậc A-la-hán, các lậu đã tận, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt lý tưởng, đã tận trừ hữu kiết sử, chánh trí giải thoát, những pháp ấy đưa đến sự hiện tại lạc trú và chánh niệm tỉnh giác.

Khi được nói vậy, Bà-la-môn Ganaka Moggallana bạch Thế Tôn

-- Các đệ tử của Sa-môn Gotama, khi được Sa-môn Gotama khuyến giáo như vậy, giảng dạy như vậy, có phải tất cả đều chứng được cứu cánh đích Niết-bàn hay chỉ có một số chứng được?

-- Này Bà-la-môn, một số đệ tử của Ta, khi được khuyến giáo như vậy, giảng dạy như vậy, chứng được cứu cánh đích Niết-bàn, một số không chứng được.

-- Thưa Tôn giả Gotama, do nhân gì, do duyên gì trong khi có mặt Niết-bàn, trong khi có mặt con đường đưa đến Niết-bàn, trong khi có mặt Tôn giả Gotama là bậc chỉ đường, tuy vậy các đệ tử Tôn giả Gotama, được Tôn giả Gotama khuyến giáo như vậy, giảng dạy như vậy, một số chứng được cứu cánh đích Niết-bàn, một số không chứng được?

-- Này Bà-la-môn, ở đây Ta sẽ hỏi Ông. Nếu Ông kham nhẫn, hãy trả lời cho Ta. Này Bà-la-môn, Ông nghĩ thế nào? Ông có giỏi về con đường đi đến Rajagaha (Vương Xá)? 

-- Thưa Tôn giả, con có giỏi về con đường đi đến Rajagaha.

-- Này Bà-la-môn, Ông nghĩ thế nào? Ở đây, có một người, muốn đi đến Rajagaha, người này đến Ông và nói như sau: "Thưa Tôn giả, tôi muốn đi đến Rajagaha. Hãy chỉ cho tôi con đường đi đến Rajagaha". Ông nói với người ấy như sau: "Ðược, này Bạn, đây là con đường đưa đến Rajagaha. Hãy đi theo con đường ấy trong một thời gian. Sau khi đi trong một thời gian, Bạn sẽ thấy một làng tên như thế này. Hãy đi theo trong một thời gian. Sau khi đi trong một thời gian, Bạn sẽ thấy một thị trấn tên như thế này. Hãy đi theo trong một thời gian. Sau khi đi trong một thời gian, Bạn sẽ thấy Rajagaha với những khu vườn mỹ diệu, với những khu rừng mỹ diệu, với những vùng đất mỹ diệu, với những hồ ao mỹ diệu". Dầu cho người ấy được khuyến giáo như vậy, được giảng dạy như vậy, nhưng lại lấy con đường sai lạc, đi về hướng Tây. Rồi một người thứ hai đến, muốn đi đến Rajagaha. Người này đến Ông và hỏi như sau: "Thưa Tôn giả, tôi muốn đi đến Rajagaha, mong Tôn giả chỉ con đường ấy cho tôi". Rồi Ông nói với người ấy như sau: "Ðược, này Bạn, đây là đường đi đến Rajagaha. Hãy đi theo con đường ấy trong một thời gian. Sau khi đi một thời gian, Bạn sẽ thấy một làng có tên như thế này. Hãy đi theo con đường ấy trong một thời gian. Sau khi đi một thời gian, Bạn sẽ thấy một thị trấn có tên như thế này. Hãy đi theo con đường ấy trong một thời gian. Sau khi đi theo con đường ấy trong một thời gian, Bạn sẽ thấy Rajagaha với những khu vườn mỹ diệu, với những khu rừng mỹ diệu, với những vùng đất mỹ diệu, với những ao hồ mỹ diệu". Người ấy được Ông khuyến giáo như vậy, giảng như vậy, đi đến Rajagaha một cách an toàn.

Này Bà-la-môn, do nhân gì, do duyên gì, trong khi có mặt Rajagaha, trong khi có mặt con đường đưa đến Rajagaha, trong khi có mặt Ông là người chỉ đường, dầu cho Ông có khuyến giáo như vậy, giảng dạy như vậy, một người lấy con đường sai lạc, đi về hướng Tây, còn một người có thể đi đến Rajagaha một cách an toàn?

-- Thưa Tôn giả Gotama, ở đây, con làm gì được? Con chỉ là người chỉ đường, thưa Tôn giả Gotama.

-- Cũng vậy, này Bà-la-môn, trong khi có mặt Niết-bàn, trong khi có mặt con đường đi đến Niết-bàn, và trong khi có mặt Ta là bậc chỉ đường. Nhưng các đệ tử của Ta, được Ta khuyến giáo như vậy, giảng dạy như vậy, một số chứng được cứu cánh đích Niết-bàn, một số không chứng được. Ở đây, này Bà-la-môn, Ta làm gì được? Như Lai chỉ là người chỉ đường.

Khi nghe nói vậy, Bà-la-môn Ganaka Moggalana bạch Thế Tôn

-- Thưa Tôn giả Gotama, đối với những người không phải vì lòng tin, chỉ vì sinh kế, xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình, những người xảo trá, lường gạt, hư ngụy, mất thăng bằng, cao mạn, dao động, nói phô tạp nhạp, không hộ trì các căn, ăn uống không tiết độ, không chú tâm cảnh giác, thờ ơ với Sa-môn hạnh, không tôn kính học tập, sống quá đầy đủ, uể oải, đi đầu trong thối thất, từ bỏ gánh nặng viễn ly, biếng nhác, tinh cần thấp kém, thất niệm, không tỉnh giác, không định tâm, tâm tán loạn, liệt tuệ, câm ngọng; Tôn giả Gotama không thể sống với những người như vậy. 

Còn những Thiện gia nam tử vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, không xảo trá, không lường gạt, không hư ngụy, không mất thăng bằng, không cao mạn, không dao động, không nói phô tạp nhạp, hộ trì các căn, ăn uốngtiết độ, chú tâm tỉnh giác, không thờ ơ với Sa-môn hạnh, tôn kính học tập, sống không quá đầy đủ, không uể oải, từ bỏ thối thất, đi đầu trong viễn ly, tinh cần, tinh tấn, chánh niệm, an trú, tỉnh giác, định tĩnh, nhứt tâm, có trí tuệ, không câm ngọng; Tôn giả Gotama sống (hòa hợp) với những vị ấy. 

Ví như Tôn giả Gotama, trong các loại căn hương, hắc chiên đàn hương được gọi là tối thượng; trong các loại lõi cây hương, xích chiên đàn hương được gọi là tối thượng; trong các loại hoa hương, vũ quý hương (jasmine) được gọi là tối thượng. Cũng vậy là lời khuyến giáo của Tôn giả Gotama được xem là cao nhất trong những lời khuyến giáo hiện nay. 

Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả Gotama! Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày những gì bị che kín, chỉ đường cho những người bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc; cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện trình bày giải thích. Con xin quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp và chúng Tỷ-kheo Tăng. Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt


Majjhima Nikaya 107
Ganakamoggallana Sutta
The Discourse to Ganaka-Moggallana
Translated from the Pali by I.B. Horner


Thus I have heard: At one time the Lord was staying near Savatthi in the palace of Migara's mother in the Eastern Monastery. Then the brahman Ganaka-Moggallana approached the Lord; having approached he exchanged greetings with the Lord; having conversed in a friendly and courteous way, he sat down at a respectful distance. As he was sitting down at a respectful distance, Ganaka-Moggallana the brahman spoke thus to the Lord: "Just as, good Gotama, in this palace of Migara's mother there can be seen a gradual training, a gradual doing, a gradual practice, that is to say as far as the last flight of stairs,[1] so, too, good Gotama, for these brahmans there can be seen a gradual training, a gradual doing, a gradual practice, that is to say in the study [of the Vedas];[2] so too, good Gotama, for these archers there can be seen a gradual...practice, that is to say in archery; so too, good Gotama, for us whose livelihood is calculation[3] there can be seen a gradual training, a gradual practice, that is to say in accountancy. For when we get a pupil, good Gotama, we first of all make him calculate: 'One one, two twos, three threes, four fours, five fives, six sixes, seven sevens, eight eights, nine nines, ten tens,' and we, good Gotama, also make him calculate a hundred. Is it not possible, good Gotama, to lay down a similar gradual training, gradual doing, gradual practice in respect of this dhamma and discipline?" 

"It is possible, brahman, to lay down a gradual training, a gradual doing, a gradual practice in respect of this dhamma and discipline, Brahman, even a skilled trainer of horses, having taken on a beautiful thoroughbred first of all gets it used to the training in respect of wearing the bit. Then he gets it used to further training -- even so brahman, the Tathagata, having taken on a man to be tamed, first of all disciplines him thus: 

Morality

"'Come you, monk, be of moral habit, live controlled by the control of the Obligations, endowed with [right] behavior and posture, seeing peril in the slightest fault and, undertaking them, train yourself in the rules of training.' As soon, brahman, as the monk is of moral habit, controlled by the control of the Obligations, endowed with [right] behavior and posture; seeing peril in the slightest fault and, undertaking them, trains himself in the rules of training, the Tathagata disciplines him further saying: 

Sense-control

"'Come you monk, be guarded as to the doors of the sense-organs; having seen a material shape with the eye, do not be entranced with the general appearance, do not be entranced with the detail; for if one dwells with the organ of sight uncontrolled, covetousness and dejection, evil, unskillful states of mind, may flow in. So fare along controlling it, guard the organ of sight, achieve control over the organ of sight. Having heard a sound with the ear...Having smelt a smell with the nose...Having savored a taste with the tongue...Having felt a touch with the body...Having cognized a mental state with the mind, do not be entranced with the detail. For if one dwells with the organ of mind uncontrolled, covetousness and dejection, evil, unskillful states of mind, may flow in. So fare along controlling it; guard the organ of mind, achieve control over the organ of mind.' 

Moderation in eating

"As soon, brahman, as a monk is guarded as to the doors of the sense-organs, the Tathagata disciplines him further, saying: 'Come you, monk, be moderate in eating; you should take food reflecting carefully, not for fun or indulgence or personal charm or beautification, but taking just enough for maintaining this body and keeping it going, for keeping it unharmed, for furthering the Brahma-faring,[4] with the thought: Thus will I crush out an old feeling, and I will not allow a new feeling to arise, and then there will be for me subsistence and blamelessness and abiding in comfort.' 

Vigilance

"As soon, brahman, as a monk is moderate in eating, the Tathagata disciplines him further, saying: 'Come you, monk, dwell intent on vigilance; during the day while pacing up and down, while sitting down, cleanse the mind of obstructive mental states; during the middle watch of the night, lie down on the right side in the lion posture, foot resting on foot, mindful, clearly conscious, reflecting on the thought of getting up again; during the last watch of the night, when you have arisen, while pacing up and down, while sitting down, cleanse the mind of obstructive mental states.' 

Mindfulness and clear consciousness

"As soon, brahman, as a monk is intent on vigilance, the Tathagata disciplines him further, saying: 'Come you, monk, be possessed of mindfulness and clear consciousness, acting with clear consciousness whether you are approaching or departing, acting with clear consciousness whether you are looking ahead or looking round, acting with clear consciousness whether you are bending in or stretching out [the arms], acting with clear consciousness whether you are carrying the outer cloak, the bowl or robe, acting with clear consciousness whether you are eating, drinking, munching, savoring, acting with clear consciousness whether you are obeying the calls of nature, acting with clear consciousness whether you are walking, standing, sitting, asleep, awake, talking or being silent.' 

Overcoming of the five hindrances

"As soon, brahman, as he is possessed of mindfulness and clear consciousness, the Tathagata disciplines him further, saying: 'Come you, monk, choose a remote lodging in a forest, at the root of a tree, on a mountain slope, in a glen, a hill cave, a cemetery, a woodland grove, in the open, or on a heap of straw.' On returning from alms-gathering after the meal, the monk sits down crosslegged, holding the back erect, having made mindfulness rise up in front of him. He, getting rid of covetousness for the world, dwells with a mind devoid of covetousness, he cleanses the mind of covetousness. Getting rid of the taint of ill-will, he dwells benevolent in mind; compassionate and merciful towards all creatures and beings, he cleanses the mind of ill-will. Getting rid of sloth and torpor, he dwells without sloth or torpor; perceiving the light, mindful and clearly conscious he cleanses the mind of sloth and torpor. Getting rid of restlessness and worry, he dwells calmly; the mind inward tranquil, he cleanses the mind of restlessness and worry. Getting rid of doubt, he dwells doubt-crossed; unperplexed as to the states that are skilled,[5] he cleanses his mind of doubt. 

Jhana

"He, by getting rid of these five hindrances,[6] which are defilements of the mind and deleterious to intuitive wisdom, aloof from pleasures of the senses, aloof from unskilled states of mind, enters and abides in the first meditation which is accompanied by initial thought and discursive thought, is born of aloofness and is rapturous and joyful. By allaying initial thought and discursive thought, his mind subjectively tranquilized and fixed on one point, he enters and abides in the second meditation which is devoid of initial thought and discursive thought, is born of concentration and is rapturous and joyful. By the fading out of rapture, he dwells with equanimity, attentive and clearly conscious, and experiences in his person that joy of which the ariyans[7] say: 'Joyful lives he who has equanimity and is mindful,' and he enters and abides in the third meditation. By getting rid of anguish, by the going down of his former pleasures and sorrows, he enters and abides in the fourth meditation which has neither anguish nor joy, and which is entirely purified by equanimity and mindfulness. 

"Brahman, such is my instruction for those monks who are learners who, perfection being not yet attained, dwell longing for the incomparable security from the bonds. But as for those monks who are perfected ones, the cankers destroyed, who have lived the life, done what was to be done, shed the burden, attained to their own goal, the fetters of becoming utterly destroyed, and who are freed by perfect profound knowledge -- these things conduce both to their abiding in ease here and now as well as to their mindfulness and clear consciousness." 

When this had been said, the brahman Ganaka-Moggallana spoke thus to the Lord: 

"Now, on being exhorted thus and instructed thus by the good Gotama, do all the good Gotama's disciples attain the unchanging goal[8] -- nibbana or do some not attain it?" 

"Some of my disciples, brahman, on being exhorted and instructed thus by me, attain the unchanging goal -- nibbana; some do not attain it." 

"What is the cause, good Gotama, what the reason that; since nibbana does exist, since the way leading to nibbana exists, since the good Gotama exists as adviser, some of the good Gotama's disciples on being exhorted thus and instructed thus by the good Gotama, attain the unchanging goal -- nibbana, but some do not attain it?" 

"Well then, brahman, I will question you on this point in reply. As it is pleasing to you, so you may answer me. What do you think about this, brahman? Are you skilled in the way leading to Rajagaha?" 

"Yes, sir, skilled am I in the way leading to Rajagaha." 

"What do you think about this? A man might come along here wanting to go to Rajagaha. Having approached you, he might speak thus: 'I want to go to Rajagaha, sir; show me the way to this Rajagaha.' You might speak thus to him: "Yes, my good man, this road goes to Rajagaha; go along it for a while. When you have gone along it for a while you will see a village; go along for a while; when you have gone along for a while you will see a market town; go for a while. When you have gone along for a while you will see Rajagaha with its delightful parks, delightful forests, delightful fields, delightful ponds. But although he has been exhorted and instructed thus by you, he might take the wrong road and go westwards. Then a second man might come along wanting to go to Rajagaha...(as above)...you will see Rajagaha with its delightful...ponds.' Exhorted and instructed thus by you he might get to Rajagaha safely. What is the cause, brahman, what the reason that, since Rajagaha does exist, since the way leading to Rajagaha exists, since you exist as adviser, the one man, although being exhorted and instructed thus by you, may take the wrong road and go westwards while the other may get to Rajagaha safely?" 

"What can I, good Gotama, do in this matter? A shower of the way, good Gotama, am I." 

"Even so, brahman, nibbana does exist, the way leading to nibbana exists and I exist as adviser. But some of my disciples, on being exhorted and instructed thus by me attain the unchanging goal -- nibbana, some do not attain it. What can I, brahman, do in this matter? A shower of the way, brahman, is a Tathagata." 

When this had been said, the brahman Ganaka-Moggallana spoke thus to the Lord: 

"Good Gotama, as for those persons who, in want of a way of living, having gone forth from home into homelessness without faith, who are crafty, fraudulent, deceitful, who are unbalanced and puffed up, who are shifty, scurrilous and of loose talk, the doors of whose sense-organs are not guarded, who do not know moderation in eating, who are not intent on vigilance, indifferent to recluseship, not of keen respect for the training, who are ones for abundance, lax, taking the lead in backsliding, shirking the burden of seclusion, who are indolent, of feeble energy, of confused mindfulness, not clearly conscious, not concentrated but of wandering minds, who are weak in wisdom, drivellers -- the good Gotama is not in communion with them. But as for those young men of respectable families who have gone forth from home into homelessness from faith, who are not crafty, fraudulent or deceitful, who are not unbalanced or puffed up, who are not shifty, scurrilous or of loose talk, the doors of whose sense-organs are guarded, who know moderation in eating, who are intent on vigilance, longing for recluseship, of keen respect for the training, who are not ones for abundance, not lax, shirking, backsliding, taking the lead in seclusion, who are of stirred up energy, self-resolute, with mindfulness aroused, clearly conscious, concentrated, their minds one-pointed, who have wisdom, are not drivellers -- the good Gotama is in communion with them. As, good Gotama, black gum is pointed to as chief of root-scents, as red sandalwood is pointed to as chief of the pith-scents, as jasmine is pointed to as chief of the flower scents -- even so is the exhortation of the good Gotama highest among the teachings of today. Excellent, good Gotama, excellent, good Gotama. As, good Gotama, one might set upright what had been upset, or disclose what had been covered, or show the way to one who had gone astray, or bring an oil-lamp into the darkness so that those with vision might see material shapes -- even so in many a figure is dhamma made clear by the good Gotama. I am going to the revered Gotama for refuge and to dhamma and to the Order of monks May the good Gotama accept me as a lay-follower going for refuge from today forth for as long as life lasts." 


Notes

1. A seven-storied palace is not to be built in one day [Commentary].

2. It is not possible to learn the three Vedas by heart in one day [Commentary].

3.Ganana. From this profession of his, the distinguishing addition to the brahman's name is derived [Ed., The Wheel].

4.Brahmacariyam. This refers to the pure life of a celibate recluse [Ed., The Wheel].

5.Kusala. Sometimes translated by "salutary, profitable, karmically wholesome." [Ed., The Wheel].

6. On these, see The Wheel No. 26.

7.Ariya refers here, according to the Visuddhimagga, to the Enlightened Ones.

8.Accantanittha.Accanta can also mean "utmost, culminating, supreme."


Source: http://world.std.com/~metta/canon/majjhima/mn107.html 

(Revised: 9 November 1998)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 19721)
Hạnh phúc hay khổ đau trong kiếp sống hiện tại và tương lai đều là kết cục của những ý nghĩ và hành động trong kiếp sống quá khứ hay bây giờ của chúng ta...
(Xem: 23975)
Tôi nghe như vầy, một thuở nọ đức Phậttịnh xá Trúc Lâm, thành Vương Xá, xứ Ma Kiệt Ðà, cùng với năm trăm vị đại tỳ kheo, đều là các bậc A La Hán...
(Xem: 41228)
Khi ấy đức Thế tôn vì các Tỳ-khưu mà nói Pháp Tứ Đế, thời các Tỳ-khưu đầy đủ Tam minhLục thần thông. Bấy giờ các Tỳ-khưu khuyến thỉnh đức Thế tôn chuyển Pháp luân.
(Xem: 19707)
Một khi chúng ta chấp nhận một truyền thống tôn giáo, thì điều ấy phải trở thành một bộ phận trong đời sống hằng ngày của chúng ta.
(Xem: 24011)
Những ai đó có thái độ yêu mến người khác nhìn những người khác quan trọng hơn hẳn chính mình và đánh giá sự giúp đỡ người khác trên tất cả những thứ khác.
(Xem: 21750)
Bắt đầu quan sát những hoạt động trong tâm ta - những ý nghĩ, cảm xúccảm giác. Chỉ quan sát những hoạt động tinh thần này mà không dính líu vào điều nào cả...
(Xem: 23321)
Đức Quan Thế Âm Bồ Tát vô cùng hoan hỷ về sự tu tậptâm thành của ta, Ngài tan thành một luồng ánh sáng trong suốt đi vào đỉnh đầu ta và an trú nơi tim ta.
(Xem: 27514)
Vi Diệu Pháp giúp chúng ta thấy rõ chơn tướng của các pháp và nhờ đó ta có thể dẹp đi những kiến thức sai lầm về con ngườithế gian.
(Xem: 26580)
Kinh Pháp Hoa tuyên thuyết hai thông điệp chính: (i) Tất cả chúng sanh đều có thể thành Phật, và (ii) Chỉ có một con đường tu học duy nhấtPhật thừa. Tam thừa chỉ là phương tiện dẫn dắt chúng sanh buổi ban đầu.
(Xem: 29329)
Thắng Pháp Tập Yếu Luận - Tỳ kheo Thích Minh Châu (dịch và giải) Viện Đại Học Vạn Hạnh 1973
(Xem: 33214)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bảo Tích, Kinh số 0366 - HT Thích Trí Tịnh dịch
(Xem: 20212)
Luận về giáo ngữ đều có ba câu liền nhau là sơ thiện, trung thiện và hậu thiện. Sơ là dạy họ phát thiện tâm, trung là phá thiện tâm, hậu mới là thiện tốt.
(Xem: 25793)
Cái nhân bồ tát hạnh của Phật làm cho sự sống lâu của Phật đã không bao giờ hết. Phật ở bên ta... HT Thích Trí Quang dịch
(Xem: 20932)
Kinh Pháp hoa là kinh nói về pháp chân thực, hiện thực, vi diệu, nguyên vẹn của chư Phật, ví như hoa sen, nên Ngài La thập dịch là Diệu pháp liên hoa kinh.
(Xem: 31337)
Kinh Tăng Chi Bộ là một bộ kinh được sắp theo pháp số, từ một pháp đến mười một pháp, phân thành 11 chương (nipàtas). Mỗi chương lại chia thành nhiều phẩm (vaggas).
(Xem: 38593)
Hai mươi tám phẩm kinh Pháp-Hoa chan chứa tâm hạnh của Phật và đại Bồ-Tát, trải dài những con đường phương tiện giáo hóa thênh thang ngõ hầu mang chúng sanh từ phàm đến thánh...
(Xem: 21453)
Những ai hữu duyên đọc được kinh này, sẽ có chính kiến thấy được cuộc sống hiện tại là tấm gương phản chiếu quá khứ vị lai. Đúng như lời Phật dạy, mình không cần phải nhờ thầy xem bói mà chính mình là vị thầy bái cho mình hơn ai hết.
(Xem: 44285)
Lễ quy y theo Phật giáo là một buổi lễ tổ chức đơn giản cho cá nhân hay tập thể, xin gia nhập vào hàng ngũ Phật tử. Lễ này có thể tổ chức tại gia, chùa chiền...
(Xem: 29839)
Chủ đích của Thập Nhị Môn Luận là lý giải nhằm làm sáng tỏ giáo nghĩa thâm sâu cùng cực của Đại thừa. Cốt lõi quan trọng của giáo nghĩa này chính là đạo lý tánh Không...
(Xem: 42229)
Hán dịch: Tam Tạng Sa Môn Thật-Xoa Nan-Đà (Siksananda), người xứ Vu Điền (Khotan), phiên dịch vào đời nhà Đường của Trung Hoa; Việt dịch: Ban Việt Dịch Vạn Phật Thánh Thành
(Xem: 22148)
Kinh Ðịa Tạng được xem là một bộ "Hiếu Kinh" của Phật Giáo. Bồ Tát Ðịa Tạng là một vị Bồ Tát thực hành hiếu đạo, và là vị Bồ Tát hiếu thảo với cha mẹ nhất.
(Xem: 45791)
Khi đức Phật phát ra bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết tiếng vi diệu như thế xong, thời có vô lượng ức hàng Trời, Rồng, Quỉ, Thần ở trong cõi Ta-bà...
(Xem: 32131)
Địa tạng chú trọng cả sinh và chết. Địa tạng rất trọng thị hạnh phúc nhân loại. Địa tạng hay nói Phật giáo, nhưng chữ ấy không có nghĩa tôn giáo của Phật, mà là giáo huấn của Ngài... HT Thích Trí Quang
(Xem: 23976)
Yếu chỉ của Kinh này là dùng nghĩa Duy Thức để phá kiến chấp của ngoại đạo, vì danh từ và nghĩa lý của ngoại đạo cũng tựa như lời Phật, xem thì ngoại đạo với Phật hai ý khác hẳn...
(Xem: 24402)
Giới là nghĩa uy nghi. Định là chẳng loạn động. Huệ là sự hiểu biết. Giải thoát là lìa khỏi các dây ràng buộc. Vô thượngvô lậu, dứt hết các phiền não.
(Xem: 29289)
Trong sách này Ngài Sayadaw diễn tả đầy đủ phương pháp quán niệmgiải thích với đầy đủ chi tiết đường lối suy tư về lý vô ngã có thể dẫn đến mức độ thành tựu Niết Bàn.
(Xem: 33934)
Hãy tu hành một pháp. Hãy quảng bá một pháp. Các ngươi sẽ thành tựu thần thông, loại bỏ các loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn... TT Thích Đức Thắng dịch
(Xem: 27694)
Tăng Nhất A-hàm là so sánh sự mạch lạc của pháp rồi dùng số mà xếp thứ tự. Số tận cùng là mười, thêm vào một, nên gọi là Tăng Nhất... HT Thích Thanh Từ dịch
(Xem: 32159)
Đức Phật Thích Ca đã dạy rằng: “Đức Phật chân thật không ở bên ngoài mà nơi Tâm mỗi chúng ta”. Cũng như thế, chư Thiên hay Quỷ thần không ở bên ngoài mà ngay nơi tâm chúng ta...
(Xem: 21077)
Đạo là con đườngđạo Phậtcon đường đi đến giác ngộ. Có vô số cách đi trên con đường ấy – vô lượng pháp môn tu – tùy theo căn cơ, tính giác của từng cá thể...
(Xem: 28861)
Thanh Quy cũng như luật ngoài đời, do Tổ thuật mà giữ gìn đúng nghi cách. Nhưng Thanh Quy khởi đầu từ ngài Pháp Vân đời Lương (thế kỷ 5) ở chùa Quang Trạch.
(Xem: 21603)
Tập sách nhỏ này do các Thiền sinh tại Tu Viện Chơn Không ghi lại các buổi nói chuyện của Thầy Viện Chủ trong những buổi chiều tại Trai đường hoặc ở nhà khách.
(Xem: 28096)
Vào năm 1986-1987 Hòa Thượng giảng Kinh Nguyên Thủy; đối chiếu Kinh Pali (dịch ra Việt Ngữ) và A Hàm tại Thường Chiếu giúp cho Thiền sinh thấy rõ nguồn mạch Phật Pháp từ Nguyên Thủy đến Đại ThừaThiền Tông.
(Xem: 22086)
Thiện nam tử, nếu có ngữ nghiệp của thân, miệng, ý thì không phải Phật ngữ. Thiện nam tử, nếu khôngngữ nghiệp của thân, miệng, ý thì gọi là Phật ngữ.
(Xem: 21451)
Sa môn hỏi Phật, lành là gì? lớn nhất là gì? Phật nói, đi theo đường đạo, giữ đúng lẽ chân, là lành. Chí nguyện phù hợp với đạo là lớn nhất.
(Xem: 19520)
Phật dạy: Người có nhiều tội lỗi, không biết tự ăn năn sửa đổi, tội ấy chồng chất vào mình, chẳng khác gì nước dồn về biển, càng ngày càng nhiều... HT Thích Thanh Cát
(Xem: 19485)
Đức Phật dạy: "Những người xuất gia làm Sa-môn đoạn dục, khứ ái, nhận biết nguồn tâm của mình, thông đạt đạo lý thâm sâu của Phật và tỏ ngộ pháp Vô-vi.
(Xem: 19846)
Sau khi thành đạo, đức Thế-Tôn suy nghĩ rằng: “Lìa bỏ sự ham muốn, an- trụ trong vẳng-lặng, là điều cao hơn cả!”. Ngài an-trụ trong đại-định và hàng-phục các ma-đạo.
(Xem: 19268)
Đức Thế-Tôn nói qua về hành-tướng của nhân-duyên rằng: Do duyên kia sinh ra quả, nên dù Như-Lai xuất-hiện ra đời hay không xuất-hiện ra đời đi nữa, tính của mọi pháp (sự-vật) vẫn thường-trụ.
(Xem: 29208)
Giáo - Lý - Hạnh - Quả là cương tông của Phật pháp. Nhớ Phật, niệm Phật thực là đường tắt để đắc đạo. Thời xưa, cứ tu một pháp thì cả bốn (Giáo - Lý - Hạnh - Quả) đều đủ.
(Xem: 20632)
Để có một đời sống hạnh phúc an lạc – những ngày hạnh phúc và những đêm an lạc – điều cực kỳ quan trọng là phối hợp sự thông tuệ của con người với những giá trị căn bản của nhân loại.
(Xem: 28311)
Nếu ai nấy chẳng làm các điều ác thì những sự tổn hại chúng sanh đều sẽ chẳng ai làm, tham-sân chẳng đủ để tạo thành tai họa vậy!
(Xem: 23656)
Thiền Sư Phổ Chiếu thật đã ngộ Chơn Tâm thấy được bản tánh. Vì lòng từ bi vô lượng, Ngài chẳng tiếc những sợi lông mày, mở cửa phương tiện để dẫn dắt kẻ hậu lai.
(Xem: 33207)
Thiền Tông nhấn mạnh vào mặt kinh nghiệm cá nhân, nhắm đưa từng con người chúng ta giáp mặt trực tiếp với chân lý trong ngay chính hoàn cảnh hiện tiền của chúng ta.
(Xem: 31859)
Các pháp thế gian đều kỵ chấp trước, chỗ qui kính của Thích tử không ai bằng Phật mà có khi vẫn phải quở. Bởi có ta mà không kia, do ta mà không do kia vậy.
(Xem: 21395)
Giới luậtuy nghi không phải là những yếu tố hạn chếbó buộc, trái lại đó là những phương tiện bảo vệ tự do cá nhân và tạo nên sự hòa hợpan lạc cho đoàn thể tu học mình.
(Xem: 39642)
Quả thật, chân lý thiền vốn ở ngay nơi người, ngay trong tự tâm chúng ta đây thôi. Vậy ai có tâm thì chắc chắc có thiền, không nghi ngờ gì nữa.
(Xem: 21569)
Nhân Giới sinh Định, nhân Định phát Tuệ– ba môn học liên kết chặt chẽ vào nhau, nhờ vậy mới đủ sức diệt trừ tham ái, đẩy lùi vô minh, mở ra chân trời Giác ngộ.
(Xem: 19388)
Tâm bồ-đề cũng như hư-không. Tâm và hư-không, không có hai tướng. Đây nói, tâm và hư-không, là nói về trí chân-không bình-đẳng.
(Xem: 26416)
Kinh Nghĩa Túc đã bắt đầu dạy về không, vô tướng, vô nguyệnbất khả đắc. Kinh Nghĩa Túc có những hình ảnh rất đẹp về một vị mâu ni thành đạt.
(Xem: 24841)
"Không" nếu làm "không" được thì chẳng phải chơn không, "sắc" nếu làm "sắc" được thì chẳng phải chơn sắc; Chơn sắc vô tướng, chơn không vô danh...
(Xem: 21760)
Khi niệm Phật dụng công chặt chẽ kín đáo thì vọng tưởng thô cố nhiên phải lặng chìm, nhưng rất khó nhận được tướng qua lại của phần vọng tưởng vi tế.
(Xem: 22402)
Kinh Hoa Nghiêm nói: “Giới là gốc của Vô thượng Bồ đề”. Do đó, tinh thần căn bản của Phật giáo là ở sự tôn nghiêm của giới luật, tức là đệ tử của Phật phải tôn trọng và tuân giữ giới luật.
(Xem: 29149)
TRUNG LUẬN có năm trăm bài kệ, là tác phẩm của Long Thọ. Lấy chữ Trung mà nêu Danh, là để soi tỏ cái Thật, lấy chữ Luận mà gọi tên, là để suốt cùng ngôn ngữ.
(Xem: 22565)
Hệ thống Kalachakra hay “bánh xe thời gian” hay ‘thời luân’ của Mật Pháp Tương Tục Du Già Tối Thượng bổ sung thêm xa hơn những sự song hành nội tại và ngoại tại.
(Xem: 20478)
Một trong những phương pháp tu tập của bồ tát hay động cơ chính khiến bồ tát hành bồ tát hạnh (Boddhisattvā-cāryā) không mệt mỏituệ giác tánh không.
(Xem: 23540)
Các pháp vốn không có tự tánh (vô tự tánh) nên không có tướng Hữu, thế mà bảo rằng có sự việc như thế, vì vậy nên cái việc (cho rằng) có đó hoàn toàn không hợp lý.
(Xem: 21250)
Trung Quán Luận gồm 27 phẩm, mặc dù có quán có phá, kỳ thực quán cũng là phá. Bất cứ hữu vi pháp, vô vi pháp, tất cả đều phá.
(Xem: 35348)
Cuốn sách này giới thiệu với độc giả cách thọ trì đúng đắn thiền Samatha-Vipassanā (Định-Tuệ) như đã được Đức Phật giảng dạy, tu tập chánh định và thấu suốt vào các pháp chân đế...
(Xem: 24557)
Chơn tâm, Phật tánh thì lúc nào cũng như như bình đẳng, không cột mà cũng không cởi, nhưng con ngườichấp trước mê lầm nên thấy có ràng buộc và cởi mở để được giải thoát.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant