Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chương 25: Giành lại mảnh đất xưa

09 Tháng Hai 201100:00(Xem: 9220)
Chương 25: Giành lại mảnh đất xưa

Tủ Sách Đạo Phật Ngày Nay
GIỚI THIỆU ĐẠO PHẬT
Peter Harvey - Mỹ Thanh dịch - Nhà Xuất Bản Hải Phòng 2008

Chương 25
GIÀNH LẠI MẢNH ĐẤT XƯA

Nam Dương (Indonesia)

Sự viếng thăm của các nhà theo thuyết thần trí Tây phương ở Nam Dương vào năm 1883 đã đánh thức lại sự yêu thích Phật giáo nơi người Trung Hoa, chiếm ba phần trăm dân số, và người Nam Dương Hồi giáo chiếm số đông, lúc nào cũng ham thích sự huyền bí. Các cuộc truyền bá Phật pháp từ Tích Lan (1929) và Miến Điện (1934). Vào năm 1955, Ashin Jinarakkhita, một tăng sĩ Trung Hoa được thọ giới ở Miến Điện, trở lại Nam Dương. Các tu viện Phật giáo Nam tông được xây dựng, được giúp đỡ vì sự yêu thích được đánh thức bởi ngày lễ của Đức Phật Jayanti. Việc thọ giớivô số cuộc cải đạo đã diễn ra nơi dân chúng của miền đông Java, họ vẫn còn bám chặt vào thuyết hổ lốn thần Śiva-Phật giáo, giống như người Trung Hoa. Vào năm 1965, vì cuộc đảo chánh có tính cách Cộng Sản, chính phủ cấm tất cả mọi hội đoàn nghi ngờ hoặc phủ nhận sự hiện hữu của Thượng đế

Đây tạo nên một vấn đề 
cho Phật giáo Nam tông “vô thần”. 

Ngài Jinarakkhita đề nghị “Thượng đế” của Phật tửĐức Phật Ādi, một vị Phật Nguyên Thủy của vùng nầy trong Phật giáo Mật tông, trong khi những người theo phái Phật giáo Nam tông chính thống cho rằng Niết Bàn (Nibbāna), cái “vô sanh”, là “Thượng đế” của họ. Nói chung, ngài Jinarakkhita ủng hộ Phật giáo đã phần nào bị hỗn hợp. Trong khi Phật giáo Nam tông chiếm phần lớn về việc giảng dạy, Phật giáo Nam tông sử dụng vài bài văn tiếng Sanskrit và Java, gồm có sự liên quan đến các vị Phật và Bồ-tát (Bodhisattva) của Đại thừa (Mahāyāna) trong việc lễ lạy, và rút ra những yếu tố lễ nghi của Phật giáo Trung Quốc. Sự gia tăng về hoạt động của Phật tử ở Nam Dương đã đưa đến một hoạt động lớn hơn nơi Phật tử Trung Hoa và một sự hồi sinh nơi thần Śiva-Phật giáo cũng có mặt ở đảo Bali. Cuộc truyền giáo của người Thái đã củng cố nhiều truyền thống Phật giáo Nam tông vào năm 1970, và bắt đầu có một Tăng đoàn với các tăng sĩ dân bản xứ. Vào năm 1977, có khoảng từ hai cho đến ba triệu người dân Phật tử ở Nam Dương.

Ấn Độ 

Bắt đầu thế kỷ thứ mười chín, các học giả Ấn Độ và Tây phương học hỏi về gia tài Phật giáo của Ấn Độ xuyên qua khảo cổ học và sự tìm tòi kinh sách. Từ năm 1890, các tác phẩm Phật giáo nổi tiếng xuất hiện, và nhà văn Rabindranath Tagore đã thêm vào những đề tài Phật giáo trong các bản kịch của ông. Hội đoàn Đại Bồ đề (Mahā Bodhi Society) của Dharma-pāla phát triển những trung tâmvô số thành phố và giúp nâng cao sự chú tâm về Phật giáo Ấn Độ. Phật giáo dần dà đã làm một số người Ấn có học thức cải đạo, và một hội viên cũ của Hội đoàn MBS đã làm việc cải đạo cho những người thuộc thành phần hạ cấp ở miền nam. Vào những năm 1920 và 1930, Hội MBS liên kết với những bài viết của nhóm học giả trí thức. Việc nghiên cứu học thuật và những bài viết phổ biến của ba tăngẤn Độ nổi tiếng, R. Sankrityayan, A. Kausalyayan và J. Kashyap.
Niềm yêu thích Phật giáo Ấn Độ được khơi dậy, đã đưa đến việc xuất bản vô số sách về tôn giáo
Vài nhà trí thức thế tục trở nên thích thú với chủ nghĩa “duy lý”, và vì chủ nghĩa nầy không ủng hộ sự phân biệt giai cấp, nhưng thường thì họ không chính thức trở thành Phật tử. Phật giáo thường được xem như là một phần của Ấn giáo, mà họ tin tưởng mạnh mẽ vào bản chất tự nhiên của xã hội

Vị thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ độc lập, Jawaharlal Nehru, là một nhà Phật tử “trí thức”. Phần lớn giới nầy thường ở giai cấp trung lưu, của những sát nhập tôn giáo khác nhau, họ cũng tham dự vào “những trại thiền” mười ngày. Nơi đây dạy thiền Vipassanā như là một phương cách để sống một cuộc sống hài hòa, và có thể được xem là một dạng của Phật giáo hiện đại.

Phần đông các Phật tử “mới” ở Ấn Độ là những hội viên cũ của các giai cấp “không được chạm đến”, là những người theo Giáo sư B. R. Ambedkar (18921-1956). Những người Phật tử “Ambedkar”, có con số khoảng 4,5 triệu, phần lớn tập trung ở miền Tây của tiểu bang Maharashra, nơi mà họ chiếm khoảng 7 phần trăm dân số. Những giai cấp không được chạm đến được gọi là “những giai cấp bị sắp đặt” từ năm 1935, gồm một nhóm tiện dân bị xã hội ruồng bỏ về mặt kinh tế theo truyền thống, họ bị đặt dưới cả thành phần nô lệ (Śūdras) trong xã hội Ấn giáo. Họ làm những công việc nhơ nhớp như quét rửa đường xá, và bị khinh khi, nhất là bị giới Bà-la-môn coi rẻ hơn con người.
Ambedkar, dù là một người nằm trong giai cấp không được chạm đến, đã xoay sở để có được một nền học vấn ở Ấn Độ và ở nước ngoài. Ông trở thành một luật sư và từ năm 1920, hoạt động cho việc giải phóng những người ở giai cấp không được chạm đến trong nấc thang thấp của Ấn giáo. Ông thấy rằng có rất nhiều cái ác trong xã hội Ấn Độ, và ông xem hệ thống giai cấp là gốc rễ của tất cả những xấu ác. Vào năm 1936, ông thành lập Liên Đoàn Những Giai Cấp được Sắp Đặt (Scheduled Castes Federation) để khắc phục quyền lực chính trị của các người Bà-la-môn, mà ông thấy rằng chính họ là nền tảng của hệ thống giai cấp. Là một vị thủ tướng luật pháp của chính phủ sau lần đầu tiên độc lập, ông bảo đảmhiến pháp bảo vệ những quyền lợi của các hội viên trong giai cấp bị sắp đặt.

Vào năm 1935, Ambedkã tuyên bố ông sẽ từ bỏ Ấn giáo cho một tôn giáo mới, và đây là một cách tiến triển cho các hội viên giai cấp bị sắp đặt. Ông được mời gọi đến với những tôn giáo khác, nhưng ông từ chối Thiên Chúa giáoHồi giáo vì gốc gác của các tôn giáo nầy không thuộc về dân Ấn, và vì các hội viên Ấn của hai tôn giáo Thiên chúa và Hồi cũng bị ảnh hưởng với thái độ giai cấp. Ông cũng nhận thấy rằng Thiên Chúa giáotính cách cá nhân và không thích Hồi giáo vì đạo nầy có khuynh hướng cố chấpép buộc sự tách biệt đối với phụ nữ trong tục che mặt (purdah). Đồng thời ông cho rằng Phật giáo là một tôn giáo bình đẳng và duy lý, nhấn mạnh về tình thương yêu, công bằngtự do tâm linh. Ông muốn tránh những việc như tiêu phí về những hoạt động tạo “công đức”, tuy nhiên, ông cho mình là một người “Phật tử mới”. Đối với ông, Phật giáo là một chân lý xã hội, mà Đức Phật đã có ý định là các tăng sĩ là những người mang đuốc chân lý cho một xã hội mới lý tưởng. Vì thế các tăng sĩ phải là “những nhà hoạt động xã hộiđồng thời là những nhà truyền giáo”, giống như các vị giáo sĩ Thiên Chúa giáo. Việc giảng dạy về giáo pháp của Phật là một cách để mang đến cho con người sự tự trọng, và một nền dân chủ cho xã hội. Vào năm 1956, Ambedkar và khoảng 500.000 hội viên giai cấp bị sắp đặt đã cải đạo và đến với Phật giáo trong buổi lễ “quy y” công khai. Những buổi lễ cải đạo sau đó tiếp diễn, và vẫn còn tiếp tục dù trên một bình diện nhỏ hơn. Phật giáo của Ambedkar chú trọng vào sự đổi mới đạo đức của cá nhânxã hội. Nhấn mạnh về lòng kính ngưỡng, nhưng không nhấn mạnh về thiền định, và Ambedkar được chấp nhận là “nơi nương tựa” thứ tư, và được xem là một vị Bồ-tát (Bodhisattva). Những bài giảng Phật giáo của Ambedkar cũng giống như những bài giảng của Phật giáo Nam tông hiện đại.

Sự cải đạo có nghĩa là các Phật tử Ambedkar đã khắc phục được ý nghĩa tính chất thấp kém, và kinh nghiệm về lòng tự trọng của họ được nâng cao lên. Họ sốt sắng trong việc tiến bộ về học vấn, và kinh nghiệm kinh tế được tốt đẹp hơn, thí dụ bằng cách giảm bớt nhiều cho chi phí hôn lễ theo truyền thống. Những người Phật tử của thế hệ đầu tiên đã có nhiệm vụ phát triển sự hiểu biết về tôn giáo mà họ vừa thích nghi, nhiệm vụ nầy không phải là không khó khăn ở buổi ban đầu

Các viên chức cư sĩ đã từng học tập trong vòng sáu tháng đã dẫn đầu phần lớn về hoạt động nầy. Vào năm 1970, có khoảng bốn mươi tăng sĩ , nhưng các việc học tập không đúng tiêu chuẩn, vì thế chỉ có một số ít là có học thức. Các Phật tử Ambedkar phần đông thường là các hội viên cũ của giai cấp Mahar và Jatar, và thật ra bây giờ có chiều hướng bị xem là một giai cấp mới (thấp): dù họ chưa làm vỡ được khuôn đúc. Tuy vậy, con số Phật tử Ambedkar cũng đang tiếp tục gia tăng

Các người Phật tử hành hương từ những nước khác nhau bây giờ thăm viếng những nơi có liên quan đến cuộc sống của Đức PhậtẤn Độ , đặc biệt là Bodh-Gayā, nơi mà Đức Phật thành đạo. Nơi đây, có một tu viện lớn của Tây Tạng, một ngôi chùa Nhật Bản và một trường học cho trẻ em trong vùng, một ngôi chùa Thái, một nhà nghỉ được điều hành bởi các tăng sĩ Tích Lan của hội MBS, một tu viện của Miến Điện, và một ngôi chùa nhỏ của Trung Hoa. Các dân làng quanh vùng bắt đầu hướng về Phật giáo. Trong một ý nghĩa quan trọng, Phật giáo đã bắt đầu ở Bodh-Gayā, và điều nầy rất thích hợp và nơi đây bây giờ là một thế giới vi mô của thế giới Phật giáo

Phật giáo vượt xa hơn Á châu

Quyền lực Âu châu lan rộng đến Á châu, đặc biệt là ở Ấn Độ, sự hiểu biết về những tôn giáo Á châu trở nên nền móng đứng đắnhoàn toàn hơn. Sự thay đổi ý nghĩ của Âu châu cũng đưa đến việc cởi mở chấp nhận những ý tưởng từ các tôn giáo phi-Thiên Chúa giáo. 

Vào thế kỷ thứ mười tám, sự thức tỉnh được nhấn mạnh về mặt “lý trí” và “khoa học” đã làm suy yếu sự nương tựa vào quyền lực “mặc khải” trong những việc có tính cách tôn giáo, và một số người nghĩ rằng họ nhìn thấy mọi người trong những nền văn hóa khác nhau đều có chung một “tôn giáo thiên nhiên”, nhưng được bày tỏ rõ ràng nhất là Thiên Chúa giáo. Vào thế kỷ thứ mười chín, những tiến bộ về địa chất học và việc học tập Kinh thánh đã làm suy yếu việc giải thích Kinh thánh theo nghĩa đen, và những khái niệm về vô số sự tiến hóatính cách sinh vật học dường như đã bao phủ nhiều nghi ngờ về việc tạo thiên lập địa trong Thiên Chúa giáo. Trong ý nghĩa nầy, ý tưởng làm nên một cuộc nghiên cứu về tất cả các tôn giáotính cách “khoa học”, “có thể so sánh được” đã được đề ra.

Những yếu tố nầy đã tập hợp lại vào hai mươi năm cuối của thế kỷ thứ mười chín, nơi đây có sự hâm mộ Phật giáo “hiện đại” trong những thành phần của giới trung lưu ở Mỹ, Anh và Đức. Như Thiên Chúa giáo, Phật giáo có một hệ thống đạo đức cao quý nhưng đây là một tôn giáo về sự tự giúp, không nương tựa vào Thượng đế hay các thầy tế lễ. Giống như khoa học, Phật giáo dựa vào kinh nghiệm, thấy vũ trụ được vận hành theo một quy luật, và không xem con người hay thú vậttriệt để khác nhau. Nhưng cho những người có sở thích về sự huyền bí, thì Phật giáo mang đến một cái gì đó nhiều hơn là khoa học.

Sự uyên bác

Những bài giảng Phật giáo đầu tiên được thực hiện bằng tiếng Sanskrit [phần lớn là Đại thừa (Mahāyāna)] từ Nepal, được một người Anh tên là B.H. Hodgson kết tập. Nhà học giả người Pháp Eugène Burnouf dùng những bài văn nầy để sản xuất một quyển sách của ông “Giới thiệu lịch sử Phật giáo Ấn Độ” [Introduction à l’histoire du Bouddhisme indien(1845)], và một bản dịch của Kinh Pháp hoa (Lotus Sūtra) (1852).

Tích Lan, các giáo sĩ bắt đầu học về giáo pháp Phật, dù quan niệm méo mó của họ cho rằng truyền thống Nam tông là một tôn giáo chán đờithiếu sótVào khoảng năm 1800, các học giả người Anh, Đức và Scandinavian đã điều chỉnh lại điều nầy, như V. Fausboll, đã chọn lọc quyển Kinh Pháp Cú (Dhammapada) và chuyển dịch kinh nầy sang tiếng La-tinh vào năm 1855. Hai bài tường thuật nổi tiếng về đời sốnggiáo pháp của Đức Phật dựa vào những tài liệu tiếng Pali, đó là quyển Đức Phật, Đời sống, Giáo pháp, Tăng đoàn (1881, bằng tiếng Đức) (The Buddha, His Life, His Doctrine, His Community) của Hermann Oldenberg,và quyển Phật giáo (Buddhism) (1878) của T. W. Rhys Davids, người đã từng phục vụ việc hành chánh trong vòng tám năm ở thuộc địa Tích Lan

Bên Anh cũng vậy, ông F. Max Muller, người Anh, gốc Đức chọn lọc năm mươi mốt bộ Những tập Sách Thiêng Liêng của Á châu (Sacred Books of the East series) (1879-1910), chứa đựng những bản dịch của một số bài văn Phật giáo. Ở Mỹ, Henry Clarke Warren, người cùng sáng lập Harvard Oriental Series (1891), và sản xuất những bản dịch hợp tuyển tuyệt hay từ Bộ Kinh Pali, Phật giáo nơi những Bản dịch (Buddhism in Translations) (1896). Đặc biệt quan trọng nhất là hoạt động của Hội đoàn ấn bản Pali (Pāli Text Society) do ông Rhys Davids (1843-1922) sáng lập ở Anh quốc vào năm 1881. Mục đích của hội là phát hành những bản bình luận, bằng chữ La Mã, của các bài giảng trong Kinh Pali và những lời chú thích, cùng với những bản dịch. Sự thích thú tìm hiểu về Bộ Kinh Pali xuất hiện vì nơi đây được xem là gìn giữ “những bài giảng chính gốc” của Đức Phật , được xem là một người Thầy đạo đức và duy lý, với những yếu tố siêu tự nhiên, những điều có tính cách lễ nghi được xem là phần thêm vào sau nầy. Sự hợp tác quốc tế giúp cho hội PTS (Pāli Text Society) xuất bản phần lớn các bài của Bộ kinh bằng tiếng Pali vào năm 1910, và vào năm 1989, hội đã xuất bản 176 bộ kinh và 74 bản dịch, cùng với những tác phẩm giúp cho việc học tập kinh điển.

Vào đầu thế kỷ thứ hai mươi, những bài kinh bằng tiếng Tây Tạng và Trung Hoa được học tập. Ở Nga, T. Stcherbatsky, một học giả triết lý Phật giáo, đã lãnh đạo một đội học giả xuất bản những tác phẩm như “Khái niệm Phật giáo và Ý nghĩa của chữ Pháp” (Conception of Buddhism and the Meaning of the Word Dharma) (1923), và “Lô-gích Phật giáo” (Buddhist Ý thức hệ) (1930). Những học giả khác, phần lớn là người Pháp và người Bỉ, học hỏi về những khía cạnh tôn giáolịch sử của Đại thừa (Mahāyāna), với L. de La Vallée Poussin sản xuất những bản dịch Thắng Pháp (Abhidharma-kośa) và những tác phẩm chánh của Du già tông (Yocāgāra). Sự hiểu biết về Zen Phật giáo được giúp đỡ nhiều do những bài viết nổi tiếngtính cách học giả của Giáo sư D. T. Suzuki, thí dụ những bài luận về Thiền Phật giáo, Tập I (1927) (Essays in Zen Buddhism, First Series).

Từ lúc Đệ Nhị Thế Chiến, các học giả như E. Lamotte (1903-83) tiếp tục trường học Pháp-Bỉ. Những tiến bộ trong sự học tập về Phật giáo Bắc tông được thực hiện bằng những cuộc du lịch và những bài dịch của G. Tucci, người Ý, trong khi những học giả Nhật và Ấn đã có những đóng góp quan trọng đối với việc học hỏi Phật pháp quốc tế. Sự khám phá về những bài kinh từ Trung Tâm châu Á được xem là nhiều như cát, và những ngôi chùa trong hang động ở Tun-huang, Trung Quốc, cũng đã mở ra những phạm vi mới cho việc nghiên cứu. Edward Conze (1904-79) tiến hành sự học hỏi về văn chương Bát Nhã (Perfection of Wisdom), và quyển sách Phật giáo (Buddhism) của ông (1951), Những Bài Văn Phật giáo qua nhiều thế hệ (Buddhist Texts Through the Ages) (1954), Kinh Phật giáo (Buddhist Scriptures) (1959), và Ý nghĩ Phật giáoẤn Độ (Buddhist Thought in India) (1962), đã gieo rắc sự hiểu biết về Phật giáo. Từ năm 1960, việc học tập về Phật giáo đã được thiết lập trong các trường đại học phương Tây.

Các học giả Tây phương vì vậy đã giữ một vai trò quan trọng trong việc mang lại kiến thức Phật giáo cho phương Tây. Điều nầy được bày tỏ trong các tác phẩm uyên bácnổi tiếng và trong những cuộc triển lãm về đồ cổ và nghệ thuật Phật giáo. Một cách gián tiếp, điều nầy cũng đưa đến những luận bàn về Phật giáo trên truyền hình và đài phát thanh. Các tác phẩm về Phật giáo bây giờ đã được các nhà in Phật giáo sản xuất hàng loạt. Ở Mỹ có các nhà xuất bản như Shambhala, Dharma và Snow Lion Publication, và ở Anh có Wisdom và Tharpa Publications.

Ảnh hưởng Phật giáo 
qua văn chươngtriết học

Phật giáo qua một nguồn khác đã lan truyền đến Tây phương qua hoạt động của vài nhà văn và triết gia. Ở Đức, Arthur Schopenhauer (1788 – 1860) đã kinh ngạc khi nhận thấy những tương đương giữa triết lý của ông và những lý tưởng của Phật giáo và Ấn giáo mà ông đã phần nào đúc kết thành một. Tác phẩm chánh của ông, “Thế giới như Ý chí và Điển hình” (The World as Will and Representation) (1818 và 1844, tiếng Đức), chứa đựng vô số tham khảo liên quan đến Phật giáo, đặc biệt là trong tập hai, trong khi các giáo sĩ Thiên Chúa giáo phê bình sự “yếm thế” của Phật giáo, Schopenhauer xem Phật giáotôn giáo hay nhất, ông thấy đây là sức mạnh của Phật giáo, khi chấp nhận một cách thực tế sự hiện hữu của khổ đau trong thế gian. Sự yêu thích Phật giáo của Schopenhauer đã ảnh hưởng đến Wagner trong sáng tác nhạc kịch của ông, “Tristan và Isolde” (Tristan and Isolde) (1855). Vào khoảng năm 1830 và 1840, những nhà văn Mỹ theo thuyết tiên nghiệm, R. W. Emerson và H. D. Thoreau cũng nhờ đến những đề tài Ấn ĐộTuy nhiên, để phát triển triết lý có tính cách cá nhân, trực giác và đa thần, phần lớn các tư liệu gốc của họ đều bắt nguồn từ Ấn giáo.

Ở Anh quốc, ngài Edwin Arnold, chủ bút của tờ báo Điện Tín Hằng Ngày (Daily Telegraph), xuất bản quyển “Ánh Sáng Á Châu” (Light of Asia) (1879), một bài thơ kể về cuộc đời Đức Phật. Quyển sách nầy đã đưa đến sự yêu thích khắp nơi về Phật giáo, như nơi các giai cấp trung lưu ở Anh và Mỹ quốc, và giúp cho sự hồi sinh của Phật giáoTích Lan. Arnold là một người Thiên Chúa giáo tự do, rất thích thú với Phật giáo. Bài tường thuật của ông với phương cách phong phú, đa cảm, gây ấn tượng sâu sắc, đã miêu tả Đức Phật như là một nhân vật có những điểm tương đồng với Jesus. Vào năm 1885, Arnold viếng thăm Bodh-Gayā và rồi du lịch sang Tích LanNhật Bản để cổ động sự ủng hộ về việc trùng tu di tích nầy và những thánh địa khác. Điều nầy đã làm cho Anagārika Dharmapāla phải viếng thăm địa điểm nầy, và sau đó ông thành lập Hội đoàn Đại Bồ Đề (Mahā Bodhi Society).

Các tiểu thuyết của nhà văn Đức Hermann Hesse sử dụng những đề tài Phật giáo, nhất là quyển sách Siddhartha (1922) có ảnh hưởng rất sâu rộng, và Carl Jung, nhà phân tâm học, người Thuỵ Sĩ, đã tìm thấy những tương đồng giữa những giấc mơ có tính hiệu và những Mạn-đà-la (maṇḍalas) của Tây Tạng. Vào năm 1950, quyển sách The Dharma Bums và On the Road của Jack Kerouac thấm đậm những đề tài Zen vào trong văn hóa hỗn loạn của phong trào Beat (Beat sub-culture). 

Sách của Aldous Huxley, “Các cánh cửa khái niệm và Thiên đàng và Điạ ngục” (The Door of Perceptions and Heaven and Hell) (1956) đã khơi dậy sự yêu thích về thiền Đông phương bằng cách (một cách sai lầm) so sánh sự giác ngộ với những kinh nghiệm dưới ảnh hưởng của các chất gây ra ảo giác, mescaline. Vào năm 1960, thành phần liên kết nầy đã giúp cho Phật giáo được nhiều người chú ý tới, dưới ảnh hưởng của phong trào Híp-pi (Hippie).


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 12560)
Ấn là chiếc ấn hay khuôn dấu. Pháp có nghĩa là chánh pháp hay toàn bộ hệ thống tư tưởng trong lời dạy của Đức Phật được ghi lại trong ba tạng thánh điển. Pháp ấn có nghĩa là khuôn dấu của chánh pháp
(Xem: 10474)
Đây là Kinh thứ 16 của Nghĩa Túc Kinh và cũng có chủ đề “Mâu Ni”: Một vị mâu ni thấy như thế nào và hành xử như thế nào khi đứng trước tình trạng bạo động và sợ hãi?
(Xem: 12419)
Các nhà học giả Tây phương cũng như Đông phương đều công nhận hệ thống Bát-nhã là cổng chính yếu dẫn vào Đại thừa.
(Xem: 11717)
Mỗi khi nói về vấn đề niềm tin trong đạo Phật, chúng ta thường hay dẫn chứng những lời Phật dạy trong kinh Kalama.
(Xem: 28892)
Kinh Quán Thế Âm bồ tát cứu khổ nằm trong Vạn tự chánh tục tạng kinh, ta quen gọi là tạng chữ Vạn, quyển1, số 34. Kinh này là một trong những kinh Ấn Độ soạn thuật, thuộc Phương đẳng bộ.
(Xem: 12105)
Trong Kinh Kim Cang có câu, “Nhược kiến chư tướng phi tướng tức kiến Như Lai.” Nghĩa là, nếu thấy các tướng đều xa lìa tướng, tức là thấy Phật.
(Xem: 13080)
Kinh Kim Cương (hay Kim Cang), tên đầy đủ là Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật Đa (Vajracchedika-prajñaparamita), là một trong những bài kinh quan trọng nhất của Phật giáo Đại Thừa
(Xem: 11507)
Trong sách Nhật Tụng Thiền Môn, chúng ta có Kinh Phước Đức, một Kinh nói về đề tài hạnh phúc. Kinh được dịch từ tạng Pali và nằm trong bộ Kinh Tiểu Bộ (Khuddhaka-nikāya).
(Xem: 12437)
Kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật là một bộ kinh hoằng dương rất thịnh, phổ biến rất rộng trong các kinh điển đại thừa.
(Xem: 17527)
Chúng tôi giảng rất nhiều lần bộ kinh Vô Lượng Thọ, tính sơ đến nay cũng khoảng mười lần. Mỗi lần giảng giải đều không giống nhau.
(Xem: 53204)
Phương pháp sám hối Từ bi đạo tràng Mục Liên Sám Pháp - Nghi Thức Tụng Niệm
(Xem: 35587)
Từ bi Đạo Tràng, bốn chữ ấy là danh hiệu của pháp sám hối nầy... Thích Viên Giác dịch
(Xem: 21565)
Giáo pháp được đưa vào thế giới khi Đức Thích Ca chứng đạo tối thượng, lần đầu tiên thuyết về Chân Như và về những phương pháp hành trì đưa đến chứng ngộ.
(Xem: 10736)
Năm 1984 khi bắt đầu lạy kinh Ngũ Bách Danh bằng âm Hán Việt thuở ấy, tôi không để ý mấy về ngữ nghĩa. Vì lúc đó lạy chỉ để lạy theo lời nguyện của mình.
(Xem: 19361)
Thiền sư Nghi Mặc Huyền Khế tìm được những lời của đại sư Hà Ngọc nơi bộ Ngũ Tông lục của Quách Chánh Trung và những trứ tác của các vị Huệ Hà, Quảng Huy, Hối Nhiên...
(Xem: 12492)
Một trong những bộ kinh quan trọng nhất của hệ tư tưởng Phật giáo Bắc truyền, không những có ảnh hưởng to lớn đối với tín đồ Phật giáo mà còn lôi cuốn được sự quan tâm của giới nghiên cứu, học giả Đông Tây, là Kinh Diệu Pháp Liên Hoa.
(Xem: 26188)
Kinh quán Vô Lượng Thọ Phật là một trong ba bộ kinh chính yếu của tông Tịnh Độ, được xếp vào Đại chánh tạng, tập 16, No. 1756.
(Xem: 13412)
Tác phẩm này có thể là hành trang cần thiết cho những ai muốn thực hành Bồ Tát giới theo đúng lời Phật dạy. Vì vậy, tôi trân trọng giới thiệu đến Tăng, Ni, Phật tử.
(Xem: 14470)
Nguyên tác Phạn ngữ Abhidharmakośa của Thế Thân, Bản dịch Hán A-tỳ-đạt-ma-câu-xá luận của Huyền Trang - Việt dịch: Đạo Sinh
(Xem: 16154)
Vào khoảng thời gian Phật ngự tại nước Tỳ Xá Ly, gần đến giờ thọ trai Ngài mới vào thành khất thực. Bấy giờ trong thành Tỳ Xá Ly có một chàng ly xa tên là Tỳ La Tứ Na (Dõng Quân).
(Xem: 13793)
Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp, Bách thiên vạn kiếp nan tao ngộ, Ngã kim kiến văn đắc thọ trì, Nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa.
(Xem: 16936)
Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp Bách thiên vạn kiếp nan tao ngộ Ngã kim kiến văn đắc thọ trì Nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa
(Xem: 17715)
Vào khoảng 150 năm sau khi Bụt nhập Niết bàn, đạo Bụt chia thành nhiều bộ phái, kéo dài mấy trăm năm. Thời kỳ này gọi là thời kỳ Đạo Bụt Bộ Phái.
(Xem: 13238)
Nói đến kinh Pháp Hoa, các vị danh Tăng đều hết lòng ca ngợi. Riêng tôi, từ sơ phát tâm đã có nhân duyên đặc biệt đối với bộ kinh này.
(Xem: 12599)
A-hàm có thể đẩy tan những dục vọng phiền não đang thiêu đốt chúng ta và nuôi lớn giới thân tuệ mạng thánh hiền của chúng ta...
(Xem: 11682)
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sanh ở Ấn Độ, nên thuyết pháp đều dùng Phạn ngữ, Kinh điển do người sau kiết tập cũng bằng Phạn văn. Những bổn Kinh Phật bằng Trung văn đều từ Phạn văn mà dịch lại.
(Xem: 11697)
Có rất nhiều công trình thâm cứu có tính cách học giả về tác phẩm nầy dưới dạng Anh ngữ, Nhật ngữ và Hoa ngữ liên quan đến đời sống, khái niệm nồng cốt của tư tưởng Trí Khải Đại Sư trong mối tương quan với Phật giáo Trung Quán
(Xem: 14591)
Luật học hay giới luật học là môn học thuộc về hành môn, nhằm nghiên cứuthực hành về giới luật do đức Phật chế định cho các đệ tử
(Xem: 20607)
Quyển sách “Giáo Trình Phật Học” quý độc giả đang cầm trên tay là được biên dịch ra tiếng Việt từ quyển “Buddhism Course” của tác giả Chan Khoon San.
(Xem: 19148)
Tam Tạng Thánh Điển là bộ sưu tập Văn Chương Pali lớn trong đó tàng chứa toàn bộ Giáo Pháp của Đức Phật Gotama đã tuyên thuyết trong suốt bốn mươi lăm năm từ lúc ngài Giác Ngộ đến khi nhập Niết Bàn.
(Xem: 19681)
Hiển Tông Ký là ghi lại những lời dạy về Thiền tông của Thiền sư Thần Hội. Còn “Đốn ngộ vô sanh Bát-nhã tụng” là bài tụng về phương pháp tu đốn ngộ để được trí Bát-nhã vô sanh.
(Xem: 18795)
Uyển Lăng Lục là tập sách do tướng quốc Bùi Hưu ghi lại những lời dạy của thiền sư Hoàng Bá lúc ông thỉnh Ngài đến Uyển Lăng, nơi ông đang trấn nhậm để được sớm hôm thưa hỏi Phật pháp.
(Xem: 12259)
Kinh này dịch từ kinh Pháp Ấn của tạng Hán (kinh 104 của tạng kinh Đại Chính) do thầy Thi Hộ dịch vào đầu thế kỷ thứ mười.
(Xem: 12402)
Đại Chánh Tân Tu số 0158 - 8 Quyển: Hán dịch: Mất tên người dịch - Phụ vào dịch phẩm đời Tần; Việt dịch: Linh-Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
(Xem: 13951)
Là Bộ Luật trong hệ thống Luật-Tạng do Bộ Phái Nhất Thiết Hữu thuộc hệ Thượng Tọa Bộ Ấn Độ kiết tập...Đại Tạng No. 1451
(Xem: 15154)
“Triệu Luận” là một bộ luận Phật Giáo do Tăng Triệu, vị học giả Bát nhã học, bậc cao tăng nổi tiếng đời Hậu Tần Trung Quốc, chủ yếu xiển thuật giáo nghĩa Bát nhã Phật Giáo.
(Xem: 15117)
Bộ chú giải này là một trong năm bộ luận giải thích về luật trong Luật bộ thuộc Hán dịch Bắc truyền Đại tạng kinh lưu hành tại Trung quốc và được đưa vào Đại chính tân tu Đại tạng kinh N.1462, tập 24 do Nhật bản biên tập.
(Xem: 14048)
Dịch theo bản in lần thứ nhất của Hoa Tạng Phật Giáo Đồ Thư Quán, Đài Bắc, tháng 2, năm Dân Quốc 81 - 1992
(Xem: 15593)
Hữu Bộ là một trường phái Phật Giáo quan trọng. Nếu không kể Thượng Toạ Bộ (Theravada, Sthaviravada) thì Hữu Bộbộ phái Phật Giáo duy nhất có được một hệ thống giáo lý gần như nguyên thuỷ...
(Xem: 11482)
Tôi nghe như vầy vào khoảng thời gian đức Phật ngự tại tinh xá Kỳ Hoàn thuộc nước Xá Vệ có ngàn vị tỳ theo tăng và mười ngàn đại Bồ tát theo nghe pháp.
(Xem: 17288)
Biện chứng Phá mê Trừ khổ - Prajnaparamita Hrdaya Sutra (Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm kinh); Thi Vũ dịch và chú giải
(Xem: 15076)
Là 2 bản Kinh: Kinh Phật Thuyết A Di Đà No. 366 và Kinh Xưng Tán Tịnh Độ Phật Nhiếp Thọ No. 367
(Xem: 20313)
Bát-nhã tâm kinh (prajñāpāramitāhṛdayasūtra) là một bản văn ngắn nhất về Bát-nhã ba-la-mật (prajñā-pāramitā). Trong bản Hán dịch của Huyền Trang, kinh gồm 262 chữ.
(Xem: 14687)
Như thật tôi nghe một thuở nọ Phật cùng các Tỳ kheo vân tập tại vườn cây của Trưởng giả Cấp cô ĐộcThái tử Kỳ Đà ở nước Xá Vệ.
(Xem: 13932)
Kinh này dịch từ kinh số 301 trong bộ Tạp A Hàm của tạng Hán. Tạp A Hàm là kinh số 99 của tạng kinh Đại Chính.
(Xem: 11792)
Đây là những điều tôi đã được nghe: Hồi ấy, có những vị thượng tọa khất sĩ cùng cư trú tại vườn Lộc Uyển ở Isipatana thành Vārānasi. Đức Thế tôn vừa mới nhập diệt không lâu.
(Xem: 15133)
Kinh Mục Kiền Liên hỏi năm trăm tội khinh trọng trong Giới Luật; Mất tên người dịch sang Hán văn, Thích Nguyên Lộc dịch Việt
(Xem: 13059)
Hán dịch: Hậu Hán, Tam tạng An Thế Cao người nước An Tức; Việt dịch: Tì-kheo Thích Nguyên Chơn.
(Xem: 22964)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0434;, dịch Phạn sang Hán: Nguyên Ngụy Thiên Trúc Tam Tạng Cát-ca-dạ; Dịch Hán sang Việt và chú: Tỳ-kheo Thích Hạnh Tuệ...
(Xem: 14615)
Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không. Giảng tại: Tịnh Tông Học Hội Singapore. Người dịch: Vọng Tây cư sĩ. Biên tập: Phật tử Diệu Hương, Phật tử Diệu Hiền
(Xem: 11743)
Kinh này là kinh thứ mười trong Nghĩa Túc Kinh, nhưng lại là kinh thứ mười một trong Atthaka Vagga, kinh tương đương trong tạng Pali.
(Xem: 13223)
Có thể xem đây là "tập sách đầu giường" hay "đôi tay tỳ-kheo"; rất cần thiết cho mỗi vị Tỳ-kheo mang theo bên mình để mỗi ngày mở ra học tụng cho nhuần luật nghi căn bản.
(Xem: 16962)
Không Sát Sanh là giới thứ nhất trong Ngũ Giới. Chúng ta đang sống trong một thế giới bất toàn, mạnh hiếp yếu, lớn hiếp nhỏ, giết chóc tràn lan khắp nơi.
(Xem: 18412)
Kể từ khi đạo Phật truyền vào nước ta, hàng Phật tử tại gia trong bất cứ thời đại nào và hoàn cảnh nào cũng đã có những đóng góp thiết thực trong sứ mạng hộ trìhoằng dương chánh pháp.
(Xem: 11995)
Tạng Luật (Vinayapiṭaka) thuộc về Tam Tạng (Tipiṭaka) là những lời dạy và quy định của đức Phật về các vấn đềliên quan đến cuộc sống...
(Xem: 11566)
Sau khi Đức Phật nhập diệt, Trưởng lão Māhakassapa (Ma-ha Ca-diếp) triệu tập 500 vị Tỳ-khưu A-la-hán để trùng tụng Pháp và Luật.
(Xem: 15927)
Bồ Tát Long Thọ - Cưu Ma La Thập Hán dịch; Chân Hiền Tâm Việt dịch & Giải thích; Xuất Bản 2007
(Xem: 12956)
Ngài Long Thọ, tác giả Trung Quán Luận và những kinh sách khác, được chư thiền đức xưng tán là Đệ nhị Thích Ca, đã vạch ra thời kỳ chuyển pháp lần thứ hai.
(Xem: 18991)
Vị Tăng, lấy Phật làm tính, lấy Như-Lai làm nhà, lấy Pháp làm thân, lấy Tuệ làm mệnh, lấy Thiền-duyệt làm thức ăn.
(Xem: 18530)
Trong Vi Diệu Pháp cả danh và sắc, hai thành phần tâm linhvật chất cấu tạo guồng máy phức tạp của con người, đều được phân tách rất tỉ mỉ.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant