Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Kinh Ưu Bà Tắc

05 Tháng Giêng 201400:00(Xem: 13944)
Kinh Ưu Bà Tắc


KINH ƯU BÀ TẮC

 

Tam tạng pháp sư Cù Đàm Tăng Già Đề Bà (người nước Kế-tân)

dịch từ Phạn văn ra Hán văn tại Trung-quốc, vào đời Đông-Tấn (317-420).

Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra Việt văn tại Gia-nã-đại, năm 2012.

 

Đây là những điều chính tôi được nghe:

Thuở đó đức Phật đang ngự tại tinh xá Cấp-cô-độc, trong rừng cây Kì-đà, ở thành Xá-vệ. Một hôm nọ, trưởng giả Cấp Cô Độc cùng với năm trăm vị ưu bà tắc, đã tìm đến tịnh thất của tôn giả Xá Lị Phất. Các vị cúi đầu đảnh lễ tôn giả, rồi ngồi xuống một bên. Tôn giả Xá Lị Phất đã sử dụng nhiều phương tiện khéo léo để thuyết pháp cho các vị cư sĩ này, đem lại cho họ niềm vui pháp lạc, làm phát khởi nơi họ niềm khát ngưỡng đối với Tam Bảo. Sau đó, tôn giả Xá Lị Phất tới chỗ Phật ngự, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi xuống một bên. Trưởng giả Cấp Cô Độc và năm trăm vị ưu bà tắc cũng nối gót tôn giả, đi đến chỗ Phật ngự, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi xuống một bên. Sau khi mọi người đã an tọa, đức Phật dạy:

“Này thầy Xá Lị Phất! Thầy nên biết rằng, nếu một vị đệ tử tại gia đạo hạnh, gìn giữthực hành năm giới pháp một cách hòan hảo, và tu tập thành tựu bốn tâm tăng thượng, thì có thể an trú nơi niềm vui pháp lạc ngay trong hiện tại, rất dễ dàng, không khó khăn gì. Xá Lị Phất! Thầy cũng nên ghi nhận rằng, vị đệ tử tại gia đạo hạnh ấy sẽ không còn đọa lạc vào địa ngục, ngạ quỉbàng sinh. Một người như thế là đã đắc quả Tu-đà-hòan, nhất định thẳng tiến đến quả vị Chánh-giác, không còn thối đọa vào các nẻo ác; chỉ còn qua lại cõi Trờicõi Người tối đa bày lần nữa là chấm dứt sinh tử khổ đau.

“Thầy Xá Lị Phất! Người đệ tử tại gia đạo hạnh khéo gìn giữthực hành năm giới pháp như thế nào?

“Vị ấy xa lìa sự giết hại, trừ dứt sự giết hại, buông bỏ dao gậy; biết hổ biết thẹn, tập từ tập bi, bảo hộ cho mọi lòai sinh vật, kể cả các lọai côn trùng. Vị ấy diệt trừ tận gốc tâm niệm giết hại. Đó là giới pháp thứ nhất mà người đệ tử tại gia đạo hạnh đã gìn giữthực hành hòan hảo.

“Lại nữa, thầy Xá Lị Phất! Vị ấy xa lìa sự không cho mà lấy, trừ dứt sự không cho mà lấy, khi nào cho mới lấy; tâm không keo kiệt, thường hay bố thí, vui vẻ trong sự bố thí, bố thí mà không cầu đền đáp; tâm không tham lam, thấy tài vật của người mà không ham lấy về cho mình. Vị ấy diệt trừ tận gốc tâm niệm trộm cắp. Đó là giới pháp thứ hai mà người đệ tử tại gia đạo hạnh đã gìn giữthực hành hòan hảo.

“Lại nữa, thầy Xá Lị Phất! Vị ấy xa lìa sự tà dâm, trừ dứt sự tà dâm. Bất cứ là nam hay nữ, dù người ấy nằm trong sự bảo hộ của cha hay mẹ, hoặc cả cha lẫn mẹ, hoặc chị em, hoặc anh em, hoặc cha mẹ bên sui gia, hoặc gia đình sui gia, hoặc bởi người đồng tính, hoặc là vợ con hay chồng con kẻ khác, kể cả kẻ cuồng dâm khủng bố, hoặc kẻ đã hứa hôn, đối với người nam hay người nữ ở bất cứ chỗ nào trong những trường hợp này, đều không xâm phạm đến. Vị ấy diệt trừ tận gốc tâm niệm tà dâm. Đó là giới pháp thứ ba mà người đệ tử tại gia đạo hạnh đã gìn giữthực hành hòan hảo.

“Lại nữa, thầy Xá Lị Phất! Vị ấy xa lìa sự nói dối, trừ dứt sự nói dối; chỉ nói sự thật, vui thích sự chân thật, an trú vững chắc nơi sự chân thật; được tin cậy hòan tòan, không bao giờ dối gạt thế gian. Vị ấy diệt trừ tận gốc tâm niệm dối trá. Đó là giới pháp thứ tư mà người đệ tử tại gia đạo hạnh đã gìn giữthực hành hòan hảo.

“Lại nữa, thầy Xá Lị Phất! Vị ấy xa lìa sự uống rượu, trừ dứt sự uống rượu, diệt trừ tận gốc tánh thích uống rượu. Đó là giới pháp thứ năm mà người đệ tử tại gia đạo hạnh đã gìn giữthực hành hòan hảo.

“Thầy Xá Lị Phất! Người đệ tử tại gia đạo hạnh thành tựu bốn tâm tăng thượng như thế nào thì có thể an trú nơi niềm vui pháp lạc ngay trong hiện tại, rất dễ dàng, không khó khăn?

“Trước hết, vị ấy quán niệm về Như Lai như thế này: Như Lai là bậc Không Dính Mắc, bậc Đẳng Chánh Giác, bậc Minh Hạnh Túc, bậc Thiện Thệ, bậc Thế Gian Giải, bậc Vô Thượng Sĩ, bậc Điều Ngự Trượng Phu, bậc Thiên Nhân Sư, là Phật, là đức Thế Tôn. Quán niệm về Như Lai như thế thì những dục vọng xấu xa đều bị tiêu diệt, trong tâm vị ấy hòan tòan dứt sạch những niệm bất thiện, uế nhiễm, sầu khổlo âu. Nhờ niệm tưởng tới Như Lai mà tâm ý vị ấy trở nên trong sạch, có được niềm vui. Như vậy là vị đệ tử tại gia đạo hạnh ấy thành tựu được tâm tăng thượng thứ nhất, được an trú nơi niềm vui pháp lạc ngay trong hiện tại, rất dễ dàng, không khó khăn.

“Lại nữa, thầy Xá Lị Phất! Vị ấy quán niệm về Pháp như thế này: Giáo pháp đựợc đức Thế Tôn giảng dạy thật khéo léo, chắc chắn đưa tới thành quả giải thóat hòan tòan. Giáo pháp đó đưa tới trạng thái không ưu phiền, không bức não, có tính cách thường hằng, không dời đổi. Quán niệm và biết rõ như thế về Pháp thì những dục vọng xấu xa đều bị tiêu diệt, trong tâm vị ấy không còn những niệm bất thiện, uế nhiễm, sầu khổlo âu. Nhờ niệm tưởng tới Pháp mà tâm ý vị ấy trở nên trong sạch, có được niềm vui. Như vậy là vị đệ tử tại gia đạo hạnh ấy thành tựu được tâm tăng thượng thứ hai, được an trú nơi niềm vui pháp lạc ngay trong hiện tại, rất dễ dàng, không khó khăn.

“Lại nữa, thầy Xá Lị Phất! Vị ấy quán niệm về Tăng như thế này: Thánh chúng của Như Lai là những bậc hướng về nẻo thiện, đi trên đường chánh, thực hành giáo pháp, sống đúng theo giáo pháp. Trong thánh chúng ấy có các bậc A-la-hán và sắp chứng A-la-hán, các bậc A-na-hàm và sắp chứng A-na-hàm, các bậc Tư-đà-hàm và sắp chứng Tư-đà-hàm, các bậc Tu-đà-hòan và sắp chứng Tu-đà-hòan; – tức là có đủ cả bốn đôi tám bậc. Thánh chúng của Như Lai đã thành tựu được Giới, thành tựu được Định, thành tựu được Tuệ, thành tựu được Giải-thóat, và thành tựu được Giải-thóat-tri-kiến. Thánh chúng ấy đáng được tôn kính, đáng được quí trọng, đáng được phụng sự, đáng được cúng dường; đó là ruộng phước tốt nhất cho thế gian. Nhờ niệm tưởng tới Tăng mà tâm ý vị ấy trở nên trong sạch, có được niềm vui. Như vậy là vị đệ tử tại gia đạo hạnh ấy thành tựu được tâm tăng thượng thứ ba, được an trú nơi niềm vui pháp lạc ngay trong hiện tại, rất dễ dàng, không khó khăn.

“Lại nữa, thầy Xá Lị Phất! Vị ấy quán niệm về Giới như thế này: Giới luật của Phật không có khuyết điểm, không bị xuyên thủng, vững chắc như đất, không uế trược, không hư vọng, được các bậc hiền thánh khen ngợi, tiếp nhậnhành trì. Quán niệm và biết rõ như thế về Giới thì những dục vọng xấu xa đều bị tiêu diệt, trong tâm vị ấy không còn những niệm bất thiện, uế nhiễm, sầu khổlo âu. Nhờ niệm tưởng tới Giới mà tâm ý vị ấy trở nên trong sạch, có được niềm vui. Như vậy là vị đệ tử tại gia đạo hạnh ấy thành tựu được tâm tăng thượng thứ tư, được an trú nơi niềm vui pháp lạc ngay trong hiện tại, rất dễ dàng, không khó khăn.

“Này thầy Xá Lị Phất! Nếu thầy biết rằng một vị đệ tử tại gia đạo hạnh giữ gìnthực hành năm giới pháp một cách hòan hảo, cùng tu tập thành tựu bốn tâm tăng thượng, có thể an trú nơi niềm vui pháp lạc ngay trong hiện tại, rất dễ dàng, không khó khăn gì, thì, này Xá Lị Phất, thầy cũng nên ghi nhận rằng, vị đệ tử tại gia đạo hạnh ấy sẽ không còn đọa lạc vào địa ngục, ngạ quỉ, bàng sinh, hoặc nẻo ác nào khác. Một người như thế là đã đắc quả Tu-đà-hòan, nhất định thẳng tiến đến quả vị Chánh-giác, không thối đọa vào các nẻo ác; chỉ còn qua lại cõi Trờicõi Người tối đa bảy lần nữa là chấm dứt sinh tử khổ đau.”

Bấy giờ đức Phật nói bài tụng rằng:

Kẻ trí sống tại gia

Thấy sợ cảnh địa ngục,

Nên thọ trì Thánh Pháp.

Dứt trừ mọi điều ác.

Biết rõ và hành trì:

Không giết hại chúng sinh;

Chân thật, không dối trá;

Không trộm tài vật người;

Trung kiên đạo vợ chồng,

Thói tà dâm dứt tuyệt;

Nhất quyết không uống rượu

Để tâm chẳng lọan cuồng.

Thường niệm tưởng Chư Phật,

Thường niệm tưởng Chánh Pháp,

Niệm Tăngniệm Giới,

Do đó tâm an vui.

Muốn thực hành bố thí

Để vun trồng phước đức,

Trước cúng bậc Tịch Tĩnh,

Được phước báo lớn nhất.

Nghe đây Xá Lị Phất!

Ta nói “bậc Tịch Tĩnh”:

Như bò và chim câu,

Tùy lọai chúng sinh ra,

Có con đen, con trắng,

Có con đỏ, con vàng,

Màu đốm hay màu tuyền…

Dù chúng màu sắc gì,

Xấu tốt không đáng kể.

Bò huấn luyện thuần thục,

sức mạnh chuyên chở,

Đi nhanh lại về nhanh,

Đó là lòai hữu dụng.

nhân gian cũng vậy,

Người dù thuộc giới nào,

Sát đế lị, phạm chí,

Cư sĩ, hay thợ thuyền…

Những ai trì tịnh giới,

Không đắm nhiễm thế gian,

Trở thành bậc Thiện Thệ,

Cúng dường những bậc ấy,

Được phước báo rất lớn;

Phàm phu không hiểu biết,

Không tu, không trí tuệ,

Cúng dường những kẻ ấy,

Phước báo không đáng kể.

Có sáng mới chiếu soi,

Không sáng lấy gì soi?

Phật tử cần tu tuệ,

Căn lành thêm vững bền,

Chỉ sinh về cõi lành,

Qua lại cõi Trời, Người

Nhiều lắm là bảy lần,

Cuối cùng đạt Niết Bàn.

Đó là những lời đức Phật đã dạy. Tôn giả Xá Lị Phất, các vị tì kheo, trưởng giả Cấp Cô Độc và năm trăm vị ưu bà tắc, sau khi nghe lời Phật dạy, đều hoan hỉ phụng hành.

(Kinh Ưu Bà Tắc, kinh số 128, thuộc bộ Trung A Hàm, tạng Đại Chánh, quyển 1, trang 616)

 

LƯU Ý: Xin đừng nhầm lẫn kinh Ưu Bà Tắc này với kinh ƯU BÀ TẮC GIỚI, thuộc hệ kinh luật đại thừa, do tam tạng pháp sư Đàm Vô Sấm (385-433) dịch từ Phạn văn ra Hán văn vào năm 426, tại nước Bắc-Lương (397-439), Trung-quốc, được thu vào tạng Đại Chánh, quyển 24, mang số 1488, trang 1034.


PHỤ GHI: Liên quan đến bậc Tu-đà-hoàn, trong Kinh Đại Bát Niết Bàn, đức Phật dạy: “Tu-đà-hoàn có hai hạng: một là hạng độn căn; hai là hạng lợi căn. Hạng độn căn thì phải qua lại giữa cõi Ngườicõi Trời bảy lần mới chứng quả A-la-hán. Hạng độn căn này lại còn có năm hạng nữa: có hạng thì phải qua lại sáu lần; có hạng thì phải qua lại 5 lần; có hạng thì phải qua lại bốn lần; có hạng thì phải qua lại ba lần; có hạng thì chỉ qua lại hai lần, mới chứng quả A-la-hán. Còn hạng lợi căn thì chứng quả Tu-đà-hoàn cho đến quả A-la-hán ngay trong đời hiện tại.”


(Đại Bát Niết Bàn Kinh, phẩm “Ca Diếp Bồ Tát”, Tam tạng pháp sư Đàm Vô Sấm dịch ra Hán văn tại nước Bắc-Lương (397-460), thời đại Đông- Tấn Liệt Quốc, Tạng Đại Chánh, quyển 12, kinh số 374. Hạnh Cơ trích dịch ra Việt văn.)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 13333)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Tuệ Thông
(Xem: 12869)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13783)
Đại chánh tân tu số 0079, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13720)
Đại chánh tân tu số 0078, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13373)
Đại chánh tân tu số 0077, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13921)
Đại chánh tân tu số 0076, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13728)
Đại chánh tân tu số 0075, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12653)
Đại chánh tân tu số 0074, Hán dịch: Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14866)
Đại chánh tân tu số 0073, Hán dịch: Cầu Na Tỳ Ðịa, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12899)
Đại chánh tân tu số 0072, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12503)
Đại chánh tân tu số 0071, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15049)
Đại chánh tân tu số 0070, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13494)
Đại chánh tân tu số 0068, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15187)
Đại chánh tân tu số 0069, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13262)
Đại chánh tân tu số 0067, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12618)
Đại chánh tân tu số 0066, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13512)
Đại chánh tân tu số 0065, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13478)
Đại chánh tân tu số 0064, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12803)
Đại chánh tân tu số 0063, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 12096)
Đại chánh tân tu số 0063, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12021)
Đại chánh tân tu số 0062, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12693)
Đại chánh tân tu số 0061, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11538)
Đại chánh tân tu số 0060, Hán dịch: Huệ Giản; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11828)
Đại chánh tân tu số 0059, Hán dịch: Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11191)
Đại chánh tân tu số 0058, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13336)
Đại chánh tân tu số 0057, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13217)
Đại chánh tân tu số 0056, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11627)
Đại chánh tân tu số 0055, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12213)
Đại chánh tân tu số 0054, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12390)
Đại chánh tân tu số 0052, Hán dịch: Thí Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12012)
Đại chánh tân tu số 0051, Hán dịch: Khuyết Danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12780)
Đại chánh tân tu số 0050, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12404)
Đại chánh tân tu số 0048, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12247)
Đại chánh tân tu số 0047, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12314)
Đại chánh tân tu số 0046, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12051)
Đại chánh tân tu số 0045, Hán dịch: Pháp Hiền, Thí Quang Lộc Khanh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11967)
Đại chánh tân tu số 0044, Hán dịch: Khuyết Danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11264)
Đại chánh tân tu số 0043, Hán dịch: Huệ Giản; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11405)
Đại chánh tân tu số 0042, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12404)
Đại chánh tân tu số 0041, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12496)
Đại chánh tân tu số 0040, Hán dịch: Ðàm Vô Sấm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12023)
Đại chánh tân tu số 0039, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12997)
Đại chánh tân tu số 0038, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12088)
Đại chánh tân tu số 0037, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12632)
Đại chánh tân tu số 0036, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13041)
Đại chánh tân tu số 0035, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13991)
Đại chánh tân tu số 0034, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12769)
Đại chánh tân tu số 0033, Hán dịch: Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14899)
Đại chánh tân tu số 0032, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11965)
Đại chánh tân tu số 0031, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12205)
Đại chánh tân tu số 0030, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12913)
Đại chánh tân tu số 0029, Hán dịch khuyết danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12791)
Đại chánh tân tu số 0028, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14815)
Đại chánh tân tu số 0027, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12788)
Đại chánh tân tu số 0022, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15435)
Đại chánh tân tu số 0021, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12615)
Đại chánh tân tu số 0020, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13248)
Đại chánh tân tu số 0018, Hán dịch: Pháp Thiên; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14286)
Đại chánh tân tu số 0017, Hán dịch: Chi Pháp Ðộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15598)
Đại chánh tân tu số 0016, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant