Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phẩm 18: Tùy hỉ công đức

22 Tháng Mười 201000:00(Xem: 10767)
Phẩm 18: Tùy hỉ công đức


PHẨM 18

TÙY HỈ CÔNG ĐỨC

Tùy là theo, hỉ là vui, người mà thấy ai làm điều thiện điều hay khởi tâm vui theo, thì gọi là tùy hỉ. Ở trước, Phật đã so sánh công đức của người nghe, tin hiểu, thọ trì, đọc tụng, biên chép, giải nói kinh Pháp Hoa rồi. Giờ đây Phật lại nói công đức của người tùy hỉ khi thấy người khác thọ trì, đọc tụng... kinh Pháp Hoa như thế nào?

CHÁNH VĂN:

1.- Lúc bấy giờ, ngài Di-lặc Bồ-tát bạch Phật rằng:

- Thế Tôn! Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào nghe kinh Pháp Hoa này mà tùy hỉ đó, được bao nhiêu phước đức?

Liền nói kệ rằng:

Sau khi Phật diệt độ
Có người nghe kinh này
Nếu hay tùy hỉ đó
Lại được bao nhiêu phước?

2.- Khi đó, Phật bảo ngài Di-lặc Bồ-tát rằng:

- A-dật-đa! Sau khi Như Lai diệt độ nếu có Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di và người trí khác, hoặc lớn, hoặc nhỏ nghe kinh này mà tùy hỉ rồi, từ trong pháp hội ra đến chỗ khác, hoặc tại tăng phường, hoặc chỗ vắng vẻ, hoặc thành ấp, đường sá, xóm làng, ruộng rẫy, đem pháp đúng như chỗ đã nghe mà vì cha mẹ tôn thân, thiện hữu tri thức tùy sức diễn nói. Các người đó nghe rồi tùy hỉ lại đi chuyển dạy người khác, người khác nghe rồi cũng tùy hỉ chuyển dạy, xoay vần như thế đến người thứ năm mươi.

3.- A-dật-đa! Công đức tùy hỉ của thiện nam tử, thiện nữ nhân thứ năm mươi đó, ta nay nói, ông phải lóng nghe.

Nếu bốn trăm muôn ức vô số thế giớisáu đường chúng sanh trong bốn loài sanh: thai sanh, noãn sanh, thấp sanh, hóa sanh hoặc có hình, không hình, có tưởng, không tưởng, chẳng phải có tưởng, chẳng phải không tưởng, không chân, hai chân, bốn chân, nhiều chân, tất cả trong số chúng sanh như thế, có người cầu phước tùy theo đồ ưa thích của chúng muốn đều cung cấp cho đó. Mỗi mỗi chúng sanh cho các trân bảo tốt: vàng, bạc, lưu-ly, xa-cừ, mã não, san-hô, hổ phách đầy cả Diêm-phù-đề và voi, ngựa, xe cộ, bảy báu làm thành những cung điện lầu gác v.v...

Vị đại thí chủ đó bố thí như thế đủ tám mươi năm rồi mà nghĩ rằng: “Ta đã ban cho chúng sanh những đồ ưa thích tùy theo ý muốn, nhưng chúng sanh này đều đã già suy tuổi quá tám mươi, tóc bạc mặt nhăn gần chết chẳng lâu, ta phải dùng Phật phápdạy bảo dìu dắt chúng.” Liền nhóm chúng sanh đó tuyên bày pháp giáo hóa, chỉ dạy lợi ích vui mừng. Đồng thời được đạo Tu-đà-hoàn, đạo Tư-đà-hàm, đạo A-na-hàm, đạo A-la-hán dứt hết cả hữu lậu, với những Thiền định sâu đều được tự tại, đủ tám món giải thoát.

Ý ông nghĩ sao? Công đức của vị đại thí chủ đó được, có nhiều chăng?

Ngài Di-lặc bạch Phật rằng:

- Thế Tôn! Công đức của người đó rất nhiều vô lượng vô biên. Nếu vị thí chủ đó chỉ thí tất cả đồ ưa thích cho chúng sanh, công đức đã vô lượng rồi, huống là làm cho đều được quả A-la-hán.

Phật bảo ngài Di-lặc:

- Ta nay rành rẽ nói cùng ông, người đó đem tất cả đồ vui thích thí cho sáu đường chúng sanh trong bốn trăm muôn ức vô số thế giới, lại khiến được quả A-la-hán, công đức của người đó được chẳng bằng công đức của người thứ năm mươi kia nghe một bài kệ kinh Pháp Hoatùy hỉ, trăm phần, nghìn phần, trăm nghìn muôn ức phần chẳng bằng một phần, nhẫn đến tính, đếm, thí dụ không thể biết được.

A-dật-đa! Người thứ năm mươi như thế, xoay vần nghe kinh Pháp Hoa, công đức tùy hỉ còn vô lượng vô biên a-tăng-kỳ, huống là người tối sơ ở trong hội nghe kinh mà tùy hỉ, phước đó lại hơn vô lượng vô biên a-tăng-kỳ không có thể sánh được.

GIẢNG:

Mở đầu ngài Di-lặc hỏi Phật: Người nghe kinh Pháp Hoatùy hỉ thì được bao nhiêu phước đức?

Phật vì ngài Di-lặc nói phước đức của người nghe kinh Pháp Hoatùy hỉ, rồi ở chỗ khác chuyển nói tuần tự cho đến người thứ năm mươi, thì công đức của người thứ năm mươi này thù thắng hơn công đức của một thí chủ bố thí tứ sự bằng bảy báu sung mãn, và dạy cho vô số chúng sanh thuộc bốn loài ở trong vô số thế giới tu chứng quả từ Tu-đà-hoàn tới A-la-hán. Ở đây, tôi không nói bốn loài chúng sanh trong vô số thế giới mà chỉ nói loài người trên quả đất này thôi. Ai nuôi dưỡng hết loài người trên quả đất cho no ấm, rồi dạy cho họ tu chứng quả A-la-hán, thì phước đức chừng bao nhiêu? Với tình thức của phàm phu, chúng ta không thể nghĩ lường công đức của người đó, huống là vô số chúng sanh trong vô số thế giới, phước đức không thể toán số thí dụ nổi. Tại sao vậy? Vì bố thí cúng dườngviệc làm hữu vi, tuy có phước, nhưng phước hữu lậu sanh diệt nên có giới hạn. Và dù cho dạy vô số chúng sanh tu chứng quả A-la-hán, thì cũng chỉ là Niết-bàn của một ngày, chớ chưa phải chứng được Thể bất sanh bất diệt Như Lai. Nếu chứng được Thể bất sanh bất diệt của Như Lai, mới có thể tùy duyên ứng hóa vô lượng thân mà độ sanh. Còn chứng được Niết-bàn một ngày của A-la-hán, chìm trong lặng lẽ không làm lợi ích cho chúng sanh được. Vì thế mà không bì không sánh kịp. Người nghe kinh Pháp Hoatùy hỉ tin nhận rồi giảng nói cho người khác nghe, người ấy đã nhận được cái nhân Phật chớ không phải cái nhân A-la-hán. Mà người đã nhận và tu cái nhân Phật thì chắc chắn sẽ thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Vì vậy nên nói phước đức của người thứ năm mươi nghe kinh Pháp Hoatùy hỉ, thù thắng hơn phước đức của người bố thí và dạy cho vô số chúng sanh ở trong vô số thế giới tu chứng A-la-hán.

CHÁNH VĂN:

4.- A-dật-đa! Nếu có người vì kinh này mà qua đến tăng phường, hoặc ngồi, hoặc đứng, trong chốc lát nghe nhận, nhờ công đức đó chuyển thân sanh ra được voi ngựa, xe cộ, kiệu cáng bằng trân bảo tốt đẹp bậc thượng và được ở thiên cung.

Nếu có người ngồi trong chỗ giảng pháp, sau lại có người đến bèn khuyên mời ngồi nghe, hoặc chia chỗ cho ngồi, công đức của người đó chuyển thân được chỗ ngồi của Đế Thích hoặc chỗ ngồi của Phạm vương, hoặc chỗ ngồi của Chuyển Luân Thánh vương.

5.- A-dật-đa! Nếu lại có người nói với người khác rằng: “Có kinh tên Pháp Hoa nên cùng nhau qua nghe.” Liền nhận lời bảo nhẫn đến nghe trong giây lát, công đức của người đó chuyển thân được với Đà-la-ni Bồ-tát, sanh chung một chỗ, căn tánh lanh lợi, có trí huệ, trăm nghìn muôn đời, trọn chẳng ngọng câm, hơi miệng chẳng hôi, lưỡi thường không bệnh, miệng cũng không bệnh, răng chẳng đen dơ, chẳng vàng, chẳng thưa, cũng chẳng thiếu rụng, chẳng so le, chẳng sếu gãy, môi chẳng trớt, cũng chẳng rút túm, chẳng thô rít, chẳng ghẻ mụt, cũng chẳng sứt hư, cũng chẳng cong vẹo, chẳng dày chẳng lớn, cũng chẳng đen nám, không có các tướng đáng chê.

Mũi chẳng xệp dẹp, cũng chẳng cong gãy, sắc mặt chẳng đen, chẳng hẹp dài, cũng chẳng hóm gãy, không có tất cả tướng chẳng đáng ưa, môi lưỡi răng nướu thảy đều nghiêm tốt, mũi lớn cao thẳng, diện mạo tròn đủ, mày cao mà dài, trán rộng bằng thẳng, tướng người đầy đủ, đời đời sanh ra thấy Phật, nghe pháp tin nhận lời dạy bảo.

A-dật-đa! Ngươi hãy xem khuyên nơi một người khiến qua nghe phápcông đức như thế, huống là một lòng nghe, nói, đọc, tụng, lại ở trong đại chúng vì người phân biệt, đúng như lời dạy mà tu hành.

Khi đó, đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa trên mà nói kệ rằng:

6.-

Nếu người trong pháp hội
Được nghe kinh điển này
Nhẫn đến một bài kệ
Tùy hỉ vì người nói
Xoay vần dạy như thế
Đến người thứ năm mươi
Người rốt sau được phước
Nay sẽ phân biệt đó.
Như có đại thí chủ
Cung cấp vô lượng chúng
Đầy đủ tám mươi năm
Tùy ý chúng ưa muốn
Thấy chúng: tướng già suy
Tóc bạc và mặt nhăn
Răng thưa, thân khô gầy
Nghĩ kia sắp phải chết
Ta nay phải nên dạy
Cho chúng được đạo quả
Liền vì phương tiện nói
Pháp Niết-bàn chân thật
Đời đều chẳng bền chắc
Như bọt bóng ánh nắng
Các ngươi đều nên phải
Mau sanh lòng nhàm lìa.
Các người nghe pháp đó
Đều được A-la-hán
Đầy đủ sáu thần thông
Ba minh, tám giải thoát.
Người năm mươi rốt sau
Nghe một kệ tùy hỉ
Người này phước hơn kia
Không thể thí dụ được.
Xoay vần nghe như thế
Phước đó còn vô lượng
Huống là trong pháp hội
Người tùy hỉ ban đầu.
Nếu có khuyên một người
Dắt đến nghe Pháp Hoa
Rằng: kinh này rất mầu
Nghìn muôn kiếp khó gặp
Liền nhận lời qua nghe
Nhẫn đến nghe giây lát
Phước báu của người đó
Nay nên phân biệt nói.
Đời đời miệng không bệnh
Răng chẳng thưa, vàng, đen,
Môi chẳng dày teo thiếu
Không có tướng đáng chê,
Lưỡi chẳng khô đen ngắn
Mũi cao lớn mà ngay
Trán rộng và bằng thẳng
Mặt, mắt đều đoan nghiêm
Được người thấy ưa mến
Hơi miệng không hôi nhơ
Mùi thơm bông ưu-bát
Thường từ trong miệng ra.
Nếu cố đến tăng phường
Muốn nghe kinh Pháp Hoa
Giây lát nghe vui mừng
Nay sẽ nói phước đó:
Sau sanh trong trời, người
Được voi, ngựa, xe tốt
Kiệu, cáng bằng trân báu,
Cùng ở cung điện trời.
Nếu trong chỗ giảng pháp
Khuyên người ngồi nghe kinh
Nhơn vì phước đó được
Tòa Thích, Phạm, Chuyển luân.
Huống là một lòng nghe
Giải nói nghĩa thú kinh
Đúng như pháp mà tu
Phước đó chẳng lường được.

GIẢNG:

Tới đây, Phật nói công đức của người vì kinh Pháp Hoa mà ngồi hoặc đứng nghe trong chốc lát, hoặc nhường chỗ hoặc mời ngồi nghe kinh, thì được sanh lên cõi trời, được chỗ ngồi của Đế Thích, hay Phạm thiên và hưởng phước báo. Thông thường thì người tu Thập thiện suốt cả đời mà không lỗi giới, mới được sanh lên cõi trời cao nhất là trời Đao-lợi. Còn ở đây, chỉ ngồi nghe hoặc nhường chỗ mời người nghe kinh Pháp Hoa một chút, là được sanh lên cõi trời Phạm thiên... như vậy là quá dễ. Song, Phật dạy người khéo biết và hướng dẫn người sống với Tri kiến Phật, dầu trong một thời gian ngắn, tuy ít mà họ có chút lòng tin Tri kiến Phật thì công đức cũng vô kể. Bởi vì Tri kiến Phật là cái chân thật bất sanh bất diệt, tất cả pháp hữu vi không pháp nào sánh kịp. Chính vì vậy mà trong sử ghi rằng: Phật sanh ra đi bảy bước, tay chỉ trời tay chỉ đất nói: “thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn”, trên trời dưới trời chỉ Ta là tôn quí. Ta là chỉ cho Tri kiến Phật thanh tịnh sáng suốt, có sẵn nơi mỗi người. Trong thế gian này, chỉ có Tri kiến Phật là cái thường hằng bất hoại, là hơn cả. Như vậy, tất cả công đức, tất cả vật quí báu, không có công đức nào, của báu nào bằng Tri kiến Phật. Nên người sống được với Tri kiến Phật dù chỉ trong chốc lát cũng là hơn tất cả.

Kế tiếp Phật nói thêm, người nghe kinh Pháp Hoa, hoặc nhường chỗ, hoặc mời ngồi nghe kinh được phước đức, khi chuyển thân, căn tánh lanh lợi, có trí tuệ, trán, mày, mũi, miệng, răng, lưỡi... đều được tướng tốt đầy đủ, đời đời sanh ra gặp Phật nghe pháp. Ở đây, hơi đặt nặng về miệng. Tại sao? Vì miệng mời người nghe pháp và khuyên người đến nghe pháp. Nên mọi tật xấu nơi miệng không có và chính người mời nghe kinh đã có đủ lòng tin đối với kinh Pháp Hoa, tức là đã biết mìnhTri kiến Phật thanh tịnh sáng suốt, nên thể hiện ra ngoài vui tươi, hài hòa thanh thoát... Còn người sống với điên đảo vọng tưởng, thì mặt nhăn má cóp gầy ốm, vì ăn không ngon, ngủ không được nên tâm buồn bực, nếu mở miệng ra là nói những lời xấu xa bần tiện, là chửi thề, nói thô tục. Đó là miệng hôi hám, lời nhơ bẩn...

Chúng ta thấy Phật giáo hóa rất khéo, Ngài nói kinh bao hàm cả sự và lý. Người thấu đạt được lý, sống với Tri kiến Phật của chính mình thì an nhàn tự tại, còn người chưa đạt được lý nương theo sự thì biết nhường nhịn, khuyến khích nhau nghe kinh, đó cũng là hành động tốt đẹp. Vì vậy người nghe ở trình độ nào cũng được lợi ích.

Tóm lại, Phật so sánh công đức của người tùy hỉ khi nghe kinh Pháp Hoa. Công đức người ấy siêu việt thù thắng hơn người bố thí cúng dường tứ sự cho vô số chúng sanh ở trên vô số thế giới và dạy cho họ tu chứng quả A-la-hán. Và người tùy hỉ khuyến khích người nghe kinh Pháp Hoa được tướng tốt ở nơi trán, mặt, mày, mũi, miệng...
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 6824)
Hai chữ quy y có nghĩa là : quay về hay hồi chuyển. Y là nương tựa hoặc dựa vào, những hành vi hồi chuyển nương tựa hoặc quay đầu dựa dẩm tin tưởng.
(Xem: 6235)
Niềm tin sâu xa nhất trong giáo lý nhà Phật là tất cả mọi người đều có thể tự cải biến mình trong từng giây phút một. Chẳng có gì gọi là định mệnh cả.
(Xem: 6581)
Đây là một danh từ rất phổ thông trong chốn thiền môn.
(Xem: 7822)
Nhẫn nhục là chịu nhịn những điều sỉ nhục xấu hổ, nhục nhã, chịu đựng tổn thương trước những cảnh, sự việc không vừa lòng, nghịch ý, trái tai gai mắt;
(Xem: 6329)
Nền giáo dục hòa bình của Đạo Phật là một con đường đạo đức nhân bảnthiết thực, là căn cứ trên chân lý từ bi, công bằng và...
(Xem: 6651)
Chúng ta chỉ có thể nhìn thấy mọi sự vật, hiện tượng trong phạm vi giới hạn của đôi mắt mình, nhưng...
(Xem: 5773)
Tôi đến với Phật pháp vì … quá khổ.
(Xem: 5677)
Phải luôn luôn có tâm tùy hỷ đến tất cả mọi người, nếu chưa được giải thoát thì sau khi chết, năng lực tùy hỷ sẽ đẩy mình đến những cảnh giới tốt.
(Xem: 5723)
Tinh túy của đạo Phật là: nếu có khả năng, ta nên giúp đỡ người khác; nếu không thể giúp họ, thì tối thiểu nên hạn chế việc gây hại cho họ.
(Xem: 6858)
Chúng ta biết tu là chúng ta biết sống. Một thứ tài sản không bao giờ bị mất. Ai muốn giàu, muốn sung túc thì hãy ráng nhớ giữ gìn tài sản này.
(Xem: 6123)
Thuyết bốn Đế, tức bốn Chân lýcăn bản, là cốt lõi tinh túy của đạo Phật, là nội dung bài thuyết pháp đầu tiên của Phật ở Vườn Nai (Bénarès).
(Xem: 7135)
Đạo Phật thường quán niệmsuy tưởng về khổ đau vì đó là kinh nghiệm chung của toàn thể nhân loại.
(Xem: 6260)
Chúng ta chẳng cần tìm Phật ở đâu xa, ngài luôn luôn ở ngay trong cuộc đời, nhưng chúng ta không thấy, vì ...
(Xem: 6207)
Chúng ta có thể tìm ra chánh pháp của Phật, nghĩa là chân lý, ở khắp mọi nơi, chứ không bắt buộc chỉ tìm trong kinh điển.
(Xem: 6652)
Chúng ta đã tìm Phật và tìm Pháp, nay phải đi tìm Tăng cho đủ Tam Bảo, nói cho đủ là Tăng già, phiên âm chữ Phạn Sangha.
(Xem: 5934)
Dù là xuất gia hay tại gia, thường niệm pháp Quy Y trong đời sống, lấy Tam Bảo làm mục đích làm lợi ích cho Dân Tộc và cho cả chúng sinh.
(Xem: 6098)
Kinh sách và Đạo Pháp của Phật không phải giúp để góp nhặt sự hiểu biết mà phải dùng để tự biến cải lấy chính ta.
(Xem: 6485)
Tâm chúng sinh và Phật vốn không khác. Tất cả đều do tâm tạo. Mười cõi cũng do tâm tạo.
(Xem: 5752)
" Nầy các Tỳ kheo Như Lai nói tác ý tức là nghiệp vì có ý muốn làm mới có hành động thân khẩu ý ". Như vậy mười nghiệp lành là 10 điều giúp cho con người thực hiện trong sạch hoá thân khẩu và ý .
(Xem: 6876)
Khái niệm về sự tái sinh không phải là một khái niệm đặc thù của Phật Giáo mà đấy chỉ là một học thuyết chủ trương sự « đầu thai »
(Xem: 6049)
Có những niềm tin gây mê lầm, tội lỗi, gieo tai họa cho chính những người mang niềm tin đó mà họ không hay không biết, hoặc gieo tai họa lên nhiều người...
(Xem: 5939)
Theo kinh Lăng-già, Bồ-tát vì muốn độ tất cả chúng sanh đạt đến Niết-bàn nên phát nguyện ở lại thế giới nhiều khổ đau này để làm lợi ích cho chúng sanh.
(Xem: 6630)
Phật pháp tại thế gian, chẳng thể lìa thế gian mà có. Thế nên biết, người muốn ngộ được lẽ thật của muôn pháp, cũng phải từ muôn pháp mà ngộ,
(Xem: 5535)
Phật pháp tại thế gian, chẳng thể lìa thế gian mà có. Thế nên biết, người muốn ngộ được lẽ thật của muôn pháp, cũng phải từ muôn pháp mà ngộ,
(Xem: 5615)
Tin nhân quả làm chúng ta an tâm. Sự hợp lý, trật tự, ý nghĩa của một cuộc đời là do nhận thức được và sống theo nhân quả.
(Xem: 8137)
Mười nghiệp lành không những ngăn giữ chúng sanh khỏi bị đọa lạc vào bốn con đường đau khổ, mà còn mở cánh cửa thênh thang hạnh phúc an vui của phước báu nhân thiên sang cả.
(Xem: 6189)
Theo tâm lýkinh nghiệm, việc chọn lựa một tông phái để theo, phần lớn tùy thuộc vào sở thích và môi trường sinh sống của từng người.
(Xem: 5756)
Tất cả các hệ thống giáo lý phong phú của đạo Phật chỉ có một mục đích duy nhất là trình bày phương pháp và đường lối giải thoát,
(Xem: 8906)
Một người đã tin ở luật nhân quả trong đời hiện tại thì cũng phải tin ở luật nhân quả các đời quá khứ, và vị lai.
(Xem: 6560)
Thực tế cho chúng ta thấy, người học đạo thì nhiều, nhưng để sửa tâm tánh thì không bao nhiêu, đó là kết quả do việc không chịu lắng nghe.
(Xem: 5929)
"Con người là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự nghiệp. Nghiệp là thai tạng mà từ đó con người được sinh ra; nghiệp là quyền thuộc, là nơi nương tựa" .
(Xem: 5828)
Ngày nay phong trào nghiên cứu Phật học không còn bị thu hẹp trong giới Phật giáo mà đã phổ biến vào mọi tầng lớp của xã hội, không phần biệt Tôn giáo.
(Xem: 5331)
Học Phật là học con đường trở về với chân tâm, với Phật tánh—vốn hàm tàng nơi chính mình và tất cả chúng sinh.
(Xem: 6752)
Phật giáo nguyên thủy, xuất phát từ miền nam Ấn Độ, rồi được truyền sang Tích Lan, từ Tích Lan truyền qua Miến Điện, Thái Lan, Campuchia, Lào...
(Xem: 6981)
Sám hối không có nghĩa là hết tội nhưng nó có mãnh lực làm cho tâm mình thanh thản, nhẹ nhàng vì vậy nó giúp ngăn hay chận bớt những ác nghiệp mà mình đã tạo ra.
(Xem: 11108)
Tứ đếgiáo nghĩa cơ bản dùng để giải thích mọi hiện tượng nhân sinh vũ trụ được quy nạp từ thập nhị nhân duyên, là con đường trung đạo duy nhất giải thoát sinh tử luân hồi.
(Xem: 8078)
“Những Điều Phật Đã Dạy” là một trong những quyển sách nói về Phật học bán chạy nhất ở các nước phương Tây, được dịch ra nhiều thứ tiếng...
(Xem: 6095)
Tham sống sợ chết, đó là sự thật của người đời. Thế nhưng tại sao lại giết hại, cắt đứt sự sống của chúng sanh khác?
(Xem: 5443)
Theo nguyên tắc chung, tôi nghĩ rằng tôn giáo của cha mẹ mình là tôn giáo thích nghi nhất cho mỗi người.
(Xem: 7105)
Quan niệm về cái gọi là "đời cha ăn mặn đời con khát nước" cho rằng có một cái gì vô hình lưu truyền cái nhân xấu do đời cha tạo ra và chuyển giao cái quả xấu do nhân xấu mang lại cho con cái.
(Xem: 6036)
Học Phật không phải chỉ biết được lời Phật dạy, biết qua kiến thức suông để đàm luận, lý luận, mà cần phải thực tập, áp dụng vào cuộc sống của mỗi người trong sự nghe thấy, tư duy và hành động.
(Xem: 6474)
Trong Phật Pháp, đức Phật đã chỉ sẵn một phương pháp, một nghệ thuật hay còn gọi là một bí quyết để có một đời sống hạnh phúc, đó là gìn giữ năm giới.
(Xem: 21164)
Vô thườngtính chất căn bản của đời sống; tất cả mọi sự vật sinh ra có điều kiện đều có tính chất của bốn giai đoạn “thành, trụ, hoại, diệt”
(Xem: 5850)
Mỉm một nụ cười, trở về với một hơi thở, bước một bước chân thảnh thơi... cũng có thể là những phép lạ giữa một cuộc sống căng thẳng và quá bận rộn.
(Xem: 7217)
Về phương diện đạo lý, Phật giáo cao hơn các hệ thống đạo đức khác, nhưng đạo đức chỉ là bước đầu chứ không phải cứu cánh của Phật giáo.
(Xem: 8653)
Bát Chánh Đạogiáo lý căn bản của Đạo đế (trong Tứ Đế) gồm ba mươi bảy phẩm trợ đạo. Đây là những phương tiện hành trì phổ biến sâu rộng chung cho Ngũ thừa Phật giáo.
(Xem: 6931)
Chữ Không của Bát Nhã đứng vững là dựa trên lý nhân duyên, nếu lý nhân duyênchân lý thì chữ Không cũng sẽ là chân lý.
(Xem: 7773)
Đây là 4 pháp, 4 nguyên tắc sống mà tiền thân chư Phật, tức chư Bồ-tát thường áp dụng để nhiếp hóa, cảm hóa chúng sanh...
(Xem: 5427)
Có những người sinh trưởng ở những nơi mà niềm tin về tái sinh là một thành phần trong nền văn hóa của họ.
(Xem: 18726)
Luận Đại Trí Độ là một bộ luận lớn, bộ luận căn bản của Phật pháp, giảng giải bao quát nhiều vấn đề liên quan đến học thuyết, tư tưởng, truyền thuyết, lịch sử, địa lý, các quy định thực tiễn, giới luật Tăng già;
(Xem: 14522)
Luận Đại Trí Độ là một bộ luận lớn, bộ luận căn bản của Phật pháp, giảng giải bao quát nhiều vấn đề liên quan đến học thuyết, tư tưởng, truyền thuyết, lịch sử, địa lý, các quy định thực tiễn, giới luật Tăng già;
(Xem: 13705)
Luận Đại Trí Độ là một bộ luận lớn, bộ luận căn bản của Phật pháp, giảng giải bao quát nhiều vấn đề liên quan đến học thuyết, tư tưởng, truyền thuyết, lịch sử, địa lý, các quy định thực tiễn, giới luật Tăng già;
(Xem: 13661)
Luận Đại Trí Độ là một bộ luận lớn, bộ luận căn bản của Phật pháp, giảng giải bao quát nhiều vấn đề liên quan đến học thuyết, tư tưởng, truyền thuyết, lịch sử, địa lý, các quy định thực tiễn, giới luật Tăng già;
(Xem: 11930)
Luận Đại Trí Độ là một bộ luận lớn, bộ luận căn bản của Phật pháp, giảng giải bao quát nhiều vấn đề liên quan đến học thuyết, tư tưởng, truyền thuyết, lịch sử, địa lý, các quy định thực tiễn, giới luật Tăng già;
(Xem: 13354)
Không khởi sinh cũng không hoại diệt, không thường hằng cũng không đứt đoạn. Không đồng nhất cũng không dị biệt, không từ đâu đến cũng không đi mất.
(Xem: 13746)
Do tánh Không nên các duyên tập khởi cấu thành vạn pháp, nhờ nhận thức được tánh Không, hành giả sẽ thấy rõ chư hành vô thường, chư pháp vô ngã, cuộc đời là khổ.
(Xem: 14049)
công đức của Pháp tánh là không cùng tận, cho nên công đức của người ấy cũng giống như vậy, không có giới hạn.
(Xem: 13340)
Phật Thích Ca gọi cái pháp của Ngài truyền dạy là pháp bản trụ. Nói bản trụ nghĩa là xưa nay vốn sẵn có.
(Xem: 15141)
Thanh tịnh đạo có thể xem là bộ sách rất quý trong kho tàng văn học thế giới, không thể thiếu trong nguồn tài liệu Phật học bằng tiếng Việt.
(Xem: 16257)
Không và Hữu là hai giáo nghĩa được Đức Phật nói ra để phá trừ mê chấp của các đệ tử.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant