Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

13. Phẩm Khuyên Trì

26 Tháng Sáu 201200:00(Xem: 6936)
13. Phẩm Khuyên Trì

KINH PHÁP HOA GIẢNG GIẢI
Lê Sỹ Minh Tùng
PL. 2556 DL. 2012

Chương Thứ Mười Ba

Phẩm KHUYÊN TRÌ

Download Giọng Đọc: Nguyên Hà 

 

Khuyên là khuyên nói, trì là giữ gìn. Vậy khuyên nói và giữ gìn cái gì? Người tu theo kinh Pháp Hoa nên giảng giải, đọc tụng, sao chép và giữ gìn cho kinh này tồn tại mãi mãithế gian.

Hãy nghiệm lại bài “KHAI KINH KỆ”:

Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp

 Bách thiên vạn kiếp nan tao ngộ

 Ngã kim kiến văn đắc thọ trì

 Nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa

Nghĩa là:

Phật pháp rộng sâu rất nhiệm mầu

Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu

Con nay nghe được chuyên trì tụng

Nguyện rõ Như Lai nghĩa nhiệm mầu

Giáo lý Pháp Hoathậm thâm vi diệu, không còn triết lý nào trên thế gian mà cao siêu hơn được tại vì kinh Pháp Hoa chỉ rõ Tri Kiến Phật vốn có sẵn nơi mỗi chúng sinh cho nên có câu “Thành Phật tu Pháp Hoa” là vậy. Giáo lý quá huyền diệu nhiệm mầu cho nên dễ gì trong muôn vạn kiếp mà thấy biết được. Vì vậy khi đã biết Pháp Hoa, chúng sinh nên tiếp nhậnhành trì nghĩa là áp dụng những giáo lý nhiệm mầu đó vào trong cuộc sống tức là lấy tinh thần Pháp Hoa làm tiêu chuẩn mà hóa giải cho thân khẩu ý được hoàn toàn thanh tịnh. Muốn đạt đến trình độ này chúng sinh phải thấu hiểu rốt ráo thâm nghĩa của kinh vì thế kinh là để nghiên cứu, tham học, tư duy để tìm cái chân lý ẩn bên trong rồi đem chân lý đó hành trì trong cuộc sống để có giải thoát giác ngộ chớ kinh không để tụng trước bàn thờ Phật. Trong lịch sử Phật giáo, chưa có người nào tụng kinh mà trị hết bệnh tham, sân, si mà chính họ phải tự tu sửa, phải tham thiền tức là tham tánh và niệm Phật tức là niệm tâm để hóa giải dần dần những căn bản vô minh phiền não đó. Chỉ khi nào chúng sinh tự nghiệm biết sự tai hại của tham, sân, si mạn, nghi thì chính họ mới hóa giải nó được. Có biết rõ bộ mặt thật của kẻ thù thì con người mới chiến đấu và có cơ hội thắng nó. Ngược lại, nếu nhận giặc phiền não làm con thì sẽ trôi nổi trong biển ái sông mê, lang thang lẩn thẩn triền miên không có lối thoát.

Một khi được kinh Pháp Hoa khai mở, chỉ bày để tự nhận ra nơi mình có Tri Kiến Phật thì chúng sinh phải “giữ gìn” làm tỏ ngộ và thâm nhập cái Tri Kiến Phật đó và không để cho phiền não trần lao che phủ. Sống trong tỉnh thức chánh niệmbiết mình lúc nào cũng có Tri Kiến Phật tức là “Trì” vậy.

Lúc bấy giờ Bồ-tát Dược Vương và Bồ-tát Đại Nhạo Thuyết cùng hai muôn Bồ-tát quyến thuộc, ở trước Phật nói lên lời thề rằng:

-Cúi xin Thế-Tôn chớ lo, sau Phật diệt độ chúng sanh tôi sẽ tuân giữ, đọc tụng kinh điển nầy. Chúng sanh trong đời ác về sau, căn lành lần lần ít, kiêu ngạo nhiều thêm tham lợi háo danh, trồng sâu nghiệp bất thiện, xa lìa giải thoát. Tuy khó giáo hoá như vậy, chúng con sẽ dùng sức nhẩn lớn, trì tụng biên chép diễn nói, hy sinh mọi cách thậm chí không tiếc thân mạng để giáo hoá cho họ.

Dược Vương là vị Bồ Tát ban cho thuốc hay để chữa cho thân và tâm bệnh của chúng sinh. Dựa theo kinh Quán Dược Vương Dược Thượng Nhị Bồ Tát, trong vô lượng vô biên A tăng ký kiếp quá khứđức Phật hiệu là Lưu Li Quang Chiếu Như Lai, cõi nước của đức Phật này là Huyền Thắng Phan.

Sau khi đức Lưu Li nhập Niết bàn, trong thời tượng phápTỳ kheo Nhật Tạng, thông minh, đa trí, diễn nói cho đại chúng nghe pháp Đại thừa Vô Thượng Thanh Tịnh Bình Đẳng Đại Huệ của Như Lai. Bấy giờ, trong đại chúngtrưởng giả Tinh Tú Quang, nghe pháp Đại thừa Bình Đẳng Đại Huệ nên lòng rất vui mừng bèn đem thuốc hay của núi tuyết cúng dường cho Tỳ kheo Nhật Tạng cùng chúng tăngphát nguyện rằng “đem công đức này để hồi hướng đạo Vô Thượng Bồ Đề, nếu có chúng sinh nào nghe tên tôi, nguyện cho họ tiêu trừ ba thứ bệnh khổ. Khi ấy, em của trưởng giả tên Điền Quang Minh cũng theo anh mang đề hồ, thuốc hay để cúng dường cho Tỳ kheo Nhật Tạng và cũng phát tâm Bồ Đề rộng lớn, nguyện được thành Phật.

Khi đó, đại chúng khen ngời trưởng giả Tinh Tú Quang là Dược Vương, còn em là Điền Quang MinhDược Thượng là hai vị Bồ Tát Dược VươngDược Thượng sau này.

Đại Nhạo Thuyết là vị Bồ Tát thành tựu tứ vô ngại biện tài:

1) Pháp vô ngại : Khi đã thành tựu trí tuệ thì nhìn vạn pháp thấy cái gì cũng đúng với chân lý nên khi thuyết pháp biến tất cả các pháp trở thành Phật pháp. Thí dụ như khi thấy lá rụng, tuyết rơi thì nghĩ ngay đến sự tạm bợ, vô thường

2) Nghĩa vô ngại : là biết đúng nên nói đúng, nói chánh ngữ, đúng nghĩa, không sai chân lý.

3) Từ vô ngại : là lời nói trôi chảy, không ngăn ngại.

4) Lạc thuyết vô ngại là càng nói càng thêm phấn khởi, dồi dào phong phú chớ không bao giờ bị bế tắc.

Đứng về phương diện ý thức, tư tưởng thì tứ vô ngại được gọi là tứ vô ngại trí tức là do trí tuệ mà phát sinh ra bốn thứ vô ngại. Còn dựa trên ngôn từ diễn đạt mà nói thì gọi là tứ vô ngại biện tức là tứ vô ngại biện tài. Sau cùng khi chúng sinh nhìn kinh điển mà có thể nhận thức, thấy biết ngay thì gọi là tứ vô ngại giải, nghĩa là đọc kinh thì biết ngay ý nghĩa mà khỏi cần nghiên cứu.

Vì có tứ vô ngại biện tài nên Bồ Tát Đại Nhạo Thuyết mới dám đảm nhận trách nhiệm truyền bá kinh Pháp Hoathế giới Ta Bà đầy uế trược nầy.

Tinh thần Pháp Hoa là trong mỗi chúng sinh đã có sẵn Tri Kiến Phật cho nên nếu đứng về phương diện chân đế mà nói thì vào thời đức Phật còn tại thế và thời sau ngày Phật Nhập diệt con người trước sau như vậy, Phật tánh không tăng cũng không sa sút. Nhưng bây giờ nếu nhìn theo lăng kính của tục đế thì tâm của chúng sinh có thay đổi tùy theo hoàn cảnh xã hội, môi trường sống và đạo đức nhân bản trong xã hội đó. Nói chung, con người càng chạy theo vật chất thì tâm linh thiếu thăng bằng. Càng tham muốn thì dục vọng càng tăng trưởng để sai sử họ dấn thân vào con đường khổ, phiêu lưu dám làm những chuyện trái với lương tâm. Vì thế kinh Pháp Hoa đóng một vai trò tối quan trọng vào trong cuộc sống của con người đó là nhắc nhở cái “Tri Kiến Phật” là chơn tánh hằng sáng thanh tịnh vốn đã có sẵn trong mỗi chúng sinh. Do đó nếu con người trực nhận được tri kiến Phật của mình thì chắc chắn cuộc sống của họ không bao giờ chao đảo chông chênh. Phải chăng đây là bản hoài của chư Phật và Bồ Tát thị hiện trong thế gian này để giúp chúng sinh chuyển mê khai ngộ, lìa khổ được vui?

Bấy giờ trong đại chúng 500 A-la-hán đã được thọ ký, bạch Phật rằng: Thế Tôn ! Chúng con cũng tự thệ nguyện truyền bá rộng kinh nầy ở những nước khác.

Lại có 8.000 vị hữu học, vô học cũng đã được thọ ký rồi, lập lời thề trước Phật: Chúng con cũng ở nơi nước khác giảng nói rộng kinh nầy. Tại vì cõi nước Ta-Bà phần lớn con người hay che giấu điều ác, ôm lòng tăng-thượng-mạn, công đức cạn mỏng, hận thù, nịnh hót vì tâm không thành Phật.

Đoạn trước các vị Bồ Tát Dược Vương và Đại Nhạo Thuyết đại diện cho hàng Đại Bồ Tát phát nguyện cùng chư Phật sẽ khai mở, chỉ bày để chúng sinh “giữ gìn” làm tỏ ngộ và thâm nhập cái Tri Kiến Phật cho những đời vị lai. Đến đoạn này đến lượt các vị A la hán trong hàng Thanh Văn sau khi được Phật thọ ký thì cũng phát những hạnh nguyện to lớn như hàng Bồ Tát. Sau đó những bậc hữu họcvô học sau khi được Phật thọ ký cũng hân hoan phát lời thệ nguyện rộng lớn là giữ gìntruyền bá kinh Pháp Hoa để giúp chúng sinh “Chư ác mạc tác” “Chứng thiện phụng hành” và sau cùng đạt đến cứu cánh là “Tự tịnh kỳ ý”. Có thanh lọc thân khẩu ý thì con người mới thực sự quay về sống với chơn tánh của mình tức là “trì” cái Tri Kiến Phật của chính mình. Nhưng ở đây các vị A la hán, các vị trong hàng hữu họcvô học chỉ xin được truyền bá kinh Pháp Hoa ở những thế giới ít ô trược chớ không dám ở thế giới Ta Bà này vì các ngài chưa đủ bản lãnh. Ngày nay, học giả thì nhiều, lý luận rất hay nhưng hành giả có rất ít bởi vì con người nghiêng về lý thuyết nhiều hơn cho nên tốn công rất nhiều mà kết quả thật sự chẳng có bao nhiêu. Lý luận thì cao siêu lên vút tận trời xanh, nào là Bát Nhã, nào là Tánh Không, nào là Duy Thức, nhưng cái căn bảndưới đất lại quên đi cho nên nói thì hay mà tánh tham không bỏ, tật đố không chừa, không lìa tranh chấp thì chính mình chẳng được lợi ích gì chỉ là lý thuyết suông. Con người sống trong thế giới Ta Bànghiệp chướng sâu dày, che dấu tội lỗi, ôm ấp lòng tăng thượng mạn, công đức chẳng có bao nhiêu, tà tâm nịnh hót, không sống bằng trực tâm chân chính cho nên nếu không phải là Đại Dược Vương hay Đại Nhạo Thuyết thì không cách nào trị nổi những căn bệnh hiểm nghèo này. Biết mình trị không nổi nên các vị A la hán và biết bao hàng hữu họcvô học khác xin đi truyền bá kinh Pháp Hoa ở những thế giớicon người bệnh nhẹ hơn, tâm tánh dễ thuần thục hơn.

Thế giới Ta Bà chỉ dành cho hai vị Bồ Tát Dược Vương, là vua của các vị thầy thuốc nên biết rõ thân và tâm bệnh của chúng sinh mà giúp họ hóa giải và Đại Nhạo Thuyết, là người có tứ vô ngại biện tài nên mới dám lãnh trách nhiệm truyền bá kinh Pháp Hoa vì hai vị có đầy đủ bản lãnh, khả năng giáo hóa chúng sinh và diễn nói chánh pháp đúng theo ý kinh mà không rơi vào mê tín, không đưa đại chúng sống trong ảo tưởng hoang đường. Chúng sinh có rất nhiều tâm bệnh như bệnh chấp ngã, chấp pháp, bệnh tham sân si, bệnh lục dục thất tình và từ đó nó biến dạng ra không biết bao nhiêu thứ bệnh khác. Vì thế chỉ có Bồ Tát Dược Vương mới thấu biết rốt ráo tâm bệnh của chúng sinh và nhờ tài biện thuyết vô ngại của Đại Nhạo Thuyết Bồ Tát giảng giải thâm ý kinh Pháp Hoa cho đại chúng tỏ ngộ và thâm nhập Tri Kiến Phật của chính mình.

Sau cùng đoạn kinh sau thì các vị Tỳ kheo Ni sẽ phát nguyện cùng gánh vác trọng trách giữ gìn kinh Pháp Hoa được trường tồn mãi mãi trong thế gian.

Lúc bấy giờ bà Dì của Phật là Tỳ kheo ni Ma-ha-ba-xà-ba-đề cùng với 6.000 Tỳ kheo ni của hai hạng hữu họcvô học, đổng đứng dậy, chấp tay chiêm ngưỡng tôn nhan Phật, mắt không tạm rời. Thế Tôn mới hỏi:

-Kiều-đàm-di! Vì cớ nào mà ngó Như Lai với vẻ lo âu như vậy? Phải chăng vì ta không kêu tên thọ ký cho các bà? Này Kiều-đàm-di, ta trước thọ ký tổng quát cho tất cả Thanh-Văn, nay bà đã muốn thì ta nói trước cho biết, đời sau, bà sẽ làm Đại Pháp Sư của 68.000 Phật pháp còn 6.000 Tỳ kheo ni trong hàng hữu họcvô học, cũng sẽ làm Pháp SưLần hồi ngươi sẽ đầy đủ đạo Bồ tát và sẽ được thành Phật, hiệu Nhất-thiết-chúng-sanh-hỉ-kiến Như Lai. Này bà Kiều-đàm-di, Phật Hỉ Kiến và 6.000 Bồ tát sẽ tuần tự thọ ký được Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

Bấy giờ, mẹ của La-hầu-la là Tỳ-kheo-ni Gia-du-đà-la thầm nghĩ:

- Thế Tôn thọ ký cho mọi người sao riêng mình chẳng nói tới tên? Phật kêu Gia-du-đà-la nói:

-Đời sau, trong năm ngàn vạn ức pháp môn của Phật, bà sẽ tu hạnh Bồ-tát, làm Đại Pháp Sư, lần hồi đầy đủ Phật đạo, rồi ở nơi nước Thiện, sẽ thành Phật hiệu Cụ-túc-thiên-vạn-quang-tướng Như Lai.

Kiều-đàm-di, Gia-du-đà-la và tất cả Tỳ kheo ni đều vui mừng hớn hở, cho là được của quí giá chưa từng có.

Sau khi Phật thọ ký cho tất cả Tỳ kheo thì hiện tượng Long nữ mới vừa tám tuổi tức thì được thành Phật làm cho tất cả các vị Tỳ kheo Ni bàng hoàng xúc động. Các bà nghĩ rằng một đứa bé gái mang thân rồng mà còn thành Phật thì không lẽ chúng ta đã xã thân quyết chí tu hành mà không thể thành được chăng? Hiểu được tâm trạng của các bà nên đức Phật bây giờ chính thức thọ ký cho Dì Mẫu, Tỳ kheo Ni Gia Du Đà La và 6.000 Tỳ kheo Ni trong hàng hữu họcvô học sẽ thành Phật. Nói thành Phật, nhưng đâu phải thành Phật ngay như nàng Long nữ mà phải trải qua vô lượng kiếp tu hành, đầy đủ công hạnh Bồ Tát, trí tuệ vẹn tròn thì lúc đó mới thành Phật. Một lần nữa, thọ ký phải được hiểu như là một lời khích lệ từ đức Thế Tôn để khuyến khích chúng sinh cố gắng hóa giải cho hết những vẫn đục trong tâm thức của mình chớ thật ra Phật không cho chúng sinh cái gì cả. Tri Kiến Phật vốn đã có sẵn trong mỗi chúng sinh chớ cái Phật tánh này không do Phật ban cho vì thế Phật biết trong mỗi chúng sinh đã có sẵn cái mầm Phật tánh nên Ngài mới thọ ký tức là khuyến khích cho họ cố gắng nhận biết để tỏ ngộ và sau cùng thâm nhập cái Phật tánh thiêng liêng huyền diệu của chính mình đó thôi.

Nói rộng ra, chúng ta đang sống rải rác khắp nơi trên thế giới cho nên không nhất thiết chỉ có người quy y đạo Phật mới có Tri Kiến Phật mà ngay cả những ông Tây, bà Đầm, mắt xanh mũi lỏ, không nói được tiếng Việt thậm chí không biết một tý gì về Phật giáo thì những người này cũng đều có Tri Kiến Phật giống như chúng tadĩ nhiên họ có thể thành Phật giống như mọi người. Đây là tinh thần bình đẳng khách quan mà chỉ Phật giáo mới có. Từ đó con người mới nhìn thấu suốt ra ngoài mà thấy được tính bình đẳng của tất cả sự vật hiện tượngthành tựu Bình Đẳng Tánh Trí. Thế thì Tri Kiến PhậtPhật nhân mà muốn thành tựu Phật quả thì chúng sinh phải hóa giải cho hết Kiến Hoặc, Tư Hoặc, Vô Minh HoặcTrần Sa Hoặc. Con đường thành tựu Phật đạo còn dài cho nên đoạn kinh trên nói rằng “lần hồi” nghĩa là từ từ hóa giải từng phiền não vô minh cho đến khi tâm hoàn toàn trong sáng thì sẽ thành Phật chớ không thể đốt giai đoạn được. Nhắc lại Tổ Bồ Đề Đạt Ma nói rằng “Trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật” là quay về để biết cái tâm thật của mình tức là phần đầu của kinh Lăng nghiêm khi Phật hỏi 7 lần về nơi thường trụ của tâm và sau đó thấy tánh thì thành Phật. Thấy tánh là phần sau của kinh Lăng Nghiêm nghĩa là chúng sinh phải biết thấu suốt tánh thấy, tánh nghe…của mình để đừng chạy theo khách trần phiền não. Nhưng cho dù có thấy tánh thì đây chỉ là Phật nhân chứ không thể thành Phật ngay được bởi vì trong ta tập khí ngã mạn, gốc tham sân si chưa nhổ sạch nên cần phải huân tu để hóa giải chúng. Khi nào diệt hết Kiến Hoặc, Tư HoặcVô Minh Hoặc thì lúc đó mới thành Phật quả. 

Sau khi đọc một bài kệ, các Tỳ-kheo-ni bạch Phật: Thế Tôn, chúng con có thể rộng nói kinh nầy ở các nước phương khác không?

Phật bèn ngó 80.000 muôn vạn ức na-do-tha Bồ-tát. Các Bồ-tát này toàn là bậc bất-thối-chuyển và đã được các “ tổng trì”, bèn từ chỗ ngồi đứng dậy, đến trước Phật, chấp tay nghĩ nói trong lòng rằng:

-Nếu Thế Tôn dạy, chúng con sẽ như lời Phật mà rộng nói kinh nầy. 

Rồi lại nghĩ:

-Phật nay làm thinh không dạy, bây giờ chúng ta sẽ nói gì đây?

Khi ấy, vừa để thuận theo ý Phật, vừa để thoả mãn sở nguyện của mình, các Bồ-tát bèn thề lớn trước Phật:

-Thế Tôn, sau Như Lai diệt độ, chúng con sẽ đi khắp mười phương thế giới, khiến chúng sanh biên chép kinh này, lãnh giữ, đọc tụng, giải nói ý nghĩa, theo pháp tu hành, sửa điều nghĩ nhớ cho chân chánh được như thế là toàn nhờ uy lực của Phật. Cúi xin Thế Tôn ở phương khác, xa thấy mà hộ trì cho!

Đến khi các vị Tỳ kheo Ni được Phật thọ ký bèn cùng với hàng Bồ Tát bất thối chuyển phát nguyện được đem kinh Pháp Hoa đến những thế giới khác trong vũ trụ để hoằng pháp lợi sanh vì tất cả không đủ bản lãnh để giáo hóa chúng sinh trong thế giới Ta Bà. Duy chỉ có Bồ Tát Dược Vương và Đại Nhạo Thuyết là nguyện vào thế giới Ta Bà để giảng giải truyền bá kinh Pháp Hoa vì các ngài có đầy đủ trí lực để giáo hóa những chúng sinh can cường che đậy điều ác, ôm lòng tăng thượng mạn, sống trong hận thù, tranh chấp.

Đến đây Phật đã thọ ký cho tất cả mọi người, từ các bậc đại trí, các vị Tỳ kheo hữu họcvô học đến các vị Tỳ kheo Ni hữu họcvô học và cho tất cả đại chúng. Mọi người rất hoan hỷ và tin rằng một ngày nào đó khi công thành đức mãn thì chính mình sẽ thành Phật.

Tóm lại, nếu đứng về phương diện tích cực thì thọ trì kinh Pháp Hoatruyền bá, giảng nói, biên chép, xiễn dương cho tất cả mọi người cùng thể nhập Tri Kiến Phật. Còn dựa theo khía cạnh tiêu cực thì hành giả tiếp thu, áp dụng và sống theo giáo lý đó trong đời sống của měnh. Do đó nhận biết Tri Kiến PhậtChánh nhân Phật tánh tức là Phật nhân còn trì kinh Pháp HoaDuyên nhân Phật tánh nghĩa là phát triển làm cho hoa Tri Kiến nẩy nở nhanh chóng. Chúng sinh nhờ nghe kinh Pháp Hoacải thiện tâm ý khiến cho thân khẩu ý dần dần được thanh tịnh, giữ vững chánh niệm sống trong thiện pháp thì hoa sen trong họ dần dần nở rộ. Sau cùng Phật tánh hiển lộ rõ ràng, hoa sen bây giờ nở rộ thơm ngát thì gọi là Liễu nhân Phật tánh tức là thành Phật.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8333)
Đạo Phật trên ý nghĩa thiết yếu là “biện chứng giải thoát” hay là con đường gỉai thoát. Gỉai thoát khỏi khổ đau, sinh tử luân hồi.
(Xem: 7616)
Lâu nay mình đã sống trọn vẹn hết thời giờ chưa? Mình có để lãng phí thời giờ hay không? Và bằng cách nào để chúng ta sống một cách có ý nghĩa?
(Xem: 8644)
Hai chữ “Sinh Tử” đã khiến cho biết bao nhiêu người bất kể trí ngu giàu nghèo từ xưa đến nay đều phải lưu ý tới và khổ tâm vì nó.
(Xem: 7172)
Những gì có mang một tính chất riêng (svalakṣaṇa) đều được gọi là pháp (dharma): “svalakṣaṇadhāraṇād dharmaḥ”[1], tức do duy trì yếu tính của tự thân nên nó được gọi là Pháp.
(Xem: 8465)
Đối với Phật giáo mỗi người làm chủ lấy vận mạng của chính mình. Mỗi chúng ta đều mang trong mình một tiềm năng ngang nhau...
(Xem: 7750)
Đạt được cơ sở con người, cơ sở đó giống như một cái bình thật quý và hiếm hoi, giúp ta có thể giải thoát tất cả kẻ khác và cho cả chính ta
(Xem: 7034)
Như Lai hay Như Khứ là dịch nghĩa của từ Sanskrit: Tathāgata, được ghép từ hai yếu tố là tathā và Agata hoặc tathā và gata.
(Xem: 8242)
TA THƯỜNG NGHE NÓI rằng thật khó tìm được một thân người. Không phải là bất kỳ thân người nào mà là một thân người “quý báu” có nối kết với Giáo pháp – đó chính là điều khó đạt được.
(Xem: 9273)
Đọc tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung, người ta thường thấy câu thành ngữ “Buông đao đồ tể, lập tức thành Phật”.
(Xem: 7969)
Thuật từ Uẩn 蘊, ngữ nguyên Sanskrit là skandha, Pāli là khandha, Hán phiên âm, Tắc-kiện-đà 塞健陀, dịch là tích tụ, loại biệt, tức là năm loại khác nhau về các pháp hữu vi.
(Xem: 8442)
“Bạn có nghĩ rằng hôm nay chỉ là một ngày nữa của đời mình chăng? Thật ra hôm nay không phải chỉ là ‘một ngày nữa’ thôi, mà nó là một ngày được riêng dâng tặng cho bạn.
(Xem: 8090)
Phật dạy chúng ta hãy đem chánh niệm vào tất cả những việc mình làm trong đời sống hằng ngày. Ngài không bỏ ra ngoài bất cứ một việc làm nhỏ nhặt nào hết...
(Xem: 9656)
Những lời khuyên thiết thực, thâm sâutrong sáng của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma, chỉ cho ta cách tu tập giúp biến cải tâm linh ta, biến ta thành một con người cao cả hơn...
(Xem: 6810)
Trong cuộc sống, chúng ta thường dùng lời nói để trao đổi thông tin, để diễn đạt ý tưởng hoặc để bày tỏ, biểu lộ tâm tư tình cảm của mình…
(Xem: 6852)
Đức Phậtlòng từ bi mà thương xót chúng sinh, nên đã chỉ ra nỗi khổ, niềm đau, chỉ dạy phương pháp dứt khổ, để chúng ta cùng được sống trong bình yên, hạnh phúc.
(Xem: 7067)
Hộ trì các căn (Indriyesu guttadvàro) hay phòng hộ các giác quan (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) là một trong các biện pháp tu tập căn bản của đạo Phật.
(Xem: 6700)
Tăng quan luận (僧官論) là một trong những bộ luận do ngài Thích Ngạn Tông (557-610)1 trước tác, nhằm thuyết minh và lý giải các chức vụ do chư Tăng đảm nhiệm (廣明僧職)
(Xem: 7228)
Chưa có tài liệu nào về niên đại của đức Phật lịch sử, vị sáng lập đạo Phật, được truyền thừa nhất quán trong các tông phái chính của Phật giáo cũng như được các học giả cùng công nhận.
(Xem: 6878)
Kinh Hoa Nghiêm, như các kinh điển Đại thừa, lấy tánh Không làm nền tảng. Tánh Không trong kinh này là Pháp thân của Phật bổn nguyên Tỳ-lô-giá-na, và toàn thể vũ trụhiện thân của Ngài.
(Xem: 16343)
Sau khi Ta diệt độ nhập Niết-Bàn, hãy tự thắp đuốc lên mà đi; thắp lên với chính pháp, đừng thắp lên với pháp nào khác; hãy nương tựa với chính mình, đừng nương tựa với một pháp nào khác
(Xem: 7577)
Con đường Bồ tátcon đường lý tưởng nổi tiếng của Phật giáo Đại thừa – không phải là pháp tu để thành thánh, thành tiên, mà là một lối sống ai cũng có thể ước mong thành tựu được.
(Xem: 6516)
Sau kiến đạo, các pháp hữu lậu không thuộc kiến sở đoạn (darśana-prahātavya). Tức các pháp hữu lậu còn lại, trừ kiến chấp ô nhiễm khởi lên do tà phân biệt.
(Xem: 6976)
Đa số người xưng là Phật tử mà không biết rõ đường lối tu hành, ai bày sao làm vậy, trở thành mê tín sai lầm, khiến người đời phê bình đạo Phật là huyền hoặc, là vô ích.
(Xem: 7308)
Tánh "không" (S. 'Suunyataa, P. Su~n~nataa) là một trong các học thuyết quan trọng bậc nhất của Phật giáo và cũng là học thuyết bị người khác đạo hiểu sai lầm nhiều nhất.
(Xem: 6381)
Tánh Khôngbản tánh của tất cả mọi sự vật, mọi hiện tượng, mọi hành động của thân khẩu ý, nên ở đâu trong không gian nào thời gian nào chúng ta cũng có thể nhận ra nó...
(Xem: 6751)
Nói đến Bát-nhã (Trí huệ), các luận thường phân làm ba: Bát-nhã văn tự, Bát-nhã quán chiếu, và Bát-nhã thật tướng.
(Xem: 5613)
Người Phật tử chân chính chớ nên dòm ngó lỗi người, chúng ta chỉ nên nhìn lại hành động của mình, xem đã làm được điều gì tốt đẹp hay chưa.
(Xem: 8957)
"Vậy nên này Ananda, hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình (atta-dipà viharatha), hãy tự mình y tựa chính mình (attàsaranà) chớ y tựa một cái gì khác.
(Xem: 7427)
Tổ Quy Sơn dạy: "Nếu mình chưa là bậc thượng lưu, vượt thẳng lên thềm vô thượng giác thì hãy để tâm vào giáo pháp, ôn tầm kinh điển, rút ra nghĩa lý tinh hoa, truyền bá tuyên dương tiếp dẫn hậu lai, trả ơn đức Phật".
(Xem: 22451)
Năng Đoạn Kim Cương Bát-nhã Ba-la-mật Kinh, nguyên văn Sanskrit Devanagari hiện hành là: वज्रच्छेदिका नाम त्रिशतिका प्रज्ञापारमिता। Vajracchedikā nāma triśatikā prajñāpāramitā
(Xem: 7812)
Về cơ bản, lý duyên khởi giải thoát mô tả tâm lý của thiền, nghĩa là, những gì xảy ra trong tiến trình hành thiền được hành giả trải nghiệm từ lúc đầu cho đến lúc cuối.
(Xem: 6876)
Bài Pháp này nhắc nhở các bạn về một số điều Phật dạy, như một cách để sách tấn, khuyến khích các bạn chăm chỉ thực hành đúng theo lời Phật dạy.
(Xem: 15079)
Pháp Hoakinh tối thượng của Phật giáo Đại thừa bởi vì cấu trúc của kinh rất phức tạp, ý nghĩa sâu sắc có lẽ vượt ra ngoài tầm tư duysuy luận của con người bình thường.
(Xem: 8663)
Sự hình thành và phát triển tâm lý học Phật giáo là một quá trình vừa diễn dịch vừa xây dựng kéo dài suốt hàng thế kỷ trong lịch sử truyền thừa Phật giáo kể từ thời Đức Phật.
(Xem: 13140)
Giáo lý Duyên khởi (Cái này sinh, nên cái kia sinh, cái này diệt nên cái kia diệt) là nguyên tắc chung giải thích về sự hình thành hay hủy diệt của các pháp.
(Xem: 19085)
Chắc chắn dù có khen ngợi thì cũng không đủ nêu lên chỗ cao đẹp; dù có bài bác thì cũng chỉ càng mở rộng chỗ ảo diệu luận mà thôi. Luận Vật bất thiên của ngài Tăng Triệu...
(Xem: 6030)
Phật Thích Ca sau 49 năm thuyết pháp cũng bảo những lời ta nói là thuyết lại lời cổ Phật. Khổng Tử thì nhắn nhủ hậu thế: ông chỉ truyền lời Thánh hiền không thêm bớt không sáng tạo...
(Xem: 6275)
Ở đời cái gì cũng vậy, không phải ngẫu nhiên có được, mà đòi hỏi mỗi con người chúng ta phải tự nỗ lực, tự tầm cầu, tự suy tư để tìm đến con đường giải thoát cho tự thân và tha nhân.
(Xem: 7046)
Chân lý tương đối là những sự thật còn nằm trong đối đãi đối trị nhau. Những sự đối đãi ấy là...
(Xem: 7369)
Sanh tử sự đại là một đề mục lớn của Thiền Tông, và sanh tử luân hồi là một chủ đề phổ thông của Phật Giáo. Nói đến sanh tử luân hồi thì người Phật tử nào cũng nghĩ đến việc thoát ly sanh tử luân hồi.
(Xem: 8413)
Nghiệp báo đóng một vai trò rất quan trọng trong giáo lý nhà Phật.
(Xem: 5704)
Người ta thường tìm đủ mọi cách để gán một nhãn hiệu nào đó lên các lời giáo huấn của Đức Phật.
(Xem: 5895)
Đã lâu, đa số thanh niên quan niệm giải thoát của đạo Phật là siêu hình huyền hoặc đâu đâu, để dành riêng cho những người chán thực tại cầu vào chốn hư vô tịch diệt.
(Xem: 5532)
Sự hiện hữu của mỗi chúng ta hiện giờ và ở đây là do, từ, bởi, nhiều nguyên nhânđiều kiện.
(Xem: 6525)
Đồng Mông Chỉ Quán là một trước tác rất hàm xúc và có hệ thống, nếu hành giả cố gắng thực hành theo "Pháp yếu tọa Thiền tu tập Chỉ Quán" này chắc chắn sẽ đạt được kết quả lớn lao.
(Xem: 5971)
Đạo Phật chủ trương giác ngộ mang ánh sáng trí tuệ soi rọi cho thế gian. Mọi lẽ thật đều hiện bày dưới ánh sáng giác ngộ,
(Xem: 7561)
Mọi chúng sinh dù là người hay là thú , dù giầu hay nghèo, già hay trẻ, không ai là có thể tồn tại lâu dài mãi mãi trong một tình trạng , mọi thứ đều sẽ phải thay đổi và xa rời đi.
(Xem: 5841)
Bốn dấu ấn tiếng Phạn gọi là caturlaksana, tiếng Pa-li là caturlakkhana, hoặc còn gọi là Dharma mudra.
(Xem: 6774)
Đại thừa (Mahāyāna) phát triển một nhận thức mới về bản chất lịch sử của Đức Phật Śākyamuni.
(Xem: 6831)
Khi chúng ta tự gọi mình là những Phật tử, có nghĩa là chúng ta là những người đi theo Phật.
(Xem: 5764)
Phật Giáo là một tôn giáo xây dựng trên trí thông minh, khoa học và sự hiểu biết. Mục đích của tôn giáo ấy là để giúp loại trừ khổ đau và các nguyên nhân mang lại khổ đau.
(Xem: 6275)
Chúng ta học Phật, Phật dạy chúng ta hồi đầu, quy y tự tính giác. Tự tính giác tức là Phật tính. Phát Bồ đề tâm, tu Bồ Tát hạnh...
(Xem: 5556)
Phật pháp là những điều đức Phật chứng kiến được sau khi giác ngộ, đem chỗ chứng kiến ấy nói lại để cho mọi người hiểu biết để dứt sạch mê lầmgiác ngộ
(Xem: 7187)
Ý niệm về nghiệp hữu lý trên nhiều phương diện, nhưng một số người đã hiểu lầm về nghiệp.
(Xem: 6119)
Khả năng thích ứng tuyệt vời của Phật giáo đã giúp Phật giáo hội nhập với các nền văn hoá khác.
(Xem: 7968)
Bụt là thầy chỉ đạo Bậc tỉnh thức vẹn toàn Tướng tốt đoan trang Trí và bi viên mãn.
(Xem: 6128)
Người có tuệ giác biết nhìn thẳng vào sự thậtchấp nhận sự thật ấy dù đau thương rồi nỗ lực chuyển hóa, thăng hoa.
(Xem: 7154)
Đạo Phậtđạo từ bi và hành động thiết thực của nó mang đến sự an vui, bình yên cho tất cả chúng sinh.
(Xem: 6997)
Ai có thể hàng phục được mười tám giới: sáu căn, sáu trần, và sáu thức, khiến chúng đừng tạo phản thì người đó chính là Bồ Tát.
(Xem: 7038)
Trong Phật giáo, các từ ngữ "cầu nguyện," "cầu xin" hay "ước nguyện" được hiểu đồng nghĩa với thuật ngữ "pràrthanà" (Sanskrit) hay "patthanà" (Pali).
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant