Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chương 2 - Ý Nghĩa A-hàm

21 Tháng Năm 201615:10(Xem: 5264)
Chương 2 - Ý Nghĩa A-hàm

A HÀM
MƯA PHÁP CHUYỂN HÓA PHIỀN NÃO

Thích Nữ Giới Hương
(Trọn Bộ Hai Tập)
Nhà xuất bản Hồng Đức 2016


                                                            
Chương 2
Ý Nghĩa A-hàm



ĐỊNH NGHĨA A-HÀM

A-hàm nghĩa là pháp quy (nơi quy thú của muôn pháp), còn dịch là vô tỷ pháp (pháp tối thượng), giáo truyền (giáo pháp được lần lượt truyền trao nhau). Đại sư Tăng Triệu (374-414) nói về ý nghĩa của thuật từ ‘A-hàm’ như sau: “Kinh A-hàm này là uyên phủ của mọi điềm lành, là khu rừng tóm thu hết thảy, vừa uyên bác vừa bao la, thuyết minh dấu tích của hiền ngu tội phước, phân tích căn do của chân ngụy dị đồng, ghi chép bao nhiêu việc cổ kim thành bại, bao hàm hết cả vạn loại đất trời. Đạo từ đây mà ra. Pháp từ đây mà tồn tại. Ví như biển cả, trăm sông đều dồn về, nên gọi là ‘pháp quy’.”

Pháp là vạn pháp, quy là quay về. Pháp quy nghĩa là tất cả vạn pháp đều quy về một loại kinh A-hàm này. A-hàm là một khu rừng bát ngát mênh mông, như chương 1 đã cộng lại bốn bộ A-hàm có khoảng 2086 bản kinh và bốn bộ Nikaya có khoảng 12.601 bản kinh, cũng như các đoản chánh văn của chương 3 và 4 (tập 1) đến chương 1 và 2 (tập 2) đã cho chúng ta thấy A-hàm này đã chứa đựng bao nhiêu ngàn bài kinh hướng thượng rất quý giá.

Thuyết là nói, minh là làm cho tỏ, phân tích cho sáng thêm ra. Khu rừng A-hàm này đã thuyết minh rõ những nguyên do của đường lối chân ngụy dị đồng, soi tỏ đường đi của kẻ ngu và người trí. Người hiền thì thích làm phước, còn kẻ ngu thì thích làm tội. Thuyết minh như thế để cho chúng ta tránh đi vào đường ngu mê tội lỗi, sanh tử đọa đầy mà hãy chọn lấy đường thánh hiền giải thoát an lạc.

CHÂN NGỤY DỊ ĐỒNG

Ngụy là sự không đúng với lẽ phải, chân là chân thật. Chữ chân đối với chữ ngụy. Ví như chúng ta cầu tu tập để cho thiên hạ người ta cúng dường thế thì là ngụy, xảo trá. Chúng ta hiện cái tướng tựa hồ như hay nhưng nó lại là dỡ, cho nên gọi là ngụy, trong chữ ngụy có tính xảo trá. Chúng ta tu tập để cởi bỏ những sự thấy sai lầmsuy nghĩ sai lầm từ lịch kiếp để sống với sự thật của thân, thọ, tâm, pháp mà Tứ niệm xứ đã dạy thì cái đó gọi là chân. Còn nếu tu tập để cầu tiền cầu bạc, hoặc để cầu cho người ta khen chúng ta tu giỏi thì cái đó là ngụy.

Đồng là giống nhau, tuy công việc có khác nhau nhưng đồng một mục đích. Ví như bây giờ có người không tu Tứ niệm xứ nhưng vị ấy một lòng một dạ chân thật chăm sóc bịnh nhân, làm việc từ thiện, như phái đoàn bác sĩ đi chữa bệnh cho những người ốm đau, bịnh tật; hay những nhà mạnh thường quân đi cúng dường tam bảo; hay các nhà từ thiện đi bố thí cứu giúp những nạn thiên tai lũ lụt, sóng thần, động đất, dịch tả, vv… thì những người ấy đối với những người ngồi tĩnh tọa tu Tứ niệm xứ vậy là đồng, là giống với người tu tập ấy. Bên ngoài tựa hồ như những vị ấy không tu nhưng thật ra những vị ấy vẫn đang làm việc Phật, tâm Phật. Đó là vì tất cả cùng đồng một mục đích.

Dị là khác nhau, tuy hình tướng giống nhau nhưng sức tập trung hay mục đích đạt được không giống nhau. Ví dụ cùng là hai Phật tử mặc áo tràng đến chùa tu tập nhưng mục đích khác nhau. Một vị thì ít nói chuyện để tâm được tịnh mà quán thiền minh sát tuệ nhưng một vị thì đến để gặp bạn bè trong chùa để tâm sự, chứ ở nhà vắng vẻ, ít người thì buồn quá. Hoặc có hai người cùng ngồi tu tập Tứ niệm xứ suốt ngày ngồi từ sáng đến tối, đóng bít cả cửa lại, bịt cả tai lại để thiền quán. Một người tuyên bố với mọi người là tôi đang tịnh khẩu, cấm hết không ai được phá rối để cho tôi ngồi được yên. Rồi trong lúc tĩnh tọa mà tâm của vị ấy tính toán việc này việc kia, không biết chủ nhật tivi chiếu phim gì, không biết bạn A, B của mình đang làm gì thì vị ấy so với người tĩnh tọa chân thật và miên mật kia là dị. Tuy là cùng đề mục Tứ niệm xứ với nhau, cùng ngồi trong đạo tràng chuyên tu yên tĩnh, nhưng hai tâm đi hướng khác nhau. Nên việc ngồi tĩnh tọa ấy chỉ mất thì giờ vô ích vì tâm chạy theo sáu thức, theo ngũ triền cái sai sử mà lại thọ nhận sự kính trọng và sự ủng hộ của Phật tử cho nên gọi là dị, là khác.

CHÂN NGỤY LÀ DO ĐÂU?

Có những người sống chân thật nhưng cũng có những người sống ngụy. Nguyên do làm sao có người gieo nhân lành nhưng cũng có người khác gieo nhân xấu? Vì có người học A-hàm biết được sự thật rằng thân bất tịnh, thọ thì khổ, tâm vô thường, pháp vô ngã. Vị ấy hiểu được lẽ phải, biết thân này là đất nước gió lửa nên tha hồ ai chê bai, ai nói chuyện tròn, chuyện méo, nói cái gì cũng được, đó là việc của họ. Còn chúng ta cứ sống theo cuộc đời của mình, đường lối tu tập của mình bởi vì mình biết thân này là đống đất hư vọng mai sẽ tan đi, mà chính những ai mới nói kia cũng là những đống đất tạm hợp rồi mai tan đi, sắp sửa đem bỏ vào quan tài đưa đi chôn cả. Do giác biết như thế, chúng ta không bị tham sân chi phối, không làm những sai quấy, hư ngụy, không bận lòng với thị phibình tĩnh, thản nhiên, an ổn, sống chân thật, không hư ngụy cho nên không bị đọa lạc. Còn người không giác biết Tứ niệm xứ, cứ tưởng thân bằng đất này là thân mình thật, cho nên sáu căn xúc sáu trần liền khởi lên nào là giận hờn, hiềm hận, chuyện tròn chuyện méo, mua oán kết thù, sống hư, sống ngụy tạo đủ thứ khổ, đều là do hai chữ giác biết hay không giác biết.

Do sự không giác biết này, Đức Thích Calòng từ bi phải giáng sanh xuống thế gian này để giảng A-hàm để khai thị cho chúng ta đừng mê muội nữa, khai tỉnh cho chúng ta biết sự thật, hiểu lẽ phải thì chúng ta mới sống đúng con đường, đúng với sự thật. Đức Phật phải thuyết pháp nhưng không phải chỉ một bài mà vô số bài pháp thoại. Bốn bộ A-hàm có khoảng 2.086 bản kinh và bốn bộ Nikaya có khoảng 12.601 bản kinh (chưa kể Tiểu Bộ). Như vậy, nguyên bộ A-hàm hay Nikaya này phân tích nguyên do nguồn gốc của sự khổ, sự mê, điều xấu để chúng ta tỉnh ra, biết sự thật và hiểu lẽ phải, còn từ trước tới giờ chúng ta cứ ngụy, cứ dối láo là bởi vì chúng ta không biết, không hiểu, chung quy bởi chỉ vì mê lầm.

ĐƯỜNG LỐI CỦA HIỀN NGU VÀ TỘI PHƯỚC

Từ chương 3 và 4 (tập 1) đến chương 1 và 2 (tập 2) trong tác phẩm này là bao nhiêu bài pháp thoại phân tách những căn nguyên và quả báo của nghiệp thiện ác để chúng ta tự chọn con đường đi, để chúng ta thấy hình tướng của sự tu hànhđọa lạc, thấy đường lối của hiền ngu và tội phước. Mỗi khi thấy người bạn mình nổi sân, hay người ta nói một lời nói sai, chúng ta phải tìm nguyên do cái chỗ không hòa giữa các chị em để chúng ta đem sự hòa ấm lại cho hai người. Cho nên thật tình làm cái gì cũng phải thấy được cái gốc, cái nguyên do của nó.

Trong A-hàm, Đức Phật không những nói về các bậc hiền và kẻ ngu trong hiện tại mà còn thuyết minh những tội phước của hiền ngu trong quá khứ và tương lai. Kinh Tứ Châu (Trung A-hàm, số 26, phẩm số 6), Đức Phật giảng về nhân thế nào, quả thế nấy qua câu chuyện của vua Đảnh Sanh. Vua là một vị Chuyển Luân Vương giàu có sung sướng lắm. Một hôm, vua Đảnh Sanh ước được sanh lên cõi trời. Bởi vì phúc đức của vua rất lớn, cho nên vừa nghĩ đến thì thân ngài liền bay được lên trời. Vua Đế Thích trông thấy ngài liền chia nửa tòa ngồi và hai vị ngồi chung với nhau trên một tòa ngai vàng quý giá sang trọng. Ngài được vua Đế Thích nhường cho nửa tòa ngồi nhưng mà trong thâm tâm ngài lại muốn chiếm trọn ngai vàng ấy, muốn cướp ngôi vua Đế Thích để mình được làm vua cõi trời vĩnh viễn, ngay khi niệm thất đức ấy vừa dấy khởi thì khiến cho ngài bị rớt ngay xuống thế gian. Rồi bởi trên cõi trời sung sướngxinh đẹp quá nên thân ở trần gian mà tâm ngài cứ tưởng nhớ đến ngũ dục của cõi trời và chán ở thế gian vì thấy cái gì cũng không vừa ý, cũng ô uế, bịnh hoạn, xấu xí, không đẹp và lâu bền như trên trời, cho nên vua Đảnh Sanh chết trong trạng thái không thỏa mãn, sầu bi khổ ưu não. Thế thì, chúng ta thấy là một vị vua Chuyển Luân Vươngphúc đức lên tận trên cõi trời rồi mà ngài lại chết trong khổ não vậy thì lỗi tại ai? Tại lòng tham không đáy. Cho nên chúng ta, việc thiết yếu là phải quay về mà soi mình, phải biết mình có những chỗ sai, chỗ phải, cái nào hay dở của mình. Chúng ta phải thấy, phải biết rồi sữa trị mình, làm chủ được mình, ấy là gốc của sự bình an và gốc của bậc hiền thánh quân tử, còn nếu không làm chủ được mình thì như vua Đảnh Sanh, cứ để cho tâm tham lam phóng túng ấy lôi đi rồi cứ một bề nhắm mắt mà theo đường mê đến nổi có đại phước giàu sang và quyền vị như thế mà trở thành một con người chết trong sầu bi khổ ưu não. Đó là do lòng tham dẫn dắt và đưa đến kết quả thất bại như vậy. Còn các bậc hiền nhân quân tử đã làm những việc lành và giữ tâm mình trong sáng, không theo đường mê, cho nên thành công trong sự nghiệp tu hành tốt đẹp của mình.

PHÂN MINH TÀ CHÁNH

Hễ chúng ta học A-hàm là chúng ta sẽ giác tỉnh được liền vì kinh dạy thế nào là tà, thế nào là chánh rất phân minh như đêm và ngày. Ban đêm tối đen chúng ta không trông thấy đường đi, còn bây giờ mặt trời mọc lên thì thấy sáng tỏ. Chúng ta phân biệt được ngày với đêm hai mặt khác nhau rõ rệt, cũng thế, chúng ta sẽ phân biệt được điều tà điều chánh, điều phải điều trái, người hiền người ngu rõ ràng hiển nhiên như thế và dễ nhận ra, ai cũng thấy cũng biết. Chúng ta sẽ thấy đêm với ngày rõ ràng trong lời nói, hành vitâm tưởng của chúng ta. Nói lời tà, mình biết là mình tà; nói lời chánh mình biết mình chánh; chứ nhiều khi nói láo ba hoa mà cứ cho tôi là người hay người giỏi tài. Số đông những người ngu thường hay như vậy. Cho nên đây Đức Phật, chư Tổ mới khuyên chúng ta nên học A-hàm để biết rõ về chánh tà, hiền ngu khác nhau như sự trái hẳn nhau giữa sáng và tối. Người ngu làm việc sai mà lại cứ cho là mình hay lắm, thế cho nên đấy là người ngu. Chính những người hay vênh váo, cho ta hay, ta tài giỏi, những vị ấy trong A-hàm gọi là những người ngu, còn những người khiêm tốn nhún nhường, không có tự mãn thì trong A-hàm gọi là những người hiền.

NHÂN QUẢ BÁO ỨNG

Nhân quả báo ứng tuy khó nhận nhưng học A-hàm chúng ta sẽ thấy nhân quả sẽ chắc chắn xảy ra như vang theo tiếng, khiến chúng ta phải tin là chắc chắn chứ không có mơ hồ. Bây giờ đi ăn cắp tiền của người ta thì chắn chắn mai đây phải làm con trâu, con bò để kéo cày trả nợ. Những con chim, con cá ấy cứ bị bắt để bán bởi vì những con chim, con cá ấy nợ người bán hàng cho nên chúng phải đem thân cho người ta bán để người ta lấy tiền. Người ta bán được mấy đồng một con chim, một con cá; đấy là chúng được giảm nợ, rồi chúng phải có những cái thân khác để giảm nợ nữa, cứ thế cho đến hết nợ thì thôi. Thế cho nên bây giờ ngoài chợ vô số người đang bán những giống sinh vật như cá, cua, tôm, ốc, chim, vv… là tại chúng mang nợ ngày trước, cho nên bây giờ phải làm những cái thân ấy để đền nợ mà trả biết bao giờ cho hết. Vì trong khi làm thân đền nợ ấy, làm cái thân mê muội tối tăm ấy thì chúng đâu có biết giữ giới trì trai, nên thay vì hết nghiệp thì lại tạo thêm nghiệp khác, do vậy, từ mê vào mê. Đường mê lại càng cứ đi mãi, trả xong cái nợ này lại còn cái nợ khác cho nên không biết đến bao giờ mới tỉnh ra. Thật tội nghiệp! Vì vậy, A-hàm dạy cho chúng ta phải học để tin chắc rằng việc báo ứng không sai chạy, đừng có dễ ngươi xem thường. Bây giờ cứ ăn trộm của người ta thì mình lấy làm sung sướng, vì có tiền mua xe, mua nhà, đi chơi, đem tiền về cho gia đình, đem tiền về cho người này người kia, thấy vui vẻ sung sướng tưởng thế là mình khôn, đâu có dè rằng tạng thức của chúng ta ghi tất cả những hành động thiện ác của thân khẩu ý, giống như một cái máy thâu (record) lặng lẽ minh (thấy), ký (nhớ), ức (niệm), trì (giữ) hết. Tạng thức ghi như thế để tâm thức của chúng ta dần dần chuyển biến, cho nên bây giờ đang làm một người đàng hoàng nhưng mà đi ăn cắp, nói dối, phạm giới, phá trai thì tạng thức nó đang ghi và tạng thức đang chuyển biến khiến kiếp sau mang thân súc sanh làm con trâu, con bò để trả nợ. Chúng ta bây giờ có thể chỉ trông thấy là một vị Phật tử rất thuần thành đấy thôi chứ không ngờ rằng sắc thân ấy đang sửa soạn làm thân con trâu kéo cày trả nợ một khi thân người này tan hoại tựa như chiếc bánh sắp mốc và rả ra.

Cũng như câu chuyện có một thầy Tam Tạng tỳ kheo đã chê một vị tăng giàtụng kinh như chó sủa. Thế là tạng thức của thầy Tam tạng minh, ký, ức, trì các lời chê bai ấy; rồi tạng thức ấy chuyển biến khiến kiếp sau thầy bị làm con chó mà tới 500 đời phải làm chó. Bây giờ chúng ta chỉ thấy là một thầy tỳ kheo pháp sư, chứ chúng ta không ngờ là vị thượng tọa ấy sẽ ẩn hiện trong lớp chó chỉ vì một lời chê bai. Thân Thầy tỳ kheo ấy sắp tan rã đi và thân con chó sẽ hiện ra. Chúng ta cũng vậy, đang làm một bậc xuất gia được mọi người kính ngưỡng, hay một vị Phật tử thuần thành hộ pháp nhưng không khéo trong thân khẩu ý thì thân này sẽ dễ chuyển sang thân trâu, bò, chó, ngựa, bởi vì Đức Phật đã dạy: “Cõi diêm phù đề này nhất cử nhất động đều dễ rơi vào tam đồ”. Nơi đây, chúng ta sẽ dễ sơ xuất khiến bị rơi vào súc sanh, địa ngục, ngạ quỷ. Xác thân người đang dần dần phai đi và thân con trâu đang dần dần hiển lộ do những ác hạnh nơi thân khẩu ý của mình. Đây là những việc chúng ta không trông thấy nhưng mà có thật hiển nhiên cho nên trong A-hàm dạy rằng việc báo ứng rất là khó nhận, chúng ta khó biết đấy nhưng mà chắc chắn như vang theo tiếng. Y như vào một cái hang hay vào một cái nhà kiếng, chúng ta kêu lên một tiếng thì nghe có âm vang của chúng vọng lại. Đấy là âm vang ứng theo thanh, vang theo tiếng chắc chắn, không thể nào mà tránh được. Nếu đã thốt lên một tiếng ở chỗ đó thì thế nào cũng phải có âm vang đáp lại, không thể nào mà không có, cho nên gọi là chắc chắn như vang theo tiếng.

NHƯ BÓNG THEO HÌNH

Giữa trưa chúng ta đứng ngoài trời thì có cái bóng ngả của thân ta. Khi chúng ta đi tới lui cũng có cái bóng hiện theo, cứ cái thân đi đâu thì bóng hình nó hiện lên đấy. Cái thân ở đầu này thì cái hình nó hiện ở đầu này; đến lúc cái thân đi xuống góc phố kia thì cái hình nó cũng hiện theo góc phố kia. Chúng ta không thể bảo cái bóng đứng đấy, chỉ để thân mình đi đến phía trước thôi bởi vì cái bóng không phải là một thực thể riêng rẽ mà nó luôn luôn theo cùng với cái thân. Do ánh sáng chiếu vào cái thân và ảnh chiếu ra, nên bóng từ xác thân ta mà hiện ra. Cũng thế, việc báo ứng, nhân quả của lời nói, việc làm cũng vậy. Chúng ta làm lành, làm ác thì sẽ có quả tương ưng cũng giống như người lớn thì cái bóng sẽ lớn, người nhỏ thì cái bóng phải nhỏ, cái người nghẹo đầu ở đằng này thì cái hình sẽ nghẹo đầu ở đằng này, bởi vì bóng hình là từ người ấy mà ra. Thế thì đây cũng thế, từ việc ăn trộm ăn cắp thì nó sẽ khiến ra hậu quả của ăn trộm, ăn cắp. Từ lời nói bất chính sẽ ra cái quả báo bất chính, không tránh được, cho nên nói chắc chắn như bóng theo hình. Mỗi khi chúng ta làm một việc bậy thì nên biết chắc chắn rằng thế nào cũng có quả bậy chứ không thể nào trật được, làm cái việc lành thì chắc chắn điều lành sẽ đến chắc chắn. Vậy người khôn nên thế nào? Biết được điều tốt đẹp, điều lành chắc chắn sẽ đến với mình vì thế mà cố gắng làm lành. Biết mình nói lời sai, làm việc sai thì chắc chắn có cái quả báo sẽ đến, biết chắc chắn như vậy cho nên đừng làm điều sai nữa.

SỐ KIẾP TỰA XA VỜI

Số kiếp tựa xa vời mà gần kề như sáng tối. Cái gì là số kiếp tựa xa vời và vì sao số kiếp lại xa vời với chúng ta? Xưa kia chúng ta làm con bò, bây giờ làm người, rồi mai lại là con trâu. Đó là số kiếp, là đời sống của chúng ta. Còn bây giờ đi ăn trộm tiền của người ta để có tiền ăn chơi du hí tha hồ vui vẻ, tưởng như cái chuyện làm trâu đối với mình xa vời lắm, gần như là không nghĩ tới là về sau phải kéo cày trả nợ. Thế cho nên mới bảo là số kiếp mình tưởng như xa lắm, thế nhưng thật ra gần kề như buổi sáng với tối, vừa mới sáng xong thì đã tối, vừa mới tối đã đến sáng. Hai buổi sáng với tối tiếp nhau như thế cho nên gọi là gần kề. Không biết rằng ngay lúc chúng ta đưa tay ăn trộm của người thì cái thân trâu ở ngay trong tâm mình, ở ngay trong tạng thức mình rồi nhưng mà chúng ta cứ tưởng là xa xôi lắm, còn lâu lắm.

PHÁT SANH ĐỊNH VÀ TUỆ

Học kinh A-hàm là để tránh ác làm lành, giữ gìn thân khẩu ý, do đó tâm không tán loạn. Do tâm điềm tĩnh, không loạn mà phát sanh trí tuệ sáng suốt. Như vậy, chúng ta học A-hàm với mục đích nuôi dưỡng sự điềm tĩnhtrí tuệ.

Vì sao có bao nhiêu sự tích, bao nhiêu chuyện, bao nhiêu thứ rất cần để học trên đời mà trong A-hàm, Đức Phật chỉ nhấn mạnh cần có hai là trí tuệ và sự an định của tinh thần? Tại sao chúng ta lại cần sự an định và trí tuệ? Vì buông lung tán loạn mất sự điềm tĩnh thì không thể an định, có an định thì mới có trí tuệ. Người an định, có trí tuệ là do sáng suốt, biết được việc này việc kia, việc xấu việc tốt, việc hiền ngu, tội phước, còn buông lung tán loạn, mất sự điềm tĩnh, mất sự an ổn của tinh thần thì không có cái sáng suốt, mà sáng suốtthen chốt để chúng ta sống yên ổn trong đời.

A-hàm có khả năng cứu tế đạo và đời, nghĩa là không những ích lợi cho người trong chùa mà cả người thế gian. Những người tại gia cũng cần phải học kinh A-hàm này để cứu tế cả đạo và đời. Đạo là đời sống của những người xuất gia, còn đời là đời sống của những người thế gian. Tất cả đều cần kinh A-hàm này để giúp chúng ta yên ổn trong gia đình và trong chốn thiền môn.

KHU RỪNG PHONG PHÚ BAO LA

Trong A-hàm này, Đức Phật kể nhiều câu chuyện về thành bại, hiền ngu, phước tội của loài người, chuyện của chư thiên ở trên trời, chuyện địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, chuyện trên rừng dưới biển, bao hàm vạn loài trong trời đất, thế cho nên gọi là pháp quy (vạn pháp quay về đấy) như trăm sông dồn về biển cả tức là dồn về một mục đích. Vì có cả rừng của 2.086 bản kinh nên Đức Phật giảng dạy rất nhiều khía cạnh của các cõi và tất cả những loại pháp đều quy tụ về đây nên gọi là A-hàm. Nhờ công đức nói về vạn pháp bao la này mà đạo từ đây phát khởi, pháp do đây tồn tại.

ĐẠO TỪ ĐÂY PHÁT KHỞI

Đạo là con đường, Phật là sáng suốt. Nhờ Đức Phật nói những con đường tâm linh mà ngài chứng nghiệm và chư tổ tiếp nối thực hành thấy hiệu nghiệm truyền xuống, rồi chúng ta học tu theo. Như vậy là Đức Phật vạch một con đường cho chúng ta đi, con đường sáng suốt, con đường đi vào trí tuệ cho nên gọi là Đạo Phật.

Nhờ học lý thuyết và hiểu khi thực hành A-hàm, chúng ta mới thấy con đường tỏ rõ ra. Con đường từ mê đến tỉnh, từ khổ đến an vui, từ phàm phu lên hiền thánh, rồi chúng ta mới một lòng đi con đường này để hiển lộ đạo lên nên gọi là đạo do đây, tức đạo do A-hàm mà phát khởi. Vì thế, chúng ta phải phát tâm học và hành theo A-hàm.

PHÁP DO ĐÂY TỒN TẠI

Pháp là những phương pháp tu hành, các pháp môn giải thoát hay những gì Đức Phật dạy như giới luật, tứ niệm xứ, bảy giác chi, ba mươi bải phẩm trợ đạo, vv… Pháp do đây mà tồn tại tức từ A-hàm mà đạo được vạch tỏ, đạo được phát khởi, nghĩa là chúng ta học bộ A-hàm, chúng ta hiểu điều phải, hiểu con đường chân thật, chúng ta nắm được đường thật, nắm được các pháp môn thì chúng ta nhất định tu, nhất định thọ trì. Nhờ vào tu tậpthọ trì mà các pháp môn của Đức Phật mới tồn tại. Vì Đức Phật thuyết giảng cách đây 2600 năm mà không có người học, người hiểu, không có người thọ, người trì thì bây giờ chúng ta không biết đến pháp Phật nữa. Đã 2600 năm trôi qua, những liệt vị tổ sư đã bắt nhịp cầu tiếp nối từ vị này truyền vị kia, vị kia truyền xuống vị nọ, cho tới ngày nay A-hàm còn lại cho chúng ta để học. Cho nên, nhờ A-hàm này mà các pháp môn tu tập thành thánh hiền của Đức Phật mới còn tồn tại. Nếu mà không có các bộ A-hàm còn lại thì chúng ta bây giờ đâu có biết tội phước, nhân quả mà tu. Những pháp môn tu phải do các Tổ đã thọ trì và truyền lại để chúng ta bây giờ cũng thọ nhận và duy trì để ngày mai chúng ta cũng có thể giữ được đạo và truyền lại cho người sau, thế là pháp do đây mà tồn tại như Kinh Phật Thuyết Nguyệt Dụ dạy:

“Tỳ kheo an trụ vào sự hiểu biết chân chánh, rời các nhiễm ô như luyện vàng ròng; khử trừ chất uế, thấy pháp như thế, chứng pháp như thế, là pháp có thể lìa sanh già bịnh chết, sầu bi ưu não. Dùng pháp như thế vì người khác nói, khiến người kia đạt được sự nghe pháp như thế, theo đó tu hành, ở trong đêm dài được lợi lạc lớn. Do đó, chánh pháp được tồn tại lâu dài.”

Tóm lại, kinh nói trăm sông đổ dồn về biển cả, tức là chuyện đẹp xấu, chuyện hay dở, tội phước căn bản của loài người và các loài khác đều bao gồm hết trong A-hàm này. Nhiều việc nhờ kinh A-hàm này mà chúng ta mới hiểu được hết, nhất là những việc ra khỏi vòng luân hồi sáu cõi này. Đây là biển kinh (chứ không phải vài cuốn kinh) chứa đủ hết, là một khu rừng uyên bác, bao la, phong phú có đủ hết. Tâm ý của Đại sư Tăng Triệu khuyên chúng ta không nên đi tìm học ở đâu đâu mà hãy quay về căn bản với A-hàm này bởi lẽ chính ở đây mới đáp ứng được tất cả những nhu cầu tâm linh và những hướng dẫn tu tập căn bản để chúng ta có thể xa rời cảnh giới phàm phubước lên nấc thang thánh vị.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 6810)
Hai chữ quy y có nghĩa là : quay về hay hồi chuyển. Y là nương tựa hoặc dựa vào, những hành vi hồi chuyển nương tựa hoặc quay đầu dựa dẩm tin tưởng.
(Xem: 6227)
Niềm tin sâu xa nhất trong giáo lý nhà Phật là tất cả mọi người đều có thể tự cải biến mình trong từng giây phút một. Chẳng có gì gọi là định mệnh cả.
(Xem: 6570)
Đây là một danh từ rất phổ thông trong chốn thiền môn.
(Xem: 7809)
Nhẫn nhục là chịu nhịn những điều sỉ nhục xấu hổ, nhục nhã, chịu đựng tổn thương trước những cảnh, sự việc không vừa lòng, nghịch ý, trái tai gai mắt;
(Xem: 6322)
Nền giáo dục hòa bình của Đạo Phật là một con đường đạo đức nhân bảnthiết thực, là căn cứ trên chân lý từ bi, công bằng và...
(Xem: 6645)
Chúng ta chỉ có thể nhìn thấy mọi sự vật, hiện tượng trong phạm vi giới hạn của đôi mắt mình, nhưng...
(Xem: 5757)
Tôi đến với Phật pháp vì … quá khổ.
(Xem: 5672)
Phải luôn luôn có tâm tùy hỷ đến tất cả mọi người, nếu chưa được giải thoát thì sau khi chết, năng lực tùy hỷ sẽ đẩy mình đến những cảnh giới tốt.
(Xem: 5703)
Tinh túy của đạo Phật là: nếu có khả năng, ta nên giúp đỡ người khác; nếu không thể giúp họ, thì tối thiểu nên hạn chế việc gây hại cho họ.
(Xem: 6832)
Chúng ta biết tu là chúng ta biết sống. Một thứ tài sản không bao giờ bị mất. Ai muốn giàu, muốn sung túc thì hãy ráng nhớ giữ gìn tài sản này.
(Xem: 6113)
Thuyết bốn Đế, tức bốn Chân lýcăn bản, là cốt lõi tinh túy của đạo Phật, là nội dung bài thuyết pháp đầu tiên của Phật ở Vườn Nai (Bénarès).
(Xem: 7115)
Đạo Phật thường quán niệmsuy tưởng về khổ đau vì đó là kinh nghiệm chung của toàn thể nhân loại.
(Xem: 6242)
Chúng ta chẳng cần tìm Phật ở đâu xa, ngài luôn luôn ở ngay trong cuộc đời, nhưng chúng ta không thấy, vì ...
(Xem: 6193)
Chúng ta có thể tìm ra chánh pháp của Phật, nghĩa là chân lý, ở khắp mọi nơi, chứ không bắt buộc chỉ tìm trong kinh điển.
(Xem: 6642)
Chúng ta đã tìm Phật và tìm Pháp, nay phải đi tìm Tăng cho đủ Tam Bảo, nói cho đủ là Tăng già, phiên âm chữ Phạn Sangha.
(Xem: 5921)
Dù là xuất gia hay tại gia, thường niệm pháp Quy Y trong đời sống, lấy Tam Bảo làm mục đích làm lợi ích cho Dân Tộc và cho cả chúng sinh.
(Xem: 6085)
Kinh sách và Đạo Pháp của Phật không phải giúp để góp nhặt sự hiểu biết mà phải dùng để tự biến cải lấy chính ta.
(Xem: 6472)
Tâm chúng sinh và Phật vốn không khác. Tất cả đều do tâm tạo. Mười cõi cũng do tâm tạo.
(Xem: 5745)
" Nầy các Tỳ kheo Như Lai nói tác ý tức là nghiệp vì có ý muốn làm mới có hành động thân khẩu ý ". Như vậy mười nghiệp lành là 10 điều giúp cho con người thực hiện trong sạch hoá thân khẩu và ý .
(Xem: 6863)
Khái niệm về sự tái sinh không phải là một khái niệm đặc thù của Phật Giáo mà đấy chỉ là một học thuyết chủ trương sự « đầu thai »
(Xem: 6033)
Có những niềm tin gây mê lầm, tội lỗi, gieo tai họa cho chính những người mang niềm tin đó mà họ không hay không biết, hoặc gieo tai họa lên nhiều người...
(Xem: 5909)
Theo kinh Lăng-già, Bồ-tát vì muốn độ tất cả chúng sanh đạt đến Niết-bàn nên phát nguyện ở lại thế giới nhiều khổ đau này để làm lợi ích cho chúng sanh.
(Xem: 6609)
Phật pháp tại thế gian, chẳng thể lìa thế gian mà có. Thế nên biết, người muốn ngộ được lẽ thật của muôn pháp, cũng phải từ muôn pháp mà ngộ,
(Xem: 5519)
Phật pháp tại thế gian, chẳng thể lìa thế gian mà có. Thế nên biết, người muốn ngộ được lẽ thật của muôn pháp, cũng phải từ muôn pháp mà ngộ,
(Xem: 5588)
Tin nhân quả làm chúng ta an tâm. Sự hợp lý, trật tự, ý nghĩa của một cuộc đời là do nhận thức được và sống theo nhân quả.
(Xem: 8116)
Mười nghiệp lành không những ngăn giữ chúng sanh khỏi bị đọa lạc vào bốn con đường đau khổ, mà còn mở cánh cửa thênh thang hạnh phúc an vui của phước báu nhân thiên sang cả.
(Xem: 6169)
Theo tâm lýkinh nghiệm, việc chọn lựa một tông phái để theo, phần lớn tùy thuộc vào sở thích và môi trường sinh sống của từng người.
(Xem: 5736)
Tất cả các hệ thống giáo lý phong phú của đạo Phật chỉ có một mục đích duy nhất là trình bày phương pháp và đường lối giải thoát,
(Xem: 8892)
Một người đã tin ở luật nhân quả trong đời hiện tại thì cũng phải tin ở luật nhân quả các đời quá khứ, và vị lai.
(Xem: 6548)
Thực tế cho chúng ta thấy, người học đạo thì nhiều, nhưng để sửa tâm tánh thì không bao nhiêu, đó là kết quả do việc không chịu lắng nghe.
(Xem: 5905)
"Con người là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự nghiệp. Nghiệp là thai tạng mà từ đó con người được sinh ra; nghiệp là quyền thuộc, là nơi nương tựa" .
(Xem: 5809)
Ngày nay phong trào nghiên cứu Phật học không còn bị thu hẹp trong giới Phật giáo mà đã phổ biến vào mọi tầng lớp của xã hội, không phần biệt Tôn giáo.
(Xem: 5308)
Học Phật là học con đường trở về với chân tâm, với Phật tánh—vốn hàm tàng nơi chính mình và tất cả chúng sinh.
(Xem: 6743)
Phật giáo nguyên thủy, xuất phát từ miền nam Ấn Độ, rồi được truyền sang Tích Lan, từ Tích Lan truyền qua Miến Điện, Thái Lan, Campuchia, Lào...
(Xem: 6963)
Sám hối không có nghĩa là hết tội nhưng nó có mãnh lực làm cho tâm mình thanh thản, nhẹ nhàng vì vậy nó giúp ngăn hay chận bớt những ác nghiệp mà mình đã tạo ra.
(Xem: 11092)
Tứ đếgiáo nghĩa cơ bản dùng để giải thích mọi hiện tượng nhân sinh vũ trụ được quy nạp từ thập nhị nhân duyên, là con đường trung đạo duy nhất giải thoát sinh tử luân hồi.
(Xem: 8058)
“Những Điều Phật Đã Dạy” là một trong những quyển sách nói về Phật học bán chạy nhất ở các nước phương Tây, được dịch ra nhiều thứ tiếng...
(Xem: 6080)
Tham sống sợ chết, đó là sự thật của người đời. Thế nhưng tại sao lại giết hại, cắt đứt sự sống của chúng sanh khác?
(Xem: 5434)
Theo nguyên tắc chung, tôi nghĩ rằng tôn giáo của cha mẹ mình là tôn giáo thích nghi nhất cho mỗi người.
(Xem: 7094)
Quan niệm về cái gọi là "đời cha ăn mặn đời con khát nước" cho rằng có một cái gì vô hình lưu truyền cái nhân xấu do đời cha tạo ra và chuyển giao cái quả xấu do nhân xấu mang lại cho con cái.
(Xem: 6026)
Học Phật không phải chỉ biết được lời Phật dạy, biết qua kiến thức suông để đàm luận, lý luận, mà cần phải thực tập, áp dụng vào cuộc sống của mỗi người trong sự nghe thấy, tư duy và hành động.
(Xem: 6452)
Trong Phật Pháp, đức Phật đã chỉ sẵn một phương pháp, một nghệ thuật hay còn gọi là một bí quyết để có một đời sống hạnh phúc, đó là gìn giữ năm giới.
(Xem: 21133)
Vô thườngtính chất căn bản của đời sống; tất cả mọi sự vật sinh ra có điều kiện đều có tính chất của bốn giai đoạn “thành, trụ, hoại, diệt”
(Xem: 5840)
Mỉm một nụ cười, trở về với một hơi thở, bước một bước chân thảnh thơi... cũng có thể là những phép lạ giữa một cuộc sống căng thẳng và quá bận rộn.
(Xem: 7201)
Về phương diện đạo lý, Phật giáo cao hơn các hệ thống đạo đức khác, nhưng đạo đức chỉ là bước đầu chứ không phải cứu cánh của Phật giáo.
(Xem: 8632)
Bát Chánh Đạogiáo lý căn bản của Đạo đế (trong Tứ Đế) gồm ba mươi bảy phẩm trợ đạo. Đây là những phương tiện hành trì phổ biến sâu rộng chung cho Ngũ thừa Phật giáo.
(Xem: 6916)
Chữ Không của Bát Nhã đứng vững là dựa trên lý nhân duyên, nếu lý nhân duyênchân lý thì chữ Không cũng sẽ là chân lý.
(Xem: 7764)
Đây là 4 pháp, 4 nguyên tắc sống mà tiền thân chư Phật, tức chư Bồ-tát thường áp dụng để nhiếp hóa, cảm hóa chúng sanh...
(Xem: 5419)
Có những người sinh trưởng ở những nơi mà niềm tin về tái sinh là một thành phần trong nền văn hóa của họ.
(Xem: 18689)
Luận Đại Trí Độ là một bộ luận lớn, bộ luận căn bản của Phật pháp, giảng giải bao quát nhiều vấn đề liên quan đến học thuyết, tư tưởng, truyền thuyết, lịch sử, địa lý, các quy định thực tiễn, giới luật Tăng già;
(Xem: 14491)
Luận Đại Trí Độ là một bộ luận lớn, bộ luận căn bản của Phật pháp, giảng giải bao quát nhiều vấn đề liên quan đến học thuyết, tư tưởng, truyền thuyết, lịch sử, địa lý, các quy định thực tiễn, giới luật Tăng già;
(Xem: 13672)
Luận Đại Trí Độ là một bộ luận lớn, bộ luận căn bản của Phật pháp, giảng giải bao quát nhiều vấn đề liên quan đến học thuyết, tư tưởng, truyền thuyết, lịch sử, địa lý, các quy định thực tiễn, giới luật Tăng già;
(Xem: 13629)
Luận Đại Trí Độ là một bộ luận lớn, bộ luận căn bản của Phật pháp, giảng giải bao quát nhiều vấn đề liên quan đến học thuyết, tư tưởng, truyền thuyết, lịch sử, địa lý, các quy định thực tiễn, giới luật Tăng già;
(Xem: 11909)
Luận Đại Trí Độ là một bộ luận lớn, bộ luận căn bản của Phật pháp, giảng giải bao quát nhiều vấn đề liên quan đến học thuyết, tư tưởng, truyền thuyết, lịch sử, địa lý, các quy định thực tiễn, giới luật Tăng già;
(Xem: 13334)
Không khởi sinh cũng không hoại diệt, không thường hằng cũng không đứt đoạn. Không đồng nhất cũng không dị biệt, không từ đâu đến cũng không đi mất.
(Xem: 13725)
Do tánh Không nên các duyên tập khởi cấu thành vạn pháp, nhờ nhận thức được tánh Không, hành giả sẽ thấy rõ chư hành vô thường, chư pháp vô ngã, cuộc đời là khổ.
(Xem: 14009)
công đức của Pháp tánh là không cùng tận, cho nên công đức của người ấy cũng giống như vậy, không có giới hạn.
(Xem: 13314)
Phật Thích Ca gọi cái pháp của Ngài truyền dạy là pháp bản trụ. Nói bản trụ nghĩa là xưa nay vốn sẵn có.
(Xem: 15082)
Thanh tịnh đạo có thể xem là bộ sách rất quý trong kho tàng văn học thế giới, không thể thiếu trong nguồn tài liệu Phật học bằng tiếng Việt.
(Xem: 16241)
Không và Hữu là hai giáo nghĩa được Đức Phật nói ra để phá trừ mê chấp của các đệ tử.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant