Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

07-Tham vọng

28 Tháng Sáu 201100:00(Xem: 8808)
07-Tham vọng

NGHĨ VỀ NHỮNG ĐIỀU NÀY
Nguyên tác: Think on These Things by Jiddu Krishnamurti
Lời dịch: ÔNG KHÔNG Bản dịch 2006 – Hiệu đính 7- 2008

Chương 7
Tham vọng

Chúng ta đã thảo luận sự cần thiết phải có tình yêu, và chúng ta đã thấy rằng người ta không thể nào tìm kiếm hay mua nó được; tuy vậy nếu không có tình yêu, tất cả những kế hoạch của chúng ta để có một trật tự xã hội hoàn hảo mà trong đó không có sự bóc lột, không có những cơ cấu luật pháp, sẽ không có ý nghĩa gì cả, và tôi nghĩ rằng rất cần thiết phải hiểu rõ việc này trong khi chúng ta còn nhỏ.
 
Bất kỳ nơi nào người ta đi trên thế giới, không đặt thành vấn đề nơi nào, người ta thấy rằng xã hội luôn ở trong tình trạng xung đột liên tục. Luôn luôn có những người có quyền lực, những người giàu có, những người sung túc ở bên này, và những người lao động ở bên kia; và mỗi người đang ganh đua đầy ghen tị, mỗi người đều muốn một vị trí cao hơn, đồng lương lớn hơn, quyền hành nhiều hơn, thanh danh nhiều hơn. Đó là tình trạng của thế giới, và vì vậy luôn luôn có chiến tranh xảy ra cả bên trong lẫn bên ngoài.
 
Bây giờ, nếu bạn và tôi muốn tạo ra một cách mạng hoàn toàn trong trật tự của xã hội, việc đầu tiên chúng ta phải hiểu rõ là cái bản năng muốn thu thập quyền hành này. Hầu hết chúng ta đều muốn quyền hành trong một hình thức này hay một hình thức khác. Chúng ta thấy rằng qua giàu có và quyền hành chúng ta sẽ có thể đi du lịch, hợp tác với những người quan trọng và trở nên nổi tiếng; hay chúng ta mơ mộng về việc tạo ra một xã hội hoàn chỉnh. Chúng ta nghĩ rằng chúng ta sẽ hoàn thành được tốt lành qua quyền hành; nhưng chính sự theo đuổi quyền hành – quyền hành cho chính chúng ta, quyền hành cho quốc gia chúng ta, quyền hành cho một học thuyết – là tội lỗi, hủy diệt, bởi vì rõ ràng nó tạo ra những quyền hành đối nghịch, và vì vậy luôn luôn có xung đột.
 
Vậy thì, nó không đúng hay sao, rằng giáo dục phải giúp đỡ bạn, khi bạn lớn lên, nhận thức được sự quan trọng khi tạo ra một thế giới trong đó không còn xung đột cả bên trong lẫn bên ngoài, một thế giới trong đó bạn không còn xung đột với người hàng xóm của bạn hay với bất kỳ nhóm người nào bởi vì sự thôi thúc của tham vọng, mà là sự ham muốn vị trí và quyền hành, hoàn toàn chấm dứt? Và liệu có thể tạo ra một xã hội trong đó sẽ không có xung đột cả bên trong lẫn bên ngoài, hay không? Xã hội là sự liên hệ giữa bạn và tôi; và nếu sự liên hệ của chúng ta được đặt nền tảng trên tham vọng, mỗi người chúng ta muốn có quyền hành nhiều hơn người khác, vậy là rõ ràng chúng ta luôn luôn ở trong xung đột. Vì vậy nguyên nhân của xung đột này có thể xóa bỏ được hay không? Liệu tất cả chúng ta có thể giáo dục chính mình không ganh đua, không so sánh chính chúng ta với một người nào đó, không muốn chức vụ này hay chức vụ kia – nói cách khác, không tham vọng gì cả hay không?
 
Khi bạn đi ra ngoài trường học với cha mẹ của bạn, khi bạn đọc báo chí hay nói chuyện với con người, bạn chắc là đã nhận thấy rằng hầu hết mọi người đều muốn tạo ra một thay đổi trong thế giới. Và bộ bạn không nhận thấy rằng chính những người này lại luôn luôn xung đột với nhau về một điều này hay điều kia – về những lý tưởng, tài sản, chủng tộc, giai cấp hoặc tôn giáo hay sao? Cha mẹ của bạn, những người hàng xóm của bạn, ông bộ trưởng và những viên chức chính quyền – liệu tất cả họ không tham vọng, đấu tranh để có một vị trí tốt hơn, và vì vậy luôn luôn xung đột với người khác hay sao? Chắc chắn rằng, chỉ khi nào tất cả những ganh đua này được xóa đi thì sẽ có một xã hội hòa bình trong đó tất cả chúng ta đều sống đầy hạnh phúc, đầy sáng tạo.
 
Bây giờ, làm thế nào việc này có thể thực hiện được? Liệu rằng những quy định, luật pháp hay công việc rèn luyện cái trí của bạn không còn tham vọng, xóa sạch tham vọng được không? Bên ngoài bạn có lẽ được huấn luyện không tham vọng, thuộc xã hội bạn có thể chấm dứt ganh đua với những người khác; nhưng bên trong bạn vẫn còn tham vọng, phải vậy không? Và liệu rằng bạn có thể quét sạch hoàn toàn tham vọng này, mà đang mang lại quá nhiều đau khổ cho những con người hay không? Có lẽ bạn không suy nghĩ về điều này trước kia, bởi vì không ai bảo cho bạn như thế này; nhưng bây giờ khi có một người nào đó đang nói cho bạn về nó, bộ bạn không muốn tìm ra liệu có thể sống trong thế giới này một cách phong phú, tràn đầy, hạnh phúc, sáng tạo mà không có sự thôi thúc hủy hoại của tham vọng, mà không có ganh đua được không? Bộ bạn không muốn biết làm thế nào để sống, để cho cuộc sống của bạn sẽ không hủy hoại những người khác hay phủ một cái bóng trên đường đi của người ấy hay sao?
 
Bạn thấy đó, chúng ta nghĩ rằng đây là một giấc mộng không tưởng không bao giờ có thể tạo ra được trong thực tế; nhưng tôi không đang nói về một điều không tưởng, mà sẽ là vô lý. Liệu rằng bạn và tôi, những con người đơn giản, bình thường, có thể sống đầy sáng tạo trong thế giới này mà không có sự thôi thúc của tham vọng được bộc lộ trong nhiều cách khác nhau như là ham muốn quyền hành, chức vụ hay không? Bạn sẽ tìm ra được câu trả lời đúng đắn khi bạn yêu thích cái gì bạn đang làm. Nếu bạn là một kỹ sư chỉ bởi vì bạn phải kiếm sống, hay bởi vì người cha hay xã hội của bạn mong đợi bạn làm công việc đó, đó là một hình thức khác của cưỡng bách; và cưỡng bách trong bất kỳ hình thức nào đều tạo ra một mâu thuẫn, xung đột. Trái lại, nếu bạn thật sự yêu thích là một kỹ sư, một nhà khoa học, hay nếu bạn có thể trồng một cái cây, vẽ một bức tranh, viết một bài thơ, không phải để có được sự công nhận nhưng chỉ vì bạn yêu thích công việc đó, vậy thì bạn sẽ phát giác rằng bạn không bao giờ ganh đua với ai cả. Tôi nghĩ rằng đây là chìa khóa thực sự: yêu thích cái gì bạn làm.
 
Nhưng khi còn nhỏ thông thường rất khó khăn để biết bạn yêu thích làm cái gì, bởi vì bạn muốn làm quá nhiều sự việc. Bạn muốn làm một kỹ sư, một tài xế xe lửa, một phi công đang bay lượn trên bầu trời xanh; hay có lẽ bạn muốn là một nhà diễn thuyết hoặc một nhà chính trị nổi tiếng. Bạn có lẽ muốn là một họa sĩ, một nhà hóa học, một nhà thơ hay một người thợ mộc. Bạn có lẽ muốn làm việc bằng trí óc của bạn, hay công việc gì đó bằng đôi tay của bạn. Liệu công việc bạn thực sự yêu thích làm này, hay sự thích thú của bạn trong chúng chỉ là một đáp ứng đến những áp lực của xã hội? Làm thế nào bạn có thể tìm ra được? Và không phải mục đích của giáo dục là giúp đỡ bạn tìm ra, để cho khi lớn lên bạn có thể bắt đầu trao toàn cái trí, tâm hồnthân thể của bạn đến công việc mà bạn thực sự yêu thích làm hay sao?
 
Tìm ra công việc gì bạn yêu thích làm đòi hỏi nhiều thông minh; bởi vì, nếu bạn sợ rằng không thể kiếm sống được, hay sợ rằng không phù hợp vào cái xã hội thối nát này, vậy thì bạn sẽ không bao giờ tìm ra được. Nhưng, nếu bạn không kinh hãi, nếu bạn khước từ bị đẩy vào cái khe rãnh của truyền thống bởi cha mẹ của bạn, bởi những giáo viên của bạn, bởi những đòi hỏi giả tạo hời hợt của xã hội, vậy thì có một khả năng khám phá ra bạn thực sự yêu thích làm công việc gì. Vì vậy, muốn khám phá, phải không còn sợ hãi không tồn tại được.
 
Nhưng hầu hết chúng ta đều sợ hãi không tồn tại được, chúng ta nói rằng, “Việc gì sẽ xảy ra cho tôi nếu tôi không làm như cha mẹ tôi bảo, nếu tôi không phù hợp vào xã hội này?” Bị sợ hãi, chúng ta làm công việc gì chúng ta được chỉ bảo, và trong đó không còn tình yêu, chỉ còn mâu thuẫn; và mâu thuẫn phía bên trong này là một trong những yếu tố tạo ra tham vọng hủy diệt.
 
Vì vậy, chính chức năng căn bản của giáo dục là giúp đỡ bạn tìm ra được bạn thực sự yêu thích làm công việc gì, để rồi bạn có thể trao toàn thân tâm cho nó, bởi vì điều đó tạo ra sự cao quý của con người, mà quét sạch đi sự tầm thường, cái tinh thần tập tục nhỏ nhoi. Đó là lý do tại sao có những người giáo viên đúng đắn, bầu không khí thích hợp là rất quan trọng, để cho bạn sẽ lớn lên với tình yêu mà tự thể hiện trong công việc gì bạn đang làm. Nếu không có tình yêu này thì những kỳ thi của bạn, hiểu biết của bạn, những khả năng của bạn, vị trí của bạn và những sở hữu của bạn đều giống như tro bụi, chúng không có ý nghĩa gì cả; nếu không có tình yêu này những hành động của bạn sẽ tạo thêm nhiều cuộc chiến tranh, nhiều hận thù, nhiều tổn thương và hủy diệt.
 
Tất cả điều này có lẽ chẳng có ý nghĩa gì với bạn, bởi vì nhìn bên ngoài bạn vẫn còn rất trẻ, nhưng tôi hy vọng rằng nó sẽ có ý nghĩa nào đó cho những giáo viên của bạn – và cũng cho bạn, một nơi nào đó ở bên trong.

Người hỏi: Tại sao ông cảm thấy ngượng ngùng?

Krishnamurti: Bạn biết không, không là ai cả là một sự việc lạ lùng trong cuộc sống – không phải để nổi tiếng hay vĩ đại, không phải để là một người rất có học thức, không phải để là một người đổi mới hay một người cách mạng vĩ đại, chỉ không là ai cả; và khi người ta thực sự cảm thấy theo cách đó, đột nhiên bị vây quanh bởi nhiều người tò mò tạo ra một cảm giác của rút lui. Đó là tất cả.

Người hỏi: Làm thế nào chúng ta có thể nhận ra chân lý trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta?

Krishnamurti: Bạn nghĩ rằng chân lý là một sự việc và cuộc sống hàng ngày của bạn là một sự việc khác, và trong cuộc sống hàng ngày bạn muốn nhận ra một điều gì mà bạn gọi là chân lý. Nhưng chân lý tách rời cuộc sống hàng ngày hay sao? Khi bạn lớn lên bạn sẽ phải kiếm sống, phải vậy không? Rốt cuộc ra, đó là lý do tại sao bạn đang đậu những kỳ thi của bạn: chuẩn bị cho bạn kiếm sống. Nhưng nhiều người không thèm lưu tâm đến lãnh vực làm việc mà họ phải tham gia chừng nào họ còn đang kiếm được một số tiền nào đó. Chừng nào họ còn có một công việc làm nó không đặt thành vấn đề với họ dù rằng là một người lính, một người cảnh sát, một luật sư hay một loại người kinh doanh ma mãnh nào đó.
 
Bây giờ, tìm ra sự thật của điều gì cấu thành phương tiện kiếm sống đúng đắn là quan trọng, phải vậy không? Bởi vì chân lý ở trong cuộc sống của bạn, không phải tách rời khỏi nó. Cái cách bạn nói chuyện, điều gì bạn nói, cái cách bạn cười, liệu rằng bạn có lừa gạt, đùa giỡn với mọi người – tất cả cái đó là chân lý trong cuộc sống hàng ngày của bạn. Vì vậy, trước khi bạn trở thành một người lính, một người cảnh sát, một luật sư hay một người kinh doanh nhạy bén, bộ bạn không nhận thức được sự thật của những nghề nghiệp này hay sao? Chắc chắn, nếu bạn không thấy được sự thật của công việc gì bạn làm và được hướng dẫn bởi sự thật đó, cuộc sống của bạn trở thành một đống hỗn độn xấu xa.
 
Chúng ta hãy xem xét vấn đề liệu rằng bạn có nên trở thành một người lính hay không, bởi vì những nghề nghiệp còn lại hơi phức tạp hơn. Ngoại trừ việc tuyên truyền và điều gì người khác nói, sự thật liên quan đến nghề nghiệp của người lính là gì? Nếu một người trở thành một người lính nó có nghĩa là anh ấy phải chiến đấu bảo vệ quốc gia của anh ấy, anh ấy phải kỷ luật cái trí không được suy nghĩ nhưng vâng lời. Anh ấy phải chuẩn bị giết người hay bị giết – vì việc gì? Vì một ý tưởng mà một người nào đó, vĩ đại hay tầm thường, đã nói là đúng. Vì vậy bạn trở thành một người lính với mục đích hy sinh chính bản thân mình và giết những người khác. Đó là một nghề nghiệp đúng đắn hay sao? Đừng hỏi người nào khác, nhưng hãy tìm ra cho chính mình sự thật của vấn đề. Bạn được người ta bảo giết chóc vì một điều không tưởng tuyệt vời nào đó trong tương lai – như thể người đó biết tất cả về tương lai! Bạn nghĩ rằng giết chóc là một nghề nghiệp đúng đắn, dù rằng nó là cho quốc gia của bạn hay cho một tôn giáo có tổ chức nào đó? Giết chóc luôn luôn đúng hay sao?
 
Vì vậy nếu bạn muốn khám phá chân lý trong sự tiến hành mãnh liệt đó mà là cuộc sống riêng của bạn, bạn sẽ phải tìm hiểu sâu sắc tất cả những điều này; bạn sẽ phải trao toàn thân tâm của bạn cho nó. Bạn sẽ phải suy nghĩ độc lập, rõ ràng, không thành kiếnchân lý không tách rời cuộc sống, chân lý ở trong chính chuyển động thuộc cuộc sống hàng ngày của bạn. 

Người hỏi: Những hình ảnh, những người Thầy và những vị thánh không giúp chúng ta thiền định đúng hay sao?

Krishnamurti: Bạn có biết thiền định đúng là gì hay không? Bộ bạn không muốn khám phá cho chính mình sự thật của vấn đề hay sao? Và bạn sẽ khám phá được sự thật đó nếu bạn chấp nhận cái uy quyền chỉ bảo rằng thiền định đúng là gì à?
 
Đây là một câu hỏi rộng lớn. Muốn khám phá nghệ thuật của thiền định bạn phải hiểu rõ toàn bộ chiều sâu và hơi thở của sự tiến hành lạ lùng này được gọi là suy nghĩ. Nếu bạn chấp nhận một uy quyền nào đó nói rằng, “Thiền định theo phương pháp này,” bạn chỉ là một người tuân theo, một người đầy tớ mù quáng của một hệ thống hay một ý tưởng. Sự chấp nhận uy quyền của bạn được đặt nền tảng vào niềm hy vọng để được một kết quả, và đó không là thiền định.

Người hỏi: Bổn phận của một học sinh là gì?

Krishnamurti: Từ ngữ “bổn phận” có nghĩa là gì? Bổn phận với cái gì? Bổn phận với quốc gia của bạn tùy theo một chính trị gia phải không? Bổn phận đối với cha mẹ của bạn tùy theo những ước muốn của họ phải không? Họ sẽ nói rằng đó là bổn phận của bạn phải làm như họ chỉ bảo; và điều gì họ chỉ bảo bị quy định bởi nền tảng quá khứ của họ, truyền thống của họ, và vân vân. Và một học sinh là gì? Đó là một cậu trai hay một cô gái đi học và đọc một vài quyển sách với mục đích đậu một kỳ thi nào đó hay sao? Hay anh ấy là một học sinh luôn luôn học hỏivì vậy không có sự kết thúc của học hỏi? Chắc chắn rằng, người mà chỉ thông suốt một môn học, đậu một kỳ thi, và sau đó bỏ nó, không là một học sinh. Người học sinh thực sự đang nghiên cứu, đang học hỏi, đang tìm hiểu, đang khám phá, không chỉ đến khi anh ấy hai mươi tuổi hay hai mươi lăm tuổi, nhưng suốt cuộc đời.
 
Là một học sinh là luôn luôn học hỏi; và chừng nào bạn còn đang học hỏi, không có giáo viên, đúng vậy không? Khoảnh khắc bạn là một học sinh không có một người đặc biệt nào đó dạy bảo bạn, bởi vì bạn đang học hỏi từ mọi thứ. Chiếc lá bị thổi đi bởi cơn gió, tiếng rì rầm của những dòng nước vỗ vào hai bờ sông, đường bay của một con chim vút cao trên không trung, người đàn ông nghèo khổ đi ngang qua đang vác một bó nặng trên vai, những con người mà nghĩ rằng họ biết mọi thứ về cuộc sống – bạn đang học hỏi từ tất cả sự vật và sự việc, vì vậy không có người giáo viên và bạn không là người đi theo.
 
Vì vậy bổn phận của một học sinh là chỉ học hỏi. Hồi trước có một họa sĩ nổi tiếng ở Tây ban nha có tên là Goya. Ông ấy là một trong những người vĩ đại, và khi ông ấy rất già ông ấy viết bên dưới một trong những bức họa của ông, “Tôi vẫn còn đang học hỏi.” Bạn có thể học hỏi từ những quyển sách, nhưng chúng không dẫn bạn đi xa lắm đâu. Một quyển sách chỉ có thể cho bạn biết điềutác giả phải nói ra. Nhưng học hỏi có được qua hiểu rõ về chính mình không có giới hạn, bởi vì học hỏi qua hiểu rõ riêng của bạn là học cách lắng nghe, cách quan sát, và thế là bạn học từ mọi thứ: từ âm nhạc, từ giận dữ, tham lam, tham vọng.
 
Quả đất này là của chúng ta, nó không thuộc những người cộng sản, những người xã hội hay những người tư bản; nó là quả đất của bạn và của tôi, chúng ta phải được sống trên nó đầy hạnh phúc, đầy phong phú, không xung đột. Nhưng phong phú của cuộc sống đó, hạnh phúc đó, cảm thấy đó, “Quả đất này là của chúng ta,” không thể được tạo ra bởi sức mạnh, bởi luật pháp. Nó phải đến từ bên trong bởi vì chúng ta yêu quả đất và tất cả sự vật của nó; và đó là trạng thái học hỏi.

Người hỏi: Sự khác biệt giữa kính trọng và tình yêu là gì?

Krishnamurti: Bạn có thể tìm định nghĩa từ ngữ “kính trọng” và “tình yêu” trong từ điển và có được câu trả lời. Đó có là điều gì bạn muốn biết hay không? Có phải bạn muốn biết nghĩa lý hời hợt của những từ ngữ này, hay ý nghĩa đằng sau chúng?
 
Khi một người nổi tiếng đến, một ông bộ trưởng hay một ông thống đốc, bạn có thấy mọi người chào ông ấy như thế nào hay không? Bạn gọi đó là kính trọng phải không? Nhưng kính trọng như thế thì giả tạo, bởi vì núp sau nó là sợ hãi, tham lam. Bạn muốn một cái gì đó từ con người tội nghiệp đó, vì vậy bạn đặt một vòng hoa quanh cổ ông ấy. Đó không là kính trọng, nó chỉ là đồng tiền cắc mà bạn mua và bán ngoài chợ. Bạn không thấy kính trọng người hầu của bạn hay người dân làng, nhưng chỉ kính trọng những người mà bạn hy vọng có được một cái gì đó. Thật ra loại kính trọng đó là sợ hãi; nó không là kính trọng gì cả, nó không có ý nghĩa gì. Nhưng nếu bạn thực sự có tình yêu trong quả tim của bạn, vậy thì với bạn người thống đốc, người giáo viên, người hầu, người dân làng đều như nhau; vậy thì bạn có sự kính trọng, một cảm thấy cho tất cả họ, bởi vì tình yêu không đòi hỏi bất kỳ cái gì đáp lại.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 17251)
Lễ nhạc là điều rất quan trọng trong đời sống con người. Vì lẽ, đời thiếu lễ, thì đời sẽ hỗn loạn; đời thiếu nhạc, thì đời sẽ khô khan... Thích Lệ Trang
(Xem: 12988)
Lễ lạy, tham bái, chiêm lễ các thánh tích của các bậc Tiên Thánh là một tập tục truyền thống lâu đời của một trong những nghi thức hành trì trong Phật Giáo, có nguồn gốc từ Ấn Độ.
(Xem: 18694)
Âm điệu thời hô chung của thầy đã chuyên chở một tâm hồn chánh niệm đầy lòng từ bi muốn cho chúng sanh được thoát khổ như lời bài kệ chuông.
(Xem: 13812)
Nghi thức tắm Phật có nguồn gốc ảnh hưởng từ tập tục cổ xưa của Ấn Độ nhưng được Phật Giáo tiếp nhận rồi lồng vào đó những quan niệm đạo đức Phật Giáo...
(Xem: 11622)
Trong hệ thống kiến trúc Tòng Lâm Phật Giáo Bắc Truyền lấy Đại Điện làm trung tâm, Đại Điện còn được xưng là Chánh Điện, hay Đại Hùng Bảo Điện...
(Xem: 44285)
Lễ quy y theo Phật giáo là một buổi lễ tổ chức đơn giản cho cá nhân hay tập thể, xin gia nhập vào hàng ngũ Phật tử. Lễ này có thể tổ chức tại gia, chùa chiền...
(Xem: 15814)
Khi một người không tái phạm lỗi lầm lần thứ hai, chúng ta đã sám hối quá khứ. Chúng ta không những phải sám hối tội nghiệp đã biết, càng phải sám hối cho những tội nghiệp không biết...
(Xem: 68432)
Kim ô tợ tiễn, ngọc thố như thoa, tưởng cốt nhục dĩ phân ly, đỗ anh hồn nhi hà tại. HT Thích Bích Liên
(Xem: 28470)
Những Bài Tán Trạo Theo Nghi Thức Phật Giáo Miền Trung
(Xem: 66804)
Các Bài Tán Xấp theo Nghi Lễ Phật Giáo Miền Trung
(Xem: 84087)
Những Bài Tán Rơi Theo Nghi Thức Phật Giáo Miền Trung
(Xem: 18913)
Nghi lễ là cái được sáng tạo sau khi đức Phật nhập diệt, mà một trong những mục tiêuthể hiện sự kính ngưỡng đối với Đức Phậtgiáo pháp của Ngài, thông qua những hình thức cụ thể.
(Xem: 13738)
Nói đến Tăng phục Phật Giáo trước tiên chúng ta nên tìm hiểu về những lý do căn bản, ý nghĩa thậm thâm của Tăng phục.
(Xem: 13604)
Thông thường, truyền thọ giới pháp Bồ tát Du già, cần phải thỉnh ba vị Giới Sư làm Hòa thượng truyền giới, tức là: Đắc giới Hòa thượng (Đắc Giới Sư, đại diện cho Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni)...
(Xem: 85221)
Nghi lễvấn đề không cố định, nên tuy soạn thế này, nhưng quý vị cũng tùy thời, tùy xứ mà linh động...
(Xem: 18797)
Thân hình chúng ta như hạt sương trắng buổi sáng. Mạng chúng ta cũng mong manh như hạt sương buổi sáng... Trần Văn Khê
(Xem: 13350)
Các thể điệu hành trì của nghi lễ Phật giáo Việt nam rất phong phú, ở đây chúng ta chỉ lượt qua các thể điệu chính như: xướng, hô, kệ, thán, độc, tán, tụng, trì, niệm.
(Xem: 9777)
Lễ cung nghinh thỉnh rước của Phật Giáo có từ thời Đức Phật còn tại thế, thường thấy nghi chép trong các bộ kinh Đại thừa, khởi nguồn từ việc chư Thiên và các vị vua Ấn Độ...
(Xem: 10474)
Dâng hương cúng Phật, thắp hương cúng Phật, xông hương cúng Phật, là nét văn hoá đặc trưng của Tăng Tín đồ Phật Giáo Bắc Truyền. Người Đông phương khi nhắc đến đi chùa lễ Phật...
(Xem: 17385)
Nay đệ tử ( Họ tên ... pháp danh ...) trì tụng Thần Chú, xưng tán Hồng Danh. Nguyện xin mười phương Thường Trụ TAM BẢO, Tây Phương Cực Lạc Giáo Chủ A DI ĐÀ PHẬT...
(Xem: 226815)
Tuyển Tập Các Bài Phục Nguyện trong hai thời công phu sáng chiều - Hoavouu sưu tầm
(Xem: 16658)
Phật bảo sáng vô cùng, Đã từng vô lượng kiếp thành công, Đoan nghiêm thiền tọa giữa non sông, Sáng rực đỉnh Linh Phong
(Xem: 29064)
Chẩn tế cô hồn theo cung bậc nghi lễ Huế, do HT Thích Từ Phương làm sám chủ
(Xem: 27666)
Trong các lễ cúng thí Cô hồn, Trai đàn Chẩn tế được tổ chức quy mô nhất. Nó bao hàm cả hai khía cạnh văn chương và triết lý, gần như tất cả tinh hoa của tư tưởngvăn học Phật Giáo Đại thừa Mật Tông được gói trọn vào đây.
(Xem: 13350)
Từ xưa đến nay, Nghi lễ Phật giáo đã hội nhập, luôn gắn liền với nền văn hóa dân tộc Việt Nam một cách hài hòa như nước với sữa. Trải dài .... ! xuyên suốt qua các thời kỳ lịch sử thăng trầm thịnh suy của đất nước.
(Xem: 15340)
Nghi thức này được sử dụng trong các dịp xuống tóc, thiết lập bàn thờ, đàn tràng, cúng nhà mới, cúng đất đai, khai trương cửa hàng, văn phòng, v.v...
(Xem: 9619)
Nghi thức tụng giới cho thiếu nhi gồm có Ba Phép Quay Về Nương Tựa và Hai Lời Hứa, có thể được cử hành trước Nghi Thức Tụng Năm Giới.
(Xem: 75782)
Lễ an vị Phật tại tư gia, bàn thờ Phật phải đặt chính giữa nhà, bàn thờ linh phải đặt hai bên hoặc sau lưng Phật, nếu nhà lầu, thì Phật thờ tầng trên. Trước khi thờ Phật trong nhà phải trang hoàng sạch sẽ...
(Xem: 10601)
Hộ niệmniệm Phật cầu nguyện cho một bệnh nhân khi nhận thấy thuốc chữa trị không còn tác dụng đối với người ấy nữa, khi mà người bệnh sắp qua đời.
(Xem: 9452)
Pháp Hội Thí Vô Giá có nguồn gốc từ Ấn Độ gọi là “Vô Giá Đại Hội” còn gọi là “Ngũ Niên Nhất Hội”, “Ngũ Niên Công Đức Hội”, “Ngũ Tuế Hội”.
(Xem: 10420)
Chiếc y của người xuất gia Phật giáo biểu trưng cho sự thanh bần, giản đơn, và quan trong hơn cả là nó nối kết người mặc với vị thầy bổn sư của mình - Đức Phật...
(Xem: 10093)
Kim cương thừa (vajrayāna) hay Mật tông xuất hiện trong khoảng thế kỷ thứ 4 tại Bắc Ấn Độ, trở nên hưng thịnh từ đầu thế kỷ thứ 6, đến giữa thế kỷ thứ 8 thì hình thành nên một truyền thống lớn mạnh...
(Xem: 10718)
Nghi lễ Phật giáo cũng có hai phần lễ và nhạc, tuỳ theo truyền thống văn hoá nghệ thuật của mỗi miền, mỗi vùng mà phần lễ nhạc Phật giáo sẽ ảnh hưởng và biểu hiện theo truyền thống của vùng...
(Xem: 19245)
Trong nhân gian, ai mà lại không có Mẹ. Từ người làm vua cho đến kẻ cùng đinh hạ tiện tất thảy đều do Mẹ sinh ra và nuôi lớn.
(Xem: 10174)
Lạy hay còn gọi là Lễ Bái, là nghi thức rất phổ thông trong dân gian, mang ý nghĩa bày tỏ lòng biết ơn và niềm tôn kính đến với các đấng thần linh, các bậc tiên hiền có công khai phá giang sơn...
(Xem: 13068)
Kính lạy đức Bồ Tát Quán Thế Âm, chúng con xin học theo hạnh Ngài, biết lắng tai nghe cho cuộc đời bớt khổ. Ngài là trái tim biết nghe và biết hiểu.
(Xem: 60177)
Bồ TátVô Tận Ý Khi bấy giờ chăm chỉ đứng lên Bèn trịch vai hữu một bên Chắp tay cung kính hướng lên Phật đài
(Xem: 27631)
Nguyện đem lòng thành kính Gởi theo đám mây hương Phưởng phất khắp mười phương Cúng dường ngôi Tam Bảo
(Xem: 68761)
Chúng sanh đây có bấy nhiêu Lắng tai nghe lấy những điều dạy răn Các ngươi trước lòng trần tục lắm Nên kiếp nầy chìm đắm sông mê
(Xem: 64128)
Cúng dường Thanh tịnh Pháp Thân Tì Lô Gía Na Phật. Viên Mãn Báo Thân Lô Xá Na Phật. Thiên Bá Ức Hóa Thân Thích Ca Mâu Ni Phật.
(Xem: 25541)
Những bài kệ canh dưới đây áp dụng vào mùa An Cư, Kiết Hạ hằng năm của của Chư Tăng, hoặc trong trường hợp khai Đại Giới Đàn của xưa và nay.
(Xem: 15028)
Bản Sưu Tập các Bài Tán nầy được trích trong các cổ bản Tán Sám, Nghi Thức, Hành Trì viết tay bằng hán tự và trong những bản Nghi Lễ bằng quốc ngữ.
(Xem: 14302)
Hương vân nhi bố Thánh đức chiêu chương Bồ đề tâm quảng mạc năng lường Xúc xứ phóng hào quang
(Xem: 14357)
Đàn tràng chẩn tế cũng gọi là Trai đàn vì lấy sự trang nghiêm thanh tịnh làm gốc để nhất tâm hồi hướng cho cô hồn, ngạ quỷ được ân triêm công đức.
(Xem: 7832)
Chuông, trống được đưa vào PG từ khi Đức Phật còn sanh tiền với mục đích tập hợp chúng Tăng. Về sau, chuông, trống, mõ được dùng trong các nghi lễ để trang nghiêm đạo tràng...
(Xem: 7148)
Cà sabiểu tượng của hạnh khiêm cung, nhu hòa, nhẫn nhục. Đức khiêm cung, nhu hòa, nhẫn nhục trong Phật giáo liên hệ mật thiết với tinh thần bình đẳng...
(Xem: 6809)
Âm nhạc Phật giáo có bước chuyển biến mới trong những thập niên đầu của thế kỷ hai mươi, khi nền âm nhạc Tây phương thâm nhậptác động vào nền âm nhạc truyền thống...
(Xem: 16288)
Tượng Phật là để thờ, tất nhiên: như sự bày tỏ niềm tri ân, tôn kính của người Phật tử. Nhưng không chỉ thế, tượng Phật còn để chiêm ngưỡng: như một lối trang trí...
(Xem: 14097)
Chiếc áo cà-sa khoác lên tâm thức sẽ che chở cho ta trong cuộc sống bon chen, đầy tham vọng, lừa đảo, hận thù và hung bạo. Nó ngăn chận không cho ta hung dữ và hận thù.
(Xem: 8380)
Nghi lễ sẽ tạo thành không khí lễ nghĩa, làm cho con người có tập quán đạo đức hướng về điều tốt điều phải một cách tự nhiên. Ở chỗ có mồ mả thì có cái không khí bi ai...
(Xem: 9009)
Tán tụng là một bộ môn nghệ thuật âm nhạc quan trọng trong hệ thống văn hóa nghệ thuật của Phật Giáo Bắc Truyền.
(Xem: 8058)
Trong ba ngày rằm nầy, người ta còn gọi các danh từ khác nữa như: Thượng nguơn, trung nguơn và hạ nguơn, hay: Thượng nguyên, trung nguyênhạ nguyên.
(Xem: 9059)
Nghi lễ biểu hiện lòng thành kính đối với Tam Bảo: Tín đồ luôn có một niềm tin sâu sắc và thành kính đối với Tam Bảo. Niềm tin đó tạo sự chuyển hóa trong nội tâm...
(Xem: 13931)
Pháp thân tỏa sáng buổi ban mai Tĩnh tọa lòng an miệng mỉm cười Ngày mới nguyện đi trong tỉnh thức Mặt trời trí tuệ rạng muôn nơi.
(Xem: 16764)
Khể thủ nhất thiết xuất thế gian Tam giới tối tôn công đức hải Trí giả năng thiêu phiền não cấu Chánh giác ngã kim quy mạng lễ
(Xem: 11863)
Nam mô nhất tâm phụng thỉnh, lạc bang giáo chủ, y chánh trang nghiêm, tứ thập bát nguyện độ chúng sanh, cữu phẩm liên đài mông thát hóa
(Xem: 17934)
Phật bảo sáng vô cùng Đã từng vô lượng kiếp thành công Đoan nghiêm thiền tọa giữa non sông Sáng rực đỉnh Linh Phong
(Xem: 14880)
Từng nghe, pháp không tự khởi, nhờ cảnh mới sanh, đạo chẳng hư hành, gặp duyên liền ứng. Hôm nay, hoa đàn la liệt, Phật sự xiển dương, hương xông triện báu
(Xem: 75264)
Trong Đạo Phật, lòng từ bi được đưa lên hàng đầu. vì thương tưởng đến loài chúng sanh bị đói khát, đau khổđức Phật và chư Tổ đã dạy phương Pháp bố thí cho loài Ngạ quỷ, súc sanh...
(Xem: 11646)
Thiền sư Quảng Nghiêm (1121 - 1191) người huyện Ðan Phượng, tỉnh Hà Tây. Ông tu ở chùa Thánh Ân thuộc huyện Siêu Loại (nay là Thuận Thành, Bắc Ninh).
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant