Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

15-Cộng tác và chia sẻ

28 Tháng Sáu 201100:00(Xem: 8473)
15-Cộng tác và chia sẻ

NGHĨ VỀ NHỮNG ĐIỀU NÀY
Nguyên tác: Think on These Things by Jiddu Krishnamurti
Lời dịch: ÔNG KHÔNG Bản dịch 2006 – Hiệu đính 7- 2008

Chương 15
Cộng tác và chia sẻ

 Chúng ta đang nói về quá nhiều sự việc, về nhiều vấn đề của cuộc sống, phải vậy không? Nhưng tôi tự hỏi không hiểu chúng ta có thực sự biết một vấn đề là gì không? Giải quyết những vấn đề trở nên khó khăn nếu chúng ta cho phép chúng mọc rễ trong cái trí. Cái trí tạo ra những vấn đề, và sau đó trở thành mảnh đất màu mỡ cho chúng mọc rễ; và ngay khi một vấn đề ăn sâu trong cái trí thì sẽ rất khó khăn khi nhổ bật nó lên. Điều gì cần thiết là chính cái trí phải thấy được vấn đề và không cho nó mảnh đất để tăng trưởng
 
Một trong những vấn đề căn bản thế giới đang đối diệnvấn đề cộng tác. Từ ngữ “cộng tác” có nghĩa là gì? Cộng tác là làm những sự việc cùng nhau, xây dựng cùng nhau, cảm thấy cùng nhau, có một cái gì đó chung để cho chúng ta có thể làm việc cùng nhau một cách tự do. Nhưng người ta thường thường không cảm thấy cái khuynh hướng làm việc cùng nhau một cách tự nhiên, một cách dễ dàng, một cách vui vẻ; và vì vậy họ bị bắt buộc làm việc cùng nhau qua những thôi thúc khác hẳn: đe dọa, sợ hãi, trừng phạt, phần thưởng. Đây là thói quen thông thường khắp thế giới. Trong những chính phủ độc tài bạn bị cưỡng bách tàn nhẫn để làm việc cùng nhau; nếu bạn không “cộng tác” bạn bị xóa tên hay bị gửi vào một trại tập trung. Trong những quốc gia tạm gọi là có văn minh bạn bị thôi thúc làm việc cùng nhau qua khái niệm “quốc gia của tôi,” hay vì một học thuyết đã được tính toán rất cẩn thậntruyền bá rộng rãi để bạn chấp nhận nó; hay bạn làm việc cùng nhau để thực hiện một kế hoạch mà một ai đó đã soạn thảo, một bản sơ đồ cho điều không tưởng.
 
Vì vậy, chính kế hoạch, ý tưởng, uy quyền mới thôi thúc con người làm việc cùng nhau. Đây thông thường được gọi là cộng tác, và trong nó luôn luôn có ngụ ý của hình phạt hay phần thưởng, mà có nghĩa rằng đằng sau sự “cộng tác” như thế có sợ hãi. Bạn luôn luôn làm việc vì một điều gì đó – vì quốc gia, vì vị vua, vì đảng phái, vì Chúa hay vị Thầy, vì hòa bình hay để tạo ra sự đổi mới này hay đổi mới kia. Ý tưởng cộng tác của bạn là làm việc cùng nhau vì một kết quả đặc biệt. Bạn có một lý tưởngxây dựng một ngôi trường hoàn hảo, hay bất kỳ cái gì bạn muốn – bạn làm việc cho nó, vì vậy bạn nói rằng sự cộng táccần thiết. Tất cả việc này ám chỉ uy quyền, phải vậy không? Luôn luôn có một người nào đó nghĩ rằng có một công việc đúng phải làm, và vì vậy bạn nói rằng, “chúng ta phải cộng tác thực hiện nó.”
 
Vì vậy, tôi không gọi những công việc đó là cộng tác gì cả. Đó không là cộng tác, nó là một hình thức của tham lam, một hình thức của sợ hãi, cưỡng bách. Đằng sau nó có sự đe dọa rằng nếu bạn không “cộng tác” chính phủ sẽ không công nhận bạn, hay kế hoạch năm năm sẽ thất bại, hay bạn sẽ bị gửi đến một trại tập trung, hay quốc gia của bạn sẽ thua trong cuộc chiến tranh, hay có lẽ bạn không được lên thiên đàng. Luôn luôn có một hình thức thôi thúc nào đó, và nơi nào có sự thôi thúc thì không có cộng tác thực sự.
 
Cộng tác thực sự cũng không có khi bạn và tôi làm việc cùng nhau chỉ bởi vì chúng ta đồng ý lẫn nhau để làm một công việc gì đó. Trong bất kỳ sự đồng ý nào như thế điều gì quan trọng là đang làm công việc đặc biệt đó, không phải làm việc cùng nhau. Bạn và tôi có lẽ đồng ý để xây dựng một cây cầu, hay làm một con đường, hay cùng nhau trồng vài cái cây, nhưng trong đồng ý đó luôn luôn có sự sợ hãi của không đồng ý, sợ hãi rằng có lẽ tôi không làm cái phần của tôi và để cho bạn làm tất cả mọi việc.
 
Vậy thì nó không là cộng tác khi chúng ta làm việc cùng nhau qua bất kỳ hình thức thôi thúc, hay bởi đồng ý hoàn toàn, bởi vì đằng sau tất cả nỗ lực đó có ngụ ý kiếm được hay lẩn tránh một cái gì đó.
 
Đối với tôi, cộng tác hoàn toàn khác hẳn. Cộng tác là niềm vui của đang là và đang làm cùng nhau – không nhất thiết phải đang làm một công việc gì đó đặc biệt. Bạn hiểu rõ chứ? Các em nhỏ thông thường có một cảm thấy của đang là và đang làm cùng nhau. Bạn không nhận ra việc này hay sao? Các em cộng tác trong bất kỳ công việc nào. Không đặt ra câu hỏi đồng ý hay không đồng ý, phần thưởng hay hình phạt; các em chỉ muốn giúp đỡ. Các em cộng tác theo bản năng, vì niềm vui đang là và đang làm cùng nhau. Nhưng những người lớn làm mất đi tinh thần thoải mái, tự nhiên của cộng tác này trong các em bằng cách nói rằng, “Nếu em làm việc này tôi sẽ cho em cái đó; nếu em không làm việc này tôi sẽ không cho em đi xem phim,” khi nói như vậy những người lớn đã tạo ra yếu tố hư hỏng.
 
Vì vậy cộng tác thực sự xảy ra, không phải chỉ có đồng ý thực hiện một đề án nào đó cùng nhau, nhưng với niềm hân hoan cảm thấy trạng thái cùng nhau, nếu người ta có thể dùng từ ngữ đó; bởi vì trong cảm thấy đó không có sự cố chấp của ý tưởng cá thể, quan điểm cá thể.
 
Khi bạn biết cộng tác như thế, bạn sẽ biết khi nào không cộng tác, mà cũng quan trọng ngang bằng. Bạn hiểu không? Rất cần thiết cho tất cả chúng ta đánh thức được trong chính mình tinh thần cộng tác này, vì lúc đó nó không thuần tuý còn là một kế hoạch hay đồng ý để thúc đẩy chúng ta làm việc cùng nhau, nhưng một cảm thấy lạ thường của trạng thái cùng nhau, ý thức hân hoan trong đang là và đang làm cùng nhau mà không có bất kỳ ý tưởng nào của phần thưởng hay trừng phạt. Điều đó rất quan trọng. Nhưng cũng quan trọng ngang bằng khi biết được lúc nào không cộng tác, bởi vì nếu chúng ta không thông minh có lẽ chúng ta sẽ cộng tác với những người không thông minh, với những vị lãnh đạo đầy tham vọng có những kế hoạch qui mô, những ý tưởng kỳ quặc, giống như Hitler và những nhà độc tài khác qua những thời đại. Vì vậy chúng ta phải biết khi nào không cộng tác; và chúng ta chỉ có thể biết điều này khi nào chúng ta biết được hân hoan của cộng tác thực sự.
 
Đây là một câu hỏi rất quan trọng phải bàn luận cùng nhau, bởi vì khi được gợi ý rằng chúng ta làm việc cùng nhau, phản ứng ngay lập tức của bạn có thể là, “Vì mục đích gì? Chúng ta sẽ làm cùng nhau cho việc gì?” Nói cách khác, công việc sẽ được làm trở nên quan trọng hơn cảm thấy đang là và đang làm cùng nhau; và khi công việc sẽ được làm – cái kế hoạch, cái ý niệm, cái lý tưởng không tưởng – đảm trách sự quan trọng chính, vậy thì không còn cộng tác thực sự. Vậy thì nó chỉ là cái ý tưởng đang trói buộc chúng ta lại cùng nhau; và nếu một ý tưởng có thể trói buộc chúng ta cùng nhau, một ý tưởng khác có thể phân chia chúng ta. Vì vậy, điều gì phải lưu tâmđánh thức được trong chính chúng ta tinh thần cộng tác này, cảm thấy hân hoan trong đang là và đang làm cùng nhau này, mà không có bất kỳ ý tưởng của phần thưởng hay trừng phạt. Hầu hết những người trẻ tuổi đều có cảm thấy hân hoan này một cách thoải mái, tự do, nếu nó không bị làm hư hỏng bởi những người lớn.

Người hỏi: Làm thế nào chúng ta có thể loại bỏ được những lo âu tinh thần của chúng ta nếu chúng ta không thể tránh được những tình huống gây ra chúng?

Krishnamurti: Vậy thì bạn phải đối diện với chúng, phải vậy không? Muốn loại bỏ lo âu thông thường bạn cố gắng tẩu thoát khỏi vấn đề; bạn đến đền chùa hay rạp chiếu bóng, bạn đọc một tờ tạp chí, mở máy thu thanh, hay tìm đến một dạng giải trí nào khác. Nhưng tẩu thoát không giải quyết được vấn đề, bởi vì khi bạn quay trở lại nó vẫn còn đó; vậy thì tại sao không đối diện ngay từ khi nó bắt đầu?
 
Bây giờ, lo âu là gì? Bạn lo lắng liệu rằng bạn sẽ đậu kỳ thi hay không, và bạn sợ hãi không đậu được; vì vậy bạn lo âu, trải qua những đêm không ngủ. Nếu bạn không đậu, cha mẹ bạn sẽ thất vọng; và cũng vậy bạn mong muốn được nói rằng, “Con đã thực hiện công việc đó, đã đậu những kỳ thi.” Bạn liên tục lo lắng ngay từ những ngày đi thi cho đến khi bạn biết kết quả. Bạn có thể tẩu thoát, chạy trốn khỏi tình huống này hay không? Thực sự ra, bạn không thể, phải không? Vì vậy bạn phải đối diện nó. Nhưng tại sao lại lo âu về nó? Bạn đã học, bạn đã cố gắng hết sức mình, và bạn sẽ đậu hay rớt. Bạn càng lo âu về nó nhiều bao nhiêu thì bạn càng bị sợ hãicăng thẳng nhiều bấy nhiêu, và bạn chẳng còn bao nhiêu khả năng suy nghĩ; và khi cái ngày đó đến bạn không thể viết được cái gì cả, bạn chỉ còn nhìn cái đồng hồ – đó là điều gì đã xảy ra cho tôi!
 
Khi cái trí miên man vô tận về một vấn đềliên tục quan tâm đến nó, đó là điều gì chúng ta gọi là lo âu, phải vậy không? Bây giờ làm thế nào người ta loại bỏ được lo âu? Việc đầu tiên, cái trí không được nhường một mảnh đất nào cho vấn đề bám rễ là điều quan trọng.
 
Bạn có biết cái trí là gì không? Những triết gia vĩ đại đã hao phí nhiều năm trong việc tìm hiểu bản chất của cái trí, và những quyển sách đã viết về nó; nhưng nếu người ta thực sự chú ý hoàn toàn vào nó, tôi nghĩ rằng sẽ rất đơn giản để tìm ra cái trí là gì. Bạn có khi nào quan sát cái trí riêng của bạn hay không? Tất cả những điều mà bạn đã học hỏi từ trước đến nay, ký ức về tất cả những trải nghiệm nhỏ xíu của bạn, những điều gì bạn được dạy bảo bởi cha mẹ của bạn, những giáo viên của bạn, những sự việc bạn đã đọc trong những quyển sách hay quan sát thế giới quanh bạn – tất cả những điều này là cái trí. Chính cái trí mà quan sát, mà nhận thức rõ ràng, mà học hỏi, mà vun quén những điều tạm gọi là đức hạnh, mà truyền đạt những ý tưởng, mà có những ham muốnsợ hãi. Cái trí không chỉ là những gì bạn nhìn thấy trên bề mặt, nhưng cũng còn cả những tầng sâu thẳm của tiềm thức mà trong đó che giấu những tham vọng chủng tộc, những động cơ, những thôi thúc, những xung đột. Tất cả những việc này là cái trí, mà được gọi là ý thức.
 
Bây giờ, cái trí muốn bận rộn với điều gì đó, giống như người mẹ đang lo âu về con cái của bà ấy, hay người nội trợ về cái nhà bếp của bà ấy, hay một chính trị gia về sự nổi tiếng cùng vị trí của ông ấy trong nghị viện; và cái trí bận rộn không thể giải quyết được bất cứ vấn đề nào. Bạn hiểu rõ không? Chỉ có cái trí thảnh thơi mới có thể trong sáng để hiểu rõ một vấn đề.
 
Hãy quan sát cái trí riêng của bạn và bạn sẽ thấy nó khuấy động làm sao đâu, luôn luôn bận rộn một điều gì đó: với điều gì ai đó đã nói ngày hôm qua, với điều gì bạn vừa học được, với điều gì bạn sắp sửa làm ngày mai, và vân vân. Nó không bao giờ ngừng bận rộn – mà không có nghĩa là một cái trí trì trệ, hay một loại trống rỗng tinh thần nào đó. Chừng nào nó còn bận rộn, dù rằng ở dạng cao nhất hay thấp nhất, cái trí còn nhỏ nhoi, tầm thường; và một cái trí tầm thường không bao giờ có thể giải quyết được bất kỳ vấn đề nào, nó chỉ có thể bận rộn với nó. Một vấn đề có lẽ to lớn như thế nào chăng nữa, khi bận rộn với nó cái trí sẽ làm cho nó trở thành tầm thường. Chỉ một cái trí không bận rộn và vì vậy trong sáng có thể chặn đứng và giải quyết vấn đề.
 
Nhưng có một cái trí không bận rộn rất là khó khăn. Thỉnh thoảng khi bạn đang ngồi yên lặng cạnh một dòng sông, hay trong căn phòng của bạn, quan sát chính bạn và bạn sẽ thấy cái khoảng không gian liên tụcchúng ta ý thức, mà chúng ta gọi là cái trí, bị nhồi nhét đầy những ý tưởng liên tục dồn vào nó. Chừng nào cái trí còn bị nhồi nhét, bị bận rộn với điều gì đó – dù rằng nó là một cái trí của người nội trợ hay của một nhà khoa học vĩ đại – nó vẫn còn nhỏ nhoi, tầm thường, và bất kỳ vấn đề nào nó gặp phải, nó không thể giải quyết được vấn đề đó. Trái lại một cái trí không bận rộn, có không gian, có thể giải quyết vấn đề và làm tan biến nó, bởi vì một cái trí như thế trong sáng, nó tiếp cận vấn đề mới mẻ lại, không phải dựa vào kho lưu trữ cũ kỹ của những ký ức và truyền thống riêng của nó.

Người hỏi: Làm thế nào chúng ta biết được chính chúng ta?

Krishnamurti: Bạn nhận biết được khuôn mặt của bạn vì bạn thường nhìn thấy nó được phản chiếu trong cái gương. Bây giờ, có một cái gương trong đó bạn có thể nhìn thấy chính bạn hoàn toàn – không phải khuôn mặt của bạn, nhưng tất cả điều gì bạn suy nghĩ, tất cả điều gì bạn cảm thấy, những động cơ của bạn, những thưởng thức của bạn, những thôi thúc và những sợ hãi của bạn. Cái gương đó là cái gương của sự liên hệ: liên hệ giữa bạn và cha mẹ bạn, giữa bạn và những giáo viên của bạn, giữa bạn và dòng sông, cây cối, quả đất, giữa bạn và những tư tưởng của bạn. Sự liên hệ là một cái gương trong đó bạn có thể nhìn thấy chính bạn, không phải như bạn ao ước bạn là, nhưng như bạn là. Tôi có lẽ ao ước, khi nhìn vào một cái gương thông thường, rằng nó sẽ chiếu rọi cho tôi xinh đẹp, nhưng điều đó không xảy ra bởi vì cái gương phản ảnh chính xác khuôn mặt của tôi như nó là và tôi không thể dối gạt chính tôi. Tương tự như vậy, tôi có thể nhìn thấy tôi chính xác như tôi là trong cái gương của sự liên hệ với những người khác của tôi. Tôi có thể quan sát cách tôi nói chuyện với mọi người: lễ phép với những người mà tôi nghĩ rằng họ có thể cho tôi một cái gì đó, và thô lỗ cộc cằn với những người mà không thể cho tôi cái gì cả. Tôi chú ý những người mà tôi sợ hãi. Tôi đứng dậy khi có người quan trọng đi vào, nhưng khi người hầu đi vào tôi không thèm lưu tâm. Vì vậy, bằng cách quan sát chính mình trong sự liên hệ, tôi đã phát hiện ra là tôi kính trọng mọi người một cách giả dối làm sao đâu, phải vậy không? Và tôi cũng có thể khám phá chính bản thân tôi như tôi là trong sự liên hệ của tôi với cây cối và chim chóc, với những ý tưởng và những quyển sách.
 
Bạn có lẽ có tất cả những bằng cấp văn hoá trên thế giới này, nhưng nếu bạn không hiểu rõ về chính mình thì bạn là người ngu xuẩn nhất. Hiểu rõ về chính mình là mục đích chính của mọi nền giáo dục. Nếu không hiểu rõ về chính mình, chỉ thu gom những dữ kiện hay ghi chú để bạn có thể đậu những kỳ thi là một cách tồn tại xuẩn ngốc. Bạn có thể trích dẫn kinh Bhagavad Gita, kinh Upanishads, kinh Koran và kinh Bible, nhưng nếu bạn không hiểu rõ về chính mình bạn chỉ giống như một con vẹt đang lặp lại những từ ngữ. Trái lại, khoảnh khắc bạn bắt đầu hiểu rõ về chính mình, dù nhỏ nhoi chừng nào, đã có sẳn khởi đầu một tiến hành lạ thường của sáng tạo. Nó là sự khám phá khi đột nhiên thấy chính bạn như bạn thực sự là: tham lam, cãi cọ, giận dữ, ganh tị, ngu xuẩn. Nhìn thấy được sự kiện mà không cố gắng thay đổi nó, chỉ nhìn thấy chính xác bạn là gì là một bộc lộ kinh ngạc. Từ đó bạn có thể đi sâu hơn và sâu hơn, vô hạn, bởi vì không có kết thúc cho hiểu rõ về chính mình. Qua hiểu rõ về chính mình bạn bắt đầu tìm được Chúa là gì, sự thật là gì, trạng thái không thời gian đó là gì. Giáo viên của bạn có thể chuyển cho bạn kiến thức anh ấy đã nhận được từ giáo viên của anh ấy, và bạn có lẽ làm bài tốt trong những kỳ thi, có được mảnh bằng và tất cả những việc còn lại của nó; nhưng, nếu không hiểu rõ về chính mình như bạn nhận biết khuôn mặt riêng của bạn trong gương, tất cả những hiểu biết còn lại không có ý nghĩa gì cả. Người có học thức nếu không hiểu rõ về chính họ thì thực sự không thông minh gì cả; họ không biết suy nghĩ là gì, cuộc sống là gì. Đó là lý do rất quan trọng tại sao người giáo dục phải được giáo dục trong ý nghĩa thực sự của từ ngữ đó, mà có nghĩa rằng anh ấy phải hiểu rõ những vận hành của cái trí và tâm hồn riêng của anh ấy, thấy chính anh ấy chính xác như anh ấy là trong cái gương của sự liên hệ. Hiểu về rõ về chính mình là khởi đầu của thông minh. Hiểu rõ về chính mình là toàn vũ trụ; nó ôm gọn tất cả những đấu tranh của con người.

Người hỏi: Chúng ta có thể hiểu rõ về chính chúng ta mà không cần một người tạo hứng khởi hay sao?

Krishnamurti: Muốn hiểu rõ về chính mình bạn phải có một người gây cảm hứng, một ai đó thúc giục, kích thích, giúp đỡ bạn hay sao? Hãy lắng nghe câu hỏi rất cẩn thận và bạn sẽ khám phá câu trả lời thực sự. Bạn biết không, một nửa của vấn đề được giải quyết nếu bạn tìm hiểu nó, phải vậy không? Nhưng bạn không thể tìm hiểu vấn đề trọn vẹn nếu cái trí của bạn ngập tràn sự hăm hở tìm ra câu trả lời.
 
Câu hỏi là: với mục đích có được hiểu rõ về chính mình, chúng ta không cần một người nào tạo hứng khởi hay sao?
 
Bây giờ, nếu bạn phải có một vị đạo sư, một ai đó tạo hứng khởi bạn, khuyến khích bạn, dạy bảo rằng bạn đang làm tốt, nó có nghĩa rằng bạn đang lệ thuộc vào người đó, và rõ ràng bạn sẽ bị lạc lõng khi ông ấy đi khỏi một ngày nào đó. Khoảnh khắc bạn lệ thuộc vào một người hay một ý tưởng cho sự hứng khởi chắc chắn là có sợ hãi, vì vậy nó không là sự hứng khởi trung thực. Trái lại, nếu bạn nhìn ngắm một xác chết đang được khiêng đi, hay quan sát hai con người đang cãi cọ, điều đó không làm bạn suy nghĩ hay sao? Khi bạn thấy một ai đó rất tham vọng, hay là quan sát cách bạn cúi rạp người xuống chân vị thống đốc khi ông ấy đi vào, điều đó không làm cho bạn ngẫm nghĩ hay sao? Vì vậy có hứng khởi trong mọi thứ, từ chiếc lá đang rơi hay cái chết của con chim đến cách cư xử riêng của con người. Nếu bạn nhìn ngắm tất cả những việc này bạn luôn luôn đang học hỏi; nhưng nếu bạn nhờ vào một người nào đó để là giáo viên của bạn, vậy thì bạn đã lạc lõng và người đó trở thành cơn ác mộng của bạn. Đó là lý do tại sao rất quan trọng khi không tuân phục người nào, khi không có một giáo viên đặc biệt nào, nhưng tự mình học hỏi từ dòng sông, những bông hoa, cây cối, từ người phụ nữ đang vác một bó nặng, từ những thành viên của gia đình bạn và từ những tư tưởng riêng của bạn. Đây là sự giáo dục mà không ai có thể dạy cho bạn ngoại trừ chính bạn, và đó là vẻ đẹp của nó. Nó đòi hỏi sự canh chừng liên tục, một cái trí tìm hiểu liên tục. Bạn phải học hỏi bằng quan sát, bằng đấu tranh, bằng hạnh phúc và đau buồn.

Người hỏi: Với tất cả những mâu thuẫn trong chính người ta, làm thế nào có thể đang là và đang làm cùng một lúc được?144

Krishnamurti: Bạn có biết tự mâu thuẫn là gì không? Nếu tôi muốn làm một sự việc đặc biệt trong cuộc sống và cùng lúc lại muốn làm hài lòng cha mẹ tôi, mà muốn tôi làm cái gì khác, tôi có trong mình một xung đột, một mâu thuẫn. Bây giờ, làm thế nào tôi giải quyết được nó đây? Nếu tôi không thể giải quyết được mâu thuẫn này trong chính tôi, thì hiển nhiên không có sự hòa hợp của đang là và đang làm. Vì vậy việc đầu tiên là phải được tự do khỏi sự mâu thuẫn tự tạo.
 
Giả sử bạn muốn học hội họa bởi vì vẽ là niềm vui của cuộc sống bạn, và người cha bảo rằng bạn phải trở thành một luật sư hay một người kinh doanh, nếu không ông ta sẽ ngừng trợ cấp cho công việc ăn uống học hành của bạn; vậy thì có một mâu thuẫn trong bạn, phải vậy không? Bây giờ làm thế nào bạn xóa đi mâu thuẫn bên trong đó, để được tự do khỏi tranh đấuđau khổ của nó? Chừng nào bạn còn vướng mắc trong mâu thuẫn tự tạo bạn không thể nào suy nghĩ; vì vậy bạn phải xóa bỏ mâu thuẫn, bạn phải làm một việc này hay việc khác. Nó sẽ là việc nào? Bạn sẽ nhượng bộ người cha của bạn phải không? Nếu bạn vâng lời người cha, điều đó có nghĩa rằng bạn phải gạt đi niềm vui của bạn, bạn phải gắn kết với một công việc mà bạn không yêu thích; và liệu rằng điều đó có giải quyết được mâu thuẫn hay không? Trái lại, nếu bạn chống cự lại người cha, nếu bạn nói rằng, “Xin lỗi con không lưu tâm, dù con phải đi ăn mày, chết đói, con sẽ vẽ,” vậy thì không có xung đột; vậy thì đang là và đang làm là cùng lúc, bởi vì bạn biết bạn muốn làm gì và bạn làm nó bằng toàn thân tâm của bạn. Nhưng nếu bạn trở thành một luật sư hay một người kinh doanh và bên trong bạn lại đang nóng bỏng ý tưởng là một họa sĩ, vậy thì suốt cuộc đời bạn sẽ là con người u sầu, đờ đẫn, sống trong hành hạ, trong thất vọng, trong đau khổ, bị hủy hoại và hủy hoại những người khác.
 
Đây là một vấn đề rất quan trọng bạn cần suy nghĩ ra, bởi vì khi bạn lớn lên cha mẹ sẽ muốn bạn làm những công việc nào đó, và nếu trong chính bạn không rõ ràng về công việc bạn thực sự muốn làm, bạn sẽ bị dẫn dắt như một con cừu đến tay người đồ tể. Nhưng nếu bạn tìm được công việc gì bạn yêu thích làm và dành toàn bộ cuộc sống của bạn cho nó, vậy thì không còn mâu thuẫn, và trong trạng thái đó toàn thân tâm bạn là đang làm của bạn.

Người hỏi: Vì quan tâm đến công việc chúng ta thích làm, liệu rằng chúng ta có quên bổn phận với cha mẹ hay không?145

Krishnamurti: Bạn có ý gì khi dùng từ ngữ “bổn phận” lạ lùng đó? Bổn phận với ai? Với cha mẹ bạn, với chính phủ, với xã hội phải không? Nếu cha mẹ của bạn bảo rằng đó là bổn phận của bạn để trở thành một luật sưủng hộ nó, nhưng bạn thực sự lại muốn trở thành một khất sĩ, bạn sẽ làm gì đây? Ở Ấn độ là một khất sĩ được an toàn và được kính trọng, vì vậy người cha của bạn có lẽ đồng ý. Khi bạn mặc vào một cái áo thầy tu bạn đã trở thành một con người vĩ đại, và người cha của bạn có thể đổi chác nó. Nhưng nếu bạn muốn làm việc bằng đôi tay của bạn, nếu bạn muốn là một người thợ mộc bình thường hay một người nặn những đồ vật xinh đẹp bằng đất sét, vậy thì bổn phận của bạn ở đâu? Ai có thể bảo cho bạn? Bộ bạn không cần suy nghĩ rất cẩn thận cho chính mình, nhìn thấy mọi hàm ý có liên quan đến bổn phận, để cho bạn có thể nói rằng, “Công việc này phù hợp với tôi và tôi sẽ kiên trì theo đuổi nó dù rằng cha mẹ tôi có đồng ý hay không?” Không phải thỏa hiệp với công việc gì cha mẹxã hội muốn bạn làm, nhưng thực sự tìm được những hàm ý của bổn phận; thấy rất rõ ràng công việc gì là đúng và theo đuổi nó suốt cuộc đời, dù rằng nó có thể tạo ra đói khát, đau khổ, chết chóc – để làm điều đó đòi hỏi nhiều thông minh, trực nhận, thấu triệt, và cũng nhiều tình yêu. Bạn thấy không, nếu bạn ủng hộ cha mẹ chỉ vì bạn nghĩ đó là bổn phận của bạn, vậy thì ủng hộ của bạn là một sự việc chợ búa, không có một ý nghĩa sâu xa nào, bởi vì trong nó không có tình yêu.

Người hỏi: Dù có lẽ tôi ao ước là một kỹ sư, nếu cha tôi phản kháng và không muốn giúp đỡ tôi, làm thế nào tôi có thể học ngành kỹ sư được.146

Krishnamurti: Nếu bạn quả quyết muốn là một kỹ sư ngay cả khi người cha đuổi bạn ra khỏi nhà, bạn có ý nói rằng bạn sẽ không tìm được phương cáchphương tiện để học ngành kỹ sư chứ gì? Bạn sẽ đi ăn xin, nhờ vả bạn bè. Thưa bạn, cuộc sống rất lạ thường. Khoảnh khắc bạn rất rõ ràng về công việc gì bạn muốn làm, mọi việc xảy ra. Cuộc sống mang lại sự trợ giúp cho bạn – một người bạn, một người họ hàng, một người giáo viên, một người bà, một người nào đó sẽ giúp bạn. Nhưng nếu bạn sợ cố gắng bởi vì người cha có lẽ đuổi bạn ra khỏi nhà, vậy thì bạn đã lạc đường rồi. Cuộc sống không bao giờ trợ giúp cho những người chỉ nhượng bộ đến đòi hỏi nào đó vì sợ hãi. Nhưng nếu bạn nói rằng, “Đây thực sự là công việc gì tôi muốn làm và tôi sẽ theo đuổi nó,” vậy thì bạn sẽ phát giác rằng một điều gì đó kỳ diệu đang xảy ra. Bạn có lẽ phải đói khát, tranh đấu để vượt qua, nhưng bạn sẽ là một con người xứng đáng, không chỉ là một bản sao, và đó là điều kỳ diệu của nó.
 
Bạn thấy không, hầu hết chúng ta đều sợ hãi đứng một mình; và tôi biết đây là điều khó khăn cực kỳ cho các bạn còn trẻ tuổi, bởi vì không có sự tự do về kinh tế trong quốc gia này như ở nước Mỹ hay Châu âu. Ở đây quốc gia dư thừa dân số, vì vậy mọi người đều đầu hàng. Bạn nói rằng, “Chuyện gì sẽ xảy ra cho tôi?” Nhưng nếu bạn kiên quyết, bạn sẽ thấy rằng một sự việc nào đó hay một ai đó sẽ giúp đỡ bạn. Khi bạn thực sự phản kháng lại sự đòi hỏi tầm thường, vậy thì bạn là một cá thể và sự sống trợ giúp bạn.
 
Bạn biết không, trong sinh học có một hiện tượng được gọi là sự biến dị, một tình trạng lệch hướng đột ngột và tự phát triển từ một chủng loại. Nếu bạn có một ngôi vườn và đã ươm trồng một loại hoa đặc biệt, một buổi sáng nào đó bạn có lẽ tìm ra rằng một bông hoa nào đó hoàn toàn khác lạ với loại hoa đó. Bông hoa khác lạ đó được gọi là biến dị. Vì khác lạ nên nó nổi bật, và người làm vườn đặc biệt quan tâm đến nó. Và sống giống như thế đó. Khoảnh khắc bạn mạo hiểm đi ra ngoài, điều gì đó xảy ra trong bạn và quanh bạn. Sự sống trợ giúp bạn trong muôn vàn hình thức. Bạn có lẽ không thích hình thức nó trợ giúp bạn – nó có thể là đau khổ, chiến tranh, đói khát – nhưng khi bạn mời mọc sự sống, mọi thứ bắt đầu xảy ra. Nhưng bạn thấy không, chúng ta không muốn mời mọc sự sống, chúng ta muốn chơi một trò chơi an toàn; và những người chơi một trò chơi an toàn cũng chết rất an toàn. Không phải vậy sao?
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 17251)
Lễ nhạc là điều rất quan trọng trong đời sống con người. Vì lẽ, đời thiếu lễ, thì đời sẽ hỗn loạn; đời thiếu nhạc, thì đời sẽ khô khan... Thích Lệ Trang
(Xem: 12988)
Lễ lạy, tham bái, chiêm lễ các thánh tích của các bậc Tiên Thánh là một tập tục truyền thống lâu đời của một trong những nghi thức hành trì trong Phật Giáo, có nguồn gốc từ Ấn Độ.
(Xem: 18692)
Âm điệu thời hô chung của thầy đã chuyên chở một tâm hồn chánh niệm đầy lòng từ bi muốn cho chúng sanh được thoát khổ như lời bài kệ chuông.
(Xem: 13812)
Nghi thức tắm Phật có nguồn gốc ảnh hưởng từ tập tục cổ xưa của Ấn Độ nhưng được Phật Giáo tiếp nhận rồi lồng vào đó những quan niệm đạo đức Phật Giáo...
(Xem: 11622)
Trong hệ thống kiến trúc Tòng Lâm Phật Giáo Bắc Truyền lấy Đại Điện làm trung tâm, Đại Điện còn được xưng là Chánh Điện, hay Đại Hùng Bảo Điện...
(Xem: 44284)
Lễ quy y theo Phật giáo là một buổi lễ tổ chức đơn giản cho cá nhân hay tập thể, xin gia nhập vào hàng ngũ Phật tử. Lễ này có thể tổ chức tại gia, chùa chiền...
(Xem: 15814)
Khi một người không tái phạm lỗi lầm lần thứ hai, chúng ta đã sám hối quá khứ. Chúng ta không những phải sám hối tội nghiệp đã biết, càng phải sám hối cho những tội nghiệp không biết...
(Xem: 68431)
Kim ô tợ tiễn, ngọc thố như thoa, tưởng cốt nhục dĩ phân ly, đỗ anh hồn nhi hà tại. HT Thích Bích Liên
(Xem: 28470)
Những Bài Tán Trạo Theo Nghi Thức Phật Giáo Miền Trung
(Xem: 66804)
Các Bài Tán Xấp theo Nghi Lễ Phật Giáo Miền Trung
(Xem: 84084)
Những Bài Tán Rơi Theo Nghi Thức Phật Giáo Miền Trung
(Xem: 18913)
Nghi lễ là cái được sáng tạo sau khi đức Phật nhập diệt, mà một trong những mục tiêuthể hiện sự kính ngưỡng đối với Đức Phậtgiáo pháp của Ngài, thông qua những hình thức cụ thể.
(Xem: 13738)
Nói đến Tăng phục Phật Giáo trước tiên chúng ta nên tìm hiểu về những lý do căn bản, ý nghĩa thậm thâm của Tăng phục.
(Xem: 13604)
Thông thường, truyền thọ giới pháp Bồ tát Du già, cần phải thỉnh ba vị Giới Sư làm Hòa thượng truyền giới, tức là: Đắc giới Hòa thượng (Đắc Giới Sư, đại diện cho Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni)...
(Xem: 85217)
Nghi lễvấn đề không cố định, nên tuy soạn thế này, nhưng quý vị cũng tùy thời, tùy xứ mà linh động...
(Xem: 18797)
Thân hình chúng ta như hạt sương trắng buổi sáng. Mạng chúng ta cũng mong manh như hạt sương buổi sáng... Trần Văn Khê
(Xem: 13349)
Các thể điệu hành trì của nghi lễ Phật giáo Việt nam rất phong phú, ở đây chúng ta chỉ lượt qua các thể điệu chính như: xướng, hô, kệ, thán, độc, tán, tụng, trì, niệm.
(Xem: 9777)
Lễ cung nghinh thỉnh rước của Phật Giáo có từ thời Đức Phật còn tại thế, thường thấy nghi chép trong các bộ kinh Đại thừa, khởi nguồn từ việc chư Thiên và các vị vua Ấn Độ...
(Xem: 10474)
Dâng hương cúng Phật, thắp hương cúng Phật, xông hương cúng Phật, là nét văn hoá đặc trưng của Tăng Tín đồ Phật Giáo Bắc Truyền. Người Đông phương khi nhắc đến đi chùa lễ Phật...
(Xem: 17385)
Nay đệ tử ( Họ tên ... pháp danh ...) trì tụng Thần Chú, xưng tán Hồng Danh. Nguyện xin mười phương Thường Trụ TAM BẢO, Tây Phương Cực Lạc Giáo Chủ A DI ĐÀ PHẬT...
(Xem: 226815)
Tuyển Tập Các Bài Phục Nguyện trong hai thời công phu sáng chiều - Hoavouu sưu tầm
(Xem: 16655)
Phật bảo sáng vô cùng, Đã từng vô lượng kiếp thành công, Đoan nghiêm thiền tọa giữa non sông, Sáng rực đỉnh Linh Phong
(Xem: 29063)
Chẩn tế cô hồn theo cung bậc nghi lễ Huế, do HT Thích Từ Phương làm sám chủ
(Xem: 27666)
Trong các lễ cúng thí Cô hồn, Trai đàn Chẩn tế được tổ chức quy mô nhất. Nó bao hàm cả hai khía cạnh văn chương và triết lý, gần như tất cả tinh hoa của tư tưởngvăn học Phật Giáo Đại thừa Mật Tông được gói trọn vào đây.
(Xem: 13350)
Từ xưa đến nay, Nghi lễ Phật giáo đã hội nhập, luôn gắn liền với nền văn hóa dân tộc Việt Nam một cách hài hòa như nước với sữa. Trải dài .... ! xuyên suốt qua các thời kỳ lịch sử thăng trầm thịnh suy của đất nước.
(Xem: 15340)
Nghi thức này được sử dụng trong các dịp xuống tóc, thiết lập bàn thờ, đàn tràng, cúng nhà mới, cúng đất đai, khai trương cửa hàng, văn phòng, v.v...
(Xem: 9618)
Nghi thức tụng giới cho thiếu nhi gồm có Ba Phép Quay Về Nương Tựa và Hai Lời Hứa, có thể được cử hành trước Nghi Thức Tụng Năm Giới.
(Xem: 75778)
Lễ an vị Phật tại tư gia, bàn thờ Phật phải đặt chính giữa nhà, bàn thờ linh phải đặt hai bên hoặc sau lưng Phật, nếu nhà lầu, thì Phật thờ tầng trên. Trước khi thờ Phật trong nhà phải trang hoàng sạch sẽ...
(Xem: 10601)
Hộ niệmniệm Phật cầu nguyện cho một bệnh nhân khi nhận thấy thuốc chữa trị không còn tác dụng đối với người ấy nữa, khi mà người bệnh sắp qua đời.
(Xem: 9452)
Pháp Hội Thí Vô Giá có nguồn gốc từ Ấn Độ gọi là “Vô Giá Đại Hội” còn gọi là “Ngũ Niên Nhất Hội”, “Ngũ Niên Công Đức Hội”, “Ngũ Tuế Hội”.
(Xem: 10420)
Chiếc y của người xuất gia Phật giáo biểu trưng cho sự thanh bần, giản đơn, và quan trong hơn cả là nó nối kết người mặc với vị thầy bổn sư của mình - Đức Phật...
(Xem: 10092)
Kim cương thừa (vajrayāna) hay Mật tông xuất hiện trong khoảng thế kỷ thứ 4 tại Bắc Ấn Độ, trở nên hưng thịnh từ đầu thế kỷ thứ 6, đến giữa thế kỷ thứ 8 thì hình thành nên một truyền thống lớn mạnh...
(Xem: 10718)
Nghi lễ Phật giáo cũng có hai phần lễ và nhạc, tuỳ theo truyền thống văn hoá nghệ thuật của mỗi miền, mỗi vùng mà phần lễ nhạc Phật giáo sẽ ảnh hưởng và biểu hiện theo truyền thống của vùng...
(Xem: 19245)
Trong nhân gian, ai mà lại không có Mẹ. Từ người làm vua cho đến kẻ cùng đinh hạ tiện tất thảy đều do Mẹ sinh ra và nuôi lớn.
(Xem: 10174)
Lạy hay còn gọi là Lễ Bái, là nghi thức rất phổ thông trong dân gian, mang ý nghĩa bày tỏ lòng biết ơn và niềm tôn kính đến với các đấng thần linh, các bậc tiên hiền có công khai phá giang sơn...
(Xem: 13068)
Kính lạy đức Bồ Tát Quán Thế Âm, chúng con xin học theo hạnh Ngài, biết lắng tai nghe cho cuộc đời bớt khổ. Ngài là trái tim biết nghe và biết hiểu.
(Xem: 60176)
Bồ TátVô Tận Ý Khi bấy giờ chăm chỉ đứng lên Bèn trịch vai hữu một bên Chắp tay cung kính hướng lên Phật đài
(Xem: 27630)
Nguyện đem lòng thành kính Gởi theo đám mây hương Phưởng phất khắp mười phương Cúng dường ngôi Tam Bảo
(Xem: 68759)
Chúng sanh đây có bấy nhiêu Lắng tai nghe lấy những điều dạy răn Các ngươi trước lòng trần tục lắm Nên kiếp nầy chìm đắm sông mê
(Xem: 64125)
Cúng dường Thanh tịnh Pháp Thân Tì Lô Gía Na Phật. Viên Mãn Báo Thân Lô Xá Na Phật. Thiên Bá Ức Hóa Thân Thích Ca Mâu Ni Phật.
(Xem: 25541)
Những bài kệ canh dưới đây áp dụng vào mùa An Cư, Kiết Hạ hằng năm của của Chư Tăng, hoặc trong trường hợp khai Đại Giới Đàn của xưa và nay.
(Xem: 15028)
Bản Sưu Tập các Bài Tán nầy được trích trong các cổ bản Tán Sám, Nghi Thức, Hành Trì viết tay bằng hán tự và trong những bản Nghi Lễ bằng quốc ngữ.
(Xem: 14298)
Hương vân nhi bố Thánh đức chiêu chương Bồ đề tâm quảng mạc năng lường Xúc xứ phóng hào quang
(Xem: 14354)
Đàn tràng chẩn tế cũng gọi là Trai đàn vì lấy sự trang nghiêm thanh tịnh làm gốc để nhất tâm hồi hướng cho cô hồn, ngạ quỷ được ân triêm công đức.
(Xem: 7832)
Chuông, trống được đưa vào PG từ khi Đức Phật còn sanh tiền với mục đích tập hợp chúng Tăng. Về sau, chuông, trống, mõ được dùng trong các nghi lễ để trang nghiêm đạo tràng...
(Xem: 7148)
Cà sabiểu tượng của hạnh khiêm cung, nhu hòa, nhẫn nhục. Đức khiêm cung, nhu hòa, nhẫn nhục trong Phật giáo liên hệ mật thiết với tinh thần bình đẳng...
(Xem: 6808)
Âm nhạc Phật giáo có bước chuyển biến mới trong những thập niên đầu của thế kỷ hai mươi, khi nền âm nhạc Tây phương thâm nhậptác động vào nền âm nhạc truyền thống...
(Xem: 16287)
Tượng Phật là để thờ, tất nhiên: như sự bày tỏ niềm tri ân, tôn kính của người Phật tử. Nhưng không chỉ thế, tượng Phật còn để chiêm ngưỡng: như một lối trang trí...
(Xem: 14095)
Chiếc áo cà-sa khoác lên tâm thức sẽ che chở cho ta trong cuộc sống bon chen, đầy tham vọng, lừa đảo, hận thù và hung bạo. Nó ngăn chận không cho ta hung dữ và hận thù.
(Xem: 8379)
Nghi lễ sẽ tạo thành không khí lễ nghĩa, làm cho con người có tập quán đạo đức hướng về điều tốt điều phải một cách tự nhiên. Ở chỗ có mồ mả thì có cái không khí bi ai...
(Xem: 9008)
Tán tụng là một bộ môn nghệ thuật âm nhạc quan trọng trong hệ thống văn hóa nghệ thuật của Phật Giáo Bắc Truyền.
(Xem: 8058)
Trong ba ngày rằm nầy, người ta còn gọi các danh từ khác nữa như: Thượng nguơn, trung nguơn và hạ nguơn, hay: Thượng nguyên, trung nguyênhạ nguyên.
(Xem: 9059)
Nghi lễ biểu hiện lòng thành kính đối với Tam Bảo: Tín đồ luôn có một niềm tin sâu sắc và thành kính đối với Tam Bảo. Niềm tin đó tạo sự chuyển hóa trong nội tâm...
(Xem: 13931)
Pháp thân tỏa sáng buổi ban mai Tĩnh tọa lòng an miệng mỉm cười Ngày mới nguyện đi trong tỉnh thức Mặt trời trí tuệ rạng muôn nơi.
(Xem: 16764)
Khể thủ nhất thiết xuất thế gian Tam giới tối tôn công đức hải Trí giả năng thiêu phiền não cấu Chánh giác ngã kim quy mạng lễ
(Xem: 11863)
Nam mô nhất tâm phụng thỉnh, lạc bang giáo chủ, y chánh trang nghiêm, tứ thập bát nguyện độ chúng sanh, cữu phẩm liên đài mông thát hóa
(Xem: 17934)
Phật bảo sáng vô cùng Đã từng vô lượng kiếp thành công Đoan nghiêm thiền tọa giữa non sông Sáng rực đỉnh Linh Phong
(Xem: 14880)
Từng nghe, pháp không tự khởi, nhờ cảnh mới sanh, đạo chẳng hư hành, gặp duyên liền ứng. Hôm nay, hoa đàn la liệt, Phật sự xiển dương, hương xông triện báu
(Xem: 75257)
Trong Đạo Phật, lòng từ bi được đưa lên hàng đầu. vì thương tưởng đến loài chúng sanh bị đói khát, đau khổđức Phật và chư Tổ đã dạy phương Pháp bố thí cho loài Ngạ quỷ, súc sanh...
(Xem: 11646)
Thiền sư Quảng Nghiêm (1121 - 1191) người huyện Ðan Phượng, tỉnh Hà Tây. Ông tu ở chùa Thánh Ân thuộc huyện Siêu Loại (nay là Thuận Thành, Bắc Ninh).
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant