Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Đối thoại 21 – Đạo sư, Truyền thốngTự do

14 Tháng Bảy 201100:00(Xem: 9337)
Đối thoại 21 – Đạo sư, Truyền thống và Tự do

J. KRISHNAMURTI
TRUYỀN THỐNGCÁCH MẠNG
TRADITION AND REVOLUTION
Lời dịch: Ông Không
 Tháng 7 - 2011

RISHI VALLEY 1971

Đối thoại 21:

ĐẠO SƯ, TRUYỀN THỐNGTỰ DO

Rishi Valley, ngày 23 tháng 1 năm 1971

K

rishnamurti: Liệu chúng ta có thể thâm nhập – không những từ quan điểm truyền thống nhưng còn cả liên quan toàn lãnh vực của truyền thống đến điều gì chúng ta đang nói, để thấy sự khác biệt, những mâu thuẫn, những tương tự và những không tương tự? Và cũng vậy, thấy liệu có bất kỳ điều gì mới mẻ trong điều gì chúng ta đang nói. Chúng ta hãy bàn luận điều này; thâm nhập nó sâu thẳm.

A: Chúng ta có lẽ bắt đầu bằng bốn purusharthas – dharma, artha, kama và moksha. Nếu chúng ta thâm nhập sự tiếp cận thuộc truyền thống đến sống, chúng ta thấy rằng truyền thống bắt đầu bằng sự kiện rằng sự tồn tại của con người có bốn khía cạnh này và mỗi khía cạnh đều sinh động, cốt lõi cho sự phát triển của hiểu rõ.

Krishnamurti: Chúng ta không nên bắt đầu bằng ý nghĩa của tất cả nó, hay sao?

A: Những người truyền thống bắt đầu bằng ý nghĩa của tất cả nó, bằng bốn khía cạnh.

Krishnamurti: Chúng ta nên thâm nhập tất cả nó có nghĩa gì – sự tồn tại của con người, đau khổ, xung đột của con người? Tất cả nó có nghĩa gì? Tất cả những người chuyên nghiệp trả lời nghi vấn này như thế nào?

SW: Trong truyền thống, chúng ta thấy hai phương hướng rõ rệt. Phương hướng chính thống mà phát triển bởi sự diễn giải bằng từ ngữ về những sự kiệntruyền thống vượt khỏi, như được tìm thấy trong Dattatreya và yoga vasishtha. Những người thấy mà đã vượt khỏi, đã nói ‘không-đạo sư’, ‘Chúng tôi đã tự khám phá nó cho chính chúng tôi’, ‘Tôi sẽ không thề nguyền bởi kinh Veda’, ‘Toàn thiên nhiên, toàn thế giớiđạo sư của tôi’, ‘Hãy quan sáthiểu rõ thế giới’. Trong Phật giáo cũng vậy, có một vượt khỏi. Lời dạy của ngài tượng trưng cho hạt nhân của khuôn mẫu vượt khỏi. Những người đã vượt khỏi hiệp thông cùng sự sống.

 Nếu anh đọc yoga vasishtha, nó nói rằng cái trí chất đầy những suy nghĩ, những xung đột; và những xung đột này phát sinh bởi ham muốnsợ hãi; nếu anh không thể giải quyết được chúng, anh không thể hiểu rõ. Nó nói về sự suy nghĩ phủ nhận. Max Mueller và vài người người khác đã diễn giải sai lầm từ ngữ nirodha. Từ ngữ này không có nghĩa kiềm chế, nó có nghĩa phủ nhận.

 Nhiều điều được nói về những đạo sư. Yoga vasishtha nói rằng đưa ra những chặng khai trí và những hành động như thế là vô nghĩa.

 Sự thức dậy của người học trò ở trong sự hiểu rõ đúng đắn và trong sự nhận biết đúng đắn. Điều đó, một mình nó, là sự kiện trách nhiệm cơ bản nhất. Những cốt lõi này là hạt nhân của truyền thống vượt khỏi.

R:tuy nhiên có nhiều đoạn văn trong yoga vasishtha nơi nó nói nếu không có một đạo sư, bạn không thể tìm được bất kỳ thứ gì.

A: Vượt khỏi cái gì? Nếu nó là một vượt khỏi hệ thống xã hội, truyền thống vượt khỏi đó cũng tiếp tục hệ thống xã hội.

SW: Đối với vấn đề của hiểu rõ, truyền thống cho một tiếp cận chính thức bằng từ ngữ. Trong truyền thống vượt khỏi đó, đây không là như thế. Vượt khỏi không từ xã hội. Cả hai truyền thống này đều tồn tại. Trong mathas hay những tu viện, họ đã nói về kinh Veda, nhưng điều gì họ nói không liên quan gì đến sống; có những người khác mà liên kết tất cả mọi điều họ hiểu rõ đến sống. Nhưng bất kỳ điều gì đã được nói ra không liên quan gì đến xã hội.

R: Làm thế nào mà truyền thống đạo sư đã trở thành quan trọng như thế?

Krishnamurti: Chúng ta sẽ bàn luận nghi vấn về đạo sư này? Chúng ta sẽ bắt đầu với điều đó được chứ? Từ ngữ guru có nghĩa gì?

SW: ‘Desika’ là từ ngữ đúng đắn, không phải guru. Desika có nghĩa một người mà giúp đỡ đánh thức người học trò; người mà giúp đỡ người tìm kiếm hiểu rõ. Từ ngữ đó có nghĩa người mà học hành.

R: Người học trò được gọi là shishya. Shishya là người có khả năng học hành.

SW: Guru có nghĩa mênh mang, vượt khỏi, vĩ đại.

Krishnamurti: Guru là người vĩ đại, vượt khỏi, người mà sâu sắc, vậy thì anh ấy có sự liên hệ gì với một người học trò?

SW: Trong Upanishads, nó là một của tình yêu và từ bi. Kinh Upanishads khẳng định rằng từ bi là sự hiệp thông giữa guru và người học trò.

Krishnamurti: Bây giờ, làm thế nào truyền thống đã trở thành uy quyền? Làm thế nào một ý thức của học hành, của tuân theo, của chấp nhận bất kỳ điều gì guru nói, làm thế nào điều đó đã được đưa vào sự liên hệ? Uy quyền, sự liên hệ ép buộc, hủy hoại – ngăn cản sự suy nghĩ đúng đắn, nó hủy diệt sự sáng tạo. Làm thế nào sự liên hệ này đã hiện diện?

SW: Giải thích điều này khó khăn lắm. Chắc chắn hai cách tiếp cận đã tồn tại trong thời gian dài. Trong một truyền thống, đạo sư được tiếp nhận như một người bạn, như một người mà người học trò thương yêu; trong đó người đạo sư không là uy quyền gì cả. Truyền thống khác trục lợi. Nó muốn uy quyền, những người theo sau.

A: Điểm chính của Swamiji là rằng đã không có một dòng chảy đồng nhất. Có người đứng ngoài và người tuân theo. Một người không-tuân theo là một người đã từ bỏ xã hội; anh ấy đứng ngoài xã hội.

R: Chúng ta quay lại câu hỏi đầu tiên của anh – nó nói về điều gì, ngoại trừ câu hỏi về những đạo sư, đáp án cơ bản cho sống là gì?

Krishnamurti: Tôi không biết liệu chúng ta có thể tìm được. Liệu bạn có thể khoét sâu vào nó? Liệu bạn có thể khoét sâu vào mọi thứ từ tôi? Bạn hiểu rõ điều gì tôi có ý? Bạn đến một cái giếng và bạn có được nước tùy theo kích cỡ cái xô của bạn; dù bạn mang cái thùng chứa to đến cỡ nào, bạn đều có thể nhận được dư thừa nước. Bạn đã đọc nhiều về văn chương cổ xưa, bạn đã luyện tập, bạn đã đọc điều gì chúng ta đã nói. Bạn đã được trang bị quá đầy đủ quan điểm thuộc truyền thống, và bạn cũng biết điều gì đang xảy ra trong thế giới. Lúc này, bạn và tôi gặp gỡ nhau. Hãy vét cạn nơi tôi càng nhiều bao nhiêu càng tốt. Hãy chất vấn tôi mọi thứ, từ khởi đầu đến kết thúc. Chất vấn thật thăm thẳm như người tuân theo và như người không-tuân theo, như một đạo sư, như một không-đạo sư, như một học trò và như một không-học trò.

 Giống như khi đang khát khô cuống họng, đến một giếng nước, đang muốn tìm ra mọi thứ. Hãy thực hiện nó theo cách đó, thưa bạn. Vậy thì, tôi nghĩ việc đó sẽ gây lợi lộc.

SW: Vậy là, tôi có thể tuyệt đối được tự do?

Krishnamurti: Đập vỡ tất cả những cửa sổ, bởi vì tôi cảm thấy thông minh là vô hạn. Nó không có những giới hạn, và bởi vì nó không có những biên giới, nó hoàn toàn không cá nhân. Vì vậy bằng tất cả trải nghiệm, hiểu biếthiểu rõ của bạn về truyền thống và khuôn mẫu vượt khỏi mà cũng trở thành truyền thống, bằng điều gì bạn biết và bằng điều gì bạn đã hiểu rõ, từ những thiền định riêng của bạn, từ sống riêng của bạn, bạn đến với tôi. Đừng thỏa mãn chỉ bởi một vài từ ngữ. Hãy khoét sâu.

SW: Tôi muốn biết làm thế nào anh đến được nó?

Krishnamurti: Bạn muốn biết làm thế nào con người này đã bắt gặp nó? Tôi không thể nói cho bạn. Bạn thấy, thưa bạn, chắc chắn anh ta không bao giờ trải qua bất kỳ luyện tập, kỷ luật, ghen tuông, đố kị, tham vọng, thèm khát quyền hành, vị trí, thanh danh, nổi tiếng. Anh ta không làm bất kỳ việc nào của chúng. Vì vậy không bao giờ có bất kỳ nghi vấn nào của sự từ bỏ. Vì vậy khi tôi nói tôi thực sự không biết, tôi nghĩ rằng điều đó sẽ là sự thật. Hầu hết những người thầy truyền thống đều trải qua, từ bỏ, luyện tập, hiến dâng, kiểm soát; họ ngồi dưới cái cây và bắt gặp sự rõ ràng.

SW: Vậy thì, một sự việc khác mà tôi muốn hỏi là, trong những lời giảng của anh, nhạy cảm, hiểu rõ, nhận biết thụ động, là những nhân tố mà phải ấp ủ trong sống của người ta. Làm thế nào anh đã bắt gặp được cái này?

A: Anh có lẽ đã không có gì phải từ bỏvì vậy không có học hành, không có phương tiện, nhưng còn những người mà có cái gì đó phải từ bỏ thì sao?

Krishnamurti: Bạn đang hỏi làm thế nào tôi đã bắt gặp cái này? Tôi thực sự không thể nói cho bạn. Tại sao bạn quan tâm đến nó? Làm thế nào tôi bắt gặp cái này quan trọng ra sao?

SW: Nó là tò mò, nó là hân hoan.

Krishnamurti: Chúng ta hãy vượt khỏi điều đó.

SW: Khoảnh khắc anh nói nhận biết, chú ý, nhạy cảm, người ta đầy kinh ngạc, cảm kích. Làm thế nào anh đến được cái này? Làm thế nào người đàn ông này có thể nói chuyện như thế này? Và khi chúng tôi phân tích điều gì anh nói, nó quá khoa học, chính đáng, và đầy ý nghĩa.

Krishnamurti: Bạn biết câu chuyện một cậu bé được phát hiện như thế nào; cậu ta đã được sinh ra trong một gia đình Brahmin cổ truyền nhất; cậu ta đã không bị quy định bởi truyền thống và cũng đã không bị quy định bởi bất kỳ nhân tố nào khác trong khi sống – như một người Ấn giáo, như một người huyền bí học. Tất cả nó đều không tác động đến cậu ta. Trước hết tôi không biết tại sao nó đã không tác động đến cậu ta.

A: Câu hỏi mà anh đặt ra này được diễn đạt trong một cách khác. Làm thế nào một người được bao bọc trong một môi trường tập trung mãnh liệt vào cuộc sống hiện tượng đã không bị trói buộc trong cách sống đó?

SW: K đã bắt gặp nó. Anh ấy không thể giải thích nhưng anh ấy nói chuyện và anh ấy sử dụng những thuật ngữ nào đó và toàn sự chính đáng của nó hiện diện ở đó; và quả thật là một kinh ngạc lạ thường cho người nghe khi không có bất kỳ cái gì trợ giúp mà làm thế nào anh ấy đã bắt gặp nó và tuy nhiên lại vẫn có sự chính đáng.

Krishnamurti: Làm thế nào một người như K, không đọc bất kỳ quyển sách thiêng liêng nào, những quyển kinh thánh của phương đông hay phương tây, làm thế nào không trải nghiệm, không từ bỏ, không hiến dâng, không trải qua tất cả việc này, làm thế nào anh ta nói được những điều này? Tôi thật sự không thể giải thích, thưa bạn.

A: Anh đã đưa ra đáp án cách đây một phút; anh đã nói thông minh không thuộc cá nhân.

Krishnamurti: Nhưng anh ta nói làm thế nào bạn nhận được sự thông minh mà không trải qua tất cả việc này?

SW: Tôi không hỏi làm thế nào anh ta bắt gặp nó nhưng trong nói chuyện của anh ta có sức thuyết phục như thế, sự chính đáng như thế, một chuỗi lý luận hoàn hảo như thế. Nó đến và người lắng nghe thấy được vẻ đẹp, hân hoan. Nó ở trong quả tim của anh ta.

Krishnamurti: Khi bạn nói nó đã đến bởi vì nó ở trong quả tim của anh ta, tôi không biết làm thế nào để diễn tả nó. Nó đến. Tôi không biết như thế nào; không phải từ quả tim hay từ cái trí, nhưng nó đến. Hay liệu bạn nói, thưa bạn, rằng nó sẽ đến với bất kỳ người nào mà mà thực sự không-ích kỷ?

SW: Hoàn hảo, vâng.

Krishnamurti: Tôi nghĩ đó sẽ là đáp án chính đáng nhất.

SW: Hay liệu có phải rằng anh đã thấy sự đau khổ của nhân loại và thế là bắt gặp nó?

Krishnamurti: Không. Để trả lời nghi vấn này thực sự đúng cách, đầy đủ, người ta phải thâm nhập toàn nghi vấn – có cậu trai đó mà đã được phát hiện ở ngoài đường; cậu ta đã trải qua tất cả mọi loại sự việc – cậu ta được công bố là Đấng Cứu thế, cậu ta đã được tôn thờ, vô số tài sản đã được hiến tặng cho cậu ta, cậu ta có quá nhiều người theo sau. Tất cả việc đó đã không tác động đến cậu ta. Cậu ta đã từ bỏ đất đai giống như cậu ta đã thâu nhận đất đai. Có cậu trai đó và cậu ta đã không bao giờ đọc triết lý, tâm lý, những quyển sách thiêng liêng và cậu ta đã không bao giờ luyện tập bất kỳ thứ gì. Và có chất lượng của nói chuyện từ trống không.

SW: Vâng, vâng.

Krishnamurti: Bạn hiểu rõ, thưa bạn, không bao giờ có bất kỳ sự tích lũy từ điều gì anh ta nói. Vì vậy khi bạn đặt ra một câu hỏi như, ‘Làm thế nào anh nói những sự việc này?’, câu hỏi đó bao hàm một nghi vấn quan trọng hơn nhiều, mà là, liệu thông minh hay bất kỳ từ ngữ nào bạn muốn gọi nó, có thể được chứa đựng trong bất kỳ ý thức đặc biệt nào hay nó vượt khỏi tất cả ý thức đặc biệt?

 Thưa bạn, hãy nhìn ngắm thung lũng này, những quả đồi, những cái cây, những tảng đá – thung lũng là tất cả những thứ đó. Nếu không có những sự vật của thung lũng, không có thung lũng. Lúc này, nếu không có nội dung trong ý thức, không có ý thức – trong ý nghĩa của những việc bị giới hạn. Khi bạn đặt ra một câu hỏi, ‘Làm thế nào anh ta nói những điều này?’ Tôi thực sự không biết. Nhưng nó có thể được trả lời, rằng khi nó xảy ra, cái trí tuyệt đối trống không. Điều này không có nghĩa rằng bạn trở thành một người trung gian.

SW: Tôi rút ra từ điều này, sự vô hạn đó là vẻ đẹp, có lý luận, chính đáng. Nó cân đối hoàn hảo trong sự diễn tả của nó.

Krishnamurti: Thưa bạn, bởi vì đã nói điều mà chúng ta đã nói vừa rồi, bạn muốn tìm ra cái gì? Bạn có khả năng, bạn đã đọc nhiều, bạn có hiểu biết, trải nghiệm, bạn đã luyện tập và đã thiền định – từ đó, hỏi.

SW: Ý thức là ngục tù. Chỉ từ trống không người ta mới có thể có lối vào nó.

Krishnamurti: Vì vậy, liệu bạn đang hỏi làm thế nào một con người có thể làm trống không cái trí?

SW: Có một ý tưởng truyền thống về adhikari, người mà có thể học hành. Và ý tưởng truyền thống là rằng có những thứ bậc hay những khác biệt trong những con người mà có thể thâu nhận hay học hành. Điều gì anh ấy có thể học hành, phụ thuộc vào sự khác biệt đó. Có ba thứ bậc. Trong những ngữ cảnh của cổ truyền, chúng được đề cập như sattva, rajas và tamas. Những người phụ thuộc vào loại thứ nhất – sattva – có thể có hiểu rõ bằng cách lắng nghe một người thầy, của hiểu rõ. Những người rajas phải lắng nghe và hồi tưởng khi họ phải đối diện một vấn đề của sống. Những người tamas không thể học hành bởi vì cái trí của họ quá tối tăm. Với mục đích làm cho cái trí tinh tế, có nhiều phương pháp, upasanas. Yoga bắt đầu bằng kiểm soát-hơi thở, thiền định, đứng bằng đầu. Thậm chí lúc đó, họ nói những phương pháp usanas chỉ là phương tiện như một lau sạch. Nó được nói, bất kỳ điều gì anh làm, hãy thụ động, hãy quan sát ‘cái gì là’.

Krishnamurti: Bạn nói, như những con người được cấu thành, có những thứ bậc, những phân hạng của sự thâu nhận. Họ không trải qua qui trình trở thành và đối với những người như thế, liệu có thể bắt gặp cái này?

SW: Đó là một phần của nó. Phần còn lại là rằng với nhiều người, có những khoảnh khắc của hiểu rõ. Nhưng chúng trôi tuột đi. Nó là một đấu tranh liên tục. Người ta phải làm gì?

Krishnamurti: Câu hỏi là gì?

SW: Một con người như thế phải làm gì?

Krishnamurti: Khi biết rằng có những thứ bậc, liệu có thể chặt đứt những thứ bậc này?

A: Đó là một vấn đề của thời gian?

SW: Liệu chúng ta có thể chặt đứt những thứ bậc này hay có những qui trình mà nhờ nó chúng ta có thể thay đổi những thứ bậc?

R: Truyền thống nói rằng một qui trình lâu dài của thời giancần thiết.

SW: Tôi không đồng ý điều đó.

R: Người ta phải có sự ganh đua để hiểu rõ.

A: Tôi nói sống của tôi là một sống của trở thành. Khi tôi đến và ngồi cùng anh, anh nói thời gian không liên quan. Tôi nói ‘vâng’ bởi vì nó rõ ràng, nhưng lại nữa tôi quay lại trong lãnh vực của thời gian, nỗ lực, vân vân, và cái này mà tôi cảm thấy tôi hiểu rõ, trôi tuột đi.

Krishnamurti: Câu hỏi khá rõ ràng. Câu hỏi là rằng khi tôi lắng nghe, dường như tôi hiểu rõ và khi tôi đi khỏi, cái này không còn nữa. Và câu hỏi khác là, làm thế nào người không sáng sủa, người không lý luận, sẽ phá vỡ được tình trạng bị quy định của anh ấy và bắt gặp nó? Đáp án của bạn đối với câu hỏi này là gì?

SW: Trả lời của tôi từ trải nghiệm, trả lời thuộc truyền thống, hãy để con người thực hiện loại thiền định nào đó mà nhờ nó cái trí được làm cho nhạy bén nhiều hơn.

Krishnamurti: Đó là, thực hiện những luyện tập nào đó, thực hiện những bài tập nào đó, hít thở, vân vân, cho đến khi cái trí có thể hiểu rõ. Và người khác nói khi tôi lắng nghe anh, tôi hiểu rõ nhưng nó trôi tuột. Có hai câu hỏi, trước hết hãy thâm nhập câu hỏi về cái trí không có khả năng; lúc này, làm thế nào nó có thể thấy? Làm thế nào một cái trí như thế có thể thấy, hiểu rõ, mà không có luyện tập, không có qui trình thời gian? Thời gian hàm ý qui trình, đúng chứ? Nếu khôngthời gian, làm thế nào một cái trí như thế bắt gặp cái này? Cái trí của tôi đần độn. Cái trí của tôi không có sự rõ ràng để hiểu rõ sự việc này ngay tức khắc. Vì vậy bạn bảo tôi luyện tập, hít thở, ăn ít lại, bạn yêu cầu tôi luyện tập tất cả những phương pháp và những hệ thống mà sẽ giúp làm cho cái trí sắc bén, nhạy cảm, rõ ràng. Tất cả điều đó bao hàm thời gian và khi bạn cho phép thời gian, có những nhân tố khác len lỏi vào cái trí. Nếu tôi phải đi từ đây đến đó, muốn bao phủ khoảng cách đó phải mất thời gian. Trong việc bao phủ khoảng cách đó có những nhân tố khác len lỏi vào trong suốt chuyến hành trình đến độ tôi không bao giờ đến được đó. Trước khi tôi đến được đó, tôi thấy cái gì đó đẹp đẽ và tôi bị cuốn trôi. Phương hướng không là một con đường giới hạn, ngay thẳng mà tôi bước đi trên nó. Vô số những nhân tố đang xảy ra. Những biến cố, những xảy ra, những ấn tượng này sẽ thay đổi chuyển động của phương hướng. Và cái đó mà tôi đang cố gắng để hiểu rõ cũng không là một điểm cố định.

A: Nên thâm nhập câu hỏi của nó không là một vật cố định.

Krishnamurti: Tôi nói cái trí của tôi bị hoang mang, bị quấy rầy, tôi không hiểu rõ.

 Bạn bảo tôi, hiểu rõ bằng cách phải làm những sự việc này. Thế là bạn đã thiết lập hiểu rõ như một vị trí cố định, và nó không là một vị trí cố định.

SW: Nó không là một vị trí cố định.

Krishnamurti: Chắc chắn, nếu nó là một vị trí cố định, và tôi đang hướng về nó, có những nhân tố khác len lỏi vào trong chuyến hành trình hướng về của tôi và những nhân tố này sẽ gây ảnh hưởng tôi nhiều hơn đích đến.

A: Đích đến đó là một chiếu rọi của cái trí không biết.

Krishnamurti: Phương cách đó không là phương cách gì cả. Đầu tiên thấy nó. Nó không là một điểm cố định, và nó không bao giờ có thể là một điểm cố định; vì vậy, tôi nói đó là một sự việc hoàn toàn giả dối. Vậy thì bởi vì nó không là phương cách, bởi vì bạn đang phủ nhận toàn sự việc, bạn đã xóa sạch một lãnh vực khác thường – tất cả những luyện tập, tất cả những thiền định, tất cả những hiểu biết. Vậy thì tôi đã được bỏ lại cùng điều gì? Tôi được bỏ lại cùng sự kiện rằng tôi bị hoang mang, rằng tôi bị dốt nát.

 Lúc này, làm thế nào tôi biết tôi bị dốt nát, làm thế nào tôi biết tôi bị hoang mang? Chỉ qua sự so sánh, bởi vì tôi thấy rằng bạn rất nhạy bén và tôi nói, qua sự so sánh, qua sự đo lường, tôi bị đần độn.

 Tôi không so sánh và tôi thấy điều gì tôi đã làm qua sự so sánh. Tôi đã tự-thâu hẹp chính mình đến một trạng thái mà tôi gọi là dốt nát qua sự so sánh, và tôi thấy đó cũng không là phương cách. Thế là, tôi phủ nhận sự so sánh. Thế là, liệu tôi bị dốt nát, nếu không có sự so sánh? Vì vậy tôi đã phủ nhận hệ thống, một qui trình, một đích đến cố định mà bạn đã khai triển như một phương tiện của khai sáng qua thời gian. Tôi nói sự so sánh không là phương cách. Sự đo lường có nghĩa khoảng cách.

SW: Liệu điều đó có nghĩa rằng, hiểu rõ này không là vấn đề liên quan chặt chẽ với khả năng? Chúng ta đã bắt đầu bằng khả năng.

Krishnamurti: Tôi nói tôi lắng nghe bạn, Swamiji, nhưng tôi không hiểu rõ. Tôi không biết nó là gì mà tôi không hiểu rõ, nhưng bạn chỉ rõ cho tôi – thời gian, qui trình, điểm cố định, vân vân. Bạn chỉ rõ nó cho tôi, và tôi phủ nhận chúng. Vì vậy điều gì đã xảy ra cho cái trí của tôi? Trong chính sự phủ nhận, khước từ, cái trí đã trở nên ít dốt nát hơn. Sự phủ nhận cái giả dối làm cho cái trí rõ ràng; và sự phủ nhận của so sánh mà cũng là giả dối, làm cho cái trí nhạy bén.

 Vì vậy, lúc này tôi đã ở lại cùng cái gì? Tôi biết tôi dốt nát chỉ trong sự so sánh với bạn. Sự dốt nát tồn tại trong sự đo lường chính tôi với cái gì được gọi là sự thông minh, và tôi nói tôi sẽ không đo lường. Vì vậy, liệu tôi còn dốt nát nữa không? Tôi đã hoàn toàn phủ nhận sự so sánh và sự so sánh có nghĩa tuân phục. Tôi đã còn lại cái gì? Cái sự việc tôi đã gọi là dốt nát không là dốt nát. Nó là ‘cái gì là’. Tôi đã còn lại cái gì tại khúc cuối của tất cả việc này? Tất cả mọi điều mà tôi đã còn lại là, tôi sẽ không còn so sánh nữa. Tôi sẽ không đo lường chính tôi với người nào khác mà cao quí hơn tôi và tôi sẽ không giẫm trên con đường này mà đã được trải phẳng cho tôi. Thế là, tôi phủ nhận tất cả những cấu trúc mà con người đã áp đặt vào tôi để đạt được sự khai sáng.

 Thế là, tôi ở đâu? Tôi bắt đầu từ ngay khởi đầu. Tôi không biết gì về sự khai sáng, hiểu rõ, qui trình, so sánh, trở thành. Tôi đã quẳng chúng đi. Tôi không-biết. Hiểu biếtphương tiện của bị tổn thươngtruyền thống là dụng cụ qua đó tôi bị tổn thương. Tôi không muốn dụng cụ đó và, vì vậy, tôi không bị tổn thương. Tôi bắt đầu bằng sự hồn nhiên hoàn toàn. Sự hồn nhiên có nghĩa một cái trí không thể bị tổn thương.

 Lúc này, tôi nói với chính mình, tại sao họ đã không thấy sự kiện đơn giản này, không có vị trí cố định. Tại sao? Tại sao họ đã chất đống tất cả điều này vào cái trí con người để cho tôi phải vật lộn qua tất cả điều này, để loại bỏ tất cả điều này?

 Nó rất thú vị, thưa bạn. Tại sao trải qua tất cả qui trình này nếu tôi phải loại bỏ nó? Tại sao bạn đã không bảo cho tôi đừng so sánh; sự thật không là một vị trí cố định? Liệu tôi nở hoa trong tốt lành qua sự so sánh? Liệu sự khiêm tốn có thể kiếm được qua thời gian, luyện tập? Chắc chắn không. Và vẫn vậy bạn đã quả quyết vào sự luyện tập, tại sao? Khi bạn quả quyết vào sự luyện tập, bạn nghĩ rằng bạn sẽ đến một vị trí cố định. Vì vậy, bạn đã tự lừa gạt chính bạn và bạn đang lừa gạt tôi.

 Bạn không nói với tôi: bạn không biết gì cả và tôi không biết gì cả, chúng ta hãy tìm ra liệu tất cả những sự việc gì mà con người đã áp đặt vào con người khác là đúng thực hay giả dối. Họ đã nói khai sáng là cái gì đó phải đạt được qua thời gian, qua kỷ luật, qua đạo sư. Chúng ta hãy tìm ra, hãy tìm ra nó.

 Tại sao những con người đã áp đặt vào những con người điều gì đó mà không là sự thật? Những con người đã tự-hành hạ chính họ, tự-trừng phạt chính họ để kiếm được sự khai sáng như thể sự khai sáng là một vị trí cố định. Và họ kết thúc bằng sự tối tăm. Tôi nghĩ đó là lý do tại sao, thưa bạn, con người tạm gọi là sai lầm còn gần gũi sự thật nhiều hơn con người luyện tập để kiếm được sự thật.

Một người luyện tập sự thật trở thành không trong sáng, không minh bạch. 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9285)
Nghi Lễ Hàng Ngày NS Thích Nữ Giới Hương biên soạn
(Xem: 69525)
Nghi Thức Thỉnh Đại Hồng Chung - Giọng thỉnh chung: TT Thích Nguyên Tạng
(Xem: 87885)
Các Bài Sám Văn Cúng Thí Thực Âm Linh Cô Hồn - Tuyển Tập trong nhiều nghi thức tụng niệm của nhiều soạn giả
(Xem: 25035)
Diệu, sâu, Tổng Trì đứng hàng đầu, Thủ Lăng Nghiêm nhân thế khó cầu, Diệt vọng điên đảo muôn ức kiếp, Không qua nhiều đời được Pháp Thân.
(Xem: 14041)
Nghi Thức Truyền Giới Bồ Tát Tại Gia, HT Thích Đổng Minh biên soạn
(Xem: 29272)
Chúng ta đời đời kiếp kiếp học Phật tu hành không được thành tựu, không có biện pháp thoát khỏi luân hồi, là vì có oan gia trái chủ đến...
(Xem: 27027)
Đầu năm Cúng Hội Cầu An Nguyện cho Quốc thái Dân an mọi nhà Nhân sinh yên ổn hoan ca Xã hội tốt đẹp kết hoa tình người
(Xem: 38913)
Kinh Ngũ Bách Danh Quán Thế Âm bản chữ Hán và Việt dịch của Quảng Minh
(Xem: 34337)
Hào quang chiếu diệu. Sáng tỏ mười phương, Ngộ lý chơn thường, Phá màn hôn ám.
(Xem: 44474)
Nguyện thứ nhất: Tôi thành Phật được, Thì nước tôi là nước tịnh thanh. Ngục hình, ngạ quỷ, súc sanh, Thảy đều chẳng có sanh thành nơi đây.
(Xem: 53185)
Phương pháp sám hối Từ bi đạo tràng Mục Liên Sám Pháp - Nghi Thức Tụng Niệm
(Xem: 19309)
Nguyện đem lòng thành kính Gởi theo Pháp mây hương Ngát tỏa khắp mười phương Cúng dường ngôi Tam Bảo
(Xem: 143925)
Đây là quyển sách với những quy ước về nghi lễ tang ma của nhân gian. Người Phật tử chỉ nên tham khảo cho biết, không nên y cứ để thực hành...
(Xem: 16287)
Đại từ, đại bi thương chúng sanh, Đại hỉ, đại xả, cứu hàm thức, Tướng đẹp sáng ngời dùng trang nghiêm, Chúng con chí tâm thành đảnh lễ...
(Xem: 19723)
Chúng con cung kính nghe rằng: Hương sơn đại định, Viên thành ngàn vạn Đà la; Nam hải trùng ba, Quảng phát mười hai diệu hạnh...
(Xem: 9450)
Cùng Tổ ngộ lòng thiền, trong cửa Tây Thiên vâng lời thọ ký; Vì người khai Phật trí, tại chùa Thiên Mộ, nối nghiệp độ sinh !
(Xem: 18407)
Kể từ khi đạo Phật truyền vào nước ta, hàng Phật tử tại gia trong bất cứ thời đại nào và hoàn cảnh nào cũng đã có những đóng góp thiết thực trong sứ mạng hộ trìhoằng dương chánh pháp.
(Xem: 53776)
Mông Sơn Thí Thực là một nghi thức đã được sử dụng rất phổ cập trong các ngôi Già lam thuộc hệ phái Phật giáo Bắc tông. Có ba loại nghi thức Mông Sơn: Đại Mông Sơn, Trung Mông Sơn và Tiểu Mông Sơn.
(Xem: 29916)
Nam mô từ Lâm Tế chánh tôn sắc tứ Chúc Thánh Tự khai sơn trùng hưng quá cố đường thượng chư vị lịch đại Tổ sư...
(Xem: 23272)
Khể thủ nhứt thiết xuất thế gian, Tam giới tối tôn công đức hải, Trí giả năng thiêu phiền não cấu, Chánh giác ngã kim quy mạng lễ...
(Xem: 61101)
Nhất tâm đảnh lễ A tỳ ngục tốt, sơ phát thiện tâm, Chúng hòa: Bổn sư Thích ca Mâu ni Phật.
(Xem: 24383)
Lễ tắm Phật là một trong những nghi thức phổ biến của lễ hội Phật đản hằng năm trong nhiều truyền thống Phật giáo khác nhau. Nghi thức này vốn đã xuất hiện khá lâu tại Ấn Độ, Trung Á và Trung Hoa...
(Xem: 81973)
Khi đức Phật đản sinh, trên trời có chín rồng phun hai dòng nước ấm mát tắm rửa cho Ngài, cùng lúc ấy, chư thiên tung hoa trời, trổi nhạc trời chúc mừng thái tử.
(Xem: 25017)
Dựa trên bản Hán do HT Thích Trí Thủ soạn; Hạnh Cơ dịch sang nghĩa thuần Việt
(Xem: 35861)
Bản Sưu Tập các Bài Tán nầy được trích trong các cổ bản Tán Sám, Nghi Thức, Hành Trì viết tay bằng hán tự... Quảng Bảo
(Xem: 13060)
Muốn cho cuộc lễ được tươm tất và thành kính, chuông trống bát nhã không thể thiếu được lúc bắt đầu và khi chấm dứt lễ.... Thích Giác Duyên
(Xem: 24767)
Nghi Thức lạy 108 lạy Tam Bảo do HT Thích Trí Thủ biên soạn PL. 2518
(Xem: 21450)
Chuông vàng bảng ngọc thấu bốn phương, Thần Thánh về đây đếm không lường, Âm thinh biến khắp mười phương cõi, Chư Phật Bồ tát chứng đàn tràng... HT Thích Huyền Tôn
(Xem: 24663)
Nguyện tiếng chuông nầy ngân khắp cõi, Thiết-vi ngục tối thảy xa nghe, Cõi trần trong sạch đều thông suốt, Giác ngộ sanh linh cả mọi loài... HT Thích Huyền Tôn
(Xem: 10473)
Nghe Tụng Kinh Bát Nhã, Qua Nhiều Ngôn Ngữ... Hoavouu sưu tầm
(Xem: 27753)
Kính lạy Bồ Tát Tất Đạt Đa, Tánh đức từ bi hằng biểu lộ, Trải bao cuộc du hành mục đổ, Xót sinh linh kiếp số trầm luân... Nghi Lễ
(Xem: 25447)
Bộ Luật Tứ Phần khởi nguyên do bộ phái Đàm-vô-đức (Dharmagupta, Pháp Tạng bộ) truyền trì... Hòa thượng Thích Trí Thủ dịch (1983)
(Xem: 21295)
Dựa theo “Lục Thì Sám Hối Khoa Nghi” của vua Trần Thái Tông, Việt-nam... Hạnh Cơ dịch
(Xem: 145044)
Trung Khoa Du Già Thí Thực Khoa Nghi 中科瑜伽施食科儀(Đông Mật)... Quảng Minh dịch chú
(Xem: 39218)
Đêm nay ngày lành Nguyên đán, Giờ này phút thiêng giao thừa, Chúng con : Tuân lệ cổ tục ngày xưa, Mở cửa nghinh xuân tiếp phước.
(Xem: 14040)
Nghi Thức Cúng Giao Thừa - Biên soạn Thích Nguyên An
(Xem: 23592)
Táo tiếng Hán có nghĩa là bếp. Hàng năm, khi năm hết Tết đến, vào ngày 23 tháng Chạp, nhà nhà đều sắm sửa lễ nghi, cúng tiễn ông Táo chầu trời... Tân Nguyễn
(Xem: 42888)
Khoa nghi này truyền sang nước ta đã lâu đời, thường được gọi là nghi thức đăng đàn chẩn tế, do các cao tăng làm sám chủ...
(Xem: 48034)
Đêm nay ngày lành Nguyên Đán Giờ nầy phút thiêng Giao thừa. Tuân lệ cổ tục ngày xưa Mở cửa nghinh Xuân tiếp phước. Truyền thừa di phong thuở trước...
(Xem: 32803)
Kính lạy chư Phật khắp mười phương, Tuyên dương Pháp nhiệm mầu thanh tịnh, Thánh Tăng cả ba thừa bốn quả, Rủ lòng từ bi xin chứng giám... Hạnh Cơ
(Xem: 18345)
Kính lạy Phật! Con từ vô thỉ kiếp, Mây vô minh che lấp tánh viên minh, Tạo bao việc ác, bỏ hết việc lành, Quanh quẩn luân hồi, vào ra sinh tử... Hạnh Cơ
(Xem: 23591)
Tại Gia Bồ Tát Giới Bổn - 3 ngôn ngữ Anh, Việt, Hoa - Nhiều Tác Giả
(Xem: 81312)
Kinh Nhật Tụng - Kinh Tụng Hằng Ngày
(Xem: 17542)
Danh từ tên gọi của Thủ Lư theo sách Trung Hoa Phật Quang Văn Hóa Thiên Phật Giáo Dụng Ngữ chép: "Thủ lư là lư hương cầm ở trên tay, còn gọi là Bỉnh hương lư, Thủ lư, Đề lư... Thích Tâm Mãn
(Xem: 15623)
Nghi Thức Tụng Niệm Đại Toàn do HT Thích Nhất HạnhHội Đồng Giáo Thọ Làng Mai biên soạn
(Xem: 58269)
Nhạc Thỉnh Trong Trai Đàn Chẩn Tế - Thích Hạnh Tuệ sưu tầm
(Xem: 26818)
Theo giáo lý đạo Phật, không ai có thể siêu độ cho ai, không ai có thể giải thoát cho ai, ngoại trừ chính cá nhân người đó.
(Xem: 22327)
Để thành tựu được lễ dâng y kathina, người thí chủ cần phải có sự hiểu về tấm y gọi là “Y Kathina” và nghi thức làm lễ dâng y kathina đến chư Tỳ khưu Tăng.
(Xem: 26814)
Bảng Chữ Nho khắc in tại chùa Báo Quốc, năm Đồng Khánh thứ 3, Mậu Tý (1888) - Chùa Báo Quốc
(Xem: 23853)
Thờ CúngLễ Bái là một trong những Gia Bảo tinh thần đáng quý của Tổ Tiên để lại cho con cháu kế thừa. Gia Bảo này đã đ­ược hấp thụ tinh hoa lâu đời do các Tôn Giáo bồi đắp...
(Xem: 60770)
Xưng là Tứ Thiên Vương bởi vì bốn vị Thiên Vương này ở bốn hướng Đông Tây Nam Bắc. Tứ Đại Thiên Vương là thần tướng của vua trời Đế Thích, ở núi Kiền Đà La...
(Xem: 26423)
Đạo Phật ngoài các vị thiên thần Hộ Pháp hộ giới ra còn có rất nhiều thiện hữu tri thức, bằng trí tuệ của mình, bằng phước đứctài lực của mình với tinh thần hộ trì chánh giới...
(Xem: 18637)
Khi giới sư đăng đàn truyền trao U Minh Giới cho vong linh. Chúng giới tử đại vị cho tiên hương linh của mình mà thay họ phụng thỉnh Tam Bảo, thọ nhận Giới pháp...
(Xem: 16516)
Nghi thức tuần chiếu trong Giới Đàn Phật Giáo Bắc Truyền có nguồn gốc từ thời Phật còn tại thế, Đức Thế Tôn theo thông lệ cứ mỗi năm ngày, Ngài đi tuần phòng của Tăng chúng.
(Xem: 19262)
Đại Lễ Vu Lan Bồn khởi nguyên từ hạnh hiếu của Mục Kiền Liên Tôn Giả, trở thành nét văn hóa đạo đức hiếu hạnh của Đạo Phật, một trong “Tứ trọng ân”...
(Xem: 20463)
Việt Nam trong Đại Lễ Vu Lan, lễ cầu siêu tháng bảy chúng ta thường thấy có nghi thức đốt đèn cầu nguyện, hay là pháp hội Phóng Đăng...
(Xem: 19205)
Đại Lễ Vu Lan Bồn Đông độ dịch là Cứu Đảo Huyền, là nương theo từ bitrí tuệnguyện lực của chư Phật và Bồ Tát, để diệt trừ mọi phiền não...
(Xem: 45337)
Pháp Sự Khoa Nghi (3 tập) Soạn dịch giả: HT Thích Huyền Quang - Chùa Quang Thiện, California, USA - Ấn hành 2002
(Xem: 16297)
Nghìn nhà một bát, muôn dặm cô thân, Thần thông ứng cúng xa gần, Diệu dụng hóa duyên đây đó...
(Xem: 15998)
Thành ngữ Việt Nam có câu: “Thờ thì dễ, giữ lễ thì khó”, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu đề tài ý nghĩatác dụng của lễ bái.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant