Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

7. Thiền Và Chăn Trâu

08 Tháng Hai 201100:00(Xem: 9124)
7. Thiền Và Chăn Trâu

THIỆN PHÚC
ĐẠO PHẬT AN LẠCTỈNH THỨC
“Buddhism, a religion of Peace, Joy, and Mindfulness”
Tổ Đình Minh Đăng Quang

7. THIỀN VÀ CHĂN TRÂU

Vọng tâm là căn bịnh chính gây ra cho con người không biết bao nhiêu là đau khổ và não phiền. Chính cái vọng tâm nó che mờ lương trithúc đẩy ta chạy theo những dục vọng. Nó là đám mây đen che phủ sự trong sáng của bầu trời. Vì nó mà cái tâm vốn sáng suốt và tỉnh lặng của ta trở nên u tối và loạn động; cũng chính vì nó mà ta không còn biết đâu là chơn, đâu là giả để phải ôm giả làm thiệt. Vì nó mà ta không phân biệt được đâu là tà, đâu là chánh, đâu là hay, đâu là dở...

Đức Từ Phụ đã dạy rằng muốn cho ta đừng chạy theo dục vọng mà phải lãnh lấy khổ đau thì cách duy nhất là phải chận đứng vọng tâm. Thế nào là vọng tâm? Tâm là cái gì mà chả bao giờ có ai thấy được nó; tuy nhiên, nó còn cao nặng hơn Ngũ Hành Sơn. Ngũ Hành Sơn chỉ đè Tôn Ngộ Không có năm trăm năm, còn tâm nó đã đè nặng xuống thân phận bé bỏng của con người từ vô thỉ. Thế mới thấy Tâm là đầu mối của mọi việc. Chúng ta bắt nguồn từ một cái gì bao la thăm thẳm như bầu trời không một vẩn mây. Thế rồi chính từ Tâm mà ta lạc bước vào những khu rừng vô minh không có lối ra.

Chúng ta lạc hết bước nầy đến bước khác; đi đến muôn vạn nẻo đường để rồi bây giờ không biết mình là ai. Không biết mình từ đâu tới, tên thật là gì; mình muốn làm gì và muốn đi đâu, mình cũng không biết nốt. Hết ngày nầy qua năm khác, chúng ta cứ mãi dong ruổi đi tìm, mà tìm cái gì chính mình cũng không biết. Tìm chưa được cái nầy thì đã mất cái kia... Cái Tâm mà bấy lâu nay dong ruổi, lạc bước để cho ta đến nỗi phải thân tàn ma dại ấy là vọng tâm. Một người khéo tu, đừng dong ruổi nữa, đừng dài dòng biện luận nữa, mà hãy tìm cách kéo nó lại. Tâm ta bấy lâu nay như một loài trâu hoang, đã dậm đạp và phá hại biết bao mùa màng của ta và của người, thế mà ta vẫn vỗ tay đồng tình. Bây giờ tu rồi, thì trâu có đi hoang, ta kéo nó về. Trâu có dậm đạp lúa mạ, ta cột nó lại... Cứ làm và làm mãi như thế cho đến khi trâu thuần mới thôi.

Mục đồng chăn trâu bằng dây vàm xỏ mũi, bằng những tiếng la hét, hoặc bằng những ngọn roi không nương tay. Còn ta chăn tâm bằng gì ? Tâm chẳng phải ở trong, chẳng phải ở ngoài. Mở mắt ra cũng không thấy, mà nhắm mắt lại thì càng không biết nó ở đâu. Tâm khôngthực thể, không có hình tướng. Tâm chẳng phải là sự va chạm bên ngoài, mà cũng không phải là sự suy nghĩ bên trong. Mắt thấy, tai nghe cũng không phải là tâm vì những người mới chết, mắt và tai họ vẫn còn đó, nhưng họ có thấy và có nghe được đâu? Nếu nói rằng sự hiểu biết phân biệt là tâm thì khi rời cảnh vật hiện tiền, có còn sự hiểu biết phân biệt nữa không? Nếu không thì sự hiểu biết phân biệt cũng chẳng phải là tâm. Nói đến tâm, càng nói càng khó hiểu. Nếu ta đi sâu vào tâm thì không một bút mực nào có thể diển tả cho cùng tột. Vậy thì ta cứ tạm gọi tâm là cái Thấy biết chơn thật đi. Cái thấy biết chơn thật nầy nó không cùng, không tận. Nó như bầu trời trong, xanh thẳm, không một vẩn mây. Nó không giả, không thật, vì hễ nói có thật ắt có giả. Cái thấy cùng với cảnh vật bị thấy cũng lại như vậy, đều là thể tánh của chân tâm. Trăng chỉ có một, không thật, không giả. Nếu ai vẫn còn chấp có cái thấy và cái bị thấy, ấy là vọng chấp. Cái chơn tâm nầy không tự nhiên mà có, cũng không do nhơn duyên mà sanh ra. Nếu phàm phu chúng ta để tâm suy nghĩ và dùng lời để bàn luận về tâm thì chẳng khác chi những người quơ tay chụp bắt lấy hư không, chỉ thêm mệt chứ có bắt được gì đâu ? Có ánh sáng hay không có ánh sáng thì cái tánh thấy biết chơn thật nó vẫn còn đó; ta vì vọng chấp mà cho là không thấy biết, thế thôi. Chính cái chỗ khó phân biệt nầy mà đa phần phàm phu chúng ta cứ mãi nhận giả làm chơn, rồi cứ tiếp tục lăn trôi trong dòng sanh tử luân hồi.

Thay vì thẳng đường đi, chúng ta không làm, mà chúng ta dừng hết trạm nầy đến trạm khác, góp nhặt hết rác rưôũi nầy đến rác rưởi khác. Theo Đức Phật thì tâm là cái gì vẫn thường còn khi rời cảnh vật hiện tiền. Phải hiểu cho rõ lời Phật dạy thì ta mới có cơ trụ nó lại được. Lời Phật dạy rất đơn giảndễ hiểu: Cái gì vẫn thường còn khi rời cảnh vật hiện tiền, cái đó là tâm. Như trên đã nói, mục đồng chăn trâu bằng giây vàm xỏ mũi, bằng những tiếng la hét, hoặc bằng những ngọn roi không nương tay... Ta cũng phải chăn giữ Tâm ta bằng những cách tương tự, cũng không nương tay bôũi vì hễ hôũ ra một chút là nó vuột chạy.

Chúng ta lấy gì để chăn giữ Tâm?

Theo Đức Phật thì con đường duy nhứt để phát trí huệ rồi từ đó nhận biết được chơn tâm là phải trì giớithiền định. Không trì giới thì đừng nói đến chuyện thiền và chuyện định. Làm sao mà định cho được khi con vượn vẫn còn chuyền hết từ cành nầy qua cành khác? Như vậy người Phật tử, dù xuất gia hay tại gia, muốn chăn giữ Tâm mình cho chuyên chính phải hội đủ ba điều kiện cần yếu

 1. Dùng giới luật nhiếp phục tự tâm
 2. Phải giữ giới tâm mới sanh định;
 3. Phải có định thì tâm mới phát trí huệ

Biết rõ như vậy, nếu thấy tâm chúng ta vẫn còn tham lam, dâm dục thì khoan hẳn ngồi thiền vì cho dù có thiền vạn kiếp đi nữa thì luân hồi sanh tử vẫn còn đó. Tu hànhquyết chí buông bỏ trần lao, mà hãy còn tham lam dâm dục tức là chưa buông bỏ. Theo Đức Từ Phụ thì những ai một mặt muốn tu, mặt khác vẫn còn tham lam dâm dục thì cho dù có phát trí huệ cũng sẽ bị đọa vào ma đạo. Đối với loại người nầy trí huệ càng cao thì ma phẩm càng cao. Ma chúa chẳng hạn; nếu thấp một chút thì làm ma dân. Chính vì vậy mà trước khi nhập diệt, Đức Từ Phụ đã ân cần dặn dò Ngài A-Nan rằng: Vào thời mạt pháp, chúng ma rất thịnh trong thế gian, ưa làm việc tham dục, xưng là thiện tri thức của chúng sanh, nhằm lôi kéo chúng sanh thay vì bước nẻo Bồ Đề, lại đi vào hầm tà kiến, để rồi cuối cùng phải cùng đi vào địa ngục với chúng. Như vậy nếu tu thiền mà không đoạn lòng tham lam dâm dục thì cũng như người nấu cát mà muốn cho thành cơm thì cho dù có đời đời kiếp kiếp cũng không thành. Đem tâm dâm dục tham lam ra mà cầu quả Phật thì chỉ có lòe được những ai nhẹ dạ, chứ làm gì ra khỏi được tam giớiluân hồi sanh tử; mà vẫn còn ôm cái gốc của luân hồi sanh tử thì đừng nói chi đến chuyện Niết Bàn. Như vậy, trước khi muốn thiền định, hãy đoạn trừ tham lam, dâm dục; đoạn từ thân đến tâm; đoạn cho tới lúc chỗ nào cũng tinh khiết rồi hẳn tính chuyện thiền, hay là Bồ Đề Phật quả... Khi dạy A-Nan những lời nầy Phật không có ý làm nản lòng nản chí những ai muốn phát trí huệ bằng con đường Thiền. Tuy nhiên, Phật muốn cảnh tỉnh chúng sanh đừng để bị lọt vào lưới rập của bọn Thiên Ma Ba Tuần. Phật muốn chúng sanh đừng phí thời giờ dong ruổi thêm nữa, hãy bắt đầu từ trì-giới, hãy dùng tường vách của giới luật mà giữ Tâm ta lại rồi hẳn nói đến chuyện thanh tịnh, hoặc Niết Bàn



Ý kiến bạn đọc
27 Tháng Mười Hai 202003:10
Khách
Rất hay và ý nghĩa
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9292)
Nghi Lễ Hàng Ngày NS Thích Nữ Giới Hương biên soạn
(Xem: 69561)
Nghi Thức Thỉnh Đại Hồng Chung - Giọng thỉnh chung: TT Thích Nguyên Tạng
(Xem: 87920)
Các Bài Sám Văn Cúng Thí Thực Âm Linh Cô Hồn - Tuyển Tập trong nhiều nghi thức tụng niệm của nhiều soạn giả
(Xem: 25046)
Diệu, sâu, Tổng Trì đứng hàng đầu, Thủ Lăng Nghiêm nhân thế khó cầu, Diệt vọng điên đảo muôn ức kiếp, Không qua nhiều đời được Pháp Thân.
(Xem: 14049)
Nghi Thức Truyền Giới Bồ Tát Tại Gia, HT Thích Đổng Minh biên soạn
(Xem: 29285)
Chúng ta đời đời kiếp kiếp học Phật tu hành không được thành tựu, không có biện pháp thoát khỏi luân hồi, là vì có oan gia trái chủ đến...
(Xem: 27029)
Đầu năm Cúng Hội Cầu An Nguyện cho Quốc thái Dân an mọi nhà Nhân sinh yên ổn hoan ca Xã hội tốt đẹp kết hoa tình người
(Xem: 38937)
Kinh Ngũ Bách Danh Quán Thế Âm bản chữ Hán và Việt dịch của Quảng Minh
(Xem: 34344)
Hào quang chiếu diệu. Sáng tỏ mười phương, Ngộ lý chơn thường, Phá màn hôn ám.
(Xem: 44481)
Nguyện thứ nhất: Tôi thành Phật được, Thì nước tôi là nước tịnh thanh. Ngục hình, ngạ quỷ, súc sanh, Thảy đều chẳng có sanh thành nơi đây.
(Xem: 53207)
Phương pháp sám hối Từ bi đạo tràng Mục Liên Sám Pháp - Nghi Thức Tụng Niệm
(Xem: 19316)
Nguyện đem lòng thành kính Gởi theo Pháp mây hương Ngát tỏa khắp mười phương Cúng dường ngôi Tam Bảo
(Xem: 143952)
Đây là quyển sách với những quy ước về nghi lễ tang ma của nhân gian. Người Phật tử chỉ nên tham khảo cho biết, không nên y cứ để thực hành...
(Xem: 16292)
Đại từ, đại bi thương chúng sanh, Đại hỉ, đại xả, cứu hàm thức, Tướng đẹp sáng ngời dùng trang nghiêm, Chúng con chí tâm thành đảnh lễ...
(Xem: 19728)
Chúng con cung kính nghe rằng: Hương sơn đại định, Viên thành ngàn vạn Đà la; Nam hải trùng ba, Quảng phát mười hai diệu hạnh...
(Xem: 9451)
Cùng Tổ ngộ lòng thiền, trong cửa Tây Thiên vâng lời thọ ký; Vì người khai Phật trí, tại chùa Thiên Mộ, nối nghiệp độ sinh !
(Xem: 18413)
Kể từ khi đạo Phật truyền vào nước ta, hàng Phật tử tại gia trong bất cứ thời đại nào và hoàn cảnh nào cũng đã có những đóng góp thiết thực trong sứ mạng hộ trìhoằng dương chánh pháp.
(Xem: 53792)
Mông Sơn Thí Thực là một nghi thức đã được sử dụng rất phổ cập trong các ngôi Già lam thuộc hệ phái Phật giáo Bắc tông. Có ba loại nghi thức Mông Sơn: Đại Mông Sơn, Trung Mông Sơn và Tiểu Mông Sơn.
(Xem: 29921)
Nam mô từ Lâm Tế chánh tôn sắc tứ Chúc Thánh Tự khai sơn trùng hưng quá cố đường thượng chư vị lịch đại Tổ sư...
(Xem: 23283)
Khể thủ nhứt thiết xuất thế gian, Tam giới tối tôn công đức hải, Trí giả năng thiêu phiền não cấu, Chánh giác ngã kim quy mạng lễ...
(Xem: 61135)
Nhất tâm đảnh lễ A tỳ ngục tốt, sơ phát thiện tâm, Chúng hòa: Bổn sư Thích ca Mâu ni Phật.
(Xem: 24388)
Lễ tắm Phật là một trong những nghi thức phổ biến của lễ hội Phật đản hằng năm trong nhiều truyền thống Phật giáo khác nhau. Nghi thức này vốn đã xuất hiện khá lâu tại Ấn Độ, Trung Á và Trung Hoa...
(Xem: 82059)
Khi đức Phật đản sinh, trên trời có chín rồng phun hai dòng nước ấm mát tắm rửa cho Ngài, cùng lúc ấy, chư thiên tung hoa trời, trổi nhạc trời chúc mừng thái tử.
(Xem: 25029)
Dựa trên bản Hán do HT Thích Trí Thủ soạn; Hạnh Cơ dịch sang nghĩa thuần Việt
(Xem: 35874)
Bản Sưu Tập các Bài Tán nầy được trích trong các cổ bản Tán Sám, Nghi Thức, Hành Trì viết tay bằng hán tự... Quảng Bảo
(Xem: 13063)
Muốn cho cuộc lễ được tươm tất và thành kính, chuông trống bát nhã không thể thiếu được lúc bắt đầu và khi chấm dứt lễ.... Thích Giác Duyên
(Xem: 24774)
Nghi Thức lạy 108 lạy Tam Bảo do HT Thích Trí Thủ biên soạn PL. 2518
(Xem: 21467)
Chuông vàng bảng ngọc thấu bốn phương, Thần Thánh về đây đếm không lường, Âm thinh biến khắp mười phương cõi, Chư Phật Bồ tát chứng đàn tràng... HT Thích Huyền Tôn
(Xem: 24665)
Nguyện tiếng chuông nầy ngân khắp cõi, Thiết-vi ngục tối thảy xa nghe, Cõi trần trong sạch đều thông suốt, Giác ngộ sanh linh cả mọi loài... HT Thích Huyền Tôn
(Xem: 10474)
Nghe Tụng Kinh Bát Nhã, Qua Nhiều Ngôn Ngữ... Hoavouu sưu tầm
(Xem: 27760)
Kính lạy Bồ Tát Tất Đạt Đa, Tánh đức từ bi hằng biểu lộ, Trải bao cuộc du hành mục đổ, Xót sinh linh kiếp số trầm luân... Nghi Lễ
(Xem: 25461)
Bộ Luật Tứ Phần khởi nguyên do bộ phái Đàm-vô-đức (Dharmagupta, Pháp Tạng bộ) truyền trì... Hòa thượng Thích Trí Thủ dịch (1983)
(Xem: 21301)
Dựa theo “Lục Thì Sám Hối Khoa Nghi” của vua Trần Thái Tông, Việt-nam... Hạnh Cơ dịch
(Xem: 145188)
Trung Khoa Du Già Thí Thực Khoa Nghi 中科瑜伽施食科儀(Đông Mật)... Quảng Minh dịch chú
(Xem: 39224)
Đêm nay ngày lành Nguyên đán, Giờ này phút thiêng giao thừa, Chúng con : Tuân lệ cổ tục ngày xưa, Mở cửa nghinh xuân tiếp phước.
(Xem: 14040)
Nghi Thức Cúng Giao Thừa - Biên soạn Thích Nguyên An
(Xem: 23594)
Táo tiếng Hán có nghĩa là bếp. Hàng năm, khi năm hết Tết đến, vào ngày 23 tháng Chạp, nhà nhà đều sắm sửa lễ nghi, cúng tiễn ông Táo chầu trời... Tân Nguyễn
(Xem: 42896)
Khoa nghi này truyền sang nước ta đã lâu đời, thường được gọi là nghi thức đăng đàn chẩn tế, do các cao tăng làm sám chủ...
(Xem: 48038)
Đêm nay ngày lành Nguyên Đán Giờ nầy phút thiêng Giao thừa. Tuân lệ cổ tục ngày xưa Mở cửa nghinh Xuân tiếp phước. Truyền thừa di phong thuở trước...
(Xem: 32813)
Kính lạy chư Phật khắp mười phương, Tuyên dương Pháp nhiệm mầu thanh tịnh, Thánh Tăng cả ba thừa bốn quả, Rủ lòng từ bi xin chứng giám... Hạnh Cơ
(Xem: 18367)
Kính lạy Phật! Con từ vô thỉ kiếp, Mây vô minh che lấp tánh viên minh, Tạo bao việc ác, bỏ hết việc lành, Quanh quẩn luân hồi, vào ra sinh tử... Hạnh Cơ
(Xem: 23609)
Tại Gia Bồ Tát Giới Bổn - 3 ngôn ngữ Anh, Việt, Hoa - Nhiều Tác Giả
(Xem: 81333)
Kinh Nhật Tụng - Kinh Tụng Hằng Ngày
(Xem: 17551)
Danh từ tên gọi của Thủ Lư theo sách Trung Hoa Phật Quang Văn Hóa Thiên Phật Giáo Dụng Ngữ chép: "Thủ lư là lư hương cầm ở trên tay, còn gọi là Bỉnh hương lư, Thủ lư, Đề lư... Thích Tâm Mãn
(Xem: 15626)
Nghi Thức Tụng Niệm Đại Toàn do HT Thích Nhất HạnhHội Đồng Giáo Thọ Làng Mai biên soạn
(Xem: 58281)
Nhạc Thỉnh Trong Trai Đàn Chẩn Tế - Thích Hạnh Tuệ sưu tầm
(Xem: 26821)
Theo giáo lý đạo Phật, không ai có thể siêu độ cho ai, không ai có thể giải thoát cho ai, ngoại trừ chính cá nhân người đó.
(Xem: 22334)
Để thành tựu được lễ dâng y kathina, người thí chủ cần phải có sự hiểu về tấm y gọi là “Y Kathina” và nghi thức làm lễ dâng y kathina đến chư Tỳ khưu Tăng.
(Xem: 26831)
Bảng Chữ Nho khắc in tại chùa Báo Quốc, năm Đồng Khánh thứ 3, Mậu Tý (1888) - Chùa Báo Quốc
(Xem: 23853)
Thờ CúngLễ Bái là một trong những Gia Bảo tinh thần đáng quý của Tổ Tiên để lại cho con cháu kế thừa. Gia Bảo này đã đ­ược hấp thụ tinh hoa lâu đời do các Tôn Giáo bồi đắp...
(Xem: 60776)
Xưng là Tứ Thiên Vương bởi vì bốn vị Thiên Vương này ở bốn hướng Đông Tây Nam Bắc. Tứ Đại Thiên Vương là thần tướng của vua trời Đế Thích, ở núi Kiền Đà La...
(Xem: 26426)
Đạo Phật ngoài các vị thiên thần Hộ Pháp hộ giới ra còn có rất nhiều thiện hữu tri thức, bằng trí tuệ của mình, bằng phước đứctài lực của mình với tinh thần hộ trì chánh giới...
(Xem: 18642)
Khi giới sư đăng đàn truyền trao U Minh Giới cho vong linh. Chúng giới tử đại vị cho tiên hương linh của mình mà thay họ phụng thỉnh Tam Bảo, thọ nhận Giới pháp...
(Xem: 16517)
Nghi thức tuần chiếu trong Giới Đàn Phật Giáo Bắc Truyền có nguồn gốc từ thời Phật còn tại thế, Đức Thế Tôn theo thông lệ cứ mỗi năm ngày, Ngài đi tuần phòng của Tăng chúng.
(Xem: 19273)
Đại Lễ Vu Lan Bồn khởi nguyên từ hạnh hiếu của Mục Kiền Liên Tôn Giả, trở thành nét văn hóa đạo đức hiếu hạnh của Đạo Phật, một trong “Tứ trọng ân”...
(Xem: 20482)
Việt Nam trong Đại Lễ Vu Lan, lễ cầu siêu tháng bảy chúng ta thường thấy có nghi thức đốt đèn cầu nguyện, hay là pháp hội Phóng Đăng...
(Xem: 19222)
Đại Lễ Vu Lan Bồn Đông độ dịch là Cứu Đảo Huyền, là nương theo từ bitrí tuệnguyện lực của chư Phật và Bồ Tát, để diệt trừ mọi phiền não...
(Xem: 45350)
Pháp Sự Khoa Nghi (3 tập) Soạn dịch giả: HT Thích Huyền Quang - Chùa Quang Thiện, California, USA - Ấn hành 2002
(Xem: 16302)
Nghìn nhà một bát, muôn dặm cô thân, Thần thông ứng cúng xa gần, Diệu dụng hóa duyên đây đó...
(Xem: 16002)
Thành ngữ Việt Nam có câu: “Thờ thì dễ, giữ lễ thì khó”, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu đề tài ý nghĩatác dụng của lễ bái.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant