Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

04. Phần nghi thức lễ thọ y Kathina của chư Tăng

29 Tháng Mười 201200:00(Xem: 6845)
04. Phần nghi thức lễ thọ y Kathina của chư Tăng

LỄ DÂNG Y KATHINA

Tỳ khưu Hộ Pháp

PHẦN NGHI THỨC LỄ THỌ Y KATHINA CỦA CHƯ TĂNG


Tất cả chư Tỳ khưu Tăng đã an cư nhập hạ tại một ngôi chùa hoặc một nơi núi rừng, hang động, đang tụ họp tại sīmā.

Sau khi tất cả các thí chủ đọc bài lễ dâng y kathina xong, người thí chủ thay mặt toàn thể thí chủ đem tấm y kathina đến gần vị Đại đức khoảng cách trong hatthapāda[20] cung kính dâng tận tay vị Đại đức ấy. Vị Đại đức thay mặt chư Tỳ khưu Tăng thọ nhận tấm y kathina của thí chủ, đúng theo luật [21] của Đức Phật đã chế định. Sau khi thọ nhận tấm y kathina xong, Ngài Đại đức đem tấm y vào trình giữa chư Tỳ khưu Tăng.

Tấm y kathina được phát sinh một cách hoàn toàn trong sạch do đại thiện tâm hợp với trí tuệ của thí chủ, hiểu rõ phước thiện thanh cao của lễ dâng y kathina và quả báu cao quý của lễ dâng y kathina; cho nên, tấm y kathina ấy ví như từ trên hư không rơi xuống giữa chư Tỳ khưu Tăng, không dành riêng cho một vị Tỳ khưu nào cả.

Thí chủ đã dâng tấm y kathina đến chư Tỳ khưu Tăng, như vậy tấm y kathina ấy là của chư Tỳ khưu Tăng cả thảy, không phải của cá nhân Tỳ khưu nào.

Theo Tạng Luật mà Đức Phật đã chế định và ban hành đến chư Tỳ khưu Tăng: Chư Tỳ khưu Tăng (bhikkhusaṃgha) hoặc nhóm Tỳ khưu (gaṇabhikkhu) không thể làm lễ thọ y kathina được, Đức Phật chỉ cho phép một vị Tỳ khưu làm lễ thọ y kathina mà thôi.

Tuyển chọn Tỳ khưu xứng đáng làm lễ thọ y kathina

Tất cả chư Tỳ khưu Tăng đã an cư nhập hạ suốt 3 tháng mùa mưa xong, đang tụ họp có mặt đông đủ tại sīmā, và tấm y kathina đã phát sinh đến chư Tỳ khưu Tăng rồi, chư Tỳ khưu Tăng tuyển chọn vị Tỳ khưu xứng đáng làm lễ thọ y kathina của chư Tăng.

Theo luật, tất cả chư Tỳ khưu Tăng thường dành ưu tiên cho Tỳ khưu có y cũ, y rách, Tỳ khưu ấy xứng đáng làm lễ thọ y kathina của chư Tăng, như chú giải Tạng Luật dạy:

Yo idha jiṇṇacīvaro, tassa dadeyya”[22].

“Tại sīmā, chư Tỳ khưu Tăng đang tụ hội đông đủ, Tỳ khưu nào có y cũ, y rách, chư Tỳ khưu Tăng nên trao tấm y kathina cho vị Tỳ khưu ấy, để làm lễ thọ y kathina của chư Tăng”.

Trường hợp tại nơi sīmā, nếu không có vị Tỳ khưu nào có y cũ, y rách, thì chư Tỳ khưu Tăng nên trao tấm y kathina đến bậc Đại Trưởng Lão, bậc Đại Trưởng Lão hiểu biết rõ 8 chi pháp xứng đáng làm lễ thọ y kathina của chư Tăng, như chú giải Tạng Luật dạy:

Tena hi vuddhassa dadeyya” [23].

“Nếu không có vị Tỳ khưu có y cũ, y rách thì chư Tỳ khưu Tăng nên trao tấm y kathina đến bậc Đại Trưởng Lão xứng đáng làm lễ thọ y kathina của chư Tăng”.

Nếu trường hợp bậc Đại Trưởng Lão không chịu làm lễ thọ y kathina của chư Tăng thì chư Tỳ khưu Tăng trao tấm y kathina đến vị Đại Trưởng Lão bậc thấp theo tuần tự cho đến khi tuyển chọn được một vị Tỳ khưu xứng đáng làm lễ thọ y kathina của chư Tăng.

8 Chi Pháp

Vị Tỳ khưu xứng đáng làm lễ thọ y kathina cần phải hiểu biết đầy đủ 8 chi pháp như trong Tạng Luật, bộ Parivāra dạy:

Katamehi aṭṭhahaṅgehi samannāgato puggalo bhabbo kathinaṃ attharituṃ. Pubbakaraṇaṃ jānāti, paccuddhāraṃ jānāti, adhiṭṭhānaṃ jānāti, atthāraṃ jānāti, mātikaṃ jānāti, palibodhaṃ jānāti, uddhāraṃ jānāti, ānisaṃsaṃ jānāti. Imehi aṭṭhahaṅgehi samannāgato puggalo bhabbo kathinaṃ attharituṃ” [24]

Tỳ khưu xứng đáng làm lễ thọ y kathina của chư Tăng cần phải biết đầy đủ 8 chi pháp là:

1- Pubbakaraṇaṃ jānāti: Biết công việc ban đầu như đo, cắt, may y, nhuộm thành tấm y xong trong ngày, để làm lễ thọ y kathina của chư Tăng.

2- Paccuddhāraṃ jānāti: Biết cách xả tấm y cũ của mình.

3- Adhiṭṭhānaṃ jānāti: Biết cách nguyện tấm y mới của chư Tăng.

4- Atthāraṃ jānāti: Biết cách làm lễ thọ kathina của chư Tăng.

5- Mātikaṃ jānāti: Biết 8 trường hợp mất quả báu kathina.

6- Palibodhaṃ jānāti: Biết 2 cách gắn bó, ràng buộc: chỗ ở và may y.

7- Uddhāraṃ jānāti: Biết cách tụng Ñattidutiyakammavācā xả y kathina cũ.

8- Ānisaṃsaṃ jānāti: Biết rõ 5 quả báu của kathina của chư Tăng.

Tỳ khưu biết rõ đầy đủ 8 chi pháp này, xứng đáng làm lễ thọ y kathina của chư Tăng.

Phần Giải Thích 8 Chi Pháp

1- Biết công việc ban đầu như đo, cắt, may y

Thời xưa, thí chủđức tin trong sạch nơi Tam Bảo, làm lễ dâng vải may y kathina (kathinadussa) đến chư Tỳ khưu Tăng, cho nên, sau khi thọ nhận vải may y kathina xong, chư Tỳ khưu Tăng tuyển chọn một vị Tỳ khưu biết công việc ban đầu may thành tấm y. Công việc ban đầu may tấm y không phải việc riêng của vị Tỳ khưu ấy mà toàn thể chư Tỳ khưu không ngoại trừ vị nào, đều đến tụ họp chung lo đo, cắt, may thành một tấm y, nhuộm cho xong trong ngày hôm ấy, để làm lễ thọ y kathina của chư Tăng, không thể để trễ sang ngày hôm sau.

Thời nay, phần đông thí chủđức tin trong sạch nơi Tam Bảo, không làm lễ dâng vải may y kathina, mà đã may thành tấm y, rồi làm lễ dâng y kathina (kathinacīvara) đến chư Tỳ khưu Tăng. Cho nên, sau khi đã thọ nhận y kathina xong, (toàn thể chư Tỳ khưu không phải chung lo công việc may thành một tấm y nữa), chư Tỳ khưu Tăng tuyển chọn một vị Tỳ khưu xứng đáng, rồi hành Tăng sự tụng Ñattidutiyakammavācā trao tấm y kathina của chư Tăng cho vị Tỳ khưu ấy để làm lễ thọ y kathina của chư Tăng.

2- Biết cách xả tấm y cũ của mình

Thời nay, thí chủđức tin trong sạch nơi Tam Bảo, thường làm lễ dâng tam y: y saṃghāṭi, y uttarasaṅga, y antaravāsaka. Nếu có đủ 3 tấm y này, thì chỉ chọn 1 tấm nào là tấm y để làm lễ thọ y kathina, còn lại 2 tấm khác không phải y kathina, mà chỉ là những tấm y quả báu của kathina mà thôi.

- Nếu vị Tỳ khưu ấy muốn thọ y kathina của chư Tăng với tấm y saṃghāṭi, thì phải xả tấm y saṃghāṭi cũ của mình như sau:

“Imaṃ samghātiṃ paccuddhārāmi”.
(Tôi xin xả bỏ tấm y saṃghāṭi này).

- Nếu vị Tỳ khưu ấy muốn thọ y kathina của chư Tăng với tấm y uttarasaṅga, thì phải xả tấm y uttarasaṅga cũ của mình như sau:

“Imaṃ uttarasaṅgaṃ paccuddhārāmi”.
(Tôi xin xả bỏ tấm y uttarasaṅga này).

- Nếu vị Tỳ khưu ấy muốn thọ y kathina của chư Tăng với tấm y antaravāsaka, thì phải xả tấm y antaravāsaka cũ của mình như sau:

“Imaṃ antaravāsakaṃ paccuddhārāmi”.
(Tôi xin xả bỏ tấm y antaravāsaka này).

Vị Tỳ khưu muốn thọ y kathina với tấm y nào trong 3 tấm y trên, thì phải xả tấm y cũ ấy của mình.

3- Biết cách nguyện tấm y mới của chư Tăng

Vị Tỳ khưu đã xả tấm y cũ nào của mình rồi, thì nên nguyện tấm y mới ấy của chư Tăng, để làm lễ thọ y kathina của chư Tăng. Trước khi nguyện tấm y nào, vị Tỳ khưu cần phải làm dấu “kappabinduṃ karomi” làm dấu vòng tròn bằng mắt con công bằng mực màu đen, hoặc màu xám hoặc màu xanh.

- Nếu vị Tỳ khưu đã xả tấm y saṃghāṭi cũ của mình xong rồi, thì nguyện tấm y saṃghāṭi mới của chư Tăng như sau:

“Imaṃ samghātiṃ adhiṭṭhāmi”.
(Tôi xin nguyện tấm y saṃghāṭi này).

- Nếu vị Tỳ khưu đã xả tấm y uttarasaṅga cũ của mình xong rồi, thì nguyện tấm y uttarasaṅga mới của chư Tăng như sau:

“Imaṃ uttarasaṅgaṃ adhiṭṭhāmi”.
(Tôi xin nguyện tấm y uttarasaṅga này)
.

- Nếu vị Tỳ khưu đã xả tấm y antaravāsaka cũ của mình xong rồi, thì nguyện tấm y antaravāsaka mới của chư Tăng như sau:

“Imaṃ antaravāsakaṃ adhiṭṭhāmi”.
(Tôi xin nguyện tấm y antaravāsaka này)
.

Vị Tỳ khưu đã xả tấm y cũ nào của mình rồi, thì nên nguyện tấm y mới ấy của chư Tăng, để làm lễ thọ y kathina với tấm y ấy.

4- Biết cách làm lễ thọ y kathina của chư Tăng

Vị Tỳ khưu ấy đã nguyện tấm y mới nào của chư Tăng xong rồi, thì làm lễ thọ y kathina của chư Tăng với tấm y mới ấy như sau:

- Nếu vị Tỳ khưu đã nguyện tấm y saṃghāṭi xong rồi, thì làm lễ thọ y kathina của chư Tăng với tấm y saṃghāṭi như sau:

“Imāya saṃghāṭiyā kathinaṃ attharāmi”.
(Tôi xin làm lễ thọ y kathina của chư Tăng với
tấm y saṃghāṭi này).

- Nếu vị Tỳ khưu đã nguyện tấm y uttarasaṅga xong rồi, làm lễ thọ y kathina của chư Tăng với tấm y uttarasaṅga như sau:

“Iminā uttarāsaṅgena kathinaṃ attharāmi”.
(Tôi xin làm lễ thọ y kathina của chư Tăng với
tấm y uttarasaṅga này).

- Nếu vị Tỳ khưu đã nguyện tấm y nội gọi y antaravāsaka xong rồi, thì làm lễ thọ y kathina của chư Tăng với tấm y nội gọi y antaravāsaka như sau:

“Iminā antaravāsakena kathinaṃ attharāmi”
(Tôi xin làm lễ thọ y kathina của chư Tăng với
tấm y antaravāsaka này).

Vị Tỳ khưu ấy chỉ được phép thọ y kathina của chư Tăng với một tấm trong 3 tấm y ấy mà thôi.

5- Biết 8 trường hợp mất quả báu của lễ Kathina

Sau khi đã làm lễ thọ y kathina và đã đồng thanh nói lên lời hoan hỷ lễ thọ y kathina xong, nếu vị Tỳ khưu nào có 1 trong 8 trường hợp sau đây, thì vị Tỳ khưu ấy mất quyền hưởng đặc ân 5 quả báu của lễ kathina.

5. 1 - Pakkamantika: Do từ bỏ ngôi chùa (chỗ ở cũ).

Trường hợp vị Tỳ khưu nào đã làm lễ thọ y kathina của chư Tăng và đã nói lên lời hoan hỷ lễ thọ y kathina xong, vị Tỳ khưu ấy đem tấm vải phần của mình chưa đủ may thành tấm y, từ bỏ ngôi chùa cũ, hoặc nơi đã an cư nhập hạ cũ, với ý nghĩ rằng:

Ta sẽ không trở lại ngôi chùa (chỗ ở) này nữabước ra khỏi ranh giới chùa (chỗ ở) cũ.

Như vậy, vị Tỳ khưu ấy mất quyền hưởng đặc ân 5 quả báu của kathina do từ bỏ ngôi chùa cũ.

5. 2 - Niṭṭhānantika: Do may y xong.

Trường hợp vị Tỳ khưu nào đã làm lễ thọ y kathina của chư Tăng và đã nói lên lời hoan hỷ lễ thọ y kathina xong, vị Tỳ khưu ấy đem tấm vải chưa đủ may thành tấm y, đi khỏi ngôi chùa cũ, hoặc chỗ đã an cư nhập hạ cũ, đến ngôi chùa mới khác và nghĩ rằng:

Ta sẽ may y tại ngôi chùa này xong rồi không trở lại ngôi chùa (chỗ ở) cũ nữa”.

Như vậy, khi vị Tỳ khưu ấy may xong tấm y, đồng thời cũng mất quyền hưởng đặc ân 5 quả báu của kathina, do may y xong và không trở lại ngôi chùa cũ.

5. 3 - Sanniṭṭhānantika: Do quyết định không may y và cũng không trở lại.

Trường hợp vị Tỳ khưu nào đã làm lễ thọ y kathina của chư Tăng và đã nói lên lời hoan hỷ lễ thọ y kathina xong, vị Tỳ khưu ấy đem tấm vải chưa đủ may thành tấm y, đi khỏi ngôi chùa cũ, hoặc chỗ đã an cư nhập hạ cũ, đến ngôi chùa mới khác và nghĩ rằng:

 “Ta sẽ không may y tại ngôi chùa này và cũng không trở lại ngôi chùa (chỗ ở) cũ nữa”.

 Như vậy, vị Tỳ khưu ấy mất quyền hưởng đặc ân 5 quả báu của kathina, do quyết định không may y và cũng không trở lại ngôi chùa cũ.

5. 4- Nāsanantika: Do vải may y bị hư, bị mất.

Trường hợp vị Tỳ khưu nào đã làm lễ thọ y kathina của chư Tăng và đã nói lên lời hoan hỷ lễ thọ y kathina xong, vị Tỳ khưu ấy đem tấm vải chưa đủ may thành tấm y, đi khỏi ngôi chùa cũ, hoặc chỗ đã an cư nhập hạ cũ, đến ngôi chùa mới khác và nghĩ rằng:

“Ta sẽ may y tại ngôi chùa này và cũng không trở lại ngôi chùa (chỗ ở) cũ nữa” Vị Tỳ khưu ấy đang may y chưa xong, thì y của vị Tỳ khưu ấy bị hư, bị mất”.

Như vậy, vị Tỳ khưu ấy mất quyền hưởng đặc ân 5 quả báu của kathina, khi y bị hư, bị mất.

5. 5- Savanantika: Do nghe tin xả y kathina.

Trường hợp vị Tỳ khưu nào đã làm lễ thọ y kathina của chư Tăng và đã nói lên lời hoan hỷ lễ thọ y kathina xong, vị Tỳ khưu ấy đem tấm vải chưa đủ may thành tấm y, đi khỏi ngôi chùa cũ, hoặc chỗ đã an cư nhập hạ cũ, đến ngôi chùa mới khác may y xong sẽ trở lại ngôi chùa cũ. Khi vị Tỳ khưu ấy may y xong, nghe tin rằng:

Ngôi chùa cũ mà mình đã an cư nhập hạ, chư Tỳ khưu Tăng đồng tâm nhất trí hành Tăng sự tụng Ñattidutiyakammavācā xả y kathina rồi”.

Như vậy, vị Tỳ khưu ấy hết quyền hưởng đặc ân 5 quả báu của kathina, do nghe tin tại ngôi chùa cũ chư Tỳ khưu Tăng hành Tăng sự tụng Ñattidutiyakammavācā xả y kathina xong rồi.

5. 6- Āsāvacchedika: Do mất hy vọng được y.

Trường hợp vị Tỳ khưu nào đã làm lễ thọ y kathina của chư Tăng và đã nói lên lời hoan hỷ lễ thọ y kathina xong, vị Tỳ khưu ấy đi khỏi ngôi chùa cũ, hoặc chỗ đã an cư nhập hạ cũ, đến ngôi chùa mới khác với hy vọng rằng:

Tại ngôi chùa này, ta sẽ hy vọngthí chủ dâng y và không trở lại ngôi chùa cũ”.

Khi vị Tỳ khưu ấy đến ngôi chùa mới ấy, với hy vọng có được y, nhưng không được y như đã hy vọng.

Như vậy, vị Tỳ khưu ấy mất quyền hưởng đặc ân 5 quả báu của kathina, do mất hy vọng được y.

5. 7- Sīmātikkamantika: Do quá hạn thời gian hưởng quả báu của kathina.

Trường hợp vị Tỳ khưu nào đã làm lễ thọ y kathina của chư Tăng và đã nói lên lời hoan hỷ lễ thọ y kathina xong, vị Tỳ khưu ấy đem vải may y đi khỏi ngôi chùa cũ, hoặc chỗ đã an cư nhập hạ cũ, đến ngôi chùa mới khác và nghĩ rằng:

Ta may y tại ngôi chùa này xong, sẽ trở về ngôi chùa cũ.

Khi vị Tỳ khưu ấy may xong y, trở về ngôi chùa cũ, thì thời gian đã qua rằm tháng 2. 

Như vậy, thời gian mà vị Tỳ khưu ấy hưởng đặc ân 5 quả báu của kathina đã hết.

5. 8- Sahubbhāra: Do cùng chư Tỳ khưu Tăng hành Tăng sự tụng Ñattidutiyakamma-vācā xả y kathina.

Trường hợp vị Tỳ khưu nào đã làm lễ thọ y kathina của chư Tăng và đã nói lên lời hoan hỷ lễ thọ y kathina xong, vị Tỳ khưu ấy đem vải may y đi khỏi ngôi chùa cũ, hoặc chỗ đã an cư nhập hạ cũ, đến ngôi chùa mới khác và nghĩ rằng:

“Ta may y tại ngôi chùa mới này xong, sẽ trở về ngôi chùa cũ.”

Khi vị Tỳ khưu ấy may xong y, trở về ngôi chùa cũ đồng thời cùng với chư Tỳ khưu Tăng hành Tăng sự tụng Ñattidutiyakammavācā xả y kathina tại ngôi chùa cũ.

Như vậy, vị Tỳ khưu ấy hết hưởng đặc ân 5 quả báu của kathina cùng với chư Tỳ khưu Tăng tại nơi chùa cũ.

Đó là 8 trường hợp mất quyền hưởng đặc ân 5 quả báu của lễ kathina.

6- Biết 2 cách gắn bó, ràng buộc: Chỗ ở và may y

Gắn bó, ràng buộc có 2 cách:

6. 1- Āvasapalibodha: Gắn bó, ràng buộc chỗ ở nơi mà mình đã an cư nhập hạ suốt 3 tháng mùa mưa tại ngôi chùa (cũ), nơi núi rừng, hay hang động...

6. 2- Cīvarapalibodha: Gắn bó, ràng buộc vào sự may y.

- Gắn bó, ràng buộc chỗ ở như thế nào?

Vị Tỳ khưu nào đã an cư nhập hạ suốt 3 tháng mùa mưa, tại một ngôi chùa hoặc một nơi thanh vắng trong rừng núi, hang động, vv... được làm lễ thọ y kathina của chư Tăng và đã được nói lên lời hoan hỷ lễ thọ y kathina của chư Tăng. Nếu vị Tỳ khưu ấy có phận sự phải đi đến ở một nơi khác, dù thời gian mau hoặc lâu mà tâm của vị Tỳ khưu ấy vẫn luôn luôn nghĩ sẽ trở lại ngôi chùa cũ hoặc một nơi thanh vắng trong rừng núi, hang động cũ, vv... mà mình đã từng an cư nhập hạ suốt 3 tháng mùa mưa. Vị Tỳ khưu ấy vẫn hưởng đặc ân 5 quả báu của lễ kathina cho đến ngày rằm tháng 2, hết hạn quả báu của lễ kathina.

Như vậy, gọi là vị Tỳ khưu gắn bó, ràng buộc nơi chỗ ở cũ đã an cư nhập hạ.

- Gắn bó, ràng buộc vào sự may y như thế nào?

Vị Tỳ khưu nào đã làm lễ thọ y kathina của chư Tăng và đã nói lên lời hoan hỷ lễ thọ y kathina xong, vị Tỳ khưu ấy đem tấm vải chưa đủ may thành tấm y, đi khỏi ngôi chùa cũ, hoặc nơi đã an cư nhập hạ cũ, đến ngôi chùa (chỗ ở) mới khác, để may cho thành tấm y, hoặc hy vọng sẽ có thêm vải để may cho thành tấm y.

Như vậy gọi là gắn bó, ràng buộc vào sự may y.

Nếu vị Tỳ khưu ấy đã cắt, may, nhuộm tấm y xong hoặc tấm y bị cháy hoặc bị mất, không có hy vọng có được tấm y mới nữa, thì vị Tỳ khưu ấy không còn gắn bó, ràng buộc vào sự may y nữa.

Thời nay, phần đông thí chủ không dâng vải may y đến chư Tỳ khưu Tăng, mà làm phước thiện cúng dường đến chư Tỳ khưu những tấm y đã may sẵn. Cho nên, chư Tỳ khưu không phải vất vả, cực nhọc lo cắt, may, nhuộm y nữa. Do đó, vị Tỳ khưu không còn gắn bó, ràng buộc vào sự may y nữa, chỉ còn gắn bó, ràng buộc nơi chỗ ở mà thôi. Vị Tỳ khưu nào còn gắn bó, ràng buộc nơi chỗ ở, vị Tỳ khưu ấy được hưởng đặc ân 5 quả báu của lễ kathina của chư Tăng, cho đến ngày rằm tháng 2, mới hết thời hạn quả báu của lễ kathina.

7- Biết cách tụng Ñattidutiyakammavācā xả y kathina cũ

Xả y kathina có 2 trường hợp:

7. 1- Sahubbhāra: Vị Tỳ khưu may y xong từ một ngôi chùa khác trở về ngôi chùa cũ (chỗ mà vị Tỳ khưu đã an cư nhập hạ) đúng lúc cùng chư Tỳ khưu Tăng hành Tăng sự tụng Ñattidutiyakammavācā xả y kathina của chư Tăng, trường hợp này ở trong trường hợp thứ 8, Tỳ khưu hết hưởng đặc ân 5 quả báu của lễ kathina.

7. 2- Antarubbhāra: Tất cả chư Tỳ khưu Tăng đang ở tại ngôi chùa mà tất cả chư Tỳ khưu Tăng đã làm lễ thọ y kathina của chư Tăng và đã đồng thanh nói lên lời hoan hỷ lễ thọ y kathina của chư Tăng, đang hưởng đặc ân 5 quả báu của lễ kathina chưa đến ngày rằm tháng 2, (chưa hết thời hạn quả báu của lễ kathina). Trong ngôi chùa này, tất cả chư Tỳ khưu Tăng đồng tâm nhất trí tụ hợp tại sīmā hành Tăng sự tụng Ñattidutiyakammavācā xả y kathina cũ, để thọ y kathina mới không phải thời.

Trường hợp này, trong Tạng Luật, phần Bhikkhunīvibhaṅga, tích chuyện được tóm lược như sau:

Một thuở nọ, Đức Thế Tôn đang ngự tại ngôi chùa Jetavana của Ông phú hộ Anāthapiṇdika, gần kinh thành Sāvatthi, có một trường hợp như sau:

Tena kho pana samayena aññatarena upāsakena samghaṃ uddissa vihāro kārāpito hoti. So tassa viharassa mahe ubhatosaṃghassa akālacīvaraṃ dātukāmo hoti. Tena kho pana samayena ubhatosaṃghassa kathinaṃ atthataṃ hoti.

Ātha kho so upāsako samghaṃ upasaṅkamitvā kathinuddhāraṃ yāci. Bhagavato etamatthaṃ ārocesuṃ. Atha kho Bhagavā etasmiṃ nidāne etasmiṃ pakaraṇe dhammiṃ kathaṃ katvā bhikkhū āmantesi: “Anujānāmi Bhikkhave kathinaṃ uddharituṃ, ...”[25]

Ý nghĩa:

Khi ấy, một người cận sự nam cho người xây cất một ngôi chùa xong, người ấy tổ chức lễ khánh thành ngôi chùa có nguyện vọng dâng y không phải thời (akālacīvara) đến chư Tỳ khưu Tăng hai phái: chư Tỳ khưu Tăng và chư Tỳ khưu ni Tăng, khi ấy, chư Tỳ khưu Tăng hai phái đã làm lễ thọ y kathina xong rồi, người cận sự nam đến hầu đảnh lễ chư Đại đức Tăng, kính xin quý Ngài xả y kathina cũ.

Chư Tỳ khưu đến hầu đảnh lễ Đức Thế Tôn, bạch với Đức Thế Tôn về lời yêu cầu của người cận sự nam ấy. Khi ấy, trong trường hợp này, nhân dịp ấy, Đức Thế Tôn thuyết pháp giảng dạy chư Tỳ khưu Tăng xong, Ngài gọi chư Tỳ khưu dạy rằng:

“Này chư Tỳ khưu, Như Lai cho phép các con xả y kathina, ...”

Hành Tăng Sự Xả Y Kathina

Tất cả chư Tỳ khưu Tăng đồng tâm nhất trí tụ họp tại sīmā, một vị Tỳ khưu luật sư rành rẽ cách tụng Ñattidutiyakammavācā xả y kathina của chư Tăng như sau:

“Suṇātu me Bhante Saṃgho, yadi Saṃghassa pattakalaṃ, Saṃgho kathinaṃ uddhareyya, esa ñatti.

Suṇātu me Bhante Saṃgho, Saṃgho kathinaṃ uddharati, yassāyasmato khamati, kathinassa uddhāro, so tuṇhassa, yassa nakkhamati, so bhāreyya.

Ubbhataṃ Saṃghena kathinaṃ, khamati Saṃghassa, tasmā tuṃhī. Evametaṃ dhārayāmi”

Ý nghĩa:

Kính bạch chư Đại đức Tăng, kính xin chư Tăng nghe rõ lời tuyên ngôn của con. Nếu việc hành Tăng sự hợp thời đối với chư Tỳ khưu Tăng. Kính xin chư Tăng xả y kathina. Đó là lời tuyên ngôn, kính bạch quý Ngài được rõ.

Kính bạch chư Đại đức Tăng, kính xin chư Tăng nghe rõ lời thành sự ngôn của con. Chư Tăng xả y kathina, vị Tỳ khưu nào hài lòng sự xả y kathina, xin vị Tỳ khưu ấy ngồi im lặng; vị Tỳ khưu nào không hài lòng sự xả y kathina, xin vị Tỳ khưu ấy phát biểu lên giữa chư Tăng.

Chư Tỳ khưu Tăng đã xả y kathina rồi, chư Tỳ khưu Tăng đều hài lòng, vì vậy, quý Ngài ngồi im lặng. Con xin ghi nhận trạng thái hài lòng bằng cách im lặng ấy.

(Hành Tăng sự xả y xong)

Sau khi chư Tỳ khưu Tăng đồng tâm nhất trí hành Tăng sự tụng Ñattidutiya-kammavācā xả y kathina của chư Tăng xong, kể từ đó về sau cho đến ngày rằm tháng 2, tất cả chư Tỳ khưu Tăng trong ngôi chùa ấy mất hết quyền hưởng đặc ân 5 quả báu của lễ kathina của chư Tăng.

Xả và Không Nên Xả Y Kathina Của Chư Tăng

- Trường hợp nào nên xả y kathina của chư Tăng?

Trong ngôi chùa đã làm lễ thọ y kathina của chư Tăng, tất cả chư Tỳ khưu đồng thanh nói lên lời hoan hỷ lễ thọ y kathina của chư Tăng xong, nhưng những tấm y phát sinh trong dịp lễ kathina này quá ít, nên phần đông chư Tỳ khưu không có đủ tấm y để mặc, chịu cảnh thiếu thốn y. Nếu có thí chủ phát sinh đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, có ý nguyện muốn làm lễ dâng y kathina không phải thời (akālacīvara) cùng với rất nhiều y phụ đến chư Tỳ khưu Tăng một cách đầy đủ, tất cả chư Tỳ khưu Tăng trong ngôi chùa hội họp đông đủ tại sīmā, không thiếu vị Tỳ khưu nào, đồng tâm nhất trí xả y kathina của chư Tăng.

Sau khi đã xả y kathina của chư Tăng xong rồi, chư Tỳ khưu Tăng mất hết quyền hưởng đặc ân 5 quả báu của lễ kathina của chư Tăng. Và chư Tỳ khưu Tăng có thể thọ nhận y kathina mới cùng với các y phụ của thí chủ, cốt để cho tất cả chư Tỳ khưu có được đầy đủ y, đồng thời giữ gìn được đức tin trong sạch của thí chủ sau.

Như vậy, trường hợp tất cả chư Tỳ khưu Tăng đồng xét thấy rằng: Lễ thọ nhận y kathina của thí chủ lần trước, những tấm y là quả báu phát sinh trong lễ kathina ấy quá ít, cho nên phần đông chư Tỳ khưu không có đủ y để mặc; và nếu thọ nhận y kathina của thí chủ lần sau, thì phần đông chư Tỳ khưu có được đầy đủ y mặc, cho nên tất cả chư Tỳ khưu Tăng đồng tâm nhất trí xả y kathina của thí chủ trước, để thọ y kathina của thí chủ lần sau.

 Nếu trường hợp tất cả chư Tỳ khưu Tăng đồng xét thấy rằng: lễ thọ nhận y kathina của thí chủ lần trước, những tấm y là quả báu phát sinh trong lễ kathina ấy, tất cả chư Tỳ khưu cũng có được y mặc, và nếu thọ nhận y kathina của thí chủ lần sau, những tấm y là quả báu phát sinh trong lễ kathina cũng bằng lần trước, thì tất cả chư Tỳ khưu Tăng đồng tâm nhất trí có thể xả y kathina của thí chủ trước, để thọ y kathina của thí chủ sau, cốt để giữ gìn đức tin trong sạch của thí chủ sau.

- Trường hợp nào không nên xả y kathina của chư Tăng?

Trường hợp tất cả chư Tỳ khưu Tăng đồng xét thấy rằng: lễ thọ nhận y kathina của thí chủ lần trước, những tấm y là quả báu phát sinh trong lễ kathina ấy, tất cả chư Tỳ khưu có được y mặc đầy đủ, và nếu thọ nhận y kathina của thí chủ lần sau, những tấm y là quả báu phát sinh trong lễ kathina ít hơn lần trước, thì tất cả chư Tỳ khưu Tăng không nên xả y kathina của chư Tăng, để cho chư Tỳ khưu được quyền hưởng đặc ân 5 quả báu của lễ kathina của chư Tăng cho đến ngày rằm tháng 2, hết thời hạn quả báu kathina.

8- Biết rõ 5 quả báu của kathina

Đức Phật dạy:

- “Này chư Tỳ khưu, Như Lai cho phép chư Tỳ khưu đã an cư nhập hạ suốt 3 tháng mùa mưa xong, được thọ y kathina.

Này chư Tỳ khưu, Tỳ khưu đã thọ y kathina xong rồi, sẽ được hưởng đặc ân 5 quả báu là:

Khi được thỉnh mời, vị Tỳ khưu ấy có thể ra khỏi chùa, mà không báo vị Tỳ khưu khác biết. (không phạm giới).

Vị Tỳ khưu ấy không giữ gìn đủ tam y (không phạm giới).

Vị Tỳ khưu ấy được dùng vật thực cùng nhóm (4 vị Tỳ khưu trở lên), dù thí chủ gọi tên vật thực ấy (không phạm giới).

Vị Tỳ khưu thọ nhận y dư (ngoài tam y) cất giữ quá 10 đêm (không phạm giới).

Y phát sinh nơi nào, Tỳ khưu được phép thọ nhận nơi ấy.

Này chư Tỳ khưu, Tỳ khưu đã thọ y kathina xong rồi, sẽ được hưởng đặc ân 5 quả báu này”.

Như vậy, khi vị Tỳ khưu do chư Tỳ khưu Tăng tuyển chọn, làm lễ thọ y kathina của chư Tăng xong, và tất cả chư Tỳ khưu đồng thanh nói lên lời hoan hỷ lễ thọ y kathina của chư Tăng, nếu vị Tỳ khưu nào không nói lên lời hoan hỷ lễ thọ y kathina, thì vị Tỳ khưu ấy không hưởng đặc ân 5 quả báu của lễ kathina của chư Tăng.

5 quả báu của lễ kathina như thế nào?

1- Quả báu thứ nhất: Anāmantacāra

Đức Phật chế định điều giới và ban hành đến chư Tỳ khưu Tăng như sau:

“Yo pana bhikkhu nimantito sabhatto samāno santaṃ bhikkhuṃ anāpucchā purebhattaṃ vā pacchābhattaṃ vā kulesu cārittaṃ āpajjeyya aññatra samayā, pācittiyaṃ. Tatthāyaṃ samayo: cīvaradānasamayo, cīvarakārasamayo, ayaṃ tattha samayo”[26]

Ý nghĩa:

(Tỳ khưu nào được thỉnh mời dùng vật thực (tại nhà thí chủ), không thông báo cho vị Tỳ khưu khác biết, rời khỏi chùa đi đến nhà thí chủ trước bữa ăn hoặc sau bữa ăn, vị Tỳ khưu ấy phạm giới pācittiya. Ngoại trừ trường hợp lúc làm phước bố thí dâng y kathina, lúc may y. Trong trường hợp này, vị Tỳ khưu ấy không phạm giới pācittiya).

Như vậy, do nhờ hưởng quả báu của lễ thọ y kathina, dù vị Tỳ khưu nào có phận sự đi khỏi chùa, đi đến nhà thí chủ, mà không thông báo cho vị Tỳ khưu khác ở trong chùa biết, vị Tỳ khưu ấy không bị phạm giới pācittiya này, cho đến hết rằm tháng 2, hết hạn hưởng đặc ân 5 quả báu của kathina.

2- Quả báu thứ nhì: Asamādānacāra

Đức Phật chế định điều giới và ban hành đến chư Tỳ khưu Tăng như sau:

Niṭṭhitacīvarasmiṃ bhikkhunā ubbhatasmiṃ kathine ekarattampi ce bhikkhu ticīvarena vippavaseyya, aññatra bhikkhusammutiyā nisaggiyaṃ pācittiyaṃ”[27]

Ý nghĩa:

(Tấm y của Tỳ khưu đã may xong, hoặc đã xả y kathina rồi, nếu vị Tỳ khưu nào ở cách xa tam y, ngoại trừ Tỳ khưu bị bệnh, được chư Tăng cho phép, Tỳ khưu ấy phải xả tấm y ấy, rồi xin sám hối giới pācittiya).

Giải thích:

Tỳ khưu đã nhập hạ suốt 3 tháng mùa mưa xong:

- Nếu tại chỗ ở ấy không có làm lễ thọ y kathina, thì vị Tỳ khưu hưởng đặc ân 5 quả báu trong vòng 1 tháng kể từ ngày 16 tháng 9 cho đến ngày rằm tháng 10.

- Nếu tại chỗ ở ấy có thí chủ làm lễ dâng y kathina đến chư Tăng, Tỳ khưu làm lễ thọ y kathina và tất cả chư Tỳ khưu đồng thanh nói lên lời hoan hỷ lễ thọ y kathina của chư Tăng, thì mỗi vị Tỳ khưu được hưởng đặc ân 5 quả báu của kathina, cho đến ngày rằm tháng 2. Trong khoảng thời gian đang hưởng quả báu của kathina,Tỳ khưu có thể ở cách xa tam y, mà tam y ấy không phải bị xả và Tỳ khưu cũng không bị phạm giới pācittiya.

Khi hết hạn hưởng đặc ân 5 quả báu của kathina rồi, nếu Tỳ khưu nào ở cách xa tam y hoặc 1 tấm y nào quá khoảng cách 2 hắt tay và 1 gang (khoảng 1 mét) lúc rạng đông, thì tấm y ấy phải bị xả và vị Tỳ khưu ấy bị phạm giới pācittiya.

Cách Xả Tấm Y:

Vị Tỳ khưu mang tấm y bị xả ấy đến một vị Tỳ khưu cao hạ khác xin xả tấm y ấy như sau:

“Idaṃ me bhante cīvaraṃ rattivippavutthaṃ aññatra bhikkhusammutiyā nisaggiyaṃ, imāhaṃ āyasmato nisajjāmi”.

Ý nghĩa:

(Kính bạch Ngài Đại đức, tấm y này của tôi bị ở cách xa tôi qua đêm, nên phải bị xả. Tôi xin xả tấm y này đến Ngài).

- Nếu có nhiều (2-3) tấm y ở cách xa mình qua đêm, thì cách xả y như sau:

“Imāni me bhante cīvarāmi rattivippavutthāni aññatra bhikkhusammutiyā nisaggiyāni, imāni ahaṃ āyasmato nisajjāmi”.

Ý nghĩa:

(Kính bạch Ngài Đại đức, những tấm y này của tôi bị ở cách xa tôi qua đêm, nên phải bị xả. Tôi xin xả những tấm y này đến Ngài).

Sau khi xả tấm y ấy xong, vị Tỳ khưu ấy xin sám hối phạm giới pācittiya với vị Tỳ khưu nhận tấm y ấy. Sau khi sám hối xong, vị Tỳ khưu nhận tấm y ấy phải cho lại vị Tỳ khưu tấm y ấy (không cho y lại không được) như sau:

“Imaṃ cīvaraṃ āyasmato dammi”.
(Tôi xin cho lại pháp hữu tấm y này)
.

- Nếu có nhiều tấm y thì cách cho lại như sau:

“Imāni cīvarāni āyasmato dammi”.
(Tôi xin cho lại pháp hữu những tấm y này).

Vị Tỳ khưu nhận lại tấm y xong nguyện lại tấm y ấy và giữ gìn tấm y đúng theo giới luật của Đức Phật.

Như vậy, do nhờ hưởng quả báu của lễ kathina của chư Tăng, cho nên Tỳ khưu có thể ở cách xa tấm y khoảng ngoài 2 hắt tay và 1 gang (khoảng 1 mét) lúc rạng đông, thậm chí, Tỳ khưu đi nơi nào không mang theo đủ tam y, tấm y ấy không phải bị xả, và Tỳ khưu cũng không bị phạm giới pācittiya.

Đó là do quả báu của kathina của chư Tăng.

3- Quả báu thứ ba: Gaṇabhojana

Đức Phật chế định điều giới và ban hành đến chư Tỳ khưu Tăng như sau:

“Gaṇabhojane aññatra samayā pācittiyaṃ. Tatthāyaṃ samayo gilānasamayo, cīvaradānasamayo, cīvarakārasamayo, addhānagamanasamayo, nāvābhiruhanasamayo, mahāsamayo, samaṇabhattasamayo, ayaṃ tattha samayo”.[28]

Ý nghĩa:

(Chư Tỳ khưu từ 4 vị trở lên dùng các món vật thực theo nhóm Tỳ khưu mà thí chủ thỉnh mời bằng cách gọi tên món vật thực, chư Tỳ khưu ấy bị phạm giới pācittiya. Ngoại trừ trường hợp lúc bệnh hoạn ốm đau, lúc làm phước bố thí dâng y, lúc may y, lúc đi đường, lúc đi tàu, thuyền, lúc hội chư Tỳ khưu, lúc dùng vật thực của Samôn, những trường hợp này, chư Tỳ khưu không bị phạm giới pācittiya).

Như vậy, nếu có thí chủ thỉnh mời bằng cách gọi tên món vật thực.

Ví dụ: “Ngày mai, con kính thỉnh quý Ngài đến nhà con dùng món cơm, canh, bánh bột lọc, thịt, cá, v.v...” Nếu nhóm Tỳ khưu từ 4 vị trở lên cùng nhau đi đến nhà thí chủ dùng các món ấy, thì nhóm Tỳ khưu ấy đều bị phạm giới pācittiya này.

Ngoại trừ 7 trường hợp trên, dù chư Tỳ khưu từ 4 vị trở lên cùng dùng các món vật thực mà thí chủ gọi tên món vật thực ấy, chư Tỳ khưu ấy vẫn không bị phạm giới pācittiya.

trường hợp chư Tỳ khưu từ 3 vị trở xuống cùng nhau dùng các món vật thực mà thí chủ gọi tên món vật thực ấy, bất cứ lúc nào chư Tỳ khưu ấy cũng không bị phạm giới pācittiya ấy.

Do nhờ hưởng quả báu của kathina, cho nên chư Tỳ khưu từ 4 vị trở lên cùng nhau độ các món vật thực mà người thí chủ thỉnh mời bằng cách gọi tên món vật thực ấy, không bị phạm giới pācittiya này, cho đến ngày rằm tháng 2, hết hạn hưởng quả báu của kathina.

4- Quả báu thứ tư: Yavadatthacīvara

Đức Phật chế định điều giới và ban hành đến chư Tỳ khưu Tăng như sau:

Niṭṭhitacīvarasmiṃ bhikkhunā ubbhatasmiṃ kathine dasāhaparamaṃ atirekacīvaraṃ dhāretabbaṃ, taṃ atikkāmayato nisaggiyaṃ pācittiyaṃ.[29]

Ý nghĩa:

(Tấm y của Tỳ khưu đã may xong, hoặc đã xả y kathina rồi, Tỳ khưu thọ nhận tấm y dư (ngoài tam y) trong vòng 10 ngày, y dư được cất giữ quá 10 ngày phải bị xả và Tỳ khưu bị phạm giới pācittiya.)

Giải thích:

Trong thời hạn còn hưởng quả báu của kathina của chư Tăng, Tỳ khưu có thể thọ nhận thêm tấm y dư (ngoài tam y) dù không nguyện y phụ (parikkhāracoḷa adhiṭṭhāna) hoặc không làm tấm y ấy thuộc của 2 người chủ: của mình và của một vị Tỳ khưu khác (vikappanā), tấm y ấy vẫn không phải bị xả và Tỳ khưu cũng không bị phạm giới pācittiya.

Nhưng khi hết thời hạn hưởng quả báu của kathina của chư Tăng rồi, nếu có vị Tỳ khưu nào thọ nhận thêm tấm y dư (ngoài tam y), mà không nguyện thành y phụ (parikkhāracoḷa adhiṭṭhāna) hoặc không làm tấm y ấy thuộc của 2 người chủ: của mình và của một vị Tỳ khưu khác (vikappanā), rồi cất giữ tấm y ấy quá 10 ngày, thì tấm y ấy phải bị xả và vị Tỳ khưu bị phạm giới pācittiya.

- Cách nguyện trở thành y phụ (parikkhāra coḷa adhiṭṭhāna)

Nếu chỉ có 1 tấm y thì cách nguyện như sau:

“Imaṃ cīvaraṃ parikkhāracoḷaṃ adhiṭṭhāmi”.
(Tôi xin nguyện tấm y này trở thành tấm y phụ)
.

Nếu có nhiều tấm y thì cách nguyện như sau:

“Imāni cīvarāni parikkhāracoḷāni adhiṭṭhāmi”.
(Tôi xin nguyện những tấm y này trở thành những tấm y phụ)
.

- Cách làm tấm y thuộc 2 người chủ (vikappanā)

Vị Tỳ khưu ấy mang tấm y đến gặp một vị Tỳ khưu khác, xin làm tấm y thuộc của 2 người chủ trực tiếp như sau:

Nếu có 1 tấm y thì cách làm vikappanā như sau:

“Imaṃ cīvaraṃ tuyhaṃ vikappemi”.
(Tôi xin làm vikappanā tấm y này đến Ngài).

Nếu có nhiều tấm y thì cách làm vikappanā như sau:

“Imāni cīvarāni tuyhaṃ vikappemi”.
(Tôi xin làm vikappanā những tấm y này đến Ngài).

Vị Tỳ khưu nhận làm vikappanā đúng theo giới luật xong, trao lại cho vị Tỳ khưu ấy rằng:

“Mayhaṃ santakaṃ paribhuñja vā vasajjehi vā yathāpaccayaṃ karohi”.
(Tấm y thuộc của tôi, xin Ngài tự nhiên sử dụng hoặc xả đến vị nào, hãy làm tuỳ duyên).

Nếu vị Tỳ khưu thọ nhận tấm y dư (ngoài tam y) và nguyện tấm y ấy trở thành y phụ (parikkhāracoḷa adhiṭṭhāna) hoặc làm tấm y thuộc của 2 người chủ: của mình và của một vị Tỳ khưu khác (vikappanā), thì tấm y dư ấy không phải bị xả và vị Tỳ khưu ấy cũng không bị phạm giới pācittiya.

Nếu vị Tỳ khưu thọ nhận thêm tấm y dư (ngoài tam y) cất giữ quá 10 ngày, thì tấm y dư ấy phải bị xả và vị Tỳ khưu ấy bị phạm giới pācittiya.

- Cách xả tấm y quá 10 ngày

Nếu có 1 tấm y dư quá 10 ngày thì cách xả y như sau:

“Idaṃ me bhante cīvaraṃ dasāhātikkantaṃ nisaggiyaṃ, imāhaṃ āyasmato nisajjāmi”.
(Kính bạch Ngài Đại đức, tấm y dư này của tôi đã quá 10 ngày, phải bị xả, tôi xin xả tấm y này đến Ngài).

Nếu có nhiều tấm y dư quá 10 ngày thì cách xả y như sau:

“Imāni me bhante cīvarāni dasāhātikkantāni nisaggiyāni, imāni ahaṃ āyasmato nisajjāmi”.
(Kính bạch Ngài Đại đức, những tấm y dư này của tôi đã quá 10 ngày, phải bị xả, tôi xin xả những tấm y này đến Ngài).

Sau khi xả tấm y dư quá 10 ngày xong, vị Tỳ khưu ấy xin sám hối với vị Tỳ khưu khác về cách phạm giới pācittiya.

Nhận sám hối xong, vị Tỳ khưu khác cho lại tấm y dư ấy cho vị Tỳ khưu như sau:

Nếu chỉ có 1 tấm y dư thì cách cho lại như sau:

“Imaṃ cīvaraṃ āyasmato dammi”.
(Tôi xin cho lại pháp hữu tấm y dư này)

Nếu có nhiều tấm y dư thì cách cho lại như sau:
“Imāni cīvarāmi āyasmato dammi”.

(Tôi xin cho lại pháp hữu những tấm y dư này).

Như vậy, lễ dâng y kathina đến chư Tăng, Tỳ khưu làm lễ thọ y kathina của chư Tăng và tất cả chư Tỳ khưu đồng thanh nói lên lời hoan hỷ lễ thọ y kathina của chư Tăng xong, được hưởng đặc ân 5 quả báu của kathina của chư Tăng.

Do nhờ hưởng quả báu của kathina của chư Tăng, cho nên Tỳ khưu có thể nhận thêm y dư (ngoài tam y) dù không nguyện parikkhāracoḷa adhiṭṭhāna hoặc không làm vikappanā, tấm y dư ấy vẫn không phải bị xả, và Tỳ khưu cũng không bị phạm giới pācittiya.

Đó là do nhờ quả báu của kathina của chư Tăng.

5- Quả báu thứ năm: Yo ca tattha cīvaruppāda

Tỳ khưu đang hưởng quả báu của lễ thọ y kathina của chư Tăng tại ngôi chùa ấy, nếu có thí chủđức tin làm lễ dâng y cúng dường đến chư Tăng, vị Tỳ khưu ấy có quyền thọ y của thí chủ.

Đó là 8 chi pháp mà vị Tỳ khưu cần phải biết đầy đủ, để xứng đáng làm lễ thọ y kathina của chư Tăng.

Nhận Xét Về Quả Báu Của Lễ Thọ Y Kathina

Theo truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy Theravāda, chư Tỳ khưu đều tuyệt đối tôn trọng lời tuyên ngôn của Ngài Đại Trưởng Lão Mahākassapa trong kỳ kết tập Tam TạngChú giải Pāḷi lần thứ nhất tại động Sattapanni gần thành Rājagaha xứ Māgadha.

Kỳ kết tập Tam TạngChú giải Pāḷi lần thứ nhất gồm có 500 vị Thánh Arahán, toàn là những bậc chứng đắc Tứ tuệ phân tích, Lục thông,... thông thuộc Tam TạngChú giải, do Ngài Đại Trưởng Lão Mahākassapa chủ trì, Ngài đọc tuyên ngôn (ñatti) và thành sự ngôn (kammavācā) có đoạn quan trọng như sau:

“... Yadi Saṃghassa pattakallaṃ, Saṃgho appaññattaṃ nappaññapeyya, paññattaṃ na samucchindeyya, yathā paññattesu sikkhāpadesu samādāya vatteyya. Esā ñatti...”[30]

Ý nghĩa:

... Nếu lời tuyên ngôn hợp thời đối với chư Tăng, xin chư Tăng không nên chế định điều nào mà Đức Phật không chế định, không nên cắt bỏ điều nào mà Đức Phật đã chế định. Chúng ta phải nên giữ gìn, duy trì, thực hành nghiêm chỉnh đúng theo những điều giới mà Đức Phật đã chế định. Đó là lời tuyên ngôn cần phải biết ...

Tất cả 500 vị Thánh Arahán đều đồng tâm nhất trí tuân theo lời tuyên ngôn của Ngài Đại Trưởng Lão Mahākassapa, cho nên đoạn cuối lời thành sự ngôn (kammavācā) Ngài khẳng định một lần nữa có một đoạn rằng:

“... Saṃgho appaññattaṃ nappaññapeti, paññattaṃ na samucchindati, yathā paññattesu sikkhāpadesu samādāya vattati. Khamati saṃghassa, tasmā tuṇhī. Evametaṃ dhārāyami”.

Ý nghĩa:

... Chư Tăng không được chế định điều nào mà Đức Phật không chế định, không được cắt bỏ điều nào mà Đức Phật đã chế định. Chúng ta cần phải giữ gìn, duy trì, thực hành nghiêm chỉnh đúng theo những điều giới mà Đức Phật đã chế định.Tất cả chư Tăng đều hài lòng, cho nên tất cả chư Tăng đều im lặng. Tôi xin ghi nhận sự hài lòng này bằng trạng thái im lặng ấy ...

Ngài Đại Trưởng Lão Mahākassapa tụng tuyên ngôn (ñatti) và thành sự ngôn (kammavācā) xong, tất cả 500 vị Thánh Arahán đồng hoan hỷ tuyệt đối tuân theo lời giáo huấn của Ngài. Do đó, gọi là “Theravāda” bắt đầu từ đó cho đến nay.

Những điều giới của Đức Phật đã chế định rồi, không có một ai có quyền cắt bỏ điều giới nào dù là điều giới nhẹ. Nhưng có một trường hợp thật vô cùng phi thường. Khi chư Tỳ khưu Tăng đã an cư nhập hạ suốt 3 tháng mùa mưa rồi, đã được làm lễ thọ y kathina và tất cả chư Tỳ khưu Tăng đã đồng thanh nói lên lời hoan hỷ lễ thọ y kathina của chư Tăng, thì mỗi vị Tỳ khưu ấy được hưởng đặc ân 5 quả báu của lễ thọ y kathina, trong đó có 4 điều giới ngưng hiệu lực (không bị phạm giới) suốt thời gian còn hưởng quả báu của kathina đến thời hạn cuối cùng vào ngày rằm tháng 2. Qua ngày 16 tháng 2 bắt đầu 4 điều giới có hiệu lực trở lại, vị Tỳ khưu nào có tác ý không giữ gìn điều giới ấy, vị Tỳ khưu ấy bị phạm giới.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 4941)
Từ khi Đức Như Lai Thế Tôn thị hiện cho đến hiện tại là 2019, theo dòng thời gian tính đếm của thế nhân thì cũng đã gần 2600 năm.
(Xem: 5587)
Tôn giả Tịch Thiên (Shantideva) là con của vua Surastra, sinh vào khoảng thế kỷ thứ VII ở Sri Nagara thuộc miền Nam nước Ấn.
(Xem: 5715)
Theo nghĩa đen của khái niệm, độc nhất là chỉ có một, mang nghĩa duy nhất. Trong kinh tạng Nikāya, khái niệm con đường độc nhất (ekāyana magga) là
(Xem: 5894)
Này các Tỳ-kheo, ta cho phép học tập lời dạy của Đức Phật bằng tiếng địa phương của chính bản thân (sakāya niruttiyā)
(Xem: 5082)
Phật giáo có hai hệ là Theravada và Phát-Triển. Hệ Theravada quan niệm quả vị cao nhất mà hành giảthể đạt được là quả vị A-La-Hán.
(Xem: 4491)
Định học là một chi phần quan trọng trong Tam vô lậu học giới, định, tuệ .
(Xem: 4797)
Trí tuệ là sự thấu hiểu, là kiến thức liên quan đến tư tưởng đạo đức giúp ta đi sâu vào đặc điểm và biểu hiện của các đạ o lộ thông qua sự nỗ lực tinh tấn.
(Xem: 4801)
Trung đạo là khái niệm được dùng khá nhiều trong Phật giáo. Tùy duyênTrung đạo được định nghĩa khác nhau, nhưng...
(Xem: 5955)
Có một chuyện rất khoa học, tôi không bắt quý vị phải nhắm mắt tin Phật nhưng tôi cho quý vị một gợi ý.
(Xem: 3389)
Đối với một người đã giác ngộ, sẽ không còn thấy nữ tính và nam tính nữa. Với một số vị thường quán bạch cốt, sẽ thấy thân mình và người chỉ là một nhóm xương khô đang đi đứng nằm ngồi.
(Xem: 5375)
Long Thọ hay Long Thụ (Nāgārjuna) không phải chỉ là tổ của tông Trung Quán (Madhyamika),[1] trong lịch sử phát triển Phật giáo ngài được coi là vị Phật thứ hai sau Đức Thế Tôn
(Xem: 3031)
Hạnh phúctrạng thái cảm xúc khi ta thỏa mãn được nhu cầu nào đó của bản thân. Hạnh phúc khi được nhận. Có một loại hạnh phúc khác mà cảm xúc mang đến cho bạn nhiều hơn nữa: Đó là hạnh phúc từ sự cho đi.
(Xem: 4262)
Kỳ thực, trên đời này không ai có thể khiến chúng ta đau khổ ngoài chính bản thân mình, và cũng không ai có thể mang lại hạnh phúc cho chúng ta ngoài bản thân mình ra…
(Xem: 5365)
Bài kinh "Viết Trên Đá, Trên Đất, Trên Nước" là bài kinh ngắn, trích trong Kinh Tăng Chi Bộ, chương Ba, phẩm Kusinàra.
(Xem: 4358)
Đã gần vào Hạ mà đức Thế Tôn vẫn chưa khuyên giải được mâu thuẫn giữa hai nhóm Tỳ-kheo đều là đệ tử của Ngài.
(Xem: 3421)
Cuộc sống giản đơn sẽ tháo bỏ cho chúng ta những gông cùm trách nhiệm do chính chúng ta tự đeo vào cổ, giúp chúng ta có nhiều thời gian hơn để sống với những người thân yêu.
(Xem: 6468)
Bài kinh "Thanh Tịnh" là bài kinh ngắn, Đức Phật giảng cho các vị Tỷ-kheo khi Ngài còn tại thế.
(Xem: 5465)
Sa-môn (Samana), Tỳ-kheo (Bhikkhu) hay Bí-sô (Bhiksu) là những danh xưng chỉ cho vị tu sĩ Phật giáo.
(Xem: 4723)
Kinh Trung A-Hàm được dịch sang Hán đầu tiên vào niên hiệu Kiến Nguyên năm thứ mười chín (383) do một nhóm các vị tăng nhân người Ấn Độ nói chung thực hiện.
(Xem: 6364)
Trung đạo (madhyamā-pratipad) là con đường tu tập được kinh nghiệm từ chính Đức Phật.
(Xem: 6219)
Tâm lý thường tình của con người là tò mò, ưa những điều lạ lùng, kỳ dị và khác thường vì họ đã quá quen với cuộc sống bình thường, nên ...
(Xem: 4015)
Chúng sinh trong cõi “Dục giới” luôn chạy theo tìm cầu để hưởng thụ năm thứ dục lạc nên gọi là ngũ dục. Ngũ dục, chính là năm thứ sắc, thanh, hương, vị, xúc.
(Xem: 6131)
Tứ động tâm là bốn Thánh tích thiêng liêng của Phật giáo tại Ấn Độ, ghi dấu bốn sự kiện trọng đại trong cuộc đờisự nghiệp hoằng hóa của Đức Phật Thích Ca.
(Xem: 4728)
Về mặt ngôn từ, thì chữ “công đức” là được dịch nghĩa từ chữ “punna” trong tiếng Pali. Tiếng Anh dịch thành chữ “merit”.
(Xem: 4876)
Nguyên nhân của sanh tử được nêu rõ trong Thập nhị nhân duyên, thuộc giáo lý căn bản của Phật giáo.
(Xem: 3493)
tại gia hay xuất gia, chúng ta đến với đạo Phật nhưng chỉ biết những hình thức cúng kiếng, lễ lạy
(Xem: 6371)
Uẩn, thuật ngữ Pāli là khandha (Skt: skandha) thường được dịch sang tiếng Anh là ‘aggregates’ uẩn.
(Xem: 5066)
Ba-la-mật (pāramī or pāramitā) là các pháp hành để hoàn thiện nhân cách được nói đến trong kinh điểnchú giải, nhất là phần Hạnh Tạng thuộc Tiểu Bộ kinh.
(Xem: 3644)
Nói đạo Phật là đạo “cứu khổ ban vui” nhưng kỳ thực chẳng có ai ‘cứu’ mà cũng không ai ‘ban’ cho cả.
(Xem: 3585)
Mọi hiện tượng và sự vật trên thế gianhoàn vũ này không bao giờ độc lậptồn tại, mà do nhân duyên hòa hợp tạo thành.
(Xem: 5820)
Quan điểm thống nhất trong kinh điển là: sát sanh vi phạm giới luật đầu tiên và chiến tranh là sai lầm ngay cả khi chiến đấu cho mục tiêu phòng thủ hay tấn công.
(Xem: 4369)
Narayan Helen Liebenson, Geshe Tenzin Wangyal Rinpoche và Blanche Hartman chia xẻ lời khuyên của họ về việc làm sao để ứng phó với các giai đoạn trầm cảm.
(Xem: 6102)
Niết-bàn là phước lạc tối thượng, một trạng thái hạnh phúc vĩnh cửu. Không thể trải nghiệm hạnh phúc của Niết-bàn bằng các giác quan mà bằng cách làm cho chúng tịch lặng.
(Xem: 5339)
Trong những bài pháp ngắn gọn, súc tích nhất để hướng dẫn tu hành khi chưa có giới bổn Patimokkha, Chư Phật đã chỉ ra con đường sống đạo,
(Xem: 3770)
Định hướng cuộc đời để đạt được mong muốn thích đángyếu tố quan trọng giúp cho ta thăng tiến trên đỉnh cao của sự giác ngộgiải thoát.
(Xem: 3882)
Hơn bao giờ hết, những bản dịch kinh điển rõ ràng dễ hiểu, được chú giải thận trọng, được thẩm định kỹ lưỡng trước khi đến tay người học Phật đang là một nhu cầu hết sức cấp thiết và quan trọng.
(Xem: 3809)
Nếu đời là vô thường, sự sống có giới hạn thì phải chăng con người ta khi sống nên có một chút ý nghĩa. Bạn ước mong gì?
(Xem: 3616)
Mong ước của tôi là chúng ta sẽ có dịp đồng hành cùng nhau trên hành trình tâm linh siêu việt của bạn.
(Xem: 5482)
“Tất cả những cảm thọ mà một người nhận chịu dầu đó là lạc thọ, khổ thọ hay vô ký thọ đều là kết quả của Nghiệp quá khứ, người nào quan niệm như vậy là tà kiến”.
(Xem: 4143)
Đức Phật là đấng đạo sư, là bậc thầy của nhân loại, nhưng ngài cũng là nhà luận lý phân tích, nhà triết học, nhà giáo dục vĩ đại. Kinh tạng Pāli cho chúng ta thấy rõ về các phương pháp giảng dạy của đức Phật một cách chi tiết. Tùy theo từng đối tượng nghe pháp mà Ngài có phương thức truyền đạt khác nhau.
(Xem: 4507)
Đất Phù Nam (Funan) bao trùm cả một phần Việt Nam, Căm Bốt (Cambodia), Mã Lai (Malaysia) và Thái Lan (Thailand).
(Xem: 5915)
Nhiều người không sinh ra trong gia đình Phật Giáo, nhưng đã tìm học về Phật Giáo nhờ nghe luật Nghiệp Báo
(Xem: 3220)
Thế Tôn thật sự là vị đã đoạn trừ nhiều khổ pháp cho chúng ta. Thế Tôn thật sự là vị đã mang lại nhiều lạc pháp cho chúng ta.
(Xem: 3173)
Đạo từ tâm sinh. Đi học đạo là học cho ta, để nhận chân được tự tâm, để tạo nên cái phẩm giá của ta
(Xem: 4000)
Người ngu si thiếu trí tuệ biến tự ngã của mình thành kẻ thù, lại tưởng kẻ thù của mình ở bên ngoài nhưng chính mình là kẻ thù của mình đó.
(Xem: 4975)
"Nầy các Tỳ Kheo, ta sẽ giảng dạy, và phân tích cho các ông nghe về con đường cao quý có tám phần. Khi ta nói, các ông hãy chú ý và lắng nghe."
(Xem: 3667)
Nếu tâm hồn biết thầm lặng kết “bạn đường” với thánh hiền tôn giáo, với các nhà hiền triết tâm linh, thì NĂNG LƯỢNG MẦU NHIỆM sẽ hiện hữu...
(Xem: 3130)
Có thể nói ngày nay, chiến tranh, hận thù, thương yêu, ghét bỏ, kỳ thị, náo động trên thế giới… đều do tà kiến mà ra.
(Xem: 4662)
Luật nhân quả có lẽ ai cũng biết và hầu như ít nhiều ai cũng tin. Tuy nhiên, để có được niềm tin không lay chuyển vào quy luật tự nhiêncông bằng ấy thì lại không dễ,
(Xem: 4863)
Tâm là chủ thể tiếp nhận các đối tượng từ bên ngoài lẫn bên trong. Khi đang ngủ say, thì tâm được cho là trống rỗng, hay nói cách khác, đó là trạng thái vô thức
(Xem: 3556)
Không ai có thể nói trước được chuyện gì sẽ xảy ra ở ngày mai, mặc dù ngày mai mặt trời vẫn lên.
(Xem: 4095)
Nhà Phật thường nhắc đến đạo lý sống Trung Đạo. Cái gọi là Trung Đạo chính là không đi theo hướng cực đoan, quá mức.
(Xem: 4837)
Nhiều trường phái Phật Giáo ngày nay vẫn tụng Kinh Pali, ngôn ngữ của Đức Phật lịch sử.
(Xem: 3685)
Hiện nay, quý vị trẻ thường thích thể hiện mình theo nhiều cách mà mọi người vẫn thường gọi chung chung là muốn khẳng định cái tôi.
(Xem: 3687)
Sắc thanh hương vị xúc pháp cấu thành thế giới của con người chúng taduyên sanh, vô tự tánh, bất khả đắcvô sở hữu
(Xem: 5235)
Pháp ấn, tiếng Phạn dharma-mudrā, trong đó dharma là pháp, là những lời dạy của Đức Phật, mudrā là dấu ấn, là khuôn dấu, là đặc chất, là tiêu chuẩn.
(Xem: 4262)
Phật giáo cho rằng, mọi việc thành bại, li hợp ở đời đều không nằm ngoài nguyên tắc "nhân duyên quả báo".
(Xem: 3378)
Buông bỏ phiền não, trước hết là để giải tỏa mọi ưu tư, khiến người ta hạnh phúc.
(Xem: 3062)
Có những nhân quảnhân tạo trong đời này nhưng quả có khi phải qua đời sau hoặc những đời sau mới trỗ.
(Xem: 3129)
Sự quán sát, quán chiếu khởi từ danh tướng - danh là hương, là vị; tướng là những tính chất đặc trưng của chúng
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant