Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

20. Chúng Sinh Trong Tam Giới

01 Tháng Mười Một 201200:00(Xem: 7946)
20. Chúng Sinh Trong Tam Giới

NỀN TẢNG PHẬT GIÁO

Soạn giả: Tỳ-khưu Hộ Pháp

Quyển I:
Tam Bảo

CHƯƠNG I: BA NGÔI CAO CẢ (TIYAGGA)


CHÚNG SINH TRONG TAM GIỚI

Tất cả chúng sinh trong tam giới có 3 loài:

1- Chúng sinhngũ uẩn trong 11 cõi dục giới (4 cõi ác giới, 1 cõi người, 6 cõi trời dục giới) và 15 cõi sắc giới (trừ cõi sắc giới Vô Tưởng Thiên).

2- Chúng sinh có tứ uẩn (thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩnthức uẩn) trong 4 cõi vô sắc giới.

3- Chúng sinh có nhất uẩn (sắc uẩn) trong cõi sắc giới Vô Tưởng Thiên.

Chúng sinhngũ uẩn

Ngũ uẩnsắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩnthức uẩn. Chúng sinhngũ uẩn như chúng sinhcõi địa ngục, atula, ngạ quỷ, súc sinh, loài người, chư thiên trong cõi dục giới và chư phạm thiên trong 15 cõi sắc giới.

- Sắc uẩn thuộc về phần thân.

- Thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩnthức uẩn thuộc về phần tâm.

Ví dụ: Khi con người sống thì thân với tâm luôn luôn nương nhờ lẫn nhau. Phần thân hay sắc uẩn là riêng biệt, và phần tâm gồm có 4 uẩn: thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn luôn luôn nương nhờ lẫn nhau và không bao giờ tách rời nhau, bởi vì mỗi tâm luôn luôn có một số tâm sở.

Trong mỗi tâm phát sinh, thì có một số tâm sở ít hoặc nhiều đồng sinh với tâm ấy, chính tâm ấy là thức uẩn và các tâm sở đồng sinh với tâm, như tâm sở thọthọ uẩn, tâm sở tưởng tưởng uẩn, tâm sở còn lạihành uẩn. Cho nên, trong mỗi tâm đều có 4 uẩn nương nhờ lẫn nhau, không tách rời nhau.

Nếu khi nào tâm tách rời khỏi thân, thì khi ấy gọi là người chết, thân trở thành tử thi.

Con người chưa phải là bậc Thánh Arahán, thì sau khi chết rồi, chắc chắn nghiệp cho quả tái sinh kiếp sau. Kiếp sau thuộc loài chúng sinh nào, hoàn toàn tùy thuộc vào nghiệp của người ấy cho quả tái sinh. Do đó, thân người chết là xong kiếp người, không thể tái sinh kiếp sau được, mà chỉ có nghiệp của người ấy đã tạo trong kiếp hiện tại hoặc kiếp quá khứ, chính nghiệp ấy cho quả tái sinh kiếp sau mà thôi. Tất cả mọi chúng sinh khác cũng giống như vậy.

Không nên hiểu rằng: con người chết sẽ tái sinh làm chư thiên, hoặc súc sinh..., và cũng không nên hiểu rằng: “Chư thiên chết, rồi tái sinh làm người, hoặc một loài thú vật chết, rồi tái sinh làm người v.v...”.

Sự thật, mỗi kiếp chúng sinh nào đến khi chết rồi, chấm dứt kiếp chúng sinh ấy; phần thân không liên quan đến kiếp sau, mà chỉ có phần tâm liên quan đến kiếp quá khứ, hiện tạivị lai mà thôi.

Còn tái sinh kiếp sau, do năng lực của tham ái dẫn dắt tái sinh, và chính nghiệp của chúng sinh ấy trực tiếp cho quả tái sinh kiếp sau.

- Nếu nghiệp ác cho quả, thì sẽ tái sinh 1 trong 4 cõi ác giới: Địa ngục, atula, ngạ quỷ, súc sinh.

- Nếu nghiệp thiện cho quả, thì được tái sinh một trong những cõi thiện giới: Làm người trong cõi người, làm chư thiên trong cõi trời dục giới, làm phạm thiên trong cõi trời sắc giới, vô sắc giới.

Cho nên, tử sinh luân hồi của mỗi chúng sinh không liên quan đến phần thân, chỉ liên quan đến phần tâm mà thôi.

Pháp ngũ uẩn

Uẩn (khandha) có nghĩa là “phần” gồm những phần có trạng thái giống nhau, liên kết vào với nhau.

Ví dụ: Con ngườingũ uẩn.

Sắc uẩn đó là 28 sắc pháp thuộc phần thân.

Thọ uẩn đó là tâm sở thọ.

Tưởng uẩn đó là tâm sở tưởng.

Hành uẩn đó là 50 tâm sở nói chung (không có tâm sở thọ và tâm sở tưởng).

Thức uẩn đó là 89 hay 121 tâm nói chung, mỗi tâm là thức uẩn.

Thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩnthức uẩn thuộc về phần tâm hay gọi là danh uẩn.

Giải thích:

1) Sắc uẩn

Sắc uẩn đó là 28 sắc pháp như sau:

Sắc tứ đại: là 4 sắc pháp lớn rõ ràng.

Địa đại: chất đất có trạng thái cứng hoặc mềm.
Thủy đại
: chất nước có trạng thái lỏng hoặc đông đặc.
Hỏa đại
: chất lửa có trạng thái nóng hoặc lạnh.
Phong đại
: chất gió trạng thái lưu động, phồng hoặc xẹp.

Sắc tứ đại này là nơi nương nhờ của 24 sắc pháp phụ thuộc.

24 sắc pháp phụ thuộc vào sắc tứ đại:

5 sắc tịnh căn: nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân.
5 - 7 sắc đối tượng
: sắc, thanh, hương, vị, xúc.
2 sắc tính
: sắc nam tính, sắc nữ tính.
1 sắc ý căn.
1 sắc mạng chủ.
1 sắc vật thực.
1 sắc chân không.
2 sắc cử động
: sắc thân cử động, sắc khẩu cử động.
3 sắc biến chuyển
: sắc nhẹ nhàng, sắc mềm mại, sắc uyển chuyển.
4 sắc trạng thái
: sắc sanh, sắc liên tục, sắc già dặn, sắc vô thường.

28 sắc pháp này đều gọi là sắc uẩn.

Một người bình thường, không bị khuyết tật, thân thể có đầy đủ 27 sắc pháp.

Nếu là người nam, thì trừ sắc nữ tính.
Nếu là người nữ, thì trừ sắc nam tính.
Nếu người bị đui mù, câm điếc, thì người ấy có số lượng sắc pháp giảm xuống theo bệnh tật.

2) Thọ uẩn.

Thọ uẩn đó là tâm sở thọ, có trạng thái cảm thọ trong đối tượng.

Thọ có 3 loại tính theo cảm thọ trong đối tượng:

Thọ khổ có trạng thái khổ khó chịu.
Thọ lạctrạng thái lạc dễ chịu.
Thọ xả có trạng thái không khổ, không lạc.

Thọ có 5 loại tính theo cảm thọ đối tượng do thân, tâm làm chủ:

Thọ khổ đồng sinh với thân thức tâm (thân khổ).
Thọ lạc đồng sinh với thân thức tâm
(thân an lạc).
Thọ hỷ đồng sinh với ý thức tâm
(tâm an lạc).
Thọ ưu đồng sinh với sân tâm
(tâm khổ não).
Thọ xả đồng sinh với ý thức tâm
(tâm không khổ, không lạc).

Mỗi tâm phát sinh có tâm sở thọ đồng sinh với tâm, tâm sở thọ ấy là thọ uẩn.

3) Tưởng uẩn.

Tưởng uẩn đó là tâm sở tưởngtrạng thái ghi nhớ trong 6 đối tượng.

Sắc tưởng ghi nhớ các hình ảnh màu sắc.
Thanh tưởng
ghi nhớ các loại âm thanh, tiếng nói.
Hương tưởng
ghi nhớ các thứ mùi thơm, hôi.
Vị tưởng
ghi nhớ các thứ vị ngon, dở.
Xúc tưởng
ghi nhớ các loại cảm xúc nóng lạnh, cứng mềm...
Pháp tưởng
ghi nhớ các tâm, tâm sở, sắc pháp, các ngôn ngữ chế định, môn học và cả Niết Bàn.

Mỗi tâm phát sinh, đều có tâm sở tưởng đồng sinh với tâm, tâm sở tưởng ấy là tưởng uẩn.

4) Hành uẩn.

Hành uẩn đó là 50 tâm sở (không có tâm sở thọ và tâm sở tưởng).

trạng thái cấu tạo, tạo các pháp; tâm sở tác ý (cetanā) đồng sinh với bất thiện tâm, tạo nên bất thiện nghiệp (ác nghiệp) do thân, khẩu, ý; tâm sở tác ý (cetanā) đồng sinh với thiện tâm, tạo nên thiện nghiệp, do thân, khẩu, ý.

Mỗi tâm phát sinh, có các tâm sở này ít hoặc nhiều, tùy theo năng lực và phận sự của mỗi tâm. Ngoại trừ hai tâm sở thọtâm sở tưởng ra, các tâm sở còn lại đều là hành uẩn.

5) Thức uẩn.

Thức uẩn đó là tất cả các tâm gồm có 89 hoặc 121 tâm có trạng thái biết đối tượng. Đối tượng có 6 loại, do đó tất cả tâm chia ra làm 6 loại tâm.

Nhãn thức tâm: có 2 tâm làm phận sự nhìn thấy sắc trần, các hình ảnh.
Nhĩ thức tâm
: có 2 tâm làm phận sự lắng nghe thanh trần, các âm thanh.
Tỷ thức tâm
: có 2 tâm làm phận sự ngửi các thứ mùi hương.
Thiệt thức tâm
: có 2 tâm làm phận sự nếm các thứ vị.
Thân thức tâm
: có 2 tâm làm phận sự cảm giác xúc trần nóng, lạnh, cứng, mềm...
Ý thức tâm
: có 79 tâm làm nhiều phận sự biết pháp trần: tâm, tâm sở, sắc pháp, các ngôn ngữ chế định ra môn học,... và cả đối tượng Niết Bàn tùy theo năng lực của mỗi tâm.

Mỗi tâm là mỗi thức uẩn.

Thật ra, mỗi tâm phát sinh đều có một số tâm sở ít hoặc nhiều tùy theo năng lực và phận sự của tâm ấy. Các tâm sở này đồng sinh với tâm, đồng diệt với tâm, đồng đối tượng với tâm, đồng nơi phát sinh với tâm.

Cho nên, khi mỗi tâm phát sinh nghĩa là 4 danh uẩn đồng sinh; khi tâm diệt nghĩa là 4 danh uẩn đồng diệt.

Mỗi tâm phát sinh đều nương nhờ nơi môn đó là sắc pháp.

Như vậy:

Sắc pháp mà tâm ấy nương nhờ thuộc sắc uẩn.
Tâm
ấy làm chủ thuộc thức uẩn.
Tâm sở thọ
đồng sinh với tâm ấy thuộc thọ uẩn.
Tâm sở tưởng
đồng sinh với tâm ấy thuộc tưởng uẩn.
Tâm sở
còn lại (không có tâm sở thọ và tâm sở tưởng) đồng sinh với tâm ấy thuộc hành uẩn

Những chúng sinhngũ uẩn:

Khi mỗi tâm phát sinh là ngũ uẩn phát sinh,
Khi mỗi tâm diệtngũ uẩn diệt.

Vốn trạng thái của tâm sinh rồi diệt, diệt rồi sinh liên tục không ngừng, bởi do nhân duyên hỗ trợ từ vô thủy cho đến nay, từ kiếp này sang kiếp khác tiếp nối nhau, trên cuộc hành trình tử sinh luân hồi của mỗi chúng sinh.

Vốn trạng thái của thân hoặc sắc uẩn cùng sinh rồi diệt, diệt rồi sinh liên tục không ngừng giới hạn trong mỗi kiếp, do bởi nghiệptuổi thọ của mỗi chúng sinh. Khi nghiệp ấy tận cùng, tuổi thọ hết, thân mạng chủ (sắc mạng chủ: Rūpujīvitindriya) bị cắt đứt, chấm dứt một kiếp, đồng thời tâm tách rời khỏi thân, gọi là chết.

Sau khi chết, nếu chúng sinh ấy còn phiền não, tham ái, thì nghiệp còn cho quả tái sinh kiếp sau. Kiếp trước với kiếp sau không liên quan đến phần thân, mà chỉ liên quan đến phần tâm.

Đức Phật dạy ngũ uẩn này đều là vô ngã.

Vô ngã với nghĩa:

- Anattā asārakaṭṭhena: Vô ngã với ý nghĩavô dụng, không có cốt lõi vững chắc, không có tính chất bền vững lâu dài.

- Avasavattanaṭṭhena anattā: Vô ngã với ý nghĩa không chiều theo ý muốn của ai.

Những ví dụ về Ngũ uẩn

Trong bài kinh PheṇapiṇḍasuttaĐức Phật thuyết dạy những ví dụ về mỗi uẩn có ý nghĩa được tóm lược như sau:

1- Sắc uẩn ví như bọt nước (pheṇapiṇḍūpamaṃ rūpaṃ).

Nghĩa là sắc uẩn (thân), đó là 28 sắc pháp ví như bọt nước.

Trong mùa mưa lụt lớn, trên dòng sông nước chảy kết tụ những bọt nước thành đống bọt nước lớn. Đống bọt nước này dù nhỏ, dù lớn cũng không thể sử dụng làm vật gì, để đem lại sự lợi ích lâu dài; nếu đống bọt nước này trôi đi chưa bị tan rã giữa đường, thì khi trôi ra đến biển chắc chắn phải bị tan rã, trở nên vô dụng. Cũng như vậy, sắc uẩn (thân) này đó là 28 sắc pháp sanh rồi diệt có trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã, trạng thái bất tịnh, thường có mọi thứ bệnh hoạn ốm đau. Sắc uẩn (thân) này khi tái sinh đầu thai ban đầu nhỏ xíu, theo thời gian, to lớn dần như thân hình của con voi, con cá mập,... rồi cuối cùng cũng bị tan rã, trở thành vô dụng.

Cho nên, Đức Phậtsắc uẩn (thân) này như bọt nước.

2- Thọ uẩn ví như bong bóng nước (vedanāpubbuḷūpamā)

Nghĩa là thọ uẩn, đó là tâm sở thọ, ví như bong bóng nước.

Trời mưa lớn, hạt mưa nặng hạt rơi xuống hồ, vũng nước... nổi lên những bong bóng nước. Những bong bóng nước này nổi lên liền vỡ ngay, không thể sử dụng làm gì để đem lại sự lợi ích, trở thành vô dụng. Cũng như vậy, thọ uẩn này đó là thọ khổ, thọ lạc, thọ xả ... sinh rồi diệt mau lẹ, không tồn tại lâu dài, chỉ có khổ mà thôi, trở thành vô dụng.

Cho nên, Đức Phậtthọ uẩn này như bóng nước.

3- Tưởng uẩn ví như ảo ảnh (maricikūpamā saññā).

Nghĩa là tưởng uẩn, đó là tâm sở tưởng ví như ảo ảnh.

Trong mùa hè nóng bức, khách lữ hành nóng nực và khát nước đi trên đường, nhìn về phía trước trời nắng chập chờn gợn sóng giống như đằng trước có nước sông. Khi đi đến, gợn sóng kia di chuyển đến phía trước, luôn luôn có một khoảng cách. Đó là ảo ảnh không có thật chỉ là vô dụng. Cũng như vậy, tưởng uẩn này ghi nhớ, tưởng nhớ những đối tượng không còn thật nữa. Ví như khi khát nước, tưởng nhớ đến nước, nhưng không giúp làm cho đỡ cơn khát được, trở thành vô dụng.

Cho nên, Đức Phậttưởng uẩn này ví như ảo ảnh.

4- Hành uẩn ví như cây chuối (saṅkhārā kadalūpamā).

Nghĩa là hành uẩn, đó là 50 tâm sở, (không có tâm sở thọ và tâm sở tưởng) ví như cây chuối.

Một người cần cây có lõi, đi vào rừng nhìn thấy cây chuối lớn trơn tru, người ấy chặt cây chuối đem về nhà. Khi bóc bẹ chuối từ ngoài vào trong ruột, không tìm thấy lõi cây, chỉ là vô dụng mà thôi. Cũng như vậy, hành uẩn này tạo tác các pháp hữu vi, mà các pháp hữu vi sinh rồi diệt, có trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã, không phải ta, không phải của ta, chỉ là vô dụng mà thôi.

Cho nên, Đức Phậthành uẩn này như cây chuối.

5- Thức uẩn ví như nhà ảo thuật (mayūpamaṃ viññāṇaṃ).

Nghĩa là thức uẩn, đó là 89 hoặc 121 tâm, ví như nhà ảo thuật.

Các nhà ảo thuật biểu diễn các trò ảo thuật rất nhanh tay, để đánh lừa khán giả một cách tinh xảo. Cũng như vậy, đối với các hàng phàm nhân, thức uẩn biết mọi đối tượng cho là ta biết, nhưng biết sai lầm đảo điên; các pháp hữu vivô thường, biết cho là thường; các pháp hữu vi là khổ, biết cho là lạc; các pháp hữu vivô ngã, biết cho là ngã (ta); các pháp hữu vibất tịnh, biết cho là tịnh, xinh đẹp,... nhưng thật ra, các pháp hữu vivô thường, khổ, vô ngã, bất tịnh. Thế mà thức uẩn của các hàng phàm nhân biết bị đánh lừa đảo điên.

Cho nên, Đức Phậtthức uẩn này như nhà ảo thuật.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8543)
Thần tài trong Phật giáo, cụ thểPhật giáo Bắc truyền đã vay mượn giữa hình ảnh Bố Đại hòa thượng và các truyền thuyết về thần tài Trung Hoa, để tổng hòa nên một vị thần tài có nguồn gốc ngoài Phật giáo.
(Xem: 5272)
Thời Đức Phật tại thế, Ấn Độít nhất mười sáu tiểu vương quốc, mỗi vương quốc đều có ngôn ngữ hay phương ngữ riêng, nhưng có lẽ người dân của mỗi nước đều có thể giao tiếp và hiểu nhau được.
(Xem: 5834)
Trong các kinh sách thừa hưởng từ [Phật giáo] Ấn Độ thì nguyên tắc căn bản đó lúc thì được gọi là "tâm thức tự tại
(Xem: 7458)
Kinh Hoa Nghiêm tiếng Sanskrit là Avatamsaka, tiếng Nhật là Kégon Kyo. Kinh nầy bằng tiếng Sanskrit do Bồ Tát Long Tho (Nagarjuna) soạn vào khoảng thế kỷ thứ 2 Tây Lịch.
(Xem: 6379)
Con người muốn có cuộc sống an lạchạnh phúc, cần phải tu nhơn tạo phước, chứ không phải chỉ cầu nguyện...
(Xem: 5974)
Phát huy sự chú tâm đúng đắn hướng vào một điểm nhằm mục đích gì? Việc luyện tập đó không nhất thiết là chỉ để giúp tâm thức đạt được một mức độ tập trung thật cao...
(Xem: 4759)
Đức Đạt Lai Lạt Ma Nói Về Phật Giáo Ứng Dụng - Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma, Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 5710)
A Dục, Asoka (Sanskrit). Khi đức Phật Thích ra đời, Vua A Dục là một đứa trẻ, trong lúc đang chơi đức Phật đi ngang qua, đứa trẻ đem cát mà coi như cơm cúng dường đức Phật...
(Xem: 5882)
Hàng ngày các Phật tử có thể “Xưng danh hiệu” hay “Niệm danh hiệu” của chư Phật, tức là đọc tên của chư Phật và tưởng nhớ đến các ngài.
(Xem: 6126)
Trong Phật giáo, giải thoát hay thoát khỏi luân hồi là một đề tài vô cùng lớn lao. Ngay cả những người Phật tử đã học qua giáo lý, cũng mường tượng sự giải thoát như ...
(Xem: 6600)
Như Lai có thể diễn tả những gì Ngài muốn bằng bất kỳ ngôn ngữ nào
(Xem: 5954)
Thuật Ngữ nầy có liên hệ đến rất nhiều Thuật Ngữ khác trong Kinh Điển Phật Giáo như: Thủy Giác, Chân Như, Như Lai Tạng, Pháp Tánh, Pháp Giới, Niết Bàn, Pháp Thân, Phật Tánh, Giải Thoát Thực Chất, Toàn Giác v.v…
(Xem: 7060)
Chánh pháp của Đức Phật hay Đạo Phật được tồn tại lâu dài, đem lại hạnh phúc an lạc cho chúng sanh, chư thiênloài người.
(Xem: 6679)
“Đạo Phật nhấn mạnhtu tập giúp chúng ta loại bỏ những tà kiến, chứ không phải là nơi tập hợp các hí luận”.
(Xem: 4813)
Kinh Niệm Xứ (satipaṭṭhānasutta) là kinh thu gọn của Kinh Đại Niệm Xứ (Mahāsatipaṭṭhānasutta). Kinh này là một kinh rất quan trọng trong việc giải thích cách thực hành bốn phép quán
(Xem: 4942)
Bài viết này sẽ phân tích Bát Nhã Tâm Kinh dưới cái nhìn bất nhị, hy vọng sẽ làm sáng tỏ bài kinh cốt tủy này như một lối đi của Thiền Tông
(Xem: 7721)
Đọc “Chú Lăng Nghiêm-Kệ và giảng giải“ Của Hòa Thượng Tuyên Hóa, do TT Thích Minh Định dịch từ Hoa ngữ sang Việt ngữ
(Xem: 9829)
Đa số Phật Tử cầu được cứu độ, giải thoát khỏi khổ đau, và giác ngộ nhưng vẫn mâu thuẫn, chấp luân hồi, luyến tiếc cõi trần nên nghiệp thức luôn luôn muốn trở lại cái cõi đời, chấp khổ đau rồi tính sau.
(Xem: 7542)
Đạo Phật khai sinh ở Ấn Độ mà cũng hoàn toàn biến mất ở Ấn Độ; nhưng nhiệt tâm hoằng pháptruyền bá của thế hệ các tăng sĩ tiền bối...
(Xem: 5336)
Bài viết này để nói thêm một số ý trong Bát Nhã Tâm Kinh, cũng có thể xem như nối tiếp bài “Suy Nghĩ Từ Bát Nhã Tâm Kinh”
(Xem: 6430)
Nhân duyên là thực lý chi phối thế gian này. Không có một pháp nào hiện khởi hay mất đi mà không theo qui luật “Có nhân đủ duyên mới có quả”.
(Xem: 5433)
Việc dịch lại Tâm Kinh của Thiền sư Nhất Hạnh tuy theo ý thầy là dành riêng cho các đệ tử của thầy trong Làng Mai khi thầy nói với “các con” của thầy...
(Xem: 5845)
Sau khi Đức Phật tịch diệt được khoảng 150 năm thì giáo pháp của Ngài tách ra hai đường hướng:
(Xem: 6400)
Giúp đỡ người nghèo khó là một phẩm tính cố hữu của con ngườixã hội loài người. Phẩm tính này vốn tồn tại từ thời xa xưa và vẫn được duy trì trong xã hội hiện đại.
(Xem: 5701)
Làm Thế Nào Có Được Trí Tuệ Lớn Để Đạt Đến Bờ Giải Thoát - Đó phải là quán chiếu, thực hành, tu tập theo giáo lý bát nhã
(Xem: 6445)
Nhiều người trong chúng ta đã theo dõi sự phát triển về di truyền học mới đã tỉnh thức về sự băn khoăn lo lắng sâu xa của công luận đang tập họp chung quanh đề tài này.
(Xem: 7070)
Trong các nước thuộc truyền thống Phật giáo Bắc truyền, có một vị Bồ-tát thường được gọi là Quan Âm hay Quán Âm.
(Xem: 6295)
Theo kinh, luật quy định, chư Tăng thời Đức Phật không được nhận kim ngân bảo vật. Nói rõ hơn là không được nhận tiền bạc hoặc quý kim tương đương.
(Xem: 10678)
Bấy giờ bỗng nhiên đức Thế Tôn yên lặng. Một lát sau, Ngài lại nói: “Thôi đủ rồi, Xá-lợi-phất, không cần nói nữa. Vì sao ?
(Xem: 6692)
Trong Phật giáo cũng có giới luật do Đức Phật chế định. Nhưng những luật này không bắt buộc mọi người phải tuân theo mà nó ...
(Xem: 6194)
Trong kinh Tăng nhất A-hàm Đức Phật nhận định: “Ta không thấy một pháp nào tối thắng, tối diệu, nó huyền hoặc người đời khiến không đi đến nơi vĩnh viễn tịch tĩnh
(Xem: 6750)
Nguyên lý làm tư tưởng nền tảng cho lập trường Pháp hoa chính là cở sở lý tính duyên khởigiáo nghĩa Phật tính thường trú, được biểu hiện qua...
(Xem: 6152)
Trong sự trổi dậy của khoa học về thức và sự khảo sát về tâm cùng những thể thức đa dạng của nó, Phật giáo và khoa học nhận thức có những sự tiếp cận khác nhau.
(Xem: 6511)
Đối với mọi người nói chung thì lúc chết là khoảng thời gian quan trọng nhất.
(Xem: 5536)
Nếu nói về việc học, việc tu của chư Tăng Ni Phật Giáo thì tự ngàn xưa Đức Phật đã là một bậc Thầy vĩ đại đảm trách làm một Hướng đạo sư cho mọi người quy về.
(Xem: 8260)
Bài viết này ghi lại một số suy nghĩ về Bát Nhã Tâm Kinh, một bản kinh phổ biến trong Phật giáo nhiều nước Châu Á, trong đó có Việt Nam.
(Xem: 5743)
Dharma tức Giáo Huấn của Đức Phật cho chúng ta biết rằng tất cả mọi thứ đều tương liên và tương tác với nhau
(Xem: 7569)
Kinh Pháp Hoa nói: “Pháp hy hữu khó hiểu đệ nhất mà Phật thành tựu, chỉ Phật cùng Phật mới có thể thấu suốt thật tướng của các pháp.
(Xem: 6264)
Tất cả những điều này rất kỳ diệu không những đối với người Phật Tử mà còn cho những người của các tôn giáo khác nữa.
(Xem: 9665)
Là người sống ở thế gian, có ai tránh khỏi một đôi lần gặp bất trắc, tai ương lớn hay nhỏ.
(Xem: 4074)
Nguyên tác: Toward a Science of Consciousness, Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma, Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 6400)
Con đường thực nghiệm tâm linh dẫn đến đời sống giải thoátgiác ngộ đã được đức Phật giảng dạy ở trong các kinh điển...
(Xem: 4184)
Vấn đề [tâm] thức đã hấp dẫn nhiều sự chú ý tuyệt mỹ trong lịch sử dài lâu của tư tưởng triết lý Phật giáo.
(Xem: 4311)
Đối nghịch với khoa học, trong Phật giáo không có sự thảo luận triết lý trọng yếu về vấn đề những sinh vật sống xuất hiện từ vật chất vô tri giác...
(Xem: 4773)
Nguyên tác: The Big Bang and The Buddhist Beginningless Universe; Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma; Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 5338)
Âm nhạc fanbei (việc tụng niệm các bài kinh dịch âm từ tiếng Phạn) đã ảnh hưởng và góp phần tạo ra gia tài văn hóa của Trung Quốc qua nhiều đế quốc và triều đại
(Xem: 5293)
Trong vô lượng pháp môn tu theo đạo Phật, không pháp môn nào không nhằm “mục đích ban vui cứu khổ cho hết thảy chúng sanh”.
(Xem: 5825)
Trong lịch sử nhân loại, tùy theo ảnh hưởng của tư tưởng, văn hóa… mà các thể thức tang nghi cũng như phương cách xứ lý xác thân sau khi chết, được thực hiện với nhiều phương cách đặc thù.
(Xem: 6788)
Người xuất gia đích thực thì không khác gì người cày ruộng, gieo trồng, bón phân để thu hoạch thốc lúa.
(Xem: 5557)
Quan Âm Truyền Thuyết (Tuyển Tập) Diệu Hạnh Giao Trinh Chuyển Ngữ
(Xem: 4502)
Một trong những thứ gây cảm hứng nhất về khoa học là việc thay đổi sự thấu hiểu của chúng ta về thế giới dưới ánh sáng của những khám phá mới.
(Xem: 5337)
Y hệt một thành trì, canh gác trong và ngoài, hãy tự canh gác chính bản thân mình. Chớ để một khoảnh khắc nào trôi qua sơ suất…
(Xem: 5004)
Một khi tâm thức chúng ta trở thành thành kiến, thì chúng ta không thể thấy mọi thứ một cách khách quan.
(Xem: 4365)
“Đạo đức quan trọng hơn tôn giáo. Chúng ta khi tới với thế gian này không hề là tín đồ của tôn giáo nào. Nhưng đạo đức là nằm sẵn trong bản tâm.”
(Xem: 6879)
Kinh Lăng Già nói rằng sáu trăm năm sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn sẽ có Bồ tát Long Thọ xuất hiện trùng tuyên lại giáo pháp của người.
(Xem: 4617)
Xã hội tương lai của họ hoàn toàn khác với xã hội chúng ta đã trưởng thành tại VN, và cả khác với thế hệ đầu tiên gốc Việt trưởng thành tại Hoa Kỳ.
(Xem: 8420)
Quyển sách nói về Hoàng Đế A Dục tương đối đầy đủ nhất và những cứ liệu của tác giả Lê Tự Hỷ có tính thuyết phục và độ chính xác rất nhiều...
(Xem: 7224)
Năm uẩn tức là sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩnthức uẩn. Thuật ngữ Uẩn 蘊, nguyên ngữ Sanskrit là skandha, Pāli là khandha,
(Xem: 8375)
Đọc “Chú Đại Bi giảng giải” do cố HT Tuyên Hóa giảng - Thượng Tọa Thích Minh Định (Pháp Quốc) dịch sang Việt ngữ từ Hán Văn
(Xem: 7532)
Này các tì kheo, người thường tục, không có kiến thức tinh tế, quy phục thế giới hàng ngày của danh, và thấy các sự vật với con mắt, trung thành với các sự vật mà ...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant