Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

U

20 Tháng Mười Một 201200:00(Xem: 10138)
U

TRÍCH LỤC TỪ NGỮ PHẬT HỌC

Cư sĩ Hạnh Cơ biên soạn,
đánh máy và trình bày trang sách
Cư sĩ Tịnh Kiên đọc và sửa chữa bản thảo

U

Uẩn. Chữ “uẩn” có ba nghĩa: - phi nhất: bất luận ở nơi chốn nào và thời gian nào cũng đều có rất nhiều chất lượng; - tổng lược: chứa nhóm những gì đang có; - phân đoạn: y theo tính chất không giống nhau mà phân loại.

Uẩn - Xứ - Giới. Vạn pháp trong vũ trụ được chia làm ba loại là uẩn, xứ và giới; thuật ngữ Phật học gọi đó là “ba khoa”.
Luận Câu Xá giải thích chữ “uẩn” nghĩa là tụ, tức là tích tụ thành nhóm, như tất cả các loại sắc pháp, hoặc trong thân hoặc ngoài thân, hoặc thô phù hoặc vi tế, hoặc xa hoặc gần, hoặc to hoặc nhỏ... đều có thể tóm lược thành một nhóm, gọi là “sắc uẩn”; thọ, tưởng, hành, và thức cũng giống như vậy, gọi là “5 uẩn”.
Chữ “xứ” nghĩa là sinh môn, tức là căn cứ, nơi sinh trưởng. 6 căn và 6 cảnh là chỗ nương và chỗ duyên của tâm và tâm sở; đó là 12 nơi có khả năng làm cho tâm và tâm sở phát sinh tác dụng, nên gọi là “12 xứ”.
Chữ “giới” nghĩa là chủng tộc, tức chủng loại và tự tánh của 18 thứ (6 căn, 6 cảnh và 6 thức) đều riêng biệt, không giống nhau; đó là 18 khu vực khác biệt nhau của vũ trụ vạn pháp, cho nên gọi là “18 giới”.
Tóm lại, tích tụ nhiều phẩm loại sai khác, nên gọi là UẨN; căn và cảnh là nơi phát sinh tác dụng của tâm và tâm sở, nên gọi là XỨ; tự tánh các pháp sai biệt nhau, nên gọi là GIỚI.

Uống rượu dẫn tới phạm cả bốn giới nặng. Chuyện ngụ ngôn kể rằng: Có một người đàn ông nọ, vào một buổi tối, đi theo bạn bè uống rượu, đến lúc say mèm mới tìm đường trở về nhà. Trên đường về, ông lẻn vào một nhà hàng xóm, ra sau chuồng gà, và bắt trộm một con gà. Nghe tiếng gà kêu bất thường, bà chủ nhà choàng dậy, chạy ra chuồng gà xem thử có việc gì, liền bị ông ta vật xuống cưỡng hiếp. Sau đó ông ôm gà về nhà cắt cổ làm thịt ngay để ăn nhậu tiếp. Hôm sau, bà hàng xóm đem sự việc lên trình quan xin xét xử. Ông ta bị dẫn ra trước công đường tra hỏi, nhưng mọi việc ông đều chối hết. Thế là, chỉ do phạm một tội nhẹ là uống rượu, mà ông ta đã phạm luôn bốn tội nặng: trộm cắp, cưỡng dâm, sát sinhnói dối.

Ứng hóa thân. Thân “ứng hóa” là một trong ba thân của Phật; đó là cái thân đức Phật ứng theo cơ duyênthị hiện ra để giáo hóa chúng sinh. Hiện ra thân Phật thì gọi là “ứng thân”; không hiện ra thân Phật mà hiện ra thân các loài chúng sinh trong sáu đường thì gọi là “hóa thân”; hợp cả hai trường hợp lại gọi chung là “ứng hóa thân”. Cho nên “ứng” và “hóa”, thật ra chỉ là một loại.

Ứng thân: cũng tức là ứng hóa thân (xem mục “Ứng Hóa Thân”).

Ưu Ba Cúc Đa (Upagupta): cũng gọi là Ưu Bà Cúc Đa. Ngài người nước Ma-đột-la (Mathura) ở miền Trung Ấn-độ, là vị quốc sư của vua A Dục (thế kỉ thứ 3 tr. TL). Ngài bẩm chất thông tuệ, tâm tính từ bi. Tổ thứ ba của dòng Phú Pháp TạngThương Na Hòa Tu biết ngài là pháp khí, bèn dạy cho pháp chánh niệm: Nếu mỗi lần khởi tâm ác thì bỏ một cục đá đen ở bên tay trái; nếu mỗi lần khởi tâm thiện thì bỏ một cục đá trắng ở bên tay phải. Ngài y theo lời dạy ấy mà tu tập. Ban đầu thì đá đen nhiều, dần dần thì đá đen đá trắng bằng nhau, cho đến khi hết 7 ngày thì chỉ thấy toàn đá trắng. Tôn giả Thương Na Hòa Tu biết đã đúng lúc, bèn nói pháp Tứ Đế, ngài nghe xong liền chứng quả Tu-đà-hoàn. Ngài lại quán chiếu về tính khổ, không, vô thường của các pháp, liền chứng quả A-na-hàm. Ngài xin xuất gia, và sau khi thọ cụ túc giới thì chứng quả A-la-hán. Lúc bấy giờ vua A Dục (vua nước Ma-kiệt-đà) nghe danh ngài đang giáo hóa đồ chúng trong khu rừng núi u tĩnh ở nước Ma-đột-la, muốn đến đó quan sát. Ngài nghĩ, nơi ấy chỉ là chốn núi rừng chật hẹp, nên đã dẫn một vạn tám ngàn đồ chúng đi về thành Hoa-thị (kinh đô nước Ma-kiệt-đà), vì vua A Dụcthuyết pháp. Ngài cũng chỉ cho nhà vua biết các di tích của đức Phật và dạy nhà vua xây tháp cúng dường. Ngài cũng dạy nhà vua xây tháp các vị tôn giả đệ tử lớn của Phật như Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, Đại Ca Diếp, A Nan, v.v… để cúng dường; tương truyền, nhà vua đã xây cả thảy tám vạn bốn ngàn ngôi bảo tháp. Công hoằng hóa của ngài rất lớn, độ người nhiều vô số. Khi duyên hóa độ đã mãn, ngài phó chúc Pháp tạng lại cho đệ tửĐề Đa Ca, rồi viên tịch.

Ưu Ba Li (Upali): cũng có chỗ phiên âm là Ưu Bà Li, là một trong mười vị đệ tử lớn của Phật, được xếp hàng đầu về sự hiểu biếthành trì giới luật. Tôn giả xuất thân từ dòng hạ tiện, chuyên giữ việc cắt tóc trong hoàng cung Ca-tì-la-vệ. Năm thứ ba sau ngày thành đạo, đức Phật về thăm quê hương và thân tộc ở thành Ca-tì-la-vệ. Nhân dịp này, các vương tử Đề Bà Đạt Đa, A Nan, Bạt Đề, A Na Luật, v.v... cả thảy bảy vị, đều theo Phật xuất gia. Ưu Ba Li cũng xin cùng theo đi xuất gia. Tất cả đều được Phật độ. Trong một đời tu hành, tôn giả Ưu Ba Li chuyên tinh Luật học, hành trì giới luật nghiêm cẩn, không điều gì sơ suất, được tăng đoàn tôn kính, xưng là bậc “trì giới đệ nhất”. Trong kì kết tập kinh điển đầu tiên, tôn giả đã được toàn thể thánh chúng công cử chủ trì về Luật tạng.

Ưu-bà-di. “Ưu-bà-di” là tiếng dịch âm của từ Phạn ngữ “upasika”, dịch ra Hán ngữ là “cận sự nữ”, có nghĩa là những người phái nữ đã thọ lễ quay về nương tựa với Ba Viên Ngọc Quí (Tam Bảo), nguyện hành trì năm giới dành cho người cư sĩ, chính thức trở thành những Phật tử tại gia thuộc giáo hội Phật giáo, thường gần gũi phụng sự Ba Viên Ngọc Quí. Tương truyền, tại vườn Lộc-uyển, sau khi được Phật độtrở thành người cận sự nam đầu tiên của Phật, đã qui y với đầy đủ Ba Viên Ngọc Quí, ông trưởng giả cha của ngài Da Xá đã cung thỉnh Phậtsáu vị tì kheo, ngay buổi trưa ngày hôm ấy, đến nhà ông trong thành Ba-la-nại, thọ trai. Sau khi thọ trai xong, đức Phật đã nói pháp để độ cho gia đình ông. Ngay sau thời pháp, mẹ và vợ của ngài Da Xá đã xin thọ lễ quay về nương tựa với Ba Viên Ngọc Quí, trở thành hai bà cận sự nữ đầu tiên của giáo hội Phật giáo.

Ưu-bà-tắc. “Ưu-bà-tắc” là tiếng dịch âm của từ Phạn ngữ “upasaka”, dịch ra Hán ngữ là “cận sự nam”. “Cận sự” có nghĩa là gần gũi phụng sự Tam Bảo. Cận sự nam là những người phái nam đã thọ lễ quay về nương tựa với Ba Viên Ngọc Quí (Tam Bảo), nguyện hành trì năm giới dành cho người cư sĩ, chính thức trở thành những Phật tử tại gia thuộc giáo hội Phật giáo. Tương truyền, sau khi thành đạo, đức Phật đã trải qua 49 ngày không ăn uống. Bấy giờ, Ngài đang ngồi dưới gốc cây La-xà-da-hằng-na (Rajayatana), có hai thương gia Đề Vị (Tapussa) và Bà Lê Ca (Bhallika) đi ngang qua. Thấy Phật, hai ông liền lấy lương thực đi đường của mình gồm có bột rang khô và mật ong, đem đến trước Phật, đảnh lễ và dâng cúng. Đức Phật thọ nhận. Sau khi Phật thọ thực xong, hai thương gia quì dưới chân Ngài và bạch: “Bạch Thế Tôn, chúng con xin qui y Phật, qui y Pháp. Xin Ngài thâu nhận chúng con làm thiện tín kể từ nay đến suốt đời chúng con.” Đức Phật nhận lời, và đó là hai người đệ tử tại gia đầu tiên của Phật đã qui y với Hai Ngôi Báu (vì chưa có Tăng Bảo). Sau đó không lâu, lúc đức Phật ngự tại vườn Lộc-uyển, thì tại thành Ba-la-nại, ông trưởng giả cha của Da Xá, sau khi phát giác thấy con bỏ nhà đi mất giữa đêm khuya, lập tức đi tìm. Ông đi lần tới vườn Lộc-uyển thì trời vừa rạng sáng. Ông gặp Phật và được Phật độ. Lúc đó ông mới biết, con ông, Da Xá, đã trở thành một vị tì kheo, đệ tử xuất gia của Phật. Ông liền xin qui y Tam Bảo, và trở thành người đệ tử tại gia đầu tiên của Phật đã qui y với đầy đủ Ba Ngôi Báu (Tăng Bảo lúc đó là sáu vị tì kheo, kể cả ngài Da Xá). 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14339)
Đàn tràng chẩn tế cũng gọi là Trai đàn vì lấy sự trang nghiêm thanh tịnh làm gốc để nhất tâm hồi hướng cho cô hồn, ngạ quỷ được ân triêm công đức.
(Xem: 11493)
Thông thường xá lợi dùng để chỉ cho di cốt của Phật, nên gọi là Phật cốt hay Phật xá lợi. Chữ này về sau cũng dùng để chỉ cho phần xương đầu của các bậc cao tăng...
(Xem: 12662)
Phật giáo không chen chủ quan của mình vào trước hay trong khi suy nghiệm sự thật, và chân lý của đạo Phật là lời kết luận sau sự suy nghiệm chung thực ấy.
(Xem: 12277)
Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo vũ trụ. Tôn giáo ấy phải vượt lên Thượng đế của cá nhân và tránh giáo điều cùng lý thuyết thần học.
(Xem: 11058)
Ngoài việc nói pháp đúng đối tượng nghe, Thế Tôn còn nói pháp đúng thời và đúng chỗ, khiến cho tác dụng của thời pháp được tăng thêm hiệu quả.
(Xem: 10931)
Trong Phật giáo, Tiểu ngã hay Đại ngã, chỉ là những khái niệm giả danh. Nhưng cái giả danh được đông kết bởi tích lũy vô số vọng tưởng điên đảo.
(Xem: 13385)
Đối tượng của nhận thức không phải là cái cụ thể, mà là cái trừu tượng. Một sự thể, nếu không được biểu thị bằng những thuộc tính, không thể hiện hữu như một đối tượng.
(Xem: 11807)
Tác-phẩm của Trần-Thái-Tông còn lưu truyền đến nay chỉ gồm có Bộ-Khóa-Hư-Lục và hai bài thơ sót lại của quyển Trần-Thái-Tông ngự-tập đã thất-lạc.
(Xem: 13691)
Mỗi con người chúng ta đều có ba thân, đó là thân Tiền ấm, thân Trung ấm và thân Hậu ấm. Thân Tiền ấm là thân hiện đời chúng ta đang có, là thân vật chất...
(Xem: 11925)
“Ta là cái gì?” “Ta ở đâu?” “Ta từ đâu đến?” “Ta đi về đâu?” Tất cả chỉ là một vấn đề duy nhất, mà cách hỏi khác nhau. Hiểu được một, sẽ giải quyết tất cả còn lại.
(Xem: 11190)
Kinh Đại bản [Tương đương Pāli: Mahānpadānasutta, D 14] Cũng được gọi là Đại bản duyên. Hán dịch Đại bản, tương đương Pāli là mahāpadāna.
(Xem: 12239)
Vũ trụ bao la rộng lớn với vô vàn những hình thù khác nhau, nhưng kỳ diệu thay, tất cả chúng đều được hình thành nên từ đơn vị vật chất cơ bản là nguyên tử.
(Xem: 12431)
Ở đây, có sự sai biệt nhau trên bình diện mê, nên có Tục đế - Đệ nhất nghĩa đế - Niết bàn. Nhưng khi ngộ thì chính ba cái sai biệt đó không khác nhau.
(Xem: 20623)
Tập tục Sóc, Vọng theo chân những người Việt di dân khai phá vùng đất mới mà vào Nam bộ. Chính ở đấy, đã hòa hợp vào những con người tứ xứ và đất đai...
(Xem: 12456)
Suy cho cùng, Phật giáo là một lối sống phản bổn hoàn nguyên, một lối sống quay trở về với chính mình, rồi từ nơi tự thân nhận chân cái giá trị hiện hữu của con người
(Xem: 12475)
Kim cang là kinh phổ biến nhất của Đại thừa. Xu hướng giảng kinh Kim cang tại Việt Nam trước nay phần lớn dựa trên truyền thống Hán qua bản dịch của ngài Cưu-ma-la-thập.
(Xem: 11742)
Không thể định nghĩa về Không, mà chỉ có thể gợi ý rằng Không không thể là đối tượng của tư duy ngã tính (nhị duyên), mà là thực tại như thực của sự thể nhập...
(Xem: 11615)
Không thể định nghĩa về Không, mà chỉ có thể gợi ý rằng Không không thể là đối tượng của tư duy ngã tính (nhị duyên), mà là thực tại như thực của sự thể nhập...
(Xem: 22452)
Bài viết dưới đây xin trích dẫn một giai thoại trong cuộc đời tu tập của Ngài Vô Trước, được giới thiệu trong "CANG -SKYA ON YOGACARA...
(Xem: 13601)
Các Ngài đã đạt được Tam minh, Lục thôngBát giải thoát, vâng thừa giáo chỉ của Phật, kéo dài thọ mạng, trụ tại thế gian tại thế gian để hộ trì chánh pháp...
(Xem: 29729)
Trong lịch sử Phật giáo Trung Quốc có vua Lương Võ Đế rất tin tưởng Phật pháp, song bà Hoàng hậu tên Hy Thị được vua yêu quý nhất thì tánh lại độc ác...
(Xem: 11566)
Từ trong lòng Tánh Không luận đi ra, người ta thử thay đổi các bình diện biểu lộ của nó, rồi qua những gì sẽ đạt được, trong lãnh vực suy lý cũng như trong lãnh vực sinh hoạt thực tế...
(Xem: 16774)
Phong trào phát triển một đường lối Phật Giáo mới, về sau này được gọi là Mahayana (Đại thừa), bắt đầu thành hình trong thời gian 250 năm, từ năm 150 TCN đến 100 CN...
(Xem: 12027)
Tinh thần hòa hiệp đoàn kết là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, là tinh thần của một hội chúng biết tôn trọng ý niệm tự tồn và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 16871)
Tượng Phật là để thờ, tất nhiên: như sự bày tỏ niềm tri ân, tôn kính của người Phật tử. Nhưng không chỉ thế, tượng Phật còn để chiêm ngưỡng: như một lối trang trí...
(Xem: 12095)
Mọi sự mọi vật theo luật vô thường, chuyển biến liên tục không bao giờ ngừng nghỉ, nhất là chúng thay đổi mau chóng. Con người do không rõ được lẽ vô thường sinh diệt đó...
(Xem: 17948)
Pháp môn Lạy Phật không phải chỉ có các Phật tử thuộc truyền thống Tịnh Độ thực hành, nhưng phương pháp này cũng được các truyền thống khác tu tập.
(Xem: 12678)
Đây là một danh từ rất phổ thông trong chốn thiền môn. Pháp khí là những đồ dùng trong chùa nhưng đúng với Phật Pháp như chuông mõ, khánh, tang đẩu, linh, chung cổ...
(Xem: 13198)
... nếu Niết bàn là có (hữu), thì cái có này, hay Niết-bàn này thuộc vào tướng hữu vi. Nhưng tướng hữu vi, theo đức Phật dạy thì chúng luôn ở trong trạng thái biến diệt không thật có.
(Xem: 14794)
Chính vì phương tiện đối trị căn cơ, nên giáo pháp chữa bệnh của đức Phật được Ngài nói ra có đến vô lượng để chữa trị có ngần ấy cơ bệnh do ba độc phiền não sinh ra.
(Xem: 22662)
Trong thời kỳ đầu tạo 30 pháp hạnh Ba La Mật, Đức Bồ Tát phát nguyện trong tâm muốn trở thành một Đức Phật Chánh Đẳng Giác đã trải qua suốt 7 a-tăng-kỳ.
(Xem: 10609)
Đối với một truyền thống nặng thần bí như dân tộc Ấn độ, ngôn ngữ quả là một ma lực, một năng lực kỳ diệu có thể vén mở tất cả sự ẩn tàng của thế giới.
(Xem: 14083)
Chiếc áo cà-sa khoác lên tâm thức sẽ che chở cho ta trong cuộc sống bon chen, đầy tham vọng, lừa đảo, hận thù và hung bạo. Nó ngăn chận không cho ta hung dữ và hận thù.
(Xem: 13896)
Trong kinh Majjhima Nikàya (Trung Bộ), Đức Phật dạy rằng: "Con người là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự nghiệp. Nghiệp là thai tạng mà từ đó con người được sanh ra...
(Xem: 13744)
Thứ nhất, nghĩ đến thân thể thì đừng cầu không bịnh khổ, vì không bịnh khổ thì dục vọng dễ sinh. Thứ hai, ở đời đừng cầu không hoạn nạn, vì không hoạn nạn thì kiêu sa nổi dậy.
(Xem: 13884)
Chúng ta có thể hình dung bánh xe luân hồi như là một "vòng tròn sinh sinh - hóa hóa" của đời sống của muôn loài chúng sanh. Trên vòng tròn ấy, không có điểm khởi đầu...
(Xem: 13964)
Nói theo thuật ngữ Phật giáo thời “tất cả pháp là vô thường, vạn vật vô ngã, hết thảy đều không”. “Không” có nghĩa là “vô tự tính”, không có yếu tính quyết định.
(Xem: 14850)
Các nhà nghiên cứu Phật học, các Sử gia đều coi Kinh tạng Nguyên thủytài liệu đáng tin cậy nhất và gần gũi nhất để xác định những gì mà Đức Phật tuyên thuyết.
(Xem: 13883)
Theo đúng giáo lý bất hại của đức Phật, vua Asoka nêu bật tầm quan trọng, tính cách thiêng liêng của cuộc sống không chỉ giữa loài người mà cả với loài vật.
(Xem: 18442)
Ở trong chánh điện thờ Phật, chỉ có cái ý thờ Phật mà thôi, nhưng Phật có tam thânPháp thân, Báo thânỨng thân. Cách bài trí các tượng Phậtchánh điện theo đúng ý nghĩa ấy...
(Xem: 22832)
Nói đến Phật giáo, người ta nghĩ ngay đến đạo Từ bi cứu khổ. Mà hình ảnh cứu khổ tiêu biểu tuyệt vời nhất thiết tưởng không ai khác hơn là đức Bồ tát Quan Thế Âm...
(Xem: 15418)
Sau khi nhận lời thỉnh cầu của Phạm thiên, đức Phật dùng tri kiến thanh tịnh quan sát khắp cả thế giới. Bằng tuệ nhãn, Ngài thấy chúng sanh có nhiều căn tánh bất đồng...
(Xem: 17347)
Phải biết gạn đục, khơi trong. Đừng lẫn lộn giữa Pháp và người giảng Pháp, bởi “Pháp” chính là Đạo: giảng Phápgiảng Đạo. Ta nghe Pháp để “thấy” đạo...
(Xem: 22433)
Nếu chúng ta nhận thức được tầm quan trọng của sự sống nhất thể, chúng ta có thể chia sẻ nguồn vui với mọi kẻ khác cũng như hành động vì hạnh phúc của họ...
(Xem: 14282)
Giúp đỡ người khác chính là giúp đỡ cho mình, phụng sự người khác là phụng sự cho mình, đem lại niềm vui cho người khác là khai mở niềm vui nơi chính mình.
(Xem: 12611)
Ðạo Phật là đạo từ bi và trí tuệ, là thuyền bát nhã cứu vớt tất cả những sanh linh đang đắm chìm trong sông mê bể khổ, đang trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi.
(Xem: 11212)
Chánh tín trong Phật Giáoniềm tin được soi sáng bởi trí tuệ, được trắc nghiệm qua sự thực hành, là niềm tin vào nhân quả, nghiệp báo, là niềm tin vào Tam Bảo...
(Xem: 17787)
Chánh tín trong Phật Giáoniềm tin được soi sáng bởi trí tuệ, được trắc nghiệm qua sự thực hành, là niềm tin vào nhân quả, nghiệp báo, là niềm tin vào Tam Bảo...
(Xem: 13225)
Chúng ta tin vào Phật phải tin vào pháp và phải tin vào Tăng, tin vào Kinh, tin vào nhân quả. Tất cả những việc nầy đều tạo chúng ta có một sức mạnh tự thân...
(Xem: 13130)
Bài viết dưới đây tóm lược lại hai câu chuyện được ghi chép trong kinh sách, tả lại những cảnh ganh tị, hận thù, tham vọng,... đã xảy ra khi Đức Phật còn tại thế.
(Xem: 18829)
Mặc dầu hư vọng phân biệt là một khái niệm liên quan mật thiết với đối cảnh sở duyên của chỉ quán, nhưng thực ra, hư vọng phân biệt là thức và thức là duyên sinh...
(Xem: 17202)
Làm chủ tâm, mà Chư Vị Bồ Tát đã thị hiện vào cuộc đời này, dù bất cứ môi trường nào, hoàn cảnh nào Bồ Tát vẫn an nhiên tự tại trong đời sống hành đạo của Bồ Tát.
(Xem: 13545)
Đây là bốn phạm trù tâm thức rộng lớn cao thượng không lường được phát sinh từ trong thiền định khi hành giả tu tập trong tự lợi và, lợi tha khi đem chúng ra ban vui cứu khổ...
(Xem: 12942)
Bát bất gồm có 8 loại không. Đó là: Bất sinh bất diệt, bất đoạn bất thường, bất nhất bất dị và bất khứ bất lai. Đây là 8 loại lập luận để thấy con đường trung đạo.
(Xem: 14718)
Không biến cố nào có thể xảy ra nếu trước đó không xảy ra nguyên nhân của nó. Khi hiểu nguyên nhân, con người có thể ngăn chận biến cố...
(Xem: 14688)
Cờ Phật Giáo, trước hết là biểu trưng tinh thần thống nhất của Phật Tử trên toàn thế giới. Cờ Phật Giáo còn tượng trưng cho niềm Chánh tín và sự yêu chuộng hòa bình...
(Xem: 15899)
Về tên gọi Chùa hầu như đều thống nhất từ trước tới nay và ai cũng hiểu rõ đó là một tập hợp kiến trúc nhà làm nơi thờ Phật. Đó là tài sản chung của một cụm người cư trú...
(Xem: 13540)
Lời Phật cần ghi nhớ: "Chúng sanh là kẻ thừa tự những hành vi mà nó đã làm". Và còn có lời Phật khác nữa: "Hãy là kẻ thừa tự Chánh pháp của Như lai...
(Xem: 27462)
Tôn giả A Nan (Ananda) là một trong mười vị đệ tử lớn của đức Phật, người được mệnh danh là rất uyên thâm trong nhiều lĩnh vực và có trí nhớ siêu phàm (đa văn đệ nhất).
(Xem: 13271)
Muốn thành một vị Bồ Tát, Hành giả phải trải qua 50 ngôi vị tu tập và đạt đạo gọi là Bồ Tát Giai Vị. Bồ Tát Giai Vị nghĩa là ngôi vị thứ bậc của Bồ Tát.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant