Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phần 9

02 Tháng Bảy 201513:15(Xem: 7301)
Phần 9
ĐƯỜNG ĐẾN AN BÌNH THẬT SỰ (9)

Trích dẫn Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma 
Trích dịchTuệ Uyển

Nhằm để thực hành Đạo Phật, chúng ta trước nhất phải biết về tâm. Ngay cả nếu ta là một người không tín ngưỡng, ta có thể thử để cải thiện hay rèn luyện tâm, được cung cấp ta có kiến thức về nó. Bất cứ một con người bình thường nào, cho vấn đề ấy, có thể thực tập rèn luyện tâm và điều này cuối cùng sẽ chứng tỏ là rất hữu dụng.

- Như một hành giả, chúng ta phải chú ý đến tâm chúng ta để cố gắng kiểm soát nó một cách liên tụcChúng ta phải cố gắng loại trừ tất cả những cảm xúc tiêu cực và phát triển những cảm xúc tích cực - vô hạn lượng - đặc biệt trong sự thực hành Phật Giáo, vì thế một số người nói rằng Đạo Phật là khoa học về tâm.

- Mọi người muốn hạnh phúc; không ai muốn đau khổ. Nhiều rắc rối chung quanh chúng tavọng tưởng tinh thần của những thứ tiêu cực hay bất hạnh nào đó. Nếu chúng ta phân tích thái độ tinh thần của chính chúng ta, chúng ta có thể thấy nó thật không thể chịu nổi. Do vậy, một tâm quân bình hoàn hảo là rất hữu ích và chúng ta phải cố gắng để có một thể trạng tinh thần vững vàng.

- Mọi người muốn có một thân thể khỏe mạnh và không ai muốn bệnh hoạn. Tôi cũng là một người không muốn rơi vào tình trạng bệnh hoạn nhưng thường bị cảm lạnh - một cách đặc biệt khi tôi viếng Đạo Tràng Giác Ngộ - Bodhgaya. Hầu như lần nào ở đấy, sự gia hộ quá rộng sâu khiến tôi luôn luôn bị sốt! Nhưng sự kiện vẫn hiện hữumọi người muốn có sức khỏe tốt, và đấy là một ý nghĩa quan trọng cho việc đạt đến một tâm ổn định.

- Việc rèn luyện tinh thần là thiết yếu cho sức khỏe lành mạnhSức khỏe tốt lành và ổn định tâm biểu hiện cho một đời sống tốt đẹphạnh phúc hơn và một tương lai ý nghĩa. Mặc dù chúng ta có thể ở trong một môi trường thù nghịch, nhưng nếu thái độ tinh thần của chúng ta vững vàng và ổn định, sự thù nghịch sẽ không là nguyên nhân cho nhiều sự quấy rầy

- Không có sự ổn định tinh thần nội tại, hay thái độ tinh thần đúng đắn, chúng ta không thể vui vẻ, tĩnh lặng, hay bình an, ngay cả khi chúng ta được vây quanh với những bạn bè thân thiết hay những tiện nghi bậc nhất. Đấy là tại sao rèn luyện tâm là ưu việt và không nên được xem như một vấn đề tôn giáo.

- Một số kỷ thuật hay phương pháp cho việc rèn luyện tâm phải là một bộ phận trong đời sống hàng ngày của mọi người

- Tâm thì không màu sắc, không hình tướng và khó khăn để xác định. Tuy thế, nó thật là năng lực. Đôi khi dường như khó để kiểm soát, thay đổi, và kiểm soát. Tôi nghĩ tùy thuộc nhiều vào thời gian, ý chí, quyết tâmtuệ trí. Nếu chúng ta đã có quyết tâmtuệ trí - tuệ trí hàm ý kiến thức - vấn đề rồi thì là việc rèn luyện tâm như thế nào. Cuối cùng với sự trôi qua của thời gian, tâm chúng ta có thể thay đổi và cải thiện

- Chúng ta có thể rèn luyện tâm của chúng ta bằng việc phân tích những nhược điểm của giận dữ cũng như từ những kinh nghiệm của người khác. Cũng thật hữu ích để nhìn vào lịch sử. Bất cứ khi nào tôi thẩm tra thảm họa của con người, tôi thấy rằng trong hầu hết mọi trường hợp nó là kết quả từ thái độ của con người - những cảm xúc tiêu cực như giận dữ, thù hận, ganh tỵtham lam quá độ

- Tất cả những thứ tốt đẹp là những kinh nghiệm xây dựng, hạnh phúc hơn của nhân loại, hầu như được thúc đẩy bằng việc tôn trọng quyền của người khác và quan tâm đến sự cát tường của người khác - bi mẫn, từ áiân cần.

- Một cuộc khảo rất xuyên suốt về những kinh nghiệmsự kiện quá khứ của nhân loại, và sự thực tập hằng ngày của chúng ta là rất cần thiết để đem đến sự thay đổi và cải thiệnCon người chúng ta là giống nhau trong những khát vọng. Đây là tại sao rèn luyện tâm là quan trọng.

- Đối với con người chúng ta cũng như thú vật, nền tảng của xã hội là tình cảm hay tình thương. Trong thời kỳ khi chúng ta ở trong bào thai của mẹ, sự ổn định và tĩnh lặng tinh thần của bà mẹ là rất quan trọng cho sự phát triển tinh thần của đứa trẻ chưa sinh. Cũng thế, những tuần lễ đầu tiên sau khi sinh là thời điểm quan yếu cho việc phát triển não bộ. Trong thời kỳ ấy, điều cực kỳ quan trọng là có sự chạm xúc thân thể của bà mẹ. Điều này cho thấy rằng tự điều kiện thân thể cần hơi ấm và tình cảm của người khác.

- Hành động của đứa trẻ làm sau khi sinh ra là bú sửa. Cho và nhận sửa chắc chắn không phát sinh từ thù hận hay cảm giác tiêu cực. Mặc dù vào lúc ấy tâm tư đứa trẻ không rõ ràng và không ý tưởng rõ ràng về mẹ nó, nhưng sự ràng buộc hay cảm giác gần gũi chắc chắn được thiết lậpTuy nhiên, nếu tâm hồn bà mẹ có sự giận dữ hay những cảm xúc tiêu cực nào đó đối với đứa trẻ, sửa có thể không tuôn ra. Chính là tình cảm sâu xa và một cảm giác thân mật đối với đứa trẻ đã cho phép sử sửa tuôn tràn một cách tương ứng. Và hướng về bà mẹ vì sửa là hành động đầu tiên như một con người.

- Như những học sinh, chúng ta thấy rằng nếu giáo viên tình cảm và gần gũi với chúng ta, thế thì những bài học cũng như vị giáo viên ấy để lại ấn tượng lâu dài đối với chúng ta. Trong cuộc sống, hết lần này đến lần khác, chúng ta cần phải đến thăm bác sĩ ngay cả chúng ta không muốn thế. Mặc dù bác sĩ có thể có phẩm chất cao, nhưng nếu khuôn mặt vị bác sĩ ấy cứng ngắt và đánh mất nụ cười, chúng ta cảm thấy hơi khó chịu. Nếu vị bác sĩ ấy biểu lộ sự quan tâm chân thành về sức khỏe chúng ta và tình cảm, chúng ta cảm thấy dễ chịu. Khi chúng ta già cả, chúng ta lệ thuộc sâu đậm một lần nữa vào tình cảm và sự ân cần của người khác. Đây là tự nhiên của con người. Vì loài người là những tạo vật xã hội, nên chúng ta lệ thuộc sâu xa vào những người khác nhằm để sồng còn.

- Nếu chúng ta nhìn vào những con ong, chúng ta thấy rằng chúng hoạt động trên căn bản của sự phối hợp mặc dù chúng không có tôn giáo, hiến pháp hay luật lệHình thứccách sống tự nhiên của chúng đòi hỏi chúng phải làm việc với nhau; bằng khác đi, chúng không thể tồn tại. Con người tự cho là siêu việt nhưng trong thực tế, đôi khi chúng ta thật thấp kém so với những côn trùng bé nhỏ này. Hoàn cảnh căn bản của chúng ta đòi hỏi chúng ta phải sống với nhau, và vì thế, chúng ta phải làm việc với nhau. Đấy là luật lệ tự nhiên nhưng đôi khi chúng ta hành động trong một tư thái hoàn toàn trái ngược.

- Trong sự vắng bóng của hợp táchiểu biết, cha mẹ và con cái luôn luôn đấu đá với nhau. Điều ấy cũng đúng đối với sự cải vả giữa đôi lứa. Ly dị xảy ra sau đó và không có sự bình an hay hạnh phúc tồn tạiHôn nhân bị hủy hoại. Hợp tác là khẩn thiết cho một gia đình, thân thể, xã hộiquốc gia mạnh mẽ. 

- Chúng ta phát triển sự hợp tác như thế nào? Bằng sức mạnh? Không thể được! Vậy sự lựa chọn là gì? Những hành vi tự nguyện, lòng vị tha và việc biểu lộ sự quan tâm đến lợi íchquyền lợi của người khác. Những điều này không nhất thiếtthiêng liêng; chúng là sự quan tâm của chúng ta bởi vì sự sống còn của chúng ta tùy thuộc vào nó. Thí dụ, nếu chúng ta quan tâm về người khác và thân thiết chân thành với họ, thế thì người khác cũng sẽ đáp ứng lại một cách tương ứng.

- Tôi thích mĩm cười và cười lớn. Nếu chúng ta muốn có nhiều nụ cười mĩm trong cuộc sống thì chúng ta phải tạo nên những điều kiện thích hợp cho nó hiện diện. Có nhiều loại mĩm cười khác nhau. Những nụ cười xã giao hay mĩa mai chỉ tạo nên không khí khó chịu và phát sinh sự nghi ngờ, trái lại một nụ cười chân thành làm cho chúng ta hài lòng tuyệt diệuVậy thì chúng ta đạt đến việc ấy như thế nào? Chắc chắn không phải qua giận dữ, ganh tỵ, tham lam quá độ hay thù hận, nhưng phải qua yêu thương ân cần, một đầu óc cởi mở và chân thành.

- Nếu lý do của chúng tachân thành, không có gì để dấu giếm, và chúng ta sẽ đón nhận lại một thái độ cởi mở. Đây là một băng tần thật sự và thích đáng của giao tiếp loài người và không chỉ là sự phục vụ đầu môi chót lưỡi. Theo kinh nghiệm của chính tôi, đôi khi tôi thấy tôi có thể giao tiếp một cách chân thành ngay cả khi tôi không biết ngôn ngữ của người đối diện

- Nhưng có lúc thật khó khăn để vô tư. Khi người ta có quyền lực, những người khác có khuynh hướng quây quần chung quanh họ. Tôi nghĩ tôi có nhiều bạn hơn do bởi giải Nobel Hòa Bình. Những người bạn này có thể không đáng tin cậy lắm. Con người với tiếng tăm, quyền lực, hay giàu sang thường có nhiều bạn bè. Những người bạn này, trong thực tế, có thể không là những bạn thật sự; họ chỉ bị hấp dẫn bởi sự giàu sang hay quyền lực của người được quan tâm. Nếu người kia mất đi quyền lực hay giàu sang, những người bạn này có thể biến mất. Tôi xem những người bạn như vậy là không chân thành.

- Người bạn chân thật chia sẻ sự thân thiết chân thànhduy trì tình bạn bất chấp sự thay đổi bất thường của vận mệnh. Sự quan tâm như vậy cho người khác là một đức hạnh lớn nhưng nó cũng là vị kỷ trong một cách vì một cách căn bản nó là lợi íchquan tâm của chính người ấy. Tôi rất thường nói với những người bạn của tôi rằng nếu chúng ta phải ích kỷ thì chúng ta nên ích kỷ một cách thông tuệ. 

- Cội nguồn căn bản của hạnh phúclòng vị thaThành công trong đời sống lệ thuộc trên sự quyết tâm, ý chílòng can đảm. Và cội nguồn của can đảmquyết tâm này là lòng vị tha

- Đôi khi giận dữ và thù hận tạo ra một loại năng lượngquyết tâmTuy nhiên, sự quyết tâm này hiếm có những hậu quả tốt đẹp bởi vì năng lượng được tạo ra bởi giận dữganh tỵmù quáng, tai hại và thậm chí có thể gây tai họa.

- Kỷ năng hay phương pháp của Đạo Phật để cải thiện tâm được căn cứ trên thuyết lệ thuộc duyên sinh hay pratiyasamutpada. Điều này một cách chính yếu quan tâm với các nguyên nhân của khổ đau và vui sướngsự kiện là mọi thứ liên hệ hổ tương, tạo nên một dây chuyền phản ứng lại. 

- Như tôi đã đề cập trước đây, toại nguyện hay hạnh phúc tùy thuộc trên những nhân tố đa dạng. Do thế, duyên sinh thật sự làm mở rộng nhận thức về thế giới của chúng ta. Nó cho chúng ta thấy rằng mọi thứ liên hệ đến lợi ích của chúng ta một cách căn bản. Cố nhiên, điều này cho phép chúng ta phát triển sự quan tâm cho nhận thức rộng rãi hơn. Thấu hiểu thuyết duyên sinh này và thật sự đưa nó vào thực tập có thể thúc đẩy từ ái và bi mẫn, và giảm thiểu sự giận dữ và thù hận của chúng ta.

- Theo Đạo Phật, có một mối quan hệ tương xứng giữa nguyên nhân và kết quả nơi mà khổ đau và vui sướng được quan tâm. Nguyên nhân trực tiếp là nghiệp. Nghiệp - karma - có nghĩa là hành vi. Những sự kiện ngày mai tùy thuộc rất nhiều vào những hành vi hôm nay, những sự kiện năm nay tùy thuộc vào những sự kiện năm trước, trong khi những sự kiện của thế kỷ này với những thứ của thế kỷ trước. Những hành vi của thế hệ trước tác động cuộc sống của những thế hệ tiếp theo. Đây cũng là một loại nghiệp. 

- Thế rồi, nguồn gốc của hành động là gì? Động cơ của tâm là gì? Và, quan trọng hơn, tâm là gì? Có phải não bộ hay một loại năng lượng sản sinh bởi não bộ? Câu trả lời là cả hai. Là cả hai bởi vì trong khi trình độ thô của ý thức được sản sinh bởi não bộ, thì nguồn gốc căn bản của ý thức là thức vi tế sâu xa nhất không lệ thuộc vào não bộ. 

- Loài người trải qua năm tỉ năm phát triển để có được như tình trạng hiện này. Trong ba đến bốn tỉ năm không có sự sống, chỉ có một số căn bản, những tế bào chính yếu. Mặc cho sự tiến hóa của loài người, câu hỏi vẫn là, Tại sao toàn thể vũ trụ hay thiên hà hình thành sự hiện hữu? Lý do là gì? Chúng ta có thể nói là không có lý do gì hay là nó đã xảy ra một cách đột nhiên, nhưng câu trả lời ấy không thỏa mãn. Một câu trả lời khác là đấy đấng tạo hóa, hay Thượng Đế đã làm việc ấy. Tuy nhiên quan điểm ấy không đúng với triết lý của Phật GiáoKỳ Na Giáo (và cả Lão Giáo[1]). Câu trả lời của Đạo Phật là nó hình thành như một kết quả của nghiệp báo của chúng sanh, những kẻ sử dụng vũ trụ này. Lấy thí dụ của ngôi nhà. Một ngôi nhà hiện hữu bời vì có người thợ xây dựng nó vì thế nó có thể được sử dụngTương tự thế, bởi vì có chúng sanh sống hay sử dụng vũ trụ này, nên nghiệp đã sản sinh ra vũ trụ.

- Theo triết lý Phật Giáo, mỗi chúng sanh có một tâm và thức có khả năng trở thành một vị Phật. Thức vi tế này được đặt tên là hạt giống Phật, Phật chủng hay sugatahridaya hay tathagatagarbha. Đây là căn bản của Đạo Phật một cách tổng quát và đặc thù trong Đại Thừa Phật Giáo, mục tiêu tối hậu là Quả Phật hay Giác NgộChúng ta phải nên quyết định để đạt được Quả Phật nhằm để phụng sự tất cả chúng sanh. Sự quyết định này là tâm giác ngộ - tâm bồ đề hay bodhicitta, đấy là căn bản của giáo huấn Đại Thừa về lòng vị tha vô hạn.

- Chúng ta lệ thuộc sâu đậm trên những chúng sanh khác. Không có chúng sanh, chúng ta không thể phát triển lòng vị tha vô hạn và không thể đạt đến Quả Phật. Chúng ta hàm ơn những chúng sanh khác đối với tiếng tăm, thịnh vượng, và bạn bè của chúng ta

- Từ lúc thụ thai cho đến lúc chết, đời sống của chúng ta lệ thuộc vào những người khác. Thật quan trọng để nhận ra rằng những chúng sanh khác là quý giá và hữu ích như thế nào. Ngay khi chúng ta nhận ra điều này, thái độ tiêu cực của chúng ta đối với chúng sanh khác sẽ thay đổi.

- Thái độ của chúng ta đối với người khác phải luôn luôn là tích cựcChúng ta nên quan tâm đến người khác mà không có cảm giác thương hại đối với họ. Trên tất cả, chúng ta phải đối xử với họ với một sự tôn trọng lớn vì sự quý giá của họ. Chúng ta phải xem họ như thiêng liêngthù thắng đối với chúng ta.

- Tâm chúng ta bị ảnh hưởng bởi những cảm xúc tiêu cực qua vô lượng kiếp sống quá khứ và thật cực kỳ khó khăn để phát triển lòng vị thaChúng ta phải chiến đầu liên tục chống lại những cảm xúc tiêu cực này. Chúng ta phải sử dụng những phương pháp khác nhau để đối phó với những năng lực của sân hậnChúng ta đơn giản nên cố gắng quên đi đối tượng của sân hận và làm chệch hướng sự chú ý của chúng ta. Tập trung vào hơi thở của chúng ta. Việc này làm dịu sự giận dữ một cách nhẹ nhàng. Rồi thì cố gắng để nghĩ về những khía cạnh tiêu cực của sân hậnloại bỏ chúng.

- Một cách để đối phó với sân hận đối với kẻ thù là tập trung trên những phẩm chất tốt đẹp của kẻ thù. Hãy cố gắng để tôn trọngthông cảm thay vì giận hờn. Theo Mười Hai Nhân Duyên, mỗi đối tượng có nhiều khía cạnh và phương diện. Hầu như không đối tượng nào có thể là hoàn toàn tiêu cực. Mọi thứ có một phía tích cực đối với nó. Tuy nhiên, khi sân hận lớn mạnh, tâm chúng ta chỉ nhận thức khía cạnh tiêu cực.

- Về một mặt, kẻ thù chúng ta tạo ra rắc rối cho chúng ta. Về mặt khác, chính người ấy cho chúng ta cơ hội để thực tập nhẫn nhụcbao dung, hai phẩm chất cần thiết cho lòng từ bi và vị tha.

- Khi tham lam cực độ hay những cảm xúc tiêu cực sinh khởi, chúng ta phải chuẩn bị cho chúng. Nếu chúng ta kích hoạt một thái độ khoan dung khi cảm xúc tiêu cực sinh khởi, nó trở nên mạnh mẽ hơn. Nên loại bỏ hay cố gắng giảm thiểu cường độ của nó ngay khi nó sinh khởi.

- Nếu chúng ta khiêm tốn và trung thực, một người nào đó có thể lợi dụng chúng ta. Ngay cả trong những trường hợp như thế, chúng ta không nên che dấu bất cứ cảm giác tiêu cực nào đối với người ấy. Thay vì thế, chúng ta nên phân tích tình cảnh. Việc cho phép người ấy làm bất điều gì người ấy muốn cuối cùng sẽ làm tổn hại cho người ấy. Do vậy, chúng ta nên thực hiện một số biện pháp chống trả. Chúng ta nên làm điều này không phải vì người ấy làm tổn hại chúng ta, nhưng bởi vì chúng ta nên quan tâm về sự cát tường của người ấy về lâu về dài.

- Khi sân hận khống chế tâm chúng ta, bộ phận tốt nhất của não bộ con người, bộ phận phán xét các tình thế, không thể thực hiện chức năng của nó. Rồi thì chúng ta có thể sử dụng những từ ngữ cay nghiệt một cách vô ý thức. Những từ ngữ thù hận tuôn ra một cách tự động qua việc thiếu kiềm chế khi chúng ta không thể kiểm soát tình thế. Một khi sân hận hạ xuống, chúng ta cảm thấy tự hổ thẹn.

- Nhằm để thiền tập trên lòng vị tha cứu kính, thật quan trọng để thấu hiểu khái niệm. Trong Đạo Phật, những trình độ đa dạng của các truyền thống có những sự diễn giải khác nhau. Với bốn trường phái triết lý, sự diễn giải ở đây liên hệ trong những hệ thống Phật Giáo tối thượng, trường phái Hệ Quả Trung Đạo[2]. Theo phái này, tánh không có nghĩa là không có hiện tượng nào có sự tồn tại cố hữu (vô tự tánh). Bằng việc thấu hiểu sự thiếu vắng sự tồn tại cố hữu của bản chất tất cả mọi hiện tượng, chúng ta có thể thấu hiểu bản chất huyển hóa hay vọng tưởng của tất cả mọi hiện tượng.

- Hãy thực tập lòng vị tha vô hạn với sự hổ trợ của tuệ trí. Đấy là lối đi.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8410)
Tập tục dâng hương là một đạo lý truyền thống của dân tộc có từ ngàn xưa, đây là những gia bảo tinh thần đáng quý của tổ tiên để lại cho con cháu kế thừa.
(Xem: 8232)
Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn từ Sơ thiền rồi Nhị Thiền, Tam thiền lần lượt thuận nghịch như vậy ra vào chín bậc thiền định xong, nói với đại chúng rằng...
(Xem: 8315)
Niết bàn thì ở khắp mọi nơi, ít nhất là đối với những người nói tiếng Anh. Từ ngữ nầy đã được dùng trong Anh Ngữ với ý nghĩa là "hạnh phúc" hoặc "bình yên".
(Xem: 9173)
Thần thông của Đức Phật là một trong những đề tài thu hút người viết và lôi cuốn người đọc. Từ trước đến nay, đã có nhiều bài viết đề cập đến vấn đề này.
(Xem: 8066)
Một số người tái-sinh lên làm người (sinh từ bào thai trong bụng mẹ), người độc-ác tái-sinh xuống địa ngục, người hiền-lành tái-sinh lên cõi trời, và người không-còn ô-nhiễm, sống hoàn-toàn an-lạc nơi cõi Niết Bàn.
(Xem: 16285)
Khoa học thần kinh ngày hôm nay đã chứng minh một cách khách quan và cụ thể rằng chánh niệm (samma-sati) là con đường trực tiếp nhất để gạt bỏ vọng tưởng về cái "ta"
(Xem: 15811)
Trong các ngành khoa học, rất có thể khoa học thần kinh (neurosciences) sẽ là ngành phát triển mạnh và gây nhiều ảnh hưởng nhất trong những thập niên tới.
(Xem: 8006)
Sự kiện Đức Phật nhập Niết-bàn thường được các giới Phật giáo tổ chức thành một lễ hội thiêng liêng.
(Xem: 8015)
Từ trước đến nay không có một tôn giáo, triết họctâm lý học nào phân tích tâm đầy đủ rõ ràng như Phật Giáo.
(Xem: 8737)
Mục đích của Đạo Phậtdiệt khổ và đem vui cho mọi loài, nhưng phải là người có trí mới biết được con đường đưa đến an lạchạnh phúc.
(Xem: 7909)
Kinh Hoa sen pháp diệu là dịch nghĩa từ tiếng Phạn Saddharmapuṇḍarīka-sūtra, và được dịch ra tiếng Trung Hoa bởi nhiều dịch giả.
(Xem: 7503)
Chẳng đồng nhất, chẳng dị biệt, chẳng đoạn diệt, chẳng thường hằng: đây là các giáo pháp bất tử của chư Phật, chư thượng thủ của thế giới.
(Xem: 9320)
Theo Phật Giáo, tâm tư duy (Tâm phan, như vệ tinh quả đất, định tinh mặt trời, và vô lượng thiên hà) có thể sinh ra trong không gian thời gian...
(Xem: 8577)
Trong cuốn giáo thuyết về linh hồn của Phật Giáo, Soul theory of the Buddhist, Giáo Sư Stcherbatsky, ghi nhận rằng...
(Xem: 8639)
Bất kì một sự vật gì tùy thuộc vào một nguyên nhân thì duyên hội thành một hiệu quả.
(Xem: 11916)
Đức Phật đã giải thích nguồn gốc của thế giới, vũ trụ, vạn vật, là do nghiệp quả (cause & effect) hấp dẫn cùng với sức thu hút bởi 12 nhân duyên
(Xem: 7534)
Ngũ uẩn hay là Ngũ ấm chỉ là năm (pañca) nhóm (skandha) tượng trưng cho năm yếu tố tạo thành con người, toàn bộ thân tâm...
(Xem: 8318)
Tạng Quang Minhcon đường đi của ánh sáng, cùng với năng lượng (chân hỏa tam muội, energy) và sắc tướng (mass) là phương tiện thần thông để du hành trong vũ trụ.
(Xem: 11754)
Nguyên văn đoạn kinh trong phẩm Phật-đà, Tương ưng bộ, như sau: “Này các Tỳ-kheo, thế nào là lý duyên khởi?
(Xem: 7415)
Phật Pháp được chia ra làm bốn thể loại là Giáo, Lý, Hành và Quả.
(Xem: 9034)
Tâm người bị ba thứ độc tố trói buộc, chính vì vậy chúng ta không sao vượt thoát được cảnh trầm luân khốn khổ. Chúng ta bị mắc kẹt trong phiền não của ba độc
(Xem: 8448)
Trong ý niệm này là sự bất biến thiên được hiểu như là một sự tướng trạng hoá của thật tướng của các sự vật.
(Xem: 10066)
Mọi tôn giáo đều tin rằng có sự sống sau khi chết, tức có kiếp sau của một ‘linh hồn’ thật sự. Học thuyết Phật giáo nên được phân biệt trong...
(Xem: 9709)
"Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm" là một câu kinh rất ngắn trong cả quyển kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật rất nổi tiếng được giới học Phật trích dẫn nhiều nhứt.
(Xem: 9634)
Mọi tồn tại đều vốn có Tự tính (như là bản chất) của nó. Vì rằng cái thành lập ra nó là Nhân tạo tác (Nhân) và Điều kiện tạo tác (Duyên) cũng tồn tại,
(Xem: 10590)
Giai đoạn đầu của Phật giáo Đại thừa được thể chứng qua sự hình thành và phát triển một văn hệ đồ sộ là Bát-nhã ba-la-mật-đa (prajñāpāramitā).
(Xem: 10175)
Căn bản trung quán luận tụng (Mūlamadhyamaka-kārikā) là một bộ luận chính trong ngôi nhà đồ sộ tráng lệ Trung Quán.
(Xem: 8262)
Cộng đồng nhân loại đã đến một điểm nghiêm trọng trong lịch sử của nó. Thế giới ngày nay khiến chúng ta phải chấp nhận nhân loại là một.
(Xem: 20349)
Nguyên tác Hán văn: sa-môn Pháp Tạng, chùa Sùng Phúc, Kinh Triệu thuật
(Xem: 8120)
Trong thế giới này cá nhân không hiện hữu, ngã cũng không hiện hữu, bởi vì chúng là các sự vật duyên khởi.
(Xem: 8603)
Đối tượng chấp thủ của tâm chấm dứt (tâm hành xứ diệt), Con đường ngôn ngữ không có lối vào (ngôn ngữ đạo đoạn).
(Xem: 9431)
Đấng Toàn Giác biết đã đến lúc sắp kết thúc kiếp sống này của Ngài. Nhưng trước khi nhập diệt, Đức Phật muốn
(Xem: 9350)
Ngã được nói đến, Để phân biệt với vô ngã. Chư Phật dạy thật tướng các pháp, Không có ngã, không có vô ngã.
(Xem: 7759)
Để giúp độc giả, tôi sẽ trình bày một bản tổng hợp giáo lý của các thuyết phục chính yếu về tôn giáotriết học của ngài Long Thọ.
(Xem: 8391)
Đây là bốn Chân lý cao quý. Này chư tăng! Những gì là bốn?
(Xem: 8237)
Do vô minh che lấp, chúng sinh tạo ba hành, nên theo ba hành nghiệp (thân, ngữ, tâm) vào luân hồi sáu cõi.
(Xem: 9065)
Hiện nay, giới nghiên cứu Phật học đang lưu tâm đến vấn đề: “Bát kỉnh pháp do Đức Phật chế ra hay do người sau thêm vào trong Tam tạng giáo điển?”.
(Xem: 8812)
Chúng ta phải hỏi điểm xuất phát là gì, chủ đề là gì, và quan tâm tối hậu của bộ luận tuyệt vời này là gì.
(Xem: 8664)
Chúng ta đang tiến dần đến đỉnh cao vĩ đại của Giáo Pháp, và mặc dù có những nguy hiểm đáng sợ đang đe doạ thế giới chúng ta.
(Xem: 10219)
Hai từ Bụt và Phật đã để lại dấu ấn sâu đậm trong ngôn ngữ lịch sử Việt Nam, vết tích còn thấy trong ca dao tục ngữ của văn hoá dân gian như...
(Xem: 8172)
Năm giớimười điều thiện được xem là cơ sở thiết lập đạo đức Phật giáo thì giới thứ hai “Không trộm cắp” là nhằm đảm bảo tính công bình và hướng tâm con người đi đến sự vô tham, vô sân, vô si.
(Xem: 8884)
Một khi tâm giác ngộ đã phát sinh, hạt giống của giáo pháp sẽ tiếp tục lớn mạnh cho dù...
(Xem: 9042)
Năm pháp, cùng tự tính, Tám thức, hai vô ngã. Hết thảy nó đều thâu nhiếp Đại thừa.
(Xem: 8499)
Nếu chúng ta có một sự sân hận lớn dễ bùng nổ và chưa rèn luyện chính mình một cách thích đáng, thế nên khi chúng ta cố gắng để...
(Xem: 7647)
Nguyên lý ở đây, là nguyên lý vô ngã, của Pháp duyên khởi, nguyên lý này ở chỗ khác, Pháp Hoa còn gọi là “vốn thường hằng tịch diệt”:
(Xem: 7572)
Chư Phật thấy các hữu tìnhbản tính tự nhiênniết bàn / bản tính niết bàn (prakrtiparinirvana; natural nirvana), vượt ngoài sầu muộn...
(Xem: 9563)
Phật giáo không bao giờ có khái niệm cõi âm hay là âm phủ. Có thể đây là những từ ngữ của tín ngưỡng dân gian
(Xem: 9940)
Tự lựctha lực là những khái niệm được đề cập rất nhiều trong Phật giáo. Những khái niệm này bao trùm...
(Xem: 8598)
Ba truyền thống Phật giáo Ấn Độ, Trung Hoa và Tây Tạng đều cho rằng Phật tánh hay Như Lai tạng là lần thuyết pháp sau cùng và cũng là cực điểm của kinh điển.
(Xem: 12348)
Tại sao gọi Tánh không duyên khởi? Nhà Phật nói tất cả pháp Tánh không, do duyên hợp thành các pháp.
(Xem: 9660)
Trước khi trở lại Tâm Kinh, hãy thử tìm hiểu thuyết vô ngã qua kiến giải của nhiều bộ phái khác nhau trong Phật giáo để...
(Xem: 7606)
Giáo huấn được mở rộng vô hạn và được tuyên thuyết đến vô lượng chúng sanh khắp các loài đủ các tính khí.
(Xem: 8905)
Sự “chuyển phước” như chỉ là một phép ẩn dụ phần nào đẹp để chỉ những gì xảy ra đối với những ảnh hưởng của hành động có kết quả tốt (puṇya), điều được gọi là “thiện nghiệp”
(Xem: 16958)
Nhập Trung Quán Luận (PDF) - Tổ Sư Nguyệt Xứng - Chuyển dịch: Thích Hạnh Tấn, TN Nhật Hạnh
(Xem: 9050)
Theo quan điểm của Phật Giáo thì mục đích của lễ bái là nhằm giúp chúng ta đến gần hơn với Đức Phật.
(Xem: 13290)
Phật giáophương cách dùng lòng Từ Bi để xóa đi, diệt đi lòng sân hận oán hờn, đó là phương thuốc diệt khổ cho vui,
(Xem: 19849)
Phật GiáoVũ Trụ Quan (PDF) - Tác giả: Lê Huy Trứ
(Xem: 8694)
Dưới đây là một bài viết của học giả Phật giáo Philippe Cornu, và cũng là bài mở đầu trong tập san "Hướng nhìn Phật giáo" (Regard Bouddhiste)...
(Xem: 9268)
Đối với Phật giáo, dana - việc bố thí - giữ một vai trò thật quan trọng, bởi vì nếu ngay từ lúc mới khởi sự tu tập mà không thực thi việc bố thí thì sẽ ...
(Xem: 8337)
“Tất cả ba cõi chỉ là Một Tâm”. Phẩm Dạ-ma cung kệ tán nói, “Như tâm, Phật cũng vậy. Như Phật, chúng sanh đồng. Tâm, Phật, và chúng sanh. Cả ba không sai khác”.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant