Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Bảo Vệ Chánh Pháp

22 Tháng Hai 201506:00(Xem: 9114)
Bảo Vệ Chánh Pháp
BẢO VỆ CHÁNH PHÁP

Chân Thường


Bảo Vệ Chánh Pháp1- Hầu hết những nhà nghiên cứu kinh điển Phật giáo đều công nhận rằng bản kinh Phạm Võng (Brahmajala Sutta) là một trong những văn bản Phật học quan trọng vào bậc nhất của toàn bộ hệ thống văn học Phật giáo, bất kể tông phái hay dòng truyền thừa. Quả thật, kinh Phạm Võng – được các dịch giả phương Tây chuyển ra tiếng Anh là The Perfect Net, Tấm Lưới Toàn Hảo – chính là bản tóm lược đầy đủ một cách có hệ thống được trình bày hết sức khoa học về mọi luận điểm căn bản của tư tưởng giới Ấn Độ thời Đức Phật. Bản Việt dịch của Hòa thượng Thích Minh Châu chỉ trong phạm vi 13.000 từ đã thuật lại toàn bộ những ý kiến chủ đạo của các vị luận sư thời bấy giờ đối với những vấn đề luôn luôn làm con người băn khoăn về vũ trụ, về nhân sinh, về hiện tượng, về bản chất… Toàn thể những luận điểm ấy không ra ngoài những chủ trương như thường kiến hay đoạn kiến, hữu biên hay vô biên, hữu nhân hay vô nhân, ngẫu nhiên hay quyết định… Không chỉ tư tưởng giới cổ Ấn Độ, mà đến tận ngày nay, 26 thế kỷ đã trôi qua, hầu như những vấn đề tương tự vẫn khiến con người phải loay hoay với những câu hỏi và những lời giải đáp chưa ra khỏi nội dung kinh Phạm Võng; trong đó, những kiến giải thời cổ đã bị Đức Phật liệt vào hạng tà kiến. Có thể thấy giải thưởng Nobel Vật lý năm 2011 được trao cho những công trình nhằm xác định vũ trụ đang tiếp tục giãn nở cũng thể hiện sự loay hoay của tư tưởng con người về những vấn đềĐức Phật đã giải quyết từ thế kỷ thứ năm trước Tây lịch. Nói lên điều này không phải để ca ngợi kinh Phạm Võng, mà để thấy rằng kinh Phạm Võng là một trong những bản kinh không thể bị bỏ qua khi cần thảo luận về các vấn đề Phật học. Riêng đối với vấn đề bảo vệ Chánh pháp, điều quan trọng không nằm ở nội dung chính của kinh Phạm Võng, mà nằm ở bối cảnh khiến Đức Phật đã tuyên thuyết nội dung Phạm Võng, những điều được thuật lại ngay ở đầu bản kinh, liên quan đến thái độ của người con Phật trước những lời khen tiếng chê đối với Đức Phật, đối với giáo pháp của Ngài, và đối với Tăng đoàn do Ngài đã xây dựng.

2. Kinh Phạm Võng thuật rằng khi Đức Phật cùng khoảng 500 vị Tỳ-kheo đi trên đường từ Rajagaha đến Nalanda thì có hai thầy trò của một vị Bà-la-môn đi chung đường. Suốt dọc đường, vị Bà-la-môn ấy kiếm hết mọi lời lẽ để hủy báng Đức Phật, hủy báng giáo pháp của Đức Phật, và hủy báng Tăng đoàn do Đức Phật đã xây dựng. Trả lời thầy của mình, người đệ tử của vị Bà-la-môn ấy cũng kiếm hết mọi lời lẽ để tán dương Đức Phật, giáo pháp, và Tăng đoàn của Ngài. Vì họ cùng đi chung đường với các Tỳ-kheo, thái độcâu chuyện của họ không qua khỏi cặp mắt và đôi tai của chư Tỳ-kheo. Đêm xuống, Đức Phật cùng các Tỳ-kheo đến nghỉ tại một hành cung của nhà vua; hai thầy trò Bà-la-môn kia cũng đến nghỉ ở đấy. Tại chỗ nghỉ, hai thầy trò họ tiếp tục cuộc nói chuyện, cũng với thái độ như lúc trên đường. Khi đêm vừa tàn, chư Tỳ-kheo thức sớm, đến tại hội trường, thảo luận với nhau về thái độ của hai thầy trò Bà-la-môn. Có lẽ đã có những vị cảm thấy vui mừng trước những lời tán dương và cũng có những vị bực tức trước những lời hủy báng. Giữa lúc chư Tỳ-kheo còn bàn luận thì Đức Phật cũng đến tại hội trường. Sau khi hỏi để biết rõ nội dung thảo luận của chư Tỳ-kheo, Đức Phật dạy,

Này các Tỷ-kheo, nếu có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng, các ngươi chớ có vì vậy sanh lòng công phẫn, tức tối, tâm sanh phiền muộn. Này các Tỷ-kheo, nếu có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng, và nếu các ngươi sanh lòng công phẫn, tức tối, tâm sanh phiền muộn, thời như vậy sẽ có hại cho các ngươi”.…. “… khi có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng, các ngươi phải nói rõ những điểm không đúng sự thật là không đúng sự thật: ‘Như thế này, điểm này không đúng sự thật; như thế này, điểm này không chính xác; việc này không có giữa chúng tôi; việc này không xảy ra giữa chúng tôi’”1 và “Này các Tỷ-kheo, nếu có người tán thán Ta, tán thán Pháp, hay tán thán Tăng, thời các ngươi không nên hoan hỷ, vui mừng, tâm không nên thích thú. Này các Tỷ-kheo, nếu có người tán thán Ta, tán thán Pháp hay tán thán Tăng, mà nếu các ngươi hoan hỷ, vui mừngthích thú thời sẽ có hại cho các ngươi. Này các Tỷ-kheo, nếu có người tán thán Ta, tán thán Pháp hay tán thán Tăng, thời các ngươi hãy công nhận những gì đúng sự thật là đúng sự thật: ‘Như thế này, điểm này đúng sự thật, như thế này, điểm này chính xác, việc này có giữa chúng tôi, việc này đã xảy ra giữa chúng tôi’1.

Tiếp theo, Đức Phật mới giải thích rõ những gì khiến kẻ phàm phu có thể vì thế mà tán thán Đức Phật; và để làm rõ những điều ưu việt trong giáo pháp của bậc Đạo sưĐức Phật đã tổng kết những tà kiến của toàn thể tư tưởng giới đương thời, điều được thể hiện trong nội dung chính của kinh Phạm Võng.

3 Vài năm trở lại đây, Phật giáo ngày càng nhận được sự trân trọng của xã hội và nhất là của hệ thống chính trị đương đại. Gần đây nhất, trong cuộc Đại lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam được tổ chức tại Sóc Sơn ngày 7-11-2011, vị đại diện cho Chính phủ đã trang nghiêm đảnh lễ trước ảnh tượng Đức Phậtthành tâm niệm hồng danh Đức Bổn Sư trước sự cảm kích và trân trọng không chỉ của những người có mặt trong buổi lễ mà còn của tất cả những khán giả may mắn theo dõi đầy đủ trên màn ảnh truyền hình trực tiếp. Điều đó cho thấy tư tưởng Phật giáo đang ngày càng củng cố được chỗ đứng trong xã hội Việt Nam hiện đại sau một thời kỳ dài bị hiểu lầm. Đó có thể là kết quả của những nỗ lực thể hiện giáo pháp của Đức Phật mà người Phật tử Việt Nam đã kiên trì thực hiện suốt mấy chục năm qua. Đó cũng có thể là điều tất nhiên, vì tư tưởng Phật giáo vốn là một thành tố không thể tách rời trong tư tưởng văn hóa truyền thống của dân tộc; cho nên khi xã hội Việt Nam hướng tới an lạc và hòa bình thì việc xiển dương và phổ biến tư tưởng Phật giáo là điều cần thiết bởi lẽ tư tưởng Phật giáotư tưởng hòa bình, thái độ Phật giáothái độ khoan dung, quan điểm Phật giáoquan điểm nhân bản, quan điểm “nhất thiết duy tâm tạo” mà tâm ở đây rõ ràng là tâm chúng sinhchúng sinhtrạng thái thích hợp nhất với việc xây dựng một xã hội an lạc chính là con người. Tuy nhiên, hướng tâm đến lời dạy của Đức Phật trong kinh Phạm Võng, trước thái độ trân trọng đó, người Phật tử Việt Nam cũng không nên hoan hỷ, vui mừng, hay sinh tâm thích thú; mà càng thấy cần phải sống đúng với những lời dạy của Đức Bổn Sư, để tư tưởng Phật giáo thật sự tác động tích cực hơn đến xã hội, từ việc nhỏ đến việc lớn. Có lẽ thái độ thích hợp nhất của người Phật tử Việt Nam là, thấy Phật giáo được xã hội trân trọng, càng thêm trân trọng xã hội.

4 Nhưng cũng vài năm gần đây, thỉnh thoảng lại thấy xuất hiện một số hiện tượng bị coi là mang tính bài bác hay biếm nhẽ Phật giáo; cũng có cả những hiện tượng vận động quần chúng Phật tử bỏ đạo để tìm đến một chỗ dựa tâm linh nơi các truyền thống tôn giáo hay tín ngưỡng khác. Cũng đã có những ý kiến bình luận các hiện tượng ấy, xuất phát từ người Phật tử hoặc từ các vị chức sắc Phật giáo. Có những ý kiến ôn hòa nhưng cũng không thiếu những lời lẽ thể hiện sự bực tức. Đâu đó đã có những chỉ trích việc giáo phái nào đó tìm cách khuyến dụ người Phật tử Việt Nam cải đạo. Khi một vài nhóm người sử dụng các hình tượng liên quan đến Phật giáo trong việc quảng cáo hay tiếp thị, cũng đã có những ý kiến phê bác khá nặng nề; chẳng hạn, việc một cơ sở kinh doanh bia rượu nào đó sử dụng hình ảnh Đức Phật Di Lặc trên nhãn bia, một quán bar nào đó lấy tên The Funky Buddha Bar…

5 Việt Nam hiện nay đang xây dựng một xã hội dân chủ. Đất nước Việt Nam là một cộng đồng đa dân tộc. Người Việt Nam theo nhiều tôn giáo khác nhau.
Phật giáo được xã hội trân trọng thì cũng chỉ là một thành tố của cả cộng đồng dân tộc. Trong mọi xã hội, luôn có những con người thật sự văn minh, biết trân trọng những giá trị khác biệt với những giá trị mà mình theo đuổi, biết đối xử với những người có ý kiến khác biệt với mình bằng lòng khoan dung; nhưng cũng không thiếu những con người hẹp hòi, thiếu một nền tảng văn hóa, chưa hòa nhập được với tinh thần đa tạp của một cộng đồng đa dân tộc. Những người ấy có thể hằn học trước sự kiện Phật giáo đang được xã hội quan tâm, có thể do thiếu hiểu biết, có thể do có khả năng hài hước quá cao, có thể bị xuy động bởi một nhãn quan thiển cận, có thể không ý thức được việc rằng mình làm là thể hiện một trình độ bán khai về văn minh, có thể chỉ biết đến mình và đoàn thể của mình mà không biết đến người khác và đoàn thể của người khác… đã có những hành vi hay thái độ thiếu tế nhị, kể cả là thật sự ác ý. Tuy nhiên, không vì vậy mà người Phật tử cần phải bày tỏ sự bực tức của mình, đúng như lời Phật dạy trong kinh Phạm Võng, “… nếu có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng, các ngươi chớ có vì vậy sanh lòng công phẫn, tức tối, tâm sanh phiền muộn. Thay vào đó, thái độ đúng của người Phật tử có lẽ là phải củng cố hơn nữa bản lĩnh nhẫn nhục và tâm thái khoan dung của mình, đồng thời xem lại mình đã thật sự xứng đáng với sự trân trọng của xã hội hay chưa, nếu chưa, phải cố gắng làm thế nào cho xứng với sự trân trọng ấy; được như thế, sau đó, hẳn là những ai chưa trân trọng đúng mực đối với Phật giáo phải nghĩ lại, nhưng đó cũng không phải là điều mà người Phật tử phải quan tâm.

6 Ở một góc độ nào đó, đúng là người Phật tử Việt Nam hết sức cần tự nhìn lại mình. Đã có những khẳng định cho rằng khi Phật giáo được quảng bá trong một xã hội nào đó, tư tưởng hiền thiện của đạo Phật sẽ tác động đến xã hội ấy, khiến con người trong xã hội ấy sống với nhau hòa hợp hơn, thuần phong mỹ tục nơi đó được phát triển hơn. Nhiều Phật tử Việt Nam vẫn tự hào rằng Phật giáo đã đến với dân tộc này từ hai ngàn năm qua và suốt thời gian ấy luôn đồng hành cùng dân tộc. Trong vài chục năm trở lại đây, các phong trào xây chùa dựng tượng đúc chuông được thực hiện đều khắp; số lượng kinh sách, băng đĩa có nội dung Phật học được phát hành nhiều hơn bao giờ hết; những cuộc hành hương chiêm bái Phật tích trong và ngoài nước được tổ chức quy mô; những cuộc lễ lạt, rước xách tốn kém được tiến hành với sự tham dự của hàng chục ngàn đến hàng trăm ngàn người. Thế nhưng có phải xã hội Việt Nam đã từ hòa hơn, đã phát triển được thuần phong mỹ tục, đã bảo vệ và phát triển được về mặt văn hóa? Người ta vẫn thấy không ít chùa chiền Tăng sĩ khuyến khích các hoạt động mang tính cách mê tín dị đoan như đốt vàng mã, xem xăm quẻ, bói toán, lên đồng, cầu hồn. Chưa kể nội dung Phật học trong các sách báo băng đĩa phát hành tràn lan không qua hiệu đính của cơ quan thực sự có thẩm quyền về Phật học, đã làm rộ lên những nghi vấn về tính trí tuệ của đạo Phật. Trong xã hội, những chuyện đau lòng về hiếu đạo, về sự vô cảm, về thái độ nhẫn tâm, về tính độc ác của con người, hiện tượng sa đọa chẳng những của giới trẻ mà cả của người trưởng thành và quan chức… hình như không thiếu.

7 Giáo pháp của Đức Phật vô cùng rộng lớn và có tới tám vạn bốn ngàn cửa để vào. Tuy nhiên, ở tầm vóc của người Phật tử tại gia, việc giữ được đủ năm giớithực hành mười điều thiện hàng ngày cũng không phải là dễ dàng; và chẳng phải ai cũng dám khẳng định mình không hổ thẹn khi đứng trước tượng Đức Bổn Sư. Thế nhưng người Phật tửtín tâm sẽ không vì thế mà thoái thất bồ-đề tâm của mình; vì người ấy biết rằng mình hoàn toàn có khả năng mỗi ngày mỗi sửa chữa chút ít, với kiên tâm trì chí thì cũng sẽ có lúc đặt được chân vào dòng Thánh. Việc tự điều chỉnh hàng ngày mọi hành vi thân khẩu ý của mình chính là việc bảo vệ Chánh pháp một cách tích cực nhất của người Phật tử tại gia; chứ không cần bảo vệ Chánh pháp bằng việc phê bác những người thiếu thiện chí, biếm nhẽ đạo Phật; hoặc tìm cách đối phó với những khuyến dụ cải đạo đến từ các tôn giáo khác. Trong tập tiểu luận What Makes You Not a Buddhist? của ngài Dzongsar Jamyang Khyentse2 có một câu rất đáng chú ý rằng, “… là một Phật tử bạn không có nhiệm vụ hay bổn phận phải cải đạo phần còn lại của thế giới sang đạo Phật”. Quả thật, giáo pháp của Đức Phật không cần ai bảo vệ, vì tất cả những lý thuyết căn bản của Phật giáo không phải là vật sáng tạo của Đức Phật mà là những luật tắc thường hằng trong cõi đời được Đức Phật phát hiện với sự truy vấn nghiêm ngặt và miên mật của Ngài. Đó là những sự thật luôn luôn có sẵn trong trời đất chẳng ai có thể cướp đoạt hay xóa bỏ được mà cần phải bảo vệ. Điều cần bảo vệ chính là cái tâm của người con Phật, biết kiên trì thực hành những lời Phật dạy để đem lại an lạc cho chính mình và những người chung quanh mình trên tinh thần tôn trọng những giá trị của người khác.

Trong mùa Phật thành đạo, người Phật tửtín tâm càng phải ghi nhớ những lời dặn dò của Phật trước khi Đức Bổn Sư vào Niết-bàn rằng, Này các Tỷ-kheo, thế nào là các pháp do Ta chứng ngộ và giảng dạy, các ngươi phải khéo học hỏi, thực chứng, tu tập và truyền rộng để cho phạm hạnh được trường tồn, vĩnh cửu, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài Trời và loài Người? Chính là Bốn Niệm xứ, Bốn Chánh cần, Bốn Thần túc, Năm căn, Năm lực, Bảy Bồ-đề phần, Tám Thánh đạo phần. Này các Tỷ- kheo, chính những pháp này do Ta chứng ngộ và giảng dạy, mà các ngươi phải khéo học hỏi, thực chứng, tu tập và truyền rộng để phạm hạnh được trường tồn, vĩnh cửu, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng của đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài Trời và loài Người3. Đó mới thật là bảo vệ Chánh pháp.

Chú Thích

1. Kinh Phạm Võng, bản kinh số 1 trong tuyển tập Kinh Trường Bộ tập I, Hòa thượng Thích Minh Châu dịch.

2. Tác phẩm đã được dịch ra tiếng Việt với tựa đề“Thế nào là phật tử”, dịch giả Trần Tuấn Mẫn và Nguyễn Thị Tú Oanh, do Nhà xuất bản Phương Đông ấn hành, quý IV năm 2011.

3. Kinh Đi t Niết-Bàn, bản kinh cuối cùng của tuyển tập Kinh Trường Bộ tập I, Hòa thượng Thích Minh Châu dịch.


Chân Thường
(TC. Văn Hóa Phật Giáo)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 6953)
... thuật ngữ nhất-xiển-đề có khi mang nghĩa là cực ác, hoặc mang nghĩa là một kẻ quá nhiều tham dục, tham luyến sanh tử, không cầu giải thoát.
(Xem: 9683)
Phật giáo không công nhận có một Đấng Thượng Đế Sáng Tạo, tiếng Anh là The Creator God và thường gọi tắt là God.
(Xem: 23215)
Đêm Rằm tháng Giêng, sân vắng, trăng sáng đầy trời. Trăng vẫn sáng đẹp như xưa, không có gì thay đổi...
(Xem: 8163)
Có ma hay không có ma ? Ma là gì ? Ma ở đâu ? Ma có làm hại được ta hay không ? Nếu phải trừ ma thì phải làm như như thế nào ?...
(Xem: 20632)
Quyển sách “Giáo Trình Phật Học” quý độc giả đang cầm trên tay là được biên dịch ra tiếng Việt từ quyển “Buddhism Course” của tác giả Chan Khoon San.
(Xem: 19606)
“Phật pháp trong đời sống” của cư sĩ Tâm Diệu là tuyển tập về mười hai chuyên đề Phật học gắn liền với đời sống của người tại gia.
(Xem: 18498)
Gió không từ đâu tới; gió cũng đã chẳng đi về đâu. Gió hiện hữu, rồi gió tan biến, xa lìa. Tử sinh cũng như thế. Tuy có đó, tuy mất đó
(Xem: 16326)
Đa số Phật tử Việt Nam thường chỉ học hỏi Phật pháp qua truyền thống Trung Hoa; ít ai để ý đến sự sai biệt căn để giữa khởi nguyên của Phật giáo từ Ấn Độ
(Xem: 15983)
Tập sách chủ yếu làm sáng tỏ một số điểm giáo lýpháp môn thực hành nòng cốt của Phật giáo từ Nguyên thủy cho đến Đại thừa...
(Xem: 19171)
Tam Tạng Thánh Điển là bộ sưu tập Văn Chương Pali lớn trong đó tàng chứa toàn bộ Giáo Pháp của Đức Phật Gotama đã tuyên thuyết trong suốt bốn mươi lăm năm từ lúc ngài Giác Ngộ đến khi nhập Niết Bàn.
(Xem: 14397)
Nói Thiền tông Việt Nam là nói Phật giáo Việt Nam. Và những bậc cao tăng làm sáng cho Phật Giáo, làm lợi ích cho dân tộc từ thế kỷ thứ VI mãi đến nay đều là các Thiền sư.
(Xem: 9688)
Bồ Tát Quán Thế Âm là một vị Bồ tát nổi bật và được biết đến nhiều nhất trong tất cả các truyền thống Đại thừa, và đôi khi cả Tiểu thừa, như trường hợp ở xứ Tích lan và Thái lan cũng có thờ Ngài.
(Xem: 8785)
Philippe Cornu là một học giả uyên bác, thông thạo tiếng Tây Tạng, tiếng Phạn, tiếng Pali, tiếng Hán… Ông viết bảo, dịch thuật rất nhiều kinh sách, và thường được mời thuyết giảng về Phật giáo trên đài truyền hình Pháp.
(Xem: 8250)
Lý tưởng Bồ tátảnh hưởng lớn trên đời sống, tư tưởng và hành động của người Phật tử trong suốt hơn hai ngàn năm nay...
(Xem: 8958)
Đề tài của buổi giảng hôm nay là nhằm giới thiệu bức tranh ‘Địa Ngục Biến Tướng Đồ’, còn có tên là ‘Thập Vương Đồ’, do lão sư Giang Dật Tử vẽ tại Đài Trung, hiện nay đang được triển lãm tại Kinh Đô, Nhật Bản.
(Xem: 11041)
Phật giáo luôn nhắc nhở con người nên tin ở mình, tinh tấn tu hành để tự giải thoát. Thật chưa có tôn giáo nào xác nhận tinh tấnđộng lực chính giúp con người vươn đến cõi toàn thiện...
(Xem: 9178)
Tác phẩm Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo Giác Ngộ của Ngulchu Gyalsas Thogmed Zangpo là một trong những luận bản phổ biến nhất của Phật Giáo Tây Tạng...
(Xem: 8954)
Đức Phật đã dạy: “Chính sự khao khát là điều dẫn đến sự tái sinh. Đây chính là lần sinh thành cuối cùng của ta. Nay sẽ không bao giờ có sự tái sinh đối với ta”.
(Xem: 8007)
Đây là thắc mắc mà thanh niên Subha Todeyyaputta từng nêu ra cho Đức Phật với hy vọng tìm kiếm câu trả lời từ Ngài.
(Xem: 9139)
Mọi phương pháp dạy cho con người tránh né khổ đau hay trốn chạy khổ đau để tìm kiếm hạnh phúc đều không phải là những phương pháp giáo dục hoàn chỉnh.
(Xem: 35708)
Tám vạn bốn ngàn pháp môn thảy đều do một tâm mà khởi. Nếu tâm tướng trong lặng như hư không, tức ra khỏi thân tâm.
(Xem: 8607)
Việt Nam Đạo Phật vốn là một tôn giáo gắn bó với dân tộc, có nhiều ảnh hưởng sâu đậm đến lịch sử phát triển của đất nước, nhất là về mặt văn hóa giáo dục.
(Xem: 15172)
“Triệu Luận” là một bộ luận Phật Giáo do Tăng Triệu, vị học giả Bát nhã học, bậc cao tăng nổi tiếng đời Hậu Tần Trung Quốc, chủ yếu xiển thuật giáo nghĩa Bát nhã Phật Giáo.
(Xem: 8742)
Thiền định là một phương pháp hành thiền có nguồn gốc từ đạo Phật được phát triển vững mạnh trong 3 thập niên qua ở Mỹ và nhiều nước khác.
(Xem: 15355)
Bửu Tạng Luận tác giảTăng Triệu, bài luận này và bộ Triệu Luận đều có ghi trong tập 96 của Tục Tạng Kinh, nhưng bộ Triệu Luận đã lưu hành từ xưa nay...
(Xem: 9215)
Đại Tạng Kinh là một kho báu chung của mọi người Phật tử, nhưng do nhu cầu học Phật ở mỗi quốc gia mà có sự hình thành các Đại Tạng Kinh bằng những ngôn ngữ khác nhau.
(Xem: 8892)
Tâm Phật rỗng rang, không chất chứa gì cả. Tâm chúng sinh là một kho chứa khổng lồ chất đầy gánh nặng vui buồn, sướng khổ, hận thù, oan khiên nghiệt ngã của quá khứ.
(Xem: 9404)
Gót tu sĩ bốn phương trời rảo bước, Cõi Ta-bà đâu chẳng phải nhà ta, Một mình đi bình bát với cà sa, Đói xin ăn, dưới gốc cây nằm ngủ…
(Xem: 8525)
Hơn ba mươi năm, tôi làm ở hội Từ Tế. Bởi vì, tôi thường làm việc cứu trợ trong và ngoài nước, cho nên tôi cảm nhận được thiên tai, nhân họa liên tục ập xuống trái đất.
(Xem: 10361)
Báo Chánh Pháp số 34, tháng 9 năm 2014, do ĐLHT. Thích Thắng Hoan (CA) và Brodard Chateau, Brodard Restaurant & Bamboo Bistro ủng hộ ấn phí.
(Xem: 7722)
Nguyên tác: The Art of Happiness in a Troubled World; tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma và Howard C. Cutler
(Xem: 9614)
Những chướng duyên có thể giúp hành giả trên đường giải thoát. Ý niệm này, thường tìm thấy trong kinh Phật, dạy cách đánh giá cao những chướng duyên mà chúng ta gặp phải, vì nhờ chúng nên trí tuệtừ bi mới được nảy sinh.
(Xem: 7589)
Chất lượng của tâm niệm thiện lành sẽ tăng rất nhiều khi xưng danh tha thiết; vì thế, từ trạng thái nhớ nghĩ chuyển qua thực hành xưng danh niệm Phật là điều tất yếu.
(Xem: 17325)
Biện chứng Phá mê Trừ khổ - Prajnaparamita Hrdaya Sutra (Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm kinh); Thi Vũ dịch và chú giải
(Xem: 15110)
Là 2 bản Kinh: Kinh Phật Thuyết A Di Đà No. 366 và Kinh Xưng Tán Tịnh Độ Phật Nhiếp Thọ No. 367
(Xem: 9574)
Kính thưa thầy, con có một thắc mắc về chơn tâmbản tánh. Sao gọi là chơn tâm? Sao gọi là bản tánh? Vậy giữa chơn tâmbản tánh giống nhau hay khác nhau?
(Xem: 20959)
Ngài có lời đại nguyện rằng: Nếu Ngài chưa độ hết chúng sanh, thì Ngài không chứng quả Bồ Đề, và nếu sự thọ khổ trong địa ngục hãy còn, thì Ngài thề không chịu thành Phật.
(Xem: 9271)
Mãi đến tận giờ, có lẽ ít người ngờ rằng Hòa thượng Thích Minh Châu ngoài phong cách một học giả có văn phong cổ kính, nghiêm túc và khô khan nhất trong làng Phật giáo Việt Nam, còn là một ngòi bút tân kỳ và thơ mộng đáng bậc thầy của không riêng Phật giáo.
(Xem: 7220)
Nếu chúng ta phân tích kinh nghiệm của chúng ta một cách cẩn thận, thế thì tôi nghĩ thật rõ ràng rằng hầu hết những quấy nhiễu tinh thần đến từ những tình trạng tinh thần tiêu cựcchúng ta gọi là phiền não.
(Xem: 17782)
Trong các sinh hoạt nhân gian của truyền thống ta, tháng bảy là tháng đượm nhiều sắc thái văn chương nhất. Tháng bảy, mưa ngâu, nhịp cầu ô thước bắt qua giải Ngân-hà...
(Xem: 17710)
Rằm tháng bảy theo tục lệ nhân gian Việt Nam gọi là ngày xá tội vong nhân. Ngày rằm tháng bảy có nhiều ý nghĩa...
(Xem: 25922)
Trong hệ thống giáo điển Phật đà, cả Nam truyền và Bắc truyền đều có những bài kinh, đoạn kinh nói về công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ rất là cảm động.
(Xem: 7878)
Những người được gọi là "siêu việt" là những kẻ chân thành muốn làm tan biến tất cả khổ não của người khác bằng việc thấu hiểu nổi khổ đau của chính họ.
(Xem: 9970)
Cái không của A-hàm là xem trọng con đường giải thoát để tu trì. Cái không của Bộ phái dần dần có khuynh hướng bình luận, phân tích về ý nghĩa của pháp.
(Xem: 7322)
Tất cả mọi giáo huấn của Đức Phật đều hướng đến việc đem tới sự thực chứng nguyện vọng tức thời của chúng ta...
(Xem: 9710)
Chết là sự chấm dứt tạm thời của một hiện tượng tạm thời. Chết không phải là đoạn diệt hẳn, chết tại chỗ này nhưng lại sanh chỗ khác.
(Xem: 8195)
Thật là đại hạnh cho chúng tôi, nếu đức Thế Tôn cho phép nữ giới được sống đời xuất gia phạm hạnh thiêng liêng trong pháp và luật của đức Thế Tôn!
(Xem: 9161)
Thời hạn của ba kỳ, có thuyết cho là sau khi Phật diệt độ, Chánh pháp trụ thế 500 năm, Tượng pháp được 1.000 năm và Mạt pháp trải qua 10.000 năm...
(Xem: 7454)
Nếu bằng "cùng một nơi" chúng ta muốn nói thiên đàng[1] hay giải thoát khỏi vòng luân hồi, thế thì đấy là khó khăn...
(Xem: 8827)
Thực hành giáo lý không phải chỉ là đến chùa đọc kinh hay niệm Phật mà chính là áp dụng giáo lý của đức Phật trong đời sống hàng ngày...
(Xem: 7959)
Đức Phật nói lý nhân duyên là nói đến sự thật của đời sống con người và muôn loài vật trên thế gian này.
(Xem: 8394)
Sự hình thành các hệ tư tưởng của Phật giáo Bộ phái không ngoài mục đích đáp ứng nhu cầu thực tế của Phật giáo đương thời, xã hội hoá Phật giáo.
(Xem: 7578)
Suốt 49 năm giáo hóa độ sinh, Phật chỉ có ba y một bình bát, sống đời rày đây mai đó, tùy bệnh cho thuốc, giúp đỡ mọi người.
(Xem: 8774)
Chúng sinh trong cõi luân hồi vô thủy vô chung ấy đến rồi đi, đi rồi đến giống như hạt bụi nhỏ, phút chốc bỗng sinh trên trời, bỗng chốc sinh trên mặt đất...
(Xem: 8206)
“Ba cõi duy chỉ là tâm, muôn pháp duy chỉ là thức” là một chân lý, một sự thật được nói nhiều trong tông Duy thức, và rộng ra, có trong tất cả kinh, luận.
(Xem: 8928)
Dựa theo thuyết Thiên mệnh của Khổng Tử thì thiên mệnh là mạng lịnh của Trời. Thiên mệnh là chủ thuyết rất quan trọng trong triết lý của đạo Nho.
(Xem: 7334)
"Sau khi tôi nhập diệt, giới luật sẽ thay tôi để làm thầy của quí vị, ở đâu có giới luật thì ở đó có tôi..."
(Xem: 14058)
Tập hợp các bài viết của nhiều tác giả cùng 1 chủ đề: Tứ Diệu Đế, Bốn Chân Lý cao cả
(Xem: 7163)
... nghành Tâm lý học sẽ không bao giờ có thể giúp con người thấy đúng và rõ sự thật của tâm lý mình và tâm lý người khác.
(Xem: 10408)
Duy thức học là một học thuyết tuy được xác lập vào khoảng thế kỷ thứ tư...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant