Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Bốn Sự Thật Nhiệm Mầu Tác Giả: Joseph Goldstein Dịch Giả: Nguyễn Duy Nhiên

15 Tháng Tám 201000:00(Xem: 8339)
Bốn Sự Thật Nhiệm Mầu Tác Giả: Joseph Goldstein Dịch Giả: Nguyễn Duy Nhiên
BỐN SỰ THẬT NHIỆM MẦU
Tác Giả: Joseph Goldstein
Dịch giả: Nguyễn Duy Nhiên - Nhà xuất bản: Sinh Thức.

1.- KHỔ ĐẾ 

Trong thời gian giáo lý của đức Phật được truyền bá khắp nơi trên Á Châu và thế giới, có nhiều trường phái với nhiều lối giải thích về Phật pháp khác nhau được sinh lên. Mỗi trường phái chú trọng vào một điểm riêng, có một hệ thống thần học riêng và những phương tiện khéo léo riêng biệt. Mặc dù các truyền thống khác nhau ấy có thể không đồng ý về một số điểm trong giáo lý đức Phật, nhưng có một công thức giáo pháp chung mà bao giờ cũng vẫn là trọng tâm của mọi truyền thống, đó là: Tứ Diệu Đế hay là Bốn Sự Thật Mầu Nhiệm. Đức Phật diễn tả sự thật đầu tiên trong Tứ Diệu ĐếKhổ đế, sự thật về khổ đau. Chữ Dukkha trong tiếng Pali có một nghĩa rất rộng, nó bao gồm khổ đau, bất an và sự bất mãn. Đức Phật sau khi giác ngộ, ngài đã đối diện với sự thật về khổ đau trong cuộc đời một cách không sợ hãi, không tự thán. Ngài đã nhận diện những vấn đề của khổ đau hết sức rõ ràng: nỗi đau đớn của sanh, lão, bịnh, tử, nỗi sầu lo, thất vọng, ưu tư, buồn khổ vì xa lìa người mình yêu, vì gần gũi người mình không ưu thích, vì không có được điều mình muốn - tất cả những cái ấy đều là Dukkha. Khi ta quán chiếu tự tánh duyên khởi của mọi hiện tượng trên một cách sâu xatinh tế, chúng ta sẽ bắt đầu thấy được bản chất khổ đau cố hữu của chúng. Chúng ta ai cũng biết rằng những cảm thọ đau đớn trong tâm và thân là khổ đau. Nhưng chúng ta cũng có thể kinh nghiệm được khổ đau ấy, khi ta ý thức được sự ngắn ngủi tạm thời của mọi hiện tượng. Không có bất cứ một kinh nghiệm nào, cho dầu tuyệt vời đến đâu, lại có thể đem đến cho ta một sự thoả mãn sâu xatrường cửu, vì chúng lúc nào cũng thay đổi. Sự lưu chuyển không ngừng của các hiện tượng thường gợi tôi liên tưởng đến một dòng nước đổ xuống từ một ghềnh thác cao. Dòng nước rơi xuống, tan tác, bất tận, ào ào không bao giờ ngừng nghỉ. Đó cũng là tự tánh của mọi hiện tượng. Thêm vào đó, đức Phật đã diễn tả về một loại khổ đau thứ ba rất chi tiết trong một bài pháp nói về lửa: "Mắt đang bị lửa thiêu đốt, tai đang bị lửa thiêu đốt... thân... tâm... đang bị lửa nào thiêu đốt? Lửa của tham lam, lửa của sân hận và lửa của si mê. "Chúng ta khó có thể nào cởi mở được đối với sự thật khổ đau, vì lúc nào ta cũng đi trốn tránh chúng, đi tìm ẩn náo trong cuộc sống hằng ngày. Chúng ta thường đi tìm hạnh phúc và nương tựa vào những gì đem lại cho mình khoái lạc, những gì mà chính chúng cũng chỉ là tạm bợ, nhất thời. Tất cả cũng chỉ vì phần đông chúng ta không biết thực tập phương pháp dừng lại, cởi mở ra với sự sống chung quanh mình, để có thể cảm nhận được những gì thật sự đang xãy ra. Có một điều hơi mâu thuẩn, nhưng cũng rất là nhiệm mầu, về khổ đau là khi ta càng cởi mở càng tìm hiểu nó, thì tâm ta sẽ lại càng trở nên nhẹ nhàng và tự do hơn. Vì khi ta không còn chối bỏ hay trốn tránh sự thật nữa, tâm ta sẽ trở nên bao la hơn, cởi mở và an lạc hơn. Chúng ta cũng sẽ không còn bị sai sử bởi lòng tham dục hoặc những đam mê của mình, vì ta có thể nhìn thấy được rõ ràng tự tánh của mọi vật như là chúng hiện hữu. Nhưng nếu chỉ nhìn thấy và hiểu được khổ đau trong cuộc đời này thôi cũng vẫn chưa đủ. Chân đế thứ hai, Tập đế, nhận diện được nguyên nhân của khổ đau. Khổ đau bắt nguồn từ đâu? 

2.- TẬP ĐẾ 

Danh từ Kilesa trong tiếng Pali có nghĩa là cảm xúc khổ thọ, tức là những nổi thống khổ trong tâm như là tham lam, ghen tức, thù hằn, sân hận, sợ hãi. Những trạng thái tương tự như thế dày xéo tâm ta, chúng làm cho ta điêu đứng và tạo nên trăm ngàn khổ đau. Kilesa có thể biểu hiện trên nhiều bình diện khác nhau. Đôi khi chúng có năng lượng đủ mạnh để biến thành những hành động vô cùng bất thiện như là: Sát sanh, trộm cắp, tà dâm, tự hủy hoại mình và làm hại người khác. Ta có thể thấy đươ.c năng lượng của Kilesa biểu lộ thật rõ rệt, mỗi khi ta quan sát những gì đang xảy ra khắp nơi trên thế giới: giết chóc, hảm hiếp, tra tấn, đói khát, thù hận. Những khổ đau này có gốc rễ nằm trong tâm của mọi người, trong đó có cả bạn và tôi. Chúng ta có thể làm vơi bớt đi phần nào những khổ đau trên cuộc đời này bằng cách giữ một giới hạnh trong sạch. Đức Phật có dạy cho chúng ta về Ngũ Giới như là một phương pháp bảo vệ, giữ cho ta khỏi phạm vào những việc làm bất thiện. Ngũ giới ấy là: không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, và không dùng những chất say. Bạn hãy tưởng tượng xem cuộc đời này đẹp biết bao nhiêu nếu ai cũng chỉ cần giữ một giới thôi - không giết hại người khác. Ở một mức độ thấp hơn, thì Kilesa là những tâm thức bất thiện nào có khả năng tạo nên những lời nói hoặc tư tưởng mà ảnh hươởng của chúng hơi yếu hơn một chút. Và mức độ sâu kín hơn hết của Kilesa, còn được gọi là những bất thiện ẩn tàng, hay những hướng khổ đau tiềm tàng. Những khổ đau ấy hiện không có mặt trong giờ phút hiện tại, nhưng chúng có một tiềm năng khởi dậy nếu gặp hoàn cảnh thích họp. Ví dụ như khi một người bị đặt vào những trường hợp khẩn trương, họ thường có những hành vi bất thiện mà thường ngày người ấy sẽ không bao giờ dám làm. Đó cũng chính là ở tiềm năng ấy. Đức Phật cũng có nhấn mạnh đến một loại tâm bất thiện đặc biệt, mà ta cần phải nhổ bỏ tận gốc, nếu ta muốn tận diệt nguyên nhân của khổ đau. Loại Kilesa này, được xem như là nguy hiểm nhất, đó là niềm tin cho rằng mình có một cái "Tôi" thường hằng, bất biến. Ngày nào tâm ta vẫn còn bị ô nhiễm bởi tà kiến ấy, với quan niệm sai lầm ấy, nó sẽ lôi kéo ta vào biết bao nhiêu những việc làm bất thiện khác nữa! Và khi chúng ta có một ý niệm sai lầm về một cái "Tôi", ta sẽ cố gắng bảo vệ nó, thoả mãn nó, rồi biết bao nhiêu hành động của mình chung qui cũng chỉ để phục vụ cho ý niệm sai lầm này mà thôi. Nhà văn Wei Wu Wei có diễn tả cái tâm bất thiện ấy một cách thật gọn gàng và chính xác: "Nó cũng giống như một con chó ngồi sủa một cái cây, nhưng chỉ có điều là không có cây nào ở nơi đó cả!" Thiền tập có khả năng thanh lọc tâm ta sạch hết những bợn nhơ của Kilesa, những gì đã từng gây nên biết bao khổ đau trong cuộc đời, mà chúng cũng là nền tảng cho cái nhìn sai lầm về sự sống của ta. Nhờ năng lực của một ý thức tỉnh giác, ta sẽ có thể cảm nhận được, nếm được mùi vị của vô ngã - sự vắng mặt của một cái Tôi. Và ta sẽ hiểu được nó, không bằng lý thuyết hay qua ý niệm, nhưng bằng một kinh nghiệm trực tiếp ở ngay giờ phút hiện tại này. Thật ra tuệ giác giải thoát ấy không có gì là mới lạ cả. Nó đã có từ thời đức Phậtvô số những đức Phật trước đó nữa. Sự hiểu biết này cũng chính là tự tánh của Phật pháp. Nó đã được diễn tả qua tuệ giác của biết bao người thuộc nhiều nền văn hoá khác nhau. Một dũng sĩ Nhật vào thế kỷ thứ 14 có viết: 

Tôi không có mẹ cha, 
Tôi lấy trời đất làm cha mẹ
Tôi không nơi cư ngụ
Tôi lấy sự tỉnh giác làm nhà. 
Tôi không có tử sanh, 
Tôi lấy sự ra vào của hơi thở làm lẽ sống chết. 
Tôi không có thần thông
Tôi lấy sự chân thật làm phép lạ
Tôi không có bạn bè, 
Tôi lấy tâm mình làm bằng hữu. 
Tôi không có kẻ thù
Tôi lấy thất niệm làm địch thủ. 
Tôi không có áo giáp, 
Tôi lấy từ tâm làm sự bảo vệ
Tôi không có lâu đài, 
Tôi lấy tâm bất động làm thành trì bao bọc. 
Tôi không mang đao kiếm, 
Nhưng tôi chỉ cần một lưỡi gươm vô ngã mà thôi! 

3.- DIỆT ĐẾ 

Chúng ta đều là những dũng sĩ, lấy vô ngã làm thanh gươm trí tuệ. Thanh gươm báu ấy có khả năng chém xuyên qua những si mê và đâm thủng được tấm màn vô minh mờ mịt. Chân lý thứ nhất là Khổ đế, dạy cho ta về sự thật khổ đau và những mức độ khác nhau của chúng. Người hành giả hiểu được chân lý thứ hai, tức Tập đế, sẽ nhận thức được các nguyên nhân của khổ đau và tập buông bỏ chúng. Họ sẽ làm lung lay và bứng nhổ hết những gốc rễ của phiền não trong tâm, nhất là ý niệm về cái Ngã. Chân lý thứ ba của Tứ Diệt Đế, dạy rằng có một con đường có thể chấm dứt khổ đau, để trút bỏ được gánh nặng trên vai mình. Trong sự tu tập, thỉnh thoảng ta cũng có thể thoáng thấy được sự chấm dứt khổ đau ấy. Chúng ta có thể nếm được vị giải thoát nầy trong một khoảnh khắc, khi một Kilesa vừa biến mất. Trong những khi ta đang bị vướng mắc vào những tình cảm phiền muộn, ta sẽ cảm thấy bó buộc, nóng nảy, nhỏ nhen; và vừa khi ta buông bỏ chúng, tức thì tâm ta sẽ được tự tại ngay. Ngay trong chính giây phút ấy, ta nếm được mùi vị của giải thoát, mùi vị của sự chấm dứt khổ đau. Sự tự do ấy là thật, vì nó là kinh nghiệm của chính ta chứ không phải chỉ là một ý niệm đẹp mơ hồ nào đó. Cũng vậy, mỗi khi bạn có thể ý thức được sự có mặt của một tư tưởng, thay vì bị nó lôi cuốn theo, tức là bạn đã kinh nghiệm được sự bừng mở của tâm mình rồi đó. Một kinh nghiệm tương tợ với sự buông bỏ này là như khi ta đi xem hát. Khi ở trong rạp ta sẽ bị cuốn phim hấp dẫn thu hút vào cốt truyện, và khi xem xong ta bước ra ngoài. Ta có một cảm giác rằng thực tại đã đột ngột thay đổi, một kinh nghiệm thức tỉnh nhỏ bé: "thì ra đó chỉ là một chuyện phim!" Nhưng còn cuốn phim trong tâm của ta thì sao, bao giờ ta mới chịu bước ra ngoài? Mỗi giây phút khi ta tỉnh giácý thức được những gì đang xảy ra, sẽ là những giây phút giác ngộ trong đời mình. "À, đúng rồi, đó chỉ là một tư tưởng mà thôi. Chẳng phải là một chuyện gì ghê gớm như mình nghĩ!" Trong giây phút ấy tất cả sẽ bừng mở. Chúng ta cũng có thể kinh nghiệm được sự chấm dứt của khổ đau bằng một cách khác, khi ta đạt đến trình độ gọi là "bình thản trước mọi sự thành tựu". Một tâm tĩnh lặng thì bao giờ cũng sẽ vững vàngquân bình trước bất cứ những việc gì xảy đến. Chúng ta sẽ cảm thấy thư thái và cởi mở trước sự thăng trầm của mọi vật. Một tâm trầm tĩnh thì sẽ không bao giờ phản ứng một cách quá khích. Trạng thái này cũng gần giống như tâm của một người đã hoàn toàn giác ngộ. Vì thế, mặc dầu ta chưa thật sự bước ra khỏi cuộc đời, chưa được giải thoát viên mãn, nhưng ta cũng vẫn có thể kinh nghiệm được chốn an lạc nầy. Chúng ta có thể kinh nghiệm được sự chấm dứt khổ đau bằng cách quán chiếu những hiện tương duyên sinh - nhận thức được sự vô minh, vô duyên khởi của chúng. 

4.- ĐẠO ĐẾ 

Chân lý thứ tư của Tứ Diệu ĐếĐạo Đế, hoàn tất con đường đi đến sự giải thoát. Con đường tu tập của đức Phật dạy rất là trực tiếp và rõ ràng, mặc dù nó đòi hỏi một sự phó thác và một sự kiên gan, bền chí phi thường. Con đường tu tập ấy bao gồm sự đào luyện trong ba lãnh vực. Thứ nhất là trau giồi về giới luật, không sát hại. Nếu sự tu tập của ta không đươ.c đặt trên nền tảng của một thiện chí đối với mình và tha nhân, thì việc ấy cũng giống như là chèo thuyền qua sông mà trong khi con thuyền vẫn còn cột chặt vào bến. Sự cố gắng của ta, cho dù có bền chí đến đâu, cũng sẽ không mang đến một quả trái nào. Chúng ta cần phải tu tập và tôi luyện khả năng sống chân thậtthanh liêm của mình. Việc thứ hai chúng ta cần trau dồi là phát triển năng lực, định lực, và sự tỉnh giác. Đây là những công cụ của thiền quán và của sự sống, có khả năng làm cho ta tỉnh thức. Không có những yếu tố ấy, chúng ta cả đời sẽ chỉ hành động theo những tập quán, thói quen tích tụ lâu đời, lâu kiếp của mình mà thôi! Hai sự trau luyện ấy sẽ làm nền tảng cho sự phát sinh của tuệ giác. Tuệ giác để nhìn thấy được sự vô thường một cách rõ ràng, thấy được tính chất bị điều kiện chi phối của mọi hiện tượng, biết được rằng bất cứ việc gì hễ có sanh thì phải có diệt. Khi chúng ta quán chiếu chúng một cách thẩm thấu, chúng ta sẽ không còn bám víu nữa, và khi ta đã không còn bám víu nữa thì mọi khổ đau tự nhiên sẽ chấm dứt.

WP: Trí Đạt
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8390)
Tập tục dâng hương là một đạo lý truyền thống của dân tộc có từ ngàn xưa, đây là những gia bảo tinh thần đáng quý của tổ tiên để lại cho con cháu kế thừa.
(Xem: 8225)
Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn từ Sơ thiền rồi Nhị Thiền, Tam thiền lần lượt thuận nghịch như vậy ra vào chín bậc thiền định xong, nói với đại chúng rằng...
(Xem: 8301)
Niết bàn thì ở khắp mọi nơi, ít nhất là đối với những người nói tiếng Anh. Từ ngữ nầy đã được dùng trong Anh Ngữ với ý nghĩa là "hạnh phúc" hoặc "bình yên".
(Xem: 9165)
Thần thông của Đức Phật là một trong những đề tài thu hút người viết và lôi cuốn người đọc. Từ trước đến nay, đã có nhiều bài viết đề cập đến vấn đề này.
(Xem: 8056)
Một số người tái-sinh lên làm người (sinh từ bào thai trong bụng mẹ), người độc-ác tái-sinh xuống địa ngục, người hiền-lành tái-sinh lên cõi trời, và người không-còn ô-nhiễm, sống hoàn-toàn an-lạc nơi cõi Niết Bàn.
(Xem: 16267)
Khoa học thần kinh ngày hôm nay đã chứng minh một cách khách quan và cụ thể rằng chánh niệm (samma-sati) là con đường trực tiếp nhất để gạt bỏ vọng tưởng về cái "ta"
(Xem: 15794)
Trong các ngành khoa học, rất có thể khoa học thần kinh (neurosciences) sẽ là ngành phát triển mạnh và gây nhiều ảnh hưởng nhất trong những thập niên tới.
(Xem: 8002)
Sự kiện Đức Phật nhập Niết-bàn thường được các giới Phật giáo tổ chức thành một lễ hội thiêng liêng.
(Xem: 8009)
Từ trước đến nay không có một tôn giáo, triết họctâm lý học nào phân tích tâm đầy đủ rõ ràng như Phật Giáo.
(Xem: 8723)
Mục đích của Đạo Phậtdiệt khổ và đem vui cho mọi loài, nhưng phải là người có trí mới biết được con đường đưa đến an lạchạnh phúc.
(Xem: 7899)
Kinh Hoa sen pháp diệu là dịch nghĩa từ tiếng Phạn Saddharmapuṇḍarīka-sūtra, và được dịch ra tiếng Trung Hoa bởi nhiều dịch giả.
(Xem: 7494)
Chẳng đồng nhất, chẳng dị biệt, chẳng đoạn diệt, chẳng thường hằng: đây là các giáo pháp bất tử của chư Phật, chư thượng thủ của thế giới.
(Xem: 9312)
Theo Phật Giáo, tâm tư duy (Tâm phan, như vệ tinh quả đất, định tinh mặt trời, và vô lượng thiên hà) có thể sinh ra trong không gian thời gian...
(Xem: 8571)
Trong cuốn giáo thuyết về linh hồn của Phật Giáo, Soul theory of the Buddhist, Giáo Sư Stcherbatsky, ghi nhận rằng...
(Xem: 8633)
Bất kì một sự vật gì tùy thuộc vào một nguyên nhân thì duyên hội thành một hiệu quả.
(Xem: 11910)
Đức Phật đã giải thích nguồn gốc của thế giới, vũ trụ, vạn vật, là do nghiệp quả (cause & effect) hấp dẫn cùng với sức thu hút bởi 12 nhân duyên
(Xem: 7524)
Ngũ uẩn hay là Ngũ ấm chỉ là năm (pañca) nhóm (skandha) tượng trưng cho năm yếu tố tạo thành con người, toàn bộ thân tâm...
(Xem: 8295)
Tạng Quang Minhcon đường đi của ánh sáng, cùng với năng lượng (chân hỏa tam muội, energy) và sắc tướng (mass) là phương tiện thần thông để du hành trong vũ trụ.
(Xem: 11741)
Nguyên văn đoạn kinh trong phẩm Phật-đà, Tương ưng bộ, như sau: “Này các Tỳ-kheo, thế nào là lý duyên khởi?
(Xem: 7405)
Phật Pháp được chia ra làm bốn thể loại là Giáo, Lý, Hành và Quả.
(Xem: 9001)
Tâm người bị ba thứ độc tố trói buộc, chính vì vậy chúng ta không sao vượt thoát được cảnh trầm luân khốn khổ. Chúng ta bị mắc kẹt trong phiền não của ba độc
(Xem: 8420)
Trong ý niệm này là sự bất biến thiên được hiểu như là một sự tướng trạng hoá của thật tướng của các sự vật.
(Xem: 10034)
Mọi tôn giáo đều tin rằng có sự sống sau khi chết, tức có kiếp sau của một ‘linh hồn’ thật sự. Học thuyết Phật giáo nên được phân biệt trong...
(Xem: 9676)
"Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm" là một câu kinh rất ngắn trong cả quyển kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật rất nổi tiếng được giới học Phật trích dẫn nhiều nhứt.
(Xem: 9610)
Mọi tồn tại đều vốn có Tự tính (như là bản chất) của nó. Vì rằng cái thành lập ra nó là Nhân tạo tác (Nhân) và Điều kiện tạo tác (Duyên) cũng tồn tại,
(Xem: 10563)
Giai đoạn đầu của Phật giáo Đại thừa được thể chứng qua sự hình thành và phát triển một văn hệ đồ sộ là Bát-nhã ba-la-mật-đa (prajñāpāramitā).
(Xem: 10150)
Căn bản trung quán luận tụng (Mūlamadhyamaka-kārikā) là một bộ luận chính trong ngôi nhà đồ sộ tráng lệ Trung Quán.
(Xem: 8237)
Cộng đồng nhân loại đã đến một điểm nghiêm trọng trong lịch sử của nó. Thế giới ngày nay khiến chúng ta phải chấp nhận nhân loại là một.
(Xem: 20284)
Nguyên tác Hán văn: sa-môn Pháp Tạng, chùa Sùng Phúc, Kinh Triệu thuật
(Xem: 8092)
Trong thế giới này cá nhân không hiện hữu, ngã cũng không hiện hữu, bởi vì chúng là các sự vật duyên khởi.
(Xem: 8577)
Đối tượng chấp thủ của tâm chấm dứt (tâm hành xứ diệt), Con đường ngôn ngữ không có lối vào (ngôn ngữ đạo đoạn).
(Xem: 9424)
Đấng Toàn Giác biết đã đến lúc sắp kết thúc kiếp sống này của Ngài. Nhưng trước khi nhập diệt, Đức Phật muốn
(Xem: 9337)
Ngã được nói đến, Để phân biệt với vô ngã. Chư Phật dạy thật tướng các pháp, Không có ngã, không có vô ngã.
(Xem: 7746)
Để giúp độc giả, tôi sẽ trình bày một bản tổng hợp giáo lý của các thuyết phục chính yếu về tôn giáotriết học của ngài Long Thọ.
(Xem: 8365)
Đây là bốn Chân lý cao quý. Này chư tăng! Những gì là bốn?
(Xem: 8208)
Do vô minh che lấp, chúng sinh tạo ba hành, nên theo ba hành nghiệp (thân, ngữ, tâm) vào luân hồi sáu cõi.
(Xem: 9041)
Hiện nay, giới nghiên cứu Phật học đang lưu tâm đến vấn đề: “Bát kỉnh pháp do Đức Phật chế ra hay do người sau thêm vào trong Tam tạng giáo điển?”.
(Xem: 8784)
Chúng ta phải hỏi điểm xuất phát là gì, chủ đề là gì, và quan tâm tối hậu của bộ luận tuyệt vời này là gì.
(Xem: 8637)
Chúng ta đang tiến dần đến đỉnh cao vĩ đại của Giáo Pháp, và mặc dù có những nguy hiểm đáng sợ đang đe doạ thế giới chúng ta.
(Xem: 10194)
Hai từ Bụt và Phật đã để lại dấu ấn sâu đậm trong ngôn ngữ lịch sử Việt Nam, vết tích còn thấy trong ca dao tục ngữ của văn hoá dân gian như...
(Xem: 8136)
Năm giớimười điều thiện được xem là cơ sở thiết lập đạo đức Phật giáo thì giới thứ hai “Không trộm cắp” là nhằm đảm bảo tính công bình và hướng tâm con người đi đến sự vô tham, vô sân, vô si.
(Xem: 8853)
Một khi tâm giác ngộ đã phát sinh, hạt giống của giáo pháp sẽ tiếp tục lớn mạnh cho dù...
(Xem: 9018)
Năm pháp, cùng tự tính, Tám thức, hai vô ngã. Hết thảy nó đều thâu nhiếp Đại thừa.
(Xem: 8460)
Nếu chúng ta có một sự sân hận lớn dễ bùng nổ và chưa rèn luyện chính mình một cách thích đáng, thế nên khi chúng ta cố gắng để...
(Xem: 7613)
Nguyên lý ở đây, là nguyên lý vô ngã, của Pháp duyên khởi, nguyên lý này ở chỗ khác, Pháp Hoa còn gọi là “vốn thường hằng tịch diệt”:
(Xem: 7527)
Chư Phật thấy các hữu tìnhbản tính tự nhiênniết bàn / bản tính niết bàn (prakrtiparinirvana; natural nirvana), vượt ngoài sầu muộn...
(Xem: 9528)
Phật giáo không bao giờ có khái niệm cõi âm hay là âm phủ. Có thể đây là những từ ngữ của tín ngưỡng dân gian
(Xem: 9893)
Tự lựctha lực là những khái niệm được đề cập rất nhiều trong Phật giáo. Những khái niệm này bao trùm...
(Xem: 8561)
Ba truyền thống Phật giáo Ấn Độ, Trung Hoa và Tây Tạng đều cho rằng Phật tánh hay Như Lai tạng là lần thuyết pháp sau cùng và cũng là cực điểm của kinh điển.
(Xem: 12306)
Tại sao gọi Tánh không duyên khởi? Nhà Phật nói tất cả pháp Tánh không, do duyên hợp thành các pháp.
(Xem: 9629)
Trước khi trở lại Tâm Kinh, hãy thử tìm hiểu thuyết vô ngã qua kiến giải của nhiều bộ phái khác nhau trong Phật giáo để...
(Xem: 7567)
Giáo huấn được mở rộng vô hạn và được tuyên thuyết đến vô lượng chúng sanh khắp các loài đủ các tính khí.
(Xem: 8868)
Sự “chuyển phước” như chỉ là một phép ẩn dụ phần nào đẹp để chỉ những gì xảy ra đối với những ảnh hưởng của hành động có kết quả tốt (puṇya), điều được gọi là “thiện nghiệp”
(Xem: 16918)
Nhập Trung Quán Luận (PDF) - Tổ Sư Nguyệt Xứng - Chuyển dịch: Thích Hạnh Tấn, TN Nhật Hạnh
(Xem: 9030)
Theo quan điểm của Phật Giáo thì mục đích của lễ bái là nhằm giúp chúng ta đến gần hơn với Đức Phật.
(Xem: 13265)
Phật giáophương cách dùng lòng Từ Bi để xóa đi, diệt đi lòng sân hận oán hờn, đó là phương thuốc diệt khổ cho vui,
(Xem: 19814)
Phật GiáoVũ Trụ Quan (PDF) - Tác giả: Lê Huy Trứ
(Xem: 8670)
Dưới đây là một bài viết của học giả Phật giáo Philippe Cornu, và cũng là bài mở đầu trong tập san "Hướng nhìn Phật giáo" (Regard Bouddhiste)...
(Xem: 9247)
Đối với Phật giáo, dana - việc bố thí - giữ một vai trò thật quan trọng, bởi vì nếu ngay từ lúc mới khởi sự tu tập mà không thực thi việc bố thí thì sẽ ...
(Xem: 8314)
“Tất cả ba cõi chỉ là Một Tâm”. Phẩm Dạ-ma cung kệ tán nói, “Như tâm, Phật cũng vậy. Như Phật, chúng sanh đồng. Tâm, Phật, và chúng sanh. Cả ba không sai khác”.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant