Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Mười Hai Khoen Nhân Duyên

10 Tháng Mười Một 201507:58(Xem: 8621)
Mười Hai Khoen Nhân Duyên

Mười Hai Khoen Nhân Duyên
(The Twelve Links Of Dependent Origination)
 
Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến


Mười Hai Khoen Nhân Duyên

Mười Hai Khoen Nhân Duyên


Không có hiện tượng nào đang tồn tại mà không phải là kết quả của nhân duyên (nhân: nguyên nhân, và duyên: điều kiện). Tất cả mọi hiện tượng phát sinh phụ thuộc vào một số lý do, mà chúng ta gọi là điều kiện. Nguyên tắc căn bản của nhân duyên đơn giản là chính nó. Đức Phật mô tả nguyên tắc nầy, bằng câu nói như sau:

Vì cái nầy có, nên cái kia có.

Vì cái nầy sinh, nên cái kia sinh.

Vì cái nầy không, nên cái kia không.

Vì cái nầy diệt, nên cái kia diệt.

Nhân duyên căn bản, và chủ yếu là sự giảng dạy để hiểu biết sự đau khổ, và sự diệt khổ. Mười hai khoen nhân duyên cung cấp một sự diễn tả chi tiết về những nguyên nhân của sự khổ đau, và sự tái sinh. Mười hai khoen nhân duyên gồm có:

1) SỰ THIẾU HIỂU BIẾT (VÔ MINH) là điều kiện cho những hành động của tâm thức.

2) NHỮNG HÀNH ĐỘNG CỦA TÂM THỨC (HÀNH) là những điều kiện cho cái-biết.

3) CÁI-BIẾT (THỨC) là điều kiện cho tâm và thân.

4) TÂM VÀ THÂN (DANH SẮC) là điều kiện cho sáu giác quan.

5) SÁU GIÁC QUAN (SÁU CĂN) là điều kiện cho sự xúc chạm.

6) SỰ XÚC CHẠM (XÚC) là điều kiện cho cảm giác.

7) CẢM GIÁC (THỌ) là điều kiện cho sự ham muốn.

8) SỰ HAM MUỐN (ÁI) là điều kiện cho sự dính mắc.

9) SỰ DÍNH MẮC (THỦ) là điều kiện cho sự trở thành

10) SỰ TRỞ THÀNH (HỮU) là điều kiện cho sự sinh ra.

11) SỰ SINH RA (SINH) là điều kiện cho sự già và sự chết.

12) SỰ GIÀ VÀ SỰ CHẾT (LÃO-TỬ) là điều kiện cho sự thiếu hiểu biết.

Tất cả mười hai khoen nhân duyên liên kếtphụ thuộc lẫn nhau; do đó, không có điểm bắt đầu, hoặc không có điểm kết thúc. Mười hai khoen nầy là những hiện tượng luân hồi. Mỗi khoen là nguyên nhân của khoen bên nầy, và cũng là kết quả của khoen bên kia.

1) SỰ THIẾU HIỂU BIẾT (VÔ MINH): có nghĩa là thiếu sự hiểu biết đúng đắn. Chúng ta là người thiếu hiểu biết, nếu chúng ta tự xem mình là thật, là độc lập, và là một thực thể vĩnh viễn, hoặc là "Cái Tôi". Chúng ta đã không hiểu chúng ta là ai, chúng ta là những cái gì, hoặc vũ trụ là gì. Sự hiểu biết đúng đắn cho phép chúng ta sống theo cách mà mọi vật chính-là-như-thế. Sau đó, chúng ta có thể sống hài hòa với mọi loài. Sự thiếu hiểu biếtđiều kiện cho những hành động của tâm thức.

2) NHỮNG HÀNH ĐỘNG CỦA TÂM THỨC (HÀNH): những hành động của tâm thức phát sinh từ sự thiếu hiểu biết. Những dơ bẩn trong tâm (là kết quả của các hành động trong quá khứ, gây ra bởi thân thể, lời nói, và ý nghĩ) làm phát sinh các thói quen trong kiếp hiện tại, mà phù hợp với các mô hình thành lập trong kiếp quá khứ (nghiệp). Đây là lý do tại sao có một số người được sinh ra trong các điều kiện may mắn hơn những người khác. Những hành động của tâm thứcđiều kiện cho cái-biết.

3) CÁI-BIẾT (THỨC): cái-biết phát sinh từ những hành động của tâm thức. Theo nghĩa đen, cái-biết có nghĩa là sự nhận thức, sự thấu hiểu, sự nhìn nhận, sự phân biệt, vân vân .... Thông thường, cái-biết được giải thích là tâm của chúng ta. Cái-biết là điều kiện cho tâm và thân.

4) TÂM VÀ THÂN (DANH SẮC): tâm và thân phát sinh từ cái-biết. Tâm và thân là sự kết hợp của tinh thần và cơ thể (ý nghĩthân thể). Tâm và thân ám chỉ Năm Uẩn (nghĩa là hình tướng, cảm giác, sự nhận biết, những hành động của tâm thức, và cái-biết hoặc là 'sắc thọ tưởng hành thức'). Tâm và thân là những điều kiện cho sáu giác quan.

5) SÁU GIÁC QUAN (SÁU CĂN): sáu giác quan phát sinh từ tâm và thân. Sáu giác quan là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Qua sáu giác quan nầy, chúng ta có thể tiếp xúc với các đối tượng của thế giới bên ngoài. Sáu giác quan là những điều kiện cho sự xúc chạm.

6) SỰ XÚC CHẠM (XÚC): sự xúc chạm phát sinh từ sáu giác quan. Đây là sự hiểu biết tạo ra bởi sáu giác quan, bởi các đối tượng về cảm giác, và bởi cái-biết. Do đó, sự xúc chạm là điều kiện cho cảm giác. Nếu không có sự xúc chạm, chúng ta không có cảm giác. Sự đau khổ tùy thuộc vào sự xúc chạm, bởi vì sự xúc chạm đưa đến cảm giác.

7) CẢM GIÁC (THỌ): cảm giác phát sinh từ sự xúc chạm. Đây là những giai điệu về tình cảm. Chúng ta có ba loại cảm giác, đó là: cảm giác dễ chịu, cảm giác không dễ chịu, và cảm giác trung tính. Cảm giácđiều kiện cho sự ham muốn.

8) SỰ HAM MUỐN (ÁI): sự ham muốn phát sinh từ cảm giác. Sự ham muốn là sự khao khát nhục dục, sự theo đuổi niềm vui thú, và được nhận ra bằng sự dính mắc, bởi vì chúng ta chỉ muốn-được, mà chúng ta không-muốn-mất. Sự ham muốnđiều kiện cho sự dính mắc.

9) SỰ DÍNH MẮC (THỦ): sự dính mắc phát sinh từ sự ham muốn. Sự dính mắc là sự bám vào các đối tượng. Chúng ta có mong muốn giữ một cái gì đó, để sở-hữu cái-đó vĩnh viễn. Tuy nhiên, tất cả các hiện tượng đều vô thường. Vì vậy, chúng ta bị trói buộc vào sự đau khổ, vì sự thiếu hiểu biết của chúng ta. Sự dính mắc là điều kiện của sự trở thành.

10) SỰ TRỞ THÀNH (HỮU): sự trở thành phát sinh từ sự dính mắc, sự nắm giữ. Sự trở thành có nghĩa là chuẩn bị cho sự sinh đẻ, là chuẩn bị cho sự tạo ra, và là chuẩn bị cho sự tồn tại. Bởi vì sự dính mắc với các hiện tượng, chúng ta giả sử rằng có một cái-tôi. Tuy nhiên, cái-tôi nầy có điều kiện, nên là vô thường. Sự trở thànhđiều kiện cho sự sinh ra.

11) SỰ SINH RA (SINH): sự sinh ra phát sinh từ sự trở thành. Sự sinh ra ám chỉ hoặc là sự sinh ra về vật lý, hoặc là sự phát sinh của cái-biết luôn thay-đổi-mới từ giây phút nầy sang giây phút kế tiếp. Sự sinh ra là điều kiện cho sự già và sự chết. 

12) SỰ GIÀ VÀ SỰ CHẾT (LÃO-TỬ): sự già và sự chết phát sinh từ sự sinh ra. Cái chết là một trong những đau khổ lớn nhất, và cũng là nỗi sợ hãi của những người mà không được huấn luyện, mà không biết tuân theo luật-tự-nhiên của cuộc đời. Sự già và sự chết là điều kiện cho sự thiếu hiểu biết.

The Twelve Links Of Dependent Origination

There is no existing phenomenon that is not the effect of dependent origination. All phenomena arise dependent upon a number of causal factors, called conditions. The basic principle of dependent origination is simplicity itself. The Buddha described it by saying:

When there is this, that is.

With the arising of this, that arises.

When this is not, neither is that.

With the cessation of this, that ceases.

Dependent origination is essentially and primarily a teaching to understand suffering and the cessation of suffering. The twelve links of dependent origination provide a detailed description of the causes of suffering and rebirth. They are:

1. IGNORANCE is the condition for mental formations.

2. MENTAL FORMATIONS are the conditions for consciousness.

3. CONSCIOUSNESS is the condition for name and form.

4. NAME AND FORM are the conditions for the six senses.

5. THE SIX SENSES are the conditions for contact.

6. CONTACT is the condition for feeling.

7. FEELING (SENSATION) is the condition for craving.

8. CRAVING is the condition for clinging.

9. CLINGING is the condition for becoming.

10. BECOMING is the condition for birth.

11. BIRTH is the condition for aging and death.

12. AGING AND DEATH are the conditions for ignorance.

All twelve links are interrelated and dependent on each other; thus, there is no beginning or ending point. They are cyclic phenomena. Each link is a cause on the one hand, and an effect on the other.

1. IGNORANCE: Ignorance means the lack of right understanding. One is ignorant and takes oneself as real, independent, and a permanent entity or “I.” We do not understand who and what we are or what the universe is. Right understanding allows us to live in accordance with the way things are. Then one can live harmoniously. Ignorance is the condition for mental formations.

2. MENTAL FORMATIONS: Mental formations arise from ignorance. Mental impurities (the result of past actions of body, speech, and mind) give rise to habitual actions in the present life, which conform to the patterns established in the past (karma). This is why some people are born into more fortunate conditions than others. Mental formations are the conditions for consciousness.

3. CONSCIOUSNESS: Consciousness arises from mental formations. Literally, it means perceiving, comprehending, recognizing, differentiating, etc. Usually it is interpreted to be our mind. Consciousness is the condition for name and form.

4. NAME AND FORM: Name and form arise from consciousness. They are the combination of mentality and corporeality (mind and body). Name and form refer to the Five Aggregates (i.e., form, feeling, perception, mental formations, and consciousness). Name and form are the conditions for the six senses.

5. THE SIX SENSES: The six senses arise from name and form. They are eye, ear, nose, tongue, body, and mind. Through these six organs contact with external objects is possible. The six senses are the conditions for contact.

6. CONTACT: Contact arises from the six senses. It is the experience created by the six senses, sense objects, and consciousness. Therefore contact is the condition for feeling. Without contact, there is no feeling. Suffering is dependent upon contact because it gives rise to feeling.

7. FEELING: Feeling arises from contact. It is the affective tone. There are three kinds of feelings, namely: pleasant, unpleasant, and neutral. Feeling is the condition for craving.

8. CRAVING: Craving arises from  feeling. Craving is sensuous desire, the pursuit of pleasure, and the identification with attachment to gain and the fear of loss. Craving is the condition for clinging.

9. CLINGING: Clinging arises from craving. Clinging is an attachment to objects. We have the desire to keep something, to possess it permanently. However, all phenomena are impermanent. Therefore we are bound to suffer because of our ignorance. Clinging is the condition for becoming.

10. BECOMING: Becoming arises from clinging/grasping. Becoming means to give birth, create, and exist. Because of attachment to phenomena we assume that there is a self. However, this ‘self’ is conditioned and impermanent. Becoming is the condition for birth.

11. BIRTH: Birth arises from becoming. Birth refers to either physical birth or the moment-to-moment arising of renewed consciousness. Birth is the condition for old age and death.

12. OLD AGE AND DEATH: Old age and death arise out of birth. Death is one of the greatest afflictions and fears of the untrained, undisciplined worldling. Aging and death are the conditions for i

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9083)
Thần thông của Đức Phật là một trong những đề tài thu hút người viết và lôi cuốn người đọc. Từ trước đến nay, đã có nhiều bài viết đề cập đến vấn đề này.
(Xem: 7983)
Một số người tái-sinh lên làm người (sinh từ bào thai trong bụng mẹ), người độc-ác tái-sinh xuống địa ngục, người hiền-lành tái-sinh lên cõi trời, và người không-còn ô-nhiễm, sống hoàn-toàn an-lạc nơi cõi Niết Bàn.
(Xem: 16158)
Khoa học thần kinh ngày hôm nay đã chứng minh một cách khách quan và cụ thể rằng chánh niệm (samma-sati) là con đường trực tiếp nhất để gạt bỏ vọng tưởng về cái "ta"
(Xem: 15697)
Trong các ngành khoa học, rất có thể khoa học thần kinh (neurosciences) sẽ là ngành phát triển mạnh và gây nhiều ảnh hưởng nhất trong những thập niên tới.
(Xem: 7934)
Sự kiện Đức Phật nhập Niết-bàn thường được các giới Phật giáo tổ chức thành một lễ hội thiêng liêng.
(Xem: 7937)
Từ trước đến nay không có một tôn giáo, triết họctâm lý học nào phân tích tâm đầy đủ rõ ràng như Phật Giáo.
(Xem: 8660)
Mục đích của Đạo Phậtdiệt khổ và đem vui cho mọi loài, nhưng phải là người có trí mới biết được con đường đưa đến an lạchạnh phúc.
(Xem: 7824)
Kinh Hoa sen pháp diệu là dịch nghĩa từ tiếng Phạn Saddharmapuṇḍarīka-sūtra, và được dịch ra tiếng Trung Hoa bởi nhiều dịch giả.
(Xem: 7420)
Chẳng đồng nhất, chẳng dị biệt, chẳng đoạn diệt, chẳng thường hằng: đây là các giáo pháp bất tử của chư Phật, chư thượng thủ của thế giới.
(Xem: 9270)
Theo Phật Giáo, tâm tư duy (Tâm phan, như vệ tinh quả đất, định tinh mặt trời, và vô lượng thiên hà) có thể sinh ra trong không gian thời gian...
(Xem: 8530)
Trong cuốn giáo thuyết về linh hồn của Phật Giáo, Soul theory of the Buddhist, Giáo Sư Stcherbatsky, ghi nhận rằng...
(Xem: 8563)
Bất kì một sự vật gì tùy thuộc vào một nguyên nhân thì duyên hội thành một hiệu quả.
(Xem: 11839)
Đức Phật đã giải thích nguồn gốc của thế giới, vũ trụ, vạn vật, là do nghiệp quả (cause & effect) hấp dẫn cùng với sức thu hút bởi 12 nhân duyên
(Xem: 7454)
Ngũ uẩn hay là Ngũ ấm chỉ là năm (pañca) nhóm (skandha) tượng trưng cho năm yếu tố tạo thành con người, toàn bộ thân tâm...
(Xem: 8238)
Tạng Quang Minhcon đường đi của ánh sáng, cùng với năng lượng (chân hỏa tam muội, energy) và sắc tướng (mass) là phương tiện thần thông để du hành trong vũ trụ.
(Xem: 11645)
Nguyên văn đoạn kinh trong phẩm Phật-đà, Tương ưng bộ, như sau: “Này các Tỳ-kheo, thế nào là lý duyên khởi?
(Xem: 7374)
Phật Pháp được chia ra làm bốn thể loại là Giáo, Lý, Hành và Quả.
(Xem: 8933)
Tâm người bị ba thứ độc tố trói buộc, chính vì vậy chúng ta không sao vượt thoát được cảnh trầm luân khốn khổ. Chúng ta bị mắc kẹt trong phiền não của ba độc
(Xem: 8377)
Trong ý niệm này là sự bất biến thiên được hiểu như là một sự tướng trạng hoá của thật tướng của các sự vật.
(Xem: 9990)
Mọi tôn giáo đều tin rằng có sự sống sau khi chết, tức có kiếp sau của một ‘linh hồn’ thật sự. Học thuyết Phật giáo nên được phân biệt trong...
(Xem: 9633)
"Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm" là một câu kinh rất ngắn trong cả quyển kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật rất nổi tiếng được giới học Phật trích dẫn nhiều nhứt.
(Xem: 9562)
Mọi tồn tại đều vốn có Tự tính (như là bản chất) của nó. Vì rằng cái thành lập ra nó là Nhân tạo tác (Nhân) và Điều kiện tạo tác (Duyên) cũng tồn tại,
(Xem: 10513)
Giai đoạn đầu của Phật giáo Đại thừa được thể chứng qua sự hình thành và phát triển một văn hệ đồ sộ là Bát-nhã ba-la-mật-đa (prajñāpāramitā).
(Xem: 10087)
Căn bản trung quán luận tụng (Mūlamadhyamaka-kārikā) là một bộ luận chính trong ngôi nhà đồ sộ tráng lệ Trung Quán.
(Xem: 8175)
Cộng đồng nhân loại đã đến một điểm nghiêm trọng trong lịch sử của nó. Thế giới ngày nay khiến chúng ta phải chấp nhận nhân loại là một.
(Xem: 20163)
Nguyên tác Hán văn: sa-môn Pháp Tạng, chùa Sùng Phúc, Kinh Triệu thuật
(Xem: 8048)
Trong thế giới này cá nhân không hiện hữu, ngã cũng không hiện hữu, bởi vì chúng là các sự vật duyên khởi.
(Xem: 8526)
Đối tượng chấp thủ của tâm chấm dứt (tâm hành xứ diệt), Con đường ngôn ngữ không có lối vào (ngôn ngữ đạo đoạn).
(Xem: 9393)
Đấng Toàn Giác biết đã đến lúc sắp kết thúc kiếp sống này của Ngài. Nhưng trước khi nhập diệt, Đức Phật muốn
(Xem: 9248)
Ngã được nói đến, Để phân biệt với vô ngã. Chư Phật dạy thật tướng các pháp, Không có ngã, không có vô ngã.
(Xem: 7696)
Để giúp độc giả, tôi sẽ trình bày một bản tổng hợp giáo lý của các thuyết phục chính yếu về tôn giáotriết học của ngài Long Thọ.
(Xem: 8322)
Đây là bốn Chân lý cao quý. Này chư tăng! Những gì là bốn?
(Xem: 8164)
Do vô minh che lấp, chúng sinh tạo ba hành, nên theo ba hành nghiệp (thân, ngữ, tâm) vào luân hồi sáu cõi.
(Xem: 8982)
Hiện nay, giới nghiên cứu Phật học đang lưu tâm đến vấn đề: “Bát kỉnh pháp do Đức Phật chế ra hay do người sau thêm vào trong Tam tạng giáo điển?”.
(Xem: 8727)
Chúng ta phải hỏi điểm xuất phát là gì, chủ đề là gì, và quan tâm tối hậu của bộ luận tuyệt vời này là gì.
(Xem: 8566)
Chúng ta đang tiến dần đến đỉnh cao vĩ đại của Giáo Pháp, và mặc dù có những nguy hiểm đáng sợ đang đe doạ thế giới chúng ta.
(Xem: 10140)
Hai từ Bụt và Phật đã để lại dấu ấn sâu đậm trong ngôn ngữ lịch sử Việt Nam, vết tích còn thấy trong ca dao tục ngữ của văn hoá dân gian như...
(Xem: 8090)
Năm giớimười điều thiện được xem là cơ sở thiết lập đạo đức Phật giáo thì giới thứ hai “Không trộm cắp” là nhằm đảm bảo tính công bình và hướng tâm con người đi đến sự vô tham, vô sân, vô si.
(Xem: 8797)
Một khi tâm giác ngộ đã phát sinh, hạt giống của giáo pháp sẽ tiếp tục lớn mạnh cho dù...
(Xem: 8975)
Năm pháp, cùng tự tính, Tám thức, hai vô ngã. Hết thảy nó đều thâu nhiếp Đại thừa.
(Xem: 8421)
Nếu chúng ta có một sự sân hận lớn dễ bùng nổ và chưa rèn luyện chính mình một cách thích đáng, thế nên khi chúng ta cố gắng để...
(Xem: 7589)
Nguyên lý ở đây, là nguyên lý vô ngã, của Pháp duyên khởi, nguyên lý này ở chỗ khác, Pháp Hoa còn gọi là “vốn thường hằng tịch diệt”:
(Xem: 7489)
Chư Phật thấy các hữu tìnhbản tính tự nhiênniết bàn / bản tính niết bàn (prakrtiparinirvana; natural nirvana), vượt ngoài sầu muộn...
(Xem: 9471)
Phật giáo không bao giờ có khái niệm cõi âm hay là âm phủ. Có thể đây là những từ ngữ của tín ngưỡng dân gian
(Xem: 9828)
Tự lựctha lực là những khái niệm được đề cập rất nhiều trong Phật giáo. Những khái niệm này bao trùm...
(Xem: 8499)
Ba truyền thống Phật giáo Ấn Độ, Trung Hoa và Tây Tạng đều cho rằng Phật tánh hay Như Lai tạng là lần thuyết pháp sau cùng và cũng là cực điểm của kinh điển.
(Xem: 12237)
Tại sao gọi Tánh không duyên khởi? Nhà Phật nói tất cả pháp Tánh không, do duyên hợp thành các pháp.
(Xem: 9593)
Trước khi trở lại Tâm Kinh, hãy thử tìm hiểu thuyết vô ngã qua kiến giải của nhiều bộ phái khác nhau trong Phật giáo để...
(Xem: 7518)
Giáo huấn được mở rộng vô hạn và được tuyên thuyết đến vô lượng chúng sanh khắp các loài đủ các tính khí.
(Xem: 8802)
Sự “chuyển phước” như chỉ là một phép ẩn dụ phần nào đẹp để chỉ những gì xảy ra đối với những ảnh hưởng của hành động có kết quả tốt (puṇya), điều được gọi là “thiện nghiệp”
(Xem: 16818)
Nhập Trung Quán Luận (PDF) - Tổ Sư Nguyệt Xứng - Chuyển dịch: Thích Hạnh Tấn, TN Nhật Hạnh
(Xem: 8966)
Theo quan điểm của Phật Giáo thì mục đích của lễ bái là nhằm giúp chúng ta đến gần hơn với Đức Phật.
(Xem: 13208)
Phật giáophương cách dùng lòng Từ Bi để xóa đi, diệt đi lòng sân hận oán hờn, đó là phương thuốc diệt khổ cho vui,
(Xem: 19719)
Phật GiáoVũ Trụ Quan (PDF) - Tác giả: Lê Huy Trứ
(Xem: 8593)
Dưới đây là một bài viết của học giả Phật giáo Philippe Cornu, và cũng là bài mở đầu trong tập san "Hướng nhìn Phật giáo" (Regard Bouddhiste)...
(Xem: 9179)
Đối với Phật giáo, dana - việc bố thí - giữ một vai trò thật quan trọng, bởi vì nếu ngay từ lúc mới khởi sự tu tập mà không thực thi việc bố thí thì sẽ ...
(Xem: 8269)
“Tất cả ba cõi chỉ là Một Tâm”. Phẩm Dạ-ma cung kệ tán nói, “Như tâm, Phật cũng vậy. Như Phật, chúng sanh đồng. Tâm, Phật, và chúng sanh. Cả ba không sai khác”.
(Xem: 10147)
“Theravāda Tantra”, hay “esoteric practices of Theravāda ” là những thuật ngữ mà các học giả phương tây sử dụng để gọi các pháp hành mang tính bí truyền của...
(Xem: 9791)
Nghiệp quả: Quả chín (trên năm uẩn), * Quả tương đương với nhân,# Nghiệp quả qua hoàn cảnh
(Xem: 14984)
Trên đây là bài dịch từ trang 18-20 trong quyển ’Kindness, Clarity,and Insight’ của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 Tenzin Gyatso, với sự đồng ý của Snow Lion Publications
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant