Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Ý Nghĩa Của Ngón Tay Chỉ Mặt Trăng (song Ngữ)

10 Tháng Tư 201609:25(Xem: 9447)
Ý Nghĩa Của Ngón Tay Chỉ Mặt Trăng (song Ngữ)

Ý NGHĨA CỦA NGÓN TAY CHỈ MẶT TRĂNG 

Myrko Thum - Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến 

Source-Nguồn: www.awakeblogger.com
(The Meaning Of The Finger Pointing To The Moon - Myrko Thum)

Ý Nghĩa Của Ngón Tay Chỉ Mặt Trăng (song Ngữ)

 

Sư Cô Wu Jincang hỏi Lục Tổ Huệ Năng (Huineng), "Con đã nghiên cứu Kinh Đại Bát Niết Bàn trong nhiều năm, tuy nhiên, có nhiều lãnh vực con vẫn chưa hiểu hoàn toàn. Xin Thầy hãy soi sáng cho con."

Lục Tổ trả lời, "Thầy không biết đọc chữ. Con hãy đọc bài kinh đó cho Thầy nghe, và nếu may mắn, Thầy có thể giải thích ý nghĩa bài kinh cho con hiểu."

Sư cô trả lời, "Thầy còn không biết đánh vần, thế thì, Thầy làm sao hiểu được ý nghĩa của bài kinh?"

"Sự thật không liên hệ gì đến các từ ngữ. Sự thật giống như là mặt trăng chiếu sáng trên bầu trời. Trong trường hợp nầy, các từ ngữ được xem như là ngón tay. Ngón tay có thể chỉ vào vị trí của mặt trăng. Tuy nhiên, ngón tay không phải là mặt trăng. Khi con muốn nhìn thấy mặt trăng, con cần phải nhìn xa hơn là ngón tay, có đúng không?"

Điểm quan trọng ở đây là mặt trăng thì không phải là ngón-tay chỉ-mặt-trăng. Ở mức độ sâu sắc hơn, điều nầy có nghĩa gì? Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta áp dụng điều nầy như thế nào? Để có ích lợi, chúng ta nên hiểu điều nầy có ý nghĩa như thế nào?

Thiền Sư Bố Đại (Hotei), còn gọi là ông Phật Cười, ngài chỉ ngón tay vào mặt trăng, là nhà sư sống trong Triều Đại Nhà Hậu Lương (Liang, 907-923 AD) của Trung Quốc. Thiền Sư Bố Đại có gương mặt vui vẻ và bụng bự, tượng trưng cho niềm hạnh phúc và sự an lạc.

KHÔNG-CÓ Ý-NGHĨA GÌ CẢ KHI CHÚNG TA GIẢI THÍCH VỀ NGÓN-TAY:

... Eckhart Tolle nói rằng, chúng ta có khuynh hướng giải thích về các ngón-tay, mà chúng ta không tự nhận-biết. Khi chúng ta thảo-luận về một điều gì đó, trong một buổi tranh-luận về triết-lý, dù cho điều nầy tốt hoặc là không-tốt cho chúng ta, (nên nhớ rằng) chúng ta đang thảo-luận về sự hợp-lý của các mô-hình và các khái-niệm. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể đi trực-tiếp đến nơi đó, để sống và có  kinh-nghiệm qua các cảm-nhận trực-tiếp.

Trong sự hiểu-biết về tâm-linh, điều nầy cũng như thế.

Tâm-linh là sự hiểu-biết qua kinh-nghiệm, và đây chính là sự thật. Vì vậy, theo ý nghĩa đó, bài viết nầy là ngón-tay chỉ mặt-trăng (chứ không phải là mặt trăng). Mục đích của từ ngữ là chỉ về phía mặt trăng. Do đó, khi chúng ta đang ngồi chỉ-tay, hoặc là thảo-luận về các ngón-tay, chúng ta không-có cảm-nhận. Kinh-nghiệm về một điều-gì có nghĩa là kết-nối với điều-nầy, cảm-nhận với điều-nầy, mà chúng ta không cần đặt-tên, và không cần dán nhãn-hiệu.

Sự lặp đi lặp lại rất nhiều lần trong tôn-giáo và triết-học chính là sự thảo-luận gay gắt về các ngón-tay (chứ không phải là mặt-trăng). Khi thảo-luận về một ngón-tay, thì ngón-tay có phải là sự-thật không? Có phải chỉ có một ngón-tay duy-nhất, là có thể chỉ đúng vị-trí mặt trăng không? Khi chúng ta đại-diện cho một điều-gì đó khác nhau, mà đó lại là các ngón-tay của chúng ta, thì điều dễ hiểu là  chúng ta dễ dàng không đồng-ý về các ngón-tay của người khác.

NƠI-CHỐN MÀ CHÚNG TA ĐI ĐẾN KHÔNG-PHẢI LÀ CÁI BẢN-ĐỒ:

Tương-tự như ngón-tay chỉ mặt-trăng, bản-đồ không phải là nơi-chốn chúng ta đi đến. Bản-đồ là khái-niệm chúng ta có trong tâm về một điều gì đó. Đây có thể là một niềm tin, là một hình ảnh, hoặc là một bản-mẫu lặp-lại của ý-nghĩ. Chúng ta xử-dụng bản đồ nầy để đi tìm nơi chốn chúng ta đi đến. Nếu bản đồ chính xác, chúng ta tìm được địa chỉ. Nếu bản đồ sai-lệch đi một chút, chúng ta phải thay đổi bản đồ theo sự hiểu biết nầy, rồi sửa chữa bản đồ lại cho chính xác. Nếu bản đồ hoàn-toàn không chính-xác (hoặc là chúng ta dọn nhà qua một thành phố khác), chúng ta phải thay thế hoàn-toàn tấm bản đồ nầy. Chuyện thay đổi bản đồ là chuyện thông thường vẫn xảy ra.

Hình-ảnh bản-thân chúng ta, hoặc còn gọi là cái-tôi của chúng ta, cũng là một loại bản-đồ (nói theo một cách khác). Đấy là tất cả mọi thứ mà chúng ta lưu giữ về bản thân mình. Đấy là bản đồ của chúng ta, và chúng ta hành-động theo cái bản đồ nầy. Chúng ta muốn cải-thiện hình-ảnh bản-thân chúng ta, thì chúng ta dùng khả-năng trí-tuệ của chúng ta để làm điều nầy: khi chúng ta có những ước-muốn, thì chúng ta đặt mục-tiêu, rồi chúng ta làm việc để đạt tới các mục-tiêu nầy. Bản đồ nầy còn gọi là cái-tôi của chúng ta, là một bản đồ rất hữu-ích mà chúng ta tự tạo ra không ngừng-nghỉ. Tuy nhiên, điều quan trọng mà chúng ta nên nhớ: rằng đây chỉ là cái bản đồ.

Chúng ta có bản đồ là một điều tốt, miễn là chúng ta biết đó chỉ là cái bản đồ mà thôi.

Điều nầy có nghĩa là:

1. Bản đồ thì có thể thay đổi: có nghĩa là các khái-niệm về bản-thân (thí dụ như cái-tôi, thí dụ như chúng ta nghĩ chúng ta là ai) có thể thay-đổi, và các điều nầy là căn-bản cho sự phát-triển về bản-thân. Sự thay đổi trên bản đồ nầy bao gồm các sự suy-nghĩ, các niềm tin, và các hành-động của chúng ta: có nghĩa là thế-giới-quan, và hình-ảnh bản-thân của chúng ta.

2. Nơi chốn mà chúng ta đi đến không phải là cái bản đồ: chúng ta không phải là cái-tôi. Chúng ta không phải là hình-ảnh bản-thân, nói một cách khác: chúng ta không phải là những gì chúng ta nghĩ chúng-ta là-như-thế; hiểu theo nghĩa đen, các ý-nghĩ (và các khái-niệm khác) là cái bản đồ, chứ không phải là nơi chốn chúng ta đi đến.

Bước quan trọng để Đánh Thức Tâm-Linh là chúng ta cần buông bỏ bản-đồ, và thực-tập sự hiểu-biết mọi vật mà không cần dùng tới bản-đồ.

Tuy nhiên, (đối với tôi) điều nầy không-có nghĩa là lúc-nào chúng ta cũng buông-bỏ bản-đồ. Tôi cần có bản-đồ để sinh-hoạt trong cuộc-sống, và cũng để liên-lạc với mọi người. Vì thế, tôi tạo ra bản đồ, để xử-dụng trong mọi hoàn-cảnh thích-hợp, và tôi xử-dụng theo một phương cách tốt đẹp nhất (mà tôi có thể làm được). Tuy nhiên, có một sự khác biệt ở đây: tôi biết rằng nơi tôi đến không phải là cái bản đồ. Cũng như thế, tôi biết rằng hình-ảnh bản-thân tôi chỉ là hình-ảnh bản-thân, chứ không phải là tôi.

Ken Wilber gọi quá-trình nầy là "Bao Gồm Và Vượt Qua Mọi Giới Hạn". Hoặc như Genpo Roshi đã nói rằng: chúng ta có thể vượt qua mọi giới-hạn của cái-tôi, tuy nhiên, chúng ta vẫn còn xử-dụng cái-tôi như là một con-người, khi chúng ta biết rằng Con Người gồm có hai mặt, một mặt là Tâm-Mỗi-Ngày, và một mặt là Chân-Tâm: mời quý vị xem thêm bài viết của tôi về Sức-Mạnh Bản-Thân so-sánh với Sức-Mạnh Hiện-Tại.

MỘT CÂU CHUYỆN VỀ THIỀN (TRÊN TRANG MẠNG CÓ TÊN LÀ 'NGÓN TAY CHỈ MẶT TRĂNG')

"Khi Thiền-Sư Nan-chuan nhìn thấy học trò của mình là Ma-tsu siêng năng thực-tập thiền định nhiều tiếng đồng hồ mỗi ngày, thiền-sư nhìn thấy một nỗ-lực và một nguyện-vọng chắc-chắn trong thói-quen của nhà sư trẻ nầy, cho nên thiền-sư đã lẻn ra phía sau của Ma-tsu, rồi hỏi rằng: "Con đang làm gì vậy?", Ma-tsu trả lời đầy tự hào, "Con đang cố gắng để trở thành một vị Phật". Sau đó, Thiền-Sư Nan-chuan nhặt lên một hòn đá, và ông bắt đầu mài hòn đá trên một viên gạch dư, để trên sàn nhà của tu viện. Nghe thấy tiếng mài đá, Ma-tsu hỏi, "Thầy đang làm gì vậy?" Thiền-Sư Nan-chuan trả lời: "Thầy đang cố gắng để làm một tấm gương." Và từ đó, Ma-tsu đã có sự tỉnh-thức.

Câu chuyện trên muốn nói đến điều sau đây:

Tất cả mọi vật chỉ-là-như-thế! Ma-tsu là Ma-tsu, viên gạch là viên gạch, và chúng tachúng ta, chỉ-là-như-thế. Không có Phật bên ngoài sự-thật căn-bản nầy, và cũng như không-có bất-kỳ nỗ-lực nào để đạt đến một trạng-thái đặc-biệt của tâm, mà dẫn dắt chúng ta ra bên-ngoài sự-thật nầy, đấy là những-gì tạo ra chúng ta là ai, và những-gì mà chúng ta đã sẵn-có. Bằng cách chúng ta tiếp-cận trực-tiếp với sự-thật ..., bằng cách chúng ta trực-tiếp nhận ra bản-chất thật-sự của chúng ta, mà luôn-luôn sẵn-có trong chúng ta trong từng giây-phút, dù cho đó là lúc chúng ta ngồi bên trên hoặc là bên ngoài tọa-cụ, dù cho đó là lúc chúng ta đang ngồi thiền hay không ngồi thiền. Chúng ta chỉ cần thực-hành giống như là Dogen Zenji đã nói, "chúng ta hãy nhìn lại chúng ta, bằng cách chúng ta đi lùi lại một bước, rồi bật lên ngọn đèn tâm, để làm Chân Tâm của chúng ta tỏa sáng."" - Stephan Bodian

Hotei pointing with the finger to the moon

Source-Nguồn: http://www.awakeblogger.com/the-meaning-of-the-finger-pointing-to-the-moon

 

The Meaning Of The Finger Pointing To The Moon
Myrko Thum - Source-Nguồn: www.awakeblogger.com

 

The nun Wu Jincang asked the Sixth Patriach Huineng, “I have studied the Mahaparinirvana sutra for many years, yet there are many areas I do not quite understand. Please enlighten me.”

The patriach responded, “I am illiterate. Please read out the characters to me and perhaps I will be able to explain the meaning.”

Said the nun, “You cannot even recognize the characters. How are you able then to understand the meaning?”

“Truth has nothing to do with words. Truth can be likened to the bright moon in the sky. Words, in this case, can be likened to a finger. The finger can point to the moon’s location. However, the finger is not the moon. To look at the moon, it is necessary to gaze beyond the finger, right?”

The finger pointing to the moon is not the moon is the essence here. But what does this mean on a deeper level? How does it relate to todays everyday life? How can we understand the meaning in an useful manner?

The laughing Buddha Hotei is pointing to the moon, who was a monk who lived during the Later Liang Dynasty (907–923 AD) of China. Contentment and happiness being his defining attributes, Hotei has a cheerful face and a big belly.

ANALYZING THE POINTER IS POINTLESS

… said Eckhart Tolle, yet we tend to analyze the pointers without noticing it. If we are discussing about whether something is good for us or not or especially if we come to a philosophical debate, we are discussing the validity of models and concepts. We can also go out and experience something directly.

It’s the same with spirituality.

Spirituality is all about experiencing and the truth itself. So this post here is of course a finger pointing. The words are only pointing. So as long as we are pointing and discussing about the different pointers, we are not experiencing. The experience of something is the connection with something, the feeling one with something, without labeling.

What happens in philosophy and in religion again and again is the intense discussion about the pointers. How can it be that there is a discussion about one thing that is true? It is one thing right? It can only be because we represent something differently, which are different pointers. Then it is easy to discuss and disagree about them.

THE MAP IS NOT THE TERRITORY

The map is not the territory is just another way to point to the same thing. The map is the concept of what we have in the mind about something. It’s a belief, an image or a thought-pattern. We use this map in the same way as we use a city-map to find a location. If the map is correct, we will find our location. If it is slightly incorrect, we have to correct it by new knowledge, optimize it. If it is completely incorrect or we move to another city, we have to replace the map altogether. What is happening is that we changed the map. And this is happening all the time.

Another map is the self-image or we may call it the ego. It is everything we saved about ourselves. It is the map of ourselves and we act from it. We want to improve our self-image and we use our intellectual abilities to do so: we get our desires and we set goals and work towards them. The map called the ego is a very useful map that we constantly create ourselves. But here is the important thing: it is still a map.

It’s nice to have a map, as long as you know it’s a map

Which means:

1. The map can change: which means our self-concept (the ego, who we think we are) can change and this is the basis of personal development. This changing map includes our thoughts, beliefs and actions: the whole world-view and the self-image.

2. The map is not the territory: I am not the ego, my self-image. You are not your self-image, or in other words: You and I are not who we think we are; think in the literally sense of the word: thoughts (and all other concepts) are the map, not the territory.

 The important step to Spiritual Awakening is dropping the map and experiencing what is without the map.

But, (for me at least) this means not to remove the map for all time. I need the map to function in the world and to relate to everything. So I create maps and use maps in a very intense way, in the best way possible. But there is one difference: I dis-identified the map from the territory. So I know that my self-image is my self-image but not the self.

Ken Wilber called the process “Transcend and include”. Or as Genpo Roshi put it: the reason we are able to transcent the ego but still use it as a human being is that we know the Being side of the Human Being as well as the Human Side: check my posting about Personal Power vs. The Power of Now for more.

THIS IS A ZEN STORY I FOUND ON THE WEBSITE POINTING TO THE MOON:

“When Zen Master Nan-chuan saw his student Ma-tsu diligently practicing meditation hour after hour, he sensed a certain effort and ambition in the young monk’s demeanor, so he sneaked up behind him and asked, “What are you doing?” “I’m trying to become a Buddha,” Ma-tsu replied proudly. Nan-chuan then picked up a stone and began rubbing it against a spare tile from the monastery floor. Hearing the sound, Ma-tsu asked, “What are you doing?” Said Nan-chuan: “I’m trying to make a mirror.” Ma-tsu had an awakening.

And it goes on:

Everything is just as it is! Ma-tsu is Ma-tsu, the tile is the tile, and you are you, just as you are. There’s no Buddha apart from this fundamental truth, and any attempt to achieve some special state of mind just leads you away from who and what you already are. In the direct approach to truth …, the direct recognition of your true nature is available in every instant, on or off the cushion, whether you meditate or not. You merely need to “take the backward step that turns your light inward to illuminate the Self,” as Dogen Zenji said.” – Stephan Bodian

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8543)
Thần tài trong Phật giáo, cụ thểPhật giáo Bắc truyền đã vay mượn giữa hình ảnh Bố Đại hòa thượng và các truyền thuyết về thần tài Trung Hoa, để tổng hòa nên một vị thần tài có nguồn gốc ngoài Phật giáo.
(Xem: 5272)
Thời Đức Phật tại thế, Ấn Độít nhất mười sáu tiểu vương quốc, mỗi vương quốc đều có ngôn ngữ hay phương ngữ riêng, nhưng có lẽ người dân của mỗi nước đều có thể giao tiếp và hiểu nhau được.
(Xem: 5834)
Trong các kinh sách thừa hưởng từ [Phật giáo] Ấn Độ thì nguyên tắc căn bản đó lúc thì được gọi là "tâm thức tự tại
(Xem: 7459)
Kinh Hoa Nghiêm tiếng Sanskrit là Avatamsaka, tiếng Nhật là Kégon Kyo. Kinh nầy bằng tiếng Sanskrit do Bồ Tát Long Tho (Nagarjuna) soạn vào khoảng thế kỷ thứ 2 Tây Lịch.
(Xem: 6379)
Con người muốn có cuộc sống an lạchạnh phúc, cần phải tu nhơn tạo phước, chứ không phải chỉ cầu nguyện...
(Xem: 5974)
Phát huy sự chú tâm đúng đắn hướng vào một điểm nhằm mục đích gì? Việc luyện tập đó không nhất thiết là chỉ để giúp tâm thức đạt được một mức độ tập trung thật cao...
(Xem: 4761)
Đức Đạt Lai Lạt Ma Nói Về Phật Giáo Ứng Dụng - Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma, Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 5710)
A Dục, Asoka (Sanskrit). Khi đức Phật Thích ra đời, Vua A Dục là một đứa trẻ, trong lúc đang chơi đức Phật đi ngang qua, đứa trẻ đem cát mà coi như cơm cúng dường đức Phật...
(Xem: 5886)
Hàng ngày các Phật tử có thể “Xưng danh hiệu” hay “Niệm danh hiệu” của chư Phật, tức là đọc tên của chư Phật và tưởng nhớ đến các ngài.
(Xem: 6133)
Trong Phật giáo, giải thoát hay thoát khỏi luân hồi là một đề tài vô cùng lớn lao. Ngay cả những người Phật tử đã học qua giáo lý, cũng mường tượng sự giải thoát như ...
(Xem: 6600)
Như Lai có thể diễn tả những gì Ngài muốn bằng bất kỳ ngôn ngữ nào
(Xem: 5955)
Thuật Ngữ nầy có liên hệ đến rất nhiều Thuật Ngữ khác trong Kinh Điển Phật Giáo như: Thủy Giác, Chân Như, Như Lai Tạng, Pháp Tánh, Pháp Giới, Niết Bàn, Pháp Thân, Phật Tánh, Giải Thoát Thực Chất, Toàn Giác v.v…
(Xem: 7066)
Chánh pháp của Đức Phật hay Đạo Phật được tồn tại lâu dài, đem lại hạnh phúc an lạc cho chúng sanh, chư thiênloài người.
(Xem: 6683)
“Đạo Phật nhấn mạnhtu tập giúp chúng ta loại bỏ những tà kiến, chứ không phải là nơi tập hợp các hí luận”.
(Xem: 4813)
Kinh Niệm Xứ (satipaṭṭhānasutta) là kinh thu gọn của Kinh Đại Niệm Xứ (Mahāsatipaṭṭhānasutta). Kinh này là một kinh rất quan trọng trong việc giải thích cách thực hành bốn phép quán
(Xem: 4942)
Bài viết này sẽ phân tích Bát Nhã Tâm Kinh dưới cái nhìn bất nhị, hy vọng sẽ làm sáng tỏ bài kinh cốt tủy này như một lối đi của Thiền Tông
(Xem: 7721)
Đọc “Chú Lăng Nghiêm-Kệ và giảng giải“ Của Hòa Thượng Tuyên Hóa, do TT Thích Minh Định dịch từ Hoa ngữ sang Việt ngữ
(Xem: 9829)
Đa số Phật Tử cầu được cứu độ, giải thoát khỏi khổ đau, và giác ngộ nhưng vẫn mâu thuẫn, chấp luân hồi, luyến tiếc cõi trần nên nghiệp thức luôn luôn muốn trở lại cái cõi đời, chấp khổ đau rồi tính sau.
(Xem: 7542)
Đạo Phật khai sinh ở Ấn Độ mà cũng hoàn toàn biến mất ở Ấn Độ; nhưng nhiệt tâm hoằng pháptruyền bá của thế hệ các tăng sĩ tiền bối...
(Xem: 5336)
Bài viết này để nói thêm một số ý trong Bát Nhã Tâm Kinh, cũng có thể xem như nối tiếp bài “Suy Nghĩ Từ Bát Nhã Tâm Kinh”
(Xem: 6430)
Nhân duyên là thực lý chi phối thế gian này. Không có một pháp nào hiện khởi hay mất đi mà không theo qui luật “Có nhân đủ duyên mới có quả”.
(Xem: 5433)
Việc dịch lại Tâm Kinh của Thiền sư Nhất Hạnh tuy theo ý thầy là dành riêng cho các đệ tử của thầy trong Làng Mai khi thầy nói với “các con” của thầy...
(Xem: 5845)
Sau khi Đức Phật tịch diệt được khoảng 150 năm thì giáo pháp của Ngài tách ra hai đường hướng:
(Xem: 6401)
Giúp đỡ người nghèo khó là một phẩm tính cố hữu của con ngườixã hội loài người. Phẩm tính này vốn tồn tại từ thời xa xưa và vẫn được duy trì trong xã hội hiện đại.
(Xem: 5701)
Làm Thế Nào Có Được Trí Tuệ Lớn Để Đạt Đến Bờ Giải Thoát - Đó phải là quán chiếu, thực hành, tu tập theo giáo lý bát nhã
(Xem: 6446)
Nhiều người trong chúng ta đã theo dõi sự phát triển về di truyền học mới đã tỉnh thức về sự băn khoăn lo lắng sâu xa của công luận đang tập họp chung quanh đề tài này.
(Xem: 7071)
Trong các nước thuộc truyền thống Phật giáo Bắc truyền, có một vị Bồ-tát thường được gọi là Quan Âm hay Quán Âm.
(Xem: 6295)
Theo kinh, luật quy định, chư Tăng thời Đức Phật không được nhận kim ngân bảo vật. Nói rõ hơn là không được nhận tiền bạc hoặc quý kim tương đương.
(Xem: 10679)
Bấy giờ bỗng nhiên đức Thế Tôn yên lặng. Một lát sau, Ngài lại nói: “Thôi đủ rồi, Xá-lợi-phất, không cần nói nữa. Vì sao ?
(Xem: 6694)
Trong Phật giáo cũng có giới luật do Đức Phật chế định. Nhưng những luật này không bắt buộc mọi người phải tuân theo mà nó ...
(Xem: 6195)
Trong kinh Tăng nhất A-hàm Đức Phật nhận định: “Ta không thấy một pháp nào tối thắng, tối diệu, nó huyền hoặc người đời khiến không đi đến nơi vĩnh viễn tịch tĩnh
(Xem: 6750)
Nguyên lý làm tư tưởng nền tảng cho lập trường Pháp hoa chính là cở sở lý tính duyên khởigiáo nghĩa Phật tính thường trú, được biểu hiện qua...
(Xem: 6152)
Trong sự trổi dậy của khoa học về thức và sự khảo sát về tâm cùng những thể thức đa dạng của nó, Phật giáo và khoa học nhận thức có những sự tiếp cận khác nhau.
(Xem: 6511)
Đối với mọi người nói chung thì lúc chết là khoảng thời gian quan trọng nhất.
(Xem: 5536)
Nếu nói về việc học, việc tu của chư Tăng Ni Phật Giáo thì tự ngàn xưa Đức Phật đã là một bậc Thầy vĩ đại đảm trách làm một Hướng đạo sư cho mọi người quy về.
(Xem: 8274)
Bài viết này ghi lại một số suy nghĩ về Bát Nhã Tâm Kinh, một bản kinh phổ biến trong Phật giáo nhiều nước Châu Á, trong đó có Việt Nam.
(Xem: 5743)
Dharma tức Giáo Huấn của Đức Phật cho chúng ta biết rằng tất cả mọi thứ đều tương liên và tương tác với nhau
(Xem: 7571)
Kinh Pháp Hoa nói: “Pháp hy hữu khó hiểu đệ nhất mà Phật thành tựu, chỉ Phật cùng Phật mới có thể thấu suốt thật tướng của các pháp.
(Xem: 6264)
Tất cả những điều này rất kỳ diệu không những đối với người Phật Tử mà còn cho những người của các tôn giáo khác nữa.
(Xem: 9665)
Là người sống ở thế gian, có ai tránh khỏi một đôi lần gặp bất trắc, tai ương lớn hay nhỏ.
(Xem: 4074)
Nguyên tác: Toward a Science of Consciousness, Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma, Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 6400)
Con đường thực nghiệm tâm linh dẫn đến đời sống giải thoátgiác ngộ đã được đức Phật giảng dạy ở trong các kinh điển...
(Xem: 4184)
Vấn đề [tâm] thức đã hấp dẫn nhiều sự chú ý tuyệt mỹ trong lịch sử dài lâu của tư tưởng triết lý Phật giáo.
(Xem: 4311)
Đối nghịch với khoa học, trong Phật giáo không có sự thảo luận triết lý trọng yếu về vấn đề những sinh vật sống xuất hiện từ vật chất vô tri giác...
(Xem: 4773)
Nguyên tác: The Big Bang and The Buddhist Beginningless Universe; Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma; Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 5338)
Âm nhạc fanbei (việc tụng niệm các bài kinh dịch âm từ tiếng Phạn) đã ảnh hưởng và góp phần tạo ra gia tài văn hóa của Trung Quốc qua nhiều đế quốc và triều đại
(Xem: 5293)
Trong vô lượng pháp môn tu theo đạo Phật, không pháp môn nào không nhằm “mục đích ban vui cứu khổ cho hết thảy chúng sanh”.
(Xem: 5826)
Trong lịch sử nhân loại, tùy theo ảnh hưởng của tư tưởng, văn hóa… mà các thể thức tang nghi cũng như phương cách xứ lý xác thân sau khi chết, được thực hiện với nhiều phương cách đặc thù.
(Xem: 6788)
Người xuất gia đích thực thì không khác gì người cày ruộng, gieo trồng, bón phân để thu hoạch thốc lúa.
(Xem: 5557)
Quan Âm Truyền Thuyết (Tuyển Tập) Diệu Hạnh Giao Trinh Chuyển Ngữ
(Xem: 4502)
Một trong những thứ gây cảm hứng nhất về khoa học là việc thay đổi sự thấu hiểu của chúng ta về thế giới dưới ánh sáng của những khám phá mới.
(Xem: 5337)
Y hệt một thành trì, canh gác trong và ngoài, hãy tự canh gác chính bản thân mình. Chớ để một khoảnh khắc nào trôi qua sơ suất…
(Xem: 5004)
Một khi tâm thức chúng ta trở thành thành kiến, thì chúng ta không thể thấy mọi thứ một cách khách quan.
(Xem: 4365)
“Đạo đức quan trọng hơn tôn giáo. Chúng ta khi tới với thế gian này không hề là tín đồ của tôn giáo nào. Nhưng đạo đức là nằm sẵn trong bản tâm.”
(Xem: 6879)
Kinh Lăng Già nói rằng sáu trăm năm sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn sẽ có Bồ tát Long Thọ xuất hiện trùng tuyên lại giáo pháp của người.
(Xem: 4617)
Xã hội tương lai của họ hoàn toàn khác với xã hội chúng ta đã trưởng thành tại VN, và cả khác với thế hệ đầu tiên gốc Việt trưởng thành tại Hoa Kỳ.
(Xem: 8421)
Quyển sách nói về Hoàng Đế A Dục tương đối đầy đủ nhất và những cứ liệu của tác giả Lê Tự Hỷ có tính thuyết phục và độ chính xác rất nhiều...
(Xem: 7224)
Năm uẩn tức là sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩnthức uẩn. Thuật ngữ Uẩn 蘊, nguyên ngữ Sanskrit là skandha, Pāli là khandha,
(Xem: 8378)
Đọc “Chú Đại Bi giảng giải” do cố HT Tuyên Hóa giảng - Thượng Tọa Thích Minh Định (Pháp Quốc) dịch sang Việt ngữ từ Hán Văn
(Xem: 7533)
Này các tì kheo, người thường tục, không có kiến thức tinh tế, quy phục thế giới hàng ngày của danh, và thấy các sự vật với con mắt, trung thành với các sự vật mà ...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant