Đức Phật Tỏa Sáng, Suốt Ngày Đêm -
Câu Chuyện Về Tôn Giả A-Nan,
Kệ 387 - Kho Báu Sự Thật, Kinh Pháp Cú Minh Họa
Weragoda Sarada Maha Thero
Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến
Hình Vẽ: P. Wickramanayaka - Source-Nguồn: www.buddhanet.net
(The Buddha Shines Day And Night - The Story Of Venerable Ānanda, Verse 387 - Treasury Of Truth,
Illustrated Dhammapada - Weragoda Sarada Maha Thero - Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka)
BÀI KỆ 387:
387. Divā tapati ādicco
rattiṃ ābhāti candimā
sannaddho khattiyo tapati
jhāyī tapati brāhmaṇo
atha sabbaṃ ahorattiṃ
Buddho tapati tejasā. (26:5)
Mặt trời tỏa sáng, lúc ban ngày,
mặt trăng tỏa sáng, lúc ban đêm,
người chiến-sĩ tỏa sáng, lúc mặc áo giáp,
vị A La Hán (Bà La Môn) tỏa sáng, lúc thiền định.
Tuy nhiên, Đức Phật tỏa sáng rực rỡ, suốt ngày đêm.
Trong khi cư trú tại Tu Viện Kỳ Viên (Jetavana), Đức Phật đã nói bài kệ nầy, về Tôn Giả A-Nan.
Câu chuyện được kể rằng trong buổi Lễ Kết Thúc Trọng Đại, vua Ba Tư Nặc (Pasenadi Kosala) đi đến tu viện trong trang phục vàng bạc và châu báu, xức nước hoa, đeo vòng hoa trên cổ và trên tay. Vào lúc đó, Đại Đức Kāludāyi đang ngồi thiền phía bên ngoài của nơi chư tăng nhóm họp, và ông đang ở trạng thái đại thiền định. Thân thể của Đại Đức lúc nầy được trông thấy tỏa sáng ánh vàng. Ngay lúc bấy giờ, có mặt trời lặn, và mặt trăng mọc. Tôn Giả A-Nan nhìn sự rạng rỡ của mặt trời khi lặn, và sự rạng rỡ của mặt trăng khi mọc; rồi Tôn Giả nhìn sự rạng rỡ từ thân thể của nhà vua, và sự rạng rỡ từ thân thể của Đại Đức, rồi Tôn Giả nhìn sự rạng rỡ từ thân thể của Đức Như Lai. Đức Phật đã tỏa sáng rực rỡ hơn tất cả mọi người và vật khác.
Tôn Giả đảnh lễ Đức Phật, rồi nói rằng, "Bạch Thế Tôn, hôm nay con chú tâm nhìn sự rạng rỡ từ các thân thể, và sự rạng rỡ từ thân thể ngài làm cho con cảm thấy phấn khởi nhất; bởi vì, thân thể ngài tỏa sáng rực rỡ hơn tất cả các thân thể khác." Đức Phật liền nói với Tôn Giả, "Nầy A-Nan, mặt trời tỏa sáng lúc ban ngày, mặt trăng tỏa sáng lúc ban đêm, vua chúa tỏa sáng khi mặc trang phục vàng bạc và châu báu, sau khi ngồi thiền một mình, vị A La Hán tỏa sáng lúc ở trạng thái đại thiền định. Tuy nhiên, các vị Phật tỏa sáng, suốt cả ngày và đêm, với cường độ cao hơn gấp năm-lần."
BÀI KỆ 387, GIẢI THÍCH TỪ TIẾNG PALI:
ādicco divā tapati candimā rattiṃ obhāti khattiyo
annaddho tapati brāhmaṇo jhāyī tapati atha
sabbaṃ ahorattiṃ Buddho tejasā tapati
ādicco: mặt trời; diva: lúc ban ngày; tapati: tỏa sáng; candimā: mặt trăng; rattiṃ: vào ban đêm; obhāti: tỏa sáng; khattiyo: người chiến sĩ; sannaddho: mặc áo giáp của ông ta; tapati: tỏa sáng; brāhmaṇo: người tu hành Bà La Môn; jhāyī: trong khi thiền; tapati: tỏa sáng; atha: nhưng; sabbaṃ: khắp nơi; ahorattiṃ: ngày và đêm; Buddho: Đức Phật; tejasā: trong ánh hào quang; tapati: tỏa sáng
Mặt trời tỏa sáng lúc ban ngày. Mặt trăng tỏa sáng lúc ban đêm. Người chiến-sĩ tỏa sáng lúc mặc áo giáp. Vị A La Hán (Bà La Môn) tỏa sáng, lúc tập trung vào thiền định. Tất cả mọi người, và vật nói trên, tùy lúc tỏa sáng. Tuy nhiên, Đức Phật tỏa sáng rực rỡ suốt ngày đêm, bởi vì ngài là bậc Giác Ngộ.
Bài kệ 387 trong Kinh Pháp Cú nầy, đã được anh Tâm Minh Ngô Tằng Giao chuyển dịch thành thơ như sau:
(387) Mặt trời chiếu sáng ban ngày. Mặt trăng đêm xuống tỏa đầy ánh quang. Gươm đao, nhung giáp huy hoàng. Trận tiền chiếu sáng rỡ ràng cho Vua. Bà La Môn vốn từ xưa. Hào quang chiếu sáng khi tu hành thiền, Nhưng hào quang Phật vô biên. Ngày đêm chiếu sáng khắp miền nhân gian.
BÌNH LUẬN
jhāyī: thiền; như là một người ngồi thiền; như một người thực hành thiền, jhāna (sự tập trung). Tầng thiền (jhāna) là một trạng thái tinh thần vượt ra ngoài tầm hoạt động của năm giác quan. Tầng thiền nầy chỉ có thể đạt được ở nơi yên tĩnh, vắng lặng, và người hành thiền kiên trì thực hành sự tập trung, không ngừng nghỉ.
Tách ra khỏi các đối tượng gợi cảm, và tách ra khỏi những điều xấu xa, người đệ-tử đi vào tầng thiền thứ nhất, với các ý nghĩ - quan niệm (hướng tâm đến đối tượng, vitakka) và suy nghĩ lan man (tiếp tục giữ tâm trên đối tượng, vicāra) - được phát sinh từ sự tách biệt, rồi người nầy cảm thấy hoàn toàn vui vẻ và hạnh phúc.
Đây là tầng thiền thứ nhất thuộc lãnh vực vật-chất tinh-tế (rūpāvacarajjhāna). Đạt được tầng thiền nầy là nhờ sức mạnh của sự tập trung, sự tạm đình-chỉ các hoạt động của năm giác quan, và năm chướng-ngại hầu như đã được loại bỏ.
Ở tầng thiền thứ nhất, có năm yếu tố đã được loại bỏ, và có năm yếu tố còn có mặt. Khi người đệ-tử nhập vào tầng thiền thứ nhất, ông đã loại bỏ được năm chướng ngại (triền cái, hindrances): lòng tham dục, ý xấu (sân hận), hôn mê và lười biếng (hôn trầm), sự bồn chồn và sự lo lắng về tinh thần (trạo cử), và sự nghi ngờ; và có năm yếu tố hãy còn có mặt: quan niệm (hướng tâm đến đối tượng, vitakka), suy nghĩ lan man (tiếp tục giữ tâm trên đối tượng, vicāra), sự vui vẻ (pīti), niềm hạnh phúc (sukha), và sự tập trung (citt'ekaggatā - samādhi).
Năm yếu tố tinh thần còn có mặt trong tầng thiền đầu tiên được gọi là yếu tố (hoặc là thành phần) của tầng thiền (jhānañga). Vitakka (hình thành ban đầu của một ý nghĩ trừu tượng) và vicāra (suy nghĩ lan man, sự suy ngẫm) được gọi là chức năng qua lời nói (vācā-sankhāra) của tâm; vì thế, cả hai yếu tố nầy là yếu tố phụ thuộc của cái-biết. Trong Thanh Tịnh Đạo (visuddhi-magga), vitakkha được so sánh với người-giữ-bình, và vicāra với người-lau-bình. Trong tầng thiền đầu tiên, cả hai yếu tố nầy có mặt ở một mức độ yếu kém, tuy nhiên, cả hai yếu tố nầy hoàn toàn vắng mặt ở các tầng thiền kế tiếp.
Tiếp theo đó, sau khi mức độ của cả hai yếu tố nói trên từ từ giảm xuống, và khi người đệ-tử làm tăng mức độ của sự an tĩnh trong tâm, và sự hiệp nhất của tâm, ông ta đi vào tầng thiền thứ nhì (không còn có hai yếu tố nói trên), và làm phát-sinh thêm sự tập trung (thiền định, samādhi), nên ông cảm thấy hoàn toàn vui vẻ (pīti), và hạnh phúc (sukha).
Trong tầng thiền thứ nhì, có ba yếu tố: vui vẻ, hạnh phúc, và sự tập trung.
Tiếp theo đó, sau khi yếu tố vui vẻ từ từ ít đi, người đệ-tử sống trong bình an, chú-tâm đúng-đắn, và có sự nhận biết rõ ràng; rồi ông cảm nghiệm trong tâm ông, cảm giác mà các bậc cao-quý đã nói rằng: Người mà kiểm-soát được tâm và chú-tâm đúng-đắn là người hạnh phúc - và như thế, ông đi vào tầng thiền thứ ba.
Trong tầng thiền thứ ba có hai yếu tố: sự buông xả-là hạnh phúc (upekkhā-sukha) và sự tập trung (citt'ekaggatā).
Tiếp theo đó, sau khi từ bỏ được niềm vui thích và sự đau đớn, và khi niềm vui và đau buồn trước-đó biến-mất, ông bước vào một trạng-thái vượt-qua khỏi niềm vui thích và sự đau đớn, rồi ông đi vào tầng thiền thứ tư, tầng thiền trong-sạch nhờ có sự buông-xả nên bình-an, và nhờ có sự chú tâm đúng đắn.
Trong tầng thiền thứ tư có hai yếu tố: sự tập trung và sự buông-xả nên bình-an (upekkhā).
Trong Thanh Tịnh Đạo (visuddhi-magga) có bốn mươi chủ đề về thiền (kammaṭṭhāna) được liệt kê, và được phân tích chi tiết.
Source-Nguồn: http://www.buddhanet.net/pdf_file/dhammapadatxt1.pdf
SHORT TITLE:
The Story Of Venerable Ānanda, Verse 387, Treasury Of Truth
FULL TITLE:
The Buddha Shines Day And Night - The Story Of Venerable Ānanda, Verse 387 - Treasury Of Truth, Illustrated Dhammapada - Weragoda Sarada Maha Thero - Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka - Source-Nguồn: www.buddhanet.net
VERSE 387:
387. Divā tapati ādicco
rattiṃ ābhāti candimā
sannaddho khattiyo tapati
jhāyī tapati brāhmaṇo
atha sabbaṃ ahorattiṃ
Buddho tapati tejasā. (26:5)
The sun is bright by day,
the moon enlights the night,
armoured shines the warrior,
contemplative the Brahmin True.
But all the day and night-time too
resplendent does the Buddha shine.
While residing at the Jetavana Monastery, the Buddha spoke this verse with reference to Venerable Ānanda.
The story goes that on the Great Terminal Festival, Pasenadi Kosala went to the monastery adorned with all the adornments, bearing perfumes, garlands and the like in his hands. At that moment Venerable Kāludāyi was sitting in the outer circle of the congregation, having entered into a state of trance. His body was pleasing to look upon, for it was of a golden hue. Now just at that moment the moon rose and the sun set. Venerable Ānanda looked at the radiance of the sun as the sun set, and of the moon as the moon rose; then he looked at the radiance of the body of the king and at the radiance of the body of the Venerable and at the radiance of the body of the Tathāgata. The Buddha far outshone the radiance of all the others.
The Venerable saluted the Buddha and said, “Venerable, as today I gazed upon the radiance of all these bodies, the radiance of your body alone satisfied me; for your body far outshone the radiance of all these other bodies.” Said the Buddha to the Venerable, “Ānanda, the sun shines by day, the moon by night, the king when he is adorned, the arahat when he has left human associations behind and is absorbed in trance. But the Buddhas shine both by night and by day, and shine with five-fold brightness.”
EXPLANATORY TRANSLATION (VERSE 387)
ādicco divā tapati candimā rattiṃ obhāti khattiyo
annaddho tapati brāhmaṇo jhāyī tapati atha
sabbaṃ ahorattiṃ Buddho tejasā tapati
ādicco: the sun; divā: during day; tapati: shines; candimā: the moon; rattiṃ: at night; obhāti: shines; khattiyo: the warrior; sannaddho: dressed in his armour; tapati: gleams; brāhmaṇo: the brāhmaṇa; jhāyī: in meditation; tapati: shines; atha: but; sabbaṃ: throughout; ahorattiṃ: day and night; Buddho: the Buddha; tejasā: in his glory; tapati: shines
The sun shines during daytime. The moon beams at night. The warrior glows only when he has his armour on. The brāhmaṇa shines when he is concentrated on contemplation. All these people have various times to shine. But the Buddha glows all day and all night through his Enlightenment.
COMMENTARY
jhāyī: meditating; as one meditates; as an individual practises jhāna (concentration). The absorption in jhāna is a mental state beyond the reach of the five-fold sense-activity. This state can be achieved only in solitude and by unremitting perseverance in the practice of concentration.
Detached from sensual objects, detached from evil things, the disciple enters into the first absorption, which is accompanied by thought - conception and discursive thinking, is born of detachment, and filled with rapture and happiness.
This is the first of the absorptions belonging to the fine-material sphere (rūpāvacarajjhāna). It is attained when, through the strength of concentration, the five-fold sense-activity is temporarily suspended, and the five hindrances are likewise eliminated.
The first absorption is free from five things, and five things are present. When the disciple enters the first absorption, there have vanished the five hindrances: lust, ill-will, torpor and sloth, restlessness and mental worry, doubts; and there are present: thought-conception (vitakka), discursive-thinking (vicāra), rapture (pīti), happiness (sukha), and concentration (citt’ekaggatā – samādhi).
These five mental factors present in the first absorption are called factors (or constituents) of absorption (jhānañga). Vitakka (initial formation of an abstract thought) and vicāra (discursive thinking, rumination) are called verbal functions (vācā-sankhāra) of the mind; hence they are something secondary compared with consciousness. In visuddhi-magga, vitakka is compared with the taking hold of a pot, and vicāra with the wiping of it. In the first absorption both of them are present only in a weak degree, and are entirely absent in the following Absorptions.
And further, after the subsiding of thought-conception and discursive thinking, and by the gaining of inner tranquillity and oneness of mind, he enters into a state free from thought-conception and discursive thinking, the second absorption, which is born of concentration (samādhi) and filled with rapture (pīti) and happiness (sukha).
In the second absorption, there are three factors of absorption: happiness and concentration.
And further, after the fading away of rapture, he dwells in equanimity, mindful, with clear awareness; and he experiences in his own person that feeling of which the noble ones say: Happy lives he who is equanimous and mindful – thus he enters the third absorption.
In the third absorption there are two factors of absorption: equanimous happiness (upekkhā-sukha) and concentration (citt’ekaggatā).
And further, after the giving up of pleasure and pain, and through the disappearance of previous joy and grief, he enters into a state beyond pleasure and pain, into the fourth absorption, which is purified by equanimity and mindfulness.
In the fourth absorption there are two factors of absorption: concentration and equanimity (upekkhā).
In visuddhi-magga forty subjects of meditation (kammaṭṭhāna) are enumerated and treated in detail.