Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Nhập Trung Đạo: Con Đường Bồ Tát Tích Hợp Đại BiTrí Tuệ (bài 3)

13 Tháng Ba 201615:35(Xem: 7921)
Nhập Trung Đạo: Con Đường Bồ Tát Tích Hợp Đại Bi Và Trí Tuệ (bài 3)

Nguyệt Xứng (c. 570 - 650) 
NHẬP TRUNG ĐẠO
CON ĐƯỜNG BỒ TÁT TÍCH HỢP ĐẠI BITRÍ TUỆ 
Kết Luận (Bài 3) 

Bản dịch Việt: Đặng Hữu Phúc

Bản Anh: Introduction to the Middle Way. Chandrakirti’s Madhyamakavatara with  Commentary by Jamgon Mipham. Translated by The Padmakara Translation Group (2002). Shambhala, 2004.

Nhập Trung ĐạoCon Đường Bồ Tát Tích Hợp Đại Bi Và Trí Tuệ

 

Phần 1. Nhập Trung Đạo. Chương XI

Tụng  XI. 52

Con đường tu tập này tôi, tỉ khưu Nguyệt Xứng,
Tập hợp từ các kệ tụng giảng dạy Trung Đạo,
Và tôi viết xuống đây một cách chính xác,
Theo kinh văn và các chỉ giáo.

Tụng XI. 53

Chỉ có các kệ tụng về Trung Đạo đề khởi một hành trình
như giáo nghĩa này đã đề khởi.

Giáo pháp được giảng giải nơi đây cũng không tìm thấynơi khác
Kẻ trí và kẻ có học vấn nên thông hiểu rõ ràng điều này.

Tụng XI. 54

Bị kinh sợ do hiển tướng phản chiếu của đại hải trí tuệ siêu việt của ngài Long Thọ
Một số hữu tình tránh né và đứng xa truyền thống tuyệt vời này
Giờ đây, sự khai hiển những kệ tụng này tương tợ cam lộ đến từ sự khai hiển của hoa kumuta dưới ánh trăng
Trong tính đức này các hi vọng của Nguyệt Xứng đã được thể hiện hoàn hảo.

Kệ tụng XI . 55

Kẻ từng an trú với tính như thị sẽ thật chứng tính như thị thâm mật và kinh sợ được giảng nơi đây.
Nhưng các kẻ khác sẽ không thông hiểu, mặc dù họ có tu học
Do vậy, khi nhận thấy các bộ luận khác do người bình thường soạn thảo đề khởi bản ngã
Bạn hãy buông bỏ các vui thích nơi các bộ luận sai lệch với giáo pháp được giảng dạy ở đây.

Kệ tụng XI. 56

Nguyện phúc đức tôi nhận được qua sự giải thích Trung Luận của Đại sư Long Thọ tăng trưởng tất cả các phương tới các biên tế của hư không
Nguyện phúc đức này trong sáng như các ánh sao mùa thu chiếu trên bóng tối chạng vạng của hư vọng nơi tâm tôi .
Và nhận phúc đức vô lượng lợi ích như thế giống như nhận viên ngọc trên đầu con rắn hổ mang của tâm   
Nguyện cho các hữu tình tất cả thế giới thật chứng tính như thị, tiến nhanh tới các địa của chư Thiện Thệ (chư Phật).  

-----

Phần 2: Bản giải thích Nhập Trung Đạo của Nguyệt Xứng

KẾT  LUẬN

I. Kết luận của phần chính văn của bộ luận Nhập Trung Đạo

A.  Bản văn được viết như thế nào

1 Cấu trúc của bản văn

a. Bản văn đặt căn bản trên gì [Tụng 52]

b. Bộ luận, được viết theo phong cách này, tuyệt vời phi thường [Tụng 53]

2. Tại sao bản văn này được viết

a. Mục đích của nó [Tụng 54]

b. Một mệnh lệnh bảo tồn riêng chỉ bộ luận này [Tụng 55]

B. Sự hồi hướng phúc đức do bởi viết bản văn này [Tụng 56]

II. Kết luận về bộ luận

A. Tác giả của bộ luận

B. Dịch giả bản Tạng ngữ

C. Lời cuối cho bản giải thích -- [Mipham Rinpoche viết]

Lời cuối của các nhà biên tập Tây Tạng  

------------------------

Bản giải thích Nhập Trung Đạo của Nguyệt Xứng

KẾT  LUẬN

I. Kết luận của phần chính văn của bộ luận Nhập Trung Đạo

A. Bản văn được viết như thế nào

1. Cấu trúc của bản văn

a. Bản văn đặt căn bản trên gì [Tụng 52]

Tụng  XI. 52

Con đường tu tập này tôi, tỉ khưu Nguyệt Xứng,

Tập hợp từ các kệ tụng giảng dạy Trung Đạo,

Và tôi viết xuống đây một cách chính xác

Theo kinh văn và các chỉ giáo.

*

Bộ luận này, giải thích một cách không sai lạc tri kiến của ngài Long Thọ, được tích hợp từ Trung Luận, Các kệ tụng căn bản về Trung Đạo và các bộ luận Trung Quán khác. Tác phẩm được viết bởi Tỉ khưu Nguyệt Xứng (570-650), ngài viết nó hòa hợp với các bản kinhý nghĩa tối hậu (Kinh liễu nghĩa), cùng với các chỉ giáo tinh yếu thực tế của ngài Long Thọ.

b. Bộ luận, được viết theo phong cách này, tuyệt vời phi thường [Tụng53]

Tụng XI. 53

Chỉ có các kệ tụng về Trung Đạo đề khởi một hành trình

như giáo nghĩa này đã đề khởi.

Giáo pháp được giảng giải nơi đây cũng không tìm thấynơi khác.

Kẻ trí và kẻ có học vấn nên hiểu rõ điều này.

*

Các kẻ hữu học có thể biết chắc chắn rằng ngoài Các tụng căn bản về Trung đạo (Trung luận), giáo pháp đầy đủ và không sai lầm về tính không / chân không diệu hữu thì không được tìm thấy trong các bộ luận khác . Hơn thế nữa, bản văn này từ các tiếp cận khởi đầu không có các đề khởi sự hiện hữu của các hiện tượng “theo tự tính của chúng” trên phương diện tương đối (phương diện thế tục), và sự không đề khởi này cũng không tìm thấy trong các bộ luận khác. Hệ quả là điều này chỉ xuất hiện trong các bản văn Trung quán.

(Furthermore, the approach set forth in the present text, wherein no assertion is made as to the existence of phenomena” according to their own characteristics” on the relative level, is not to be found in other treatises, which consequently have only the appearance of Madhyamika texts)

2. Tại sao bản văn này được viết

a. Mục đích của nó [Tụng54]

Tụng XI. 54

Bị kinh sợ do hiển tướng phản chiếu của đại hải trí tuệ siêu việt của ngài Long Thọ

Một số hữu tình tránh né và đứng xa truyền thống tuyệt vời này

Giờ đây, sự khai hiển những kệ tụng này tương tợ cam lộ từ sự khai hiển nụ hoa kumuta dưới ánh trăng

Trong tính đức này các hi vọng của Nguyệt Xứng đã được thể hiện hoàn hảo.

*

Lo sợ bởi các từ ngữ như “vô sinh”, “tính không” (unborn, emptiness), và v.v…, chúng thì tương tợ màu sắc tối thẫm của vùng nước mênh mông sâu thẳm của trí tuệ của ngài Long Thọ một số người trong quá khứ [các nhà Duy Thức], giống như đám trẻ đang sợ hãi, đã bác bỏ truyền thống tuyệt hảo của ngài và trốn chạy nó. Nhưng giờ đây Các tụng căn bản về Trung Đạo như các nụ hoa kumuta (tương tợ hoa súng /water lily) được thấm nhuận cam lộ của bộ luận Nhập Trung Đạo, đã bừng nở thành những đoá hoa . Như vậy những mong ước của ngài Nguyệt Xứng đều được thực hiện.

Cũng như các trẻ em sợ biển và tránh xa nó, Thế Thân, Trần Na, Hộ Pháp, và các vị khác, sợ hãi ý niệm “vô sinh” (“unborn”),  tính không,  trong các tác phẩm của Long Thọ, và né tránh chúng [Các ngài thật chứng tính không theo phương pháp khác. Chú thích của bản Việt]. Tuy thế, cũng như trong một cái hồ, các hoa kumuta mĩ lệ nở trong ánh sáng trắng trăng tròn, Nguyệt Xứng đã làm cho các nụ hoa kumuta của các bộ luận của ngài Long Thọ nở hoa cho nên giờ đây vùng nước đầy hoa kumuta của hồ nước trí tuệ của ngài Long Thọ có thể làm thoả mãn các hi vọng và các nguyện vọng của các hữu tình.   

Trước đây [khi Nhập Trung Đạo của Nguyệt Xứng chưa xuất hiện], một số người đã xa cách với đại hải trí tuệ của ngài Long Thọ và do thế không thể thọ hưởng được nguồn nước của nó. Nhưng giờ đây, xuyên qua phúc duyên của họ, họ có thể hưởng dụng thành tựu của đại hải nguyện vọng.

Rendawa [Thầy của Tsongkhapa] diễn giải kệ tụng này hàm ý bộ luận của Nguyệt Xứng khai mở chân lí diệu nghĩa thâm mật như là chúng là những nụ hoa kumuta; và chính là do được thấm nhuận với giọt sương tương tợ cam lồ của các chỉ giáo mà Nguyệt Xứng hoàn thành các mong ước của các hữu tình. Các kệ tụng căn bản về Trung Đạo đã sinh khởi từ đại hải trí tuệ của ngài Long Thọ như những nụ hoa kumuta, và những nụ hoa này nay đã nở trong ánh sáng trí tuệ của ngài Nguyệt Xứng. Cam lộ của hai chân lí có trong bộ luận, vốn có tám tính đức [không diệt / sinh / đoạn/ thường / đến / đi / đồng nhất/ dị biệt. ĐHP], đã cung cấp đầy đủ các hi vọng và các mong muốn của tất cả các hữu tình chiếu theo các mong muốn của họ.

b. Một mệnh lệnh bảo tồn riêng chỉ bộ luận này [Tụng 55]

Kệ tụng XI. 55

Kẻ từng an trú với tính như thị sẽ thật chứng tính như thị thâm mật, kinh sợ được giảng nơi đây.

Nhưng các kẻ khác sẽ không thông hiểu, mặc dù họ có tu học

Do vậy, nhận thấy các bộ luận khác do người bình thường soạn thảo đề khởi bản ngã

Bạn hãy không nên vui thích các bộ luận sai lệch với giáo pháp được giảng dạy ở đây.

*

Chân lí thâm mậttối hậu thì được thật chứng chỉ bởi những kẻ sở hữu một lòng mong cầu vững chắcsâu xa đối với nó. Các kẻ khác không thể thật chứng được nó, dù họ có kiến thức sâu rộng do nghiên cứu bản văn. Nó cũng thật là một nguồn sợ hãi cho các kẻ có tâm trí không muốn lắng nghe ý kiến người khác (narrow mind).

Các bộ luận do tâm trí bình thường tưởng tượng viết thành, thì không theo truyền thống trí tuệ của Phật. Thế nên bạn không nên cúi đầu tin tưởng vào các giáo pháp và các vị thầy khẳng định có tự ngã của con người, và thay vào đó bạn nên giữ vững quan điểm đối với bản văn này có nguyên nhân từ ngài Long Thọ.

B. Sự hồi hướng phúc đức do bởi viết bản văn này [Tụng 56]

Kệ tụng XI. 56

Nguyện phúc đức tôi nhận được qua sự giải thích Trung Luận của Đại sư Long Thọ tăng trưởng tất cả các phương tới các biên tế của hư không

Nguyện phúc đức này trong sáng như các ánh sao mùa thu chiếu trên bóng tối chạng vạng của hư vọng của tâm tôi .

Và nhận phúc đức vô lượng lợi ích như thế giống như nhận viên ngọc trên đầu con rắn hổ mang của tâm   

Nguyện cho các hữu tình tất cả thế giới thật chứng tính như thị, tiến nhanh tới các địa của chư Thiện Thệ (chư Phật). 

*

Ở đây ngài Nguyệt Xứng hồi hướng phúc đức hình thành từ bản văn của ngài, và xuyên qua các trích dẫn kinh văn và sử dụng lí luận, ngài giải thích một cách sáng tỏ truyền thống giáo pháp tuyệt vời của ngài Long .  Ngài cầu nguyện rằng nó có thể đi tới mức xa nhất của hư không. Ngài nói, Mong là bầu trời u tối của tâm, bị hành hạ bởi các cảm xúc tiêu cực, trở thành trong sáng giống như các ánh sao mùa thu. Ngài cũng cầu nguyện rằng toàn thể vô lượng vô biên hữu tình có thể thật chứng bản chất thâm mậttối hậu của các hiện tượng, như là họ nhận lấy viên ngọc từ con rắn hổ mang (nói cách khác, tâm này của họ) -- và nhanh chóng đến trạng thái phật.  Ngài Rendawa diễn giải kệ tụng này hàm ý sự hồi hướng các phúc đức toàn diện theo phong cách như thế thì tương tợ như các ngôi sao sáng rực trong bầu trời ban đêm, tâm bị che phủ bởi hư vọng. Và nó như viên ngọc trên đỉnh đầu của con rắn hổ mang, tâm bị bao phủ với tâm niệmhư vọng.    

Nguyện phúc đức tôi nhận được qua sự giải thích Trung Luận của Đại sư Long Thọ tăng trưởng tất cả các phương tới các biên tế của hư không

Nguyện phúc đức này trong sáng như các ánh sao mùa thu chiếu trên bóng tối chạng vạng của hư vọng nơi tâm tôi.

Và nhận phúc đức vô lượng lợi ích như thế giống như nhận viên ngọc trên đầu con rắn hổ mang của tâm   

Nguyện cho các hữu tình tất cả thế giới thật chứng tính như thị, tiến nhanh tới các địa của chư Thiện Thệ (chư Phật). 

II. Kết luận về bộ luận

A. Tác giả của bộ luận

Nhập Trung Đạo giải thích sáng tỏ giáo pháp thâm mật về tính không /chân không diệu hữugiáo pháp vạn hạnh đại bi về các tính đức của đạo lộ và thành quả. Đại sư Nguyệt Xứng viết luận này. Sinh từ miền đất của Phổ Quát, ngài là một vị thầy về tính giác (Vidyadhara) hoàn toàn chăm chú trong chân lí của tối thượng thừa. Ngài không xa cách với trí tuệđại bi, và các đối nghịch không thể tấn công ngài. Ngài thành tựu thiền tịnh chỉ, nhờ đó ngài có thể cung cấp sữa từ tranh vẽ một con bò và do thế xoá bỏ niềm tin cứng cỏi của các hữu tình vào hiện hữu tự tính của các hiện tượng.

B. Dịch giả bản Tạng ngữ

Bản văn này được dịch từ Sanskrit sang Tạng ngữ theo một bản văn Kashmiri bởi Tu viện trưởng Ấn dộ Tilaka Kalasha và dịch giả Tây Tạng tăng sĩ Patsap Nyima Drak, khi cư trú trong Tự viện Viên ngọc ẩn mật (Hidden Jewel Temple) ở trung tâm thành phố “Vượt ngoài sự so sánh” (Anuparna; Beyond Compare)  của xứ Kashsimir, trong thời kì cai trị của vua Shri Aryadeva. Tiếp theo, trong tự viện Rasa Ramoche ( Lhasa), một phiên bản cuối cùng, được tu chính căn cứ vào một bản văn Magadha (bản Ma kiệt đà) bởi tu viện trưởng Ấn độ Kanakavarman và cùng một dịch giả Patsap Nyima Drak.

C. Lời cuối cho bản giải thích -- [Mipham Rinpoche viết]

“Là” và “Không Là”, hai cực đoan, khi chúng được buông bỏ, Trung Đạo hiện ra,

trí tuệ không nhơ nhuốm nhận biết một cách không sai lầm.

Trí tuệ này làm êm dịu các sầu muộn gây nên bởi các tri kiến nhị nguyên.  

Kẻ nói “hiện hữu”, kẻ nói “không hiện hữu”

Trong khi các kẻ khác tuyên bố rằng“Mọi sự vật đều là không gì cả”.

Người ta đi lạc tới bờ này hoặc bờ kia, và mong chờ với sợ hãi như vậy,

Họ giữ một đối tượng khi họ thiền định “một cách phi đối tượng”!

Nhưng khi “Là” và “Không Là” -- các đối tượng được tưởng tượng này -- bị xoá bỏ bởi lí tính của duyên khởi,

Tính xác thực toàn hảo thì đạt được rằng tính không và hiển tướng là đồng thời.

Điều này chỉ được tìm thấy trong truyền thống tuyệt vời của ngài Long Thọ.

Tính thâm mật tuyệt vời này, vua của các tri kiến, được quy kết bởi lí luận,

Có thể làm hoảng sợ các trái tim yếu đuối,

Giờ đây ở đây các giòng suối của trí tuệ của Phật

Tự nhiên tới được các giòng sông của chúng

*

Thế nên tất cả những kẻ khao khát đạo lộ thâm thúy này,

Hãy làm cho chúng thông hiểu, với các phúc duyên có sẵn

Rằng Như thị tính nên được thật chứng.

thông hiểu như vậy, bằng nghiên cứu và chiếu soi,

Chúng sẽ thưởng thức ý nghĩa Như thị tính.

*

Nói chung, bản sơ đồ bản văn chỉ thuần là bản ghi nhận chi tiết,

Nhưng có những điểm diễn tả tinh yếu của bản văn

Bản sơ đồ hiện nay, được khảo sát cẩn thận với tính trí tuệ trong sáng

Sẽ chứng tỏ nó là cao nhất trong tất cả các bản sơ đồ.

*

Kệ tụng quy kết ngắn này được viết trong một một buổi giảng thuyết chi tiết về Nhập Trung Đạo, do Mati [ Jamgon Mipham Rinpoche], một vị thầy  về năm môn khoa học (ngũ minh) và là một thành viên của học viện Dzogchen ở Kham, một nơi mà kinh văn và lí luận vang lên như sư tử hống. Do phúc đức của bản văn, nguyện cho giáo nghĩa về Tinh Yếu Kim Cương của Tính giác Quang Chiếu trải rộng khắp mọi nơi và mọi thời !

Tốt lành

Lời cuối của các nhà biên tập Tây Tạng   

Hệ thống Trung Quán hệ quả là các quy kết tối hậu (ultimate tenet), vì nó  bao hàm ý nghĩa duyên khởitính không, pháp tính tối hậu bất khả tư nghị trong đó không có sự phân chia giữa  hiện tướngtính không. Nhiều kẻ tuyên bố chủ trương tri kiến này nhưng bị  hướng đến lầm lạc bởi vì có  khuynh hướng thói quen mạnh mẽ thấy hai chân lí là dị biệt (to see the two truths as diverging). Thế nên để làm đẹp cái cổ của những kẻ khát vọng tính bình đẳng của tất cả các hiện tượng, ở đây là vòng đeo cổ bằng bảo ngọc mà nó sẽ xoá bỏ sự sa lầy do nắm giữ các lập trường bản thể học cực đoan -- một vòng hoa pha lê trong suốt không tì vết, một bản giải thích đơn giản, hữu hiệu và cao siêu. Nó đã sinh khởi từ đại hải của trí tuệ siêu việt, thâm mậtquảng đại và là một sự lí luận làm an tĩnh tất cả (all-subduing reasoning) mở đầu một hành trình bản lai thanh tịnh của tất cả các hiện tượngcông bố tính không trong tất cả huy hoàng của nó (setting forth the primordial purity of all phenomena and proclaiming emptiness in all its glory). Nó là cờ hiệu của chiến thắng, mà đỉnh cao nhất được trang nghiêm bởi trí tuệ tối hậu của Đức Phật. Nó nên được trao cho những kẻ sẵn sàng nhận các giáo pháp thâm mật. Tuy là tâm trí nhị nguyên, nó sử dụng xác nhận chính xác bởi bằng chứng và sự luận bác để thâm nhập phương diện vượt ngoài nó, nơi mà không có sự vật gì để xác nhận và không có sự vật gì để không thừa nhận, bản chất căn bản của như thị tính là vượt ngoài tất cả các khẳng định. Đây là pháp thân -- sự tịch tĩnh của tất cả các cấu trúc của tưởng, hư không rất ẩn mật của tất cả chư Phật.  Đây là đạo lộ tuyệt vời của các vị thánh, từ bi tạo nên bởi nhiều tính đức tuyệt diệu, có khả năng nhổ hết (khi mà mặt trờimặt trăng vẫn chuyển vận qua bầu trời) các thứ vảy và các cườm làm không thể nhìn , lí luận mà chúng làm cho chúng ta nắm giữ các tướng trạng hiện tượng là thật.  Hướng tới mục đích đó, nguyện cho bản văn thiện hảo này vang lên như diệu âm của một cái trống. Nguyện nó đánh thức tất cả hữu tình thoát khỏi giấc ngủ của vô minh

Trong cách này, kiến lập công trình vô úy của Văn Thù,

Và trong cách này đặt tất cả hữu tình trên Trung Đạo,

An lập Phật thừanhất nhưtối hậu

Nguyện bản giải thích này hoàn thành các ước mong của chư Phật và chư Bồ tát.

Những ghi chú và giải thích này về Nhập Trung Đạo được viết bởi Mipham Rinpoche Jamyang Namgyal, một vị thầy giống như một sư tử của truyền thống Phật giáo, một trí giả về Trung Đạo của Đại Thừa, đã , với sự trợ giúp của Kunzang Pelden (một Tam Tạng pháp sư), kết tập thành một quyển sách bởi Situpa Chokyi Gyamso . Công việc này được hoàn tất theo yêu cầu của Zhechen Dentsap Rinpoche ( Giáo thọ về Giáo nghĩa của Các bản cựu dịch), trong miền đông Tây Tạng, ở Kathog Dorje Den, trong tu viện Norbu’i Lhunpo, nơi các giáo pháp của Phật được giải thích và được tu tập.
Nhờ sự kiện này, nguyện cho tất cả hữu tình có một thực chứng trực tiếp về trí tuệ siêu việt của đấng Tối Thắng.   

--------------------------------------------------------------------

Chú thích của bản dịch Việt

Kệ tụng XI. 54 Chú thích của bản dịch Việt:

Trong Phật tính / Buddha Nature, ngài Di Lặc giảng:

-- Khi mặt trời chiếu sáng rực, các đoá hoa sen và các thứ tương tợ tung cánh nở, nhưng đồng thời các hoa kumuta (một loại hoa súng; water lily) khép cánh một cách hoàn toàn. Mặt trời không biểu lộ bất kì ý nghĩ làm lợi ích hay không làm lợi ích cho sự khai mở hay khép lại của các cánh hoa sinh sống trong nước. Mặt trời của Đức Thế Tôn cũng hành động như thế. (Buddha Nature. The Mahayana Uttaratantra Shastra by Arya Maitreya. Snow Lion Publication, 2000 -  p.67)

Chú thích của bản Việt: Hoa kumuta chỉ nở dưới ánh trăng.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9318)
Tánh Không với hàm ý bản thể của thế giới, vạn vật đều là không, nghĩa là không có thật, không có thực thể, không có...
(Xem: 7964)
Có một thực tế hiển nhiên cần được ghi nhận rằng, không phải ai cũng hiểu đúng về lời dạy của Đức Phật, ngay cả khi Ngài còn tại thế.
(Xem: 8947)
Vị thế tối thượng ở đời được Thế Tôn xác lập dựa vào sự kết tinh của tu tập giới định tuệ và thành tựu giải thoát.
(Xem: 7563)
Một thời Thế Tôn du hành giữa dân chúng Kosala, tại thị trấn của người Kàlàmà, ở Kesaputta. Rồi các người Kàlàmà đi đến đảnh lễ...
(Xem: 8223)
Cuộc sống ngày nay, khó mà thoát ly hoàn toàn, vì cơ chế và nhịp sống của nhân loại theo đà tiến hóa khoa học và...
(Xem: 9221)
Hãy trân quý những gì đang có, giải thoáthạnh phúc ở trong lòng bàn tay của bạn! Xin hãy mỉm cười...
(Xem: 9316)
Trong Phật giáo các từ ngữ như “chánh ngữ” và “ái ngữ” luôn luôn được đề cập tới để khuyên dạy các Phật tử khi sử dụng tự do ngôn luận.
(Xem: 9002)
Theo Phật giáo Nam truyền, ngày Đản sanh, Thành đạo và nhập Niết-bàn của Đức Phật đều diễn ra vào ngày trăng tròn tháng Vesākha
(Xem: 7734)
Trong cái thấy của kinh Pháp Hoa thì tất cả vũ trụ là một. “Tất cả các cõi nước thông làm một cõi nước Phật”
(Xem: 11322)
Trong những bộ Kinh chúng ta học thường thấy hai từ Giác NgộGiải Thoát. Tất cả người tu học đều lấy hai từ đó làm cứu cánh để đi tới.
(Xem: 8807)
Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật là một bộ kinh đại thừa Phật giáo.
(Xem: 8247)
Thập hiệu Như Lai, là những danh hiệu cao quý để tôn xưng những bậc đã thành tựu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
(Xem: 8126)
Cầu nguyện là một phương pháp tâm linh giúp cho con người chúng ta có thể tháo gỡ một phần nào những nỗi khổ niềm đau,
(Xem: 8114)
Tam Bảo như lãnh vực hoạt động của mặt trời. Lòng bi mẫn của các ngài thì vô tư và không bao giờ cạn kiệt.
(Xem: 6353)
Bốn Đại nguyện của giáo lý đại thừa được triển khai trên sự thực hành giáo lý Tứ Diệu Đế...
(Xem: 7742)
Một thời Đức Phật cư trú gần Bārānasī(Ba La Nại), ngài đã nói bài kệ nầy, về Vua Rồng Erakapatta.
(Xem: 7553)
Tất cả các tính đức là kết quả đến từ tinh tấn, nguyên nhân của hai tích tập phúc đứctrí tuệ. Trí địa thứ tư ngọn lửa trí huệ của...
(Xem: 7525)
Ngọn lửa trí tuệ phát ra ánh sáng khi đốt cháy các hiện tướng nhị nguyên đối đãi của các hiện tượng, do thế trí địa thứ ba được gọi là Phát quang địa.
(Xem: 8536)
Ngũ uẩn giai không 五蘊皆空 nghĩa là năm uẩn đều không có thật. Chữ uẩn 蘊 (skandha) còn gọi là ấm 陰 Uẩn là nhóm hay tập hợp hoặc tích hợp.
(Xem: 8048)
Như Lai thọ lượng là phẩm thứ 16 của kinh Pháp Hoa.
(Xem: 8436)
Trong khi cư trú tại Tu Viện Kỳ Viên (Jetavana), Đức Phật đã nói bài kệ nầy, về chư tăng.
(Xem: 11267)
Đối với nhiều người, Phật Giáo vượt ra ngoài tôn giáo và là một triết lý hay "lối sống" hơn. Đó là một triết lý, vì triết lý “có nghĩa là tình yêu của trí tuệ”
(Xem: 8420)
Khi người ác xúc-phạm người hiền lành và vô tội, thì hậu-quả của hành-động ác nầy, đánh ngược lại người làm-ác, cũng giống như khi ném bụi bẩn ngược chiều gió, bụi bẩn bay ngược lại người ném.
(Xem: 7554)
Trong khi cư trú tại Tu Viện Trúc Lâm (Veluvana), Đức Phật đã nói bài kệ nầy, về một nữ cư sĩ, tên là Uttarā.
(Xem: 7150)
Món quà tặng về Phật Pháp, cao quý hơn tất cả những món quà tặng khác, Hương vị Phật Pháp, thơm ngọt hơn tất cả những hương vị khác
(Xem: 8428)
Trong khi cư trú tại Tu Viện Kỳ Viên (Jetavana), Đức Phật đã nói bài kệ nầy, về Tôn Giả A-Nan.
(Xem: 6294)
Trích dịch Chương Thứ Nhất của Tác Phẩm “Buddhism - One Teacher, Many Traditions [Phật Giáo - Một Vị Thầy, Nhiều Truyền Thống]
(Xem: 8369)
Hồi đầu là quay đầu trở lại hay xoay đầu trở lại. Thị ngạn: chính ngay đó là bờ mé. Đây là một câu người học Phật thường nghe nói.
(Xem: 9400)
Đức Phật dạy giáo lý Nghiệp với mục đích khuyến khích con người thực hành các Nghiệp lành để trang nghiêm cho kiếp sống hiện tại và...
(Xem: 8366)
Bước ngoặt quan trọng nhất trong tiến trình nhận thức của con người có lẽ là khi chúng ta bắt đầu nhận thức về chính bản thân mình.
(Xem: 9343)
Cái Thấy là một biểu hiện của sức sống bản nhiên, là sinh lực thường hằng vượt lên trên mọi giới hạn về thời gian (lúc thức, lúc ngủ, khi sống và cả khi chết…)
(Xem: 7969)
Giáo pháp của Vimalakirti trình bày các giáo pháp tinh yếu của Phật giáo Đại thừa trong 14 chương tương đối ngắn.
(Xem: 7163)
Trung luận, do Bồ-tát Long Thọ làm ra. Được viết dưới dạng kệ tụng. Có khoảng 500 bài kệ. Mỗi bài kệ có 4 câu
(Xem: 9902)
Nói chung, không dễ gì lưu lại ngọc xá lợi, không dễ gì thành tựu đạo quả qua quá trình tu chứng với những kiếp tái sinh nối tiếp trong thiện đạo.
(Xem: 15037)
Này các Tỷ kheo, trong toàn thế giới, Thiên giới, Ma giới, cùng với quần chúng Sa môn, Bà la môn, chư Thiênloài người, Như Lai là bậc chiến thắng, không bị ai chiến bại, toàn trí, toàn kiến, đại tự tại.
(Xem: 9412)
Khi thảo-luận về một ngón-tay, thì ngón-tay có phải là sự-thật không? Có phải chỉ có một ngón-tay duy-nhất, là có thể chỉ đúng vị-trí mặt trăng không?
(Xem: 7926)
Kim Cang dạy rất kỹ. Thấy “thường” đã sai mà thấy “đoạn” càng sai. Thấy có đã sai mà thấy không càng sai. Bồ tát thì “bất tận hữu vi bất trụ vô vi”.
(Xem: 7921)
Phu nhân Thắng Man sau khi phát mười hoằng thệ xong, trên hư không hoa trời liền rơi, nhạc trời liền trổi, chúng thấy điềm lành đó cũng đồng phát nguyện:
(Xem: 7974)
Ở trí địa Li cấu, bởi vì các bồ tátgiới hạnh toàn hảo, nên tự nhiên buông bỏ các hành vi sai lạc dù trong chiêm bao.
(Xem: 7910)
Thanh VănĐộc giác sinh từ chư Tối Thắng (chư Phật); chư Phật sinh từ chư Bồ tát. Đại bi, tính bất nhị, và tâm Bồ đề là những nguyên nhân của chư Tối Thắng Tử
(Xem: 7969)
Ngoại trừ các bậc tự chủ lẽ sống chết thì hầu hết chúng sanh đều không biết được thời điểm lâm chung của mình, nên khó có thể tự chủ tâm tư khi hấp hối.
(Xem: 7689)
Hakuin Ekaku (Bạch Ẩn Huệ Hạc, 白隠 慧鶴?, January 19, 1686 - January 18, 1768) là một thiền sư Nhật nổi tiếng đã có công gây dựng lại dòng thiền Lâm Tế ở Nhật Bản
(Xem: 8697)
Vua A Xà Thế vốn là vị vua có tài, nhờ Phật chuyển hóanhận ra sai lầm, biết sám hối, ăn năn, làm mới lại chính mình, làm lại cuộc đời.
(Xem: 7927)
Muốn thấy được Phật tánh thì phải dừng nghiệp thức. Nghiệp thức không dừng không bao giờ chúng ta thấy được tánh Phật.
(Xem: 8439)
Vượt thoát bể khổ, hẳn không ra ngoài chữ buông. Từ buông vật tài, đến buông thân, rồi buông vọng tưởng, âu là lộ trình vật vã.
(Xem: 10445)
Trong nền văn hóa 5000 năm của con người, mỗi con số không đơn thuần chỉ là con số khô khan mà tất cả con số đều có một ý nghĩa đặc biệt của vũ trụ huyền bí.
(Xem: 7999)
Đây là bốn Chân lý cao quý. Này chư tăng! Những gì là bốn? Các Chân lý cao quý về khổ, về nguồn gốc của khổ, về sự chấm dứt của khổ, và Chân lý cao quý về phương pháp dẫn đến sự chấm dứt của khổ.
(Xem: 10968)
Trong kinh có ghi lý do Đức Phật xuất hiện nơi đời chỉ vì một đại sự nhân duyên lớn đó là Khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến...
(Xem: 8689)
Cùng một việc dứt thở, bỏ xác, tại sao ở người thế-gian, gọi là chết, còn ở Phật lại gọi là “nhập Niết-bàn”?
(Xem: 7826)
Sống, theo tính chất duyên sinh, là sống với, liên hệ với; không ai sống mà không có mối tương quan với người khác.
(Xem: 7501)
Vào đầu thế kỷ 12, quân Hồi giáo đã xâm chiếm Ấn-độ, với bản chất tàn bạo họ đã tàn sát các Tăng Ni, Phật tử, đốt sạch các Kinh điển Phật giáo...
(Xem: 8424)
Như Lai là một trong mười danh hiệu của Thế Tôn. Vậy thế nào là “Pháp” và tu học như thế nào để “thấy Pháp”.
(Xem: 7982)
Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo của vũ trụ. Nó cao cả hơn một thượng đế nhân tạoloại bỏ những giáo điềuthần học.
(Xem: 8492)
Nhập Trung đạoCon đường Bồ tát tích hợp đại bitrí tuệ, khởi hành từ đại bi và tích hợp với tính bất nhị và tâm bồ đề.
(Xem: 7936)
Thanh VănĐộc giác sinh từ chư Tối Thắng (Chư Phật) Chư Phật sinh từ chư Bồ tát. Đại bi, tính bất nhị, và tâm Bồ đề là những nguyên nhân của chư Tối Thắng Tử (Chư Bồ tát)
(Xem: 7114)
Theo kinh điển Nguyên thủy của Phật giáo Nam tông, Bồ tát Đản sanh, Bồ tát thành Đạo và Phật nhập Niết-bàn đều diễn ra vào ngày trăng tròn tháng tư âm lịch.
(Xem: 8327)
Tập tục dâng hương là một đạo lý truyền thống của dân tộc có từ ngàn xưa, đây là những gia bảo tinh thần đáng quý của tổ tiên để lại cho con cháu kế thừa.
(Xem: 8124)
Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn từ Sơ thiền rồi Nhị Thiền, Tam thiền lần lượt thuận nghịch như vậy ra vào chín bậc thiền định xong, nói với đại chúng rằng...
(Xem: 8222)
Niết bàn thì ở khắp mọi nơi, ít nhất là đối với những người nói tiếng Anh. Từ ngữ nầy đã được dùng trong Anh Ngữ với ý nghĩa là "hạnh phúc" hoặc "bình yên".
(Xem: 9083)
Thần thông của Đức Phật là một trong những đề tài thu hút người viết và lôi cuốn người đọc. Từ trước đến nay, đã có nhiều bài viết đề cập đến vấn đề này.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant