Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

19-Bồ-tát sợ nhân chúng sanh sợ quả

27 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 12330)
19-Bồ-tát sợ nhân chúng sanh sợ quả


BƯỚC ÐẦU HỌC PHẬT 

Hòa thượng Thích Thanh Từ
Phật Lịch 2541-1998

Bồ-tát sợ nhân chúng sanh sợ quả 

con người ai cũng sợ khổ cầu vui, song người mê chỉ biết sợ quả khổ cầu quả vui. Ngược lại người tỉnh chỉ sợ nhân khổ, tạo nhân vui. Hai bên có cái nhìn khác nhau, bên nào sẽ đạt được như sở nguyện? Dù ngây thơ thế mấy, người ta vẫn biết, không tạo nhân lành mà cầu quả tốt là chuyện không đâu; sợ quả khổ mà cứ tạo nhân ác là việc khó tránh. Nhân ác không gây, dù chẳng sợ quả khổ, nó vẫn không đến; nhân lành cứ tạo, dù chẳng cầu quả vui, nó vẫn bò sang. Cho nên người trí nhìn từ cái nhân mà chọn lựa, chọn nhân lành bỏ nhân ác. Cả đời mãi gây tạo nhân lành, loại trừ nhân ác, người này bảo đảm gặt hái những kết quả đẹp đẽ an vui. Ai say sưa tạo nhân ác, chẳng bao giờ nghĩ tới nhân lành, chắc chắn sẽ thu lượm được muôn vàn đau khổ, dù họ sợ sệt khẩn cầu quả ấy đừng đến. Cho nên câu châm ngôn nhà Phật, ít Phật tử nào không thuộc, là "Bồ-tát sợ nhân chúng sanh sợ quả".

NGHĨA BỒ-TÁT VÀ CHÚNG SANH

Bồ-tát (Bodhisavattu) là người giác ngộ, thấy tận cái manh nha cái đầu mối của sự khổ đau và an lạc. Muốn hết khổ được vui, không gì hơn ngay cái mầm đau khổ chúng ta đừng gieo, cái mầm an vui phải tung vãi. Không gieo nhân khổ thì quả khổ làm gì có. Cứ tung vãi nhân vui thì quả vui không vời cũng đến. Ðây là hành động của người giác ngộ. Chúng sanh là những kẻ mê, chỉ nhìn trên cái quả mà sợ mà cầu. Luôn luôn sợ khổ cầu vui, mà nhân đau khổ không tránh, nhân an vui không tạo. Một khi quả đau khổ đến thì cầu khẩn van xin, song làm sao qua khỏi, vì đã hình thành. Cầu mong mơ ước quả an vui, nhưng nhân không gây thì quả từ đâu mà đến. Ðây là hình ảnh trái ngược của kẻ mê người giác. Tuy nhiên, cái mê này ai cũng có thể bỏ, cái giác này ai cũng có thể làm. Chỉ là nhắm vào nhân là giác, ai không thể làm được việc đó. Thế nên, Bồ-tát là chuyện tất cả chúng ta có thể làm được và chúng sanh chúng ta cũng bỏ được.

BỒ-TÁT SỢ NHÂN

Bồ-tát là con người giác ngộ và hay làm giác ngộ người khác. Bởi giác ngộ nên thấy rõ cái gì là nhân đau khổ liền sợ hãi tìm mọi cách để diệt trừ. Thấy tham lamkeo kiệt là nhân đau khổ, Bồ-tát tu bố thí để tiêu diệt nên nói bố thí độ san tham. Thấy buông lung ngạo mạn là nhân phá hoại đức hạnh, Bồ-tát tu trì giới để khử dẹp, nên nói trì giới độ phá giới. Thấy nóng giận là nhân gây nhiều tội lỗi. Bồ-tát tu nhẫn nhục để dẹp, nên nói, nhẫn nhục độ sân hận. Thấy lười biếng bê tha là nhân hư thân mất công đức, Bồ-tát tu tinh tấn để đánh đuổi, nên nói tinh tấn độ giải đãi. Thấy tâm tán loạn là nhân điên đảo tối tăm, Bồ-tát tu thiền định để thu nhiếp, nên nói thiền định độ tán loạn. Thấy ngu si là nhân trầm luân sanh tử, Bồ-tát tu trí tuệ để chiếu phá, nên nói trí tuệ độ ngu si.

Sở dĩ Bồ-tát tu lục độ là để diệt trừ sáu cái nhân xấu xa tội lỗi mù tối hiểm nguy, dẫn con người đi mãi trong trầm luân đau khổ. Khi sáu cái nhân ấy bị tiêu diệt hoàn toàngiác ngộ giải thoát. Giai đoạn tu lục độ là đang hành hạnh Bồ-tát, đến khi giác ngộ là Bồ-tát thật sự. Phần này là tu hạnh Bồ-tát nặng về tự giác

CHÚNG SANH SỢ QUẢ

Chúng sanh là những con người mê muội, một bề sợ khổ mà không biết nguyên nhân. Thấy cái gì khổ đau đến là kinh hoàng khiếp sợ van xin cầu cứu, mà không biết cái khổ ấy xuất phát từ nguyên nhân nào. Khi cái khổ qua rồi, thì bình thản như thường không biết gì tu sửa. Những cái quả chúng sanh sợ nhất là:

Sợ người khác giết hại mình, mà tâm giết hại người không bỏ. Còn ôm mưu đồ giết hại người thì quả người giết hại mình làm sao tránh khỏi. Sợ người khác lén lấy, cướp giựt tiền bạc của cải của mình mà tâm tham lam của người không chừa. Ðã tham của người thì người tham của mình là sự đương nhiên. Sợ người ta xâm phạm tiết hạnh vợ con mình, mà mình vẫn dòm ngó thèm thuồng vợ con người. Ôm lòng phá hoại sự trinh bạch của gia đình người thì người phá hoại hạnh phúc gia đình mình khó tránh khỏi. Sợ người ta dùng lời lường gạt vu cáo mình, mà mình vẫn thích lường gạt vu cáo người. Ðã có cái nhân lường gạt vu cáo người thì quả người lường gạt vu cáo mình làm sao trốn được. Sợ say sưa như điên như dại bị người cười chê, mà rượu không từ không kiêng. Sẵn sàng uống rượu thì phải chấp nhận say sưa. Ðây là những cái quả mà chúng sanh sợ hãi. Song sợ quả mà không tránh nhân, thật là khờ khạo ngây thơ. Ðó là nói lên tính mê muội của con người, được gọi là chúng sanh

BỒ-TÁT TẠO NHÂN

Ðến phần giác tha, Bồ-tát thấy bổn phận mình phải đem sự giác ngộ lại cho mọi người. Ðể đạt mục đích ấy, Bồ-tát phải tạo dựng cho mình đầy đủ những điều thiết yếu này: Một là Bồ-tát phải thông suốt Phật pháp (nội minh). Vì mục đích dạy người tu theo đường lối giác ngộ mà không thông suốt giáo lý Phật thì không thể thực hiện được. Hai là Bồ-tát phải thông hết các môn tâm lý học, xã hội học, khoa học. (ngoại minh). Có suốt thông các môn này thì sự giáo hóa không bị chướng ngại. Ba là Bồ-tát phải biết các môn y dược (y phương minh). Trị cho người được lành bệnh, chỉ dạy đạo lý cho họ rất dễ dàng, vì họ có cảm tình sẵn sàng nghe mình dạy. Bốn là Bồ-tát phải học các nghề nghiệp thật hay thật khéo (công xảo minh). Cần giúp đỡ mọi người, chúng ta phải có tài giỏi nghề khéo, vừa chỉ dạy dân chúng, vừa gầy được nền kinh tế tốt đẹp cho đồng bào. Nhờ tài nghệ đặc biệt của mình, người ta mới đến cầu học, là cơ hội tốt để giáo hóa họ. Năm là Bồ-tát phải giỏi ngoại ngữ (thanh minh). Muốn tiếp xúc với nhiều hạng, nhiều giống người, cần phải biết nhiều thứ tiếng. Biết tiếng họ, chúng ta mới dễ thông cảmgiáo hóa họ. Tạo dựng cho mình đầy đủ năm điều kiện này, Bồ-tát mới làm tròn sự nghiệp giác tha. Chúng ta không thể ôm ấp lý tưởng suông rằng "thệ nguyện giác tha", khi đó nơi mình không có một chút khả năng, một ít phương tiện thì sự giác tha trở thành vô nghĩa. Trước tiên chúng ta phải tạo dựng cho mình đầy đủ điều kiện thiết yếu (ngũ minh), sau đó mang hành lý lên vai tiến trên đường giác tha, chúng ta mới làm tròn nhiệm vụ.

Tạo dựng cho mình đủ năm điều kiện trên rồi, Bồ-tát còn phải ứng dụng bốn việc thì sự giáo hóa mới dễ thành tựu: Một là Bồ-tát phải sẵn sàng giúp đỡ tiền bạc của cải hoặc sức lực của mình khi người cần. Nhờ sự giúp đỡ người ta dễ có cảm tình, nhiếp hóa họ mới được (bố thí nhiếp). Hai là Bồ-tát phải nói lời hòa nhã dịu dàng dễ mến. dù chúng ta có giúp ai bao nhiêu, mà thốt ra những lời thô bạo họ đều bực bội chán ghét. Khéo dùng lời hiền hòa nhu nhuyến nhiếp hóa người (ái ngữ nhiếp) là dễ thành công. Ba là Bồ-tát phải xông pha làm những điều gì để đem lợi ích thiết thực cho người. Chúng ta không phải chỉ nói suông, mà phải làm thật sự. Ai cần điều gì có thể làm được, chúng ta phải nỗ lực làm giúp, để đem đến kết quả lợi ích cho họ. Nhờ bàn tay của mình giúp họ thành công một việc, sau đó mình đem chánh pháp giáo hóa họ, họ dễ dàng thu nhận (lợi hành nhiếp). Bốn là Bồ-tát phải lăn xả vào trong mọi ngành mọi nghề để cùng làm cùng sống với họ. Dễ thông cảm nhau nhất là bạn đồng nghiệp. Ðồng trong một cảnh ngộ, có bàn luận điều gì thật là dễ cảm thông. Chính chỗ chung nghề nghiệp, chúng ta đem chánh pháp giáo hóa họ được sự chấp nhận không khó khăn gì (đồng sự nhiếp). Bốn điều này là phương tiện không thể thiếu của Bồ-tát trên con đường giác tha

CHÚNG SANH CẦU QUẢ

Chúng sanh không ưa tạo nhân tốt mà mong cầu quả tốt. Quả tốt làm gì đến được, bởi không có nhân. Tuy thế mà họ vẫn ước mơ trông đợi quả tốt. Như người ta cứ mong cho mình được sống lâu mạnh khỏe, mà không chịu cứu người giúp vật. Sanh mạng của người không được tôn trọng mà muốn mọi người tôn trọng sanh mạng mình là điều không thể được. Hoặc cầu mong mình được giàu có ai nấy đều ủng hộ mình, mà không chịu làm việc bố thí, giúp đỡ người lúc cùng khốn. Lại có người cầu cho gia đình mình hòa vui hạnh phúc vợ con đều trinh bạch, mà không chịu sống hạnh trinh bạch với mọi người. Cũng có người cầu xin đừng ai lừa gạt mình, mà không chịu nói lời chân thật. Quả là muốn đi bên tây mà hướng mặt về đông. Có người cầu nguyện gia đình mình sum họp thuận hòa, mà không dùng lời khuyên can cho mọi người cùng hòa hợp. Có người cầu mong đừng ai dùng lời hung ác nói với mình, mà mình không chịu dùng lời hiền hòa nói với người. Có những người muốn ai cũng trình bày lẽ thật với mình, mà mình không trình bày với người. Có những người cầu mong đừng ai tham lam với những cái có của mình, mà mình không chịu bỏ lòng tham với những cái có của người. Có những người cầu xin đừng ai giận hờn mình, mà mình chưa chịu hỉ xả cho người. Có những người cầu cho mình có trí tuệ sáng suốt, mà những cố chấp tà kiến không chịu bỏ. Bao nhiêu thứ cầu mong này không bao giờ người ta toại nguyện, chỉ vì mong quả mà không chịu tạo nhân. Ðây là sự cầu mong suông của những con người mê muội

SỰ SAI BIỆT GIỮA BỒ-TÁT VÀ CHÚNG SANH

Nhìn trên cái "SỢ" giữa Bồ-tát và chúng sanh đã quá khác biệt nhau. Bồ-tát biết là nhân đau khổ liền hoảng sợ tìm mọi cách để tiêu diệt chúng. Còn một chút mầm đau khổ, Bồ-tát vẫn không an. Bởi vậy Bồ-tát luôn luôn ứng dụng Lục độ để khử dẹp mọi mầm nhân đau khổ. Nhân đau khổ đã diệt sạch, quả đau khổ do đâu đến được, nên Bồ-tát không bao giờ quan tâm đến quả. Không sợ quả mà quả cũng không đến. Ngược lại, chúng sanh nom nớp sợ quả khổ, mà nhân đau khổ không ngăn ngừa, cho nên càng sợ chúng lại càng đến. Người ta khóc lóc than van khi gặp quả khổ, mà không chịu nhìn xem quả khổ ấy do ai gây nên. Kêu trời trách đất hận người, chỉ là việc vô ích, có khi quả khổ lại tăng thêm. Không trời Phật nào cố làm chúng ta khổ, do sự dại khờ ngu muội của chúng ta tạo thành những nhân đau khổ, nhân đã có thì quả cố nhiên phải đến. Khóc than oán trách chỉ làm thêm đậm nét khổ đau mà thôi.

Ðến phần giác tha, Bồ-tát cố tạo cho mình đầy đủ khả năng, nào ngũ minh, nào tứ nhiếp pháp, làm thuyền bè cứu vớt chúng sanh. Bồ-tát không mong ước viển vông, mà phải cụ thể thực tế nhìn thẳng vào lẽ thật. Cho nên phải rèn luyện mình có thật tài, thật đức, mới nói đến sự giáo hóa mọi người. Bồ-tát không có thái độ ngây thơ như những người nói từ bi, nói thương chúng sanh, mà chỉ có ở đầu môi. Bồ-tát là con người hành động, mang trí tuệtài năng của mình đi vào cuộc đời, sống bên cạnh quần chúng, như pháp "Lợi hành" và "Ðồng sự" của Tứ-nhiếp-pháp , Bồ-tát không phải những hình ảnh thờ ở chùa ngồi trên tòa sen hay cỡi sư tử, mà là những người có kỹ năng khéo léo, mình mẩy lem luốc, đang loay hoay trong xí nghiệp, trong hãng xưởng chế tạo, tự mình làm và chỉ dạy người làm, đây là "Công xảo minh" trong Ngũ minh. Ngược lại, chúng sanh một bề mong cầu quả đẹp, mà không tạo những nhân tốt. Quả đẹp làm sao có, khi nhân tốt chúng ta chẳng gieo. Muốn gặt quả mà không gieo nhân; nếu được, quả ấy chỉ là quả gian lận, quả cướp giựt, bất chánh. Ví như có người thấy hàng xóm trồng cam trái chín oằn cây, mê quá lại hái ngang, nếu chủ vườn thấy đánh gãy tay, nếu không thấy hái được đem về, cũng là cái quả ăn cắp, cái quả xấu xa nhục nhã. Cầu quả mà không chịu gây nhân, là kẻ mơ ước hão huyền, xa rời thực tế, là kẻ lười biếng muốn ăn mà không chịu làm. Không gây nhân cầu quả, là kẻ mê muội nên gọi là chúng sanh.

Bồ-tát và chúng sanh, nào có cách biệt bao nhiêu, chỉ chịu đổi cái nhìn. Nhìn thẳng vào nhân để thấy rõ nhân khổ thì tránh, nhân vui thì hành là Bồ-tát. Chỉ một bề sợ quả khổ, cầu quả vui, mà không cần biết nguyên nhân, là chúng sanh. Bồ-tát, chúng sanh trên con người không khác, chỉ khác cái nhìn nhân và nhìn quả thôi. Như hai người cùng đứng một địa điểm, một người xây mặt về đông, một người xây mặt về tây; nếu nguời xây mặt về tây chịu quay lại nhìn về đông, thì đâu có khác nhau. Như thế thì tất cả chúng sanh đều có khả năng làm Bồ-tát, không phải việc Bồ-tát chỉ dành riêng cho Bồ-tát, còn chúng ta không có phần.

Xuyên suốt bài này, chúng ta thấy rõ Bồ-tát và chúng sanh cách nhau chừng kẽ tơ sợi tóc. Chúng sanh đổi cái "sợ quả" thành "sợ nhân" là chuyển thành Bồ-tát. Thật là mê giác chỉ khác nhau một cái nhìn. Bồ-tát ở đây rất gần gũi thân thiết với chúng sanh. Có khi là ông thầy giảng kinh cho mọi người nghe, đâu không phải là Bồ-tát, vì ngài thông suốt "Nội minh". Có lúc là ông thầy xem mạch bốc thuốc cho mọi người, âu cũng là Bồ-tát, vì ngài thực hành "Y phương minh". Một người thợ giỏi đang hướng dẫn chỉ dạy đàn em với nhiệt tình không vụ lợi, biết đâu chừng cũng là Bồ-tát, vì ngài thực hiện "Công xảo minh". Cho đến người bạn cùng cuốc rẫy trồng khoai mà nói đạo lý chân thật chúng ta nghe, ai ngờ là Bồ-tát, vì Ngài thực hành "Ðồng sự nhiếp". Bồ-tát là những con người thiết thân với chúng ta, chỉ khác với chúng ta ở chỗ thấy rõ nhân ác để tránh, nhân thiện để tạo. Còn chúng ta chỉ một bề sợ quả khổ cầu quả vui, mà không chịu thấy tường tận nguyên nhân của nó. Gần đây bên ngành y học cũng có câu "ngừa bệnh hơn chữa bệnh", cũng na ná sợ nhân hơn là sợ quả. Ðạo Phật là đạo giác ngộ, thấy nguyên nhân rõ ràng là giác, giác là Bồ-tát. Chúng ta tu theo Phật là đi trên con đường giác, xét rõ nguyên nhân của mọi việc xảy ra để ngừa tránh là theo hạnh Bồ-tát. Mọi người chúng ta đều có khả năng thực hiện việc "sợ nhân", thì chúng ta ai cũng làm Bồ-tát được.






 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1533)
Trong Jataka, tức là những câu chuyện tiền thân của Đức Phật khi ngài còn là một Bồ tát, ngài có nói về hạnh Bồ tát trong...
(Xem: 1665)
Giáo lý Duyên khởi là nền tảng của triết học Phật giáo, do đó luôn là tâm điểm của những nghiên cứu về sự uyên nguyên của đạo Phật.
(Xem: 1636)
Đức Phật khẳng định: “Trong giáo pháp nào nếu khôngtám Thánh đạo thời ở đó không có quả vị Sa-môn thứ nhất, thứ nhì, thứ ba, thứ tư.
(Xem: 1040)
Duyên khởi có nghĩa là hết thảy hiện tượng đều do nhân duyên mà phát sinh, liên quan mật thiết với nhau, nương vào nhau mà tồn tại. Nói theo thuật ngữ Phật giáo thời “tất cả pháp là vô thường, vạn vật vô ngã, hết thảy đều không”. “Không” có nghĩa là “vô tự tính,” không có yếu tính quyết định.
(Xem: 1519)
Trong các kinh điển thuộc Hán tạng, ‘Phật thị hiện thuyết pháp’ có thể được xem như là một ‘thuật ngữ’ quen thuộc, phổ biến đối với quý Phật tử Đại Thừa.
(Xem: 1501)
Con người được sinh ra đời, sống trong cuộc đời nhưng càng lớn lên càng cảm thấy mình như vẫn thiếu thốn cái gì, như vẫn là một người thất lạc.
(Xem: 1679)
Có lần khi nói về tám thức tâm vương trong Duy thức học, một người hỏi rằng “con người lo sợ là do thức nào?”.
(Xem: 1947)
Giác ngộ cũng tức là giải thoát. Giải thoát cái gì ? Giải thoát khỏi sinh tử luân hồi, điên đảo mộng tưởng, giống như người đang nằm mơ chợt tỉnh dậy,
(Xem: 1537)
Nhân quả là một định luật tất yếu trong sự hình thành nhân sinh quan và vũ trụ quan qua liên hệ duyên khởi của cuộc sống con người, mà qua đó nhân quả được coi như là một luật tắc không thể thiếu được khi hình thành một xã hội nhân bản đạo đức.
(Xem: 1362)
Bồ-tát là từ gọi tắt của Bồ-đề Tát-đỏa, phiên âm từ Bodhi-sattva tiếng Phạn, còn gọi là Bồ-đề Tát-đa,… Bồ-tát là từ gọi tắt của Bồ-đề Tát-đỏa, phiên âm từ Bodhi-sattva tiếng Phạn (sanskrit), còn gọi là Bồ-đề Tát-đa
(Xem: 1373)
Kính lễ Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn Nay con đem tâm phàm phu suy diễn thánh pháp Là nhờ những bậc tiền bối đã khai triển Pháp này Xin Ngài gia bị cho tâm phàm phu chuyển thành thánh trí
(Xem: 1562)
Con xin đê đầu kính lễ Phật – bậc Nhất thiết trí – đấng Mặt trời tròn thanh khiết. Những tia sáng lời dạy của Ngài đã phá tan bóng đêm trong bổn tâm của chư thiên, loài người và các đường ác.
(Xem: 1152)
Khái niệm Niết-bàn vốn thành hình cách đây hơn 2500 năm. Các học giả và các triết gia khác nhau trong suốt nhiều thế kỷ liền đã nỗ lực lý giải khái niệm này bằng cách tận dụng sự hiểu biết hạn chế của mình.
(Xem: 1273)
Dưới đây là một vài dẫn khởi có tính cách thực tiễn đối với sự tu tập công án, được đề ra do các Thiền sư qua nhiều thời đại; từ đó, chúng ta có thể thấy rõ một công án sẽ làm được việc gì để khai triển ý thức Thiền và cũng thấy rõ sự tu tập công án đã bộc lộ cho khuynh hướng nào theo thời gian.
(Xem: 1290)
Có hai hình ảnh quen thuộc gợi lên ý tưởng biến dịch: như dòng sông và như ngọn lửa bốc cháy trên đỉnh núi. Mỗi hình ảnh lại gợi lên một ý nghĩa tương phản: tác thành và hủy diệt.
(Xem: 1699)
Thời gian là một hiện tượng bí ẩn nhất và cũng là sít sao nhất với cuộc sống mỗi người.
(Xem: 1651)
Một thời Thế Tôn trú ở Nālandā, tại rừng Pāvārikamba. Rồi thôn trưởng Asibandhakaputta đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Rồi thôn trưởng Asibandhakaputta bạch Thế Tôn:
(Xem: 3013)
Duyên khởi cho bài viết này là từ một bản tin BBC News có nhan đề “Thiền định chánh niệm có thể khiến con người xấu tính đi?”— và từ một số cuộc nghiên cứu khác đã giúp chúng ta có cái nhìn đa diện hơn về Thiền chánh niệm, một pháp môn nhà Phật đang thịnh hành khắp thế giới.
(Xem: 1827)
Khi sinh ra và lớn lên trong cuộc đời này mỗi người đều mang trong mình một huyết thống mà tổ tiên bao đời đã hun đúc, giữ gìntruyền thừa qua nhiều thế hệ.
(Xem: 1367)
Vấn đề tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni phạm tội ba-la-di, thời Phật nghiêm khắc không cho sám hối đều có lý do. Với những lý do đó giống với xã hội bây giờ, cho nên trong chương này chúng tôi thảo luận chung cả hai giai đoạn thời Phật và cuộc sống hiện tại.
(Xem: 1222)
Hiện nay trong nguồn văn hiến hệ Hán truyền, chúng ta tìm thấy nhiều từ ngữ liên quan đến ý nghĩa sám hối như “hối quá 悔過”, “sám hối 懺悔”, “sám-ma 懺摩”, “phát lồ 發露”, thực chất tất cả đều xuất thân từ nghĩa gốc Phạn ngữ (Sanskrit) là từ: kṣama, kṣamayati.
(Xem: 1281)
Trong dòng chảy tâm thức của nhân loại từ xa xưa và cho đến nay luôn chia thành hai hướng, một hướng chảy theo dòng chảy Luân hồi (Saṃsāra), là số chúng sinh tâm tư cấu bẩn phiền não, ngụp lặn trong bùn lầy ố trược.
(Xem: 1414)
Những người con Phật chơn chính, thì lúc nào và ở đâu, họ cũng thực hành phápchánh pháp trở thành đời sống của chính họ. Họ được nuôi dưỡng ở trong chánh pháp và họ vui sống trong chánh pháp mỗi ngày.
(Xem: 1326)
Sự ra đời của Đức Phật nghiễm nhiên đã trở thành sự kiện quan trọng nhất trong suốt mấy ngàn năm tư tưởng Đông phương. Hiện tượng Lâm-tỳ-ni, chính vì thế, đã trở thành một hiện tượng đặc sắc đáng để mọi người nghiên cứu Phật học quan tâm.
(Xem: 1926)
Tất cả đều là giả tạm và cuộc đời là một nỗi đau khổ lớn. Đây là động cơ lớn thúc đẩy Thái tử ra đi tìm chân lý.
(Xem: 1695)
Như huyễn là một tính cách, một phương diện của tánh Không. Tánh Khôngvô tự tánh của mọi cái hiện hữu, và vì vô tự tánh nên như huyễn.
(Xem: 1895)
Theo quan niệm nhà Phật thì con người tự ràng buộc mình trong nỗi khổ đau do chính mình gây ra.
(Xem: 1828)
Trên lộ trình hướng về Phật đạo, tôi có duyên được “làm người đưa đò” tại ...
(Xem: 2395)
Bình đẳng tánh trí là gì? Là tánh bình đẳng của đại viên cảnh trí, nghĩa là tánh bình đẳng của tất cả mặt gương và của tất cả bóng hình in vào đó.
(Xem: 1786)
Theo truyền thống Phật giáo Nam tông, y cứ theo lịch Ấn Độ cổ đại, Vũ kỳ An cư (Vassavāsa) bắt đầu từ ngày 16 tháng 6 (tháng Āsālha) và kết thúc vào ngày 16 tháng 9 (tháng Āssina).
(Xem: 2133)
Vào thời Đức Phật, xã hội Ấn Độ rất nhiều học thuyết ra đời, mỗi học thuyết là một quan điểm chủ trương.
(Xem: 2240)
Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu sơ lược về Đại viên cảnh trí, và trích toàn bộ đoạn nói về trí này trong Kinh Phật Địa, do Tam tạng Pháp sư Huyền Trang dịch ra tiếng Hán.
(Xem: 2304)
am Vô Lậu Học là môn học thù thắng gồm: Giới, Định và Tuệ trong đạo Phật.
(Xem: 1858)
Khi đạo Phật nói về tánh chất của khổ, có nhiều mức độ khổ khác nhau.
(Xem: 1981)
Dân gian thường nói, không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời. Rất khó giải thích về“ba họ” và “ba đời”.
(Xem: 2036)
Chúng ta đã thấy nguồn gốc của kinh tạng Phật giáo phát khởi từ ba kỳ kết tập kinh điển (saṅgīti).[1]
(Xem: 1959)
“Tất cả là vô thường” là một trong ba nguyên lý căn bản của Phật giáo (vô thường, vô ngã và niết-bàn tịch tịnh)
(Xem: 2596)
Không có kinh sách nào, Đức Phật dạy: Phải cầu nguyện, hay nương tựa vào một ai đó, ngay cả việc nương nhờ vào chính Ngài.
(Xem: 1950)
Bản tâm, tự tâm, bản tánh, tự tánh là những danh từ được Lục Tổ Huệ Năng sử dụng trong những lời thuyết pháp của ngài để...
(Xem: 1894)
Muốn thực hiện một đời sống đạo đức, mang lại hạnh phúc cho bản thân cũng như tha nhân thì trước hết con người ấy phải được giáo dục.
(Xem: 1948)
Như chúng ta đã biết, từ xưa lắm các triết gia và sử gia phương Tây từng đưa ra những định nghĩa về con người,
(Xem: 1898)
Sám hối là một thực hành tu tập quan trọng và phổ biến trong Phật giáo. Sám hối là...
(Xem: 2173)
Chúng ta hãy khởi đầu đọc kinh Kim-cang như một tác phẩm văn học. Giá trị văn học là sự biểu hiện thẩm mỹ của nội dung tư tưởng.
(Xem: 2316)
“Bà lão nghèo ngộ pháp Duyên khởi” là bản kinh chúng tôi giới thiệu kỳ này. Nguyên tác “Phật thuyết lão nữ nhơn kinh 佛說老女人經
(Xem: 1988)
“Kinh Căn Tu Tập / Indriya bhàvanà sutta” là bài kinh cuối cùng trong số 152 bài kinh đăng trong Trung Bộ Kinh do...
(Xem: 2100)
Theo Phật giáo, pháp có nghĩa là giáo pháp của Phật. Những lời dạy của Đức Phật chuyên chở chân lý.
(Xem: 1888)
Như Đức Phật đã dạy, một đặc điểm của Giáo Pháp thuần túy là những hiệu ứng phải được thể nghiệm tức khắc lúc này và nơi này, ngay trong cuộc đời này
(Xem: 1915)
Căn cứ thông tin từ tác phẩm Ni trưởng Huỳnh Liên - cuộc đờiđạo nghiệp do Ni giới hệ phái Phật giáo Khất sĩ ấn hành vào năm 2016 thì...
(Xem: 2423)
Từ khi đạo Phật du nhập vào Việt Nam, chúng ta thấy rõ là bất cứ khi nào truyền thống dân tộc nép mình để đi trong dòng sinh mệnh của đạo Phật thì...
(Xem: 2327)
Dựa vào lịch sử Đức Phật, chúng ta được biết, Thái tử Sĩ Đạt Ta (Siddhattha) khi chào đời, bước đi bảy bước, có bảy hoa sen đỡ chân
(Xem: 4005)
Giới, Định và Tuệ là ba môn tu học quan trọng trong Phật giáo. Ta thường hay nói “Nhân Giới sanh Định, nhân Định phát Tuệ”.
(Xem: 2490)
Theo nghĩa đen của khái niệm, độc nhất là chỉ có một, mang nghĩa duy nhất. Trong kinh tạng Nikāya, khái niệm con đường độc nhất (ekāyana magga) là
(Xem: 3205)
Bốn mươi chín ngày sau khi đạt giác ngộ, Đức Phật bi mẫn và thiện xảo đã thuyết Tứ Diệu Đế cho năm vị đệ tử may mắn tại Varanasi.
(Xem: 2477)
Nếu có ai đó yêu cầu tóm tắt toàn bộ giáo lý Phật giáo trong một vài từ ngữ gọn gàng, không cần dài dòng văn tự, tôi sẽ không do dự trả lời rằng, đó là : Ngũ uẩn giai không.
(Xem: 2049)
Bằng sự tu tập lâu dài, vượt qua vách sắt thành đồng của địa ngục Thiết Vi hay sự co duỗi của bàn tay trước mắt mà ta vươn tới sự giải thoát thời đoạn, cuối cùngsự giải thoát hoàn toàn.
(Xem: 1803)
Đức Di Lặc tiếp tục giảng cho đồng tử Thiện Tài về Bồ đề tâm: “Tại sao vậy? Vì nhân nơi Bồ đề tâm mà xuất sanh tất cả Bồ tát hạnh.
(Xem: 3316)
Cộng đồng Tăng Già gồm tứ chúng Tăng NiPhật tử tại gia Nam Nữ với một hội đồng gồm ít nhất là bốn vị Tăng, hay một cộng đồng Tăng Ni sống hòa hiệp với nhau trong tinh thần lục hòa.
(Xem: 2348)
Đến nay, vấn đề xác định kinh điển Phật thuyết hay phi Phật thuyết vẫn là nội dung được các học giả quan tâm nghiên cứu
(Xem: 3034)
Nhiều học giả phương Tây nhận định rằng khái niệm Niết bàn, tức nirvāṇa trong Sanskrit hay nibbāna trong Pali, có thể xem là ...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant