Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Hạt giống từ cơn mưa

15 Tháng Tư 201100:00(Xem: 12084)
Hạt giống từ cơn mưa

HẠT GIỐNG TỪ CƠN MƯA

Kính dâng lên Đức Phật,

Nhân ngày Đản Sanh năm thứ 2634

với tấm lòng xin được làm người con thảo..
Cư sĩ Liên Hoa

Mưa về rồi đó em
Hàng cây bao năm ngủ

lắng nghe mưa tí tách

chiếc áo thơ ướt mềm

những ánh mắt hồn nhiên
nằm yên dưới cõi đời

từng bao năm ngóng đợi

thả cánh diều ước mơ

có chú bé mỉm cười 
mảnh tâm thả bong bóng

bay giữa đời nhân gian

gọi tiếng sóng vỗ về

ta đi từ vạn kiếp
dừng chân bến, nẻo đời

hoang sơ về giấc mộng

thả con thuyền tuổi thơ…

Ngày hôm nay, mưa gió nhiều quá, hồn nhiên kéo dài từ suốt ngày qua đến hôm nay. Lắng nghe không gian ẩm ướt đổ về, tràn lan. Những cành cây lá hân hoan tắm mình trong mưa, có từng cơn gió mênh mang, lảng vảng thả tiếng cười, đùa vui cùng nhau mở hội. Những áng mây lơ lửng, lang thang lặng trên bầu trời, cùng hoà nhịp nhảy múa của thiên nhiên, đất trời, hát những bài ca tình yêu thật đẹp. Ngày như đang ẩn mình trong đêm, vì bầu trời âm u. Có ai ngăn được cơn mưa, có ai dừng lại được màu xuân sắc, có ai thầm hỏi ai rằng rồi đời sẽ ra sao, trước những cơn sóng vô thường? 

Hạnh phúc hay khổ đau cũng thường được ví như mưa gió của cuộc đời, kéo dài lên thân phận con người, do nghiệp lực của quá khứ, do những gì mới tạo, trợ duyên đến... để cho những cành hoa nghiệp được dịp nở rộ trong đời sống. Đó là cơn đau của bất hạnh hay niềm vui? Tại sao lại có cơn đau trong niềm vui, hạnh phúc, chứ không phải là khổ đau chỉ xuất hiện trong khi bất hạnh, bất như ý trong cuộc đời? Làm sao tách rời ra được trong thân tâm bóng dáng của nhị nguyên, ở một con người, vì đó là những gì được gọi là thân thương, là chán ghét, dù muốn hay không, mang theo mình trong những giai đoạn thời gian tác tạo, của quá khứ, vào đời sống hiện tại, chào đón vui mừng hay sầu khổ trước tám ngọn gió khi hội đủ điều kiện, miên trường tác động đến ….

mắt khóc, môi cười
mắt màu xa vắng

khoắng vào vọng tâm

vạn hoa vỗ cánh

tay nắm vô cùng

tìm lại liên hoa.

Có vài hạt cát
nằm ở lưng trời

Nghe trong lối nhỏ

tiếng thở bạt ngàn

lá cây réo gọi

đời vẫn reo vui

đời không thương ta,
hay ta vô tình

chẳng độ lượng đời

bất hạnh thân tình

nào phải xa lạ

năm nào mơ mộng,

nay lại lãng quên ...

Trong vũ trụ này, tất cả đều do duyên sanh duyên hợp và các pháp đến đi đều như vậy, đủ duyên thì hợp lại, hết duyên thì tan rã, không một thương tiếc, không một hân hoan, không một chào đón hay không một mặc niệm, chia lìa. Con người khổ đau bởi vì bám chặt, tưởng chừng là vĩnh cửu, dù là cơn gió nhẹ thoảng qua, dù là bóng mây mờ nhạt, dù là bờ vai rung rung, yếu đuối, có nụ cười nước mắt, có ánh mắt hoàng hôn, có lắng nghe sâu thẳm… biểu hiện trên thân phận con người

Em bên ta khi cơn mưa nhỏ hạt
Sóng gió về, bóng dáng vội đi đâu

Ôi thời gian, hoa lá đến nhiệm mầu

Lòng chân chất, nở cánh hoa tuyệt đẹp...

Người sống với đời bình thường, khi đón nhận những trận gió ngao du, dù nhẹ nhàng, mát dịu, cũng bị “u đầu xước trán”, than thân trách phận cho cuộc đời. Người thành công, đầy đủ danh vọng, tiền tài, sắc đẹp, tình yêu… bỗng một hôm, nhận thức được vô thường, ảo hoá, chợt bâng khuâng, dâng lên niềm đau, nổi thống khổ trong sự mất mát, hụt hẫng, chia lìa, và rồi cũng vui khóc, khổ đau. Người có chút lòng thành, học hạnh tìm lại tâm, khi cơn gió mơn man đổ về, có nặng có nhẹ, có như cuồng phong, hoặc như cơn lốc xoáy, có đau có khổ, có nước mắt mặn môi, có nụ cười dày dặn, cũng vẫn mang cơn đau, vẫn có nuối tiếc, để rồi buông thả, xả bỏ để tìm lại chân tình trong muôn vàn huyễn hoá quay cuồng, nên tự tâm hát dâng lên lời ca của con người..

Có phải chiếc nón, ngàn trùng cuối ngỏ
hay tâm tình, bóng dáng ngập ngàn phương

tìm cánh mây trời, phiêu lãng nơi nào

Đi đến với, áo mây luôn đổi sắc

một sáng tối, hoàng hôn mời nắng lạ
một chiều tà, vàng vọt ánh trăng về

ngồi im lặng, giữa hải triều sóng vỗ

từ góc lòng, vũ trụ mở duyên sinh…. 

Trong một bài Kinh A Hàm, có nói rằng: “Muốn biết kiếp quá khứ ra sao, hãy nhìn vào đời sống hiện tại. Muốn biết cuộc sống tương lai sẽ như thế nào, cũng hãy quán chiếu những việc làmhiện tại” (Dục tri tiền thế nhân, đương kim thọ giả thị. Yếu tri lai thế quả, kim sanh tác giả thị). Vâng, chỉ có luật nhân quả mới trả lời cho hết tất cả những vấn nạn trên thế gian nầy, vì đó là định luật thiên nhiên, không do một ai chi phối, ban ơn hay cứu hoạ. Cuộc đời là một sự mâu thuẫn nội tại, tương tác giữa hai cặp bài trùng, nhị nguyên, nhiều khi đến khó hiểu. Nhưng, “bất muội nhân quả” sẽ giúp con người vũng tâm trong đời sống, giữ gìn thân khẩu ý trong chánh niệm để tránh bớt nghiệp lực và để có khi cũng phải vui vẻ chấp nhận những nghịch cảnh hoặc thuận cảnh đem đến cho mình.
 
Đối diện với cơn mưa của thời tiết, ướt trời nhũn đất, lạnh lẽo, âm u, để rồi so sánh với những đợt mưa trong đời sống của mỗi con người. Cơn mưa làm cho chúng ta có khuynh hướng ẩn núp trong một không gian nào đó, để tránh né, chạy trốn, sợ ướt thẩm da thấm thịt, ẩn tạm để thoát qua khỏi trong thời gian ngắn hay mưa nhiều ngày. Nhưng cơn mưa gió của nội tâm lại làm cho chúng ta có thể sợ hãi, lo lắng, bồn chồn, chờ đợi, chui vào tủ quần áo trốn, nhưng rồi, mưa vẫn đến, xoáy trong tâm khi tâm bị chao đảo, ngụp lặn trong những vọng tưởng, chấp trước. Có ai là không gặp hoàn cảnh tương tự trong suốt đời sống, mân mê với hạnh phúc, rã rời với niềm đau, cười méo xẹo với những gì đem đến, nhiều khi khóc than thi đua với cơn mưa, xem chừng nước mưa trời đổ xuống nhiều hay nước mắt chảy nhiều.
 
Chúng ta cũng từng biết đến cơn mưa đã rải nước tắm cho một vị Thánh nhân thị hiện giữa cõi đời, dưới cành cây vừa nở cánh hoa Vô Ưu, trong vườm Lumbini cách đây 2634 năm về trước.

Cơn mưa đó khác thường vì đến từ tấm lòng, đến từ sự qui kính của trời người, đối với con người bình thường mang nguyện lớn nối tiếp từ Hạnh nguyện của Bồ tát Hộ Minh, để thực hiện toàn mãn đại nguyệnthành Phật, để cứu độ chúng sanh thoát khỏi khổ đau. 

Như Kinh Pháp Hoa nói rõ: “Ta vì một đại sự nhân duyên là muốn cho tất cả chúng sanh ngộ được Phật Tri kiến, nên thị hiện vào cõi Ta bà”. Và qua đó, thể hiện nhân cách của Bậc Siêu Việt, một tấm lòng rộng lớn, biểu lộ từ lúc Đản sanh, qua bốn cửa thành thấy rõ sanh già bệnh chết, xuất gia tầm đạo, ngồi dưới cội cây bồ đềchứng quả Chánh Đẳng Chánh Giác

Vườn Lumbini, một nơi chốn ở quê ngoại của Thái tử Siddhartha, mà Hoàng Hậu Maya trên đường trở về để chờ ngày lâm bồn, vịn cành cây Vô ưu, và nơi đó, một vị Thái tử đã được Đản sanh. 

Tôi đã đến nơi nầy trong chuyến Hành hương tại Ấn độ và Nepal, và đã ngồi im lặng, thiền quán để suy niệm về sự xuất hiện của vị Thánh nhân. Vẫn còn đó trụ đá, hồ nước nơi có chín vị Long vương phun nước tắm cho Thái tử, cảnh vật chung quanh. Thời gian dài qua bao nhiêu thế kỷ, bao nhiêu biến đổi, thịnh suy, rêu phong, lẫn với sự phá hoại của những tâm niệm vô minh, thần quyền, độc hại đã tàn nhẫn làm tàn phai, hũy hoại bao nhiêu những hiện hữu của Thánh tích thời đó.

Ngồi lắng yên để nhìn lại khúc phim lịch sử hy hữu trên thế gian nầy, đang quay lại diễn tiến về ngày trọng đại của trời người, của muôn loại, là đón chào vị Thánh nhân. Người đã đi 7 bước, mỗi bước chân đều có hoa sen nâng đở. Tay chỉ trời, tay chỉ đất và nói rằng “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn”. 

Bước chân của Người dẫm trên mặt đất làm rung động của ba ngàn thế giới, làm sợ hãi những ác tâm, làm niềm hoan hỷ cực kỳ kiên cố cho những tấm lòng muốn hoàn thiện chính mình. Cũng là bước chân tiếp nối của 6 đời chư Phật vừa qua trong hiện tại, vững vàng trong tâm nở hoa sen, thị hiện trong cõi đời năm trược, vì lợi ích muôn loài. Bước chân được nâng nhẹ bởi 7 đoá sen thật đẹp, tươi sáng của thanh tịnh, ngọt ngào của tâm từ bi, và của lưu ly trí tuệ xuyên suốt màn vô minh, cháy tan thất tình hằng chi phối trong nội tâm con người.

Có phải đất trời đang chuyển động
Hay lòng người muôn cõi mở hoa tâm

Bóng dáng Thánh nhân thị hiện vào đời

Ánh mặt nhật bỗng cúi đầu kính cẩn

Thái tử Siddhartha !
Đoá hoa Vô Ưu

vườn Lumbini

những lời từ bỗng nhiên hiện rõ

như vầng trăng chiếu sáng cuộc đời

làm sao nói hết

làm sao ghi lại

chỉ lòng thành tỏ bày hoan hỷ

để khắp cùng muôn loài qui ngưỡng

đất đã tịnh để chân Người bước

nuớc đã thanh rải tắm thân mình

vũ trụ nở hoa mầu an lạc 

đón chào Người vào buổi sớm tinh khôi

cánh sen toả hương thơm ngát

như lòng trong, nối tiếp nguyện bao đời

nào phải Người thị hiện một lần trong các cõi

tự bao giờ, khi có khổ đau

khi loài người bất hạnh

sen vẫn nở khi tâm quay lại

đức Phật hiền từ

vẫn mỉm cười

Đản sinh sáng người, 

từ bi tưới mát

có mặt trong tâm

lại là một lần trong bao lần thị hiện….

Vâng, lại là một lần trong bao lần Người thị hiện, khi con người đau khổ, quán chiếuchuyển hoá nội kết, nghiệp lực. Cái điệp khúc thánh thiện nầy nói lên tấm lòng yêu thương chúng sanh vô bờ bến, của đức Phật, như “đa tình thị Phật tâm”. Mỗi khi đau khổ, thất thần trong những biến động của cuộc đời, đối diện của cơn đau, của mất chánh niệm dẫn đến những bâng khuâng giữa các khuấy động triền miên trong tám ngọn gió, thấy đời sống bế tắc, vô định, không biết đi về đâu “tiền lộ mang mang bất tri hà vãng”… chính khi đó, khi tâm quay về (quy y) với đức Phật của chính mình, đức Phật tức thời đã có mặt, thị hiện trong lòng của chính người đó. Quay về với Như Lai Tạng, Bạch Tịnh Thức, Chân Tâm… là quay với Tuệ giác vẫn hằng hữu có mặt trong tâm, dù qua bao nhiêu sóng gió, vọng động v.v... thì ánh đèn Tuệ Giác đó cũng vẫn còn, vẫn chiếu soi tỏ để tan biến những phiền não, cấu uế đem tâm thức con người đang lâm vào chốn buồn đau, “tuệ nhật phá chư ám”.

Không phải Thông điệp của đức Phật đã nói là chỉ có “Chân Tâm” là cao quí nhất trong vũ trụ nầy? Không phải là đức Phật đã nhìn thấy là trong mỗi một hữu tình đều có đầy đủ tánh Phật, làm nên vị Tỉnh Thức, nên đã bao lần tiếng sóng Hải triều âm vẫn vọng vang đến cho nhân loạiTất cả chúng sanh đều là Phật sẽ thành”. 

Cơn mưa Pháp tiếp nối trong suốt lộ trình thể hiện Đại Nguyện của Người trong cuộc đời, đối diện với biết bao nhiêu là vấn nạn của các hữu tình đang bị chi phối, lâm vào, khổ đau.. 

Chúng ta từng đọc Kinh A Di Đà, từng được biết rằng đã có Mười phương Chư Phật cùng đồng thời xưng tán Công HạnhBi Nguyện lớn của đức Phật đã đi vào cõi đời năm trược của uế độ Ta bà, thành Phật và vì tất cả khổ đau, bất hạnh của muôn loài mà truyền bá giáo Pháp đem lại Tự tại, An lạcGiải thoátước mong tất cả mọi người, mọi loài đều đạt được Tri kiến như đức Phật.

Cơn mưa Pháp đó hiển lộ từ thời Đản sanh, thành Đạo và xoáy chuyển vào tâm thức của mỗi người, mọi hữu tình vì từng giọt mưa Pháp đó, rơi xuống đồng đều khắp cùng tâm không gian, vũ trụ, không phân biêt màu da, sắc tộc, địa phương, mà chỉ tùy theo trình độ, căn cơ và sự tiếp nhận của mõi người mà tác động đến, để chuyển hoá, tạo thành một năng lực kỳ diệu đem lại Chân Hạnh Phúc hay sự hoàn thiện trở thành con người Nhân bản đích thực.

Và cơn mưa Pháp đó cũng thấm sâu vào tâm tôi trong giờ phút nầy, ngồi lắng lòng trước những Thánh tích Lumbini, quán chiếu tất cả khúc phim thật đẹp dâng cho muôn loài của Thái tử Siddhartha khi thị hiện giữa cõi đời, khi con người đau khổ quá nhiều bởi vì giai cấp, vì tham vọng, vô minh, mù quáng…để chỉ nẻo về bờ Giác. Những hình ảnh vi diệu đó vẫn có mặt hôm nay, vẫn chưa bao giờ mất, dù có bao biến đổi của hiện hữu, vì lòng tôi thanh tịnh bây giờ, kiên định trong tâm hướng đến. Tôi thật vô cùng xúc cảm, nước mắt rơi xuống, mở rộng cõi lòng sung sướng, cảm thấy mình quá may mắn, hạnh phúc khi được là người Phật tử, con của Ngài, của đức Phật và đón nhận gia tài của Ngài để lại trong tấm thân hèn mọn nầy.

Tiếng gầm của Chúa Tể Sơn lâm, bước chân của Lộc Tượng, tấm lòng của vị Thầy của trời người, đức Phật với Thông điệpchiến thắng vạn quân, không bằng tự chiến thắng và chiến thắng chính mình là chiến công oanh liệt nhất” đã đi thẳng vào trái tim sôi động tình yêu thương, nhìn rõ bản chất Thánh thiện trong mỗi người, với sự khiêm cung của vị Bồ tát Thường Bất Khinh trong Kinh Pháp Hoa, lời nói đã như bao lần nhắc nhở: “Tôi không dám khinh các người, vì các người là Phật sẽ thành”…

Những lời nhắn nhủ, đánh thức tâm đó quá đẹp, quá cao thượng, quá nhân bản, bình đẳng …mà chúng ta chưa hề nhận thấy nơi bất cứ một tôn giáo nào, bởi vì Thông điệp nầy được đến từ sự chứng ngộ Chân Lý của một Đại Tỉnh Thức, nhìn rõ bản chất, tự tánh của muôn loài, vũ trụ. Không có vì lý do gì mà chúng ta sợ hãi, tự ti … không dám chấp nhận và tiếp cận.

Chúng ta có thể than trách rằng: “tại vì mình thiếu phước đức, không được sinh vào thời Phật còn hiện tiền, cho nên, đến giờ vẫn còn lưu lạc, trầm luân...”, nhưng đối với tôi, một chúng sanh nhỏ bé, tầm thường, sự hiểu biết hạn hẹp, có mặt trong cuộc sống ngày hôm nay, trong giờ phút nầy, tôi lại cảm thấy mình còn có quá nhiều may mắn, phước báu đã gặp được giáo Pháp Từ Bi Hỷ Xả của đức Phật còn truyền lại cho đến ngày hôm nay, và mình còn có duyên để tiếp cận, tu tậpchuyển hoá cho cuộc đời. Vì giả sử như Giáo Pháp không còn hoặc vì lý do gì đó, như vì thiếu duyên, vì vô minh, không nhận thức được mình có Tánh Phật và vô tình, nên không chấp nhận, không tiếp cận đến Giáo Pháp uyên thâm, giải thoát nầy, thì chúng ta sẽ ra sao?

Ngàn năm xưa, nào ai biết
Trăm năm qua, nào ai hay

chỉ biét hôm nay

trong giờ phút nhiệm mầu

tôi đã thấy

trong lòng mình

đức Phật thị hiện

Ôi hạnh phúc

một lần trong muôn một

sát na quay về

mưa Pháp rải tràn lan

nội kết khổ đau

chuyển thành hoa nhân ái

để bước đi đời,

luôn sánh bước cùng người 

dù đôi chân non dại

dù bụi đời chưa phai

nhưng trong tâm vẫn nở

đức Phật nhỏ cười vang …

Thưa bạn ! Cuộc đời vẫn đầy dẫy khổ nạn của và trong biết bao nhiêu người trên hành tinh nầy. Trong cộng nghiệp, chiến tranh vẫn còn đó và còn có nguy cơ lớn hơn, tiêu diệt nhân loại. Thiên tai do lũ lụt, núi lửa, bão tố, sóng thần vẫn còn và luôn ảnh huỡng đến ưu tư, căng thẳng cho mọi người. Nhân tai, nạn tai, bất công, tranh chấp, kỳ thị, độc tôn, môi sinh bị tàn hoại, phá hũy v.v... vẫn là nổi niềm bất hạnh, gánh nặng, khổ đau, gây tác hại đến mọi sự sinh tồn, mọi hiện hữu, được dẫn dắt bởi ba độc si tham sân. Nhiều thiên niên kỷ qua đã vậy, và nay thì vẫn tồn tại, và có chiều hướng gia tăng. Đời sống thì ngày càng được đầy đủ, văn minh, khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ hơn và chúng ta có quá nhiều thời gian, trí thức, không gian để sinh sống, nhưng nguy cơ nhân loại bị hũy diệt chưa biết lúc nào, nếu thiếu chánh niệm hoặc do một phút không kềm chế được tâm tình.
 
Có phải nhân loại không ý thức được hiểm họa có thể xẩy ra bất cứ lúc nào nầy chăng? Có phải những giá trị tâm linh không còn tồn tại? Có phải tôn giáo đang có mặt không đáp ứng được nhu cầu tâm linh, chuyển hoá khổ đau, thống khổ, bất hạnh và đem tâm mê mờ trở về nơi an lạc? 
 
Có một vị Thánh nhân tên là Siddhartha đã thị hiện ra đời cách đây 2634 năm để tiếp nối hạnh nguyện cứu độ muôn loài vượt qua khổ ải sanh tử, đưa đến bờ Giác và đạo Phật đã thành hình từ sự Chứng Ngộ Chân Lý của vị Thánh nhân nầy. Là con người, Ngài đã từng trải qua vô lượng kiếp trầm luân, rồi với lòng Từ bi, phát nguyện lớn để độ sanh, nên Ngài hiểu rõ được tận tường sanh tử và những gì chi phối đến các chúng hữu tình. Là một vị Đại Giác Ngộ do chứng đắc Chân Lý, Ngài nhìn ra được màn lưới vô minh kéo dài theo sợi xích của 12 nhân duyên ràng buộc con người, làm trôi lăn trong biển khổ và cũng vì nhìn rõ được Tánh Phật trong mỗi người, Ngài vì Nguyện Lớn Khai Thị đó mà đã lặn lội qua bao nhiêu con đường trần, suốt hơn 49 năm vì sự đau khổ, vì sự trầm luân trong vọng tưởng mê lầm của con người, mà dấn bước bằng tất cả tấm lòng thương yêu, bằng cả cuộc đời dâng hiến và bằng sự kiên định tối thắng của vị Đại Giác… vì sự đau khổ của muôn loài chúng sinh.
 
Đạo Phậtcon đường đi đến bờ Giác, con đường Tỉnh Thức, chỉ rõ các pháp đều do duyên sinh, vô thường, huyễn hoá, nhưng không phải để chúng ta xa lánh cuộc đời, chạy trốn, bi quan, yếm thế… nhưng mà để dấn thân vào cuộc đời bằng sự chuyển hoá, hoàn thiện bản tâm và tiếp cận chia sẻ với mọi người để cùng tiến đến Chân Thiện Mỹ, qua giáp Pháp vi diệu của đức Phật

Đạo Phật là của mọi người trưởng thành, không phải do tuổi tác, học vấn, bằng cấp, chức vị, danh vọng, giàu sang phú quí… nhưng do tâm đã trưởng thành, chín mùi do được trưởng dưỡng chịu đựng, do vì kinh qua cuộc đời với biết bao nhiêu biến động, thăng trầm vinh nhục được thua vui buồn… đã gây nên những thống khổ, bất hạnh hay hạnh phúc giả tạm, không thực trong cuộc nhân sinh. Người Cùng tử trong trạng thái tay trắng, tâm trống rỗng, hốt hoảng… sẽ tìm đến với đạo Phậtđạo Phật trả lời.

Chúng ta hãy đến với đạo Phật trong tâm trạng đó, để tìm hiểu qua Văn (Nghe) Tư (Suy Tu) Tu (Tu tập). Bởi vì đạo Phật không phải đến để chỉ tin, cầu nguyện. Đức Phật từng nói rằng: «Người tin ta mà không hiểu ta, tức là phỉ báng ta», vì Ngài không phải là vị Thần Linh để ban bố ân huệ, thưởng phạt, nhưng Ngài muốn rằng mọi người hãy trở về với bản tâm, nhận thức mình có Tánh Phật và sống với, khai mở, trưởng dưỡng con đường rộng của nội tâm để vượt thoát khổ đau, qua bờ sanh tử và đó chính là nguyện lực thị hiện trên cõi Ta bà của Ngài. 

Tiếng chuông tỉnh thức của đạo Phật vẫn thong thả ngân vang giữa cuộc đời, không vội vàng, gấp gáp, nhưng mỗi thanh âm mang nguồn năng lực nội tại để giúp con người tỉnh thức. Chúng ta hãy cùng ngồi lại đây, nơi đại địa thênh thang, nơi không gian tâm trống rỗng nầy, cùng với nhau, tỉnh lặng, mỉm cười, lòng trong, thanh khiết.. và cùng nhau nâng chén trà của giáo Pháp, để chia sẻ, thưởng thức. Có phải chén trà ngon quá không ? Có phải hương trà thanh thoát không ? Chúng ta có lắng nghe lại lòng mình không, để nghe tiếng đập vô ngôn của nội tâm trong im lặng ? Những chiếc lá trà sen không có gì lạ, khác biệt với cuộc đời thường… mà chỉ có tẩm những hương vị thanh khiết, chân thường của Tứ diệu đế, Bát chánh Đạo, Tứ nhiếp pháp, Lục độ, Lục hoà… với chất phẩm không có gì cao sang, bí mật, huyền diệu, kỳ bí… mà thiết thực, yếu dụng, thoả lòng vì được tìm racon người và cho con người, để được trưởng thànhnuôi dưỡng tâm linh, có đời sống nhân bản cao thượng.

Tách trà
Thinh lặng

ba cõi

hiện về

hương bay
thấy sắc

cười ồ

ôm tâm…

- Đạo Phật đã được Liên Hiệp Quốc công nhận giá trị tâm linh cao thượng, cống hiến hữu ích, có thể đáp ứng để giải quyết vấn nạn cho người, cho môi trường sinh sống… trong hiện tạimai sau, nên đã tổ chức Đại Lễ Phật Đản Vesak vào mỗi năm, cũng như đưa những giá trị thực hữu của Giáo Pháp vào trong Toà nhà Liên Hiệp Quốc. Xá lợi của đức Phật cũng được an trí và Tôn thờ tại nơi đây.

- Là người con Phật, chúng ta cầu nguyện rằng giáo Pháp của đức Phật được lưu truyền, phổ cập khắp mọi nơi, và được mọi người tìm đến không bằng thành kiến, cố chấp, hẹp hòi, độc tôn… mà mở rộng tấm lòng để đến, để tiếp cận, tìm hiểu, nắm lấy những giá trị tâm linh thực tiển của giáo Pháp vi diệu, đem áp dụng vào đời sống để chuyển hoá khổ đau cho mình và chia sẻ cùng người… 

- Trước năm 1975, khi chiến tranh gây bao nhiêu là mất mát, tàn phá, tiêu hũy, chết chóc … trải dài trên quê hương tôi và lúc đó, dù còn nhỏ, tôi vẫn được biết có những cuộc vận động ngưng chiến giữa hai miền Nam Bắc trong một ngày Đại Lễ Phật Đản, và có kết quả, để tạm ngưng một ngày giết hại lẫn nhau, gây đổ máu, làm tổn thất sinh mạng, tạo nên cảnh sinh ly tử biệt. Và trong ngày đó, cũng đã được yêu cầu ngưng giết hại các con vật, các loài súc sinh tại các lò sát sinh trên toàn quốc... vì để tránh được nghiệp sát sẽ đem lại kết quả bớt nghiệp chiến tranh, gây đau khổ cho nhân loại. Và dĩ nhiên, người Phật tử nếu không có được trường trai, cũng phải phát tâm ăn chay trong những ngày nầy.

lý do đó, cầu xin rằng nếu có thể, sẽ có những cuộc vận động lớn trên toàn thế giới, thể hiện đức Từ Bi Hỷ Xả của đức Phật, để cho mọi nơi chốn, dù bất cứ nơi đâu, đang có lò lửa chiến tranh… xin cho ngưng bắn, nếu có thể trong một ngày kỷ niệm Phật Đản Vesak và cũng xin cho mọi loài vật không bị sát hại trong ngày nầy. 

- Cầu xin cho mọi người không còn thành kiến, cố chấp, vị kỷ hay vì tham vọng gì đó, mà người người gây hại, thù hận lẫn nhau. Xin cho tình huynh đệ được nở rộ trong tâm của mọi người, và người người đến với nhau bởi sự tôn trọng và quí kính thân phận con người.

- Cầu xin cho mọi người, mọi loài đều được An Lạc, Chân Hạnh Phúc trong Ngày và Mùa Phật Đản do sự mở lòng, tu tập, chuyển hoá và làm cho đức Phật trong tâm thị hiện, không phải trong một ngày, mà nhiều ngày hay miên trường, để cuộc đời bớt khổ, được vui. 

Với tấm lòng đó, với sự chân thành của người con Phật, dù là còn sơ cơ, hiểu biết kém cỏi, chất phát, nhiều thiếu sót trong đời sống, trong sự nghiên cứu, tu tập… nhưng trong thân tâm vẫn muốn bộc lộ những lời đến từ tâm qui ngưỡng, cung kính, tri ân dâng lên đức Phật nhân ngày Đại Lễ Khánh Đản. Xin được thành kính dâng tặng và chia sẻ cùng tất cả mọi người, dù có đồng ý hay không, nhưng xin nhận nơi đây, như với lòng trân quí và kính chúc quí vị cùng gia đình... được nhiều An Lạc, Hạnh Phúc trong Mùa Phật Đản lần thứ 2634.

Thành kính dâng tặng và chia sẻ.

Mùa Phật Đản Vesak năm thứ 2634
Phật lịch 2554.

Viết xong ngày 17.05.2010

Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15640)
Thi ca là sự trở mình của cảm xúc, công án bằng thi ca là sự đánh động, chạm thẳng vào tâm thức, tạo thành một thứ năng lượng cho giác ngộ vụt khởi.
(Xem: 23127)
Đức Phật Đản Sanh qua thi phẩm Ánh Sáng Á Châu của Edwin Arnold - Trần Phương Lan dịchchú giải
(Xem: 14118)
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuất hiện giữa cõi đời không ngoài mục đích giải thoát khổ đau cho nhân loại. Từ địa vị thái tử cao quý, Ngài đã giã từ lạc thú trần gian...
(Xem: 13029)
Các phương cách đản sanh của chư Phật đều giống nhau như sự xuất hiện của các ngài giữa thế gian này đã cảm ứng đến thế giới chư thiên và các loài khác...
(Xem: 55219)
Trong thế giới đầy bóng tối này, bóng tối của đe dọa chiến tranh, và nếp sống phi đạo đức, chúng ta hãy thắp lên ngọn đèn của trí tuệ, của hiểu biếtthông cảm.
(Xem: 9250)
Muốn cảm ứng đạo giao với Phật A Di Đà để vãng sanh về xứ Cực lạc cần phải tu cho đúng, nghĩa là niệm Phật phải đạt nhất niệm
(Xem: 14508)
Tem bưu chính mừng Đại lễ Phật Đản - Hoavouu sưu tầm
(Xem: 14236)
Sự giải thoát có thể dụ cho một sự sáng không bờ mé, ngăn ngại và cái ngã đã được giải thoát (vô ngã) dụ cho một cái sáng khác ở trong cái sáng không bờ mé đó...
(Xem: 14256)
Không thể không phản tỉnh, không thể không kiểm thảo, hay nói cách khác, nhất định phải tìm lỗi lầm của chính mình, phải tìm tâm bệnh của chính mình.
(Xem: 13945)
Bên tàng cây Vô ưu (aśoka) rợp mát, nền trời xanh bao la, hương muôn hoa tỏa ngát, Hoàng hậu đã hạ sanh Thái tử. Khi ấy, cảnh vật đều vui vẻ lạ thường, khí hậu mát mẻ...
(Xem: 36407)
Pháp hành thiền không chỉ dành riêng cho người Ấn Độ hay cho những người trong thời Đức Phật còn tại thế, mà là cho cả nhân loại vào tất cả mọi thời đại và ở khắp mọi nơi.
(Xem: 19958)
Ta có thể chuyển nghiệp nặng thành nhẹ bằng cách ăn năn sám hối những nghiệp đã tạo và nỗ lực tu tập, tạo các nhân duyên lành làm trở ngại sự hình thành nghiệp quả.
(Xem: 18230)
Vận mạng từ do đâu mà có? Do đời trước tu mà được, trên thực tế mỗi ngày vận mạng của chúng ta cũng đang có sự tăng giảm, thêm bớt.
(Xem: 19293)
Trước bàn thờ Tổ Tiên, tôi đứng yên lặng thật lâu, để quán chiếu, để đi sâu vào đời sống của hiện tại và từ đó, nhìn lại quá khứ của nhiều thế hệ ông bà, cha mẹ nhiều đời...
(Xem: 19217)
Ai đã một lần hiện hữu làm người, có mặt trên cuộc đời nầy, đều không do Cha Mẹ sanh ra, dù là Thánh nhân hay phàm tục. Cho đến khi khôn lớn, trưởng thành...
(Xem: 20399)
Khi tìm hiểu cảm nhận của các Thiền sư về mùa Xuân, điều dễ dàng nhận thấy là các ngài cũng không chối từ hay lẩn tránh vẻ đẹp mà tạo hóa ban tặng...
(Xem: 17712)
Thân thểảnh hưởng mãnh liệt đến tinh thần. Thế nên, muốn cho tinh thần vững mạnh, tin tưởng chí thiết nơi tự lực, tha lực, kiên cố chấp trì câu danh hiệu Phật...
(Xem: 31620)
Bậc giác ngộ, đức Phật Gotama, sử dụng từ bhavana để diễn tả những thực tập về sự phát triển của tinh thần. Từ này được dịch đại kháithiền định.
(Xem: 15995)
Xem xét lại chính mình, không lao ra ngoài. Không lao ra là một phương pháp chắc thực để chúng ta đừng bị các duyên bên ngoài dẫn đi, như thế mới an ổn.
(Xem: 15089)
Một cách căn bản, chúng ta có thể thấu hiểu Bốn Chân Lý Cao Quý trong hai trình độ [trình độ của sự giải thoát tạm thời khỏi khổ đau và trình độ giải thoát thật sự...
(Xem: 14762)
Thể tánh của đức Phật A Di Đàvô lượng thọ, vô lượng quang, là Phật Pháp thân. Giáo lý đại thừa đều chấp nhận rằng Pháp thân bao trùm tất cả thế giới.
(Xem: 46280)
"Hộ-Niệm" đúng Chánh Pháp, hợp Lý Đạo, hợp Căn Cơ. Thành tựu bất khả tư nghì! ... Cư Sĩ Diệu Âm
(Xem: 36030)
Cốt Nhục Của Thiền là một tác phẩm ghi lại 101 câu chuyện về thiền ở Trung Hoa và Nhật Bản - Trần Trúc Lâm dịch
(Xem: 21095)
Phật A Di Đà chính là vị Phật biểu trưng cho một Phật thể có thọ mạng vô lượng, trí tuệ vô cùng, công đức vô biên (Vô lượng thọ, Vô lượng quang, Vô lượng công đức).
(Xem: 21706)
Có một ngày nào đó, Nhớ nhà không nói ra, Bấm đốt tay, ừ nhỉ, Xuân này nữa là ba... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 23481)
Thế giớichúng ta đang sống luôn bất an, bất toàn và tạm bợ mà trong kinh A Di Đà gọi là trược thế... Thích Viên Giác
(Xem: 34515)
Thiếu CHÁNH KIẾN trong sự tu hành chẳng khác gì một kẻ đi đường không có BẢN ĐỒ, không có ÁNH SÁNG rất dễ bị dẫn dụ đi theo đom đóm, ma trơi.
(Xem: 19555)
Ca Diếp thấy Phật đưa cái bông lên mà không nói, Ca Diếp cũng không nói, nhưng nét mặt hớn hở mỉm cười, là ông đã rõ thấu Chánh pháp của Phật, nó ẩn tàng sâu kín...
(Xem: 19003)
Đức Phật đã mở bày nhiều pháp hội, diễn thuyết vô lượng pháp môn, khiến cho trời người đều được lợi lạc. Dù vậy, giải thoát Niết-bàn là trạng thái tự chứng tự nội...
(Xem: 23001)
TỨ NIỆM XỨ là pháp thiền để hiểu rõ, để hiểu sâu, và để khám phá thực tướng VÔ NGÃ của chính mình. Nếu không hiểu rõ mình thì còn lâu mới có thể sửa đổi...
(Xem: 20246)
Đức Phật đưa cành hoa lên (niêm hoa) và ngài Ca Diếp hiểu ý mỉm cười (vi tiếu). Đó là pháp môn lấy tâm truyền tâm.
(Xem: 18437)
Truyền thuyết “Niêm hoa vi tiếu” không biết có từ lúc nào, chỉ thấy ghi chép thành văn vào đời Tống (960-1127) trong “Tông môn tạp lục” mục “Nhơn thiên nhãn”...
(Xem: 19924)
"Đây là con đường duy nhất để thanh lọc tâm, chấm dứt lo âu, phiền muộn, tiêu diệt thân bệnh và tâm bệnh, đạt thánh đạochứng ngộ Niết Bàn. Đó là Tứ Niệm Xứ".
(Xem: 19603)
Để diệt trừ cái khổ, người ta phải nhận ra bản chất nội tại của vấn đề khổ. Mà để được vậy, trước hết người ta phải cần có một cái tâm an tịnh...
(Xem: 33515)
Những lúc vô sự, người góp nhặt thường dạo chơi trong các vườn Thiền cổ kim đông tây. Tiêu biểu là các vườn Thiền Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
(Xem: 34663)
Không thể có một bậc Giác Ngộ chứng nhập Niết Bàn mà chưa hiểu về mình và chưa thấy rõ gốc cội khổ đau của mình.
(Xem: 54620)
Muốn thực sự tiếp xúc với thực tại, cho dù đó bất cứ là gì, chúng ta phải biết cách dừng lại trong kinh nghiệm của mình, lâu đủ để nó thấm sâu vào và lắng đọng xuống...
(Xem: 37862)
Thực hành thiền trong Đạo Phật rốt ráo là để Thực Nghiệm sự thật VÔ NGÃđức Phật đã giác ngộ (khám phá). Đó cũng là để chứng thực KHÔNG TÁNH của vạn pháp.
(Xem: 21215)
Do bốn niệm xứ được tu tập, được làm cho sung mãn, thưa Hiền giả, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp được tồn tại lâu dài.
(Xem: 17958)
Đức Phật khám phá ra rằng một tâm hạnh phúc nhất là tâm không bị dính mắc. Đây là một niềm hạnh phúc rất sâu sắc, khác hẳn với những gì chúng ta vẫn thường biết.
(Xem: 63788)
Đàn Kinh được các môn đệ của Huệ Năng nhìn nhận đã chứa đựng giáo lý tinh nhất của Thầy mình, và giáo lý được lưu truyền trong hàng đệ tử như là một di sản tinh thần...
(Xem: 17456)
Thiền giữ vai trò rất quan trọng trong đạo Phật. "Ngay cơ sở của Phật giáo, tất cả đều là kết quả của sự khảo sát về Thiền, và nhờ có tư duy về Thiền mà Phật giáo mới được thể nghiệm hóa...
(Xem: 49779)
Khi ta phát triển định tâm, ta sẽ có thể giữ những chướng ngại tạm thời ở một bên. Khi những chướng ngại được khắc phục, tâm ta trở nên rõ ràng trong sáng.
(Xem: 27585)
Nhâm Thìn năm mới ước mơ Xin dùng tâm khảm họa thơ tặng đời Cầu cho thế giới, muôn loài Sống trong hạnh phúc, vui say hòa bình
(Xem: 20370)
Khi nói đến bố thí, thì chúng ta phải nhận ra ba yếu tố tạo ra nó: người cho (năng thí), món đồ (vật thí) và người nhận (sở thí). Ba yếu tố này rất quan trọng.
(Xem: 23109)
Với người con Phật vào những ngày đầu xuân ta thường có thói quen đến chùa lễ Phật, hái lộc, gặp Thầy. Khi đến cổng chùa ta sẽ dễ dàng bắt gặp câu Phật ngôn “Mừng Xuân Di Lặc”...
(Xem: 18942)
Hình tượng Đức Phật Di Lặc hiện hữu với nụ cười trên môi, dáng vẻ hiền hòa khiến ai nhìn vào cũng thấy lòng mình nhẹ nhàng, hiền thiện và hoan hỷ hơn bao giờ hết.
(Xem: 16384)
Những ai muốn đi gặp mùa xuân thì phải đứng dậy, giã từ u tối của đêm đông, thắp sáng tâm mình bằng ánh lửa tỉnh thức được đốt cháy trong nguồn năng lượng tình thương.
(Xem: 18000)
Trong nhiều năm tôi đã nhớ mình viết bài luận văn “Khai bút” vào đêm giao thừa. Bài đó được chấm mười một điểm rưỡi trên hai mươi. Trong khung lời phê, cô giáo ghi...
(Xem: 21023)
Có lẽ Ngài chỉ mượn cảnh mùa xuân để diễn đạt sự chứng ngộ của Ngài. Mà sự chứng ngộ của riêng Ngài thì làm sao kẻ phàm phu tục tử như chúng ta có thể thấu triệt được.
(Xem: 17440)
Xuân hiểu là một bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt xinh xắn, trong trẻo, hồn nhiên, thuần túy tả cảnh buổi sớm mùa xuân thật thơ mộng. Bài thơ có lẽ được viết khi Trần Nhân Tông còn trẻ...
(Xem: 14526)
Chư Phật, Bồ-tát biết rõ cuộc đờiảo mộng, đã là ảo mộng thì còn gì quan trọng nữa để lôi cuốn chúng ta chìm trong mê muội. Điều thiết yếu là chúng ta phải khắc tỉnh...
(Xem: 16926)
Thiền có nghĩa là tỉnh thức: thấy biết rõ ràng những gì anh đang làm, những gì anh đang suy nghĩ, những gì anh đang cảm thọ; biết rõ mà không lựa chọn...
(Xem: 16458)
Bất kì ai cũng có khả năng giác ngộ nếu có khát vọng. Khát vọng hướng về mẫu số chung “tự tri-tỉnh thức-vô ngã”, khát vọng đó là minh sư vĩ đại nhất của chính mình.
(Xem: 16080)
Vào một ngày đầu năm, tiết trời ấm áp, vạn vật như đồng loạt hân hoan chào đón ánh xuân. Quốc vương đưa hoàng gia và các quan văn võ cận thần đến một tu viên nổi danh trong thành...
(Xem: 17563)
Ngày Tết trên bàn thờ luôn bày trái cây để cúng ông bà gọi là mâm ngũ quả... TS Nguyễn Trọng Đàn
(Xem: 22086)
Đối với người Việt Nam, tiếng Tết đã trở nên thân thuộc. Chúng ta gặp nó từ trong những câu tục ngữ, ca dao, dân ca mộc mạc đến những bài diễn văn trang trọng...
(Xem: 15170)
Mùa nhớ của tôi cũng bắt đầu khi gió bấc đổ về, gió mang theo chút se lạnh hanh hao và cả mùi Tết thoang thoảng, len khắp ngõ ngách phố phường nghe lòng nao nao.
(Xem: 13549)
Chư Phật ra đời chỉ cho chúng sanh con đường thoát khổ, khả năng thoát khổ nằm trong tầm tay của chúng ta. Bởi ta tự buộc nên ta phải tự mở.
(Xem: 14405)
Đại lực Độc long dùng mắt quan sát, thấy một người yếu đuối bị chết, một người mạnh khoẻ rồi cũng bị chết. Thấy vậy, Độc long bèn thọ giới một ngày xuất gia...
(Xem: 15442)
Kinh điển Phật giáo có nhiều huyền thoại về Đức Phật liên quan đến rồng, chẳng hạn như: Chín rồng phun nước tắm cho thái tử khi mới đản sinh, Rồng che mưa cho Phật...
(Xem: 15058)
Ngày đầu xuân nói về tục xông nhà để nhắc nhở cho nhau, đừng phó thác vận mệnh cho người xông nhà, tục xông nhà không thể quyết định vận mệnh của mình và gia đình...
(Xem: 12776)
Tưởng không có gì reo ca trong tâm mình. Một ngày đi ngang cổng một tu viện, thấy một thầy tu áo đà vừa bước vào cửa, tay nải khoác vai nhẹ nhàng...
(Xem: 13421)
Phật giáo cho rằng, sự vận hành biến hóa của vũ trụ và sự lưu chuyển của sinh mạng, là do nghiệp lực của chúng sinh tạo nên, vì vậy tu là để chuyển nghiệp.
(Xem: 27471)
Nắm được yếu điểm của người đi xem bói, các thầy cân nhắc bằng cách hỏi một số câu thăm dò. Rồi tùy theo câu trả lời của khách mà thầy đoán mò, lần vách để nói thêm.
(Xem: 12580)
Con rồng gắn liền với huyền thoại Âu Cơ - Lạc Long Quân, thành ra Tổ-tiên giống Lạc-Việt. Người con trưởng ở lại Phong-châu, làm vua đất Văn-lang tức là Hùng-Vương.
(Xem: 13261)
“Trời thêm tuổi trăng, người thêm thọ. Xuân đến muôn nơi phúc khắp nhà." TS Huệ Dân
(Xem: 14527)
Thiền tông, nói mây, nói cuội, nói chuyện nghịch đời… chẳng qua đối duyên khai ngộ, để phá cho được cái dòng vọng tưởng tương tục của người, hy vọng ngay đó người nhận ra “chân”...
(Xem: 16287)
Các bậc thầy Mật tông tuyên bố rằng, người nào khéo sử dụng năng lực thiên lý truyền tâm thì đều có thể kiểm soát hoàn toàn tinh thần để tập trung tư tưởng...
(Xem: 12452)
Trong chuỗi dài bất tận đổi thay của năm tháng, quá khứ nối nhịp với tương lai, trở thành thông lệ, mỗi lần xuân đến mang theo hương lạ, khiến cho cõi lòng hân hoan...
(Xem: 15480)
Ánh sáng từ trái tim trong sáng (clear heart) của vị thiền sư đang thiền định từ nửa đêm đến gần rạng sáng đã trở thành ánh trăng, và bởi vậy, trăng vẫn sáng...
(Xem: 12919)
Theo Kinh Tăng Chi, muốn gia tăng tuổi thọ, sống lâu thì phải: làm việc thích đáng, biết vừa phải trong việc thích đáng, ăn các đồ ăn tiêu hóa, du hành phải thời...
(Xem: 12242)
Theo Kinh Tăng Chi, muốn gia tăng tuổi thọ, sống lâu thì phải: làm việc thích đáng, biết vừa phải trong việc thích đáng, ăn các đồ ăn tiêu hóa, du hành phải thời...
(Xem: 13251)
Nếu so sánh với sự nhớ ơn trong đạo Phật thì nội dung nhớ ơn của người Việt rất gần gũi. Bốn ơn trong đạo Phật là ơn Tam bảo, ơn nước nhà, ơn mẹ cha, ơn chúng sanh.
(Xem: 21743)
Xuân pháo đỏ cúc vàng bánh tét Con thơ cười giữa tiếng trống lân Khói nghi ngút giữa nhan và pháo Chan hòa trong nắng ấm tình xuân
(Xem: 11316)
Đổi mới là chuyển hóa cái cũ thành cái mới, cái tiêu cực thành cái tích cực. Loại bỏ cái xấu, cái tiêu cực và tích tập xông ướp (huân tập) cái tốt, cái tích cực.
(Xem: 22816)
Kyabje Dorzong Rinpoche đời thứ 8 là một trong số những vị Lạt ma đáng để học tập, thực hành theo và được tín nhiệm nhất trong số các vị bổn tôn Phật giáo Tây Tạng...
(Xem: 15153)
Đúng là Đạo bổn vô nhan sắc, nhưng ta và người thì có thể thấy được “nhất chi mai” kia là vật của đất trời, trống không, độc lập, hồn nhiên, như hữu sự mà vô sự.
(Xem: 14989)
“…Nhân diện bất tri hà xứ khứ. Đào hoa y cựu tiếu đông phong"... Thôi Hộ
(Xem: 46272)
Tất cả cũng chỉ là sự sinh hóa của vũ trụ, sự tuần hoàn của Đại Ngã... Phan Trang Hy
(Xem: 22555)
Nhờ thiền sư Munindra tận tâm hướng dẫn chu đáo từng bước một nên bà tiến bộ rất nhanh chóng. Đi từ cấp thiền cổ điển đến tiến bộ trong chánh niệm (progress insight).
(Xem: 14651)
Thọ nhận quán đảnh cũng giống như việc gieo mầm hạt giống trong tâm thức; sau này, khi hội đủ nhân duyên và qua các nỗ lực tu trì, hạt giống đó sẽ nảy mầm thành Giác ngộ.
(Xem: 12685)
Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng, dù khổ đau thế này hay thế khác, dù tiêu cực hay tích cực chúng ta phải nhìn chúng qua lăng kính duyên khởi...
(Xem: 18968)
Tu tập pháp môn P’howa, tức là pháp môn chuyển di thần thức vào giây phút từ trần, sẽ làm người tu tự tin vào đời sống của mình, vào sự tu tập tâm linh của mình...
(Xem: 14820)
Lúc bấy giờ Ma-hê-thủ-la Thiên ở nơi thiên thượng cùng các tiên nữ vui vẻ dạo chơi, tấu các âm nhạc. Thoạt nhiên nơi trong búi tóc hóa ra một thiên nữ, dung nhan đoan trang...
(Xem: 43961)
Lúc bấy giờ, khắp vì lợi ích tất cả chúng sanh, đức Thế tôn nói đà-ra-ni rằng: Na mồ một đà nẫm Ma đế đa na nga đa Bác ra đát dũ đát bán na nẫm...
(Xem: 57120)
Tập sách Thiền và Bát-nhã này là phần trích Luận Năm và Luận Sáu, trong bộ Thiền luận, tập hạ, của D. T. Suzuki. Tập này gồm các thiên luận về Hoa nghiêm và Bát-nhã.
(Xem: 13901)
Giác ngộ không phải là cầu toàn, vì càng cầu toàn con càng khổ đau thất vọng, mà là cần thấy ra bản chất bất toàn của cuộc sống. Chỉ cần vừa đủ trầm tĩnh sáng suốt...
(Xem: 47595)
Thật ra sanh tử là do tâm thức vô minh của chúng ta “quán tưởng” ra là có tự tánh, là có thật, như ví dụ “hư không khônghoa đốm mà thấy ra có hoa đốm”.
(Xem: 13703)
Phật quả đòi hỏi những thành tựu phi thường về thân và tâm. Cho nên, việc truyền những phẩm đức siêu việt này vào trong pho tượng trở nên nổi bật trong những buổi lễ quán đảnh.
(Xem: 14655)
Nẳng mồ tát phạ đát tha nghiệt đá nẫm Nẵng mồ nẵng mạc tát phạ một đà mạo địa tát đát-phạ tỳ dược Một đà đạt mạ tăng chi tỳ dược, đát nhĩ dã tha...
(Xem: 29088)
Đức Phật dạy rằng hạnh phúcvấn đề thiết thực hiện tại, không phải là những ước mơ đẹp đẽ cho tương lai, hay những kỷ niệm êm đềm trong quá khứ.
(Xem: 33392)
Thầy bảo: “Chuyện vi tiếu nếu nghe mà không thấy thì cứ để vậy rồi một ngày kia sẽ thấy, tự khám phá mới hay chứ giải thích thì còn hứng thú gì.
(Xem: 38455)
Sở dĩ chúng ta mãi trôi lăn trong luân hồi sinh tử, phiền não khổ đau là vì thân tâm luôn hướng ngoại tìm cầu đối tượng của lòng tham muốn. Được thì vui mừng, thích thú...
(Xem: 15450)
Không có một sự thực hành Niệm Phật chân chính, không ai có thể trung thực nhận ra tính chấp ngã vị kỷ của con người đã hình thành nên cốt lõi của sự tồn tại sinh tử.
(Xem: 31303)
Nếu không có cái ta ảo tưởng xen vào thì pháp vốn vận hành rất hoàn hảo, tự nhiên, và tánh biết cũng biết pháp một cách hoàn hảo, tự nhiên, vì đặc tánh của tâm chính là biết pháp.
(Xem: 12567)
Là một Đạo sư không bộ phái vĩ đại trong thời hiện đại, Chögyam Trungpa Rinpochay đã diễn tả một cách súc tích rằng Kongtrul đã thay đổi thái độ của các Phật tử...
(Xem: 40515)
Như thật tôi nghe: Một thời đức Phật ở tại Pháp Giả Ðại Bồ-đề Ðạo tràng thuộc nước Ma-già-đà, vừa thành Chánh giác cùng các Bồ-tát Ma-ha-tát chúng gồm có tám vạn người...
(Xem: 43518)
"Có đà-ra-ni tên là Túc Mạng Trí. Nếu có chúng sanh nghe đà-ra-ni này mà hay chí tâm thọ trì, thì bao nhiêu nghiệp tội cực nặng trong một ngàn kiếp thảy đều tiêu diệt.
(Xem: 46740)
Vì lòng thương xót chúng sanh đời Mạt Pháp, đức Thế Tôn đặc biệt nói ra pháp này để rộng cứu tế, ngõ hầu chúng sanh dẫu chẳng được gặp Phật, mà nếu gặp được pháp môn này...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant