Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Vì mẹ một vần thơ

20 Tháng Bảy 201100:00(Xem: 9664)
Vì mẹ một vần thơ


blank

Lời Tựa

Mỗi người trong chúng ta, ít nhiều đều mang nặng những ray rứt, kỷ niệm và hối tiếc, và có thể cả thương yêuhy vọng. Những xúc cảm đó có thể làm cho tâm hồn chúng ta trở nên phong phú hơn và sâu sắc hơn. Với thời gian, những xúc cảm đó sẽ khiến chúng ta trở nên nhạy cảm hơn hoặc chai đá hơn. Những hỗn độn của kỷ niệm, xúc cảm và thương yêu trong lòng mỗi người có vẻ rất riêng tư, nhưng hình như trong tất cả chúng ta đều có một thứ xúc cảm nào đó, một thứ tình thương nào đó rất giống nhau, đó là tình thương mẹ hay là lòng hiếu thảo. Chẳng qua thì cũng chỉ vì mỗi người trong chúng ta đều có một người mẹ, lớn lên dưới sự chăm sóc, dạy dỗ và tình thương yêu của mẹ.

Tôi xin dừng một phút ở đây để tưởng nhớ đến những người kém may mắn hơn chúng ta, chẳng hạn như những đứa trẻ trong viện mồ côi hay đang sống lây lất bên vệ đường, hoặc có những người sau khi lọt lòng thì mẹ đã chết. Tuy nhiên tôi vẫn tin rằng mặc dù không có cái may mắn để được biết mẹ mình là ai hoặc vì quá thơ dại không còn hình dung ra được hình ảnh mẹ, nhưng khi lớn lên họ vẫn có thể đau xót cho thân phận mình, vẫn một lòng thương mẹ, vẫn ước mơ được lớn lên trong tình thương yêu của một người mẹ, dù đấy chỉ là một giấc mơ không thực hiện được.

Trong bất cứ trường hợp nào, dù cho mẹ còn sống hay đã mất, hoặc không được biết mẹ mình là ai, nhưng tất cả chúng ta đều sinh ra với dòng máu của mẹ trong tim. Dòng máu ấy đã nuôi ta khi còn là một noãn cầu, một thai nhi... cho đến giây phút này khi tim ta còn đập. Dòng máu của mẹ vẫn còn đó, vẫn yên lặng tuần hoàn trong huyết quản để nuôi nấng ta và sưởi ấm tim ta : . . . . . .


 Dòng máu đỏ trong tim,
 Là máu hồng của mẹ.
 Dòng máu ấm lặng im,
 Nuôi ta từ tấm bé.

Hôm nay, tôi xin góp nhặt một vài vần thơ đã viết từ lâu, trong những giây phút cô đơn của cuộc sống để tưởng nhớ đến mẹ. Cái khổ đau và chua xót của mẹ tôi, cái ray rứt và xót xa trong tôi là những gì riêng tư, nhưng biết đâu cũng có thể rất gần với một vài người khác. Vì thế đã nhiều lần tôi có ý định viết lại những khổ đau và những xót xa đó, ít nhất là để lại cho con cháu tôi, nhưng rồi tôi vẫn không đủ can đảm. Mỗi lần cầm bút thì kỷ niệm và xúc cảm lại bùng lên trong tôi và nghiền nát tôi.

Mãi cho đến hôm nay khi đã quá nửa đời người và trong lúc góp nhặt những vần thơ còn cất giữ được, tôi mới chợt nhận ra rằng cái đau khổ và chua xót của mẹ tôi quả chẳng có nghĩa gì cả so với những nỗi khổ đau và xót xa của tất cả những người mẹ. Bỗng nhiên tôi cảm thấy lòng mình thật nhẹ nhõm khi nghĩ rằng kể từ hôm nay, tôi sẽ vĩnh viễn cất riêng cho tôi và dấu trong tôi thật thầm kín những chua xót của mẹ tôi. Tôi xin hiến dâng lòng hiếu thảotình thương của tôi cho tất cả những người mẹ trên thế gian này. Nếu người đọc nhận ra cái chân thật của xúc cảm trong các vần thơ của tôi, thì đấy chính là tình thương của tôi hiến dâng cho từng người mẹ trong tất cả chúng ta.

Bures-Sur-Yvette, 18.01.2005

Tác giả

Một mảnh không gian

Thưa mẹ, mẹ có biết không, thời gian, không gian làm cho con run sợ và phẫn uất. Đó là những biên giới đã phân chia tất cả, đã ngăn cách tất cả và làm cho con người lẻ loi và cuộc sống bơ vơ. Con muốn tạo ra trong quả tim nhỏ bé của con một thế giới mà nơi đó không có không gian và cũng chẳng có thời gian, tất cả những gì con ôm ấp đều gần gũi với nhau.

Biết bao nhiêu lần mẹ đã kể cho con nghe quãng đời con gái của mẹ nơi làng quê, bên ông ngoại bà ngoại..., những dịp lễ trong làng, những hội rằm, vui biết mấy. Vào những dịp như thế, ông ngoại vừa là thầy đồ lại vừa là thầy thuốc của làng thường đứng ra tổ chức các cuộc thi cờ người ở sân nhà mà mẹ còn nhớ mãi. Học lóm, mẹ đánh cờ rất giỏi. Mẹ cũng đã học được cả chữ nho và cả nghề bốc thuốc của ông ngoại.

Để rồi một hôm, mẹ về nhà chồng và không còn dịp nào quay về làng quê nữa. Mẹ làm dâu thật cực khổ, vừa phải nhịn nhục và chịu đựng đủ mọi thứ, lại vừa phải tảo tần, buôn bán để nuôi cha ăn học ở Hà-nội.

Mẹ kể rằng mỗi ngày mẹ phải gánh hai thúng hàng xén để lên đường ra chợ từ lúc trời còn tối đen và gà chưa gáy sáng. Ở chợ mẹ bán từng đoạn chỉ, cái kim, cái khuy, cái lược... Chiều về, theo bờ đê dọc đường làng, mẹ thường tìm nơi nào có ao sen để ngồi nghỉ chân. Mẹ nói mẹ thích hoa sen nhất trên đời, ngắm hoa soi bóng trên mặt nước là mẹ đỡ mệt hẳn đi. Nhìn hoa mẹ lại mơ màng nghĩ đến ông ngoại, bà ngoại nơi làng quê, đến cha ở Hà Nội, và đến cái quãng đời con gái của mẹ...

Thế rồi cha thi đỗ và được bổ đi làm tận bên Lào. Mười năm theo cha từ hạ Lào, thượng Lào, Vân Nam..., mẹ dành dụmtiện tặn để gởi tiền về cất cho bà nội một căn nhà ngói ở Sơn Tây. Căn nhà vẫn còn đấy mẹ, tuy xiêu vẹo, điêu tàn và cô giáo Tường cũng đã bán cho người khác rồi.

Năm 1938, mẹ lại theo cha vào Nam. Có những đêm nhớ làng quê, nhớ ông ngoại, bà ngoại, mẹ đọc chữ nho cho con nghe, con chẳng hiểu gì cả. Mẹ bảo rằng mẹ vẫn còn nhớ bóng dáng ông ngoại ngồi trên chiếc phản gỗ dạy học trò, mẹ lấp ló cạnh cửa hoặc bên vách để học lóm. Là con gái, mẹ không được học, thế mà mẹ cũng thuộc được gần hết Tứ thư Ngũ kinh. Con không thích kinh thư vì chẳng hiểu gì cả, nhưng có những đêm mẹ hát cho con nghe những bài hát mà mẹ thường hát khi còn con gái, những điệu cò lả, trống quân, ru con, quan họ..., và con cố cầm nước mắt. Tiếng hát của mẹ rưng rưng, chan chứa tình thương nhớ tự đáy lòng vẫn còn âm vang trong đầu con.

Mẹ nhắc mãi ước vọng của mẹ, cái ước vọng lớn nhất, cái ước vọng cuối cùng là được trở về quê cũ, thăm mộ ông ngoại, bà ngoại, thăm bờ ao cạnh nhà, thăm con đường làng Mông Phụ...

Mùa xuân năm 1991, thay mẹ con đã tìm về được ngôi làng của mẹ. Nhưng đâu còn gì nữa, con chẳng tìm ra ngôi nhà của ông ngoại. Hỏi thăm về nhà họ Đỗ, chỉ có vài người còn nhớ mang máng thế thôi. Nhà cửa san sát, con chẳng thấy bờ ao, cũng chẳng thấy bóng tre. Hơn ba phần tư thế kỷ đã chia cách cái quãng đời con gái của mẹ...

Con đã muốn gói một nắm đất của làng Mông Phụ đem về Nam đắp lên mộ mẹ, nhưng mộ mẹ cũng đâu còn. Bắc Việt nghĩa trang gần Tân Sơn Nhất lúc ấy đã biến thành một đám ruộng khoai.

Thôi mẹ ạ, mẹ hãy quên đi, tất cả những gì trên thế gian này đều phù du cả. Mẹ hãy nhắm mắt gạt bỏ tất cả mà chỉ nên giữ những gì còn sót lại trong đáy tim của mẹ. Những gì còn sót lại, con tin rằng lúc nào cũng thầm kín, vẹn toàn và trường tồn mãi mãi.

Cái mảnh không gian làng quê mà mẹ đã dùng tình thương để phác họa trong tâm hồn con vẫn còn nguyên vẹn, vẫn có ánh nắng hồng, có ao sen, có hội trăng rằm và vẫn thấp thoáng bóng dáng ông bà ngoại. Con xin được mang cái mảnh tình thương đó, cái mảnh không gian nguyên vẹn đó mà mẹ hằng ấp ủ để dâng lại mẹ, để đắp cho mẹ trong giấc ngủ ngàn thu: 


Rọc rách không gian từng miếng nhỏ,
Xếp vào từng mảnh túi hành trang.
Lớp lớp không gian ngày xưa đó,
Gói vào nén chặt nỗi niềm thương.

Cắt đứt thời gian từng đoạn ngắn,
Buộc túi hành trang đeo lên vai.
Hun hút ngàn thu đâu cách mãi?
Thời gian đâu dễ vướng chân ai.

Đường về quá khứ lần bước nhẹ,
Tìm về với mẹ chuỗi ngày thơ.
Chọn mảnh không gian làng quê mẹ,
Trải ra phủi sạch lớp bụi mờ.

Cả mảnh không gian ửng nắng hồng,
Có hàng tre rủ, vũng ao sen,
Có ông bà ngoại thương con gái,
Rời bỏ làng quê đi lấy chồng.
 
Chẳng một lần về, xa từ đấy,
Mẹ xa bà ngoại xa ông ngoại,
Xa cả bờ ao, xa luống khoai,
Tiếc cả hội làng vui biết mấy...

Nhắc mãi mẹ thương hoài quê cũ,
Cố gói về đây bên cạnh mẹ,
Chút mảnh không gian làng Mông Phụ,
Đắp lên mình mẹ giấc ngàn thu.



Một vùng hoang vu và sỏi đá,
miền nam Yemen, 10.10.92


Một lời thăm mẹ

Từ lâu chẳng một lời,
Không một câu thăm mẹ.
Hôm nay mẹ thế nào?
Mong mẹ vẫn an vui.
Suối vàng thuyền mẹ thả?
Con thuyền bé trôi xa?
Xanh rêu dòng nước chảy?
Mẹ hiểu cuộc đời này,
Sao có nhiều bận rộn,
Con phải sống, phải ăn,
Phải ngủ, phải làm việc,
Thêm tủi hờn, thương yêu.
Nhân gian kiếp làm người,
Món nợ này phải trả.
Từ những ngày xưa đó,
Biết bao nhiêu nước mắt,
Mẹ trả cho cuộc đời,
Mẹ trả cả thương yêu,
Mẹ cho con kiếp người.

Thưa mẹ,
Suối vàng rêu có xanh?
Yên vui thuyền mẹ thả?
Hai bên bờ ngát hoa?
Thế gian còn nhiều nợ.
Con nợ nắng ngày xuân,
Con nợ mưa ngày hạ,
Con nợ lá ngày thu,
Nợ cả rét chiều đông.
Lớn lên con nợ người,
Yêu thương con nợ mẹ.
Món nợ này bao la,
Con có gì để trả?
Xin trả hết cho người,
Còn chút nào trả mẹ.
Tuy tấc lòng nhỏ bé,
Nguyện trả bằng thương yêu.
Con chỉ xin giữ lại,
Chua xót chút tình người.

Thưa mẹ,
Từ lâu con vun xới,
Con ươm được cành hoa,
Lá xanh như cuộc đời,
Cánh hồng như tuổi thơ,
Nhụy hoa ngát tình người.
Trong tim con hoa nở.
Muốn gởi hoa cho mẹ,
Cổng thiên đường mờ mịt,
Cõi thiên đường sao xa?
Hình như trên cõi ấy,
Đã có thừa trăm hoa?
Vì mẹ cõi trần gian,
Đáy lòng con vun xới,
Cánh hoa ngát tình người,
Hoa này xin dâng mẹ,
Gởi mẹ cõi rêu xanh,
Thả hoa theo con nước,
Chốn suối vàng chìm sâu.

Saint-Rémy-Lès-Chevreuse 10.08.98

 

Thăm mẹ

Thưa mẹ,
Suối vàng rêu có xanh?
Dòng nào thuyền mẹ thả?
Có bến bờ an vui?
Nghìn thu miền chín suối,
Mẹ mang theo được gì?
Dư vị một kiếp người?
Hay ngày xưa chua xót?

Thưa mẹ,
Nghìn thu cõi suối vàng,
hoa thơm cỏ lạ?
Có bến bờ xanh rêu?
Nao nao dòng nước chảy.
Nếu hôm nào mẹ thấy,
Lênh đênh trên con nước,
Bồng bềnh một cánh hoa.
Ấy là hoa dâng mẹ,
Lá xanh như cuộc đời,
Như kiếp người của mẹ.
Cánh hồng như tuổi thơ,
Ngày thơ thời tuổi nhỏ,
Nơi Mông Phụ làng xưa,
Yên vui bên ông ngoại,
Cạnh bà ngoại nuông chiều.
Mẹ hãy vớt cành hoa,
Nhụy thơm ngát tình người,
Từ lâu con vun xới.
Ấy tình người mẹ cho,
Thế gian làm chút vốn.
Ấy tình người mẹ trả,
Để trả hết cho người,
Mẹ gởi lại cho con,
Thay mẹ cõi trần gian,
Con trả hết cho người.

Thưa mẹ,
Suối vàng rêu vẫn xanh?
Mong manh con thuyền bé,
Dòng nào miền chín suối,
Có bến bờ an vui?

Saint-Rémy-Lès-Chevreuse 17.08.98


Lại nhớ đến mẹ

Thưa mẹ,
Hôm nay mẹ vẫn khoẻ?
Suối vàng rêu vẫn xanh?
Lênh đênh con thuyền bé,
Nghìn thu mẹ có hay?
Bờ cỏ nào làm bến?
Kiếp người mẹ đã quên?

Thưa mẹ,
Thế đó là kiếp người.
Thôi chua xót ngày xưa,
Buông tay mẹ hãy bỏ,
Kiếp người mẹ hãy quên.

Riêng con,
Cõi phàm con vẫn nhớ,
Nắm chặt tay mẹ lạnh,
Trong tim con se thắt,
Suối rẽ một dòng quanh.
Thế đó là cõi người,
Nghìn thu con vẫn nhớ,
Ôm chặt tay mẹ lạnh,
Xót xa mẹ khép mắt,
Hai vành mi đọng lại,
Tê buốt một dòng xanh.

Thưa mẹ,
Đáy nước rêu có xanh?
Bấp bênh con thuyền bé,
Dòng nào thuyền mẹ thả?
Con nước này có sâu?
Xót xa một kiếp người,
Mẹ thả chìm xuống đáy.
Xoáy tròn con nước chảy,
Mẹ buông trả kiếp người.
Hãy bỏ hết đi mẹ,
Món nợ nào có quên,
Thay mẹ con sẽ trả,
Xin trả hết cho người,
Nguyện trả bằng thương yêu.

Thưa mẹ,
Mong mẹ cõi rêu xanh,
Nao nao dòng nước cuốn,
Mẹ đã quên kiếp người.

Saint-Rémy-Lès-Chevreuse,
26.08.98

 

Sao vẫn còn nhớ mẹ

Thưa mẹ,
Thế gian con thương mẹ,
Chốn nào nơi chín suối,
Ngàn năm nước mấy dòng?
Suối vàng nước có sâu?
Dòng nào nước có xoáy?
Nếu con thuyền có chao?
Mẹ hãy vững tay chèo.

Xót xa mẹ bỏ hết,
Mẹ bỏ cả yêu thương,
Để giữ lấy tay chèo.
Cho con nước trong veo,
Cho cỏ rêu xanh bến,
Mẹ hãy quên kiếp người.
Cứ rêu xanh bờ cỏ,
Mặc con nước lửng lơ,
Mẹ đừng nhớ kiếp phàm.

Thay mẹ cõi trần gian,
Còn chút nào vương vấn,
mẹ con sẽ trả.
Cho hung bạo hận thù,
Con trả bằng tha thứ,
Cho oán hờn hung dữ,
Con trả bằng yêu thương.
Ấy là con trả mẹ,
Đền đáp chút thương yêu.

Xin mẹ,
Thế gian này bỏ hết,
Có gì đâu để thương,
Chẳng có gì để nhớ,
Sá gì đâu tủi hờn.

Này mẹ,
Suối vàng nước có sâu?
Giữa dòng con nước xoáy,
Nếu con thuyền có chao,
Mẹ đưa con tay chèo,
Con chống thuyền cho mẹ.

Thưa mẹ,
Mong mẹ chốn xanh rêu,
Yên vui con thuyền bé,
Nghìn thu con nước trong.

Saint-Rémy-Lès-Chevreuse
28.08.98


Nghìn thu mẹ có hay

Chẳng lẽ ôm lấy tay mẹ mãi,
Bụng mẹ con xếp hai bàn tay.
Trả mẹ mười ngón xương xếp lại.
Thế đó nghìn thu mẹ có hay?

Dẫn con, nắm lấy tay mẹ dắt,
Nuôi con, xốc vác hai bàn tay.
Ra đi mười ngón gầy xếp lại.
Lặng lẽ nghìn thu mẹ có hay?

Nham hiểm, trong vòng tay mẹ che.
Hung bạo, đưa cánh tay mẹ đỡ.
Để rồi khép lại hai tay lạnh,
Lạnh buốt nghìn thu mẹ có hay?

Tuổi thơ xa mẹ ngày xưa đó,
Hai tay tuy nhỏ sức mẹ cho.
Chống đỡ cõi người từ thuở ấy,
Ở chốn nghìn thu mẹ có hay?

Dày dạn phong sương tay đã rắn,
Nghĩ rằng đủ sức che cho mẹ,
Mẹ đã xa rồi ngày xưa ấy,
Thương mẹ nghìn thu mẹ có hay.

Saint-Rémy-Lès-Chevreuse, 11.09.98


Dọn bàn thờ cúng mẹ

Trên chiếc mâm nho nhỏ,
Con chọn một chùm nho,
Đặt dành riêng cho mẹ,
Tình con nằm trong đó.

Chọn cành hồng xanh lá,
Hương hồng thơm đậm đà,
Cắm vào bình cho mẹ,
Tình con nằm trong hoa.

Pha ấm trà chưa đầy,
Hương trà thơm nhẹ bay,
Tình con tan trong tách,
Rót cho mẹ thật đầy.

Nhớ một ngày còn bé,
Che bằng vạt áo mẹ,
Đi giữa trưa trời nắng,
Mát rượi tình mẹ che.

Có những lần con đau,
Xếp sách con nhức đầu,
Mẹ nấu con chén cháo,
Và thoáng vẻ lo âu.

Tình mẹ hòa bát cháo,
Nuôi con từng tế bào.
Rồi cuộc đời trôi mau,
Mẹ bay hồn phương nào ?

Giỗ mẹ ngày hôm nay,
Thắp mẹ nén hương này.
Theo khói hương nhè nhẹ,
Tìm mẹ tình con bay.

Sa mạc Yémen, 25.04.92


Mồ côi

Khổ đau nào lớn nhất,
Là khổ đau của mẹ.
Có người mẹ nào không đau khổ?
Nước mắt nào xót xa nhất,
Là nước mắt của mẹ.
Có người mẹ nào không khóc?
Ước vọng nào thiết tha nhất,
ước vọng của mẹ.
Có người mẹ nào không ước mơ ?
Nuôi con mẹ vẫn hằng mơ,
Mong sao con lớn chen chân với đời.
Con ôm chặt những ước vọng của mẹ,
Con xót xa những giọt nước mắt của mẹ.
Nhưng mà đau khổ mẹ ơi,
Làm sao con tát vơi lòng biển khơi?
Nhớ ngày hấp hối,
Mẹ nuốt hết lo âu,
Mẹ nuốt hết đau khổ,
Nhìn con mẹ gượng xanh xao nụ cười,
Này con giữ lấy tình người,
Cho con mẹ chỉ có ngần ấy thôi.
Tay mẹ xương,
Nắm tay mẹ lạnh,
Hành trang con gói chút tình,
Truyền tay mẹ ấm hành trình đường xa.
Thế rồi biển rộng bao la,
Nặng hành trang đó xông pha với đời.
Hôm nay con đã hiểu:
Tình người là thiên đường,
Yêu thương là cửa ngõ.
Vì con xin mẹ chớ lo,
Yêu thương con đóng làm đò,
Dọc ngang biển rộng gom lòng bàn tay.

Saint-Rémy-Lès-Chevreuse
03.08.95


Biển cả tình mẹ cho

Nửa dòng máu trong tim,
Là máu hồng của mẹ.
Dòng máu ấm lặng im,
Nuôi con từ tấm bé.

Trong con mỗi tế bào ,
Ôm ấp tình của mẹ.
Dầu ở tận phương nào,
Về thăm con mẹ nhé.

Con thấy trong mắt mẹ,
Giọt nước mắt chưa nhoè,
Giọt nước mắt bao la,
Rạt rào như biển cả.

Trong con sóng dâng cao,
Cuồn cuộn ngọn sóng gào.
Dạt dào tình mẹ đó,
Biển cả tình mẹ cho.

Sa mạc thuộc miền Tây bắc Yémen, 17.06.92



Đêm huyền ảo


Hình như có tiếng chạm khẻ trên cửa sổ làm cho tôi thức giấc, nhìn lên tôi chợt thấy gió đưa một chiếc lá khô chạm nhẹ vào mặt kính bên ngoài cửa sổ. 


 Giữa mộng dường như ai gọi khẽ,
 Va nhẹ lá khô trên cửa kính.
 Giật mình nhìn ra khung cửa nhỏ,
 Khuôn vàng vành vạnh bóng đêm thanh.


Qua khung cửa, khuôn trăng tròn vành vạnh, thật trong và thật sáng. Nền trời màu lam lấm tấm sao đêm. Ô kìa, dường như trăng đang mỉm cười với tôi? Trăng nhìn tôi từ phía sau khung cửa và dường như mời mọc? Tuy có vẻ e thẹn nhưng trăng vẫn nhìn tôi và lại còn tiếp tục mỉm cười với tôi nữa. Chẳng lẽ tôi đang nằm mơ hay sao? Dụi mắt bước xuống giường, tôi khoác áo bước ra sân, nhìn lên trời cao. Nhưng đúng lúc ấy lại có một làn mây nhẹ trôi ngang và che khuất khuôn trăng.
 

Hơi mát của đêm thu đập vào mặt làm cho tôi tỉnh hẳn. Thật lạ, quanh tôi hình như thiên nhiên đều thức dậy. Cây cỏ đang trò chuyện với nhau. Những tảng đá đang trầm tư nghĩ ngợi. Dưới gốc cây, côn trùng đang tìm nhau và hò hẹn. Trong ánh sáng mờ ảo của trăng sao, dường như mọi vật bỗng trở nên thân thiện và gần gũi với nhau hơn.
 

Tôi bước vào khu vườn nhỏ bằng những bước chân thật nhẹ, nhẹ đến nỗi dường như cây cỏ cũng không bị va chạm dưới gót chân tôi. Vừa lúc bước đến bên cạnh bụi cúc mà tôi vừa trồng lúc ban chiều thì tôi bỗng trông thấy trong số những hoa cúc vàng đang khoe sắc dưới ánh trăng có một cánh hoa nghiêng nhẹ trong cơn gió thoảng và có vẻ như mừng rỡ và cất tiếng nói với tôi:
 

- Em cám ơn chàng đã mang em về ngôi vườn này và đặt em vào đất. Thật may mắn quá cho em được tìm lại hơi lạnh của đêm thu, nắng ấm của mặt trời và chân em sẽ ăn sâu vào lòng đất mát.

- Tôi chưa bao giờ để cho một cánh hoa phải héo đi trong một góc phòng hay chết khô trong chậu.

- Em xin đa tạ lòng ưu ái của chàng.

- Lạ nhỉ, sao hoa không có miệng mà lại nói được, không có tai mà lại nghe được ?

- Đâu cần có tai mới nghe được, đâu cần có miệng mới nói được, ta nóí với nhau bằng ngôn ngữ của lòng ta đấy !

-Thế à, cám ơn Cúc đã mách bảo, tôi sẽ tự tin hơn, sẽ nói chuyện với muôn vật và muôn loài chung quanh tôi bằng ngôn ngữ của lòng tôi.


 Hé mở lòng tôi trong yên lặng,
 Vằng vặc trong tôi muôn ánh trăng.
 Đón lấy quanh tôi muôn sức sống.
 Tâm sự thì thầm cùng vạn vật,
 Biết nói gì đây trong đêm sáng,
 Tôi cúi xuống từng cọng cỏ,
 Để ngỏ lòng tôi với muôn loài. 
 

Trên bờ thềm cạnh bụi cúc là chậu hoa lan mà tôi yêu quý nhất. Hoa màu tím nhạt và thật xinh. Tội nghiệp quá, hoa mong manh nhưng chịu đựng rất giỏi.

-Này Lan ạ, Lan có lạnh lắm không ? Trời đã vào thu rồi đấy, anh mang hoa vào nhà kính nhé.

-Không, em không lạnh lắm đâu. Cứ mặc em, em thích thiên nhiên và cảnh vật chung quanh em. Tim em giá buốt đã lâu rồi, có sao đâu.

-Thương Lan của tôi quá!


 Thương em tim tím cành lan,
 Tình xa vẫn thắm như ngàn ngày xuân ?
 Tình xanh xa lắm hay gần ?
 Yêu em còn biết có ngần này đây.
 Tình ai anh nắm trong tay,
 Se tròn năm tháng những ngày những đêm.
 Đêm nay ray rứt bóng em, 
 Nâng cành lan tím mà mềm nhớ thương.

 

Ô kìa, phía đằng kia dường như có một cành đào đang lơi lả và vẫy gọi. Bước đến gần, cành đào ngả nghiêng trong gió, mừng rỡ như muốn ôm chầm lấy tôi:

- Anh có biết không, đêm hôm qua mẹ anh có về ngang đây. Mẹ anh ngồi trên cỏ và tựa lưng vào thân em, được một lúc lâu thì dường như mẹ anh khóc. Em cũng chẳng hiểu những giọt nước mắt lấp lánh trên gương mặt của mẹ anh là những giọt nước mắt đau khổ hay toại nguyện, vì lúc trời mờ sáng và trước khi ra đi thì mẹ anh có nói với em rằng mẹ anh rất thương anh và hãnh diện vì anh.

- Thế à, xin cám ơn Đào. Mẹ tôi lúc nào cũng hãnh diện vì tôi. Đào có biết không, ngày xưa khi còn sống, mẹ tôi hy sinh rất nhiều và phải gánh chịu thật nhiều đau khổ. Cái đau khổ không bờ bến của mẹ tôi đã mở cửa đưa tôi vào một thế giới thật kỳ diệu, một thế giới của yêu thương, một thế giới mà tất cả vạn vật đều thân thiện với nhau, gần gũi với nhautrò chuyện với nhau...


 Đêm hôm qua mẹ về ?
 Thưa mẹ, mẹ vẫn khoẻ ?
 Trong con mẹ có nghe?
 Máu mẹ giọt thì thầm,
 Giọt máu hồng ấm ấm.
 Đâu ngờ mẹ về thăm.
 Trở về từ yên lặng,
 Tìm con trong âm thầm,
 Xa xăm mẹ về thăm ?
 Không phải thế đâu mẹ,
 Từ những ngày thơ ấu,
 Tim con mẹ vỗ về,
 Ru con từ tấm bé.
 Trong con từng hơi thở,
 Mẹ luôn luôn gần kề.

 

Đào lại chỉ chiếc đèn lồng tạc bằng đá hoa theo kiểu Nhật bản bên cạnh hồ cá đỏ và nói với tôi rằng:

- Nơi chiếc đèn lồng bằng đá đằng kia có một vị thần về trú ngụ đã từ lâu. Ngoài những lúc tham thiền, vị ấy thường đến trò chuyện với chúng em, giảng cho chúng em về Đạo Pháp, về Phật tính của muôn loài và bản chất Vô thường của cả vũ trụ này...

- Thật là vinh dự cho tôi, tôi phải đến vái chào vị ấy ngay.

Bước về phía chiếc đèn lồng bằng đá rêu phong trong bóng tối dưới chân bụi trúc cạnh bên hồ cá, tôi quỳ xuống và vái lạy. Vừa ngẩng đầu lên thì tôi bỗng thấy một cụ già, dáng gầy nhưng gân guốc và khoẻ mạnh, râu tóc bạc phơ, đang tọa thiền trước mặt tôi. Có lẽ đấy chính là vị thần mà Đào vừa mách bảo. Vị thần bỗng xuất thiền, hai vai chuyển động, hai mắt từ từ hé mở và nhìn tôi. Vị thần nhìn tôi thật nhân từ bằng đôi mắt rực sáng dưới ánh trăng. Vẻ từ bi của đôi mắt sáng như xuyên thẳng vào tâm hồn tôi, khơi động trong tôi một sức sống vừa mãnh liệt lại vừa êm đềm. Vị thần bỗng cất tiếng :

- Này cháu, ta đến tham thiền trong khu vuờn của cháu có lẽ không làm phiền đến cháu chứ ?

- Không đâu, không đâu, hơn nữa đấy lại còn là một vinh dự cho cháu và tạo cho cháu dịp may được gần kề với sức mạnh của thần linh.

- Ta hỏi thế thôi, thật ra ta đã hiểu tấm lòng của cháu. Mỗi ngày ta thường nhìn cháu cuốc đất trồng hoa, cháu chú tâm để yêu thương từng chiếc lá, từng hạt cát, thỉnh thoảng lại ngắm nhìn vạn vậttham thiền. Hay lắm, hay lắm, cháu hãy cố gắng hơn nữa.

- Xin đa tạ thần linh, mỗi ngày cháu sẽ xin cố gắng hơn.

 - Cháu có thấy khối đá cạnh lối mòn ở góc vườn hay không, khối đá đã trụ thiền hơn hai mươi triệu năm rồi đấy, im lìm với thời gian, bất động với không gian. Nước mưa chảy dài trên thân đá, rong rêu mọc xanh trên lưng đá. Có những con chim đến đậu, hót vang và phóng uế trên đầu của khối đá.

- Xin muôn vàn đa tạ, cháu đã hiểu được lời của thần linh chỉ dạy. Cháu xin dốc tâm cầu mong trong mỗi đơn vị nhỏ nhoi nhất của vật chất, trong mỗi tế bào đơn sơ nhất của muôn loài sinh vật, mặc dù trong hoàn cảnh nào, thuộc trường hợp nào thì thực tính cũng đều được hiển lộ một cách viên mãn và kết tinh lại như từng tinh thể trong khối đá kia để tất cả cùng nhau vượt ra khỏi không gianthời gian. Cháu xin được cúi lạy thần linh để tỏ lòng biết ơn. Tôi mọp đầu xuống mặt đất để lạy tạ. Vừa ngẩng đầu lên thì vị thần đã biến mất 

Từ từ đứng lên tôi lại tiếp tục đi quanh ngôi vườn. Trong ánh sáng mờ ảo của trăng sao, giữa sự vắng lặng của đêm thanh và sâu thẳm của bóng tối, bỗng dưng tôi nghe vang lên nhè nhẹ một khúc hát thật êm dịu. Tôi phân biệt được từng tiếng ca, tiếng hát, tiếng đàn, hình như tất cả đã phát ra từ các hạt tinh thể trong cát đá, từ mỗi tế bào của cỏ cây và sinh vật. Thật lạ lùng, trong tôi từng giọt máu, từng tế bào cũng hòa nhịp để hát theo, làm vang lên nhịp điệu của một khúc nhạc giao hưởng, của một bản tình ca vô tận. Tôi quỳ xuống, úp mặt vào lớp cỏ xanh, xác thân tôi bỗng tan ra thành nước thấm vào lòng đất, hòa với rễ cây và sỏi đá. Tôi nghe nhè nhẹ quanh tôi tiếng thì thầm của côn trùng trong cỏ dại, xôn xao tiếng gọi nhau và hò hẹn của dế giun .
 

Huyền diệu thay cái sâu thẳm trong tôi và trong vạn vật. Trong cái sâu thẳm đó tôi tìm thấy sự kết hợp giữa yêu thươngvắng lặng, âm điệu của một bản tình ca :


 Vang lừng tiếng hát trong yên lặng,
 Mờ ảo quanh tôi muôn ánh trăng.
 Không dây, không phím, không người khẩy,
 Nhịp nhàng trong vắt tiếng đàn căng.
 Yên lặng trong tôi trong vạn vật,
 Cùng nhau giao hưởng khúc tình ca.
 Vi vu tiếng sáo không người thổi,
 Bên hồ cành trúc bóng trăng rơi.
 

Trong cái ồn ào của cuộc sống hằng ngày tôi không nhìn thấy được gì cả, không nghe được gì cả. Tiếng kêu gào, lời dối gạt và hận thù của người làm chính trị khiến tôi sợ hãi. Ánh sáng của đèn đuốc, màu sắc của quần áo và phấn son làm mù hai mắt tôi. Sự tấn công dồn dập của hình ảnhâm thanh nơi phố xá, trên mặt kính truyền hình, nơi trung tâm thương mại... làm cho tâm trí tôi tê liệt và u mê. Sự giả dối, tham vọng, hận thù giữa người và người làm cho tôi bàng hoàng và khiếp sợ.

Huyền diệu thay, bình an thay, tôi bước vào cái thanh thản của một ngôi vườn, trong tiếng nhạc hòa tấu của thiên nhiên. Vạn vật đều đến gần với tôi và yêu thương tôi. Chân tôi chạm với cỏ ướt, gió lạnh ôm lấy mặt tôi. Từng hơi thở, tôi trao đổi hơi ấm trong tôi với khí mát của đêm thanh.
 

Bỗng cảnh vật mờ hẳn đi, ngôi vườn chìm vào bóng tối. Tôi nhìn lên cao thấy một đám mây nhỏ kéo đến và che khuất khuôn trăng. Chực nhớ rằng ra vườn là cốt ý nhìn trăng, tôi bèn tiếp tục nhìn lên cao và có ý chờ cho đám mây bay đi. Nền trời sâu thẳm và đầy sao, xa xa một vài cụm mây nhỏ khác chầm chậm lướt ngang. Vầng trăng từ từ ló dạng, trong vắtrạng rỡ. Tôi lại tiếp tục đi, trăng theo tôi từng bước trong ngôi vườn, bỗng dưng tôi có cảm giác dường như trăng đang nhìn tôi và mỉm cười với tôi....Ngước đầu lên thì quả đúng như thế, trăng đang mỉm cười với tôi. Lạ thật, tôi bước thì trăng cũng bước theo, chúng tôi bước bên nhau trong khu vườn nhỏ bé và mờ ảo, chung quanh vang lên văng vẳng một điệu nhạc thật êm dịu và nhẹ nhàng.
 

Thỉnh thoảng tôi lại nhìn trăng, trăng vẫn yên lặng đi bên cạnh tôi và cũng quay sang sang nhìn tôi, nhìn tôi với một nụ cười thật hồn nhiên và giản dị như nụ cười của trẻ thơ. Tuy nhiên cũng có lúc trăng lại cười với tôi bằng nụ cười của một người thiếu nữ, tình tứ, đậm đà và e thẹn. Rồi bổng dưng nụ cười lại biến đổi, mường tượng như nụ cười của một vị Phật, hiền hòa, nghiêm trang, nhân từtrầm lặng...

Bỗng nhiên tôi cảm thấy dường như đôi chân của tôi nhẹ hẳn đi và rời khỏi mặt đất. Sao trời bỗng gần lại với tôi hơn, đang nhẹ nhàng chuyển động và xoay vần trong quỹ đạo. Văng vẳng tôi nghe xôn xao các vì sao đang kể chuyện và hàn huyên với nhau. Từ trong sâu thẳm của trời cao tôi vẫn còn nghe văng vẳng khúc tình ca vang lên từ ngôi vườn nhỏ bé của tôi.
 

Tôi vẫn tiếp tục bước, thật nhẹ và thật nhẹ. Lạ thật, có phải tôi vẫn đang bước trong ngôi vườn hay đang tản bộ bên bờ sông Ngân hà, hay biết đâu cũng có thể là đang trôi giạt trong một cõi không gian nào xa lạ ? Dầu sao thì bên tai lúc nào tôi nghe thấy tiếng côn trùng thỏ thẻ, tiếng trăng sao thì thầm, hòa lẫn với tiếng róc rách của bờ nước sông Ngân...
 

Về phía chân trời, hình như có những tia sáng ló dạng, có lẽ sắp hừng đông. Trăng đã thấp, muôn sao cũng mờ đi. Tôi quay vào nhà, lên giường và kéo chăn lên tận cổ rồi thiếp đi trong một giấc ngủ muộn, một giấc ngủ thật nhẹ nhàng và êm ái. Văng vẳng quanh tôi hình như chim muông đã thức dậy, hót vang đón mừng những tia nắng mới của một buổi bình minh.
 
Bures-Sur-Yvette, 20.10.00


 
Giấc mơ thật thà

Chiều về chênh chếch đồi xa,
Nghiêng nghiêng giọt nắng hiên nhà nắng phai.
Chiều sa tím dãy đồi dài,
Tím màu mắt mẹ những ngày xa xưa.

Trước sân cành lá đong đưa,
Như ru nhịp võng mẹ đưa ngày nào.
Chiều buông nhớ mẹ nao nao,
Buông vào quá khứ chìm vào tuổi thơ.

Thời gian ngày bé hững hờ,
Trôi nhanh cuốn cả giấc mơ thật thà.
Mơ rằng khi lớn làm ra,
Xây nhà mẹ ở mua quà mẹ ăn.


 Paris, 10.08.92 
 



Con gởi vào lòng đại dương

Sống còn nửa kiếp lênh đênh,
Một con thuyền bé bập bềnh nhớ thương.
Càng dày càng dạn phong sương,
Càng chao thuyền bé càng thương mẹ nhiều.

Xếp vào nén được bao nhiêu,
Nặng khoan thuyền bé bấy nhiêu là tình.
À ơi từ thuở sơ sinh,
Thương mẹ dấu kín một mình chẳng trao.

Thuyền ơi thuyền giạt phương nào?
Xoáy theo dòng đục cuốn vào dòng trong?
Cái ngày chìm xuống giữa dòng,
Thương mẹ, con gởi vào lòng đại dương.


Sana (Yémen), 06.12.92


Người lính thủy của mẹ

Này con, người lính thủy của mẹ,
Biển xa căng cánh buồm thuyền bé.
Sóng xô, con nắm chặt tay chèo,
Biển rộng, ước vọng mẹ nhìn theo.

Thương con hai cánh tay còn nhỏ,
Trên sóng lái con thuyền nhấp nhô.
Cắn răng con vượt lên ngọn sóng.
Sức mẹ trên cánh tay con đó!

Cỡi sóng con ngược về quá khứ,
Ra khơi con đừng quên lịch sử.
Này con, người lính thủy của mẹ,
Căng gió con lướt vào tương lai.

Thương con, mẹ chắp hai bàn tay,
Mong con, con đừng buông tay lái.
Này con, người lính thủy của mẹ,
Gió bão, con có hai bàn tay.

Cứ mặc, dù biển xa thuyền bé,
Lướt lên người lính thủy của mẹ!
Mẹ biết hai bàn tay con cứng,
Đừng sợ dù sóng to con nhé!

Này con, rồi một ngày đẹp trời,
Nơi xa bên kia bờ biển khơi,
Êm ả cánh buồm căng hương gió.
Thế đó con đi vào lòng người.

Thế đó mẹ tiễn con vào đời,
Vẫy tay bên này bờ biển khơi,
Xa con, người lính thủy của mẹ,
Hai tay, con đừng quên con nhé!


Bures-Sur-Yvette, 27.12.01


Ước vọng

Ru con bên ngọn đèn hao,
Ru từng ngày tháng ru vào tương lai.
Mẹ ru ước vọng thật dài,
Mong sao con lớn sánh vai bằng người.

Ước mơ giúp mẹ nụ cười,
Giúp cho mẹ tưởng đêm dài nửa gang.
Bỗng buông tay võng bàng hoàng,
Mẹ mang theo mẹ dở dang mộng dài.

À ơi ước vọng đừng phai,
Hãy ru cho mẹ giấc dài ngàn thu.



Paris, 13.08.92



Chắp tay

Chắp tay,
Xin được làm ngọn gió,
Lay ngọn nến lập loè,
Trên bàn thờ giỗ mẹ.

Chắp tay,
Xin hóa làm hạt bụi,
Bám trên vết chân người.
Chốn hồng trần tha phương.

Chắp tay,
Ước làm manh chiếu rách,
Đắp cụ già hành khất,
Đêm vỉa hè co ro.

Úp mặt,
Xin hóa làm nước mắt,
Giọt nước mắt thật mặn,
Lăn trên má người tình.

Ngửa tay,
Gió luồn qua năm ngón,
Mười ngón tay thật thà,
Là những vần thơ tôi.

Ngửa tay,
Rơi xuống làm hạt bụi,
Hồng trần cơn gió lốc,
Một cõi nào lang thang.

Khe khẻ,
Tôi kéo manh chiếu rách,
Đắp thân người hành khất,
Trên vỉa hè quê hương.

Đưa tay,
Lau hai dòng nước mắt,
Những giọt nước thật mặn,
Hoen trên má người tình.

Dòng nước mắt yên lặng,
Như một vần thơ câm.
Cứ giữ yên trong mắt,
Thôi đừng chờ tôi lau.

Lạc bước tận phương nào?
Trót làm thân hạt bụi,
Bám trên vết chân người,
Cõi về đâu nhớ lối.

Vào một đêm mưa lạnh
Có một người hành khất
Ngủ bên lề cuộc đời
Thiếu cả manh chiếu rách.

Nhẹ như thân hạt bụi,
Phương nào theo gió bay.
Ngọn nến bàn thờ mẹ,
Ngọn gió về lung lay.


Bures-Sur-Yvette, 21.11.02


Mẹ dạy tình người

Giữa cuộc đời hung bạo,
Mẹ dạy nở nụ cười.
Mẹ tập tim con nhịp,
Nhắc con nhớ tình người.

Mẹ dạy con yêu đời,
Mắt mẹ nhòe đau khổ.
Mẹ khuyên hãy thương người,
Tim mẹ gầy héo khô.

Thiết tha mẹ thương người,
Cho nên con vẫn nhớ,
Mẹ dạy trong giấc mơ,
Tìm mẹ giữa tình người.

Tình người con tìm thấy,
Đáy hồn con dâng trào,
Bóng mẹ sao chẳng thấy?
Hồn mẹ lạc phương nào?

Thả hồn bay tìm mẹ,
Nghe tim run khe khẽ,
Ngỡ nhịp tim của mẹ,
Hóa ra chính tình người.
 
Sa-mạc Yémen, 17.06.92

 
Ta đi mình ở lại nhà

Ta đi mình ở lại nhà,
Cái ao rau muống luống cà mình chăm.
Một đi nào biết bao năm,
Đêm mưa giường lạnh mình nằm nhớ ta ?

Công danh trông thế mà xa,
Đêm đêm đèn sách cho ta nhớ mình.
Sáng trăng xem hát sân đình?
Hay bên khung cửi để mình nhớ ta.

Bước đi thương nhớ mẹ già,
Vì ta mình nhé mẹ già mình thương.
Vì ai khăn để đầu giường,
Mà lau nước mắt giọt thương giọt dài.

Giọt dài rõ xuống vì ai,
Không ta mình thấy đêm dài lắm chăng?
Thương mình ta nhắn mình rằng,
Đêm đêm trăng sáng chúng mình với nhau.

Thương nhau dù có chờ lâu,
Mẹ già mình nhé quả cau miếng trầu.
Cái ngày ta được đỗ đầu,
Vinh quy ta lại với nhau chúng mình.

Bures-Sur-Yvette 13.01.01



Công cha nghĩa mẹ
 
 
Công cha như núi thái sơn,
 Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
 Ca Dao

Bập bẹ ngày biết nói,
Vuốt đầu con mẹ hỏi :
Thương cha con để ở đâu ?
Tình cha con chất trên đầu thật cao.

Thương mẹ, mẹ chẳng hỏi,
Riêng con, con không nói.
Nhưng mà mẹ có biết không?
Thương mẹ con dấu trong lòng con mang.

Tập viết mẹ cầm tay,
Mẹ dạy chép câu này :
Công cha nhiều lắm con ơi,
Này con hãy nhớ vào đời mang theo.

Công cha cố đáp đền,
Nghĩa mẹ có đâu quên.
Công cha con chép sổ dầy,
Nghĩa mẹ con khắc tầng mây lưng trời.

Paris, 20.08.92

 
Một giọt nước

Thưa mẹ,
Hôm qua con nằm mơ,
Thấy có con đom đóm,
Lập loè như vì sao,
Trên cành đào cạnh cửa.

Sáng hôm nay ra vườn,
Con thấy một giọt sương,
Như viên ngọc long lanh,
Như pha lê trong suốt.

Óng ả trên cành đào,
Một giọt sương thật trong,
Lồng mây trời màu hồng,
Ửng màu xanh đọt lá.

Giọt sương mai thật trong,
Mong manh như bọt nước,
Rạt rào trên ngọn sóng,
Cõi đại đương mênh mông.

Thưa mẹ,
Con nhớ phút ra đi,
Mẹ cho con nước mắt,
Một giọt nước cuối cùng,
Của thân gầy héo khô.

Nhìn con bằng nước mắt,
Mẹ cho con vị mặn,
Của khổ đau kiếp người,
Của bọt sóng ngàn khơi.

Lớn lên con đã hiểu,
Bằng một giọt nước mắt,
Mẹ cho con màu hồng,
Của mây trời lồng lộng.


Mẹ cho con màu xanh,
Màu xanh của hoa lá,
Xanh xanh một kiếp người,
Xanh ngát một mùa xuân.

Bằng giọt nước lấp lánh,
Mẹ cho con trăng sao,
Lẫn thięn hŕ vũ trụ,
Cả trần gian těnh người.

Thưa mẹ,
Ngỡ mắt mẹ đã khô,
Thế gian xuân đã tàn,
Đại dương nước đã cạn,
Muôn sao trời đã tan.

Nhưng hôm nay lại thấy,
Giọt nước mắt của mẹ,
Trên chót lá đầu cành,
Một giọt sương thật trong.


Bures-Sur-Yvette, 19.12.99



Tôi hỏi

Ngày bé tôi hỏi mẹ:
Vì sao rừng âm u ?
Giống sài lang hung dữ ?
Này con, con nghe mẹ :

Rừng sâu không âm u,
Muôn thú không hung dữ.
 Sợ lòng con âm u,
Chính tim con hung dữ.

Con chớ sợ rừng sâu,
Con đừng e muôn thú.
Mẹ lo sợ cho con,
Thiếu tình thương rộng mở.

Ngày bé tôi hỏi cha :
Có những gì thật xa,
Bên kia bờ biển cả ?
Này con, con nghe cha :

 Chẳng có gì thật xa,
Chẳng có gì là lạ.
Lớn lên con sẽ đi,
Bến bờ kia con đến.
 
Con lại thấy rừng sâu,
Con thấy trăm cầm thú,
Con lại thấy loài người,
Những con người như con.

Con đi, ngỡ càng xa,
Địa cầu chừng nhỏ bé,
Con trở về với mẹ,
 Con quay về với cha.

Lòng người dù bao la,
Tình người con nối lại.
Tình con dù nhỏ bé,
Nhớ ôm bằng hai tay.

Lớn lên tôi hỏi lá :
Âm u rừng có sâu ?
Thanh thản lá trên cành,
Nhìn tôi bằng màu xanh.

Tôi hỏi loài cầm thú,
Thú nhìn tôi sợ hãi :
Kinh sợ một giống người,
Mơ địa cầu hoang vu.
 
Úp mặt tôi hỏi biển :
Vì đâu lòng biển mặn ?
Rạt rào, muôn ngọn sóng,
Gọi tôi vào hư không.


Bures-Sur-Yvette, 06.01.04
 

 
Hơi thở

Từ ngày lọt lòng mẹ,
Tôi biết thở một mình.
Thuở bé nằm trong nôi,
Tôi biết khóc gọi mẹ.

Hôm nay tôi còn thở,
Hơi thở này của ai ?
Của mong manh hạnh phúc ?
Của khổ đau kiếp người ?

Phút này tôi đang thở,
Hơi thở này vì ai ?
Vì trong tôi xót xa ?
Vì tình người phải trả ?

Tại sao tôi vẫn thở ?
Cho ai hơi thở này ?
Nhịp thở này cho mẹ,
Hơi thở này cho cha.

Tôi thở cùng hoa lá,
Cùng với muôn cầm thú,
Tôi thở với rừng sâu,
Tôi thở với địa cầu.

Này côn trùng cầm thú,
Cùng hoa lá hoang vu,
Hãy cho nhau hơi thở,
Vì nhau nhịp thở này.

Cùng thở với đại dương,
Ta thở với thủy triều,
Dâng lên rồi rút xuống,
Ta thở với mười phương.

Mười phương trời rộng mở,
Ta thở với trăng sao,
Ta thở trong lòng người,
Ta thở vào vũ trụ.

Hôm nay tôi còn thở,
Nghìn năm tôi vẫn thở.
Hơi thở nào cho mẹ?
Nhịp thở nào cho cha?

Xót xa tôi vẫn thở,
Tôi thở cho muôn hoa,
Tôi thở vì muôn thú,
Tôi thở bằng tình người.

Úp mặt trong hai tay,
Tôi thở bằng nước mắt,
Giọt nước mắt thương người,
Tôi khóc từ trong nôi.

Tôi không khóc gọi mẹ,
Mẹ cho tôi hơi thở,
Tôi đã thở một mình,
Tôi thở với trăng sao.
 

Bures-Sur-Yvette, 06.01.04


Ngày xưa đất Lào

Vientian, Pacsé, Luang Prabang,
Phongsaly, Louang Namtha, Xieng Khouang...
Thưa Cha, những ngày xưa đất Lào,
Thưa Mẹ, đã bảy mươi năm rồi đấy mẹ.
Thời con chưa ra đời,
Cha mẹ đi làm xa,
Tình quê hương trên vai,
Giang hồ căng mạch máu.
Hôm nay con trở lại,
Những ngày xưa trôi mau...
Bẩy mươi năm đấy cha,
Một kiếp người mẹ nhỉ?
Hôm nay con tìm lại,
Những ngày xưa thật xưa,
Mảnh thời gian thật xa.

Thưa mẹ,
Con kể chyện mẹ nghe :
Mékong nước vẫn đục,
Dòng Nam Ou lững lờ.
Ngày nhỏ con còn nhớ,
Xứ Lào mẹ thương quê,
Thương ông ngoại bà ngoại,
Nhớ mái đình bờ ao.
Mẹ kể chuyện xứ người,
Chuyện nước độc rừng thiêng,
Cảnh núi đồi cheo leo,
Chuyện bản Thái người Mèo,
Chuyện người Lào phố chợ.
Mẹ kể con còn nhớ,
Hôm nay con tìm lại,
Cảnh nước Lào ngày xưa,
Một ngày xưa của mẹ.

Thưa cha,
Con kể chuyện cha nghe :
Đỉnh Phou Loi mây mờ,
Những bản Mường bơ vơ,
Rừng hoang đầy cầm thú,
Nay đã kém hoang vu.
Cố tìm vết chân cha,
Chốn rừng sâu âm u,
Chỉ thấy vết chân người,
Trên đường mòn phố bụi.

Thưa mẹ,
Chùa That Luang vàng son,
Con thắp nén hương này,
Thoang thoảng khói hương bay.
Hình dung hình bóng mẹ,
Cứ ngỡ rằng hôm nay,
Con đang quỳ bên mẹ.
Trên bệ hương trầm bay,
Phật ngồi im trong khói.

Thưa cha,
Ngang dọc một quãng đời,
Một quãng đường kinh nghiệm,
Thương yêu ngập trong tim.
Mắt cha là trời rộng,
Phổi cha khí rừng thiêng.
Cha trao lại cho con,
Yêu thương căng mạch máu.
Giang hồ nặng hai vai.

Hôm nay con trở lại,
Xa xưa mảnh đất Lào,
Rạt rào tình thương mẹ,
Bóng cha trĩu trên vai.
Thương cha và nhớ mẹ,
Gót giang hồ hôm nay.

Mường Pakbeng bên bờ sông Mekong, 03.03.00

 
Thưa mẹ,

Ngày còn nhỏ vào những đêm mưa mẹ thường hay kể cho con nghe về những ngày thơ ấu của mẹ bên ông ngoại bà ngoại, hoặc những chuyện phiêu lưu của cha và mẹ tận xứ Lào xa xôi. Ngoài những mẫu chuyện lưu luyến của những ngày ấu thơ và của thời còn con gái nơi làng quê thì hình như cái khoảng thời gian mười năm theo cha nơi xứ Lào đã ghi đậm trong ký ức của mẹ thật nhiều kỷ niệm và đã đánh dấu một khúc quanh rất lớn trong cuộc đời của mẹ.

Phải chăng sau bao nhiêu năm làm dâu mẹ chồng, chị chồng và khổ cực nuôi cha ăn học, mẹ đã tìm thấy những giây phút tự do và một chút hạnh phúc thật sự bên cha nơi xứ Lào hoang vuxa lạ

Mẹ kể rằng thuở ấy nước Lào còn hoang vu lắm, con người rất chất phác, thật thà và giản dị. Rừng núi chưa có vết chân người. Mẹ và cha phải đi thuyền trên sông Mê-kông, sông Nam Ou, ngược lên bắc Lào để nhậm chức vì thuở ấy chưa có đường bộ. Có những khúc sông nước xoáy và chảy mạnh, không thể chèo hay chống thuyền ngược dòng nước được, khi gặp những khúc sông ấy thì hàng chục người phu phải phải cột dây vào thuyền và chia nhau lội nước hai bên bờ sông để kéo. Chung quanh rừng núi hoang vu, khỉ vượn hàng đàn trên các cành cây cao. Hai bờ sông cọp beo rình rập đuổi bắt hươu nai xuống uống nước. Khi gặp voi thì các người phu phải trèo lên bè hoặc lội ra giữa dòng để tránh.

Đêm đến, thuyền neo giữa dòng sông để nghỉ. Các người phu ngủ trên bờ hoặc trên bè của họ. Rừng núi trở nên âm u hơn. Tiếng côn trùng và cầm thú vang rền trong rừng sâu đen ngòm. Vào những đêm trăng, các đỉnh núi chót vót khuất trong mây và sương mù lại càng trở nên bí hiểm và hùng vĩ hơn.

Sau khi thiết lập xong các hệ thống viễn thônghành chánh, cha mẹ lại phải đổi đi nơi khác. Có khi di chuyển trên lưng lừa hay lưng ngựa, bên những sườn núi cheo leo, mây mờ dầy đặc. Mẹ thường bảo rằng đi trong mây, cảnh vật hóa thành trắng đục như sữa, không còn phân biệt được gì cả ở chung quanh. Mây lại có mùi khen khét như khói.

Mẹ còn kể cho nghe về nếp sống, thói tục, tập quán, bùa ngải nơi các bản làng của thổ dân miền núi.

Hôm nay, đã hơn bảy mươi năm rồi đấy mẹ, con trở lại nước Lào để cố tìm lại những kỷ niệm của mẹ. Dầu sao thì con cũng không tìm thấy cái hoang vu trong các câu chuyện mà mẹ đã kể hoặc nếu một vài nơi hoang vu nào còn sót lại thì cái hoang vu đó có lẽ cũng đã kém đi nhiều. Quang cảnh chung quanh con hình như có vẻ thờ ơ, kém hẳn cái thiết tha trong những lời mẹ kể. Biết đâu trí tưởng tượng của con khi còn thơ ấu đã biến cái hoang vu trong các câu chuyện của mẹ trở thành hoang vu hơn và cái thiết tha trong những kỷ niệm của mẹ trở thành thiết tha hơn ?

Đến Vientian con có viếng chùa That Luang, chùa Si Saket. Tại Luang Prabang, con có trèo lên ngôi chùa thờ Phật trên đỉnh đồi Phou Si, viếng chùa Xieng Thong, đi thuyền đến động Pak Ou..., nơi nào con cũng hình dung hình bóng mẹ đang quì dưới bệ thờ để tưởng nhớ đến ông ngoại, bà ngoại nơi quê nhà.

Một kiếp người mẹ nhỉ.

Bures-Sur-Yvette, 06.06.00

 
Con mơ được một lần

Con mơ được một lần,
Một lần thôi mẹ nhé,
Thêm một lần nữa thôi,
Được nắm lấy tay mẹ.

Chỉ ước được một lần,
Trước khi mẹ nhắm mắt,
Được nói thêm một lời,
Nói rằng con thương mẹ.

Nhưng hôm nay nghẹn lời,
Ngước nhìn lên quỹ đạo,
Nhạt nhoà với trăng sao,
Lặng im con thương mẹ.

Chắp tay con quỳ xuống,
Tìm lời của côn trùng,
Thì thầm trong cỏ dại.
Nghìn thu mẹ có nghe ?

Bằng những lời thương mẹ,
Con nói với trẻ thơ,
Con nói vào lòng người,
Nói với từng cọng cỏ.

Cứ nhắm mắt mẹ nhé,
Cả thế gian là mẹ.
Con có muôn ngàn dịp,
Để nói lời yêu thương.

Riêng một câu thương mẹ,
Con nuốt vào trong tim,
Ngước nhìn lên trăng sao,
Con gởi vào quỹ đạo.

Bures-Sur-Yvette,
08.03.08


Lửa hồng

Sinh ra từ ngọn lửa,
Ngọn lửa của mẹ cha ?
Của đam mê dục tính ?
Của bản năng kiếp người ?
 
Quay về từ muôn kiếp,
Hừng hực lửa luân hồi.
Đã bao lần tắt lịm,
Lại le lói trong nôi.

Lớn lên trong lửa bỏng,
Tôi đi vào cuộc đời,
Bơ vơ từng bước nhỏ,
Trên những vũng than hồng.

Bằng ngọn lửa trong tim,
Hai bàn tay chắp lại,
Xin tình người rộng mở,
Dìu tôi vào yêu thương.

Làm đóm lửa lập loè,
Hao mòn thân ngọn nến,
Tôi soi bát cơm đầy,
Trên bàn thờ giỗ mẹ.

Cấu hợp nào kết lại ?
Tứ đại này củi khô,
Nguyện làm mồi cho lửa,
Từ bi ngọn lửa hồng.

Máu ấm đỏ trong tim,
Tôi đi tìm bóng mát,
Thế giới này lửa bỏng,
Có cõi nào lặng im ?

Dưới bóng cội cây này,
Tréo chân tôi ngồi xuống.
Tất cả những ngọn lửa,
Bỗng vụt tắt trong tôi.


Bures-Sur-Yvette, 20.08.07

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 11552)
Khi đem cái “tôi” đặt xuống đất giá trị nhân cách ấy trở nên đáng quý thanh cao, khi cố công tạo dựng một cái “tôi” cho cao sang nó lại hóa ra tầm thường rẻ rúng.
(Xem: 13543)
Những giọt lệ của A Tư Đà là kết tinh của chí nguyện, ưu tư và sự tha thiết của một hành giả đã dành trọn đời mình để tầm cầu chân lý tối hậu.
(Xem: 14125)
Đức Phật ra đời là mang lại cho thế gian niềm tinhạnh phúc tuyệt đối. Ngài là người kêu gọi và khen ngợi một cuộc sống không thù hằn và cuộc sống hướng đến tiến bộ.
(Xem: 10310)
Sớm mai ấy, nơi vườn Lâm Tỳ Ni hoa Vô Ưu Mạn Đà La bừng nở và chim Ka Lăng Tần Già bay lượn, cất tiếng hót vang lừng đón mừng thái tử Tất Đạt Đa...
(Xem: 10775)
Có Phật trong lòng là có tất cả, có bầu trời trong xanh mây trắng, có phương trời giải thoát giác ngộ, có bờ kia mình vừa mới vượt qua, bờ của cứu cánh an vui…
(Xem: 11328)
nguyện lực Người chôn vùi cát bụi A-Tăng-kỳ, bao kiếp nối đường quanh Từ Đâu-suất gót mờ vang bóng nguyệt
(Xem: 11281)
Hai ngàn sáu trăm hai mươi ba năm trước Thế giới ba ngàn sinh diệt diệt sinh Cõi hồng trần kết bằng nghiệp tham ái sân si...
(Xem: 11440)
Bảy đóa hoa sen tinh khiết, là biểu hiện cho cả sức sống cao thượng ngàn đời, là hình ảnh sống động mang chất liệu yêu thương, chứa đầy hùng tâm, hùng lực vững bước độ sanh.
(Xem: 10169)
Phật dạy, cùng tôn thờ một đấng Đạo Sư, cùng tu hành theo một giáo pháp, cùng hòa hợp như nước với sữa, thì ở trong Phật pháp mới có sự tăng ích, sống an lạc.
(Xem: 9969)
Vâng, tôi có thật nhiều bậc thầy, những bậc bồ-tát. Có khi họ dạy tôi bằng lời, có khi chỉ im lặng, có khi bằng hành động, có khi bằng sự dấn thân hy sinh...
(Xem: 10711)
Kính lạy Ðức Thế Tôn bậc Giác Ngộ của loài người. Ngài thị hiện vào cõi Ta bà trong tấm thân hài nhi bé nhỏ nhưng tâm hồn Ngài vượt khỏi phàm nhân.
(Xem: 11320)
Nhật Bản, từ thời kỳ đầu của triều đại Asuka (538-645), lễ tắm Phật vào ngày mùng tám tháng tư âm lịch hằng năm đã có tổ chức tại các chùa lớn...
(Xem: 42223)
Hán dịch: Tam Tạng Sa Môn Thật-Xoa Nan-Đà (Siksananda), người xứ Vu Điền (Khotan), phiên dịch vào đời nhà Đường của Trung Hoa; Việt dịch: Ban Việt Dịch Vạn Phật Thánh Thành
(Xem: 10488)
An nhẫn là hạnh tối thắng của chư Phật. An nhẫn là thọ nhận mọi chướng duyên và khổ nạn với tâm bình lặng, giống như mặt đất thọ nhận tất cả mọi vật...
(Xem: 11864)
Ðối với Phật đạo, siêu vượt trói buộc của tử sanh phiền não, nhơn quả luân hồi là một việc rất thực tế, hoàn toàn không phải là điều viễn vông hay mơ mộng.
(Xem: 10015)
Tắm Phật không đủ, cần phải tắm mình. Cho trôi mọi thứ tập tục đời thường. ÐẠO mà Phật nói, một bộ A Hàm, Thắng Man, Pháp Hoa v.v… Biết bao kinh điển chỉ bảo phương tiện...
(Xem: 10458)
Phật tánh ấy là giao điểm trên cùng tầng số giác ngộ và đồng nhịp điệu với Pháp thân của đức Như Lai. Đón mừng Phật đản chính là để khơi cái tánh giác nơi thâm cung trong tiềm thức của mỗi chúng ta.
(Xem: 10624)
Sách Phật tổ Thống ký thuật là dưới đời Đường, vua Hỷ tông năm 873 TL, ngày tám tháng Tư, thiết lễ Phật đản bằng cách rước kiệu di tích đức Phật từ Phụng hoàng Pháp môn về Lạc dương.
(Xem: 45770)
Khi đức Phật phát ra bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết tiếng vi diệu như thế xong, thời có vô lượng ức hàng Trời, Rồng, Quỉ, Thần ở trong cõi Ta-bà...
(Xem: 32117)
Địa tạng chú trọng cả sinh và chết. Địa tạng rất trọng thị hạnh phúc nhân loại. Địa tạng hay nói Phật giáo, nhưng chữ ấy không có nghĩa tôn giáo của Phật, mà là giáo huấn của Ngài... HT Thích Trí Quang
(Xem: 11325)
Cuối cùng thì một con đường vô thường này mỗi người chúng ta đều phải đối diện! Tuy nhiên, Phật A-di-đà đã từng phát đại nguyện muốn cứu độ tất cả chúng sanh niệm Phật.
(Xem: 10706)
Trên một bình diện cao hơn, Ðức Phật dạy tất cả chúng sinh đều có khả năng thành Phật. Nghĩa là cái hạt giống giác ngộ hay cái năng lực giác ngộnăng lực tiềm ẩn...
(Xem: 11323)
Đức Phật ra đời là một dấu móc tâm linh quan trọng nhằm khai mở ánh sáng giải thoát và phát huy khả năng giác ngộ trong mỗi con người để vượt qua mọi khổ đau do vô minh chấp thủ.
(Xem: 10633)
Đạo Phật với con đường thoát khổ thiết thực, nhân bản, với phương châm từ bi hỷ xả xóa bỏ chấp thủ, hận thù sẽ tiếp tục sứ mệnh hóa giải khổ đau cho nhân loại.
(Xem: 13460)
Trong thế gian ngã chấp, lấy mình làm trung tâm của vũ trụchạy theo quyền thế, Đức Phật dạy chúng ta lý tưởng cao quý của sự phục vụ bất cầu lợi.
(Xem: 12376)
Sau khi Đức Phật nhập diệt, các đệ tử đã thực hiện đúng lời di chúc của Ngài là lấy pháp làm nơi nương tựa. Do đó, việc kết tập các giáo pháp của Ngài là việc làm cấp bách...
(Xem: 11025)
Cuộc đời của Đức Phật vẫn là một gương lành, là bài ca siêu thoát, là một tác phẩm tâm linh không thể nào diễn tả hết được chiều sâu vô tận...
(Xem: 10619)
Tôi tin rằng, cội nguồn của mọi hành động, lời nóiý nghĩ thiện lành chính là tình thương yêu bao la, rộng rãi đối với mọi người, mọi vật.
(Xem: 12313)
Lâm Tỳ Ni đã từng là nơi mà những nhà chiêm bái học giả như Ngài Pháp Hiền vào thế kỷ thứ V và Ngài Huyền Trang vào thế kỷ thứ VII...
(Xem: 11171)
Sống theo đúng năm giới thì sống thọ: Ðó là lời Ðức Phật dạy, mà cũng là một Chân lý được các bậc minh triết phương Ðông khẳng định.
(Xem: 11847)
Ngược dòng lịch sử cách đây hơn 25 thế kỷ, đức Từ Tôn, cứu thế đã xuất hiện giữa Trung Ấn Ðộ để sau này trở thành một bậc Ðại Vĩ Nhân mở đầu cho một kỷ nguyên an lạc và giải thoát.
(Xem: 29285)
Trong sách này Ngài Sayadaw diễn tả đầy đủ phương pháp quán niệmgiải thích với đầy đủ chi tiết đường lối suy tư về lý vô ngã có thể dẫn đến mức độ thành tựu Niết Bàn.
(Xem: 9216)
Khi ánh sáng chiếu rọi khắp gian phòng bóng tối tự nhiên biến đi. Cũng tương tự như thế khi tâm ta, lòng từ bi hiện diện, thì hận thù không còn nơi để trú ngụ nữa.
(Xem: 10546)
Hôm nay ngày Phật đản lại về, con đứng trước dung nhan tôn tượng của Ngài, con hướng tâm về Lâm Tỳ Ni để nghe lại tiếng nói trong lòng con và nghe những âm thanh hòa reo...
(Xem: 10244)
Ðức Phật không chỉ là một nhân vật lịch sử được cả thế giới biết đến, mà còn là một bậc Giác ngộ vĩ đại, một vị Thánh nhân trong tâm tưởng của mọi người.
(Xem: 10588)
Người Ấn thường dùng hoa sen để chỉ cho sự ra đời của Đức Phật. Tổ tiên chúng ta đã đồng cảm về điều ấy, nên 2.000 năm về trước, từ những nụ sen mọc trên khắp quê hương...
(Xem: 10910)
Nhìn lên Tôn Tượng của Đức Phật, gương mặt thoáng nhẹ nụ cười mỉm, thanh thoát như toả ra một sức sống hiền dịu. Một con người bình thường siêu việt trên những con người bình thường...
(Xem: 10805)
Phật giáo là một tôn giáo được ngưỡng mộ nhất trên thế giới hiện nay, được sáng lập bởi Đức Phật Thích Ca hiệu Gautama, với niềm tin vào hòa bình, từ bitrí tuệ...
(Xem: 32138)
Đức Phật Thích Ca đã dạy rằng: “Đức Phật chân thật không ở bên ngoài mà nơi Tâm mỗi chúng ta”. Cũng như thế, chư Thiên hay Quỷ thần không ở bên ngoài mà ngay nơi tâm chúng ta...
(Xem: 27391)
Tâm tánh của chúng sinh dung thông không ngăn ngại, rộng lớn như hư không, lặng trong như biển cả. Vì như hư không nên thể của nó bình đẳng...
(Xem: 17791)
Tây phương Cực lạccảnh giới thanh tịnh giải thoát. Thanh tịnhvô nhiễm là thuần thiện, giải thoát là vượt ngoài ba cõi, vượt ngoài ba cõi là xả ly thế gian.
(Xem: 11875)
Mùa trăng tròn Tháng Tư năm Tân Mão, ngược dòng thời gian 2011 năm hết dương lịch, đi xa hơn nữa 634 năm về trước, có một đấng Cồ Đàm Thích Ca Mâu Ni ra đời tại vườn Lâm Tỳ Ni...
(Xem: 12291)
"Văn hóa Tịnh độ" được thiết lập theo các quy chuẩn, giá trị vật chấttinh thần nhất định. Thứ nhất, đây là cảnh giới không có khổ đau, chỉ có hạnh phúc...
(Xem: 10445)
Thế Tôn niêm hoa và một làn hương vĩnh cửu bay đi. Chỉ một Ca Diếp mỉm cười. Thế cũng đủ. Ðủ cho một làn hương trao. Ðủ cho Phật pháp ra đi và trở về.
(Xem: 11698)
Mỗi năm khi mùa hè sắp đến, nhân gian lại rộn rã, hân hoan chào đón ngày Phật Đản, ngày ấy người ta không thể nào không nhắc đến chữ “Lumbinī” hay “Lâm Tỳ Ni”.
(Xem: 10428)
Sự kiện đức Phật đản sanh là bức thông điệp hạnh phúc bước ra thế giới khổ đau, đánh thức sự hướng tâm vào thế giới an lạc của sự vận hành...
(Xem: 10788)
Xuất thân là một vị thái tử, nhưng không bị những xa hoa vật chất nơi cung vàng điện ngọc lôi cuốn, thái tử Tất Đạt Đa sớm tỉnh ngộ trước cảnh sinh, lão, bệnh, tử...
(Xem: 28069)
Vào năm 1986-1987 Hòa Thượng giảng Kinh Nguyên Thủy; đối chiếu Kinh Pali (dịch ra Việt Ngữ) và A Hàm tại Thường Chiếu giúp cho Thiền sinh thấy rõ nguồn mạch Phật Pháp từ Nguyên Thủy đến Đại ThừaThiền Tông.
(Xem: 10153)
Tôi bước những bước chân chậm rãi trong chánh niệm, tìm được sự an lạc trong mỗi bước chân đi, nhịp thở điều hoà làm nở hoa dưới gót chân tôi bước...
(Xem: 10283)
Trí tuệ bao giờ cũng chiếm một địa vị ưu tiên, tối thắngtối hậu trong đạo Phật. Giới-Định-Tuệ nói lên hai căn tánh sẵn có trong mỗi người...
(Xem: 10649)
Đức Phật ra đời cách đây đã hơn hai thiên niên kỷ. Thời ấy, phương tiện ghi chép lịch sử chưa được như ngày nay, chủ yếu là truyền miệng từ đời này sang đời khác...
(Xem: 10771)
Nhìn thế giới và tự nhìn mình, ta dễ có một nỗi mừng runtri ân cuộc đời. May mắn thay, ta không rơi vào một ý thức hệ độc thần...
(Xem: 11227)
Hàng năm, vào thời điểm Tháng Tư Âm lịch, chúng ta lại được nghe nói về một người siêu phàm đã đến với thế gian này, cách nay gần 2600 năm.
(Xem: 10403)
Cuộc hành trình từ vô lượng kiếp của Ðức Phật, trải qua nhiều thân Bồ Tát và đến thân tối hậu có tên là Sĩ Ðạt Ta gói trọn trong một bài kệ gồm 4 câu...
(Xem: 10696)
Ân sâu hướng đạo về thanh tịnh, Nghĩa lớn độ sinhpháp thân. Trong cõi thanh bình đầy phúc lạc Vừng dương soi nẻo, tự đưa chân.
(Xem: 11474)
Tháng tư ấy rất xưa mà mới Đóa sen hồng phơi phới mãn khai Ca Tỳ La Vệ trang đài Ngàn sao rực rỡ đẹp thay đất trời.
(Xem: 18261)
Tôi treo cờ Phật giáomục đích tôn xưng, vì bổn phận và trách nhiệm (nếu có) chứ hoàn toàn không vì ý nghĩa tâm linh mong được phù trợ nào cả - Dương Kinh Thành
(Xem: 10522)
Tồn tại trên 2500 năm lịch sử trong một thế giới có rất nhiều tôn giáo, điều đó nói lên tính ưu việt của đạo Phật, một tôn giáo không có giáo điều mà chỉ tùy duyên truyền đạt - Thích Nữ Chân Liễu
(Xem: 12848)
Ngày nào cũng vậy, lúc nào con cũng mong sẽ nhìn thấy đôi mát, nụ cười, dáng ngồi tĩnh tại của Người. Nhìn đôi mắt ấy, con có thể mỉm cười hay bật khóc mà không cần cố gắng.
(Xem: 11752)
Mùa này tháng Tư rất xưa mà rất nay, đóa đóa sen hồng thơm ngát mãn khai. Thành Ca Tỳ La Vệ thuở ấy rực rỡ muôn ngàn vì sao. Đêm mười lăm trăng treo trên đỉnh hoàng triều...
(Xem: 29195)
Giáo - Lý - Hạnh - Quả là cương tông của Phật pháp. Nhớ Phật, niệm Phật thực là đường tắt để đắc đạo. Thời xưa, cứ tu một pháp thì cả bốn (Giáo - Lý - Hạnh - Quả) đều đủ.
(Xem: 28599)
Một chủ đề chính của cuốn sách này là qua thực hành chúng ta có thể trau dồi tỉnh giác lớn lao hơn suốt mỗi khoảnh khắc của đời sống. Nếu chúng ta làm thế, tự dolinh hoạt mềm dẻo liên tục tăng trưởng...
(Xem: 28305)
Nếu ai nấy chẳng làm các điều ác thì những sự tổn hại chúng sanh đều sẽ chẳng ai làm, tham-sân chẳng đủ để tạo thành tai họa vậy!
(Xem: 13323)
Thời điểm linh thiêng nhất của ngày và đêm là giờ phút Ngài thị hiện, thực sự đã trở thành ngày trọng đại với người Phật tử, nhất là với người Phật tử làm thơ.
(Xem: 22782)
Chân thật niệm Phật, lạy Phật sám hối, giữ giới sát, ăn chay, cứu chuộc mạng phóng sinh. Đó là bốn điểm quan trọng mà sư phụ thường dạy bảo và khuyến khích chúng ta.
(Xem: 13436)
Xuân về muôn vật xôn xao, rừng mai hé nụ ngạt ngào thiền hương.
(Xem: 11580)
Tất Đạt Đa dụng Pháp lành Tay Ngài hai mở Tinh Anh muôn loài Từ Quang Phật Đản sáng soi...
(Xem: 13822)
Giữa bao tiếng niệm Phật Tiễn người về cố hương Mẹ ra đi đi mãi Cho con cháu tiếc thương!
(Xem: 25726)
Con đường thiền tậpchánh niệm tỉnh giác, chứng nghiệm vào thực tại sống động. Khi tâm an định, hành giả có sự trầm tĩnh sáng suốt thích nghi với mọi hoàn cảnh thuận nghịch...
(Xem: 26085)
Cuốn Ba Thiền Sư ghi lại cuộc đời của Ikkyu Sojun (1394-1481), Hakuin Ekaku (1686-1768), và Ryokan Taigu (1758-1831). Mỗi vị Sư đều hiển lộ Thiền Tông trong cách riêng.
(Xem: 22316)
Với người đã mở mắt đạo thì ngay nơi “sắc” hiện tiền đó mà thấy suốt không chướng ngại, không ngăn che, nên mặc dù Sắc có đó vẫn như không, không một chút dấu vết mê mờ...
(Xem: 14482)
Đức Phật, sự đản sinh, thành đạonhập niết bàn của Ngài được chúng ta kỷ niệm mỗi năm vào ngày lễ Vesak, đã để lại cho nhân loại kho tàng giáo lý rộng sâu...
(Xem: 12072)
Những giá trị cốt lõi của đạo Phật là một gia sản có thể được chia sẻ trong các cuộc hội đàm về tất cả những vấn nạn phức tạpnhân loại đang đối mặt ngày hôm nay.
(Xem: 11808)
Hạnh phúc thay cho loài người chúng con; được tận mắt chứng kiến bảy bước chân trên bảy đóa hoa sen của Ngài đang bước đến với chúng con, tỏa ánh hào quang diệu pháp...
(Xem: 11689)
Xin mời quí vị và các bạn theo dõi cuộc hội thoại bỏ túi giữa các huynh trưởng quen thuộc A, B, C bàn về những cảnh đặc biệt của chuyện phim “Little Buddha”...
(Xem: 11490)
Đức Phật xuất hiện ở cõi đời, đem ánh sáng đến với cõi đời, và ánh sáng đó được những đệ tử của Ngài trao truyền cho nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác...
(Xem: 33194)
Thiền Tông nhấn mạnh vào mặt kinh nghiệm cá nhân, nhắm đưa từng con người chúng ta giáp mặt trực tiếp với chân lý trong ngay chính hoàn cảnh hiện tiền của chúng ta.
(Xem: 31845)
Các pháp thế gian đều kỵ chấp trước, chỗ qui kính của Thích tử không ai bằng Phật mà có khi vẫn phải quở. Bởi có ta mà không kia, do ta mà không do kia vậy.
(Xem: 12035)
Xá Lợichân thân của Đức Phật, sau khi Đức Phật nhật Niết Bàn, kim thân của Ngài được trà tỳ (hỏa táng) do nhân duyênnguyện lực đại từ bi của Đức Phật...
(Xem: 39633)
Quả thật, chân lý thiền vốn ở ngay nơi người, ngay trong tự tâm chúng ta đây thôi. Vậy ai có tâm thì chắc chắc có thiền, không nghi ngờ gì nữa.
(Xem: 22492)
Bắt đầu bằng cách bỏ qua một bên tất cả những mối quan tâm ở bên ngoài, và quay vào quán sát nội tâm cho đến khi ta biết tâm trong sáng hay ô nhiễm, yên tĩnh hay tán loạn như thế nào.
(Xem: 11962)
Một mùa Phật Đản nữa lại đang đến gần chúng ta, đến với những người con Phật của một đất nước có bề dày hơn hai ngàn năm Phật giáo.
(Xem: 14231)
Ngài đi đến khắp đó đây Học tu với các vị Thầy trứ danh Mặc dù Ngài đã tựu thành Đến chỗ cao nhất, sánh bằng Tôn Sư.
(Xem: 13348)
Vào đêm ấy, canh ba, giờ đã tới Bao nhiêu người đang ngon giấc mê man Tất Đạt Đa đang ưu tư chờ đợi...
(Xem: 14304)
Một ngày ấy, Hoa Vô Ưu bừng nở Niềm hân hoan khắp thế giới ba ngàn Có bảy đóa sen hồng nâng gót ngọc...
(Xem: 12073)
Có một vị Thánh nhân tên là Siddhartha đã thị hiện ra đời cách đây 2634 năm để tiếp nối hạnh nguyện cứu độ muôn loài vượt qua khổ ải sanh tử, đưa đến bờ Giác...
(Xem: 10407)
Phát tâm bồ đềbước đầu để vận dụng năng lực tâm linh cho đúng hướng. Thi thiết từ bitrí tuệtriển khai diệu lực vô hạn của tâm bồ đề đó qua hai bình diện...
(Xem: 11232)
Tắm Phật còn là một cách nhắc nhở chúng ta tịnh hóa thân tâm, gột rửa dần tham lam, sân hậnsi mê, nhờ vậy mà chúng tathể đạt được chân hạnh phúc trong cuộc sống.
(Xem: 13313)
Nghi thức diễu hành xe hoa trong Đại Lễ Phật Đản Phật Giáo Bắc Truyền có nguồn gốc từ Ấn Độ được truyền đến Đông phương.
(Xem: 34528)
Đây là phần thứ 2 trong 3 phần chính của cuốn Zen no Rekishi (Lịch Sử Thiền) do giáo sư Ibuki Atsushi soạn, xuất bản lần đầu tiên năm 2001 tại Tôkyô.
(Xem: 12623)
Khi đức Phật ra đời, ánh sáng thắp lên giữa rừng đêm tối, thả xuống sông đời chiếc thuyền cứu độ. Biết bao người nhẹ nhàng sống trong ánh sáng của bậc đạo sư.
(Xem: 12229)
Ngày Phật đản được xem là ngày Tết của những người con Phật, bởi vì đây là thời khắc lịch sử đánh dấu sự ra đời của một Bậc Siêu nhân - Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni.
(Xem: 13533)
Rõ ràng, Phật đã Đản sinh ngay từ lúc phát khởi tâm niệm nguyện thay thế cho tất cả chúng sinh đang chịu khổ đau...
(Xem: 12622)
Đức Phật cho rất nhiều, mà chẳng hề đòi lại dù bao nhiêu. Thế Tôn sống đời tự tại, không toan tính muộn phiền, không lo lắng ưu tư.
(Xem: 12982)
Tuy là Bậc Đạo sư sáng lập Phật giáo, song các kỳ tích của Phật Thích Ca Mâu Ni đã vượt khỏi khuôn khổ của một vị Phật lịch sử để trở thành những biểu tượng kỳ vĩ...
(Xem: 16302)
Từ địa vị thái tử, nhờ công phu tự thân tu tập, tự thân hành trì, tự thân chứng ngộ, Ngài trở thành Bậc Giác ngộ giữa đời...
(Xem: 11749)
Tôi lặng yên ngắm nhìn bàn chân, gót hài Đức Phật bước trên đài sen. Kính cẩn chiêm bái Đức Từ Phụ đang mỉm cười và tôi cũng mỉm cười...
(Xem: 27397)
Thật ra chân lý nó không nằm ở bên đúng hay bên sai, mà nó vượt lên trên tất cả đối đãi, chấp trước về hiện hữu của Nhị Nguyên. Chân lý là điểm đến, còn hướng đến chân lý có nhiều con đường dẫn đến khác nhau.
(Xem: 28434)
Trong tiếng Phạn (Sanskrit), từ "Thiền" có ngữ nguyên là dhyâna. Người Trung Hoa đã dịch theo âm thành "Thiền na". Ý nghĩa "trầm tư mặc tưởng" của nó từ xưa trong sách vở Phật giáo lại được biểu âm bằng hai chữ yoga (du già).
(Xem: 13427)
Phật là hoa sen, hoa sen là Phật. Khi Ngài sinh ra bước đi trên bảy đóa hoa senhình ảnh biểu đạt con đường đi đến thăng chứng qua bảy giai trình tu tập...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant