26. Thiền sư Bảo Ấn Sở Minh ở Tịnh Từ phủ Lâm An
- Tác giả :
- HT Thích Thanh Từ
- Tập 1
- Ðời Thứ Nhất Môn Ðệ Lục Tổ Huệ Năng
- Ðời Thứ Hai Sau Lục Tổ
- Ðời Thứ Ba Sau Lục Tổ
- 09. Thiền sư Duy Nghiễm (Dược Sơn)
- 10. Thiền sư Thiên Nhiên (Ðơn Hà)
- 11. Thiền sư Ðạo Ngộ (Thiên Hoàng Tự)
- 12. Thiền sư Bảo Thông (Ðại Ðiên)
- 13. Thiền sư Hoài Hải (Bá Trượng)
- 14. Thiền sư Phổ Nguyện (Nam Tuyền)
- 15. Thiền sư Huệ Hải (Ðại Châu)
- 16. Thiền sư Ẩn Phong (Ðặng Ẩn Phong)
- 17. Thiền sư Huệ Tạng (Thạch Củng)
- 18. Thiền sư Trí Tạng (Tây Ðường)
- 19. Thiền sư Trí Thường (Qui Tông)
- 20. Thiền sư Pháp Thường (Ðại Mai)
- 21. Thiền sư Vô Nghiệp
- 22. Thiền sư Ðạo Ngộ (Thiên Vương Tự)
- 23. Thiền sư Linh Mặc
- 24. Thiền sư Duy Khoan
- 25. Thiền sư Như Hội
- 26. Thiền sư Bảo Triệt (Ma Cốc)
- 27. Thiền sư Tề An
- 28. Cư sĩ Long Uẩn
- Ðời Thứ Tư Sau Lục Tổ
- 29. Thiền sư Ðàm Thạnh (Vân Nham)
- 30. Thiền sư Viên Trí (Ðạo Ngô)
- 31. Thiền sư Ðức Thành (Hoa Ðình Thuyền Tử)
- 32. Sa-di Cao
- 33. Thiền sư Vô Học (Thúy Vi)
- 34. Thiền sư Nghĩa Trung (Tam Bình)
- 35. Thiền sư Linh Hựu (Qui Sơn)
- 36. Thiền sư Hy Vận (Hoàng Bá)
- 37. Thiền sư Ðại An
- 38. Thiền sư Thần Tán
- 39. Thiền sư Vô Ngôn Thông
- 40. Thiền sư Hoằng Biện
- 41. Thiền sư Trí Chơn
- 42. Thiền sư Cảnh Sầm (Trường Sa)
- 43. Thiền sư Tùng Thẩm (Triệu Châu)
- 44. Thiền sư Sùng Tín (Long Ðàm)
- Tập 2
- Lời nói đầu
- Đời Thứ Năm Sau Lục Tổ
- 01. Thiền sư Lương Giới ở Động Sơn khai Tổ tông Tào Động
- 02. Thiền sư Tăng Mật
- 03. Thiền sư Khánh Chư ở Thạch Sương
- 04. Thiền sư Đại Đồng ở núi Đầu Tử
- 05. Thiền sư Thiện Hội ở Giáp Sơn
- 06. Thiền sư Nghĩa Huyền ở Lâm Tế khai Tổ tông Lâm Tế
- 07. Thiền sư Trần Tôn Túc hiệu Đạo Minh
- 08. Thiền sư Huệ Tịch ở Ngưỡng Sơn - Tổ thứ hai tông Qui Ngưỡng
- 09. Thiền sư Trí Nhàn ở Hương Nghiêm
- 10. Thiền sư Thường Thông ở núi Tuyết Đậu
- 11. Ni Liễu Nhiên ở Mạt Sơn
- 12. Thiền sư Tuyên Giám ở Đức Sơn
- Đời Thứ Sáu Sau Lục Tổ
- 13. Thiền sư Bổn Tịch ở Tào Sơn - Tổ thứ hai Tào Động
- 14. Thiền sư Đạo Ưng ở Vân Cư
- 15. Thiền sư Tồn Tương ở Hưng Hóa
- 16. Thiền sư Huệ Nhiên ở viện Tam Thánh
- 17. Hòa thượng Đại Giác
- 18. Thiền sư Văn Hỷ
- 19. Thiền sư Quang Dũng ở Nam Tháp
- 20. Thiền sư Toàn Khoát ở Nham Đầu
- 21. Thiền sư Nghĩa Tồn ở Tuyết Phong
- Đời Thứ Bảy Sau Lục Tổ
- 22. Thiền sư Huyền Ngộ hiệu Quang Huệ ở Hà Ngọc
- 23. Thiền sư Tùng Chí hiệu Huyền Minh ở Kim Phong
- 24. Thiền sư Xử Chơn ở Lộc Môn
- 25. Thiền sư Huệ Ngung hiệu Bảo Ứng ở Nam Viện
- 26. Thiền sư Toàn Phó ở Thanh Hóa
- 27. Thiền sư Huệ Thanh ở Ba Tiêu
- 28. Thiền sư Sư Nhan ở Đoan Nham
- 29. Thiền sư Tông Nhất pháp danh Sư Bị ở Huyền Sa
- 30. Thiền sư Huệ Lăng ở Trường Khánh
- 31. Thiền sư Văn Yến ở Vân Môn khai Tổ tông Vân Môn
- Đời Thứ Tám Sau Lục Tổ
- 32. Thiền sư Trí Tịnh hiệu Ngộ Không ở Cốc Ẩn
- 33. Thiền sư Hành Nhơn ở Lô Sơn Phật Thủ Nham
- 34. Thiền sư Diên Chiểu ở Phong Huyệt
- 35. Thiền sư Thanh Nhượng ở núi Hưng Dương
- 36. Thiền sư Pháp Mãn ở núi U Cốc
- 37. Thiền sư Quế Sâm ở viện La-hán
- 38. Thiền sư Huệ Cầu ở viện An Quốc núi Ngọa Long
- 39. Hòa thượng Bạch Vân Tường hiệu Thật Tánh
- 40. Thiền sư Trừng Viễn ở Hương Lâm
- 41. Thiền sư Tông Huệ hiệu Thủ Sơ ở Động Sơn
- Đời Thứ Chín Sau Lục Tổ
- 42. Thiền sư Trí Nghiêm ở Cốc Ẩn
- 43. Thiền sư Pháp Hiển ở viện Phổ Ninh
- 44. Thiền sư Tỉnh Niệm ở Thủ Sơn Nhữ Châu
- 45. Thiền sư Chơn ở Quảng Huệ
- 46. Thiền sư Văn Ích hiệu Tịnh Huệ khai Tổ tông Pháp Nhãn
- 47. Thiền sư Hưu Phục hiệu Ngộ Không ở viện Thanh Lương
- 48. Thiền sư Thiệu Tu ở Long Tế
- 49. Thiền sư Quang Tộ ở chùa Trí Môn Tùy Châu
- 50. Thiền sư Giới ở Ngũ Tổ
- 51. Am chủ Tường ở Liên Hoa Phong
- Đời Thứ Mười Sau Lục Tổ
- 52. Thiền sư Kỉnh Huyền ở núi Đại Dương
- 53. Thiền sư Thiện Chiêu ở Phần Dương
- 54. Thiền sư Qui Tỉnh ở viện Quảng Giáo Diệp Huyện
- 55. Thiền sư Trí Tung ở Tam Giao viện Thừa Thiên
- 56. Thiền sư Trùng Hiển ở Tuyết Đậu, Minh Châu
- 57. Thiền sư Hiểu Thông ở Động Sơn
- 58. Thiền sư Tự Bảo ở Động Sơn
- 59. Quốc sư Đức Thiều ở núi Thiên Thai
- 60. Thiền sư Huệ Minh ở chùa Báo Ân
- 61. Thiền sư Pháp Đăng hiệu Thái Khâm ở viện Thanh Lương
- 62. Thiền sư Thanh Tủng ở Linh Ẩn Hàn Châu
- Đời Thứ Mười Một Sau Lục Tổ
- 63. Thiền sư Nghĩa Thanh ở Đầu Tử
- 64. Thiền sư Thanh Phẩu ở Hưng Dương
- 65. Thiền sư Từ Minh Sở Viên ở Thạch Sương
- 66. Thiền sư Quảng Chiếu Huệ Giác ở núi Lang Nha
- 67. Thiền sư Nghĩa Hoài ở Thiên Y
- 68. Cư sĩ Tu Tuyển Tằng Hội
- 69. Thiền sư Ỷ Ngộ ở Pháp Xương
- 70. Thiền sư Phật Ấn hiệu Liễu Nguyên ở Vân Cư
- 71. Thiền sư Huệ Nhật Trí Giác ở chùa Vĩnh Minh Diên Thọ
- 72. Thiền sư Chí Phùng ở chùa Hoa Nghiêm núi Ngũ Vân
- 73. Thiền sư Bổn Tiên ở chùa Đoan Lộc
- Đời Thứ Mười Hai Sau Lục Tổ
- 74. Thiền sư Đạo Giai ở Phù Dung
- 75. Thiền sư Báo Ân ở núi Đại Hồng
- 76. Thiền sư Huệ Nam ở Hoàng Long khai Tổ hệ phái Hoàng Long
- 77. Thiền sư Phương Hội ở Dương Kỳ khai Tổ hệ phái Dương Kỳ
- 78. Thiền sư Tông Bổn hiệu Viên Chiếu ở Huệ Lâm
- 79. Thiền sư Pháp Tú hiệu Viên Thông ở chùa Pháp Vân
- 80. Thiền sư Duy Chánh ở viện Tịnh độ Hàn Châu
- Tập 3
- Lời đầu sách
- Đời Thứ Mười Ba Sau Lục Tổ
- 01. Thiền sư Pháp Thành ở Hương Sơn
- 02. Thiền sư Tề Liên ở Đại Trí
- 03. Thiền sư Tử Thuần ở Đơn Hà
- 04. Thiền sư Duy Chiếu ở Bảo Phong
- 05. Thiền sư Tổ Tâm Hối Đường Hoàng Long
- 06. Thiền sư Khắc Văn Chơn Tịnh ở Phần Đàm
- 07. Thiền sư Hồng Anh ở Phần Đàm
- 08. Thiền sư Thủ Đoan ở Bạch Vân
- 09. Thiền sư Nhơn Dũng ở Bắc Ninh
- 10. Thiền sư Thiện Bổn ở Pháp Vân
- 11. Thiền sư Tu Ngung Chứng Ngộ ở Đầu Tử
- 12. Thiền sư Thiện Ninh Pháp Ấn ở Kim Sơn
- 13. Thiền sư Duy Nhạc Phật Nhật ở Tịnh Nhơn
- Đời Thứ Mười Bốn Sau Lục Tổ
- 14. Thiền sư Chánh Giác hiệu Hoằng Trí ở Thiên Đồng Minh Châu
- 15. Thiền sư Thanh Liễu Chơn Yết ở Trường Lô Chơn Châu
- 16. Thiền sư Đức Chỉ Chơn Tế ở Viên Thông Giang Châu
- 17. Thiền sư Cảnh Thâm ở Trí Thông Hưng Quốc
- 18. Thiền sư Ngộ Tân Tử Tâm ở Hoàng Long
- 19. Thiền sư Duy Thanh Linh Nguyên ở Hoàng Long
- 20. Thiền sư Tùng Duyệt ở Đẩu Suất
- 21. Thiền sư Cảo Phật Chiếu ở Pháp Vân
- 22. Thiền sư Văn Chuẩn ở Phần Đàm
- 23. Thiền sư Pháp Diễn ở Ngũ Tổ
- 24. Thiền sư Trí Bổn núi Vân Cái Đàm Châu
- 25. Thiền sư Nhật Ích ở Thượng Phương
- 26. Thiền sư Bảo Ấn Sở Minh ở Tịnh Từ phủ Lâm An
- 27. Thiền sư Diệu Trạm Tư Huệ ở Tuyết Phong
- 28. Thiền sư Chí Tuyền Tổ Đăng ở Vân Phong
- Đời Thứ Mười Lăm Sau Lục Tổ
- 29. Thiền sư Từ Tông ở Tuyết Đậu Minh Châu
- 30. Thiền sư Huệ Huy Tự Đắc ở Tịnh Từ Hàn Châu
- 31. Thiền sư Huệ Phương ở Hòa Sơn
- 32. Am chủ Diệu Phổ Tánh Không ở Hoa Đình
- 33. Thiền sư Thủ Trác ở Trường Linh Thiên Ninh
- 34. Thiền sư Bổn Tài Phật Tâm ở Thượng Phong Đàm Châu
- 35. Thiền sư Khắc Cần Phật Quả ở Chiêu Giác
- 36. Thiền sư Huệ Cần Phật Giám ở Thái Bình
- 37. Thiền sư Thanh Viễn Phật Nhãn ở Long Môn
- 38. Thiền sư Đạo Ninh ở Khai Phước Đàm Châu
- 39. Thiền sư Nguyên Tĩnh ở Nam Đường Đại Tùy
- 40. Thiền sư Tông Thới ở Vô Vi Hán Châu
- 41. Thiền sư Biểu Tự ở Ngũ Tổ Kỳ Châu
- Đời Thứ Mười Sáu Sau Lục Tổ
- 42. Thiền sư Tông Cảo Đại Huệ Diệu Hỷ
- 43. Thiền sư Thiệu Long ở Hổ Khưu
- 44. Thiền sư Đoan Dụ Phật Trí ở Dục Vương
- 45. Thiền sư Pháp Giới Phật Tánh ở Đại Qui
- 46. Thiền sư An Dân Mật Ấn ở Hoa Tạng
- 47. Thiền sư Tổ Giác Hoa Nghiêm Trung Nham
- 48. Thiền sư Huệ Viễn Hạt Đường Linh Ẩn
- 49. Thiền sư Tâm Đạo ở Văn-thù phủ Thường Đức
- 50. Thiền sư Trí Tài ở Long Nha
- 51. Thiền sư Thủ Tuần Phật Đăng ở Hà Sơn
- 52. Thiền sư Sĩ Khuê Trúc Am ở Long Tường
- 53. Thiền sư Pháp Trung Mục Am ở Hoàng Long
- 54. Thiền sư Đạo Hạnh Tuyết Đường ở Ô Cự
- 55. Thiền sư Minh Biện Chánh Đường ở Đạo Tràng
- Đời Thứ Mười Bảy Sau Lục Tổ
- 56. Thiền sư Di Quang Hối Am ở Giáo Trung
- 57. Thiền sư Đạo Nhan Vạn Am ở Đông Lâm
- 58. Thiền sư Đảnh Nhu Lại Am ở Tây Thiền
- 59. Thiền sư Thủ Tịnh Thử Am ở Tây Thiền
- 60. Thiền sư Đức Quang Phật Chiếu ở Dục Vương
- 61. Thiền sư Đàm Hoa Ưng Am ở Thiên Đồng
- 62. Thiền sư Trung An ở Linh Nham
- 63. Thiền sư Bảo Ấn Biệt Phong ở Cảnh Sơn
HT Thích Thanh Từ
TẬP 3
Sư họ Trương, quê ở Bách Việt.
*
Sư thượng đường: Tâm ấn Tổ sư chẳng dài chẳng ngắn chẳng vuông chẳng tròn chẳng trong chẳng ngoài cũng chẳng khoảng giữa. Xin hỏi đại chúng quyết định là hình mạo gì? Sư cầm gậy nói: Cổ triện chẳng thành văn, truy bạch khó đồng thể, từ trước tự phân minh, đâu cần lại chuyên tạo. Sư gõ giường thiền xuống tòa.
*
Sư thượng đường: Ra cửa thấy sông núi, vào cửa thấy điện Phật, linh quang chỗ chạm thông, các người sao chẳng tiến. Nếu chẳng tiến, Tịnh Từ ngày nay chẳng được tiện.
Sư thượng đường: Tổ sư nói: Ta xưa đến cõi này, truyền pháp cứu mê tình, một hoa nở năm cánh, kết quả tự nhiên thành. Khi ấy Tịnh Từ nếu thấy nói như thế, dùng cây gậy thông đen đập một gậy chết tốt, chôn trên đất không âm dương, khiến Ngài nhả hơi chẳng được, cớ sao nỡ để Ngài gạt người cả nước Đại Đường. Trong chúng có người vì Tổ nhả hơi chăng? Ra đây một lúc chôn hết.
*
Sư thượng đường: Nếu luận việc này như ném bảo bối, loạn gieo vàng ngọc, người quên mình tự cam nghèo cùng, người có mắt tin lấy đưa ra. Vì thế nói, Diêm-phù có báu lớn thấy ít được lại là hiếm, nếu người đem dâng ta, thành Phật chỉ trong bữa ăn. Sư cầm cây gậy nói: - Như nay một lúc trình tương tợ, khắp mời đại chúng để mắt nhìn lên. Sư ném cây gậy xuống tòa.
Mã Tổ - (709 - 788)
Vì người đời sau quá kính trọng Sư nên nhân Sư họ Mã gọi là Mã Tổ: ông Tổ họ Mã.
Sư họ Mã, quê ở huyện Thập Phương, Hán Châu. Thuở nhỏ, Sư dung mạo lạ thường: đi như trâu, nhìn như cọp, lưỡi dài khỏi mũi, dưới chân có hai khu ốc. Lúc bé, Sư đến chùa La-hán xin xuất gia với Hòa thượng Ðường ở Từ Châu. Sau Sư thọ giới cụ túc nơi Luật sư Viên ở Du Châu.
Ðời Ðường khoảng niên hiệu Khai Nguyên (713-742 T.L.), Sư tập thiền định ở Viện truyền pháp tại Hoành Nhạc, nhân Thiền sư Hoài Nhượng giáo hóa được giải ngộ. Bạn đồng tham học với Sư có sáu người, chỉ riêng Sư được truyền tâm ấn.
Sau khi tạm biệt thầy, Sư đến Kiến Dương ở ngọn núi Phật Tích, kế dời sang Lâm Xuyên, sau lại đến núi Cung Công Nam Dương. Niên hiệu Ðại Lịch (765 T.L.) Liên soái Lộ Từ Cung và Linh Phong, Cảnh Mộ thỉnh Sư khai đường để truyền bá tông phong. Từ đây học giả bốn phương tụ hội về rất đông. Có thể nói Giang Tây là một trường thi Phật.
*
Một hôm Sư dạy chúng:
- Các ngươi mỗi người tin tâm mình là Phật, tâm này tức là tâm Phật. Tổ Ðạt-ma từ Nam Ấn sang Trung Hoa truyền pháp Thượng thừa nhất tâm, khiến các ngươi khai ngộ. Tổ lại dẫn kinh Lăng-già để ấn tâm địa chúng sanh. Sợ e các ngươi điên đảo không tự tin pháp tâm này mỗi người tự có, nên kinh Lăng-già nói: "Phật nói tâm là chủ, cửa không là cửa pháp." (Phật ngữ tâm vi tông, vô môn vi pháp môn.)
Phàm người cầu pháp nên không có chỗ cầu, ngoài tâm không riêng có Phật, ngoài Phật không riêng có tâm, không lấy thiện chẳng bỏ ác, hai bên nhơ sạch đều không nương cậy, đạt tánh tội là không, mỗi niệm đều không thật, vì không có tự tánh nên tam giới chỉ là tâm, sum la vạn tượng đều là cái bóng của một pháp, thấy sắc tức là thấy tâm, tâm không tự là tâm, nhân sắc mới có.
Các ngươi chỉ tùy thời nói năng tức sự là lý, trọn không có chỗ ngại, đạo quả Bồ-đề cũng như thế. Nơi tâm sanh ra thì gọi là sắc, vì biết sắc không, nên sanh tức chẳng sanh. Nếu nhận rõ tâm này, mới có thể tùy thời ăn cơm mặc áo nuôi lớn thai thánh, mặc tình tháng ngày trôi qua, đâu còn có việc gì.
Các ngươi nhận ta dạy hãy nghe bài kệ này:
Tâm địa tùy thời thuyết
Bồ-đề diệc chỉ ninh
Sự lý câu vô ngại
Ðương sanh tức bất sanh.
Dịch:
Ðất tâm tùy thời nói
Bồ-đề cũng thế thôi
Sự lý đều không ngại
Chính sanh là chẳng sanh.
*
Có vị Tăng hỏi:- Hòa thượng vì cái gì nói tức tâm tức Phật?
Sư đáp:- Vì vỗ con nít khóc.
- Con nít nín rồi thì thế nào?
- Phi tâm phi Phật.
- Người trừ được hai thứ này rồi, phải dạy thế nào?
- Nói với y là "phi vật".
- Khi chợt gặp người thế ấy đến thì phải làm sao?
- Hãy dạy y thể hội đại đạo.
*
Có vị Tăng hỏi:
- Ly tứ cú tuyệt bách phi, thỉnh Thầy chỉ thẳng ý Tổ sư từ Ấn Ðộ sang?
Sư đáp:
- Hôm nay ta mệt nhọc không thể vì ngươi nói, ngươi đến hỏi Trí Tạng. Vị Tăng ấy đến hỏi Trí Tạng.
Trí Tạng bảo:- Sao không hỏi Hòa thượng?
Tăng đáp:- Hòa thượng dạy đến hỏi Thầy.
Trí Tạng hỏi:
- Hôm nay tôi đau đầu, không thể vì ông nói, đến hỏi Sư huynh Hải.
Tăng đến hỏi Hoài Hải, Hoài Hải bảo:- Ðến chỗ ấy tôi cũng chẳng hội.
Tăng trở lại trình Sư, Sư bảo:- Tạng đầu bạch, Hải đầu hắc.
*
Cư sĩ Long Uẩn đến hỏi:
- Nước không gân xương hay thắng chiếc thuyền muôn hộc, lý này thế nào?
Sư đáp:- Trong ấy không nước cũng không thuyền, nói gì là gân xương?
Uẩn bảo:- Người không lầm xưa nay, thỉnh Thầy để mắt nhìn lên!
Sư liền nhìn thẳng xuống.
Uẩn nói:- Một cây đàn cầm không dây, mà Thầy đàn rất hay.
Sư liền nhìn thẳng lên. Uẩn lễ bái. Sư trở về phương trượng. Uẩn theo sau thưa:- Vừa rồi muốn làm khéo trở thành vụng.
*
Một đêm, Trí Tạng, Hoài Hải, Phổ Nguyện theo hầu Sư xem trăng.
Sư hỏi:- Ngay bây giờ nên làm gì?
Trí Tạng thưa:- Nên cúng dường.
Hoài Hải thưa:- Nên tu hành.
Phổ Nguyện phủi áo ra đi.
Sư bảo:- Kinh vào Tạng, Thiền về Hải, chỉ có Phổ Nguyện vượt ngoài sự vật.
*
Hoài Hải hỏi:- Thế nào là chỉ thú Phật pháp?
Sư đáp:- Chính là chỗ ngươi bỏ thân mạng.
Sư lại hỏi Hoài Hải:- Ngươi lấy pháp gì chỉ dạy người?
Hoài Hải dựng đứng cây phất tử.
Sư bảo:- Chỉ thế thôi hay còn gì khác?
Hoài Hải ném cây phất tử xuống.
*
Tăng hỏi:- Thế nào được hiệp đạo?
Sư đáp:- Ta sớm chẳng hiệp đạo.
Tăng hỏi:- Thế nào là ý Tổ sư từ Ấn Ðộ sang?
Sư liền đánh và nói:- Ta nếu không đánh ngươi, các nơi sẽ cười ta.
*
Ðặng Ẩn Phong từ biệt Sư đi nơi khác, Sư hỏi:- Ði đến đâu?
Ẩn Phong thưa:- Ði đến Thạch Ðầu.
- Ðường Thạch Ðầu trơn.
- Có cây gậy tùy thân, gặp trường thì đùa.
Ẩn Phong vừa đi đến Thạch Ðầu đi nhiễu giường thiền một vòng, dựng tích trượng động đất một tiếng, hỏi:
- Ấy là tông chỉ gì?
Thạch Ðầu nói:- Trời xanh! trời xanh!
Ẩn Phong không đáp được, lại trở về thưa với Sư. Sư bảo:
- Ngươi nên đi lại bên ấy, nếu Thạch Ðầu nói "trời xanh!" ngươi "hư! hư!"
Ẩn Phong lại đi đến Thạch Ðầu làm như trước.
Thạch Ðầu bèn: Hư! hư!
Ẩn Phong không đáp được, lại trở về trình với Sư. Sư bảo:
- Ta đã nói với ngươi "đường Thạch Ðầu trơn".
*
Có vị Giảng sư đến hỏi:- Thiền tông truyền giữ pháp gì?
Sư hỏi lại:- Tọa chủ truyền giữ pháp gì?
- Tôi giảng được hơn hai mươi bản kinh luận.
- Ðâu không phải là sư tử con?
- Không dám.
Sư thốt ra tiếng: Hư! hư!
Giảng sư nói:- Ðây là pháp.
- Là pháp gì?
- Pháp sư tử ra khỏi hang.
Sư bèn im lặng.
Giảng sư nói:- Ðây cũng là pháp.
- Là pháp gì?
- Pháp sư tử ở trong hang.
- Không ra không vào là pháp gì?
Giảng sư không đáp được, bèn từ giã đi ra đến cửa, Sư gọi:
- Chủ tọa!
Giảng sư xoay đầu lại.
Sư hỏi:- Là pháp gì?
Giảng sư cũng không đáp được.
Sư bảo:- Ông thầy độn căn.
*
Một hôm Sư dạy chúng:
- Ðạo không dụng tu, chỉ đừng ô nhiễm. Sao là ô nhiễm? - Có tâm sanh tử, tạo tác, thú hướng đều là ô nhiễm. Nếu muốn hội thẳng đạo ấy, tâm bình thường là đạo. Sao gọi là tâm bình thường? -Không tạo tác, không thị phi, không thủ xả, không đoạn thường, không phàm thánh. Kinh nói: "Chẳng phải hạnh phàm phu, chẳng phải hạnh thánh hiền, là hạnh Bồ-tát." Chỉ như hiện nay đi đứng ngồi nằm, ứng cơ tiếp vật đều là đạo. Ðạo tức là pháp giới, cho đến diệu dụng như hà sa đều không ngoài pháp giới. Nếu chẳng phải vậy, tại sao nói "pháp môn tăng địa", tại sao nói "vô tận đăng"? Tất cả pháp đều là pháp của tâm, tất cả tên đều là tên của tâm. Muôn pháp đều từ tâm sanh, tâm là cội gốc của muôn pháp. Kinh nói: "Biết tâm đạt cội nguồn nên hiệu là Sa-môn." Tên đồng nghĩa đồng, tất cả pháp đều đồng thuần nhất không lẫn lộn.
Nếu ở trong giáo môn được tùy thời tự tại thì dựng lập pháp giới trọn là pháp giới, lập chân như là chân như, lập lý tất cả pháp trọn là lý, lập sự tất cả pháp trọn là sự, nắm giở một thì ngàn theo, sự lý không khác, toàn là diệu dụng. Lại không có lý riêng, đều do xoay lại của tâm. Ví như bao nhiêu bóng mặt trăng thì có, mà bao nhiêu mặt trăng thật thì không, bao nhiêu nguồn nước thì có, mà bao nhiêu tánh nước thì không, bao nhiêu sum la vạn tượng thì có, mà bao nhiêu hư không thì không, bao nhiêu lời nói đạo lý thì có, mà bao nhiêu Tuệ vô ngại thì không; bao nhiêu các thứ thành lập đều do một tâm. Dựng lập cũng được, dẹp hết cũng được, thảy là diệu dụng. Diệu dụng trọn là nhà mình, chẳng phải lìa chân mà có, nơi nơi đều chân, thảy đều là thể của nhà mình.
Nếu chẳng vậy, lại là người nào? Tất cả pháp đều là Phật pháp, các pháp tức là giải thoát, giải thoát tức là chân như, các pháp không ngoài chân như, đi đứng ngồi nằm thảy là dụng bất tư nghì, không đợi thời tiết. Kinh nói: "Chỗ chỗ nơi nơi đều có Phật." Phật là năng nhân, có trí tuệ khéo hợp lòng người, hay phá lưới nghi cho tất cả chúng sanh, vượt ra vòng trói buộc của có và không v.v... tình chấp phàm thánh hết, nhân pháp đều không, chuyển bánh xe không gì hơn, vượt các số lượng, việc làm không ngại, sự lý đều thông, như trời hiện mây, chợt có lại không, chẳng để dấu vết. Ví như vẽ nước thành lằn, không sanh không diệt. Ðại tịch diệt tại triền gọi là Như lai tàng, xuất triền gọi là Pháp thân thanh tịnh. Thể không tăng giảm, hay lớn hay nhỏ, hay vuông hay tròn, hợp vật hiện hình như trăng trong nước, vận dụng mênh mông, không lập mầm gốc chẳng hết hữu vi, không trụ vô vi. Hữu vi là dụng của vô vi, vô vi là chỗ nương của hữu vi, chẳng trụ chỗ nương, nên nói: "Như không chẳng chỗ nương." Nghĩa tâm sanh diệt, nghĩa tâm chân như: Tâm chân như dụ như gương sáng soi vật tượng. Gương dụ tâm, vật tượng dụ pháp. Nếu tâm chấp pháp là dính với cái nhân bên ngoài, tức là nghĩa sanh diệt. Tâm không chấp pháp tức là nghĩa chân như.
Thanh văn tai nghe Phật tánh. Bồ-tát mắt thấy Phật tánh. Liễu đạt không hai gọi là bình đẳng tánh. Tánh không có khác, dụng thì chẳng đồng. Tại mê là thức, tại ngộ là trí. Thuận lý là ngộ, theo sự là mê. Mê tức là mê bản tâm mình, ngộ là ngộ bản tánh mình. Một phen ngộ là hằng ngộ chẳng trở lại mê. Như đang khi mặt trời mọc lên không trở lại tối. Mặt trời trí tuệ xuất hiện, không chung cùng cái tối phiền não. Liễu đạt cảnh giới của tâm liền trừ vọng tưởng. Vọng tưởng đã trừ tức là vô sanh. Pháp tánh sẵn có, có chẳng nhờ tu. Thiền không thuộc ngồi, ngồi tức có chấp trước. Nếu thấy lý này là chân chánh hiệp đạo, tùy duyên qua ngày, đứng ngồi theo nhau, giới hạnh huân thêm, nhóm nơi tịnh nghiệp. Chỉ hay như thế, lo gì chẳng thông.
Ðệ tử của Sư được nhập thất (được vào thiền thất, là đã ngộ đạo) có đến tám mươi bốn vị, mỗi người làm chủ một phương truyền hóa vô cùng.
Ðời Ðường niên hiệu Trinh Nguyên năm thứ tư (788 T.L.) khoảng tháng giêng, Sư lên núi Thạch Môn, Kiến Xương, đi kinh hành trong rừng thấy chỗ hang động bằng phẳng, bèn bảo thị giả:
- Thân cũ mục của ta sẽ ở tháng sau và trở về nơi này. Nói xong, Sư trở về.
Ðến ngày mùng bốn tháng hai, Sư có chút bệnh, tắm gội xong, ngồi kiết già nhập diệt, thọ tám mươi tuổi, được sáu mươi tuổi hạ.
Sau vua sắc ban hiệu Ðại Tịch.