Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Thiền và chánh niệm

05 Tháng Hai 201200:00(Xem: 37772)
Thiền và chánh niệm
THIỀN và CHÁNH NIỆM
GS001

blankNói đến Thiền người ta thường nghĩ đến một cách tu của Phật giáo, như hình ảnh ngồi xếp bàn, yên tĩnh của các nhà sư. Gần đây Thiền đã trở nên một vấn đề phổ biến trong dân gian. Người ta thấy có thiền Yoga, thiền xuất hồn của ông Lương sĩ Hằng, thiền Quán Âm của Sư Cô Thanh Hải, v.v., rồi chính ngay trong đạo Phật người Phật tử cũng phân vân với vô số phương pháp thiền: Thiền công án, Tổ sư thiền, Như Lai thiền, Thiền Minh Sát, Thiền với nhiều đề mục khác nhau. Kinh Lăng Nghiêm có bàn đến thiền với đề mục Quán Âm nhưng khác với thiền Quán Âm của Cô Thanh Hải như thế nào?

Bài viết này không có tham vọng tả rõ hết tất cả các phương pháp thiền nhưng chỉ xác định lại ý nghĩamục đích của Thiền căn cứ trên phương cách tu hành của đức Phật đã được ghi lại trong Tam Tạng Kinh điển. Nắm vững được tinh thần này người Phật tử tự nhiên sẽ thấy sự khác biệt như thế nào giữa Thiền Đạo Phật, mà trong bài này gọi là THIỀN TRÍ TUỆ, với tất cả các loại Thiền khác, mà trong bài này gọi là THIỀN THAM ÁI. Thấy rõ sự khác biệt này sẽ hữu ích cho người Phật tử để thực hành đúng CHÁNH ĐỊNH, CHÁNH TINH TẤN, để không đi lạc đạo quá xa trong lúc tu Thiền.

Cũng như trong các ngành khoa học, Y Khoa, Vật Lý, hoặc Hóa Học, một sinh viên muốn thấu triệt ngành học của mình không những chỉ học phần lý thuyết mà còn phải thực tập trong phòng thí nghiệm để chứng nghiệm những gì đã học, hoặc để khám phá thêm những phát minh mới. Người Phật tử học Phật cũng gần như vậy, không thể chỉ tu TỊNH ĐỘ tụng kinh mà còn phải thực hành THIỀN để thực nghiệm chân lý. Thật là thiếu sót khi phân chia tông phái để rồi chỉ chọn một trong hai, hoặc TỊNH ĐỘ (tụng kinh) hoặc THIỀN (bất lập văn tự, kiến tánh thành Phật). Người tu Phật phải đi qua trọn vẹn cả 3 pháp: Pháp Học phải đầy đủ, để Pháp Hành khỏi đi lạc, và rồi để đi đến Pháp Thành là lúc để hoàn tất sự giải thoát.

Học Kinh sách để có đầy đủ những CHÁNH KIẾNĐức Phật đã khám phá, để học thêm những kinh nghiệm tu hành của Đức Phật. Thực hành thiền trong Đạo Phật rốt ráo là để Thực Nghiệm sự thật VÔ NGÃđức Phật đã giác ngộ (khám phá). Đó cũng là để chứng thực KHÔNG TÁNH của vạn pháp. Tinh thần của Thiền là tinh thần của Khoa Học Thực Nghiệm. Là tìm kiếm lời giải đáp cho những thắc mắc về chính mình bằng cách khảo sát, nghiên cứu tìm hiểu cái TA của chính mình. Cũng từ những thắc mắc như thế mà đức Phật đã Giác Ngộ được Đạo. Ngày thành đạo, ngài đã kể lại công trình nghiên cứu đó như sau:

Xuyên qua bao vạn kiếp
Như Lai đi kiếm ông thợ xây cửa dựng nhà
Như Lai đi thênh thang mà không gặp
Hôm nay Như Lai đã kiếm thấy ngươi
Từ nay ngươi không còn xây nhà cho Như Lai nữa
 Kinh Pháp cú 153.

Các vị Bồ Tát cũng thực hành Thiền quán với tinh thần khoa học tương tự như vậy. Trong kinh Lăng Nghiêm, ta thấy Bồ Tát Quán Âm chẳng khác gì là một khoa học gia chuyên môn nghiên cứu về sự nghe. Phương pháp quán của ngài là quán vào CĂN của SỰ NGHE (Nhĩ căn viên thông). Có nghĩa là tìm hiểu “gốc cội”, lý do tại làm sao mà ta nghe được. Tương tự như vậy Bồ Tát Di Lặc là một khoa học gia nghiên cứu về CĂN của Ý tức là “gốc cội” của Tư Tưởng, từ đâu mà đến. Có thắc mắc như thế ta mới có thể đi xa hơn những gì mà khoa học ngày hôm nay đã tìm thấy. Ví dụ: với khoa học sự nghe là do Màng Nhĩ của Tai, do Âm thanh. Sự thấy là do Mắt do Ánh Sáng, v.v. Nhưng trong giấc mơ dầu mắt nhắm, dầu không có âm thanh, hay ánh sáng ta vẫn có sự nghe, sự thấy.

Đạo Phật thật chẳng khác gì một khoa học đi tìm kiếm SỰ THẬT, tìm hiểu gốc cội của mọi vấn đề, nhất là NGUỒN GỐC CỦA SỰ KHỔ. GIÁC NGỘ là khi lời giải cho bài toán KHỔ đã được tìm ra và có thể trình bày lại được cho chúng sanh theo. Chứ không phải tuyên bố “Hoát nhiên đại ngộ” rồi vẫn “câm miệng hến” như nhiều ông Tổ Thiền Tông Trung Hoa. Người Phật tử thực hành Thiền quán là để phát triển Trí Tuệ hiểu biết về TA và về sự KHỔ, chứ không phải để đạt được những tham ái của bãn ngã. Ai thực hành thiền mà để hoàn thiện bản ngã thì vẫn kể như còn ở trình độ THIỀN THAM ÁI của “Ngoại Đạo”, tức chưa phải là THIỀN TRÍ TUỆ của Phật.

Trong tinh thần THIỀN TRÍ TUỆ của Phật, chừng nào mà sự thật về TA và về nguyên nhân sự KHỔ chưa được chứng thực thì hành giả vẫn chưa gọi là GIÁC NGỘ. Nếu khôngtinh thần Trí Tuệ như vậy thì tâm THAM ÁI sẽ rất dễ “CHẠY THEO TRẦN CẢNH” với các hiện tượng tâm vật lý của thiền. Rất nhiều hành giả đã bị “kẹt” vào những “âm thanh vi diệu” với pháp Thiền Quán Âm của Cô Thanh Hải. Rất nhiều hành giả sau khi bị rơi vào những “feeling giải thoát” (kể cả feeling vô ngã) đã tuyên bố “Tôi đã Giác Ngộ”. Phải biết rằng những gì còn ở trình độ “CẢM THỌ” (feeling) thì vẫn còn ở trình độ NGŨ UẨN, vẫn còn trình độ của “PHÁP HỮU VI”, vô thường, tạm bợ, không phải là sự giải thoát chân thật và bền chắc. Những “feeling tuyệt vời” đó kinh Lăng Nghiêm gọi là “Ngũ Ấm Ma” vì nó khi hiện khi mất.

Khi hành thiền, hành giả phải quán sát chính TA với tâm rất KHÁCH QUAN chẳng khác gì các khoa học gia trong phòng thí nghiệm, không phê phán (Vọng hoặc Chơn), không chọn lựa. Đó là lý do trong kinh Tứ Niệm Xứ đức Phật đã dạy: “Thấy tâm Tham nổi lên, biết tâm Tham nổi lên, thấy tâm Sân nổi lên biết tâm Sân nổi lên... Khi thở ra hơi dài biết thở ra hơi dài, khi thở ra hơi ngắn biết thở ra hơi ngắn, khi sắp thở ra biết sắp thở ra, khi sắp hít vô, biết sắp hít vô”. Nói như thế cũng phải hiểu rằng nếu có “tâm phê phán” hay “tâm chọn lựa” nổi lên thì cũng vẫn “TUỆ TRI” các tâm đó đang nổi lên một cách khách quan với sự giác biết thanh tịnh.

Quán sát khách quan như vậy để làm gì? -Để cho THAM ÁI không dự phần, để cho NGÃ tánh không phát triển, để mới có thể khám phá ra được sự thật VÔ NGÃ: Ta không phải SẮC, ta không phải THỌ, ta không phải TƯỞNG, ta không phải HÀNH, ta không phải THỨC (ngủ uẩn giai không), TA không phải bất cứ cái CÓ nào cả, TA KHÔNG THỰC SỰ HIỆN HỮU. Chứng nghiệm được cái “KHÔNG TÁNH” của ta đó là sự chứng nghiệm “SẮC TỨC THỊ KHÔNG”. “KHÔNG TỨC THỊ SẮC” của BÁT NHÃ. Đó cũng là để hoàn toàn ra khỏi NGÃ, ÁI, THỦ, HỮU, ra khỏi mọi khổ đau ách nạn. Đó cũng là chứng nghiệm được những gì mà Đức Phật đã dạy ở trong Tiểu Bộ Kinh:

“Này các Tỷ-kheo, có sự không sinh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi.
Này các Tỷ-kheo, nếu không có cái không sinh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi, thời ở đây không thể trình bày sự xuất ly khỏi sinh, khỏi hiện hữu, khỏi bị làm, khỏi hữu vi.
Vì rằng, này các Tỷ-kheo, có cái không sanh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi, nên có sự trình bày xuất ly khỏi sinh, khỏi hiện hữu, khỏi bị làm, khỏi hữu vi.”

Như vậy THIỀN là để Phát Triển TRÍ TUỆ VÔ NGÃ. Có nghĩa rằng phải thấy rõ THỰC TƯỚNG của chính ta. “CÓ SAO THẤY VẬY” không bắt ta phải VÔ NIỆM, kềm kẹp TRI KIẾN, hoặc ỨC CHẾ TÂM gì cả. Những phương cách thiền nào nhằm mục đích để cho NGÃ của ta được hay hơn, tốt đẹp hơn, nhiều khả năng hơn, sung sướng hơn, an vui hơn, thanh tịnh hơn, v.v. thì còn chưa ra ngoài lãnh vực THAM ÁICHẤP NGÃ nên sẽ không thể khám phá được sự thật VÔ NGÃ. Sau khi sự thật VÔ NGÃ đã được khám phá thì trong TRÍ TUỆ VÔ NGÃ dầu ngũ uẩn này còn bấn loạn, còn lo, còn buồn, còn khổ gì đi nữa, đó vẫn chỉ là các pháp hữu vi, “DO DUYÊN SINH”, không phải do ta, không phải là của ta. Cho nên vẫn giải thoátNIẾT BÀN được thực chứng ngay trong KHỔ mới thực sự là NIẾT BÀN. Nếu đòi hỏi KHỔ phải biến mất thì NIẾT BÀN đó không phải là NIẾT BÀN thật. (vì hễ còn có điều kiện, thì sẽ không bền vững).

GIỮ GÌN CHÁNH NIỆM

Rất nhiều người hiểu hạn hẹp chữ CHÁNH của Phật theo nghĩa THIỆN. Có thầy dạy giữ gìn Chánh Niệm trong khi ăn bằng cách quán tưởng đến công ơn của các bác nông phu cày cấy. Nhưng đối với tinh thần của TỨ NIỆM XỨ, quán niệm như vậy là VỌNG NIỆM, vì đã đi ra khỏi sự theo dõi chính mình. Chánh Niệm trong khi ăn là theo dõi sự ăn để tìm hiểu tại sao ta phải ăn? Tại sao ta khổ vì đói? Chữ CHÁNH trong đạo Phật có nghĩa là hướng đúng về mục tiêu NIẾT BÀN (lúc khổ được tận diệt). Làm chệch ra khỏi hướng đó thì là TÀ (trật). Vì sự KHỔ chỉ hoàn toàn chấm dứt khi sự thật VÔ NGÃ được chứng nghiệm, cho nên CHÁNH cũng là hướng về sự phát triển TRÍ TUỆ VÔ NGÃ.

CHÁNH NIỆM luôn luôn “tâm niệm” (mindfulness) khách quan khảo sát chính ta. Bất chấp nó tốt hay xấu, bất chấp nó khổ hay vui, bất chấp nó thiện hay ác. Sự khảo sát này có 2 tính chất chính: LIÊN TỤCKHÁCH QUAN. Ví dụ, khi tâm tinh tấn tu hành, biết tâm đang có sự tinh tấn. Khi tâm chán nản, biết tâm đang chán nản. Nếu tâm tinh tấn chống cự, biết tâm đang tinh tấn chống cự, nếu tâm có khuynh hướng chịu thua, biết tâm muốn chịu thua. Dầu thế nào đi nữa, phải Luôn Luôn KHÁCH QUAN nhận rõ những gì đang xảy ra. Như thế, thì vẫn ở trong CHÁNH NIỆM. Duy trì tâm khách quan như thế để sẽ thấy rõ NHÂN DUYÊN sinh khởi của các NGŨ UẨN, để từ đó chứng thực sự thật VÔ NGÃ. Đạo Phật là để hết Khổ, không phải để làm cho TA hay hơn hoặc tốt hơn. Hay hơn hoặc Tốt hơn mà còn Ngã chấp, còn chấp thủ ngũ uẫn, thì vẫn còn khổ như thường.

 

Bài viết liên quan đến chủ đề (nên đọc thêm):

Chương 13: Chánh Niệm (Sati) trích từ:
CHÁNH NIỆM CƠ BẢN
Thiền sư: Henepola Gunaratana
Dịch Việt: Lương Thanh Bình
CHÍNH NIỆM - THỰC TẬP THIỀN QUÁN Nguyễn Duy Nhiên dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
HÀNH TRÌNH ĐẾN CHÁNH NIỆM - Bhante Henepola Gunaratana - Chuyển Ngữ: Diệu Liên Lý Thu Linh
SỰ QUAN TRỌNG CỦA CHÁNH NIỆM KINH ĐẠI NIỆM XỨ - Thiền Sư U Silananda - Nita Truitner dịch Việt
THIỀN PHẬT GIÁO Tâm Thái

Source: thuvienhoasen
Ý kiến bạn đọc
06 Tháng Hai 201208:00
Khách
Tôi xin post lại phần bị đứt đuôi.

NGOHOAIKHONG: để thấy vạn pháp là không (không phải vạn pháp là không có mà không thực có) từ đó người ta dễ buông bỏ (ví dụ có ai đựa bạn một xấp tiền giả bảo bạn lấy bạn chắc chắn không lấy) nếu có cái nhìn thấy vạn pháp không thực giống như bạn thấy xấp tiền giả không thực thì bạn tự buông xả pháp, khi có cái thấy vậy là chứng đạo.

GS001: Nói như vậy thì ai nói cũng được, bằng chứng là vô số dân thiền tông lặp đi lặp lại những câu như vậy. Thế nhưng nếu ai hỏi làm sao chứng được như vậy thì câu trả lời là một sự MƠ HỒ! là một sự MÔNG LUNG! Để rồi bị ngoại đạo kết luận cho rằng Đạo Phật chỉ là môn TỰ KỶ ÁM THỊ, luyện tâm, luyện đức tin, chẳng khác gì tin GOD là có thật. Vô tình đã làm cho Đạo Phật bị xấu hổ.

Đạo của Phật không như vậy. Đạo của PHẬT rất KHOA HỌC, có phương pháp rõ ràng để chứng nghiệm đàng hoàng. Trước hết PHẬT dạy cho cái định đề: "CÁC PHÁP DO DUYÊN SINH". Cái định đề đó có thể chứng minh đúng trong mọi trường hợp. Không có pháp náo sinh ra mà không do các nhân duyên đã hội đủ. Mưa nắng cũng như vậy, pháp thiện pháp ác đều như vậy. Không ngoại đạo nào có thể phản chứng được đình đề đó.

Xong rồi, PHẬT lại dạy thêm cho pháp thực hành CHÁNH NIỆM: TỨ NIỆM XỨ để thực nghiệm tánh DUYÊN SINH trên chính ta. Khi PHẬT đã xác minh pháp CHÁNH NIỆM, TỨ NIỆM XỨ, là "CON ĐƯỜNG ĐỘC NHẤT đi đến NIẾT BÀN", thì có nghĩa là không có con đường VÔ NIỆM vô néo nào khác có thể đi tới NIẾT BÀN cả. Không lẻ mấy ông tổ TQ hay hơn PHẬT? Biết nhiều hơn PHẬT?

Nhưng thực hành CHÁNH NIỆM là làm sao?

-- Là khảo sát chính ta như một khoa học gia khảo sát các đề mục cần tìm hiểu ở trong phòng thí nghiệm. Khảo sát một cách khách quan tất cả các thành phần THÂN, THỌ, TÂM, PHÁP. Khảo sát tất cả các ngủ uẩn: SẮC, THỌ, TƯỞNG, HÀNH, THỨC để chứng nghiệm cái lý thuyết DUYÊN KHỞI mà PHẬT đã dạy: "CÁC PHÁP DO DUYÊN SINH". Khi sự thật đó đã được chứng nghiệm trên tất cả ngủ uẩn, đã thấy rõ tất cả mọi thành phần hợp nên cái bãn ngã của ta không phải "do ta", không phải là "của ta", không phải "là ta" thì tự nhiên "Thực nghiệm" được VÔ NGÃ trên chính ta, thực nghiệm được cái KHÔNG TÁNH trên chính ta, và sau đó sẽ chứng ngộ luôn cái KHÔNG TÁNH của vạn pháp. Vì vạn pháp đều do cái KHÔNG TÁNH của TA mà thấy.
06 Tháng Hai 201208:00
Khách
NGOHOAIKHONG: “khổ,vô thường,vô ngã” chưa phải là cứu cánh vì cái thấy này chưa đem đến sự từ bỏ một cách mạnh mẽ do còn thấy vạn pháp là thực có

GS001: Thưa bạn, khi thấy các pháp VÔ NGÃ, cái bàn không phải là cái bàn (vì cái "bàn" làm thành bởi toàn những thứ "không bàn"), tức là đã thấy KHÔNG TÁNH của vạn pháp, tức là đã thấy các pháp vừa SẮC vừa KHÔNG.


NGOHOAIKHONG: (nếu vạn pháp chỉ là vô thường nghĩa là nó thường tại hiện tại trong một sát na)

GS001: Như một chiếc xe đang chạy, bánh vẫn không ngừng lăn, máy vẫn không ngừng nổ, bạn có nghĩ là xe ngừng trong một sát na nào không? Dĩ nhiên là không. Khi các pháp VÔ THƯỜNG cũng vậy, không có một sát na nào thường tại hết cả. Bằng chứng là các electrons của các nguyên tử vật chất vẫn luôn luôn bay vùn vụt, không ngừng lại một sát na nào cả.


NGOHOAIKHONG: do dó Phật mới nói tính Không (cái không hàm chứa đầy ắp khác với cái không đối đãi giữa có và không)

GS001: TÁNH KHÔNG chính là VÔ NGÃ. Nhưng PHẬT đã không dùng danh từ "TÁNH KHÔNG" vì biết chúng sanh có ÁI HỮU mà cũng có ÁI KHÔNG. Cả hai thứ ái đều làm khổ chúng sanh. Vã lại trong tinh thần BÁT NHÃ: Không những "SẮC tức thị KHÔNG" và còn "KHÔNG tức thị SẮC". Thấy được cả hai như vậy mới là VIÊN GIÁC tròn đầy. Chứ nếu chỉ thấy "SẮC tức thị KHÔNG", vạn thứ đều KHÔNG, thì không khế hợp với thế gian.

Trong khi tất cả Phật tử chúng ta vẫn còn ăn "CƠM" mà không ăn "CÁT", nếu cứ quảng cáo "SẮC tức thị KHÔNG" thì chỉ làm trò cười cho ngoại đạo. Họ sẽ cho đạo Phật của ta chỉ là một thứ "TỰ KỶ ÁM THỊ" bắt ép tư tưởng nghĩ vậy mà thôi. Chứ thực tế không sống như vậy. Cho nên đạo trí tuệ BÁT NHÃ là phải chứng tròn đầy thêm "KHÔNG tức thị SẮC", thấy các pháp vừa KHÔNG vừa CÓ, thấy các pháp vừa HƯ vừa THẬT. Có như vậy mới dung thông với thế gian. Có như vậy mới dung thông cả LÝ cùng SỰ. Dung thông cả đạo lẫn đời,


NGOHOAIKHONG: để thấy vạn pháp là không (không phải vạn pháp là không có mà không thực có) từ đó người ta dễ buông bỏ (ví dụ có ai đựa bạn một xấp tiền giả bảo bạn lấy bạn chắc chắn không lấy) nếu có cái nhìn thấy vạn pháp không thực giống như bạn thấy xấp tiền giả không thực thì bạn tự buông xả pháp, khi có cái thấy vậy là chứng đạo.

GS001: Nói như vậy thì ai nói cũng được, bằng chứng là vô số dân thiền tông lặp đi lặp lại những câu như vậy. Thế nhưng nếu ai hỏi làm sao chứng được như vậy thì câu trả lời là một sự MƠ HỒ! là một sự MÔNG LUNG! Để rồi bị ngoại đạo kết luận cho rằng Đạo Phật chỉ là môn TỰ KỶ ÁM THỊ, luyện tâm, luyện đức tin, chẳng khác gì tin GOD là có thật. Vô tình đã làm cho Đạo Phật bị xấu hổ.

Đạo của Phật không như vậy. Đạo của PHẬT rất KHOA HỌC, có phương pháp rõ ràng để chứng nghiệm đàng hoàng. Trước hết PHẬT dạy cho cái định đề: "CÁC PHÁP DO DUYÊN SINH". Cái định đề đó có thể chứng minh đúng trong mọi trường hợp. Không có pháp náo sinh ra mà không do các nhân duyên đã hội đủ. Mưa nắng cũng như vậy, pháp thiện pháp ác đều như vậy. Không ngoại đạo nào có thể phản chứng được đình đề đó.

Xong rồi, PHẬT lại dạy thêm cho pháp thực hành CHÁNH NIỆM: TỨ NIỆM XỨ để thực nghiệm tánh DUYÊN SINH trên chính ta. Khi PHẬT đã xác minh pháp CHÁNH NIỆM, TỨ NIỆM XỨ, là "CON ĐƯỜNG ĐỘC NHẤT đi đến NIẾT BÀN", thì có nghĩa là không có con đường VÔ NIỆM vô néo nào khác có thể đi tới NIẾT BÀN cả. Không lẻ mấy ông tổ TQ hay hơn PHẬT? Biết nhiều hơn PHẬT?

Nhưng thực hành CHÁNH NIỆM là làm sao?

-- Là khảo sát chính ta như một khoa học gia khảo sát các đề mục cần tìm hiểu ở trong phòng thí nghiệm. Khảo sát một cách khách quan tất cả các thành phần THÂN, THỌ, TÂM, PHÁP. Khảo sát tất cả các ngủ uẩn: SẮC, THỌ, TƯỞNG, HÀNH, THỨC để chứng nghiệm cái lý thuyết DUYÊN KHỞI mà PHẬT đã dạy: "CÁC PHÁP DO DUYÊN SINH". Khi sự thật đó đã được chứng nghiệm trên tất cả ngủ uẩn, đã thấy rõ tất cả mọi thành phần hợp nên cái bãn ngã của ta không phải "do ta", không phải là "của ta", không phải "là ta" thì tự
09 Tháng Hai 201208:00
Khách
Xin post laij phần bị đứt đuôi:

3) Ông ta tuyên bố: "nó không tuân theo một quy luật phổ biến nào của luận lý học cả". Nhưng ông ta chưa chứng BÁT NHÃ thì làm sao ông biết là nó không theo một quy luật nào của luận lý? Nếu không cần một luận lý nào thì không lẻ CHÁNH TƯ DUY trong BÁT CHÁNH ĐẠO của PHẬT là dư thừa? Nếu BÁT CHÁNH ĐẠO không cần có đầy đủ với CHÁNH TƯ DUY thì tại sao PHẬT lại tuyên bố rằng:

" Này Subhadda, trong Pháp và Luật nào không có Bát Thánh đạo, thời ở đây không có đệ nhất Sa-môn, ở đây cũng không có đệ nhị Sa-môn, cũng không có đệ tam Sa-môn, cũng không có đệ tứ Sa-môn. Này Subhadda, trong Pháp và Luật nào có Bát Thánh đạo, thời ở đây có đệ nhứt Sa-môn, cũng có đệ nhị Sa-môn, cũng có đệ tam Sa-môn, ở đấy cũng có đệ tứ Sa-môn. Này Subhadda, chính trong Pháp và Luật này có Bát Thánh Ðạo, thời này Subhadda, ở đây có đệ nhất Sa-môn, ở đây cũng có đệ nhị Sa-môn, cũng có đệ tam Sa-môn, cũng có đệ tứ Sa-môn. Những hệ thống ngoại đạo khác đều không có những Sa-môn. Này Subhadda, nếu những vị Tỷ-kheo này sống chơn chánh, thời đời này không vắng những vị A-la-hán."

(Trích từ Trường Bộ Kinh, Phẩm 16-Kinh Đại Bát Niết Bàn)
http://www.budsas.org/uni/u-kinh-truongbo/truong16.htm

Trên kinh nghiệm tu hành của chính bản thân tôi, sau khi tôi đã thu thập nhiều CHÁNH KIẾN từ kinh tạng của PHẬT để làm vốn liếng kiến thức, tôi cũng đã vận dụng CHÁNH TƯ DUY rât nhiều không thua gì trong TOÁN và KHOA HỌC. Nhờ như thế tôi mới có thể chứng thực được những điều sâu sắc trong những lời PHẬT dạy. Kkhông những tư duy trong khi đi đứng nằm ngồi, mà ngay lúc ở sâu trong Thiền Định và Thiền Quán vẫn có sự vừa quan sát vừa tư duy. Có như thế mới gọi là "HÀNH THÂM BÁT NHÃ". Nhờ đó tôi mới biết CHÁNH TƯ DUY là không thể thiếu trong sự chứng đạo, ngộ đạo.

4) Ông ta bảo: "Bởi vì khi Bát-nhã đảm nhận vai trò chủ thể nhận ra chính mình một cách bất ngờ, như là một PHÉP LẠ." À há! chứng đạo của ông ta là một sự "chờ sung rụng!" cứ VÔ NIỆM chờ rồi thình lình xảy ra? Khi ông ta tuyên bố như thế là ông ta đã mất cái trí tuệ căn bản nhất của một người con Phật. Trong ĐẠO PHẬT cũng như trong KHOA HỌC, không hề có chuyện PHÉP LẠ Mọi sự kiện đều xảy ra theo LUẬT NHÂN QUẢ. Ngài Xá Lợi Phất chỉ nhờ nghe được câu nói: "CÁC PHÁP DO DUYÊN SINH" mà đã từ bỏ các PHÉP LẠ của GOD Bà La Môn để theo Phật. PHÉP LẠ là ý tưởng của những kẻ chưa thấy vấn đề và còn VÔ MINH.

Trong đạo Phật cũng như trong khoa học, ai biết rõ do NHÂN nào, do DUYÊN nào thì có thể tạo ra được QUẢ, trăm lần như một. Bởi thế chư PHẬT, chư BỒ TÁT, chư vị A LA HÁN đều cùng chứng TỨ DIỆU ĐẾ, BÁT CHÁNH ĐẠO như nhau. Hễ đi đúng con đường đạo, CHÁNH PHÁP, thì sẽ cùng đến một đích như nhau, không có một PHÉP LẠ nào cả. Ai thực hành nghiêm túc TỨ NIỆM XỨ để hiểu rõ THÂN và TÂM của chính mình, thì từ 7 năm cho đến 7 ngày, đều có thể chứng đạo (đạt được quả vị CHÁNH TRÍ). Phật đã khẳng định rõ như thế ở trong kinh TỨ NIỆM XỨ.

(còn tiếp)
09 Tháng Hai 201208:00
Khách
RIGHTVIEW: Rõ ràng là đã dấu nghề nhá. Đã thành thật thì thành thật chê luôn cho rồi. Có gan dám chứng tỏ hơn ông SUZUKI không? Hay sợ sẽ bị thiên hạ "vặn họng"? Bạn đã bảo "không bị ai trói buộc cho nên dám nói ra SỰ THẬT, mà chẳng sợ gì ai" mà. Còn chờ gì nữa. Tôi chờ nghe đây.

GS001: Có gì mà gan với dạ. Ông SUZUKI sai thì tôi nói ông sai. Tôi có SỰ THẬT để chứng minh rõ ràng thì sức mấy mà sợ. Dầu cho ông ta là "núi thái sơn" của Thiền Tông mà không có SỰ THẬT thì cũng chỉ như núi làm bằng giấy, đụng một cái là bị xô ngã như thường. Để tôi chỉ ra những cái sai của ông ta cho mọi người thấy. Ai không đồng ý thì cứ tranh luận.

SUZUKI: Bát-nhã (s: prajñā ) thực sự là một thuật ngữ mang đầy tính biện chứng biểu thị tiến trình ngộ giải đặc biệt nầy, còn được gọi là là “chợt nhận ra”, “bỗng thấy ngay”, “thấy ngay lập tức”. Nó không tuân theo một quy luật phổ biến nào của luận lý học cả. Bởi vì khi Bát-nhã đảm nhận vai trò chủ thể nhận ra chính mình một cách bất ngờ, như là một phép lạ, đó là đối diện với tính không (s: śūnyatā) – sự rỗng không của tất cả vạn pháp. Điều nầy không xảy ra như là kết quả của lý luận, mà xảy ra khi lý luận đã bị bỏ rơi vì vô dụng, và nói theo khía cạnh tâm lý học, ngộ xảy ra khi năng lực ý chí đi đến mức thành tựu.

GS001: Chỉ qua một đoạn rất ngắn trên đã thấy ông ta có vô số sai lầm:

1) Ông ta bảo NGỘ xảy ra "khi năng lực ý chí đến mức thành tựu". Đó là là một câu tuyên bố chết người. Đạo của Đức Thế tôn là THANH TỊNH ĐẠO chứ đâu phải là ĐẠO THAM ÁI. NGỘ là do sự phát triển TRÍ TUỆ toàn toàn sau khi đã dẫn cà THÂN và TÂM đến mức THUẦN TỊNH, trong đó mọi THAM ÁI đã không còn. Không có sự phát triển lòng DỤC thì nói gì đến 2 chữ Ý CHÍ? Ngay từ quả SƠ THIỀN là đã phải LY DỤC, LY ÁC PHÁP, thì Ý CHÍ cần thiết ở chỗ nào? Đem mấy thứ phàm trần này vào trong Thiền Định, Thiền Quán, thì chỉ có từ "Chết cho đến bị thương", chứ không thể chứng đạo.

2) Ông ta bảo: "Bát-nhã (s: prajñā ) thực sự là một thuật ngữ mang đầy tính biện chứng biểu thị tiến trình ngộ giải đặc biệt nầy, còn được gọi là là “chợt nhận ra”, “bỗng thấy ngay”, “thấy ngay lập tức”. THẤY NGAY LẬP TỨC thì tại sao cả tỉ tỉ người, hằng ngàn ngàn năm, vẫn không "thấy ngay lập tức". Ông SUZUKI đã "thấy ngay lập tức" chưa?

3) Ông ta tuyên bố: "nó không tuân theo một quy luật phổ biến nào của luận lý học cả". Nhưng ông ta chưa chứng BÁT NHÃ thì làm sao ông biết là nó không theo một quy luật nào của luận lý? Nếu không cần một luận lý nào thì không lẻ CHÁNH TƯ DUY trong BÁT CHÁNH ĐẠO của PHẬT là dư thừa? Nếu BÁT CHÁNH ĐẠO không cần có đầy đủ với CHÁNH TƯ DUY thì tại sao PHẬT lại tuyên bố rằng:

" Này Subhadda, trong Pháp và Luật nào không có Bát Thánh đạo, thời ở đây không có đệ nhất Sa-môn, ở đây cũng không có đệ nhị Sa-môn, cũng không có đệ tam Sa-môn, cũng không có đệ tứ Sa-môn. Này Subhadda, trong Pháp và Luật nào có Bát Thánh đạo, thời ở đây có đệ nhứt Sa-môn, cũng có đệ nhị Sa-môn, cũng có đệ tam Sa-môn, ở đấy cũng có đệ tứ Sa-môn. Này Subhadda, chính trong Pháp và Luật này có Bát Thánh Ðạo, thời này Subhadda, ở đây có đệ nhất Sa-môn, ở đây cũng có đệ nhị Sa-môn, cũng có đệ tam Sa-môn, cũng có đệ tứ Sa-môn. Những hệ thống ngoại đạo khác đều không có những Sa-môn. Này Subhadda, nếu những vị Tỷ-kheo này sống chơn chánh, thời đời này không vắng những vị A-la-hán."



(Trích từ Trường Bộ Kinh, Phẩm 16-Kinh Đại Bát Niết Bàn)

http://www.budsas.org/uni/u-kinh-truongbo/truong16.htm


Trên kinh nghiệm tu hành của chính bản thân tôi, sau khi tôi đã thu thập nhiều CHÁNH KIẾN từ kinh tạng của PHẬT để làm vốn liếng kiến thức, tôi cũng đã vận dụng CHÁNH TƯ DUY rât nhiều không thua gì trong TOÁN và KHOA HỌC. Nhờ như thế tôi mới có thể chứng thực được những điều sâu sắc trong những lời PHẬT dạy. Kkhông những tư duy trong khi đi đứng nằm ngồi, mà ngay lúc ở sâu trong Thiền Định và Thiền Quán vẫn có sự vừa quan sát vừa tư duy. Có như thế mới gọi
07 Tháng Hai 201208:00
Khách
GS001: Aí chà, cái này thì bạn nên chờ các luận gia của THIỀN TÔNG phát tâm từ bi giải thích trước. Vì họ có thể hiểu ông ta nhiều hơn tôi. Ông SUZUKI là người rất nổi tiếng. Thiền luận SUZUKI cả thế giới đông tây đều biết. Ông ta là bậc Thầy, là bậc Tổ, là cây "đại thụ" của Thiền tông đấy. Tôi mà loạng quoạng phê bình ông ta thì thiên hạ có thể "vặn họng" tôi liền. Bạn hãy chịu khó chờ đi!

RIGHTVIEW: Có phải bạn đã dấu nghề không vậy? Thôi được, tôi đành chờ. Bây giờ tôi có câu hỏi khác cho bạn vậy:

Bạn cho rằng "Đạo Phật thật chẳng khác gì một khoa học đi tìm kiếm SỰ THẬT, tìm hiểu gốc cội của mọi vấn đề, nhất là NGUỒN GỐC CỦA SỰ KHỔ. GIÁC NGỘ là khi lời giải cho bài toán KHỔ đã được tìm ra và có thể trình bày lại được cho chúng sanh theo"

Khi cho đạo Phật là một Khoa học đi tìm kiếm sự thật, có phải bạn đã phàm trần hóa đạo Phật không? Như vậy có ảnh hưởng gì đến đạo đức thiêng liêng của đạo Phật muốn đưa con người đến những cỏi "siêu nhiên" hay không? Đó là chưa nói bạn coi bộ còn thích giởn cợt thiếu tôn nghiêm nữa. Bạn giải thích sao đây?
06 Tháng Hai 201208:00
Khách
RIGHTVIEW: Nhân tiện xin bạn giải thích cho tôi đoạn nói về Bát Nhã sau đây của ông SUZUKI

GS001: Aí chà, cái này thì bạn nên chờ các luận gia của THIỀN TÔNG phát tâm từ bi giải thích trước. Vì họ có thể hiểu ông ta nhiều hơn tôi. Ông SUZUKI là người rất nổi tiếng. Thiền luận SUZUKI cả thế giới đông tây đều biết. Ông ta là bậc Thầy, là bậc Tổ, là cây "đại thụ" của Thiền tông đấy. Tôi mà loạng quoạng phê bình ông ta thì thiên hạ có thể "vặn họng" tôi liền. Bạn hãy chịu khó chờ đi!
08 Tháng Hai 201208:00
Khách
Đạo hữu HOAI KHONG NGO kính mến!

Đạo hữu có thể thỉnh quí thầy bên Thiền Tông giải thích cho bạn RIGHTVIEW về thắc mắc này được không?

RIGHTVIEW: Xin bạn giải thích cho tôi đoạn nói về Bát Nhã sau đây của ông SUZUKI:

"Bát-nhã (s: prajñā ) thực sự là một thuật ngữ mang đầy tính biện chứng biểu thị tiến trình ngộ giải đặc biệt nầy, còn được gọi là là “chợt nhận ra”, “bỗng thấy ngay”, “thấy ngay lập tức”. Nó không tuân theo một quy luật phổ biến nào của luận lý học cả. Bởi vì khi Bát-nhã đảm nhận vai trò chủ thể nhận ra chính mình một cách bất ngờ, như là một phép lạ, đó là đối diện với tính không (s: śūnyatā) – sự rỗng không của tất cả vạn pháp. Điều nầy không xảy ra như là kết quả của lý luận, mà xảy ra khi lý luận đã bị bỏ rơi vì vô dụng, và nói theo khía cạnh tâm lý học, ngộ xảy ra khi năng lực ý chí đi đến mức thành tựu.

Dụng của Bát-nhã là khước từ tất cả những gì mà ta nhận thức được từ thế giới phàm trần nầy, nó thuộc về một trật tự hoàn toàn khác với cuộc sống thường nhật của chúng ta. Nhưng điều nầy không có nghĩa Bát-nhã là điều gì đó hoàn toàn cách biệt với nếp sống và tư tưởng của chúng ta, là một cái gì đó được gởi đến cho chúng ta bằng phép lạ từ một nguồn nào đó không biết và không thể nào biết được. Nếu đúng như vậy, Bát-nhã sẽ chẳng có ích gì cho chúng ta cả và sẽ chẳng có sự giải thoát nào giành cho chúng ta. Quả thực vai trò của Bát-nhã làm tản mạn và gián đoạn tiến trình suy luận duy lý, nhưng trong mọi lúc Bát-nhã vẫn nhấn mạnh đến suy luận nầy, và nếu không có Bát-nhã, chúng ta không thể có một suy luận nào cả. Cùng một lúc, Bát-nhã vừa ở trên, vừa ở trong tiến trình suy luận. Thông thường mà xét, đây là một mâu thuẫn. Nhưng thực tế, chính mâu thuẫn nầy tự nó đem đến sự khả hữu cũng là nhờ Bát-nhã.

Hầu như các nền văn học tôn giáo đều chứa đầy mâu thuẫn, phi lý, nghịch lý, bất khả đắc và nếu đòi hỏi ta phải tin nhận chúng, như là những chân lý mặc khải, chính là vì tri thức tôn giáo được đặt nền tảng trên sự vận hành của Bát-nhã. Một khi quan điểm về Bát-nhã được chấp nhận, thì tất cả mọi phi lý tính chủ yếu có nền tảng tôn giáo đều trở nên có thể hiểu được."

(THIỀN VÀ PHÁP MÔN VÔ NIỆM, CHƯƠNG 4: ĐỐN NGỘ VÀ VÔ NIỆM)

Tôi cũng muốn được nghe quí vị Thiền Tông giảng rõ thêm về những lời trên như thế nào. Thành thật, tôi thấy ông SUZUKI nói rất sai về BÁT NHÃ nhưng tôi chưa dám vội vã phê bình vì sợ tỏ ra bất kính với một ông tổ Thiền Tông "to tổ bố" mà từ Đông sang Tây ai cũng đã kính nể và tôn sùng.
07 Tháng Hai 201208:00
Khách
HOAI KHONG NGO: Bạn nói các vị tổ nói sai thì bạn thật sự giỏi trình độ của bạn phải ngang hàng các vị tổ.Bạn hãy chỉ ra cho mình thấy các tổ nói sai chổ nào vậy mình muốn biết thêm.

GS001: Ví dụ các tổ chê TỨ ĐẾ là pháp thấp thỏi của hàng căn cơ nhị thừa trong khi đó thì chính Đức Phật xác nhận TỨ ĐẾ là pháp mà chỉ có một bậc CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC mới có thể thấu triệt được:

"Này hỡi các Tỳ Khưu, ngày nào mà tri kiến tuyệt đối như thực của Như Lai về bốn pháp thánh đế, dưới ba sắc thái và mười hai phương thức chưa được hoàn toàn sáng tỏ thì, cho đến chừng ấy, Như Lai không xác nhận trước thế gian gồm chư Thiên, Ma Vương và Phạm Thiên, giữa các chúng sa môn, bà la môn, Trời và người, rằng Như Lai đã chứng ngộ Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác (anuttaram samma-sambodhim).

Đến khi, này hỡi các Tỳ Khưu, tri kiến tuyệt đối như thực của Như Lai về bốn pháp thánh đế, dưới ba sắc thái và mười hai phương thức, đã trở nên hoàn toàn sáng tỏ, chỉ đến chừng ấy, Như Lai mới xác nhận trước thế gian gồm chư Thiên, Ma Vương và Phạm Thiên, giữa các chúng sa môn, bà la môn, Trời và người, rằng Như Lai đã chứng ngộ Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác”

Kinh Chuyển Pháp Luân
14 Tháng Hai 201208:00
Khách
Sau đây là những lợi ích đáng biết thêm về sự sống có CHÁNH NIỆM:


1) Như trên đã định nghĩa: "CHÁNH NIỆM là luôn luôn khách quan khảo sát chính ta" Điều này hơi khó khăn vào lúc đầu khi ta muốn vừa làm việc vừa quan sát mình cùng một lúc. Nhưng nếu cứ tinh tấn thực hành thì sẽ đến lúc như cô thư ký đánh máy thành thạo, tay vừa đánh máy, mắt vừa đọc bài cùng một lúc và còn có thể đánh máy nhanh hơn lúc trước. Cái GIÁC TÁNH bao la và vô hình như HƯ KHÔNG nó có thể phân ra bao nhiêu cũng được. Như anh chàng nhạc sĩ chuyên nghiệp, một tay vừa bấm phím đàn, một tay vừa móc giây đàn, mắt vừa đọc nốt nhạc, miệng vừa hát, và ý vừa thưởng thức tiếng hát của mình. Cho nên ta có thể vừa sống vừa lo chu toàn mọi công việc mà vẫn không mất CHÁNH NIỆM.

2) Thực hành CHÁNH NIỆM được ngay trong cuộc sống là một cách sống tuyệt vời. Vừa tỉnh thức để nhanh chóng phát hiện những sai trật trong công việc, những tâm xấu hay những phiền não của mình để nhanh chóng điều chỉnh, lại còn THƯỞNG THỨC SỰ SỐNG một cách trọn vẹn. Biết bao nhiêu người đang sống mà không biết mình đang sống. Đến khi sự sống sắp mất mới thấy tiếc nuối sự sống quí giá đã qua, nhưng lúc đó đôi khi đã muộn rồi.

3) Thực hành CHÁNH NIỆM là một cách sống vừa TRÍ TUỆ vừa HẠNH PHÚC. Cho dù gặp phải hoàn cảnh khổ đau, mình cũng sẽ không khổ như người ta. Nhờ tâm đã quen AN TRÚ TRONG HIỆN HẠI, nên không dính mắc quá khứ để mà tiếc nuối, cũng không dính mắc tương lai để mà nôn nóng mong cho hoàn cảnh sớm qua đi. Rồi cũng nhờ khả năng AN TRÚ TRONG HIỆN TẠI mà khi có hạnh phúc thì sự thưởng thức hạnh phúc cũng trọn vẹn hơn người ta. Người có AN TRÚ TRONG HIỆN TẠI có thể cảm nhận hạnh phúc trong từng bước chân đi, trong từng hơi thở.

4) CHÁNH NIỆM với sự sống tỉnh tức trong hiện tại là một pháp môn hiệu quả nhất để diệt trừ THAM, SÂN, SI hằng giây hằng phút. Vì THAM là tâm dính mắc tới tương lai. SÂN là tâm dính mắc tới hoặc quá khứ (chuyện qua rồi mà vẫn giận) hoặc tương lai (nôn nóng mong cho sớm đạt điều mong muốn). SI là không biết những gì đang xảy ra cho thân và tâm của mình. Cho nên sống có CHÁNH NIỆM càng ngày con người của ta càng được thanh lọc. Cụ thể còn giúp cho cả Thân và Tâm lành mạnh. Thân có thêm sức khỏe nhờ sớm thấy những mõi mệt để điều chỉnh, Tâm thêm an vui nhờ sớm thấy những phiền não phát hiện để ngăn ngừa.

5) Sau cùng CHÁNH NIỆM là cách sống giúp mình phát triển trí tuệ, phát triển GIÁC TÁNH, PHẬT TÁNH, để dần dần KHÁCH QUAN với những khổ đau cuả chính mình, để sẽ khám phá (giác ngộ) THỰC TƯỚNG VÔ NGÃ. Đây là trình độ giải thoát rốt ráo ra khỏi những cột buộc của NGỦ UẨN, trong đó sự cột buộc của THỨC TÁNH là bền chặt nhất. Đây là sự giải thoát ra khỏi các pháp hữu vi sinh diệt, để chấm dứt hoàn toàn khổ đau, đạt CỨU CÁNH NIẾT BÀN. Xin đọc thêm bài: TỨ NIỆM XỨ: CON ĐƯỜNG THẲNG ĐẾN BÁT NHÃ ở tại link này:
http://hoavouu.com/D_1-2_2-219_4-21508_5-15_6-1_17-674_14-2_15-2/tu-niem-xu-con-duong-thang-den-bat-nha.html
07 Tháng Hai 201208:00
Khách
HOAI KHONG NGO: đạo Phật là đạo từ bi, trí tuệ không giới hạn bởi Tq, hay Vn, hay ấn độ hay bất kì một nước nào khác, Bạn trong kiếp này sinh ra ở vn nhưng trong kiếp trước lại sinh ở tq thì sao. Bạn có thấy rằng mình tự gò ép cho đạo Phật trở nên nhỏ bé và giới hạn hay không. Phật tử vn cũng chỉ biết ptử vn, còn các phật tử khác thây kệ hay sao. Người tq hay quốc gia nào khác có phải là chúng sinh không (biết ham sống biết đau khổ hay không) vậy lòng từ bi của bạn đâu rồi.

GS001: Chính vì tôi có từ bi cho nên mới nói rõ SỰ THẬT cho mọi người thấy để tránh lầm lẫn. Tôi chỉ ra những sự "qui ngưỡng" nô lệ tâm thức TQ quá đáng của Phật tử VN để cứu vãn ĐẠO PHÁP và dân tộc (khỏi bị TQ lợi dụng để đồng hóa). Như vậy không phải do từ bi sao?


HOAI KHONG NGO: Bạn nói :"nhiều ông tổ TQ dạy cho đệ tử rằng A LA HÁN là "hạt giống lép" làm "TIÊU NHA BẠI CHỦNG" xin lỗi bạn nhe nhưng câu này Phật nói trong kinh Pháp hoa.

GS001: Bạn đừng phỉ báng Đức Phật. Ngài không bao giờ tuyên bố một cách sai sự thật như vậy. Tôi xin bạn chỉ cho tôi thấy Phẩm nào? Trang nào? trong kinh Pháp Hoa Phật đã nói A LA HÁN làm TIÊU NHA BẠI CHỦNG.


HOAI KHONG NGO: Tôi thấy bạn bị trói buộc ở chỗ kì thị tq quá, và vướng víu đạo pháp dân tộc quá. Đồng ý ta là người Vn phải có trách nhiệm với dân tộc ta nhưng cái gì quá cũng có hại đều sai trung đạo.

GS001: Chính vì tôi không bị ai trói buộc cho nên tôi mới dám nói ra SỰ THẬT, mà chẳng sợ gì ai, chẳng sợ ai mất lòng. Tôi không kỳ thị TQ nhưng tôi có bằng cớ Chính quyền TQ đã dùng Phật Giáo như "sức mạnh mềm" để hổ trợ chính sách bá quyền của họ. Điều đó chẳng có gì đáng ngạc nhiên cả. Các đế quốc Tây Phương cũng đã lợi dụng Kitô giáo kiểu như vậy để tạo ra người tiếp tay cho họ trong các cuộc xâm lăng. Trong bài mà tôi sẽ viết gởi tặng các bạn: "TẠI SAO PHẬT GIÁO TQ SUY TÀN" tôi sẽ nêu rõ các âm mưu của TQ cải đổi Phật Giáo cho các bạn thấy.

Thân ái.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 11548)
Khi đem cái “tôi” đặt xuống đất giá trị nhân cách ấy trở nên đáng quý thanh cao, khi cố công tạo dựng một cái “tôi” cho cao sang nó lại hóa ra tầm thường rẻ rúng.
(Xem: 13539)
Những giọt lệ của A Tư Đà là kết tinh của chí nguyện, ưu tư và sự tha thiết của một hành giả đã dành trọn đời mình để tầm cầu chân lý tối hậu.
(Xem: 14123)
Đức Phật ra đời là mang lại cho thế gian niềm tinhạnh phúc tuyệt đối. Ngài là người kêu gọi và khen ngợi một cuộc sống không thù hằn và cuộc sống hướng đến tiến bộ.
(Xem: 10303)
Sớm mai ấy, nơi vườn Lâm Tỳ Ni hoa Vô Ưu Mạn Đà La bừng nở và chim Ka Lăng Tần Già bay lượn, cất tiếng hót vang lừng đón mừng thái tử Tất Đạt Đa...
(Xem: 10768)
Có Phật trong lòng là có tất cả, có bầu trời trong xanh mây trắng, có phương trời giải thoát giác ngộ, có bờ kia mình vừa mới vượt qua, bờ của cứu cánh an vui…
(Xem: 11317)
nguyện lực Người chôn vùi cát bụi A-Tăng-kỳ, bao kiếp nối đường quanh Từ Đâu-suất gót mờ vang bóng nguyệt
(Xem: 11269)
Hai ngàn sáu trăm hai mươi ba năm trước Thế giới ba ngàn sinh diệt diệt sinh Cõi hồng trần kết bằng nghiệp tham ái sân si...
(Xem: 11425)
Bảy đóa hoa sen tinh khiết, là biểu hiện cho cả sức sống cao thượng ngàn đời, là hình ảnh sống động mang chất liệu yêu thương, chứa đầy hùng tâm, hùng lực vững bước độ sanh.
(Xem: 10163)
Phật dạy, cùng tôn thờ một đấng Đạo Sư, cùng tu hành theo một giáo pháp, cùng hòa hợp như nước với sữa, thì ở trong Phật pháp mới có sự tăng ích, sống an lạc.
(Xem: 9962)
Vâng, tôi có thật nhiều bậc thầy, những bậc bồ-tát. Có khi họ dạy tôi bằng lời, có khi chỉ im lặng, có khi bằng hành động, có khi bằng sự dấn thân hy sinh...
(Xem: 10690)
Kính lạy Ðức Thế Tôn bậc Giác Ngộ của loài người. Ngài thị hiện vào cõi Ta bà trong tấm thân hài nhi bé nhỏ nhưng tâm hồn Ngài vượt khỏi phàm nhân.
(Xem: 11310)
Nhật Bản, từ thời kỳ đầu của triều đại Asuka (538-645), lễ tắm Phật vào ngày mùng tám tháng tư âm lịch hằng năm đã có tổ chức tại các chùa lớn...
(Xem: 42189)
Hán dịch: Tam Tạng Sa Môn Thật-Xoa Nan-Đà (Siksananda), người xứ Vu Điền (Khotan), phiên dịch vào đời nhà Đường của Trung Hoa; Việt dịch: Ban Việt Dịch Vạn Phật Thánh Thành
(Xem: 10481)
An nhẫn là hạnh tối thắng của chư Phật. An nhẫn là thọ nhận mọi chướng duyên và khổ nạn với tâm bình lặng, giống như mặt đất thọ nhận tất cả mọi vật...
(Xem: 11855)
Ðối với Phật đạo, siêu vượt trói buộc của tử sanh phiền não, nhơn quả luân hồi là một việc rất thực tế, hoàn toàn không phải là điều viễn vông hay mơ mộng.
(Xem: 10008)
Tắm Phật không đủ, cần phải tắm mình. Cho trôi mọi thứ tập tục đời thường. ÐẠO mà Phật nói, một bộ A Hàm, Thắng Man, Pháp Hoa v.v… Biết bao kinh điển chỉ bảo phương tiện...
(Xem: 10451)
Phật tánh ấy là giao điểm trên cùng tầng số giác ngộ và đồng nhịp điệu với Pháp thân của đức Như Lai. Đón mừng Phật đản chính là để khơi cái tánh giác nơi thâm cung trong tiềm thức của mỗi chúng ta.
(Xem: 10612)
Sách Phật tổ Thống ký thuật là dưới đời Đường, vua Hỷ tông năm 873 TL, ngày tám tháng Tư, thiết lễ Phật đản bằng cách rước kiệu di tích đức Phật từ Phụng hoàng Pháp môn về Lạc dương.
(Xem: 45738)
Khi đức Phật phát ra bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết tiếng vi diệu như thế xong, thời có vô lượng ức hàng Trời, Rồng, Quỉ, Thần ở trong cõi Ta-bà...
(Xem: 32103)
Địa tạng chú trọng cả sinh và chết. Địa tạng rất trọng thị hạnh phúc nhân loại. Địa tạng hay nói Phật giáo, nhưng chữ ấy không có nghĩa tôn giáo của Phật, mà là giáo huấn của Ngài... HT Thích Trí Quang
(Xem: 11317)
Cuối cùng thì một con đường vô thường này mỗi người chúng ta đều phải đối diện! Tuy nhiên, Phật A-di-đà đã từng phát đại nguyện muốn cứu độ tất cả chúng sanh niệm Phật.
(Xem: 10692)
Trên một bình diện cao hơn, Ðức Phật dạy tất cả chúng sinh đều có khả năng thành Phật. Nghĩa là cái hạt giống giác ngộ hay cái năng lực giác ngộnăng lực tiềm ẩn...
(Xem: 11316)
Đức Phật ra đời là một dấu móc tâm linh quan trọng nhằm khai mở ánh sáng giải thoát và phát huy khả năng giác ngộ trong mỗi con người để vượt qua mọi khổ đau do vô minh chấp thủ.
(Xem: 10629)
Đạo Phật với con đường thoát khổ thiết thực, nhân bản, với phương châm từ bi hỷ xả xóa bỏ chấp thủ, hận thù sẽ tiếp tục sứ mệnh hóa giải khổ đau cho nhân loại.
(Xem: 13454)
Trong thế gian ngã chấp, lấy mình làm trung tâm của vũ trụchạy theo quyền thế, Đức Phật dạy chúng ta lý tưởng cao quý của sự phục vụ bất cầu lợi.
(Xem: 12364)
Sau khi Đức Phật nhập diệt, các đệ tử đã thực hiện đúng lời di chúc của Ngài là lấy pháp làm nơi nương tựa. Do đó, việc kết tập các giáo pháp của Ngài là việc làm cấp bách...
(Xem: 11015)
Cuộc đời của Đức Phật vẫn là một gương lành, là bài ca siêu thoát, là một tác phẩm tâm linh không thể nào diễn tả hết được chiều sâu vô tận...
(Xem: 10608)
Tôi tin rằng, cội nguồn của mọi hành động, lời nóiý nghĩ thiện lành chính là tình thương yêu bao la, rộng rãi đối với mọi người, mọi vật.
(Xem: 12306)
Lâm Tỳ Ni đã từng là nơi mà những nhà chiêm bái học giả như Ngài Pháp Hiền vào thế kỷ thứ V và Ngài Huyền Trang vào thế kỷ thứ VII...
(Xem: 11163)
Sống theo đúng năm giới thì sống thọ: Ðó là lời Ðức Phật dạy, mà cũng là một Chân lý được các bậc minh triết phương Ðông khẳng định.
(Xem: 11839)
Ngược dòng lịch sử cách đây hơn 25 thế kỷ, đức Từ Tôn, cứu thế đã xuất hiện giữa Trung Ấn Ðộ để sau này trở thành một bậc Ðại Vĩ Nhân mở đầu cho một kỷ nguyên an lạc và giải thoát.
(Xem: 29249)
Trong sách này Ngài Sayadaw diễn tả đầy đủ phương pháp quán niệmgiải thích với đầy đủ chi tiết đường lối suy tư về lý vô ngã có thể dẫn đến mức độ thành tựu Niết Bàn.
(Xem: 9215)
Khi ánh sáng chiếu rọi khắp gian phòng bóng tối tự nhiên biến đi. Cũng tương tự như thế khi tâm ta, lòng từ bi hiện diện, thì hận thù không còn nơi để trú ngụ nữa.
(Xem: 10532)
Hôm nay ngày Phật đản lại về, con đứng trước dung nhan tôn tượng của Ngài, con hướng tâm về Lâm Tỳ Ni để nghe lại tiếng nói trong lòng con và nghe những âm thanh hòa reo...
(Xem: 10226)
Ðức Phật không chỉ là một nhân vật lịch sử được cả thế giới biết đến, mà còn là một bậc Giác ngộ vĩ đại, một vị Thánh nhân trong tâm tưởng của mọi người.
(Xem: 10578)
Người Ấn thường dùng hoa sen để chỉ cho sự ra đời của Đức Phật. Tổ tiên chúng ta đã đồng cảm về điều ấy, nên 2.000 năm về trước, từ những nụ sen mọc trên khắp quê hương...
(Xem: 10908)
Nhìn lên Tôn Tượng của Đức Phật, gương mặt thoáng nhẹ nụ cười mỉm, thanh thoát như toả ra một sức sống hiền dịu. Một con người bình thường siêu việt trên những con người bình thường...
(Xem: 10799)
Phật giáo là một tôn giáo được ngưỡng mộ nhất trên thế giới hiện nay, được sáng lập bởi Đức Phật Thích Ca hiệu Gautama, với niềm tin vào hòa bình, từ bitrí tuệ...
(Xem: 32125)
Đức Phật Thích Ca đã dạy rằng: “Đức Phật chân thật không ở bên ngoài mà nơi Tâm mỗi chúng ta”. Cũng như thế, chư Thiên hay Quỷ thần không ở bên ngoài mà ngay nơi tâm chúng ta...
(Xem: 27379)
Tâm tánh của chúng sinh dung thông không ngăn ngại, rộng lớn như hư không, lặng trong như biển cả. Vì như hư không nên thể của nó bình đẳng...
(Xem: 17775)
Tây phương Cực lạccảnh giới thanh tịnh giải thoát. Thanh tịnhvô nhiễm là thuần thiện, giải thoát là vượt ngoài ba cõi, vượt ngoài ba cõi là xả ly thế gian.
(Xem: 11856)
Mùa trăng tròn Tháng Tư năm Tân Mão, ngược dòng thời gian 2011 năm hết dương lịch, đi xa hơn nữa 634 năm về trước, có một đấng Cồ Đàm Thích Ca Mâu Ni ra đời tại vườn Lâm Tỳ Ni...
(Xem: 12282)
"Văn hóa Tịnh độ" được thiết lập theo các quy chuẩn, giá trị vật chấttinh thần nhất định. Thứ nhất, đây là cảnh giới không có khổ đau, chỉ có hạnh phúc...
(Xem: 10441)
Thế Tôn niêm hoa và một làn hương vĩnh cửu bay đi. Chỉ một Ca Diếp mỉm cười. Thế cũng đủ. Ðủ cho một làn hương trao. Ðủ cho Phật pháp ra đi và trở về.
(Xem: 11696)
Mỗi năm khi mùa hè sắp đến, nhân gian lại rộn rã, hân hoan chào đón ngày Phật Đản, ngày ấy người ta không thể nào không nhắc đến chữ “Lumbinī” hay “Lâm Tỳ Ni”.
(Xem: 10420)
Sự kiện đức Phật đản sanh là bức thông điệp hạnh phúc bước ra thế giới khổ đau, đánh thức sự hướng tâm vào thế giới an lạc của sự vận hành...
(Xem: 10781)
Xuất thân là một vị thái tử, nhưng không bị những xa hoa vật chất nơi cung vàng điện ngọc lôi cuốn, thái tử Tất Đạt Đa sớm tỉnh ngộ trước cảnh sinh, lão, bệnh, tử...
(Xem: 28055)
Vào năm 1986-1987 Hòa Thượng giảng Kinh Nguyên Thủy; đối chiếu Kinh Pali (dịch ra Việt Ngữ) và A Hàm tại Thường Chiếu giúp cho Thiền sinh thấy rõ nguồn mạch Phật Pháp từ Nguyên Thủy đến Đại ThừaThiền Tông.
(Xem: 10142)
Tôi bước những bước chân chậm rãi trong chánh niệm, tìm được sự an lạc trong mỗi bước chân đi, nhịp thở điều hoà làm nở hoa dưới gót chân tôi bước...
(Xem: 10280)
Trí tuệ bao giờ cũng chiếm một địa vị ưu tiên, tối thắngtối hậu trong đạo Phật. Giới-Định-Tuệ nói lên hai căn tánh sẵn có trong mỗi người...
(Xem: 10640)
Đức Phật ra đời cách đây đã hơn hai thiên niên kỷ. Thời ấy, phương tiện ghi chép lịch sử chưa được như ngày nay, chủ yếu là truyền miệng từ đời này sang đời khác...
(Xem: 10762)
Nhìn thế giới và tự nhìn mình, ta dễ có một nỗi mừng runtri ân cuộc đời. May mắn thay, ta không rơi vào một ý thức hệ độc thần...
(Xem: 11219)
Hàng năm, vào thời điểm Tháng Tư Âm lịch, chúng ta lại được nghe nói về một người siêu phàm đã đến với thế gian này, cách nay gần 2600 năm.
(Xem: 10394)
Cuộc hành trình từ vô lượng kiếp của Ðức Phật, trải qua nhiều thân Bồ Tát và đến thân tối hậu có tên là Sĩ Ðạt Ta gói trọn trong một bài kệ gồm 4 câu...
(Xem: 10688)
Ân sâu hướng đạo về thanh tịnh, Nghĩa lớn độ sinhpháp thân. Trong cõi thanh bình đầy phúc lạc Vừng dương soi nẻo, tự đưa chân.
(Xem: 11470)
Tháng tư ấy rất xưa mà mới Đóa sen hồng phơi phới mãn khai Ca Tỳ La Vệ trang đài Ngàn sao rực rỡ đẹp thay đất trời.
(Xem: 18243)
Tôi treo cờ Phật giáomục đích tôn xưng, vì bổn phận và trách nhiệm (nếu có) chứ hoàn toàn không vì ý nghĩa tâm linh mong được phù trợ nào cả - Dương Kinh Thành
(Xem: 10517)
Tồn tại trên 2500 năm lịch sử trong một thế giới có rất nhiều tôn giáo, điều đó nói lên tính ưu việt của đạo Phật, một tôn giáo không có giáo điều mà chỉ tùy duyên truyền đạt - Thích Nữ Chân Liễu
(Xem: 12843)
Ngày nào cũng vậy, lúc nào con cũng mong sẽ nhìn thấy đôi mát, nụ cười, dáng ngồi tĩnh tại của Người. Nhìn đôi mắt ấy, con có thể mỉm cười hay bật khóc mà không cần cố gắng.
(Xem: 11750)
Mùa này tháng Tư rất xưa mà rất nay, đóa đóa sen hồng thơm ngát mãn khai. Thành Ca Tỳ La Vệ thuở ấy rực rỡ muôn ngàn vì sao. Đêm mười lăm trăng treo trên đỉnh hoàng triều...
(Xem: 29172)
Giáo - Lý - Hạnh - Quả là cương tông của Phật pháp. Nhớ Phật, niệm Phật thực là đường tắt để đắc đạo. Thời xưa, cứ tu một pháp thì cả bốn (Giáo - Lý - Hạnh - Quả) đều đủ.
(Xem: 28576)
Một chủ đề chính của cuốn sách này là qua thực hành chúng ta có thể trau dồi tỉnh giác lớn lao hơn suốt mỗi khoảnh khắc của đời sống. Nếu chúng ta làm thế, tự dolinh hoạt mềm dẻo liên tục tăng trưởng...
(Xem: 28277)
Nếu ai nấy chẳng làm các điều ác thì những sự tổn hại chúng sanh đều sẽ chẳng ai làm, tham-sân chẳng đủ để tạo thành tai họa vậy!
(Xem: 13314)
Thời điểm linh thiêng nhất của ngày và đêm là giờ phút Ngài thị hiện, thực sự đã trở thành ngày trọng đại với người Phật tử, nhất là với người Phật tử làm thơ.
(Xem: 22771)
Chân thật niệm Phật, lạy Phật sám hối, giữ giới sát, ăn chay, cứu chuộc mạng phóng sinh. Đó là bốn điểm quan trọng mà sư phụ thường dạy bảo và khuyến khích chúng ta.
(Xem: 13430)
Xuân về muôn vật xôn xao, rừng mai hé nụ ngạt ngào thiền hương.
(Xem: 11563)
Tất Đạt Đa dụng Pháp lành Tay Ngài hai mở Tinh Anh muôn loài Từ Quang Phật Đản sáng soi...
(Xem: 13803)
Giữa bao tiếng niệm Phật Tiễn người về cố hương Mẹ ra đi đi mãi Cho con cháu tiếc thương!
(Xem: 25710)
Con đường thiền tậpchánh niệm tỉnh giác, chứng nghiệm vào thực tại sống động. Khi tâm an định, hành giả có sự trầm tĩnh sáng suốt thích nghi với mọi hoàn cảnh thuận nghịch...
(Xem: 26068)
Cuốn Ba Thiền Sư ghi lại cuộc đời của Ikkyu Sojun (1394-1481), Hakuin Ekaku (1686-1768), và Ryokan Taigu (1758-1831). Mỗi vị Sư đều hiển lộ Thiền Tông trong cách riêng.
(Xem: 22293)
Với người đã mở mắt đạo thì ngay nơi “sắc” hiện tiền đó mà thấy suốt không chướng ngại, không ngăn che, nên mặc dù Sắc có đó vẫn như không, không một chút dấu vết mê mờ...
(Xem: 14478)
Đức Phật, sự đản sinh, thành đạonhập niết bàn của Ngài được chúng ta kỷ niệm mỗi năm vào ngày lễ Vesak, đã để lại cho nhân loại kho tàng giáo lý rộng sâu...
(Xem: 12064)
Những giá trị cốt lõi của đạo Phật là một gia sản có thể được chia sẻ trong các cuộc hội đàm về tất cả những vấn nạn phức tạpnhân loại đang đối mặt ngày hôm nay.
(Xem: 11793)
Hạnh phúc thay cho loài người chúng con; được tận mắt chứng kiến bảy bước chân trên bảy đóa hoa sen của Ngài đang bước đến với chúng con, tỏa ánh hào quang diệu pháp...
(Xem: 11688)
Xin mời quí vị và các bạn theo dõi cuộc hội thoại bỏ túi giữa các huynh trưởng quen thuộc A, B, C bàn về những cảnh đặc biệt của chuyện phim “Little Buddha”...
(Xem: 11483)
Đức Phật xuất hiện ở cõi đời, đem ánh sáng đến với cõi đời, và ánh sáng đó được những đệ tử của Ngài trao truyền cho nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác...
(Xem: 33167)
Thiền Tông nhấn mạnh vào mặt kinh nghiệm cá nhân, nhắm đưa từng con người chúng ta giáp mặt trực tiếp với chân lý trong ngay chính hoàn cảnh hiện tiền của chúng ta.
(Xem: 31834)
Các pháp thế gian đều kỵ chấp trước, chỗ qui kính của Thích tử không ai bằng Phật mà có khi vẫn phải quở. Bởi có ta mà không kia, do ta mà không do kia vậy.
(Xem: 12018)
Xá Lợichân thân của Đức Phật, sau khi Đức Phật nhật Niết Bàn, kim thân của Ngài được trà tỳ (hỏa táng) do nhân duyênnguyện lực đại từ bi của Đức Phật...
(Xem: 39614)
Quả thật, chân lý thiền vốn ở ngay nơi người, ngay trong tự tâm chúng ta đây thôi. Vậy ai có tâm thì chắc chắc có thiền, không nghi ngờ gì nữa.
(Xem: 22474)
Bắt đầu bằng cách bỏ qua một bên tất cả những mối quan tâm ở bên ngoài, và quay vào quán sát nội tâm cho đến khi ta biết tâm trong sáng hay ô nhiễm, yên tĩnh hay tán loạn như thế nào.
(Xem: 11956)
Một mùa Phật Đản nữa lại đang đến gần chúng ta, đến với những người con Phật của một đất nước có bề dày hơn hai ngàn năm Phật giáo.
(Xem: 14217)
Ngài đi đến khắp đó đây Học tu với các vị Thầy trứ danh Mặc dù Ngài đã tựu thành Đến chỗ cao nhất, sánh bằng Tôn Sư.
(Xem: 13344)
Vào đêm ấy, canh ba, giờ đã tới Bao nhiêu người đang ngon giấc mê man Tất Đạt Đa đang ưu tư chờ đợi...
(Xem: 14302)
Một ngày ấy, Hoa Vô Ưu bừng nở Niềm hân hoan khắp thế giới ba ngàn Có bảy đóa sen hồng nâng gót ngọc...
(Xem: 12065)
Có một vị Thánh nhân tên là Siddhartha đã thị hiện ra đời cách đây 2634 năm để tiếp nối hạnh nguyện cứu độ muôn loài vượt qua khổ ải sanh tử, đưa đến bờ Giác...
(Xem: 10391)
Phát tâm bồ đềbước đầu để vận dụng năng lực tâm linh cho đúng hướng. Thi thiết từ bitrí tuệtriển khai diệu lực vô hạn của tâm bồ đề đó qua hai bình diện...
(Xem: 11224)
Tắm Phật còn là một cách nhắc nhở chúng ta tịnh hóa thân tâm, gột rửa dần tham lam, sân hậnsi mê, nhờ vậy mà chúng tathể đạt được chân hạnh phúc trong cuộc sống.
(Xem: 13297)
Nghi thức diễu hành xe hoa trong Đại Lễ Phật Đản Phật Giáo Bắc Truyền có nguồn gốc từ Ấn Độ được truyền đến Đông phương.
(Xem: 34509)
Đây là phần thứ 2 trong 3 phần chính của cuốn Zen no Rekishi (Lịch Sử Thiền) do giáo sư Ibuki Atsushi soạn, xuất bản lần đầu tiên năm 2001 tại Tôkyô.
(Xem: 12614)
Khi đức Phật ra đời, ánh sáng thắp lên giữa rừng đêm tối, thả xuống sông đời chiếc thuyền cứu độ. Biết bao người nhẹ nhàng sống trong ánh sáng của bậc đạo sư.
(Xem: 12223)
Ngày Phật đản được xem là ngày Tết của những người con Phật, bởi vì đây là thời khắc lịch sử đánh dấu sự ra đời của một Bậc Siêu nhân - Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni.
(Xem: 13529)
Rõ ràng, Phật đã Đản sinh ngay từ lúc phát khởi tâm niệm nguyện thay thế cho tất cả chúng sinh đang chịu khổ đau...
(Xem: 12618)
Đức Phật cho rất nhiều, mà chẳng hề đòi lại dù bao nhiêu. Thế Tôn sống đời tự tại, không toan tính muộn phiền, không lo lắng ưu tư.
(Xem: 12963)
Tuy là Bậc Đạo sư sáng lập Phật giáo, song các kỳ tích của Phật Thích Ca Mâu Ni đã vượt khỏi khuôn khổ của một vị Phật lịch sử để trở thành những biểu tượng kỳ vĩ...
(Xem: 16292)
Từ địa vị thái tử, nhờ công phu tự thân tu tập, tự thân hành trì, tự thân chứng ngộ, Ngài trở thành Bậc Giác ngộ giữa đời...
(Xem: 11733)
Tôi lặng yên ngắm nhìn bàn chân, gót hài Đức Phật bước trên đài sen. Kính cẩn chiêm bái Đức Từ Phụ đang mỉm cười và tôi cũng mỉm cười...
(Xem: 27377)
Thật ra chân lý nó không nằm ở bên đúng hay bên sai, mà nó vượt lên trên tất cả đối đãi, chấp trước về hiện hữu của Nhị Nguyên. Chân lý là điểm đến, còn hướng đến chân lý có nhiều con đường dẫn đến khác nhau.
(Xem: 28423)
Trong tiếng Phạn (Sanskrit), từ "Thiền" có ngữ nguyên là dhyâna. Người Trung Hoa đã dịch theo âm thành "Thiền na". Ý nghĩa "trầm tư mặc tưởng" của nó từ xưa trong sách vở Phật giáo lại được biểu âm bằng hai chữ yoga (du già).
(Xem: 13397)
Phật là hoa sen, hoa sen là Phật. Khi Ngài sinh ra bước đi trên bảy đóa hoa senhình ảnh biểu đạt con đường đi đến thăng chứng qua bảy giai trình tu tập...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant